Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 31 Tháng Ba, 2023, 04:51:30 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Quân tình nguyện và Chuyên gia quân sự Việt Nam tại K  (Đọc 194255 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #60 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2010, 03:11:53 pm »

Cảm ơn bác bodoibucket ! Cheesy
 Đúng đến tháng tám E 28/F 10 mới ra hết Bắc Thái(nhiều bác trong QS truy em vãi linh hồn vì cái ngày này). VM đã nhớ ra ngày rồi.
Có điều các bác thấy đấy cái E 28 nhà em số vất vả, mà có được nêu lên là đã đi những đâu? đánh đấm thế nào?
 Grin Giá mà có thông tin chi tiết hơn cho E 28 thì em cảm ơn lắm ! Làm lính theo ĐVị đi tít mù, chẳng biết là đã qua những đâu,cũng muốn biết mình đã được đi như thế nào, trong suốt hơn tám tháng trận mạc.
 Cheesy Để khoe với các bác.(nói thật em tự hào về cách đánh của đơn vị em lắm:Nhanh/gọn/hiểm/thương vong rất ít Grin)
Chỉ thấy nhắc E 866  thôi VM nhỉ ...
Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
votmuoi
Thành viên
*
Bài viết: 221


« Trả lời #61 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2010, 03:59:30 pm »

Cảm ơn bác bodoibucket ! Cheesy
 Đúng đến tháng tám E 28/F 10 mới ra hết Bắc Thái(nhiều bác trong QS truy em vãi linh hồn vì cái ngày này). VM đã nhớ ra ngày rồi.
Có điều các bác thấy đấy cái E 28 nhà em số vất vả, mà có được nêu lên là đã đi những đâu? đánh đấm thế nào?
 Grin Giá mà có thông tin chi tiết hơn cho E 28 thì em cảm ơn lắm ! Làm lính theo ĐVị đi tít mù, chẳng biết là đã qua những đâu,cũng muốn biết mình đã được đi như thế nào, trong suốt hơn tám tháng trận mạc.
 Cheesy Để khoe với các bác.(nói thật em tự hào về cách đánh của đơn vị em lắm:Nhanh/gọn/hiểm/thương vong rất ít Grin)
Chỉ thấy nhắc E 866  thôi VM nhỉ ...
hi hi ! Em khoái quá ! (..E 28 cùng E 866 thực hành luồn sâu,đánh những vị trí then chốt..)
Cảm ơn bác Tai-lienson ạ !
Logged
hp10/76
Thành viên
*
Bài viết: 135

Bị treo nick vì thô tục!


« Trả lời #62 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2010, 04:43:45 pm »

  - Mình mới hé được 1 tin nhỏ về lính đi bổ xung  Campuchia  của đơn vị mình . Họ đi Cămp vào tháng  5 - 1978 , vào quân đoàn 3 . Sau đó cũng được rút quân ra phía bắc .  
Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #63 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2010, 06:56:53 am »

Trên hướng Quân khu 9, sau khi hoàn thành nhiệm vụ trong tổng tiến công giải phóng đất nước Campuchia, các đơn vị của Quân khu được Tiền phương Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ chuyển sang thực hiện nhiệm vụ truy quét địch từ Puốcxát đến Uđông nhằm giải phóng số dân bị địch bắt đi theo và giúp Bạn xây dựng lực lượng vũ trang, bảo vệ chính quyền cách mạng.

Thời gian này, trên địa bàn Quân khu phụ trách, tàn quân các sư đoàn 1, 502, 261 của địch đã phục hồi; chúng đẩy mạnh hoạt động đánh phá giao thông từ Uđông đến Puốcxát. Trên địa bàn 2 tỉnh Tàkeo và Campốt, tàn quân các sư đoàn 210, 250, 270, 805 cũng đẩy mạnh các hoạt động chống phá chính quyền cách mạng. Chúng lập ra các mặt trận giao thông, tung quân đánh chiếm các địa bàn quan trọng, chia cắt giao thông của ta; đồng thời gom dân, cướp lương thực, vũ khí đưa về xây dựng một số căn cứ ở vùng rừng núi hòng tạo các bàn đạp đánh phá các vùng giải phóng của Bạn.

Để khôi phục các tuyến giao thông, từ giữa tháng 1 năm 1979, Quân khu 9 sử dụng Sư đoàn 339 phối hợp với lực lượng của Quân đoàn 4 tiến hành truy quét địch, mở rộng hành lang bảo vệ tuyến đường 5 từ Côngpông Chnăng đến Uđông. Sư đoàn 330 truy quét địch trên hướng Puốcxát. Sư đoàn 4 và các lực lượng bộ đội địa phương các tỉnh An Giang; Hậu Giang, Bến Tre, Trung đoàn 1 (Gia Định) đánh dịch trên hướng Tàkeo.

Từ ngày 2 đến ngày 8 tháng 2 năm 1979, địch tập trung 2 sư đoàn (210 và 270), có xe tăng và pháo binh yểm trợ, tiến công thị xã Tàkeo. Được Bộ tăng cường thêm Sư đoàn 320 (Quân đoàn 3), Quân khu 9 tập trung lực lượng giải tỏa Tàkeo và các khu vực xung quanh.

Triển khai thực hiện nhiệm vụ do Tiền phương Bộ Quốc phòng giao, từ đầu tháng 2 năm 1979, Quân khu 9 phối hợp với các đơn vị của Quân đoàn 4 và Quân đoàn 2 mở chiến dịch lớn truy quét quân địch ở phía tây nam Campuchia và khu vực từ nam - bắc đường 4 đến Cô Công. Trong chiến dịch này, Quân khu sử dụng Sư đoàn 9 và Sư đoàn 320 thực hành đánh địch và bao vây chiến dịch ở hướng bắc và hướng đông núi Tượng Lăng.

Sư đoàn 4 được tăng cường Trung đoàn 3 độc lập và Tiểu đoàn 198 đặc công Quân khu đánh địch và bao vây chiến dịch ở hướng nam và phía tây núi Tượng Lăng. Sư đoàn 8 ở hướng tây nam (Campốt) sẵn sàng cơ động lực lượng đánh địch trên các hướng khi cần. Lực lượng bộ đội địa phương thuộc các tỉnh của Quân khu và lực lượng Bạn làm nhiệm vụ đánh địch tại chỗ, sẵn sàng cơ động phối hợp với các đơn vị chủ lực.

Ngày 11 tháng 2 năm 1979, trên các hướng theo nhiệm vụ được giao các đơn vị của Quân khu nổ súng đánh địch. Sư đoàn 339 đánh vào phía nam và tây Môlúp. Ngày 17 tháng 2, quân ta chiếm được Salakhum và tiến hành truy quét địch ở phum Ô. Các đơn vị Sư đoàn 4 đánh địch ở đông - bắc Chuk và truy quét địch ở phía bắc đường 3. Sư đoàn 8 đánh địch ở tây - nam Chuk. Đến ngày 18 tháng 2, các đơn vị của Quân khu hoàn thành nhiệm vụ đánh chiếm các mục tiêu xung quanh núi Tượng Lăng và hình thành thế bao vây chiến dịch. Những ngày tiếp theo, Quân khu sử dụng các sư đoàn 4, 339, Sư đoàn 8 (thiếu) và Sư đoàn 320 (Quân đoàn 3 tăng cường) đánh vào vùng Tượng Lăng, Chúp, loại khỏi chiến đấu hàng nghìn tên, thu được nhiều súng các loại và các phương tiện chiến đấu khác của địch, giải phóng 200.000 dân.

Sau chiến dịch, Quân khu điều động Sư đoàn 8 và Sư đoàn 4 lên đảm nhiệm địa bàn tỉnh Campốt và từ nam Chamka Lương đến Píchnin để Quân đoàn 2 rút quân về nước nhận nhiệm vụ mới. Đầu tháng 3 năm 1979, Tiền phương Bộ Quốc phòng tăng cường Sư đoàn 310 (Quân khu 7) cho Quân khu 9 để đảm nhiệm địa bàn khu vực Preynop (tỉnh Campốt). Sau khi điều chỉnh lại lực lượng, Quân khu mở tiếp chiến dịch 2B, đánh địch ở khu vực Tượng Lăng, nam núi Lớn rồi chuyển sang tiến công truy quét địch ở khu vực đường số 4.
Trong thời gian này, Sư đoàn 330 tăng cường cho Quân đoàn 4, sau khi hoàn thành nhiệm vụ truy quét địch ở Lếch, khu vực đường sắt (nam Krako), đánh địch giải toả ở Uđông, các đơn vị của Sư đoàn tiếp tục tham gia chiến đấu cùng các đơn vị Bạn ở phía tây thị xã Côngpông Chnăng, sau đó phát triển vào Rômía. Một lực lượng khác của Sư đoàn cùng Quân đoàn 3 đánh địch ở Puốcxát. Cuối tháng 2 đầu tháng 3, trên hướng đường số 5, Sư đoàn 330 cùng Sư đoàn 339 và một lực lượng của Quân đoàn 4 đánh vào các căn cứ của sư đoàn 1 và sư đoàn 502 địch, tiêu diệt phần lớn lực lượng của chúng. Riêng Sư đoàn 330 trong đợt tác chiến này đã loại khỏi chiến đấu hơn 700 tên, bắn cháy 3 xe tăng, thu 5 chiếc khác và hàng nghìn khẩu súng các loại, góp phần giải toả quốc lộ 5, giải phóng hơn 20.000 dân.

Sau đợt hoạt động này, Tiền phương Bộ Quốc phòng điều Sư đoàn 330 trở lại đội hình Quân khu 9 để tham gia truy quét tàn quân địch, bảo vệ vùng giải phóng.

Trong đợt hoạt động nửa cuối tháng 3 năm 1979, ngoài việc truy quét địch, loại khỏi chiến đấu 2 tiểu đoàn, 7 đại đội, 4 trung đội, diệt nhiều tên, thu gần 400 khẩu súng các loại, giải phóng hơn 3 vạn dân, Sư đoàn còn giúp Bạn tổ chức được 5 đại đội bộ đội địa phương (700 quân, trang bị 571 súng các loại), xây dựng chính quyền và lực lượng vũ trang cho 18 xã (726 du kích, trang bị 273 súng các loại). Tuy Sư đoàn hoàn thành tốt các nhiệm vụ của Quân khu giao, nhưng tổn thất còn cao (hy sinh 317 đồng chí, bị thương 905 đồng chí, cháy 5 xe, hỏng 11 xe quân sự); việc cung cấp hậu cần phục vụ chiến đấu ở nhiều nơi không đáp ứng được kịp thời do đường xa, địa hình phức tạp, địch liên tục đánh phá.

Đầu tháng 4 năm 1979, sau khi ta rút bớt một số lực lượng về nước để bảo vệ Tổ quốc trên biên giới phía Bắc, địch tập trung tàn quân các sư đoàn 210, 250, 230, 164, 502, 460 ở Quân khu Tây Nam ra sức phản kích hòng đẩy lực lượng ta ra khỏi khu vực nam - bắc dường số 4.

Để tiêu diệt tàn quân địch, bảo vệ địa bàn, triệt mọi nguồn tiếp tế, hệ thống kho tàng và các căn cứ lõm của địch, theo kế hoạch của Tiền phương Bộ Quốc phòng, từ ngày 3 đến ngày 30 tháng 4 năm 1979, Quân khu 9 tập trung các sư đoàn 4, 8, 330, 339 và lực lượng trên tăng cường (2 sư đoàn 320 và 310, 6 trung đoàn độc lập và 15 tiểu đoàn bộ đội địa phương của các tỉnh trong Quân khu) mở chiến dịch 3 phối hợp với Quân đoàn 4 truy quét tiêu diệt các căn cứ lõm của dịch ở nam - bắc đường số 4. Theo kế hoạch chung của Tiền phương Bộ Quốc phòng, Quân khu sử dụng các sư đoàn 4, 310, 339 phối hợp với Quân đoàn 4 đánh địch ở phía bắc đường 4; tập trung chỉ đạo các sư đoàn 8, 320, 330, các trung đoàn độc lập và bộ đội địa phương đánh dịch ở nam đường số 4, khu vực núi Chàngô, bắc Tàâm, tây - tây nam núi Tượng Lăng và Đôngkamchay.

Mở đầu chiến dịch, ở phía bắc đường số 4, các sư đoàn 11, 310 cùng lực lượng bộ đội địa phương tỉnh Minh Hải lần lượt đánh chiếm các khu vực Chikho, Chiphắt Kamlot, Thomabang, Tatailơ, Kirirom, Trapenrung, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giải phóng hoàn toàn đường 18 từ Sêramben đến Cô Công với gần 3.500 dân.
Sư đoàn 330 đánh địch ở khu vực Chàngô lớn, Chàngô nhỏ, núi Tượng Lăng, Píchnin. Bị ta đánh mạnh ở bắc đường số 4, địch dồn về phía nam đường, Quân khu kịp thời điều sư đoàn 339 (thiếu 1 trung đoàn) tăng cường cho lực lượng phía nam. Bằng nhiều trận đánh bồi, đánh nhồi liên tiếp, quân ta lần lượt đánh chiếm các mục tiêu, trong đó có khu tây phum Ô. Sau khi bị mất khu vực ngã ba Môlúp và bắc Kaosala, rất nhiều tàn quân địch chạy về phía bắc và phía tây phum Ô. Trong các ngày từ 21 đến 27 tháng 4 năm 1979, Quân khu sử dụng Sư đoàn 8 vu hồi từ hướng tây nam kết hợp với một số lực lượng của các sư đoàn 330, 320 từ hướng tây bắc và hướng đông đánh vào phum Ô, diệt hơn 200 tên, thu 14 xe tăng và hàng trăm khẩu súng các loại.

Cũng trong thời gian này, Sư đoàn 8 và lực lượng bộ đội địa phương tỉnh Kiên Giang vừa truy quét, vừa phối hợp với nhân dân kêu gọi hơn 900 lính địch ra hàng.

Các đơn vị bộ đội địa phương của các tỉnh Tiền Giang, Hậu Giang, Bến Tre, An Giang, được pháo binh và thiết giáp Quân khu chi viện, bao vây tiêu diệt quân địch ở Chuk. Trong chiến dịch này, các đơn vị của Quân khu 9 cùng các đơn vị Bạn tiêu diệt và bắt hàng nghìn tên, gọi hàng 1.270 tên, thu 26 xe tăng, 169 xe vận tải, 1.909 súng các loại và hàng trăm tấn đạn dược, lương thực, quân trang, quân dụng; giải phóng các huyện Sêranben, Ptusakô, Chiphát, Thomabăng và bắc đường số 4.

Sau khi điều chỉnh lại lực lượng, từ ngày 1 tháng 5 đến 20 tháng 6 năm 1979, Quân khu 9 tiếp tục mở các chiến dịch 4 và 5 nhằm truy quét tàn quân địch còn lẩn trốn ở các vùng rừng núi, nhất là các khu vực ta dự đoán địch có khả năng lập các kho tàng, sở chỉ huy như phía bắc và đông bắc Kirivông, tây núi lớn, Kasala, đông và nam Tàlơn, tây bắc Campốt. Ở khu vực tứ giác bắc Kirivông, Sư đoàn 339 đã đánh trúng một số kho tàng của địch, diệt hơn 100 tên, thu 100 máy thông tin và nhiều đạn dược. Ở phía nam đường số 4, các sư đoàn 4, 8, Trung đoàn 152 (Kiên Giang) đánh chiếm sở chỉ huy các sư đoàn 210, 230, 250. Lực lượng bộ đội địa phương các tỉnh Tiền Giang, Cửu Long, Minh Hải, Bến Tre, Hậu Giang kết hợp chặt chẽ với lực lượng vũ trang yêu nước Campuchia truy quét tàn quân địch ở khu vực tây thị xã Puốcxát và một số huyện của tỉnh Côngpông Chnăng.
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Sáu, 2010, 08:34:47 am gửi bởi Bodoibucket » Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #64 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2010, 08:42:25 am »

Đối với Quân khu 5, sau khi hoàn thành nhiệm vụ trong cuộc tổng tiến công giải phóng Campuchia, Quân khu 5 được giao phụ trách địa bàn 4 tỉnh: Ráttanakiri, Mônđônkiri, Stung Treng, Prếtvihia. Trên địa bàn này, tàn quân các sư đoàn 801, 920, 775, 612, 616 còn khoảng hơn vạn tên lẩn trốn hoạt động. Trong tháng 1 và tháng 2 năm 1979, các đơn vị của quân khu liên tục tổ chức các đợt truy quét, bảo vệ các trục giao thông, các địa bàn chiến lược; đồng thời giúp nhân dân Campuchia xây dựng lực lượng vũ trang, củng cố chính quyền ở các địa phương. Do lực lượng mỏng, địa bàn rộng, địch lẩn trốn trong dân nên công tác truy quét của ta gặp nhiều khó khăn; ở một số nơi, chính quyền bị địch khống chế, không phát huy được tác dụng.

Để tăng cường lực lượng đáp ứng nhiệm vụ trong giai đoạn mới, đầu tháng 3 năm 1979, Quân khu 5 thành lập 2 sư đoàn (315 và 342). Ngay sau khi thành lập, Sư đoàn 315 nhận nhiệm vụ thay Sư đoàn 309 bảo vệ địa bàn đông sông Mê Công. Sau đó, quân khu bàn giao 2 sư đoàn (309, 342); 2 trung đoàn bộ binh (250, 276), Trung đoàn pháo binh 572b và 4 tiểu đoàn binh chủng (đặc công, xe tăng, pháo binh, công binh) cho Bộ để tăng cường cho các quân khu 7, 9 và các quân đoàn 3, 4.

Ngày 15 tháng 3 năm 1979, Bộ tư lệnh Quân khu 5 giao nhiệm vụ cho Sư đoàn 315 đảm nhận địa bàn hoạt động của Sư đoàn 309 ở khu vực đông sông Mê Công thuộc vùng Đông Bắc Campuchia. Nhiệm vụ cụ thể là: tiếp tục truy quét tàn quân sư đoàn 801 địch; cùng các đơn vị Bạn bảo vệ an toàn vận chuyển trên trục đường 19; giúp Bạn vận động quần chúng, khôi phục sản xuất, xây dựng cơ sở chính trị, xây dựng chính quyền, cứu đói, chữa bệnh, ổn định đời sống nhân dân.

Vùng Đông Bắc Campuchia gồm 5 tỉnh (Ráttanakiri, Mônđônkiri, Stung Treng, Prếtvihia và Krachiê, (p.105) diện tích trên 10 vạn kilômét vuông, dân số khoảng 10 vạn người. Lực lượng địch trên địa bàn này có tàn quân các sư đoàn 801, 920 và lực lượng các vùng 105, 107.

Chúng dựa vào dãy núi Đăngrếch dọc biên giới Campuchia - Thái Lan để nhận viện trợ từ bên ngoài chuyển vào nội địa, giúp tàn quân Pôn Pốt phá hoại cách mạng Campuchia.
Đảm nhận tác chiến trên một địa bàn rộng, thưa dân, địa hình phức tạp, thời tiết khắc nghiệt, địch thường xuyên đánh phá, Sư đoàn 315 dưới sự chỉ huy của Sư đoàn trưởng Trương Đức Chữ, Chính ủy Trương Trung Thắng vừa tập trung lực lượng truy quét địch, vừa tích cực giúp đỡ Tiểu đoàn 179 (bộ đội địa phương tỉnh Ráttanakiri) xây dựng, phát triển lực lượng đánh địch, bảo vệ địa bàn; đồng thời phối hợp với Trung đoàn công binh 280 và lực lượng thanh niên xung phong đang thi công trên trục đường số 19, bảo đảm giao thông trên tuyến hành lang chính của mặt trận, từ ngầm Ada Đao lên tỉnh Stung Treng.

Cuối tháng 3 năm 1979, tại thị xã Stung Treng, đồng chí Huỳnh Hữu Anh, Tư lệnh Tiền phương Quân khu 5 cùng các đồng chí trong Bộ tư lệnh Mặt trận đã thông qua kế hoạch bố trí lực lượng của Sư đoàn 315 như sau: Trung đoàn bộ binh 142 đứng chân ở Lomphát và một phần về phía nam huyện Bôkeo (Ráttanakiri) đến đông Stung Treng, hoạt động trong khu vực từ nam đường 19 đến giáp giữa Mônđônkiri, Krachiê; đánh dịch ở khu vực giáp ranh ba huyện Lom phát, Bôkeo, Bunglung và khu vực rừng xanh nam sông Sêrêpốc, bảo vệ phà Sêrêpốc đi Cônhek và ngã ba đường 19, 141 và trục đường 141. Sở chỉ huy trung đoàn ở thị trấn Lomphát.

- Trung đoàn 143 bố trí ở khu vực Vonsai (Ráttanakiri), Xiêmpạng (Stung Treng) bắc sông Sê San, hoạt động trong khu vực từ đông sông Mê Công đến biên giới Campuchia - Lào; tập trung đánh địch ở trọng điểm nguồn suối Lalay - Ponglay - Nava - bắc Hátpớ đến làng Nhơn và giúp Bạn xây dựng hai huyện Vonsai, Xiêmpạng. Sở chỉ huy trung đoàn ở Vonsai.

- Trung đoàn 733 đảm nhiệm khu vực Ôchum (bắc Bunglung), vừa tranh thủ huấn luyện, vừa bảo đảm đường 194 đến nam Sê San, đường 194B Bunglung - Taveng và hoạt động trong phạm vi Bunglung, đông Vonsai đến ngã ba biên giới Lào - Campuchia - Việt Nam.

- Trung đoàn pháo binh 729 bố trí ở đông Bunglung, tây Bôkeo; tập trung huấn luyện chuyển binh chủng kết hợp vận động quần chúng bảo vệ địa bàn và đường 19 (đoạn đông Bunglung). Sư đoàn bộ và các đơn vị trực thuộc đứng chân ở thị xã Bunglung, vừa làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ địa bàn đứng chân, vừa giúp dân ổn định cuộc sống.

Cùng với việc triển khai lực lượng giữ địa bàn, các đơn vị trong Sư đoàn 315 vừa tổ chức các đợt truy quét tàn quân địch. Từ ngày 20 tháng 3 đến ngày 14 tháng 4 năm 1979, các đơn vị của Sư đoàn đánh 16 trận, diệt và bắt hàng trăm tên địch, thu một số súng đạn. Tiếp đó, từ ngày 15 đến 25 tháng 4, Sư đoàn sử dụng Trung đoàn 143 phối hợp với Trung đoàn 94 và Tiểu đoàn đặc công 407 bao vây tiêu diệt địch ở tam giác đông nam Xiêmpạng và vùng Ôtầng. Trung đoàn 142 (thiếu 1 tiểu đoàn) phối hợp bộ đội địa phương truy quét địch ở Lomphát nam Bôkeo, bắc sông Sêrêpốc.

Cùng với việc tiến hành truy quét địch và giúp dân phát triển sản xuất, củng cố chính quyền cách mạng, cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 315 bằng hành động thực tế đã gây được niềm tin yêu với nhân dân Campuchia. Có lần địch tung tin sẽ đánh úp cơ quan tỉnh của Bạn ở Vonsai hòng kéo quân ta ra đối phó. Bộ Tư lệnh Sư đoàn đã phán đoán đúng ý định của địch nên chỉ sử dụng 1 lực lượng nhỏ bảo vệ Vonsai còn lại tập trung truy quét tàn quân địch ở khu vực suối Lalay và khu vực biên giới A-tô-pơ (Hạ Lào), diệt nhiều tàn quân địch, giải phóng 3.000 dân, trong đó có con trai đầu và cháu nội của ông Buôn Chuon, Chủ tịch tỉnh Ráttanakiri. Ngoài ra, Sư đoàn còn đưa được nhiều dân ở vùng đông bắc Bôkeo về lập làng mới trên đường số 179. Khi bọn lính Pôn Pốt đến đốt nhà, đuổi dân ra rừng, Trung đoàn 733 đã nhanh chóng cơ động lực lượng đánh địch, bảo vệ an toàn cho dân. Trong dịp Tết cổ truyền Chôn Chnam Thơmây (14 và 15 tháng 4 dương lịch), các đơn vị Sư đoàn 315 tổ chức bảo vệ chu đáo để nhân dân trong vùng được vui chơi, ca hát. Nhiều người dân Campuchia rất cảm động đã ân cần buộc chỉ cổ tay, té nước cầu phúc cho Bộ đội tình nguyện Việt Nam. Những tình cảm cao đẹp đó đã góp phần thắt chặt tình đoàn kết gắn bó tin tưởng giữa Quân tình nguyện, chuyên gia quân sự Việt Nam với Quân đội cách mạng và nhân dân Campuchia.

Từ cuối tháng 4 đến tháng 6 năm 1979, do yêu cầu của nhiệm vụ bảo đảm hành lang vận chuyển và đánh địch bảo vệ địa bàn, Quân khu 5 tổ chức thêm Trung đoàn công binh hành lang 280 và 4 tiểu đoàn bộ đội tỉnh, 15 đại đội huyện để tăng cường cho các tỉnh Đông Bắc của Campuchia.
Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #65 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2010, 08:44:11 am »

Cùng với việc tập trung lực lượng thực hiện tốt nhiệm vụ chủ yếu đánh địch bảo vệ địa bàn, Quân tình nguyện còn cử nhiều đội công tác tham gia giúp Bạn củng cố xây dựng chính quyền cách mạng và các tổ chức đoàn thể. Theo yêu cầu và sự thoả thuận của Trung ương Đảng Bạn, ngày 15 tháng 5 năm 1979, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 75/CT-TW về việc tổ chức các lực lượng chuyên gia Việt Nam tại các tỉnh Campuchia, gồm: các đơn vị Quân đội nhân dân Việt Nam, các đoàn chuyên gia Việt Nam cấp Trung ương, cấp tỉnh và tổ chuyên gia cấp huyện; các đội công tác hoạt động theo từng thời gian về kinh tế, kỹ thuật, y tế, giáo đục, văn học, nghệ thuật. Ban Bí thư phân công một số tỉnh của Việt Nam giúp tỉnh Bạn, các tỉnh ủy được tổ chức một tiểu Ban chuyên trách, do một đồng chí Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch chuyên trách. Các tỉnh Việt Nam không cử các đội công tác sang tỉnh Bạn làm nhiệm vụ phát động quần chúng, xây dựng chính quyền cách mạng và các đoàn thể quần chúng. Nhiệm vụ này do các đơn vị quân đội hoạt động trên tỉnh Bạn được Tiền phương Bộ Quốc phòng và các quân khu giao nhiệm vụ phát động quần chúng, xây dựng chính quyền, có thể tổ chức ra các đội công tác và phải bố trí thêm cán bộ chính trị, cán bộ dân vận làm nhiệm vụ được giao và phối hợp chặt chẽ với đoàn chuyên gia cấp tỉnh.

Thực hiện chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng, các đơn vị Quân tình nguyện Việt Nam vừa làm nhiệm vụ chiến đấu, truy quét tàn quân địch, vừa làm công tác phát động quần chúng, giúp Bạn xây dựng chính quyền cơ sở xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng. Đến tháng 6 năm 1979, các đơn vị Quân tình nguyện kết hợp giúp nhân dân các địa phương xây dựng chính quyền tự quản ở hầu hết các tỉnh, huyện, xã; giúp Bạn tổ chức 39.000 dân quân tự vệ trang bị 15.000 súng. Đặc biệt, Quân tình nguyện Việt Nam đã giúp Bạn tổ chức quân chủ lực và quân địa phương, biên chế thành một lữ đoàn, 2 trung đoàn, 32 tiểu đoàn bộ dội chủ lực, 36 đại đội địa phương huyện, 111 đội công tác (quân số 15.379 người). Chỉ riêng trên địa bàn do Quân khu 9 đảm nhiệm, Quân tình nguyện đã giúp Bạn xây dựng chính quyền cách mạng ở 20/23 huyện, 216/260 xã; đồng thời giúp 4 tỉnh Bạn xây dựng được 6 tiểu đoàn, 17 đại đội bộ đội địa phương, 3 khung huấn luyện tân binh (tương đương tiểu đoàn) và hàng trăm đội du kích ở các xã, ấp.

Như vậy, sau khi kết thúc thắng lợi cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trên toàn tuyến biên giới Tây Nam, đáp lời kêu gọi của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước và nhân dân Campuchia, Đảng và Nhà nước ta đã quyết định đưa lực lượng Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự sang giúp các lực lượng vũ trang cách mạng và nhân dân  Campuchia đánh đổ tập đoàn phản động Pôn Pốt - Iêng Xari, giải phóng đất nước khỏi hoạ diệt chủng, giành chính quyền về tay nhân dân. Tiếp đó, theo đề nghị của Đảng, Nhà nước Campuchia, Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam được Đảng, Nhà nước ta giao nhiệm vụ ở lại Campuchia triển khai lực lượng truy quét tàn quân Pôn Pốt, giúp Bạn củng cố chính quyền cách mạng, bảo vệ vùng giải phóng, góp phấn bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, từng bước ổn định đời sống nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội, hồi sinh đất nước.
Logged
dksaigon
Thành viên
*
Bài viết: 1027


« Trả lời #66 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2010, 10:14:55 am »

Đầu tháng 3 năm 1979, Tiền phương Bộ Quốc phòng tăng cường Sư đoàn 310 (Quân khu 7) cho Quân khu 9 để đảm nhiệm địa bàn khu vực Preynop (tỉnh Campốt).
F310 tăng cường chỉ có E7 và có lẽ thêm E742 (thiếu)?, E7 thì có truy quét đến biên Thái ở Cô công.
Các tỉnh Việt Nam không cử các đội công tác sang tỉnh Bạn làm nhiệm vụ phát động quần chúng, xây dựng chính quyền cách mạng và các đoàn thể quần chúng. Nhiệm vụ này do các đơn vị quân đội hoạt động trên tỉnh Bạn được Tiền phương Bộ Quốc phòng và các quân khu giao nhiệm vụ phát động quần chúng, xây dựng chính quyền, có thể tổ chức ra các đội công tác và phải bố trí thêm cán bộ chính trị, cán bộ dân vận làm nhiệm vụ được giao và phối hợp chặt chẽ với đoàn chuyên gia cấp tỉnh.
Cái này thực tế cũng do các đoàn chuyên gia dân sự có hạn chế vì toàn các vị sắp về hưu phải qua K nên tinh thần không sung lắm! Cheesy Và đúng như đoạn sử trên thì sau đó các đơn vị đứng chân địa bàn kiêm làm!
Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #67 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2010, 10:48:38 am »

Đọc sử thấy 309 của lão Quềnh đi lung tung thật! QK5, QK9, Mặt trận ...
À, bồi thêm cái ảnh 317 QK7 (Kontahien, Hairuong, Angko Krao ... có trong hình không nhỉ? Smiley )

Logged
phumkoten
Thành viên
*
Bài viết: 43



« Trả lời #68 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2010, 11:09:19 am »

Trích dẫn
Nhận nhiệm vụ phối hợp với lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia tiêu diệt địch ở khu vực Amleng - Kimri, Quân đoàn 4 được Tiền phương Bộ Quốc phòng tăng cường Sư đoàn 5 (Quân khu 7). Quyết tâm của ta và Bạn là tập trung lực lượng tiêu diệt các cơ quan chỉ huy, các căn cứ trung ương và quân khu. Tiêu diệt và làm tan rã phần lớn sinh lực dịch, đánh chiếm các kho tàng trang bị và lương thực của dịch; đồng thời phát động nhân dân xây dựng chính quyền cách mạng, củng cố vùng giải phóng.

Ngày 19 tháng 3 năm 1979, các đơn vị thuộc Sư đoàn 9 đánh chiếm vùng đông và bắc Thmei, diệt nhiều địch, bắt hàng trăm tên, thu 1 kho súng, giải phóng gần  1 vạn dân. Tiếp đó, Sư đoàn tổ chức nhiều đợt truy quét tàn quân địch, giải phóng hàng vạn dân. Trong thời gian này, các đơn vị của Sư đoàn 5 tiến công dịch ở nam đường số 114, Kravanh, Tangpon, giải phóng hơn 15.000 dân, sau đó phát triển về hướng Kimri. Sư đoàn 7 truy quét địch ở các điểm cao từ Khumpous - Tàpeng - Thmei, gây cho địch nhiều thiệt hại.

Bác có thông tin thêm về F5 giai đoạn này, cho ae bổ sung. Cảm ơn bác.
Logged

Tôi khoâng theå naøo queân ...
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #69 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2010, 11:15:42 am »

Để em tìm thêm trong sách sử đoạn sau có nói tiếp hay không.
Bác có thể hỏi @poipet, lính f5, tháng 7-79 ở topic này:

http://www.quansuvn.net/index.php/topic,10724.msg165149.html#msg165149
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM