Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:19:13 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Quân tình nguyện và Chuyên gia quân sự Việt Nam tại K  (Đọc 196052 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« vào lúc: 27 Tháng Năm, 2010, 05:45:08 pm »

Đề nghị các CCB số hóa cuốn sách nói về
Quân tình nguyện và Chuyên gia quân sự Việt Nam tại K đê!
----------------
Bác nào nhận gõ thì ới lên 1 tiếng, em sẽ chuyển file để làm. Làm bằng VnDOCR 4.0, làm xong chuyển cứ post đại lên đây và chuyển cho em 1 bản để ghép lại. Mỗi lần làm chỉ có 6 x 3 = 18 trang, fle tốt, ít lỗi, làm rất nhanh.
----------------
Em mới đọc sơ sơ thấy hầu hết các bác ở đây đều được nhắc tới  Grin Bác nào pót bài thì cứ pót, không thì vào tám, thảo luận với anh em cho dzui!

Xong xuôi thì nhờ Mod chuyển hộ vào đúng nơi giúp ạ!

Mời các bác.
Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #1 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2010, 05:48:21 pm »

Em làm phát đầu nhé:
------------------------
Mở Đầu

Việt Nam và Campuchia là hai nước láng giềng nằm trên bán đảo Đông Dương. Campuchia có diện tích 181.035 kilômét vuông; phía Tây và Tây Bắc giáp Vương quốc Thái Lan, phía Bắc giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, phía Nam tiếp giáp vịnh Thái Lan với bờ biển dài hơn 400 kilômét, phía Đông giáp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với đường biên giới chung dài khoảng gần 1.000 kilômét.

Campuchia là quốc gia có điều kiện khí hậu, đất dai rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, nhất là các loại cây lương thực, cây ăn quả và cây công nghiệp; đồng thời có nhiều lâm sản quý, mỏ kim loại và các loại đá quý; nguồn nước ngọt và cá biển Hồ khá dồi dào, góp phần phát triển nền kinh tế của đất nước.

Campuchia là một quốc gia đa dân tộc với khoảng 13,5 triệu người (2005): bao gồm người Khơme, người Hoa, người Việt... Campuchia có hai tôn giáo lớn:

Bà la môn và đạo Phật, với công trình kiến trúc Ăngco Thom và Ăngco Vát có nhiều chùa tháp, đền dài. Dân tộc Campuchia có nhiều tài năng sáng tạo không chỉ trong lao động sản xuất mà cả trong nghệ thuật kiến trúc. (p.009)

Nhân dân Campuchia có nhiều nét tương đồng với nhân dân Việt Nam, đều cần cù lao động, yêu hoà bình và tự do, quá trình xây dựng đất nước đã xây đắp nên một nền văn hoá, nghệ thuật đầy sức sống. Từ lâu giữa hai nước Việt Nam và Campuchia đã có quan hệ kinh tế nhưng do đường giao thông đi lại khó khăn và là hai nước nông nghiệp lạc hậu, kinh tế còn nặng về tự cung tự cấp, nên giao lưu hàng hoá còn hạn chế. Từ giữa thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp đặt ách thống trị lên ba nước Đông Dương, bắt đầu khai thác thuộc địa để vơ vét tài nguyên, một số dường giao thông qua biên giới hai nước Việt Nam - Campuchia bắt đầu được xây dựng để vận chuyển, khai thác tài nguyên ở các nước trên bán đảo Đông Dương. Mặc dù có điều kiện tự nhiên để phát triển kinh tế và có nhiều lâm, thổ sản quý, các khoáng sản cần thiết cho công nghiệp, nhưng dưới chế độ thực dân, phong kiến, nền kinh tế của hai nước Việt Nam - Campchia còn nghèo nàn, lạc hậu; đời sống nhân dân vô cùng cực khổ.

Cùng chung một kẻ thù, cùng nguyện vọng dấu tranh giải phóng đất nước, nhân dân Việt Nam và nhân dân Campuchia dễ đồng cam và liên kết với nhau một cách tự nhiên để chống thực dân Pháp xâm lược. Trong những năm 1863-1888, các cuộc khởi nghĩa chống Pháp của nhân dân vùng đồng bằng sông Cửu Long (Việt Nam) đã có sự liên kết nhất định với nhân dân ở phía Đông Campuchia. Nhiều đội nghĩa quân của hai nước hoạt động dọc biên giới Việt Nam - Campuchia như Trương Quyền... (Việt Nam), A Cha Xoa, Pô Kum Bô... (.010) (Campuchia) được nhân dân hai nước giúp đỡ đã gây cho thực dân Pháp một số thiệt hại. Tuy nhiên, những cuộc khởi nghĩa của nhân dân Việt Nam cũng như nhân dân Campuchia cuối thế kỷ XIX và các phong trào yêu nước của nhân dân hai nước đầu thế kỷ XX còn mang tính cục bộ, chưa kết thành phong trào rộng lớn, đặc biệt là thiếu một đường lối chính trị đúng đắn, phù hợp với thời đại, nên chưa phát động được mọi tầng lớp nhân dân dấu tranh giành độc lập dân tộc.

Trong lúc cách mạng Việt Nam, Campuchia và Lào đang lúng túng, bế tắc về đường lối, thì tháng 10 năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi đã mở ra một thời kỳ mới trong phong trào cách mạng thế giới, thúc đẩy phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa phát triển mạnh mẽ. Là người Việt Nam đầu tiên đến với Cách mạng Tháng Mười Nga, đồng chí Nguyễn ái Quốc đã tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin và truyền bá vào Đông Dương.

Từ ngày 3 đến 7 tháng 2 năm 1930, được sự ủy nhiệm của quốc tế cộng sản, đồng chí Nguyễn ái Quốc triệu tập và chủ trì hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam (gồm Đông Dương Cộng sản Đảng ở Bắc Kỳ, An Nam Cộng sản Đảng ở Nam Kỳ, Đông Dương Cộng sản liên đoàn ở Trung Kỳ) thành một Đảng Cộng sản duy nhất mang tên là Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 10 năm 1930 đổi tên là Đảng Cộng sản Đông Dương). Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời (tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia ngày nay), (.011) đáp ứng nhiệm vụ lãnh dạo nhân dân các nước Việt Nam, Campuchia, Lào đấu tranh giành độc lập dân tộc.
Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #2 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2010, 05:49:12 pm »

Hội nghị ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ nhất (10-1930) phân tích: Ba nước Việt Nam, Campuchia và Lào đều là thuộc địa của thực dân Pháp, ba dân tộc tuy khác nhau nhưng cùng chung một ách thống trị của thực dân, có quan hệ mật thiết với nhau về chính trị, kinh tế, địa lý; do đó, cần phải liên kết chặt chẽ với nhau, đoàn kết và thống nhất hoạt động chống thực dân Pháp xâm lược.

Ngay sau khi thành lập, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương giao cho tổ chức Cộng sản các xứ Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ trách nhiệm giúp đỡ xây dựng cơ sở cách mạng, xây dựng chi bộ Đảng ở Campuchia và Lào. Đối với Campuchia, từ năm 1930 và những năm tiếp theo, Việt Nam đã giúp những người cách mạng Campuchia xây dựng các cơ sở quần chúng cách mạng, các chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên lần lượt được xây dựng ở Phnôm Pênh, Côngpông Chàm, Kandan, Báttambang... Từ dây, bắt dầu hình thành liên minh chiến đấu giữa cách mạng ba nước Việt Nam, Campuchia và Lào trên tinh thần quốc tế vô sản.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, cao trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam, đỉnh cao là Xô viết - Nghệ Tĩnh, đã gây tiếng vang lớn dối với Campuchia và Lào, khích lệ tinh thần đấu tranh chống ách thống trị của thực dân Pháp. Rút kinh nghiệm từ Xô viết - Nghệ Tĩnh, những năm 1930-1933 và 1936-1939, Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương hướng trọng (.012) tâm hoạt động sang xây dựng cơ sở quần chúng, nhất là cơ sở trong Việt kiều, phát triển chi bộ Đảng cả ở Campuchia và Lào. Nhờ vậy, đường dây liên lạc giữa Việt Nam, Campuchia và Lào duy trì thường xuyên, thông suốt.
Từ cuối năm 1944, đầu năm 1945, cục điện Chiến tranh thế giới lần thứ hai chuyển biến rất mau lẹ với thắng lợi dồn dập của Liên Xô và phe Đồng minh. Trước tình hình quân Đồng minh sớm muộn sẽ vào, phát xít Nhật tiến hành đảo chính, hất cẳng Pháp, độc chiếm Đông Dương. ở Campuchia, sau cuộc đảo chính ngày 9 tháng 3 năm 1945, phát xít Nhật hất cẳng Pháp, đưa Sơn Ngọc Thành lên làm Bộ trưởng ngoại giao rồi làm Thủ tướng chính phủ thân Nhật. Vua Xihanúc chỉ biết xin Nhật hoàng sớm ban bố sắc dụ thừa nhận nền độc lập cho Campuchia như họ đã hứa sau ngày đảo chính.

Trong khi đó, cơ sở tổ chức Đảng ở Campuchia đã bị khủng bố từ năm 1938, cuộc vận động yêu nước của Acha Hemchiêu cũng bị dẹp tan; vì vậy, khi Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh nhưng ở Campuchia không có một cuộc nổi dậy giành chính quyền như ở Việt Nam và Lào.

Chính quyền Campuchia vẫn nằm trong tay vua Xihanúc và Thủ tướng Sơn Ngọc Thành.
Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #3 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2010, 05:49:53 pm »

Ngày 23 tháng 9 năm 1945, quân Pháp dựa vào quân Anh nổ súng tiến công Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam một lần nữa. Tiếp đó, tháng 10 năm 1945, thực dân Pháp đưa quân từ Sài Gòn lên chiếm đóng vùng Đông Bắc Campuchia, hòng tạo bàn đạp (.013) đánh chiếm vùng Hạ Lào và phối hợp với cánh quân trên dường số 14 đánh chiếm Tây Nguyên.

Trước tình hình thực dân Pháp mở rộng chiến tranh xâm lược ra các nước Đông dương, ngày 25 tháng 11  năm 1945, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc”, trong đó chủ trương thống nhất Mặt trận Việt - Miên - Lào, thành lập Bộ tư lệnh Lào - Miên (10-1946). Thực hiện chủ trương đó, Việt Nam đã giúp Campuchia phát động cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện chống thực dân Pháp. Đầu năm 1946, một số nhân sĩ Campuchia tạm lánh sang Thái Lan, được sự giúp đỡ của lực lượng kháng chiến Việt kiều đã thành lập “ủy ban dân tộc giải phóng Khơme”. Tuy nhiên, do thành phần trong ủy ban có những phần tử phức tạp, gây chia rẽ, đến năm 1949, ủy ban này tan rã. Một bộ phận tiên tiến trong “ủy ban dân tộc giải phóng Khơme” đã kịp thời tách ra khỏi ủy ban này và tổ chức các cơ sở cách mạng trong nhân dân, xây dựng các khu căn cứ ở vùng Pailin, Báttambang. Một bộ phận khác tổ chức các nhóm vũ trang hoạt động trong các phum, sóc ở tỉnh Báttambang, miền Đông và miền Nam Campuchia. Từ năm 1947 trở đi những người yêu nước Campuchia liên hệ mật thiết với lực lượng kháng chiến ở Nam Bộ (Việt Nam), thành lập các khu kháng chiến ở các vùng Đông Nam (1947), Đông Bắc, Tây Nam (1948). Từ những căn cứ kháng chiến này, sự đoàn kết chống thực dân Pháp giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Campuchia ngày càng được tăng cường và phát triển. (.014)

Thực hiện chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương về tăng cường phối hợp, đẩy mạnh kháng chiến, các khu 7, 8, 9 và Liên khu 5 điều động các đội vũ trang tuyên truyền và cán bộ lần lượt sang hoạt động, gây cơ sở ở nhiều vùng căn cứ của Campuchia. Tháng 9 năm 1948, Khu 8 phái một đơn vị thuộc Trung đoàn 115 sang vùng Đông Nam Campuchia tổ chức đường liên lạc nối liền vùng giải phóng các tỉnh Prâyveng, Kandan với vùng giải phóng hai tỉnh Tàkeo và Svâyriêng ở vùng Đông Bắc. Tháng 10 năm 1948, Khu 7 cử một tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 305 sáp nhập với đơn vị Ítxarắc (tỉnh Svâynêng) và một đại dội thuộc Trung đoàn 311 thành một đơn vị hỗn hợp Khơme - Việt Nam, mang tên Bộ đội Sivôtha, với khoảng 600 cán bộ, chiến sĩ. Bộ đội Sivôtha đã đánh một số trận ở Ba Thu, Ba Vệt, Sóc Dầm; kiểm soát đường số 1 từ Sài Gòn đi Phnôm Pênh. Cuối năm 1948, dội vũ trang tuyên truyền đầu tiên của Liên khu 5 sang giúp Bạn ở Đông Bắc tỉnh Krachiê. Ở vùng Tây Nam Campuchia, Khu 9 cũng lần lượt cử một số đơn vị sang phối hợp với Bạn xây dựng thành những đơn vị hỗn hợp Miên - Việt như hai đơn vị 302, 305 hoạt động ở tỉnh Campốt, đơn vị 632 ở tỉnh Tàkeo. Năm 1949, Khu 9 điều Trung đoàn 131 sang khu căn cứ vùng Tây Nam, giúp cách mạng Campuchia.
Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #4 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2010, 05:52:47 pm »

Để đẩy mạnh việc giúp đỡ cách mạng Campuchia, tháng 3 năm 1950, Trung ương Cục miền Nam quyết định thành lập Ban cán sự toàn Miên (Campuchia).

Tiếp đó, Liên khu 5 đưa đội vũ trang tuyên truyền thứ hai sang giúp Bạn ở đông bắc tỉnh Stung Treng. (.015)

Sau một thời gian, đội được Đặc ủy Việt kiều tổ chức và chỉ đạo hoạt động ở Đông Bắc Côngpông Thom. Cuối năm 1950, Liên khu 5 đưa đội vũ trang tuyên truyền thứ ba sang tăng cường hoạt động ở vùng Đông Bắc Stung Treng. Nhờ vậy, phong trào kháng chiến của Campuchia từng bước phát triển, cơ sở mở rộng xuống các vùng đồng bằng đông dân, đường số 13, số 19. Sau đó ta còn đưa một số đội vũ trang tuyên truyền sang hoạt động giúp Bạn kháng chiến.
Tháng 2 năm 1951, Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ II ra nghị quyết về các vấn đề quan trọng của cách mạng ba nước Đông Dương, trong đó nêu rõ:

“Nhiệm vụ của cách mạng ba dân tộc nói chung vẫn là chống đế quốc nhưng cũng có nhiều điểm cụ thể khác nhau. Đại hội xác định sẽ thành lập ở mỗi nước một chính đảng cách mạng riêng, phù hợp với hoàn cảnh từng nước để lãnh dạo nhân dân đấu tranh giành thắng lợi"[1].

Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ II của Đảng, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở các nước Việt Nam, Campuchia và Lào được đẩy mạnh. Tháng 3 năm 1951, Mặt trận Liên Việt, Mặt trận Khơme yêu nước (Ítxarắc), Mặt trận Lào tự do họp, quyết định thành lập “Khối liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào” dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và tương trợ, giúp đỡ nhau kháng chiến chống thực dân Pháp cho đến ngày thắng lợi hoàn toàn. (.016)

Để đáp ứng yêu cầu cách mạng trong giai đoạn mới, ngày 19 tháng 6 năm 1951, các lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia được thống nhất với tên gọi Quân đội giải phóng Ítxarắc. Tiếp đó, ngày 28 tháng 6 năm 1951, Việt Nam giúp Bạn thành lập Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia (lúc đầu mang tên là Đảng Nhân dân Khơme)[2].

Theo yêu cầu của Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia, từ năm 1951, Việt Nam giúp Campuchia tổ chức Mặt trận ítxarắc, từng bước xây dựng, mở rộng cơ sở ở nhiều nơi, xây dựng lực lượng vũ trang và thành lập Chính phủ kháng chiến lâm thời. Trong giai đoạn cuối cuộc kháng chiến chống pháp (1951 - 1954), Việt Nam đưa quân tình nguyện sang giúp Bạn kháng chiến.
Quân dội giải phóng ítxarắc đã kề vai sát cánh cùng với quân tình nguyện Việt Nam chiến đấu chống kẻ thù chung là thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.
----------------------------------
1. Trường Chinh. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam, Nxb Sự thật, H, 1975, tr.156.
2.  Đại hội lần thứ IV Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia, diễn ra từ ngày 26 đến ngày 29 tháng 5 năm 1981, đã quyết định lấy ngày 28 tháng 6 là ngày thành lập Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia.

Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #5 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2010, 05:55:22 pm »

Đầu năm 1954, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Campuchia và Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta chủ trương đẩy mạnh tác chiến ở vùng Đông Bắc Campuchia để phối hợp với các chiến trường, nhất là chiến trường Tây Bắc Việt Nam và chiến trường Thượng Lào. Những ngày đầu tháng 4 năm 1954, Trung đoàn 101 (Đại đoàn bộ binh 325) cùng với đại đội 200 Quân tình nguyện Việt Nam ở Hạ Lào tiến xuống phối hợp với các lực lượng vũ trang ở vùng Đông Bắc Campuchia, mở cuộc (.017) tiến công, loại khỏi vòng chiến đấu hàng nghìn tên, giải phóng nhiều vùng nông thôn rộng lớn và một số thị xã (gồm 1/2 diện tích và 1/6 số dân cả nước Campuchia), góp phần đánh bại chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp.

Thắng lợi to lớn trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân Campuchia góp phần vào thắng lợi chung của nhân dân các nước Đông Dương.

Đặc biệt, chiến thắng lịch sử Điện Biên phủ của nhân dân Việt Nam đã đánh bại ý chí xâm lược của thực dân Pháp, buộc pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, thừa nhận nền độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Việt Nam, Campuchia và Lào. Quân viễn chinh Pháp phải rút toàn bộ ra khỏi Đông Dương, chấm dứt chế độ thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ.

Sau Hiệp định Giơnevơ, hòa bình được lập lại trên đất nước Campuchia. Chính phủ Vương quốc Campuchia do Nôrôđôm Xihanúc làm Thủ tướng (từ năm 1960 là Quốc trưởng) tuyên bố đi theo con đường hòa bình, độc lập, trung lập. Sự lựa chọn này tạo thuận lợi cho việc duy trì và bảo vệ nền hòa bình trên bán đảo Đông Dương. Song, việc Campuchia đi theo con đường hòa bình, độc lập, trung lập đã khiến đế quốc Mỹ phải thực hiện âm mưu khác với Việt Nam và Lào: từ dùng sức ép chính trị, thông qua viện trợ kinh tế, quân sự đến dùng bạo lực lật đổ, can thiệp quân sự.

Ngày 18 tháng 3 năm 1970, đế quốc Mỹ đã hậu thuẫn Lon Non - Xirích Matắc, thành viên trong chính phủ Vương quốc Campuchia, tiến hành đảo chính lật đổ (.018) Quốc trưởng Nôrôđôm Xihanúc, thành lập chính phủ mới do Cheng Heng làm Quốc trưởng, Lon Non làm Thủ tướng. Ngày hôm sau, Chính phủ Mỹ tuyên bố công nhận Chính phủ Lon Non.

Cuộc đảo chính đã làm tăng mâu thuẫn cao độ giữa toàn thể nhân dân Campuchia với đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai phản động. Chỉ 5 ngày sau khi nổ ra đảo chính, Chính phủ đoàn kết dân tộc Campuchia, Mặt trận thống nhất dân tộc và Quân đội giải phóng dân tộc Campuchia được thành lập. Ngày 29 tháng 3 năm 1970, tiếng súng chống Mỹ và tay sai bùng nổ ở tỉnh Tàkeo, mở dầu cuộc đấu tranh mới của nhân dân Campuchia.

Trước tình hình đế quốc Mỹ lật đổ Chính phủ Xihanúc, ngày (1 tháng 4 năm 1970, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam gửi điện số 99 cho Trung ương Cục miền Nam, yêu cầu lãnh đạo chỉ huy các chiến trường: “Nghiên cứu tổ chức, bố trí lại lực lượng cho thích hợp với tình hình mới, bảo đảm đẩy mạnh tiến công ở miền Nam, giúp cách mạng Campuchia có hiệu lực, vừa mạnh, vừa vững chắc, chủ động và lâu dài
1. Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Điện số 99 gửi Trung ương Cục miền Nam (ngày 4-4-1970), lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.
2. Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử quân sự Việt Nam, tập 11, Nxb CTQG, H, 2005, tr. 279. Theo tài liệu của Quân đội Sài Gòn, chiến dịch này có 7.450 tên ngụy, 2.765 tên Mỹ bị diệt.

« Sửa lần cuối: 28 Tháng Năm, 2010, 11:01:29 am gửi bởi Bodoibucket » Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #6 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2010, 06:00:57 pm »

Bác nào rành xem tại sao bài vừa rồi em không tách được cái chú thích ra thế?  Huh
Làm được rồi, không bác nào chỉ cho ăn sẵn thì tự mò lấy vậy! Smiley
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Năm, 2010, 11:00:56 am gửi bởi Bodoibucket » Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #7 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2010, 06:02:55 pm »

Trong năm 1970, ta và Bạn còn phối hợp chiến đấu đánh bại cuộc hành quân Chenla 1 (từ tháng 9 đến tháng 12 năm 1970). Đặc biệt là, trong năm 1971, ta và Bạn mở 2 chiến dịch gồm: Chiến dịch phản công Đông Bắc Campuchia và chiến dịch đánh bại cuộc hành quân Chenla 2. Trong chiến dịch phản công Đông Bắc Campuchia (từ ngày 4-2 đến ngày 31-5-l971), các đơn vị ta gồm 3 sư đoàn bộ binh (5, 7, 9); 2 trung đoàn pháo binh (75, 96Z), 1 trung đoàn đặc công, 3 đại đội bộ binh và lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia đã đánh bại cuộc hành quân “Toàn thắng 1- 71” của Mỹ - quân đội Sài Gòn, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 2 vạn tên, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh của chúng, bảo vệ an toàn khu căn cứ hậu phương trực tiếp của chiến trường miền Nam.

Trong chiến dịch đánh bại cuộc hành quân Chenla 2 (27-l0 đến 4-12-1971), các đơn vị ta gồm Sư đoàn bộ binh 9, bốn trung đoàn bộ binh độc lập (205, 207, 201, 203), Tiểu đoàn 32, Tiểu đoàn pháo binh 22 và lực lượng cách mạng Campuchia có hai tiểu đoàn cùng một số đại đội bộ đội địa phương tỉnh, du kích các phum đã loại khỏi vòng chiến đấu hàng nghìn tên[1] , thu nhiều vũ khí, đánh bại cuộc hành quân Chenla 2, tạo ra thế so sánh lực lượng có lợi cho cách mạng Campuchia.

Những thắng lợi to lớn của lực lượng vũ trang ta và Bạn trên chiến trường Campuchia trong năm 1971 đã (.021) tạo ra so sánh lực lượng có lợi cho cách mạng Campuchia.

Từ cuối năm 1971, thế và lực của cách mạng Campuchia phát triển vượt bậc, buộc quân đội Lon Non phải co về phòng ngự trong các thành phố, thị xã. Các lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia, được sự chi viện của Quân tình nguyện Việt Nam, tiếp tục tiến công quân đối phương trên khắp các mặt trận, bao vây Thủ đô Phnôm Pênh và các thành phố, thị xã, khống chế đường giao thông, đẩy quân ngụy Lon Non lâm vào tình thế bị cô lập.

Để cứu vãn tình thế, đế quốc Mỹ thúc ép quân Lon Non mở các cuộc hành quân lấn đất, chiếm dân, hòng mở rộng địa bàn chiếm đóng. Điển hình là tháng 2 năm 1972, chúng tập trung 15 tiểu đoàn quân ngụy Campuchia cùng 22 tiểu đoàn địa phương quân và Binh đoàn 9 mở cuộc hành quân mang mật danh Ăngco Chey đánh ra khu vực Ba Rài - Ăngco Vát. Theo yêu cầu của lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia, tháng 7 năm 1972, Quân ủy Trung ương giao cho Bộ tư lệnh Miền thống nhất với Bạn mở chiến dịch phản công đánh bại cuộc hành quân Ăngco Chey. Lực lượng tham gia chiến dịch gồm 5 tiểu đoàn bộ binh thuộc Đoàn 203, Tiểu đoàn đặc công 28, Đoàn 1 pháo binh Miền; lực lượng vũ trang Campuchia có 5 tiểu đoàn bộ binh thuộc Đoàn 304, 1 đại đội trợ chiến, 6 đại đội độc lập. Sau 20 ngày phối hợp tiến công (từ ngày 8 đến 28-8-1972), lực lượng vũ trang ta và Bạn đã loại khỏi vòng chiến đấu 487 tên, bắt 17 tên, phá hủy một số vũ khí trang bị, đánh bại cuộc hành quân Ăngco Chey, góp phần giữ (.022) vững vùng giải phóng Campuchia; đồng thời hỗ trợ trực tiếp cho chiến dịch tiến công tổng hợp ở đồng bằng sông Cửu Long (từ ngày 10-6 đến 10-9-1972) thắng lợi.
---------------------------------
1.   Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, 60 năm Quân đội nhân dân Việt Nam. Nxb QĐND, H. 2004, tr. 306, 316.
Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #8 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2010, 06:05:03 pm »

Sang năm 1973, với việc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Pari (27-l) về Việt Nam và ký Hiệp định Viêng Chăn (21- 2) về Lào đã tạo ra bước ngoặt quan trọng trong so sánh lực lượng có lợi cho cách mạng trên bán đảo Đông Dương. Phát huy thế thuận lợi, quân và dân Campuchia, được sự hỗ trợ tích cực và phối hợp chặt chẽ của Quân tình nguyện Việt Nam tiếp tục tiến công địch trên các mặt trận, giành thắng lợi lớn. Đến cuối năm 1973, vùng giải phóng Campuchia được mở rộng, chiếm 90% điện tích cả nước với 5 triệu dân. Với sự giúp đỡ của Quân tình nguyện Việt Nam, trong năm 1974, lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia lần lượt bẻ gãy các cuộc hành quân Menben Rum Chây, Đen-ta 28, Rôlut Xiêm Riệp của địch, sau đó bao vây thủ đô Phnôm Pênh, Những tháng đầu năm 1975, thắng lợi liên tiếp của quân và dân ta trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 ở miền Nam đã tác động mạnh mẽ đến cách mạng Campuchia. Đứng trước thời cơ thuận lợi, từ ngày 14 đến 16 tháng 4 năm 1975, quân giải phóng Campuchia liên tục tiến công đánh chiếm nhiều vị trí trọng yếu của địch. Ngày 17 tháng 4 năm 1975, quân giải phóng Campuchia tiến công làm chủ hoàn toàn Phnôm Pênh. Đến dây, cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Campuchia kết thúc thắng lợi. Đây cũng là thắng lợi chung của tình đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân các nước Việt Nam, Campuchia và Lào. (.023)

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ dã tạo thuận lợi cho nhân dân các nước Việt Nam, Campuchia và Lào xây dựng và phát triển đất nước. Bước sang thời kỳ cách mạng mới, Đảng ta tiếp tục chủ trương: “Ra sức bảo vệ và phát triển mối quan hệ đặc biệt giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân Lào và nhân dân Campuchia, tăng cường tình đoàn kết chiến đấu, lòng tin cậy, sự hợp tác lâu dài và sự giúp đỡ lẫn nhau về mọi mặt giữa nước ta với hai nước anh em trên nguyên tắc hoàn toàn bình đẳng, tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau, làm cho ba nước vốn đã gắn bó với nhau trong công cuộc dấu tranh giải phóng dân tộc sẽ mãi mãi gắn bó với nhau trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước
Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #9 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2010, 06:07:48 pm »

Ngay sau ngày quân và dân ta giải phóng miền Nam (30-4-1975), Pôn Pốt đã đưa quân đánh chiếm các đảo Phú Quốc (3-5-l975), Thổ Chu (10-5-1975). Từ cuối năm 1975, đầu 1976, quân Pôn Pốt liên tiếp xâm phạm biên giới Việt Nam có hệ thống và quy mô ngày càng lớn. Tháng 3 năm 1977, Pôn Pốt cho quân lấn sâu vào nhiều nơi thuộc lãnh thổ Việt Nam trên tuyến biên giới dài gần 100 kilômét, từ Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang) đến Tịnh Biên (tỉnh An Giang). Lính Pôn Pốt gài chông, mìn, lựu đạn, bắt trâu bò, cướp dụng cụ sản xuất và tàn sát nhân dân ta. Đặc biệt nghiêm trọng là đêm 30 tháng 4 năm 1977, tập đoàn Pôn Pốt - Iêng Xari huy động lực lượng cỡ 2 trung đoàn và 2 tiểu đoàn bộ binh cùng lực lượng địa phương hai tỉnh Tàkeo, Kanđan bất ngờ mở cuộc tiến công vào hầu hết các đồn công an nhân dân vũ trang Việt Nam dọc biên giới, từ Vĩnh Gia đến Vĩnh Xương thuộc tỉnh An Giang, gây nhiều tội ác đối với nhân dân ta. Từ đây, số vụ gây chiến tranh xâm lược của quân đội Pôn Pốt trên toàn tuyến biên giới (.025) Tây Nam nước ta ngày càng tăng, từ 174 vụ năm 1975 và 254 vụ năm 1976, tăng lên 1.150 vụ năm 1977 và đến tháng 10 năm 1978 lên tới 4.820 vụ. Chúng đốt cháy hàng vạn ngôi nhà, hàng nghìn trâu, bò bị giết, hàng vạn héc ta ruộng bị bỏ hoang, đặc biệt là giết hại hàng vạn dân thường, trong đó phần lớn là cụ già, phụ nữ và trẻ em.

Hành động của quân Pôn Pốt không còn mang tính chất là những vụ xung đột quân sự vi phạm biên giới quy mô nhỏ, lẻ, mà đã phát triển thành một cuộc chiến tranh xâm lược. Cuối tháng 12 năm 1978, tập đoàn Pôn Pốt - Iêng Xari tập trung 19 sư đoàn áp sát biên giới Campuchia - Việt Nam. Ngày 23 tháng 12 năm 1978, chúng huy động 10 trong số 19 sư đoàn đang bố trí ở biên giới mở cuộc tiến công toàn tuyến biên giới Tây Nam nước ta. Trước tình hình đó, Bộ chính trị, Quân ủy Trung ương ra lệnh cho các đơn vị bộ dội ta tổng phản công, tiến công trên toàn tuyến biên giới, quyết tâm tiêu diệt quân địch, kết thúc thắng lợi cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trên biên giới Tây Nam; đồng thời sẵn sàng các phương án hỗ trợ các lực lượng vũ trang yêu nước Campuchia nổi dậy, đánh đổ tập đoàn Pôn Pốt - Iêng Xari, giành chính quyền về tay nhân dân.

Thực hiện quyết tâm của Bộ Chính trị, quân và dân ta đã kiên quyết đánh trả, đẩy quân Pôn Pốt ra khỏi biên giới, hoàn thành thắng lợi cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam. Tiếp đó, theo yêu cầu của nhân dân và Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, Quân tình nguyện Việt Nam đã cùng với (.026) lực lượng vũ trang yêu nước Campuchia tiến hành tổng tiến công, giải phóng Thủ đô Phnôm Pênh (7-1-1979) và toàn bộ đất nước Campuchia (17-l-l979), cứu nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng, xây dựng và hồi sinh đất nước.

Việt Nam và Campuchia là hai nước láng giềng, sớm có quan hệ đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong lịch sử và mối quan hệ đó đã trở thành một truyền thống, một quy luật tồn tại và phát triển của hai nước. Từ nửa cuối thế kỷ XIX, hai dân tộc cùng sát cánh chống kẻ thù chung là thực dân Pháp xâm lược. Đặc biệt, truyền thống đó được biểu hiện rõ nét qua những lần Việt Nam kịp thời đáp lời kêu gọi của cách mạng Campuchia, sẵn sàng đưa Quân tình nguyện sang giúp Bạn: lần đầu tiên sang phối hợp chiến đấu với Bạn chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954); lần thứ hai đưa Quân tình nguyện sang giúp Bạn trong kháng chiến chống Mỹ (1970-1975); lần thứ ba sang giúp cách mạng và nhân dân Campuchia đánh đổ chế độ Pôn Pốt, giải phóng đết nước, cứu nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng, xây dựng lại đất nước, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng. (.027)
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM