Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:56:18 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Quân tình nguyện và Chuyên gia quân sự Việt Nam tại K  (Đọc 196056 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #20 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2010, 12:56:24 pm »

2. Cùng các lực lượng vũ trang cách mạng và nhân dân Campuchia giải phóng đất nước thoát khỏi họa diệt chủng Pôn Pôt, giành chính quyền về tay nhân dân.

Đến tháng 12 năm 1978, cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam của quân dân ta đã giành được những thắng lợi to lớn. Ta chẳng những đập tan các cuộc tấn công của địch, giữ vững địa bàn, mà còn giúp Bạn phát triển nhiều lực lượng, mở rộng địa bàn và các căn cứ trong nội địa Campuchia. Quân Pôn Pốt tiếp tục lâm vào thế bị động phải đối phó cả ở ngoài biên giới và ở trong nội địa. Nội bộ địch ngày càng mâu thuẫn sâu sắc, các cuộc thanh trừng ở các quân khu, sư đoàn tin cậy của Pôn Pốt ở Phnôm Pênh liên tiếp xảy ra. Phong trào yêu nước trong nhân dân Campuchia phát triển mạnh mẽ, các cuộc nổi dậy của quần chúng ở nhiều nơi đang chuyển thành cao trào dưới sự lãnh dạo của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia. Nhìn chung, so sánh lực lượng và thế trận trên chiến trường phát triển thuận lợi cho cách mạng hai nước Việt Nam - Campuchia.

Trước bước phát triển mới của phong trào cách mạng Campuchia và so sánh lực lượng trên toàn tuyến biên giới hoàn toàn có lợi cho ta, trong hai ngày 6 và 7 tháng 12 năm 1978, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương thông qua quyết tâm mở cuộc tổng tiến công tiêu diệt quân địch, hoàn thành cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trên tuyến biên giới Tây Nam; đồng thời theo yêu cầu của Bạn, sẵn sàng phương án hỗ trợ các lực lượng vũ trang yêu nước Campuchia nổi dậy đánh đổ tập đoàn Pôn Pốt - Iêng Xari, giành chính quyền về tay nhân dân. Ta xác định quyết tâm: sử dụng sức mạnh bất ngờ, thần tốc, mãnh liệt, đập tan cuộc tiến công xâm lược lớn của địch ở biên giới Tây Nam; tiếp đó giúp lực lượng cách mạng Campuchia, bao vây tiêu diệt khối chủ lực, nhanh chóng thọc sâu tiêu diệt cơ quan đầu não của địch ở Phnôm Pênh, chiếm cảng Côngpôog Xóm và các sân bay lớn, ngăn chặn sự can thiệp từ bên ngoài bằng đường biển, đường không; thực hiện đánh nhanh, giải quyết nhanh.

Theo chủ trương đó, ta dự kiến tổ chức ba chiến dịch kế tiếp nhau:

Chiến dịch 1: Tạo điều kiện chuẩn bị thế và lực cho các lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia có thời gian để phát triển ảnh hưởng của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia ra toàn đất nước; đồng thời cũng là thời gian lực lượng của Bạn thử thách, rèn luyện, trưởng thành trong thực tiễn đấu tranh cách mạng.

Chiến dịch 2: Tiêu diệt, làm tan rã các sư đoàn chủ lực tuyến 1 của Pôn Pốt trên đường số 1, đường số 7, tạo thế đánh vào đầu não địch ở Phnôm Pênh.

Chiến dịch 3: Tập trung đánh vào đầu não địch ở Phnôm Pênh và các mục tiêu còn lại.
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Sáu, 2010, 01:16:33 pm gửi bởi Bodoibucket » Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #21 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2010, 01:02:01 pm »

Để giúp Bạn hiệu quả trên lĩnh vực quân sự đòi hỏi cần có một đoàn chuyên gia chuyên trách về mặt quân sự. Trước tình hình đó, ngày 12 tháng 12 năm 1978, Thường vụ Quân ủy Trung ương ra Quyết định số 129/QĐ-QU chính thức thành lập Đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Campuchia (mang phiên hiệu Đoàn 478) thuộc Ban B.68. Lãnh đạo, chỉ huy Đoàn 478 gồm các đồng chí: Nguyễn Thuận (Trưởng đoàn), Lê Chiêu (Chính ủy), Hà Hữu Thừa, Lê Hiền Hữu, Nguyễn Hiệu, Nguyễn Duy Hiền, Nguyễn Văn Viễn, Lê Đức Trứ. Đồng thời, Thường vụ Quân ủy Trung ương ra Quyết định số 130/QĐ-QU thành lập Đảng bộ Đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Campuchia (gọi tắt là Đảng bộ 478), đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp về mọi mặt của Quân ủy Trung ương. Ban chấp hành Đảng bộ Đoàn 478 có nhiệm vụ:

1. Nghiên cứu, đề xuất với Quân ủy Trung ương những chủ trương về việc giúp Bạn xây dựng và chiến đấu của lực lượng vũ trang ba thứ quân, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ. Đồng thời lãnh dạo chuyên gia quân sự Việt Nam tiến hành giúp lực lượng vũ trang Bạn xây dựng và chiến đấu.

2. Lãnh đạo, chuyên gia Việt Nam chấp hành đúng đường lối quốc tế của Đảng, các nguyên tắc, chế độ quy định trong mối quan hệ; tôn trọng độc lập chủ quyền và mọi phong tục tập quán của Bạn; tăng cường đoàn kết hữu nghị, hợp tác trên tinh thần bình đẳng, bảo đảm cả trước mắt và lâu dài.

3. Hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc các quân khu 5, 7, 9 trong việc thực hiện các chủ trương giúp Bạn của Quân ủy Trung ương đã xác định. Thường xuyên quan hệ chặt chẽ với Ban B.68 của Trung ương để báo cáo và xin hướng dẫn những vấn đề có liên quan và phối hợp với chuyên gia các ngành khác để tiến hành công tác giúp Bạn đạt kết quả tốt.

Về quyền hạn, Đảng ủy Đoàn 478 được giải quyết công việc về Đảng tương đương với Đảng ủy các binh chủng”[1]. Đồng chí Lê Chiêu (Chính ủy) được cử giữ chức Bí thư. Các đồng chí Nguyễn Thuận (Đoàn trưởng), Hà Hữu Thừa (Trưởng ban Quân sự), Nguyễn Duy Hiền (Trưởng ban Chính trị), Lê Đức Trứ (Trưởng ban Hậu cần) là Đảng ủy viên. Cùng với việc thành lập Đoàn chuyên gia quân sự 478, các quân khu 5, 7, 9 cũng thành lập một phòng chuyên về công tác giúp Bạn.

Trong khi Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương ta bàn kế hoạch tổng phản công, tiến công giải phóng Campuchia và thành lập Đoàn chuyên gia quân sự 478, Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia đề nghị Việt Nam giúp Bạn đánh đổ chế độ diệt chủng Pôn Pốt - Iêng Xari, giành chính quyền về tay nhân dân. Theo đề nghị chính đáng của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia và căn cứ kế hoạch tác chiến chiến lược đã được Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương thông qua, ngày 17 tháng 12 năm 1978, Tiền phương Bộ Quốc phòng (thành lập ngày 19-7-1978)[2], hạ quyết tâm chiến đấu và giao nhiệm vụ cho các đơn vị thực hiện kế hoạch tiến công giải phóng Campuchia: Quân khu 5 và Quân khu 7 đảm nhiệm tiến công giải phóng các tỉnh miền Đông Campuchia. Các quân đoàn chủ lực 2, 3, 4 tập trung tiêu diệt các sư đoàn chủ lực địch, hướng chủ yếu là Quân đoàn 4. Tiến công giải phóng Phnôm Pênh bằng ba cánh quân do hai quân đoàn 3, 4 và Quân khu 9 đảm nhiệm.
(--tkd--)
Chiến dịch phản công và tiến công lớn lần này do Bộ Tổng Tham mưu trực tiếp chỉ huy, gồm các đồng chí Lê Trọng Tấn, Lê Đức Anh, Lê Ngọc Hiền. Cơ quan tiền phương Cục Tác chiến do đồng chí cục trưởng Lê Hữu Đức cùng các đồng chí Phan Hàm, Lê Duy Mật (Cục phó) phụ trách.

Về phía địch, đến tháng 12 năm 1978, quân Pôn Pốt có 23 sư đoàn, một số đơn vị hải quân, không quân và trung đoàn binh chủng với tổng số quân khoảng 170.000 (quân chủ lực 120.000; quân địa phương 50.000). Trang bị 250 khẩu pháo, 275 xe tăng, xe bọc thép, 79 máy bay, 170 tàu tuần tiễu, phóng lôi và phục vụ. Địch bố trí ở biên giới 19 sư đoàn, trong đó Quân khu Đông (203) và Vùng 505 (Krachiê) có 12 sư đoàn.

Ngày 23 tháng 12 năm 1978, địch huy động 10 trong số 19 sư đoàn đang bố trí ở biên giới mở cuộc tiến công trên toàn tuyến biên giới Tây Nam nước ta, trong đó, chúng dùng 3 sư đoàn đánh vào Bến Sỏi nhằm chiếm Tây Ninh, 2 sư đoàn đánh vào Hồng Ngự (Đồng Tháp), 2 sư đoàn đánh vào khu vực Bảy Núi (An Giang), 3 sư đoàn đánh vào khu vực Hà Tiên (Kiên Giang).


------------------------------------------
1. Quyết định số 129/QĐ-TW của Thường vụ Quân ủy Trung ương, ngày 12  tháng 12  năm 1978. Tài liệu lưu Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Quân ủy Trung ương, hồ sơ 1036.

2 . Sau khi hoàn thành nhiệm vụ chỉ huy các đơn vị bảo vệ biên giới Tây Nam, Tiền phương Bộ Quốc phòng tiếp tục chỉ huy Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam hoạt động tại Campuchia cho đến khi thành lập Bộ tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia (Bộ Tư lệnh 719) ngày 6 tháng 6 năm 1981.


Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #22 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2010, 01:07:54 pm »

Tận dụng thời cơ về mặt pháp lý do việc tập đoàn Pôn Pốt - Iêng Xari cho quân tiến công trên toàn tuyến biên giới Tây Nam nước ta, đồng thời để bảo vệ hậu phương chiến dịch bị địch uy hiếp, trên cơ sở kế hoạch tác chiến đã được chuẩn bị, Tiền phương Bộ Quốc phòng ra lệnh cho các lực lượng chiến đấu trên tuyến biên giới Tây Nam đồng loạt mở cuộc phản công tiêu diệt quân địch, thực hiện quyết tâm chiến lược đã được Bộ Chính trị thông qua sớm hơn dự định.

Ngay sau khi địch đánh vào Bến Sỏi, ngày 23 tháng 12  năm 1978, Quân đoàn 4 sử dụng 2 sư đoàn (341 và 2), một trung đoàn thuộc Sư đoàn 7, 2 trung đoàn địa phương (Quân khu 7) và một số đơn vị pháo binh, xe tăng, thiết giáp thực hành phản công địch trên hai hướng, hình thành thế bao vây chặt 3 sư đoàn địch ở Bến Sỏi. Ngày hôm sau, địch cho một trung đoàn bộ binh và 15 xe tăng ra phản kích, bị ta chặn đánh quyết liệt phải co lại. Đến ngày 28 tháng 12, ta mở đợt tấn công quyết định, diệt và bắt toàn bộ quân địch xâm lấn khu vực tây bắc Bến Sỏi.

Từ ngày 23 đến 30 tháng 12 năm 1978, trong khi Quân đoàn 4 tập trung tiêu diệt địch ở bắc Bến Sỏi, trên hướng Quân khu 7, ta sử dụng hai sư đoàn (5 và 303) tiến công dọc theo đường 10 và đường 13, đánh chiếm thị xã Krachiê, diệt và bắt hơn 1.000 tên, giải phóng 25.000 dân.

Quân khu 5 sử dụng các trung đoàn 143, 726 (Gia Lai - Kon Tum), 94 (Sư đoàn 307), 812 (Sư đoàn 309), 250, 142 (Đắk Lắk) giải phóng bắc và nam sông Xan, Xăm tùng; các điểm cao 302, 328, 308, 336, 222 và Phinay, chọc thủng tuyến phòng ngự vòng ngoài của địch, tạo thành gọng kìm từ hướng sông Xan, uy hiếp Bôkhăm, bắc đường 19, điểm cao 230 và Bôkeo. Đến ngày 30 tháng 12 năm 1978, ta tiêu diệt các mục tiêu đã định, phá vỡ tuyến phòng ngự cơ bản của địch, giải phóng một số tỉnh miền Đông Campuchia.

Trên hướng Quân khu 9, quân ta phản kích địch ở nhiều nơi. Sư đoàn 339 tổ chức nhiều trận đánh ở khu vực Gò Rượi, Gò Viết Thuộc, Gò Châu Giang, Đứt Gò Suông, đuổi địch về bên kia biên giới. Sư đoàn 4, Trung đoàn 2 (Sư đoàn 8) và Trung đoàn 2 (Sư đoàn 330) phối hợp với các lực lượng vũ trang đỉa phương tập trung đánh địch, khôi phục toàn bộ khu vực Rộc Xây. Sư đoàn 8 (thiếu Trung đoàn 2) mở cuộc phản công khôi phục lại khu vực bắc Hà Tiên.

Sau khi hành quân vào vị trí tập kết ở khu vực xã Tri Tôn, huyện Bảy Núi (tỉnh Kiên Giang), Quân đoàn 2 (thiếu Sư đoàn 306) được tăng cường Sư đoàn 8 (Quân khu 9), được Tiền phương Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ phối hợp với Quân khu 9 và hiệp đồng với không quân, hải quân chiến đấu trên dải biên giới từ Châu Đốc ra tới biển và tổ chức chiến dịch tiến công trên hướng Tây Nam. Đối tượng tác chiến trước mắt của Quân đoàn là Quân khu Đông Nam của địch (lực lượng có 4 sư đoàn bộ binh (210, 230, 250, 270) và sư đoàn lính thủy đánh bộ 164. Tổng số quân khoảng 35.000 tên với 5 tiểu đoàn pháo, 1 tiểu đoàn xe tăng và hơn 100 tàu, xuồng chiến đấu). Ngày 31 tháng 12 năm 1978, Quân đoàn 2 và lực lượng vũ trang Quân khu 9 nổ súng đánh địch ở khu vực kênh Vĩnh Tế, thu hồi phần đất cuối cùng của Tổ quốc bị kẻ thù lấn chiếm trái phép.

Trong 9 ngày đêm (từ ngày 23 đến ngày 31 tháng 12 năm 1978), bằng các đòn phản công, tiến công quyết liệt kế tiếp nhau, quân và dân ta đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đánh đuổi quân Pôn Pốt, thu hồi toàn bộ vùng chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc bị kẻ thù lấn chiếm, kết thúc thắng lợi cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở  biên giới Tây Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho các lực lượng cách mạng và nhân dân Campuchia đánh đổ chế độ diệt chủng, xây dựng lại đất nước.
------------------------------
Sao không thấy QĐ3 - là đơn vị cùng thủ biên giới với QĐ4 suốt năm 78 - nhỉ?
Logged
votmuoi
Thành viên
*
Bài viết: 221


« Trả lời #23 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2010, 01:17:21 pm »

Trích dẫn từ: Bodoibucket link=topic=16326.------------------------------
[i
Sao không thấy QĐ3 - là đơn vị cùng thủ biên giới với QĐ4 suốt năm 78 - nhỉ?[/i]

Ây ! thế mới tài ! Grin
Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #24 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2010, 01:19:30 pm »


Ây ! thế mới tài ! Grin

Hehê, bác biết chút nào thì dzô tám cho vui đê, bác!  Grin
Logged
Hungnt_E1F2
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1072


« Trả lời #25 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2010, 01:24:16 pm »

Trích dẫn từ: Bodoibucket link=topic=16326.------------------------------
[i
Sao không thấy QĐ3 - là đơn vị cùng thủ biên giới với QĐ4 suốt năm 78 - nhỉ?[/i]

Ây ! thế mới tài ! Grin
QĐ 3 đánh hướng khác, phía cùng với hướng QK7, theo mạn đường QL13, Kampong Cham
Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #26 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2010, 01:39:10 pm »

Như vậy QK7 và QĐ3 theo lộ 13 (vn) đánh sang K. QK7 đánh thọc sâu giải phóng Kratie. QĐ3 đến ngã 3 Snuon quẹo trái đi đánh Kongpong Cham.
Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #27 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2010, 08:56:13 am »

Ngay sau khi quân và dân ta bắt đầu mở cuộc phản công, ngày 23 tháng 12 năm 1978, Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia đã nhận định: “Sinh lực địch nhất định sẽ bị quân và dân Việt Nam tiêu diệt hoặc kìm chân tại chỗ. Đây là thời cơ tốt nhất để các lực lượng vũ trang cách mạng đoàn kết cứu nước Campuchia cùng với nhân dân và binh sĩ khởi nghĩa trên toàn quốc và đánh vào đầu não của bè lũ Pôn Pốt - Iêng Xari, đập tan chế độ độc tài phát xít khát máu của chúng”[1]. Tiếp đó, ngày 26 tháng 12 năm 1978, ủy ban Trung ương Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia phát động toàn dân tận dụng thời cơ và sự giúp đỡ của bộ đội Việt Nam, tập trung lực lượng đứng lên đánh đổ chế độ diệt chủng Pôn Pốt - Iêng Xari, giành chính quyền về tay nhân dân.

Đáp lời kêu gọi của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước và nhân dân Campuchia, Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam phối hợp với các lực lượng vũ trang cách mạng và nhân dân Campuchia tiến công quân địch trên tất cả các hướng. Sau đòn tiến công giải phóng một số tỉnh miền Đông Campuchia của các đơn vị thuộc Quân khu 5 và Quân khu 7, sáng ngày 31 tháng 12 năm 1978, Quân đoàn 3 mở chiến dịch X88 tiến công giải phóng vùng Đông sông Mê Công, phía Bắc thủ đô Phnôm Pênh và các tỉnh Côngpông Thom, Xiêm Riệp, Báttambang, Puốcxát. Lực lượng tham gia chiến dịch trên hướng Quân đoàn 3 có 4 sư đoàn bộ binh: 10, 320, 31 và 302 (Quân khu 7 tăng cường); các lữ đoàn 273, 234, 40, 7 và Trung đoàn thông tin 29. Lực lượng cách mạng Campuchia phối hợp tác chiến với Quân đoàn 3 có 3 tiểu đoàn bộ binh và 6 đội công tác vũ trang.

Vào 6 giờ ngày 31 tháng 12 năm 1978, chiến dịch tiến công đánh chiếm vùng Đông sông Mê Công của Quân đoàn 3 bắt đầu. Từ hướng Tây Bắc, Sư đoàn 320 đánh vào Đầm Be và Sê Rêkâk, mở đường cho lực lượng thọc sâu đánh chiếm hai vị trí Suông và Chúp, chặn địch rút chạy về thị xã Côngpông Chàm. Sư đoàn 10 đánh tan các ổ đề kháng của địch ở làng 28, điểm cao 125 và 113. Sư đoàn 31 đánh chiếm Phsaâm, Ămpuk và phát triển về phía Krek, Sư đoàn 302 tiến công Phlong, Tànốt, Tàâm phát triển chiếm đường 24, giải phóng vùng Đông sông Mê Công. Ngày 3 tháng 1 năm 1979, Quân đoàn 3 sử dụng Trung đoàn 48 Sư đoàn 320 và hai đại dội thiết giáp tiến công đánh chiếm thị xã Prâyveng.(xem bản đồ ở bài trên)
------------------------------------------
1. Tuyên bố của Tổng thư kỷ ủy ban Trung ương Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia. Báo Nhân dân số 8930 ngày 8 tháng 1 năm 1979.

Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #28 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2010, 09:11:42 am »

Ở hướng Quân khu 9 và Quân đoàn 2, sáng 31 tháng 12 năm 1978, quân ta bắt đầu nổ súng tiến công. Sau 30 phút chiến dấu, bộ đội ta đánh tan 2 trung đoàn địch, làm chủ khu vực kênh Vĩnh Tế. Ngày 1 tháng 1 năm 1979, không quân ta ném bom sở chỉ huy tiền phương Quân khu Đông Nam, các sở chỉ huy sư đoàn 250, 210 và các cụm quân địch tập trung ở Tapông, Kirivông, phum Sêkê. Cũng trong thời gian này, Trung đoàn công binh 219 nhanh chóng hoàn thành việc bắc cầu cho quân ta vượt qua kênh Vĩnh Tế, tiến công đánh chiếm các mục tiêu được giao.

Đêm 1 tháng 1 năm 1979, Trung đoàn bộ binh 2 đưa lực lượng bao vây Bà Cò, nơi có 1 tiểu đoàn địch đóng giữ. Quân ta chia thành nhiều mũi, kết hợp giữa tiến công chính diện và vu hồi; địch không chống cự nổi phải bỏ chạy về hướng Bà Ca. Phát huy thắng lợi, Trung đoàn 2 đánh chiếm luôn Bà Ca. Trong thời gian này, Trung đoàn 1 được tăng cường Tiểu đoàn 9 Trung đoàn 3 tiến công các vị trí của trung đoàn 12 (sư đoàn 210 Pôn Pốt) tại khu vực Ba Súc. Sau 20 phút chiến đấu, bộ đội ta làm chủ các mục tiêu. Trong đêm 2 rạng ngày 3 tháng 1, Trung đoàn 3 cùng lực lượng xe tăng, thiết giáp đánh chiếm khu vực bắc cầu Cây Mít, sau đó phát triển lên Bà Ca, Ba Súc, truy kích tiêu diệt quân dịch và làm chủ khu vực núi Đất, núi Ăng Chao. Phát hiện sở chỉ huy sư đoàn bộ binh 210 địch, Trung đoàn 3 nhanh chóng sử dụng 1 tiểu đoàn và 10 xe M113 cùng 3 xe PT85 của quân khu tăng cường tiến công sở chỉ huy địch, đến 14 giờ 30 ngày 3 tháng 1 năm 1979, các đơn vị của Trung đoàn 3 chiếm được sở chỉ huy sư đoàn 210 của địch ở Prochrey.

Ngày 2 tháng 1 năm 1979, được sự yểm trợ đắc lực của hoả lực pháo binh, lực lượng xe tăng và bộ binh Quân đoàn 2 đột phá tiêu diệt dịch ở phum Tunliếp, Tôliốp, Đông Nam Santâng, các điểm cao 384, 451, 328; phát triển xuống phum Sêkê, diệt 2 trung đoàn (15 và 16) của địch, sau đó thọc sâu vào Kirivông, diệt sở chỉ huy sư đoàn 250 và trung đoàn 17 địch. Phối hợp chặt chẽ với các đòn tiến công của Quân đoàn 2; các sư đoàn 4, 330, 339 của Quân khu 9 và các đơn vị tăng cường đánh chiếm Giồng Bà Ca, Puốcxát, phum Đông, sở chỉ huy sư đoàn 210 địch ở Prochrey, núi Tham Dung, núi Xôm, ngã ba Tà Lập, sau đó phát triển tấn công về Tàkeo.

Ngày 3 tháng 1 năm 1979, Quân đoàn 2 và Quân khu 9 đánh chiếm xong các mục tiêu trong chiến dịch 1. Sau đợt tác chiến này, theo mệnh lệnh của Tiền phương Bộ Quốc phòng, Quân đoàn 2 sử dụng Sư đoàn 304 (được tăng cường xe tăng, pháo binh) làm lực lượng dự bị cho Bộ chỉ huy liên quân sẵn sàng tiến công giải phóng thủ  đô Phnôm Pênh. Các lực lượng còn lại của Quân đoàn tiến công giải phóng Côngpông Trạch, Campốt và hiệp đồng với Hải quân giải phóng cảng Côngpông Xom.
Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #29 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2010, 10:23:06 am »

Hướng Quân đoàn 4, căn cứ vào quyết tâm của Bộ và qua nắm tình hình địch, trong hai ngày 30 và 31 tháng 12 năm 1978, Đảng ủy và Bộ tư lệnh Quân đoàn họp tại sở chỉ huy ở Bosmôn nam ngã tư Nhà Thương (dự họp có Trung tướng, Tư lệnh Mặt trận Tây Nam Lê Trọng Tấn) giao nhiệm vụ cho các đơn vị: Sư đoàn 7 đánh chiếm Đônso, phát triển chiếm Preynhây và Côngpông Tràbéc. Sư đoàn 2 đánh chiếm Changtroi, phát triển sang phía tây chiếm Ăngcosa. Sư đoàn 341 chiếm bờ đập tây - bắc Châk, phát triển chiếm Xoàiriêng, Tàthiết. Sư đoàn 9 chiếm Prasốt, Tàcưng và cầu Xoàiriêng. Trung đoàn Long An và Trung đoàn 3 (Quân khu 9) đánh lên Tàkoeng, Tàthiết và đường số 1. Hai trung đoàn (thiếu) Tây Ninh đánh địch xung quanh Côngpông Trạch, nếu có thời cơ sẽ chiếm Côngpông Trạch.

Cuộc họp cũng dự kiến khả năng nếu thắng lợi của ta trên hướng Quân khu 7 đảm nhiệm (tỉnh Krachiê) và đường số 13, Bến Sỏi làm địch tan rã sớm hơn thì quân đoàn sẽ cho Sư đoàn 341 và Sư đoàn 9 cùng nổ súng vào ngày N (1-1-1979), không chờ đến ngày N + 1 như kế hoạch trước.

Ngày 1 tháng 1 năm 1979, Quân đoàn 4, với các lực lượng được trên tăng cường[1] nổ súng đánh địch trên trục đường 1 và vùng ven hai bên bờ sông Mê Công. Các trung đoàn 209, 14 (Sư đoàn 7), 38, 1 (Sư đoàn 2) từ các bàn đạp phía tây đường số 24 tiến công ra đường số 10 - Đônso. Do không thực hiện được luồn sâu chia cắt, các sư đoàn đều phải đột phá chính diện nên thương vong cao (2 sư đoàn bị thương 294 người, hy sinh 49 người).

Trong khi đó, Sư đoàn 341 mở nhiều đợt xung phong cũng không chiếm được bờ đập tây bắc Châk, bị thương hơn 100 người. Ở các hướng khác, quân ta tiến công đều gặp địch chống cự quyết liệt. Để khắc phục khó khăn, Bộ tư lệnh Quân đoàn quyết định chuyển Sư đoàn 341 sang làm nhiệm vụ dự bị. Các sư đoàn 2, 7, 9 và Trung đoàn Long An tạm dừng tiến công để chuẩn bị thêm.

Giữa lúc các đơn vị tạm dừng để củng cố đội hình chuẩn bị cho đợt tấn công mới thì đêm 2 tháng 1 năm 1979, Bộ tư lệnh Quân đoàn 4 nhận được tin cấp trên thông báo: đến ngày 2 tháng 1 năm 1979, ba cụm quân chủ lực địch (mỗi cụm 5 sư đoàn) án ngữ các trục đường số 1, 2, 7 về Phnôm Pênh bị ta tiêu diệt một bộ phận và tan rã, ta đã giải phóng toàn bộ vùng đồng bằng sông Mê Công. Để giữ phần đất còn lại, bộ tham mưu quân Pôn Pốt đã cho rút quân ở đường số 1 và đường số 10 về phòng ngự ở Sacách, Prêyveng, Niếc Lương.

Ngay sau khi nhận được thông báo của trên, Bộ tư lệnh Quân đoàn 4 quyết định: Sư đoàn 341 chuyển từ hướng đường số 10 sang đánh thọc sâu theo đường 244, Sacách - Niếc Lương; các đơn vị còn lại tiếp tục tấn công theo kế hoạch đã định.

Sáng ngày 3 tháng 1 năm 1979, không quân ta đánh phá phía bắc phà Niếc Lương và oanh tạc đội hình rút lui của địch ở khu vực cách Xoàiriêng 12 kilômét. Tận dụng kết quả oanh kích của không quân, các mũi tiến công của Sư đoàn 7 và Sư đoàn 2 nhanh chóng đánh chiếm dường số 10 (đoạn Chân Trai), phát triển chiến đấu ra Preynhây. Chiều ngày 3 tháng 1, Sư đoàn 9 chiếm được bắc ngã ba Tàhô (nằm trên trục đường số 1, phía tây Prasốt). Trên hưởớg Sư đoàn 341 do đường xấu và xe thiết giáp đến chậm, nên trưa ngày 3, các đơn vị mới cơ động triển khai lực lượng chiến đấu.
-----------------------------
1. Trong chiến dịch giúp Bạn giải phóng Phnôm Pênh, Quân đoàn 4 được Bộ Tổng Tham mưu tăng cường 5 trung đoàn bộ đội địa phương của hai quân khu (7, 9), 1 trung đoàn hải quân (Quân khu 9) và 1 trung đoàn công binh của Bộ.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM