Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 07:11:17 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trung Quốc như tôi đã biết  (Đọc 301085 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« vào lúc: 26 Tháng Năm, 2010, 07:38:01 pm »

...
Riêng về mối quan hệ với Trung Quốc,cháu nghĩ chúng ta phải cẩn thận  về mọi phương diện.Trung Quốc không phải là bạn tốt của ta. Mà là con dao hai lưỡi...
Trung Quốc là nước láng giềng của Việt Nam. Dù muốn hay không ta vẫn phải và cần quan hệ. Nhưng Trung Quốc là gì, như thế nào và ra sao? Không phải mấy ai hiểu rõ và thống nhất trong cách nhìn nhận,

Tôi xin phép BQT mở chủ đề này để thảo luận chung.


Xin mở màn bằng bài sau:
Logged

menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #1 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2010, 07:47:12 pm »

Thủa nhỏ tôi biết nước Trung Quốc, người Trung Hoa, thường gọi là nước Tầu, người Khách qua lời kể của bà, của bố. Tháng 02/1964 khi theo gia đình lên khai hoang tại Lào Cai, khi qua đầu cầu Hồ Kiều (cây cầu này đường bộ, đường sắt đi chung, xây từ 28/3/1898, bị phá trong CT 2/1979 đến năm 1993 mới khôi phục  trong dịp khơi thông mở lại Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai ngày 18/5/1993), lần đầu nhìn thấy đất và người Trung Quốc. Cầu Kiều  bắc qua sông Nậm Thi sang Trung Quốc ở gần Đồn Biên phòng và cạnh nhà Trọ, phía đầu cầu bên ta có câu thơ của Hồ Chủ tịch viết rất to trên tường: “Mối tình Hữu nghị Việt –Hoa, Vừa là đồng chí, vừa là anh em”. Phía đối diện là thị trấn Hà Khẩu 河口 thuộc tỉnh Vân Nam 云南 nước bạn . Lịch sử đã chứng tỏ rằng sự ảnh hưởng 2 mặt của vùng đất Nam Chiếu, Điền, Đại Lý xưa hay Vân Nam sau này với Lào Cai là rất lớn.

Ngày ấy Hoa kiều 華僑 còn nhiều ở Lào Cai nên việc gặp họ không khó mấy. Những năm học cấp 2, 3 tôi đọc lõm bõm vài cuốn chuyện Tầu, như Tây Du ký, Đông Chu liệt quốc, Tam quốc diễn nghĩa, rồi được học các tác phẩm của Lỗ Tấn, thơ Đường, lịch sử Cách mạng Trung Hoa.

Đặc biệt, vào năm 1966 khi Trung Quốc cử 1 Quân đoàn bộ đội hậu cần dưới danh nghĩa Công nhân Quốc phòng sang giúp Lào Cai xây dựng tuyến đường mà ta đang làm dở phải rút sang Bắc Cạn xây dựng đường vào ATK của Trung ương chúng tôi được trực tiếp tiếp xúc với bộ đội Bác Mao. Tuyến Lào Cai đi Phố Ràng đoạn tu bổ, nâng cấp, đoạn mở mới đi qua dọc xã Phong Niên. CNQP và các trận địa pháo đóng quân trên đường vào thôn, lẫn trong khu sản xuất của dân, thường cử người vào biếu muối, dầu hoả, xà phòng là những thứ nhu yếu phẩm khan hiếm hồi đó, kèm theo là trước tác, huy hiệu Mao Trạch Đông 毛澤東 và hoạ báo TQ tuyên truyền về Cách mạng văn hóa 文化大革命, về Người cầm lái vĩ đại 伟大舵手, về “Chủ nghĩa xét lại hiện đại của LTK”, về người kế tục Lâm Bưu, rồi lại “Phê Lâm, đả Khổng”... Học sinh, thiếu nhi được dạy bài ca ngợi tình hữu nghị Việt Nam-Trung Hoa, ca ngợi Mao Chủ tịch bằng tiếng Việt hay bằng tiếng Hoa. Ngoài ra còn được xem Phim TQ (Bạch Mao Nữ, Một mình đánh núi Uy Hổ, về CMVH, Film Nguyễn Văn Trỗi …), nhưng không có thuyết minh bởi cấp Tiểu đoàn mới có phiên dịch. Lần đầu tiên người dân trong vùng được thấy những chiếc xe ủi, máy gạt hoặc những chiếc xe Giải phóng phải buộc thêm xích vào bánh để chống trơn khi kéo xe ngoạm đất, được xem Xiếc, được sử dụng thuốc ôm đầu khá hiệu nghiệm. Con đường bạn làm giúp đó từ 1967 được mang tên đường Hữu Nghị 7, sau đổi là đường 7 và nay là Quốc lộ 70. Nói thêm, đây là một tuyến giao thông đường bộ cấp quốc gia dài gần 190 km chạy bên bờ tả ngạn sông Hồng từ ngã ba thị trấn Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ đến ngã ba Bản Phiệt tỉnh Lào Cai, hiện đang đang được cải tạo và nâng cấp lên tiêu chuẩn đường cấp 4.
Logged

pain
Thành viên
*
Bài viết: 421



« Trả lời #2 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2010, 09:26:00 pm »

Topic hay, đề nghị bác menthuong, một người "nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt, tiếp tục nhanh nhanh để mọi người có thêm trải nghiệm.
Logged

Tôi chỉ có một ham muốn, một ham muốn tột bậc. Đó là không...ham muốn gì nữa!!!
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #3 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2010, 05:34:09 am »

Sau này khi kớn lên, qua học tập, tìm hiểu tôi thấm rằng: lịch sử Trung Quốc đặc trưng bởi những chia tách và thống nhất lặp đi lặp lại qua các thời kỳ hòa bình xen kẽ chiến tranh, trên một lãnh thổ đầy biến động mà các triều đại thường lật đổ nhau trong bể máu và bành trướng ra xung quanh; giai cấp giành được quyền lãnh đạo thường phải áp dụng các biện pháp đặc biệt để duy trì quyền lực của họ và kiềm chế triều đại bị lật đổ.

Lịch sử Trung Hoa là lịch sử mở mang bờ cõi nhưng cũng bị xâm lăng và đã từng có thời gian mà việc cai trị đất nước vĩ đại này thuộc về triều đại không phải của người Hán 汉人. Đó là thời nhà Nguyên (元朝, Yuan Dynasty; tiếng Mông Cổ: Dai Ön Yeke Mongghul Ulus, 1271 - 1368) do người Mông Cổ (蒙古) lập nên và thời nhà Thanh (大清國; dàqīngguó, 1644 - 1911) của người Mãn Châu (滿洲).

Đồng thời tôi cũng biết rằng: từ “Trung Quốc” (中國, zhongguo, Chung-kuo) được gọi sớm nhất vào thời Tây Chu Vũ Vương 周武王, mang ý nghĩa là “quốc gia trung tâm” hay “vương quốc trung tâm”, dịch sang tiếng Anh  là Central Kingdom hay Central Country, hay ít chính xác hơn là “Middle Country” và “Middle Kingdom”.  Thực ra, tiếng Anh và nhiều thứ tiếng khác dùng tên China (và tiền tố Sino-), mà nhiều người coi là tên xuất phát từ tên nhà Tần (秦, Qin, 221-206 tCn) là triều đại lần đầu tiên đã thống nhất Trung Quốc, mặc dù vẫn còn nhiều chi tiết cần làm rõ thậm chí nguồn gốc của nó còn nhiều tranh cãi. Từ này được người Nhật chuyển tự thành Chi Na 支那 và dùng từ thế kỷ 19. Các nhà Trung Quốc học thường dùng Chinese theo một nghĩa hẹp gần với cách dùng kinh điển của "Trung Quốc", hoặc để chỉ sắc dân "Hán", là sắc dân chiếm đại đa số tại Đại lục Trung Quốc 中國大陸.Tên gọi này không chỉ mang ý nghĩa Trung Quốc ở giữa các nước khác mà còn thể hiện Trung Quốc là ở trung tâm “thiên hạ”, có văn hóa và sức mạnh nổi trội hơn các dân tộc và quốc gia xung quanh còn  các bộ tộc khác man di mọi rợ, kém văn minh. Tên gọi Trung Quốc tuy có từ thời đó nhưng đã không được dùng thống nhất trong suốt lịch sử Trung Quốc, và thể hiện sắc thái văn hóa và chính trị.

Nếu như nước ta quốc hiệu có thể ổn định qua nhiều triều và tên triều đại là từ chỉ họ nắm vương quyền cai trị (Đinh, Lê, Lý, Trần, ...) thì bên Bắc quốc, tên triều đại là tên nước (Đại Thanh quốc của nhà Thanh...) không phải họ của vua. Danh xưng Trung Quốc xuất hiện chính thức trên văn kiện ngoại giao vào năm 1942 trong Điều ước Nam Kinh (ký với Anh ngày 29/8/1942 sau Chiến tranh thuốc phiện).Đây cũng là Điều ước bất bình đẳng đầu tiên TQ kí với nước ngoài, mở đầu cho quá trình biến nước này thành một nước nửa phong kiến nửa thuộc địa cho đến 1911.

 Sau cách mạng Tân Hợi 辛亥革命, Trung Hoa Dân Quốc 中華民國 được thành lập năm 1912, tập hợp 5 dân tộc lớn là Hán 漢, Mãn 滿, Mông 蒙, Hồi 回, Tạng 藏 thành một nhà, gọi tắt là Trung Hoa 中花. Ngày 1/10/1949, Đảng Cộng sản giành thắng lợi, khi Trung Quốc được thiết lập thể chế mới, gọi đầy đủ là “Trung Hoa nhân dân cộng hoà quốc” (中华人民共和国, Zhong huá rén mín gòng hé guó).

Chính Trung Quốc là nước đầu tiên công nhận và thiết lập ngoại giao với Việt Nam dân chủ cộng hoà (1950) giúp ta phá thế bao vây và từng chi viện nhân dân Việt Nam trong 2 cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất (1945-1954) và thứ  hai (1955-1975). Lý giải tại sao TQ giúp VN và vai trò đó ra sao nay còn lắm ý kiến. Nhưng theo tôi, đó là việc của các nhà làm sử. Với người lính, người dân đặc biệt là dân biên giới thì những việc làm, hình ảnh đó của Đảng và nhân dân Trung Quốc mãi được ghi nhận, biết ơn.
Logged

codo
Thành viên
*
Bài viết: 95


« Trả lời #4 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2010, 06:14:26 am »

Hmmmm, nghe đến đâu hiểu dần đến đấy.
Giá như bác đừng có cái câu "người lính, người dân ở biên giới mãi ghi nhận biết ơn Đ và ND Trung Quốc" thì sẽ không "phô" sớm đến thế. Wink
Logged
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #5 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2010, 06:27:49 am »

Hmmmm, nghe đến đâu hiểu dần đến đấy.
Giá như bác đừng có cái câu "người lính, người dân ở biên giới mãi ghi nhận biết ơn Đ và ND Trung Quốc" thì sẽ không lòi đuôi sớm đến thế. Wink
Cám ơn codo@ đã quan tâm, nhưng hình như bạn chưa đọc hết câu, bạn trích vậy thì chung chung và dễ quy chụp quá.uĩn đọc nguyên văn: "Với người lính, người dân đặc biệt là dân biên giới thì những việc làm, hình ảnh đó của Đảng và nhân dân Trung Quốc mãi được ghi nhận, biết ơn".

"Hình ảnh đó" chỉ việc nhân dân TQ từng giúp VN trong thời kỳ 1949-1975 và trước đó nhiều cán bộ Cách mạng của ta đã hoạt động bên nước bạn và lấy đó làm bàn đạp để phát triển phong trào về quê hương. Các khẩu pháo cao xạ , những chú "Voi" trong trận Điện Biên chấn động địa cầu cũng từ bên kia sông Nậm Thi theo sông Hồng qua địa phận Lào Cai rồi tới bến Âu Lâu (Yên Bái) để hành quân vào lòng chảo Mường Thanh. Sao quên được những chuyện đó!

 Dân ta tinh lắm và vốn tôn trọng nghĩa tình, "một nắm khi đói" mà bác. Sự đời "ân trả oán đền" là lẽ xưa nay! Từ từ rồi sẽ còn khối chuyện cần bàn. Nào là văn hoá TH, thời "chiến tranh lạnh", thời 1975-1990, "hậu chiến tranh lạnh" và thời "an ninh phi truyền thống"...Nên khi thảo luận sẽ khó có hồi kết

 và tôi cũng như bạn chưa "lòi đuôi" đâu. Bạn không biết sao chứ còn phần tôi, tôi cũng chẳng có đuôi mà lòi!
Logged

GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #6 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2010, 06:58:45 am »

 Hồi đó em còn bé lắm, được mấy chú, cô TQ(Hoa kiều hay chuyên gia lâm nghiệp ấy) đèo lên Tràng tiền ăn kem chết thôi, chứ không ăn kem của 1 bác lùn tịt ở cổng Bộ lâm nghiệp-Lò Đúc đâu. Thời gian sau em hỏi ông già " Cô Dung, chú Trần đâu hả thầy". Cụ nhà em gắt "Về nước rồi, không sang nữa đâu", rồi cụ trầm ngâm!
 
 Em còn nhớ cái bài không hiểu là thể loại thơ, ca, vè... hay gì nữa:
 "Hà nội có lắm xích lô
 Liên xô có lắm máy cày.
 Trung quốc có nhiều cái hay.
  Nước ta có nhiều xe bò".
Logged
lethaitho
Thượng tá
*
Bài viết: 1313



« Trả lời #7 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2010, 08:35:11 am »

Một Topic hay!
Sự rối rắm, phức tạp của lịch sử Trung Quốc được bác Menthuong sơ lược vài nét rất dễ hiểu và thú vị.
Các bạn hãy để bác Menthuong kể " câu chuyện Trung quốc " một cách từ đầu đến cuối đi cho liền mạch, chưa chi đã " ném đá " như bạn Codo là chưa ổn lắm đâu.
Logged

Ngôi sao như mắt anh, trong những đêm không ngủ
Giáo án em vẫn mở, cho ánh sao bay vào
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #8 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2010, 09:16:47 am »

 Cái gì cần nhớ thì không nên quên, tình nghĩa cũng vậy mà khúc mắc cũng thế!

 Bác menthuong cứ viết tiếp đi, chỉ là nhắc nhở các bạn khác không biến topic này thành nơi "đấu tố" hay "báo tường" để dán ảnh thôi!
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #9 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2010, 09:51:07 am »

Hôm nay một đoàn bạn cũ và gia đình lên đường sang Quế Lâm, TQ thăm lại nơi tá túc hơn 40 năm trước. Trong đoàn có người viết nhật ký mạng phổ biến rộng rãi. Các bác có thích xem tình hữu nghị Việt-Trung qua chuyến thăm này thì tôi sẵn sàng rinh về đây cho các bác xem.
Tất nhiên nếu chép sang đây thì sẽ mở chủ đề mới lấy tên theo bài gốc Nhật ký "Quế Lâm ngày trở lại"
Tôi không muốn đưa đường dẫn. Vì dù là công khai, không có gì bí mật nhưng nhiều thứ ở đó tôi nghĩ không phải là mối quan tâm của thành viên trang QSVN, mất công mọi người lọc lựa.

Tôi cho ít thuốc ngứa để các bác hay gãi sang đấy gãi, để chỗ này cho bác menthuong hồi tưởng.  Grin
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM