Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 04:54:26 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Quân tình nguyện và Chuyên gia quân sự Việt Nam tại K  (Đọc 196314 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #110 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2010, 04:43:14 pm »

Trên địa bàn 8 huyện thuộc tỉnh Xiêm Riệp, từ ngày 18 tháng 2 đến 31 tháng 5 năm 1981, các đơn vị thuộc Quân khu 7 mở chiến dịch tổng hợp truy quét làm trong sạch địa bàn. Ta diệt 122 tên, bắt 135 tên, gọi hàng 424 tên, tạo điều kiện củng cố chính quyền địa phương, giúp dân phát triển sản xuất.

Hướng Quân khu 9, những tháng đầu năm 1981, ta truy quét tàn quân địch ở đông và tây sông Mê Công, tiêu diệt tàn quân sư đoàn 164, làm chủ căn cứ 336.

Vừa đẩy mạnh các hoạt động truy quét địch, ta vừa giúp bạn phát động quần chúng tích cực củng cố, xây dựng chính quyền và lực lượng vũ trang các cấp. Cùng với phát động quần chúng đánh địch bằng mọi hình thức quân sự, chính trị, kinh tế, binh vận, địch vận, phá các tổ chức ngầm của địch, loại các phần tử hai mặt, làm trong sạch nội bộ, Sư đoàn còn giúp bạn đẩy mạnh sản xuất ổn định đời sống, phục hồi các hoạt động văn hoá, tôn giáo bình thường của nhân dân. Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị Quân tình nguyện, các đoàn chuyên gia quân sự được giao nhiệm vụ giúp Bạn xây dựng cơ sở đã tích cực tổ chức lực lượng bám địa bàn, bám dân, phát hiện địch, không cho chúng lập căn cứ lõm trong các vùng giải phóng, ngăn chặn các hành lang vận chuyển của địch từ biên giới vào nội địa.

Ngày 9 tháng 4 năm 1981, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 98/QĐ-QP thành lập Trường bồi dưỡng chuyên gia quân sự, mang phiên hiệu Trường 481 thuộc Đoàn 478.

Trường có nhiệm vụ bồi dưỡng chuyên gia ở Campuchia, tập huấn chuyên đề nghiệp vụ cho chuyên gia quân sự ở Campuchia, đào tạo phiên dịch tiếng Campuchia cho chuyên gia quân sự Việt Nam tại Campuchia. Tiếp đó, ngày 30 tháng 4 năm 1981, Bộ Quốc phòng ra Chỉ thị số 66/CT-QP giao nhiệm vụ cho các trường quân sự tiếp nhận và tổ chức huấn luyện học sinh quân sự Lào và Campuchia, trong đó có 780 học viên Campuchia được nhận vào các trường quân sự của Việt Nam. Đây là một nỗ lực lớn nhằm nâng cao chất lượng chuyên gia và giúp bạn giải quyết những khó khăn về thiếu cán bộ quân sự.

Song song với hoạt động quân sự, thời gian này ta giúp Bạn đẩy mạnh công tác xây dựng chính quyền cơ sở, tuyên truyền vận động nhân dân tích cực tham gia các hoạt động chuẩn bị cho bầu cử Quốc hội và chính quyền các cấp của Bạn.
Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #111 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2010, 04:48:15 pm »

(Lược bớt 1đọan nói về Đảng NDCM CPC và bầu cử QH-K)

Sau Đại hội Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia lần thứ IV, trên cơ sở các chủ trương về hợp tác Việt Nam - Campuchia đã được hai Đảng, hai Nhà nước thoả thuận, để thống nhất lãnh đạo chỉ huy, nâng cao hiệu suất chiến đấu và công tác của các lực lượng vũ trang Việt Nam làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, ngày 18 tháng 5 năm 1981, Quân ủy Trung ương ra Nghị quyết số 36/QUTƯ về tổ chức Bộ tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia. Căn cứ chủ trương của Bộ Chính trị và nghị quyết của Quân ủy Trung ương, ngày 6 tháng 6 năm 1981, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 185/QĐ-QP thành lập Bộ tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia (mang phiên hiệu Bộ tư lệnh 719), do Thượng tướng Lê Đức Anh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm Tư lệnh; Trung tướng Lê Hai, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị làm Phó Tư lệnh về Chính trị. Theo quyết định, Bộ tư lệnh 719 trực thuộc Bộ Quốc phòng, đồng thời là cơ quan đại diện của Bộ Quốc phòng trên hướng Tây Nam. Bộ tư lệnh 719 có nhiệm vụ:

1. Thống nhất chỉ huy, chỉ đạo các lực lượng vũ trang của Việt Nam đang làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia về tác chiến và hoạt động giúp Bạn; kịp thời có những biện pháp có hiệu lực để nâng cao sức mạnh chiến đấu và chất lượng công tác của các đơn vị Quân tình nguyện.

2. Trực tiếp giúp Bạn xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng các lực lượng vũ trang cách mạng và tổ chức phòng thủ đất nước. Có kế hoạch phối hợp chặt chẽ các lực lượng vũ trang Việt Nam ở Campuchia với lực lượng vũ trang Bạn trong nhiệm vụ tác chiến, phòng thủ và trong các hoạt động khác. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có trách nhiệm của Việt Nam giúp Bạn xây dựng và bảo vệ thực lực cách mạng của Bạn.

3. Nghiên cứu, đề xuất với Bộ Quốc phòng các vấn đề có ý nghĩa chiến lược trên chiến trường Campuchia và các vấn đề có liên quan giữa chiến trường Campuchia với các chiến trường khác ở khu vực Đông Dương.

4. Hợp đồng với các quân khu phía Nam trong kế hoạch đánh địch, bảo vệ biên giới hai nước.

Tư lệnh 719 đồng thời là đại diện của Bộ Quốc phòng Việt Nam bên cạnh Bộ Quốc phòng Bạn, được ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ huy, chỉ đạo các tổ chức của Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật, các quân khu, quân chủng, binh chủng ở phía Nam trong nhiệm vụ bảo đảm chiến đấu, bảo đảm hậu cần, kỹ thuật cho các lực lượng vũ trang hoạt động trên chiến trường Campuchia. Bộ tư lệnh 719 được ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ đạo cơ quan chuyên gia quân sự Việt Nam ở Campuchia, chỉ đạo Bộ tư lệnh các quân khu 5, 7, 9 thực hiện các công tác bảo đảm hậu cần và kỹ thuật đối với các lực lượng của quân khu hoạt động ở Campuchia và tham gia ý kiến với các bộ tư lệnh quân khu về công tác xây dựng các đơn vị này.

Về tổ chức, Bộ tư lệnh 719 gồm có tư lệnh, các phó tư lệnh (6 đồng chí) và các cơ quan tham mưu, chính trị; cơ quan đại diện của Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật, Cục Cán bộ, Cục Tài vụ; các bộ tư lệnh quân chủng, binh chủng và một số cơ quan chức năng khác.

Từ đây, việc lãnh đạo, chỉ huy Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam ngày càng thống nhất, chặt chẽ.

Trên cơ sở hiệp ước hoà bình, hữu nghị và hợp tác (ký ngày 18-2-1979), ngày 11 tháng 6 năm 1981, tại Phnôm Pênh, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Campuchia ký Hiệp định về giúp đỡ và hợp tác quân sự giữa hai nước. Đây là cơ sở pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho Bộ Quốc phòng hai nước triển khai các hoạt động giúp đỡ lẫn nhau.


 
Logged
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #112 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2010, 12:52:50 pm »

 Thời điểm tháng 7 8.1979 hướng F7 đánh mạnh trong căn cứ Amleeng và Kimry , từ ngã 3 Amleeng vào sâu trong dãy Uran mấy chục km nữa , từ tây Uran sang sườn đông bắt liên lạc với F9 rồi đánh vòng về vườn sắn ( có lẽ là vườn sắn hướng Leck ) rồi quay về quần nát Kimry .
 Một trận đánh mà BY cùng cả C2 D7 nhớ đời tại Kimry .
 Sau hơn 3 tháng triền miên hành quân tác chiến lính E209 đã quá mệt mỏi , từ sườn tây Uran qua sườn đông leo dọc dãy núi đuổi Tà Mốc , lác đác có người bắt đầu dính sốt rét rừng nên khi càn về đến Kimry thì coi như xuống thị trấn thị xã vậy . Lệnh càn quét Kimry dài ngày , ở đây không đồi núi chỉ là bình độ , duy nhất có đỉnh Kimry trơ trọi chung quanh rừng dầu , trảng trống xen lẫn , ruộng lúa ma hay phum sóc nhỏ điêu tàn cũ nát , thỉnh thoảng cũng có những dãy lán lợp lá mọc lên , nó mới được dựng lên từ những ngày dân chạy loạn . Dân thì rút ra hết rồi nên chỉ cần thấy thấp thoáng bóng người là biết chắc địch 100% .
 Sau 7 8 tháng chạy dài Pốt bắt đầu tổ chức những đơn vị nhỏ lẻ luồn trở về đất K , phần lớn bị tiêu diệt trên dãy Uran hoặc Amleeng số ít lọt về đếm Kimry . Hôm đó chúng tôi càn qua mọt trảng trống , bên kia là một cánh rừng cây nhỏ và thưa hơn bên này trảng , mấy ngày nay không gặp địch nên lính chủ quan đi lại uể oải , các C bộ binh thôi đội hình của D7 mà hành quân , khi chúng tôi qua trảng đi sâu vào khoảng 100m thì gặp địch , chúng đông không thể tả nổi , võng mắc lung tung hầm hố chiến đấu đào nham nhở , bếp nấu ăn nhiều chi chít theo ước đoán có lẽ đây có đến cỡ tiểu đoàn của địch chứ không ít , chúng tôi chủ quan khi qua trảng , địch cũng chểnh mảng chuyện canh phòng nên khi xồ phải nhau thì thế chủ động hoàn toàn ở C2 .
 Vậy là súng nổ ran , địch hoàn toàn bị bất ngờ nhiều thằng nằm nguyên trên võng , một số chạy về hướng rừng gặp các C bộ binh khác của D7 thì bật trở lại mà chạy về hướng trảng trống , khi chúng tôi truy kích ra đến mép trảng thì chúng chạy đen cánh đồng bên ngoài . Chúng vứt lại toàn bộ vũ khí mà tháo chạy gần như không bắn trả được bao nhiêu .
 Sau trận đánh một đống vũ khí đạn dược ngồn ngộn được chất thành núi , võng dù đen của lính Pốt trang bị 100% cho lính D7 và cũng từ đó không ai phải nằm đất nữa , chỉ khổ mấy ông vận tải của D7 lo khiêng vác chiến lợi phẩm . 6 tháng sau chúng tôi càn ngang khu vực này , đi cách 5 300m đã chịu không nổi vì mùi tử khí , trận đó chúng tôi gặp may nếu để địch phát hiện ra chúng tôi trước mà nằm phục sẵn bên này trảng thì có lẽ cả C2 chúng tôi không còn nổi lấy 1 người .
 Đó cũng là trận đánh mà cả đời lính của tôi thấy được nhiều xác địch nhất nằm lại trên trận địa . Sau này chúng tôi mới được biết bọn lính Pốt này mới ở Thái lan về nước được ít ngày theo lệnh của Tà Mốc và bị xóa sổ chỉ trong một trận đánh , trong C2 người thu được ít súng nhất là 4 khẩu , mấy khẩu súng ngắn nguyên bao da còn treo trên cành cây , đám cán bộ C tranh nhau đổi súng ngắn mới .
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #113 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2010, 12:03:34 pm »

Từ ngày 15 đến 20 tháng 6 năm 1981, Đại tướng Văn Tiến Dũng, ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu Đoàn đại biểu quân sự nước ta thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hoà nhân dân Campuchia và dự lễ kỷ niệm lần thứ 30 ngày truyền thống các lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia. Trong chuyến thăm Campuchia, đồng chí Bộ trưởng đã trực tiếp làm việc với Bộ tư lệnh Quân tình nguyện, các cơ quan tiền phương của Bộ tư lệnh các quân khu 5, 7, 9, Bộ tư lệnh Quân đoàn 4 và có nhiều cuộc gặp gỡ, tiếp xúc thăm hỏi, động viên cán bộ, chiến sĩ Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam đang làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia.

Sau chuyến thăm của đồng chí Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, căn cứ tình hình thực tế chiến trường và đề nghị của Bộ tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia, ngày 18 tháng 7 năm 1981, Bộ Quốc phòng ra các quyết định (từ số 230/QĐ-QP đến số 232/QĐ-QP) chuyển cơ quan Tiền phương của các bộ tư lệnh Quân khu 5, Quân khu 7, Quân khu 9 thành các bộ tư lệnh Mặt trận 579, Mặt trận 779, Mặt trận 979. Các bộ tư lệnh 579, 779, 979 có quyền hạn tương đương Bộ tư lệnh Quân đoàn, chịu sự chỉ dạo, chỉ huy của Bộ tư lệnh 719 về tác chiến và hoạt động ở Campuchia, đồng thời chịu sự chỉ đạo, chỉ huy của các bộ tư lệnh Quân khu 5, Quân khu 7, Quân khu 9 về các mặt khác.

Cụ thể, Bộ Tư lệnh 579, do đồng chí Huỳnh Hữu Anh làm Tư lệnh, chỉ huy các đơn vị Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự của Quân khu 5 (gồm các sư đoàn bộ binh 315, 307, một số trung đoàn độc lập, đơn vị binh chủng và các đoàn quân sự của các tỉnh thuộc Quân khu) hoạt động trên địa bàn 4 tỉnh (Mônđônkiri, Rátanakiri, Stung Treng, Prếtvihia).

Bộ tư lệnh 779, do Tư lệnh Nguyễn Minh Châu chỉ huy các đơn vị Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự của Quân khu 7 (gồm các đoàn quân sự của các tỉnh thuộc Quân khu, 4 trung đoàn của các sư đoàn 5, 302, 317[1] và một số lực lượng binh chủng tăng cường), hoạt động trên địa bàn 5 tỉnh: Côngpông Thom, Côngpông Chàm, Svâyriêng, Prâyveng, Krachiê (phía đông và đông nam Campuchia).

Bộ tư lệnh 979 Tư lệnh Nguyễn Đệ chỉ huy các đơn vị Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự của Quân khu 9 (gồm các sư đoàn bộ binh 4, 8, 330, các đoàn quân sự của các tỉnh thuộc Quân khu và một số đơn vị binh chủng tăng cường), hoạt động trên địa bàn 8 tỉnh: Côngpông Spư, Côngpông Chnăng, Puốcxát, Campốt, Tàkeo, Kandan, Cô Công, Côngpông Thom(?) (phía nam và tây nam Campuchia).

Cùng ngày 18 tháng 7, Bộ Quốc phòng ra một số quyết định giải thể các đoàn chuyên gia quân sự trực thuộc các quân khu để thành lập các phòng chuyên gia quân sự thuộc Bộ tư lệnh các quân khu, gồm: Quyết định số 229/QĐ-QP giải thể Đoàn 578, thành lập Phòng Chuyên gia quân sự trực thuộc Bộ tư lệnh 579 Quân khu 5; Quyết định số 227/QĐ-QP giải thể Đoàn 779, thành lập Phòng Chuyên gia quân sự trực thuộc Bộ tư lệnh 779 Quân khu 7; Quyết số 228/QĐ-QP giải thể Đoàn 978, thành lập Phòng Chuyên gia quân sự trực thuộc Bộ tư lệnh 979 Quân khu 9. Tiếp đó, ngày 9 tháng 10 năm 1981, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 340/QĐ-QP chuyển Bộ tư lệnh Mặt trận 479 thuộc Bộ tư lệnh Quân khu 7 về trực thuộc Bộ Quốc phòng (kể từ ngày 1-11-1981). Lực lượng nòng cốt của Bộ tư lệnh 479 là các sư đoàn 5, 302, 317 và một số đơn vị tăng cường của Quân đoàn 4[2]. Quyền hạn Bộ tư lệnh 479 tương đương Bộ tư lệnh Quân đoàn. Bộ tư lệnh 479 tiếp tục làm nhiệm vụ tác chiến và hoạt động giúp Bạn trên địa bàn hai tỉnh Xiêm Riệp và Báttambang.

Trong khi ta chấn chỉnh tổ chức, điều chỉnh lực lượng để hoàn thành thế bố trí chiến lược thích hợp với đặc điểm cụ thể của chiến trường Campuchia thì Pôn Pốt - Iêng Xari ra sức thu thập tàn quân, củng cố lực lượng chống phá cách mạng Campuchia.
------------------------------------------------
1. Lực lượng chủ yếu của các sư đoàn 5, 302, 317 thời kỳ này luân phiên hoạt động dưới sự chỉ huy của Mặt trận 479.
2. Lực lượng chủ yếu của Quân đoàn 4 thời điểm này vẫn làm nhiệm vụ cơ động của Bộ trên chiến trường Campuchia.

Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #114 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2010, 12:08:05 pm »

Mùa khô 1981 - 1982, địch phục hồi được 11 sư đoàn chiến đấu, chiếm giữ một phần quan trọng biên giới 7 tỉnh phía bắc và tây bắc Campuchia. Trong nội địa, chúng đẩy mạnh hoạt động trên địa bàn 12 tỉnh. Tuy cường độ và quy mô hoạt động thấp hơn các năm trước, nhưng số vụ nghiêm trọng nhiều hơn. Tháng 12 năm 1981, ba phái (Pôn Pốt, Sêrêka, Mônika) thành lập “Chính phủ liên hiệp ba phái”, gây tác động tâm lý trong dân và tạo được một số ảnh hưởng về chính trị, ngoại giao. Ở nội địa, địch chủ trương tiếp tục đưa quân chủ lực vào sâu nội địa, phân tán lực lượng, tích cực xây dựng và củng cố lực lượng ngầm, xây dựng “mặt trận” cấp phum, xã, tăng cường đánh du kích mạnh và rộng khắp (nhất là đánh giao thông, vận chuyển), đồng thời thúc đẩy việc tăng gia sản xuất tạo nguồn hậu cần tại chỗ về lương thực. Ở biên giới, chúng ra sức xây dựng các đơn vị chủ lực, tăng cường phòng thủ các căn cứ bằng mìn, vật cản, chống ta tập kích, truy quét.

Về chính trị, ngoại giao, chúng tiếp tục tăng cường chiến tranh tâm lý, đẩy mạnh hoạt động ngoại giao nhằm phát huy tác dụng của “chính phủ liên hiệp” trong việc tập hợp lực lượng, gây thanh thế, tranh thủ viện trợ và tăng sức ép về ngoại giao đòi Việt Nam rút quân[1].

Về phía ta, sau khi ký các hiệp định về tiếp tục cử Chuyên gia quân sự Việt Nam sang công tác tại Campuchia (20-11-1981) và hiệp định về Việt Nam viện trợ quân sự cho Campuchia (25-11-1981), để kịp thời động viên cán bộ, chiến sĩ, chuyên gia quân sự đang làm nhiệm vụ quốc tế ở Lào và Campuchia, ngày 10 tháng 2 năm 1982, Bộ Quốc phòng ra Chỉ thị số 108/CT-QP bổ sung một số điểm về chính sách, chế độ đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng làm nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia và Lào như bảo đảm về sinh hoạt, chế độ khen thưởng, chế độ khuyến khích những người phục vụ kéo dài (kể từ năm thứ tư trở đi), chế độ đối với thương binh, bệnh binh, liệt sĩ; chính sách đối với gia đình quân nhân, chính sách đối với chuyên gia quân sự, phiên dịch. 

Triển khai nhiệm vụ tác chiến năm 1981-1982 đã được Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng giao, trên cơ sở phân tích tình hình chiến trường, Bộ tư lệnh 719 chủ trương tiêu diệt và làm tan rã một bộ phận lớn quân địch đã lọt vào nội địa, xoá bỏ trình trạng xen kẽ địch - ta ở biên giới; không để địch mở rộng hoạt động; giúp Bạn từng bước nâng cao khả năng chỉ dạo, chỉ huy, vận động quần chúng, xây dựng lực lượng đánh địch rộng khắp.
----------------------------------------
1. Báo cáo tình hình địch quý IV năm 1981 của Cục Nghiên cứu Bộ Tổng Tham mưu (tiền phương) ngày 2 tháng 1 năm 1982. KC655, lưu Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.
Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #115 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2010, 12:12:01 pm »

Thực hiện chủ trương của Bộ tư lệnh Quân tình nguyện, bước vào mùa khô 1981- 1982, Quân đoàn 4 điều chỉnh lực lượng, phân chia địa bàn hoạt động thành hai mặt trận: Mặt trận 1 gồm các đơn vị bộ đội địa phương Campuchia và một phần lực lượng của Quân đoàn 4 đóng trên ba tỉnh Kanđan, Côngpông Chnăng, (p.176) Puốcxát, với nhiệm vụ chủ yếu là vận động quần chúng, vạch mặt bọn địch trà trộn trong dân, tiêu diệt các toán quân địch hoạt động trong nội địa. Mặt trận 2 gồm lực lượng chủ yếu của Quân đoàn 4 kết hợp với một số đơn vị chủ lực của Quân đội cách mạng Campuchia có nhiệm vụ đánh phá các căn cứ, chặn hành lang tiếp tế của địch từ biên giới vào nội địa.

Trong đợt 1 của chiến dịch mùa khô, Quân đoàn 4 sử dụng Sư đoàn 7 (thiếu), Sư đoàn 339, bộ đội công binh, vận tải của Quân đoàn cùng các lực lượng phối thuộc gồm Trung đoàn 250 (Sư đoàn 339), Sư đoàn 196 (thiếu), Binh đoàn 2 của Bạn và một tiểu đoàn của Thành đội Phnôm Pênh tổ chức các đợt hoạt động tập trung từ nam đường 10 đến nam đường 56 theo tuyến chiến đấu nhằm tiêu diệt một bộ phận lực lượng của Sà Rươn, sư đoàn 111 và các sư đoàn thuộc mặt trận 1 quân Pôn Pốt. Sư đoàn 9 (thiếu) hoạt động ở khu vực Stưng - Chikleng, núi Hồng, dưới sự chỉ huy của Mặt trận 479; đồng thời từng bước chuyển toàn bộ đội hình về đứng chân ở khu vực mới, sẵn sàng cơ động theo đường số 6 về hướng Xixôphôn khi có lệnh.

Mở đầu đợt 1 chiến dịch mùa khô 1981 - 1982, ngày 1 tháng 11 năm 1981, ta sử dụng Sư đoàn 7 (thiếu), Trung đoàn 8 (Sư đoàn 339) và một số đơn vị của Sư đoàn 196 (Bạn) tiến công căn cứ của Sà Rươn. Trên hướng phối hợp, Sư đoàn 339 và các lực lượng của Binh đoàn 2 (Bạn) tiến công các căn cứ lõm của sư đoàn 111 ở ven đường 56, Rôviêng, Samátđông. Sư đoàn 9 phối hợp với Đoàn 9903 đánh các căn cứ do tên Thi và Lơvây chỉ huy.

Sau khi hoàn thành các nhiệm vụ trong đợt 1, ngày 15  tháng 3 năm 1982, Quân đoàn 4 tiến hành đợt 2 chiến dịch, tập trung lực lượng tiến công một số căn cứ địch ở biên giới. Trên hướng Sư đoàn 7 (được tăng cường 1 tiểu đoàn của Trung đoàn 250 biên phòng, 2 trung đoàn của Sư đoàn 196 và 2 khẩu pháo 130mm), ta mở đợt tiến công căn cứ Chămca Srâu - Tứcsóc và cao điểm 348. Do quá trình chuẩn bị chiến trường của ta không đảm bảo bí mật nên trước khi ta nổ súng, địch kịp phân tán lực lượng, chỉ để lại một bộ phận nhỏ cầm cự. Ta chiếm được mục tiêu nhưng chỉ tiêu diệt được một lực lượng nhỏ của địch, thu 276 súng, 14 máy thông tin và một số quân trang, quân dụng. Tiếp đó, Sư đoàn 7 được lệnh cơ động về địa bàn tỉnh Côngpông Chnăng, triển khai lực lượng giữ Pônlây, ga Banâk và khu vực Rômía.
-----------------------
Lão quyềnh vào xem 250 gùi của lão đi phối hợp với bìnhyen kìa!
Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #116 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2010, 12:25:40 pm »

Trên hướng Sư đoàn 339, các đơn vị phối hợp chặt chẽ với lực lượng vũ trang Bạn đánh bại các đợt tập kích của địch bằng hoả lực và bộ binh nhằm chiếm các điểm tựa của ta ở khu vực tây sông Mênam, điểm cao 492, bảo vệ an toàn đường 56. Sư đoàn 9 cùng các đơn vị Bạn mở các đợt truy quét tàn quân địch, bảo vệ an toàn giao thông trên đường số 5 và hệ thống đường sắt. Qua hai đợt tác chiến mùa khô, tuy Quân đoàn 4 chưa tiêu diệt được nhiều sinh lực địch (vì địch phân tán lực lượng, tránh các cuộc tấn công trực tiếp của ta và Bạn) nhưng các đơn vị của Quân đoàn đã giúp bạn giữ vững các địa bàn, củng cố chính quyền cách mạng, đập tan âm mưu của địch lấn đất giành dân, xây dựng chính quyền hai mặt. (p.178)
Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #117 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2010, 11:18:31 am »

Mặt trận 779, mùa khô 1981-1982, Sư đoàn 5 và một số lực lượng tăng cường phối hợp với Sư đoàn 309, một bộ phận Đoàn quân sự 7704 và bộ đội địa phương Campuchia đánh căn cứ sư đoàn 320, văn phòng trung ương của Pôn Pốt ở Ôđa, Kaomêlai, Đầmrông, Namsáp, đồng thời tiếp tục bung lực lượng ra truy quét, triệt phá hành lang của địch ở khu vực nam cao điểm 175. Ngày 14 tháng 1 năm 1982, sư đoàn 5 sử dụng Trung đoàn 16 phối hợp với Sư đoàn 309 tiến công căn cứ Sư đoàn 320 Pôn Pốt. Sau 3 ngày chiến đấu ác liệt, Trung đoàn 16 đánh chiếm và làm chủ khu vực Namsáp, sau đó phát triển chiến đấu đánh chiếm Tàngóc. Trong đợt 1 chiến dịch, Sư đoàn 5 cùng Sư đoàn 309 diệt hơn 200 tên, thu 92 súng (có 1 pháo 37mm), 10 tấn đạn, 6 xe ô tô, 1 máy thông tin, 30 tấn gạo, phá hủy 1 pháo 105mm.

Trong đợt 2 của chiến dịch, Sư đoàn 5 cùng các đơn vị truy quét đánh chặn lực lượng địch ở khu nam cứ điểm Kaomêlai. Do địa hình phức tạp, địch bố trí nhiều mìn và vật cản ngăn chặn, công tác nắm địch và chuẩn bị của ta chưa chu đáo nên trận đánh kéo dài, thương vong cao, các đơn vị của Sư đoàn phải dừng lại củng cố, rút kinh nghiệm.
Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #118 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2010, 11:20:22 am »

Thời gian này, trên hướng Mặt trận 579, các sư đoàn 315, 307 tiến công các căn cứ của sư đoàn 801 Pôn Pốt và bọn phỉ Lào ở ngã ba biên giới Lào - Campuchia - Thái Lan. Ta đánh trúng sở chỉ huy, hậu cứ sư đoàn 801 quân Pôn Pốt, diệt gọn hai tiểu đoàn (701, 703) phỉ Lào, loại khỏi chiến đấu 342 tên địch, thu 107 súng các loại.

Ngoài ra, các đơn vị còn truy quét bọn tàn quân trung đoàn 83 (sư đoàn 801 Pôn Pốt) ở tây bắc Xiêmpăng, đánh vào đông bắc Vonsai, tây nam Bôkeo, căn cứ của các trung đoàn 402, 403 (sư đoàn 775 Pôn Pốt), căn cứ sư đoàn 920 ở Mônđônkiri, căn cứ 547 trên biên giới Thái Lan. Trong nội địa, các tiểu đoàn địa bàn 2, 36, 50, 80, 96 đánh các trận vừa và nhỏ, kết hợp chặt chẽ với công tác địch vận, làm tan rã nhiều tổ chức phản động, kêu gọi hàng trăm binh lính địch ra hàng.

(lược 1 đoạn ...)
Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #119 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2010, 11:23:27 am »

Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giai đoạn cách mạng mới, ngày 8 tháng 6 năm 1982, Bộ Chính trị quyết định thành lập Ban lãnh đạo Đoàn chuyên gia Việt Nam tại Campuchia (thay Ban phụ trách công tác K (Campuchia) và Tổng đoàn chuyên gia). Đồng chí Lê Đức Anh được chỉ định làm Trưởng ban. Cùng ngày, (p.180) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 847/QĐ-BQP chuyển Lữ đoàn 950 thuộc Bộ tư lệnh 979 thành Đoàn quân sự làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia tại Đặc khu Côngpông Xom, mang phiên hiệu Đoàn 950.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM