Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:49:14 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nam triều công nghiệp diễn chí - Nguyễn Khoa Chiêm  (Đọc 21467 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #10 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2010, 12:17:46 pm »

Tạm ngưng để thảo luận ...   Roll Eyes
Các bác cho hỏi là nếu mình đánh (8 ) thì ra cái mặt này (Cool, làm sao cho hết?
Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #11 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2010, 06:33:00 am »

Lại nói về năm Kỷ Tị, niên hiệu Chính Trị thứ mười hai (1569) ở Bắc triều, thái sư Minh Khang vương Trịnh Kiểm đánh lấy được miền Sơn Tây, thấy con thứ là Trịnh Tùng (tức Bình An vương) đủ tài trí mưu lược anh hùng, có công đánh dẹp, bèn cho lĩnh ấn Bình Đông, mở doanh Cung Nghĩa, tước Trường Nguyên công giữ chức đồng tiết chế thống binh, đem quân đi đánh giặc.

Năm ấy bỗng nghe tin tướng trấn thủ ở phía nam là Đoan quốc công đạt mưu giết được tướng Mạc là Lập Bạo đoạt lấy binh chúng, Minh Khang vương Trịnh Kiểm trong lòng cả giận, muốn lập kế trừ đi. Trước kia ở xã Hành Phổ, huyện Khang Lộc, xứ Thuận Hóa có viên cai tổng là Mỹ Lương bá cùng các em là bọn Văn Lan, Nghĩa Sơn có công trong việc nộp thóc, xin được thăng quan tước. Thái sư Minh Khang vương Trịnh Kiểm cho Mỹ Lương bá làm cai tri lo việc thu nộp tô thuế để hàng năm tiến nạp. Trịnh Kiểm thấy anh em Mỹ Lương bá thu nộp tô thuế có công, bèn phong cho Mỹ Lương bá làm tham đốc, tước quận công, bọn Văn Lan, Nghĩa Sơn làm thự vệ, đều được phong tước hầu, giao cho cai quản việc tô thu thuế ở xứ Thuận Hóa. Nay chúa Tiên vào trấn thủ hai xứ Thuận, Quảng, Minh Khang vương ngầm sai anh em quận Mỹ lựa chọn binh lính khỏe mạnh người bản xứ, nhân lúc sơ hở mà đánh úp để dứt mối lo về sau, xong việc sẽ có gia thăng trọng thưởng.

Quận Mỹ được mật lệnh liền gọi hai em là bọn Văn Lan, Nghĩa Sơn vào phòng kín bàn việc tuyển chọn binh lính, sắm sửa khí giới. Quận Mỹ sai bọn Văn Lan, Nghĩa Sơn đem quân đến đóng ở xã Hương Da, huyện Minh Linh (12), mai phục ở những nơi hẻo lánh. Quận Mỹ tự đem quân theo đường bí mật dưới chân núi đến đóng quân ở Cầu Gạch thuộc xã Trà Trì, huyện Hải Lăng, làm thành thế đầu đuôi ứng tiếp lẫn nhau, đợi ngày đánh ốp vào.

Lại nói chúa Tiên Nguyễn Hoàng trước đã dò biết được đích xác ý đồ của bọn quận Mỹ, cả giận mắng rằng : "Lũ bọ ngựa oắt con kia dám giơ càng chống xe hay sao!". Nói đoạn sai Trà quận công (1) đem quân đến xã Hương Da đánh bọn Nghĩa Sơn, Văn Lan. Chúa tự mình điểm quân, nhân lúc đêm tối lặng lẽ tiến đến Cầu Gạch đánh thọc vào, đốt cháy doanh trại của quận Mỹ, khói lửa ngút trời, sáng bốc như nắng rựng. Chúa ra sức đốc chiến. Quận Mỹ kinh sợ bối rối, quân lính nhốn nháo tìm đường tháo chạy tán loạn. Quận Mỹ một mình chạy trốn vào rừng. Chúa đuổi kịp, chém chết ngay. Rồi đó chúa Tiên dẫn quân thẳng tiến đến xã Hương Da đánh bọn Văn Lan, Nghĩa Sơn.

Lại nói quận Trà vâng lệnh đem quân đến xã Phúc Bố, cùng với bọn Văn Lan, Nghĩa Sơn đôi bên đánh lớn một phen, chưa phân thắng bại. Sau quận Trà bị tướng giặc là Nghĩa Sơn bắn trúng, chết tại trận.

Quân lính trở về báo tin cho vợ quận Trà. Vợ quận Trà là Trần thị, người xã Khu Trường, nghe tin cả giận, liền cải dạng ăn mặc như đàn ông, đầu đội nón chóp, tay cầm giáo sắc, cưỡi voi ra trận đốc thúc quân sĩ đánh gấp để báo thù chồng. Quân của Trần thị đến bờ sông thì gặp địch, đôi bên xông vào hỗn chiến. Bọn Nghĩa Sơn chống cự không nổi, trốn không kịp, liền bị Trần thị bắn chết, thây hất bên đường. Văn Lan thấy vậy cả giận, thúc quân cung nỏ xáp đánh để báo thù. Bỗng thấy từ sau lùm cây rậm bên con ngòi bụi cuốn tung trời, cờ bay rợp đất, chiêng trống vang lừng. Quân do thám báo tin đó là chúa Tiên Nguyễn Hoàng đang ruổi đại quân tiến đến. Văn Lan cả kinh, lượng sức không địch nổi, vội bỏ quân chạy về phía bắc tìm đường trốn về Tây kinh (2).

Từ đó quét sạch quân giặc. Đoan quốc công Nguyễn Hoàng đem quân về dinh mở tiệc chúc mừng thắng trận, xét công ban khen tướng sĩ, khao thưởng ba quân, hậu thưởng cho Trần thị, ban hiệu là Quận Trà phu nhân, cấp bổng lộc ân sủng lụa liền trọng hậu. Truyền lệnh an táng linh cữu quận Trà.
Bấy giờ Văn Lan thua trận chạy về kinh đô (Tây kinh), tâu bày sự việc. Thái sư Trịnh Kiểm biết mưu không thành, trong lòng tức giận, ăn ngủ không yên. Kiểm bèn quy tội cho quận Mỹ, và lờ đi không xét đến việc đó nữa.

Từ đó Đoan quốc công Nguyễn Hoàng thu phục hết quân dân hai xứ Thuận, Quảng. Voi ngựa, vàng lụa, thóc tiền sung dùng vào việc công để ban phát ân đức, chiêu vỗ muôn dân, thân yêu trăm họ. Hàng năm thu tô đòi thuế để tiến nạp cho triều đình. Dân địa phương hai trấn được an cư lạc nghiệp.

---------------------------------------------------
(1). Cương mục chép Trà quận công họ Trương (Trương Trà).
(2) Tây kinh : chỉ nơi đóng hành doanh của vua Lê Anh Tông bấy giờ đóng ở sách Vạn Lại (Thọ Xuân, Thanh Hóa).
Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #12 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2010, 06:36:25 am »

Một hôm chúa ngồi rỗi chợt nghĩ đến việc ngày trước, khi còn ở Trung đô (1) một hôm giả vờ ốm mệt đi dạo chơi ở ngoài, bị một gã thầy chùa làm nhục. Từ đó ôm giận nhà chùa, hễ khi có việc chay đàn sám nguyện cầu phúc thường chỉ chuộng dùng đạo sĩ (2) không dùng tăng thích. Các nhà sư đều lánh xa không ai dám đến hầu. Ấy vì sư là người tiêu biểu cho cửa Thiền mà không giữ được lời răn giới về phẩm hạnh của nhà sư.

Năm Canh Ngọ, niên hiệu Chính Trị thứ mười ba (1570), ngày mười tám tháng hai. Ở Bắc triều thái sư thượng phụ Minh Khang vương Trịnh Kiểm mất, thọ sáu mươi tám tuổi. Khang vương phò tá cơ nghiệp nhà Lê không sợ gian lao vất vả. Nhưng vì việc dẹp trừ phe đảng nhà Mạc chưa xong, vương thường đau tiếc rơi lệ, ăn ngủ đều kém sút. Sau khi vương mất, vua Lê (Anh Tông) gia phong là Minh Khang thái vương, ban vàng bạc vóc lụa, làm lễ an táng theo nghi lễ bậc vương. Vua thân đến vương phủ lập đàn làm lễ tế. Rồi đó tể tướng và các quan thay mặc áo xô trắng đến lạy trước linh cữu. Vua đọc bài vẫn tế như sau :

"Tiểu tử là Lê mỗ kính cẩn dâng chén rượu trong, vài thứ hoa quả lên trước linh cữu tôn nghiêm của thái sư thượng phụ tặng tước Minh Khang thái vương, khóc mà thưa rằng :

Than ôi, bậc nghiêm quân! Xót thay cho vương phủ ! Ngoài là thác nghĩa làm vua tôi, trong là ơn sâu như phụ tử. Xưa tiểu tử hàn vi, nhờ công lao thượng phụ, kính được tôn thờ tiên đế qui mô, lại khai sáng thêm cõi bờ triều cũ. Hiểm nguy trăm trận, trịnh trọng một niềm; trung nghĩa tỏ với thần minh, công nghiệp sánh tày vũ trụ. Quách Phần Dương (3) phụ giúp Đường Đế giữ vẹn thanh danh. Gia Cát Lượng khôi phục Hán đô, thêm dài quốc tộ. Mảng từ nghe tin, xiết bao kinh sợ. Đang giở cuộc kinh dinh bốn bể một mình biết nhờ cậy vào ai. Mà ơn tư nuôi dưỡng một nhà, vì đại nghĩa lòng sâu cảm mộ. Nay rót chén dâng, biệt người thiên cổ. Như tinh anh có thiêng, xin giúp vì quốc tộ. Ô hô ! Đau thay ! Cúi xin thượng hưởng".

Vua đọc văn tế xong phục xuống khóc lớn, các quan văn võ đều đau xót thương khóc. Vua trở về cung, ngày đêm nghĩ công lao của Minh Khang thái vương thật to lớn khó bù đắp đền đáp. Từ đó về sau hễ có việc nước đều ủy thác cho Trịnh Nguyên công (4).

Năm ấy, ở Nam, chúa Tiên Nguyễn Hoàng nghe tin bèn sai người đem lễ vật ra phúng tang và dâng bài tán để bày tỏ tình nghĩa anh em. Bài tán viết : "Minh Khang thái vương có tài Y Doãn, Chu Công, hùng dũng đảm lược mưu trí, giữ chắc đánh thắng, ứng biến vô cùng. Vạch gai góc, lập quy mô, phía Nam mở biên thùy, phía Bắc chăm đất ruộng. Khôi phục triều Lê, lập kỷ cương chế độ. Danh như Quách Phần Dương, nghiệp lớn tựa Tề vương Tín (5). Từ Hán, Đường, Triệu, Tống đến Đinh, Lý, Trần, Lê đời không sánh kịp. Than ôi ! nghìn quân dễ có, một tướng khó tìm ! Khi vua mới lên ngôi tôn làm Thượng phụ, nay lại tặng Minh Khang thái vương. Vua thân đến làm lễ, quả là hết đạo quân thần. Tiếc thay nửa đường đứt gánh, chưa thỏa ý xưa. Nhưng có Nguyên công tiếp bước, tài năng khá nối chí cha, rạng tiếng tổ tông, thế là tốt đẹp".

Mùa hạ, tháng tư, Nguyên công Trịnh Tùng thấy trong nước có biến động bèn đem quân về chiếm giữ lũy Vạn Lại để cố thủ. Ngày mồng hai, vua phong cho Nguyên công tước hiệu "Kiệt tiết trung thành". Ngày mồng ba lại phong là "Tuyên lực công thần" để đền đáp công lao. Các bậc đại thần huân cựu như thái phó Nghĩa quốc công (6), Dương quốc công (7), An quốc công [8] cùng chung lòng hợp sức phò giúp nhà chúa.

Tháng tám năm ấy, vua Mạc Thuần Phúc sai quân vào đánh phủ Hà Trung giết người cướp của, dân chúng kinh sợ lánh trốn vào chốn núi rừng.
Nguyên công Trịnh Tùng biết tin bèn đóng quân giữ nơi căn bản, sai Định quận công đem quân chặn địch, đánh lớn với quân Mạc, phá tan được. Quân Mạc kinh sợ không dám ngoái đầu, chạy xuống đóng quân ở xứ Hải Dương. Đến tháng chín hết lương ăn, phải rút quân trở về Đông kinh.

---------------------------------------------------
(1) Trung đô : kinh đô ở miền Trung, chỉ nơi nhà Lê trung hưng đóng đô ở Thanh Hóa (cũng gọi là Tây kinh).
(2) Đạo sĩ : Tu sĩ của đạo Giáo thuyết giảng phép tu luyện trường sinh bất tử (dân gian thường gọi là đạo Tiên). Người đương thời gọi Đoan vương Nguyễn Hoàng là chúa Tiên có lẽ vì lý do nói trên.
(3) Quách Phần Dương : tức Quách Tử Nghi, danh tướng đời Đường, tước Phần Dương Vương.
(4) Tức Trịnh Tùng (con Trịnh Kiểm) tên tước cũ là Trường Nguyên công.
(5) Tức Hàn Tín, trước giúp Hán Cao Tổ, sau được phong tước vương ở đất Tề.
(6) Tên tước của Đặng Huấn.
(7) Tên tước của Nguyễn Hữu Liêu.
[8] Tên tước của Lại Thế Khanh. Ba người nói trên đều là tướng bộ thuộc đã giúp Trinh Tùng nối ngôi chúa.
Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #13 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2010, 06:38:55 am »

Lại nói năm Tân Mùi, niên hiệu Chính Trị thứ mười bốn (1571), vua Lê phong cho Nguyên công Trịnh Tùng làm khâm sai đô tướng tiết chế các xứ thủy bộ chư doanh, kiêm tổng nội ngoại bình chương quân quốc trọng sự, hàm thái úy, tước trường quốc công, giữ chức đô tướng trông coi việc nước. Trường quốc công Trình Tùng vái tạ nhận tước phong, chính thức thống suất cai quản việc triều chính. Từ đó binh uy ngày thêm vang dậy.

Chúa mới cầm nắm quyền hành, trong lo việc nước, ngoài lo dẹp giặc, thiên hạ yên bình. Các quan văn võ đều vui lòng tuân phục, người theo về dưới thềm rất đông. Từ đó về sau, thiên hạ hơi được yên bình.

Lại nói năm Quý Dậu, niên hiệu Chính Trị thứ mười sáu (1573), tháng giêng, vua Lê qua đời. Vua ở ngôi mười bảy năm, thọ bốn mươi hai tuổi, các quan dâng tên thụy là Anh Tông hoàng đế, táng ở Tuyên Lăng.

Bấy giờ Trường quốc công Trịnh Tùng cùng các quan đại thần bàn việc lập hoàng thái tử Duy Đàm lên ngôi hoàng đế, đổi niên hiệu là Gia Thái, xuống chiếu đại xá thiên hạ.

Năm Quý Dậu, niên hiệu Gia Thái năm đầu (1573), vua mới bảy tuổi, lên ngôi khi còn trứng nước, chưa hiểu việc chính sự quốc gia, quyền bính đều ủy thác cả cho Trịnh Tùng làm phụ chính. Trường quốc công Trịnh Tùng tài kiêm văn võ, mưu lược lớn lao, thu gồm hào kiệt, chiêu tập những kẻ ngoan ngạnh quật cường, uy hiếp công khanh, ngầm có ý lấn vượt.

Lại nói năm ấy ở Đàng Trong. Đoan quốc công Nguyễn Hoàng làm trấn thủ hai xứ Thuận, Quảng, dân chúng được yên vui, trong cõi yên bình thịnh vượng. Bỗng nghe tin có bọn "giặc giàu sang" (1) đem năm chiếc tàu đến đậu ở ngoài khơi Cửa Việt, dùng thuyền nhỏ vào bờ cướp bóc dân lành. Chúa nghe tin, liền sai con là Thụy quận công (2) đem quân đi quét diệt.

Thụy quận công vâng lệnh đem hơn mười chiến thuyền đi thẳng đến Cửa Việt, thấy thuyền giặc còn cách hơn ba mươi dặm, tất cả đều móc neo đậu liền nhau một dải. Quận Thụy cả giận đốc thúc thủy quân tiến thốc lên. Đoàn thuyền chiến như một con trường xà ruổi tới, tiếng súng đồng loạt phát nổ, vang động trời đất. Hai tàu giặc bị bắn vỡ. Bọn "giặc giàu sang" cả sợ vội cuốn neo kéo buồm chạy gẩp ra biển Đông. Thụy quận công xua quân đuổi theo không kịp, chỉ thu được một số đồ vật của tàu giặc nổi trên biển đem về.

Thụy quận công vào triều báo tin. Đoan vương cả mừng, vỗ về, úy lạo rằng :
- Con ta thật anh hùng !

Nói đoạn bèn trọng thưởng cho Thụy quận công, ban khen hậu hĩnh cho ba quân tướng sĩ, mở tiệc mừng.

Từ đó về sau tàu của bọn "giặc giàu sang" không dám mon men gần cõi, dân miền ven biển cũng được yên.

Lại nói việc năm Giáp Tuất, niên hiệu Gia Thái thứ hai (1574), bên nhà Mạc là niên hìệu Sùng Khang thứ chín. Vua Mạc là Mạc Mậu Hợp còn bé thơ (3) quyền hành ủy thác cả cho tể tướng (4) cầm nắm việc nước. Tướng sĩ trên dưới lìa lòng, dấy loạn nổi giặc, ai nấy đều muổn tranh công. Dân chúng Đông kinh cũng bị điêu linh khốn khổ. Luôn trong mẩy năm nhà Mạc lại mưu tính cất quân vào đánh Thanh Hoa. Năm Gia Thái thứ năm (1577), vua Lê đổi niên hiệu là Quang Hưng.

Năm Mậu Dần, niên hiệu Quang Hưng năm thứ nhất (1578), tháng bảy, tướng nhà Mạc đem quân vào đánh xứ lũy Cổn. Đô tướng Trịnh Tùng xốc quân ra đánh. Quân Mạc thua lớn, bỏ chạy về Đông đô. Quân nhà Lê đuổi theo chém giết bêu đầu, quân Mạc chạy dài lánh trốn.

Năm Canh Thìn, niên hiệu Quang Hưng thứ ba (1580), Mạc Mậu Hợp lại sai tướng là Diễn quốc công (5) vào đánh quân Lê. Quân Mạc đến xứ Cầu Công (6) chia doanh lập trại đóng giữ, cướp bóc quấy nhiễu dân chúng. Đô tướng Trường quốc công Trịnh Tùng thống lĩnh thủy quân tiến đánh. Chúa thúc quân bắn rất rát, tiếng súng ầm vang như sấm, đạn bay như sao sa. Quân Mạc khó bề chống đỡ, kinh sợ trốn chạy, rơi xuống sông chết đuối rất nhiều. Tướng Mạc là Diễn quốc công bỏ quân, bịt đầu lẩn tránh, tìm đường chạy về Đông kinh. Từ đó mối lo về nhà Mạc hơi được yên. Đô tướng Trịnh Tùng hạ lệnh đem quân trở về sách Vạn Lại. Người thời bấy giờ có thơ hình luận rằng :

Phù vận giúp mưu khó cứu đời,
Đuổi quân nhà Mạc chạy tơi bời.
Dương uy tướng sĩ thu non nước,
Gắng sức muôn dân (7) dựng cõi bờ.
Một trận ầm vang bao giặc chết,
Bốn phương tưới khắp vạn dân nhờ.
Nghiệm xem thiên tượng sao Huỳnh [8] mọc,
Ngoài cõi lờ mờ lửa lại khơi.


---------------------------------------------------
(1) Nguyên văn : "Hiển quý tặc" (giặc giàu sang) - cách nói của ngườl đương thời gọi tàu thuyền của người Phương Tây xâm nhập lãnh hải nước ta. ĐNTLB có ghi việc này, nhưng cước chú "Hiển quý là hiệu gọi của bọn tù trưởng phiên" có lẽ không đúng.
(2) Tên tước củc Nguyễn Phúc Nguyên (con Nguyễn Hoàng).
(3) Mạc Mậu Hợp nối ngôi khi lên hai tuổi (lúc nói đây cũng chỉ mới mười bốn tuổi). Mậu Hợp sáu lần đổi niên hiệu, Hồng Ninh là niên hiệu cuối cùng (1591- 1592), vì vậy đời sau thường gọi là Mạc Hồng Ninh.
(4) Chỉ Mạc Kính Điển.
(5) Tên tước của Mạc Kính Điển.
(6) Chữ "Công" nếu đọc theo chữ Nôm có thể đọc là "Trong" (Cầu Trong)
(7) Nguyên văn câu 3 và 4 dùng 4 chữ tên 4 con vật mạnh (trũi, hổ, tì, hưu) tạm dịch như trên.
[8] Huỳnh : tức sao Huỳnh Hoặc (sao Hỏa)

----------------------------
hết hồi 1
Logged
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #14 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2010, 07:38:49 am »

Xin phép bác chủ topic: Ở đây nhận bài thảo luận chen ngang phải không ạ? (Nếu không thì nhờ bác Tre xóa bài này dùm).
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #15 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2010, 07:48:58 am »

He hê, đúng thế, post ở đây là để có người xem rồi nói chuyện. Chứ pót bài mà không ai vào thảo luận thì buồn chết!  Grin
Logged
tientt82
Thành viên
*
Bài viết: 290


30/4 | 7/5 | 9/5


« Trả lời #16 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2010, 08:17:52 am »

Tạm ngưng để thảo luận ...   ::)
Các bác cho hỏi là nếu mình đánh (8 ) thì ra cái mặt này (8), làm sao cho hết?

Bác đánh 2 dấu cách ra là được bác ạ ( 8 ). Cũng hơi cầu kỳ
Không thì bác bấm vào các tùy chọn khác ; chọn Don't use smileys.
Nhà em test thử (8)
Logged

Chúng ta sẽ không lùi ; vì đằng sau là Mátxcơva ...
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #17 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2010, 08:34:09 am »

Vậy thì "bụp" luôn (hài hước tí, mong bác xá lỗi cho):

Việc Mỹ Lương nổi binh chống Nguyễn Hoàng xảy ra tháng bảy năm Tân Mùi (1571), mà tháng 2 năm ấy Trình Kiểm đã chết rồi, thì việc này quyết không thể do Trịnh Kiểm sai khiến.

Và việc Nguyễn Hoàng giết Lập Bạo lại xảy ra muộn hơn vụ Mỹ Lương một năm nữa (tháng bảy năm Nhân thân 1572), thì lấy việc đó làm cái cớ cho Trịnh Kiểm nổi giận mà sai khiến Mỹ Lương lại càng sai.

Vậy nên học giả Phan Khoang suy đoán vụ Mỹ Lương là do ý đồ của Trịnh Tùng chứ không phải Trịnh Kiểm. Nhưng tôi nghĩ, lúc này, Trịnh Tùng vừa dẹp xong Trịnh Cối, cần ổn định tình hình, vả lại tháng 7 năm Tân Mùi, Trịnh Tùng lại phải đối phó với một cuộc tấn công lớn của quân Mạc. Vậy thì việc sai Mỹ Lương đánh úp cậu ruột mình đang đóng quân ở sau lưng làm hậu thuẫn cho mình chẳng phải là hành động khôn ngoan. Tôi suy đoán, việc Mỹ Lương nổi loạn cũng không hẳn ý của Trịnh Tùng. Nhưng vì sau khi thất bại, Mỹ Lương chạy ra theo họ Trịnh và được thu nạp nên tác giả Nam triều công nghiệp diễn chí suy đoán Trịnh Tùng (hoặc Trịnh Kiểm) với Mỹ Lương có thông mưu từ trước.

Mốc thời gian các sự kiện được lấy trong Đại Nam thực lục tiền biên là chính sử về các đời chúa Nguyễn.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #18 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2010, 08:48:59 am »

1. Nam triều công nghiệp diễn chí do Bảng trung hầu Nguyễn Khoa Chiêm soạn năm thứ 22 đời chúa Minh Vương (1719) ở Đàng Trong.

2. Đại Nam Thực lục tiền biên do các sử quan Nhà Nguyễn soạn đời Minh Mạng.

3. Bố vợ Nguyễn Khoa Chiêm là đại thần, được dự bàn việc cơ mật trong phủ chúa Nguyễn ... nên các tư liệu của NKC là đáng tin cậy.

4. Sau này thời Nhà Nguyễn khắc ván in lại không biết có sửa lại cho hay hơn, phù hợp với thời đại không thì chưa rõ.

Về chi tiết thì để tui coi lại. Mà mấy cái chi tiết này chỉ những người yêu sử lắm mới để ý. Chứ nhà em đọc cuốn này cố xem nó là tiểu thuyết chương hồi để tự cho là hấp dẫn.
Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #19 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2010, 08:54:26 am »


Bác đánh 2 dấu cách ra là được bác ạ ( 8 ). Cũng hơi cầu kỳ
Không thì bác bấm vào các tùy chọn khác ; chọn Don't use smileys.
Nhà em test thử (8)

Em cũng test (8)
Thank bác nhé.
Logged
Trang: « 1 2 3 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM