Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 12:46:33 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trung Quốc như tôi đã biết  (Đọc 301126 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
linhthongtin
Thành viên
*
Bài viết: 58


« Trả lời #40 vào lúc: 02 Tháng Sáu, 2010, 11:23:18 am »

Vì làm sao mà cứ nhắc đến Trung Quốc là lại có tư tưởng đối đầu và nhìn Trung Quốc không thiện cảm.
Trung Quốc là nước lớn có tư tưởng bành trướng. Việt Nam là láng giềng sát vách lại có vị trí địa chính trị quan trọng. Lịch sử cả cổ trung cận và hiện đại đều đã đánh nhau.
Và hiện bây giờ nước có nhiều khả năng đánh nhau với ta nhất là Trung Quốc.
Chả trách cứ nhắc đến Trung Quốc là lại có tư tưởng đối đầu không thiện cảm. Cháu đi huấn luyện quân dự bị hạng 1 thì đối tượng là Trung Quốc.
Logged

Kịp thời - Chính xác - Bí mật - An toàn.
Lính Thông tin coi đó là sự sống !!!
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #41 vào lúc: 02 Tháng Sáu, 2010, 03:40:24 pm »

Chả trách cứ nhắc đến Trung Quốc là lại có tư tưởng đối đầu không thiện cảm. Cháu đi huấn luyện quân dự bị hạng 1 thì đối tượng là Trung Quốc.
Thực ra thì mình cũng chỉ chuẩn bị "tính mạng và của cải, tinh thần và nghị lực" để chịu đòn của họ thôi. Chứ bé như nước mình mong xơi được cái gì mà đối đầu với họ?
Trong lịch sử đã bao giờ mình đối đầu với họ? Mình chỉ muốn bình đẳng như quan hệ của các quốc gia độc lập thời văn minh là họ đã thấy gai mắt lắm rồi.
Các bác cứ dùng từ "đối đầu" là đặt mình lên cao lắm rồi đấy. Tôi nghe còn thấy ngứa tai, chả trách họ muốn dậy cho một bài học nữa  Grin
Logged
yêu_lính
Thành viên
*
Bài viết: 8


« Trả lời #42 vào lúc: 02 Tháng Sáu, 2010, 03:43:42 pm »

cháu được sinh ra vào năm 80 ở vùng biên giới quảng ninh nên bây giờ tư tưởng cũng không thích trung quốc. có lẽ do có sự tuyên truyền cũng như mọi câu chuyện mà ông bà,bố mẹ kể lại.thời kì thơ ấu của cháu cũng không được yên bình lắm vì thỉnh thoảng phải chui xuống hầm trú pháo trung quốc bắn sang.. lác đác thôi ạ. giờ đây tuy đã bình thường hóa và giao thương rồi nhưng kể cả trong làm ăn cũng như buôn lậu.người trung quốc bao giờ họ cũng chiếm thế chủ động và được lợi nhiều hơn. cháu lúc nào cũng muốn tìm hiểu về cuộc chiến BGPB nên đọc bài của các cô các chú hay quá. cháu xin mạn phép được viết lên vài dòng để cổ vũ nhé. cháu xin cảm ơn! Kiss
Logged
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #43 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2010, 06:08:53 am »

Hoạt động buôn lậu tại vùng biên giới Việt-Trung những năm 80 thế kỷ trước phát triển mạnh mẽ. Ban đầu là những vụ chuyển lậu qua các triền núi ở  Mường Khương, xa các chốt kiểm soát biên phòng. Những người vận chuyển gọi là "cửu vạn" luồn rừng qua lại biên giới. Dù theo ngả nào (Bát Xát, Mường Khương hay Bắc Hà) cũng qua và tập kết tại thị trấn Phố Lu (thuộc Bảo Thắng). Về sau việc buôn lậu gần như công khai với sự tiếp tay của cán bộ, bộ đội, công an, biên phòng biến chất hay hám lời. Dân buôn lậuấcc tỉnh biên giới và Hải Phòng, Hà Nội cũng tổ chức nhiều đường dây qui mô để chuyển hàng Trung Quốc vào miền Nam.

Sự trao đổi có thể bằng Nhân dân tệ, vàng hay sản vật. Trung Quốc mua của Việt Nam sản phẩm công nghệ cao cấp lậu thuế (xe hơi, xe gắn máy, vật dụng điện tử), các loại kim khí hiếm (đồng, chí kẽm, nhôm), thực phẩm (gạo, muối, cám heo, các loại đậu), thú vật chăn nuôi (trâu, bò, heo, chó, mèo, gà, vịt) và sản phẩm núi rừng (nấm, kỳ nhông, rắn, rùa, cua, quế chi, sừng nai, gỗ quí). Những chiếc xe Toyota, Minck ngày đó xuất lậu sang Trung Quốc rất có giá và việc này duy trì tới tận 1992!. Còn việc họ mua khoáng sản thì đến tận giờ nhưng theo những người dân đi chợ TQ về nói lại thì quặng mua từ VN về họ chất đống như núi chứ có làm gì đâu (chắc giành cho con cháu!

Việt Nam mua lại các sản phẩm tiêu dùng (Phích nước, xe đạp, phụ tùng xe đạp, quạt máy, chén bát, gạch men, kiếng xây dựng, vải vóc, bia Quang Minh, giấy), hóa chất (muối diêm, hàn the, SO2, NO2, Cl...)...
Dân buôn lậu Trung Quốc thích mua những sản phẩm mà sau khi bán người Việt phải mất vài năm, có khi hàng chục năm mới gây dựng lại như giây điện đồng, giây điện thoại, nòng đại bác, xích xe tăng, móng trâu, rơm thân lúa non, đọt giây khoai lang, heo sữa, rể cây quế...Do vậy ngày đó ở Hoàng Liên Sơn rất nhiều vụ kẻ hám lời cắt trộm giây điện thoại, giây tải điện.
 
Rõ là việc buôn bán, trong đó có buôn lậu ở đất nước vĩ đại này cũng lắm cái khác người!
Logged

binhnhi2009
Thành viên
*
Bài viết: 118


« Trả lời #44 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2010, 10:05:49 am »

Cây cầu Cốc Lếu (cũ) này đã bị phá hỏng tháng 2/1979 (ảnh lấy trên mạng)


Tháng 7/1978, bn theo cha mẹ lên Lai Châu, có đi bộ qua cầu Cốc Lếu này, Mặt cầu là những thanh gỗ lát ngang nên có những khe hở khoảng 2-3cm, bn hồi đó còn bé nên nhìn qua khe đó thấy mặt sông sâu hút phía dưới sợ hết hồn.
Lúc đó ờ thị xã Lào Cai, cha bn còn chỉ cho bn thấy đất TQ ở bên kia sông. (không phải khúc sông này mà ở chỗ khác, bời vì cầu Cốc Lếu này nằm hoàn toàn trong đất VN)

Ai ngờ mấy tháng sau khi TQ đánh thì lại từ LC tản cư về Tuần Giáo gần 1 tháng. Nếu chiến sự lên cao nữa thì sẽ từ TG về HN theo đường 6.

Logged
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #45 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2010, 05:45:02 pm »


Tháng 7/1978, bn theo cha mẹ lên Lai Châu, có đi bộ qua cầu Cốc Lếu này, Mặt cầu là những thanh gỗ lát ngang nên có những khe hở khoảng 2-3cm, bn hồi đó còn bé nên nhìn qua khe đó thấy mặt sông sâu hút phía dưới sợ hết hồn.
Lúc đó ờ thị xã Lào Cai, cha bn còn chỉ cho bn thấy đất TQ ở bên kia sông. (không phải khúc sông này mà ở chỗ khác, bời vì cầu Cốc Lếu này nằm hoàn toàn trong đất VN)


Bạn nhớ chính xác: Cầu Cốc lếu (chữ đỏ trong bản đồ sau) nối 2 bờ sông Hồng nằm trên đất Lào Cai của Việt Nam. Xưa nó là cây cầu đầu tiên bắc qua sông Hồng tính từ phía Bắc xuống. Nay sau khi cây cầu Kim Thành nối Lào Cai với Hà Khẩu (Trung Quốc) thì nó cây cầu thứ hai. Bên kia cầu là TQ phải ở cây cầu này.

Hồi đó bên kia cầu là TQ thì ở cầu Hồ Kiều bắc qua sông Nậm Thi. Chính vìo thị xã Lào Cai nằm ở nơi giao lưu sông Nậm Thi (biên giới) với sông Hồng (biên giới) nên rất nhiều người đến lần đầu đã nhầm.

Thế mới có chuyện có kẻ vượt biên (hồi 1978) đi tầu đến ga Lào Cai (ngày đó còn ở giáp biên) lội qua sông Hồng (ngỡ sông Nậm Thi) khi lên bờ tưởng đến đất Tầu rồi liên quay sang chửi vớ ngay mấy anh dân quân nhà ta đi tuần và thế là bị tống giam!
Logged

binhnhi2009
Thành viên
*
Bài viết: 118


« Trả lời #46 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2010, 04:30:07 pm »

bác votmuoi cho hỏi là có phải cây cầu Hồ Kiều qua sông Nậm Thi là cầu gần Đền Mẫu trong hình?
Đền Mẫu hiện nay có còn không và dùng để thò ai trong đó?

Logged
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #47 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2010, 08:31:15 pm »

Có 2 cầu Hồ Kiều: Cầu cũ (phía xa, từng bị phá hồi 02/1979) nay chỉ có tầu hoả chạy qua và cầu mới (nơi sông Nậm Thi đổ vào sông Hồng) là cầu đường bộ.

Cửa khẩu đặt tại cầu Hồ Kiều 2 và cũng đầu cầu mới này có cột mốc biên giới và cạnh cột mốc là Đền Mẫu.
Logged

votmuoi
Thành viên
*
Bài viết: 221


« Trả lời #48 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2010, 09:24:42 pm »

he he ! binhnhi2009 . Bác hỏi nhầm đối tượng rồi! bác hỏi mến thương đi nhé !
Logged
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #49 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2010, 09:27:53 pm »

Từ ngày thành lập nước, Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã vài lần thay đổi hệ thống cấp hàm. Ví dụ:

- Năm 1955 đến năm 1965, quân hàm Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc gồm có 6 cấp 20 bậc, với tên gọi chung cho cả 3 quân chủng Lục quân, Hải quân và Không quân. Trong đó có cấp Nguyên soái 元帅 và Đại tướng 大 将.

- Năm 1965 hệ thống quân hàm bị hủy bỏ và chỉ được khôi phục lại vào năm 1988 với 4 cấp 13 bậc.

-Sau một vài lần sửa đổi, hiện nay hệ thống quân hàm trong Quân đội Trung Quốc gồm 5 cấp 20 bậc, tên gọi cũng dùng chung cho cả 3 quân chủng Lục quân, Hải quân và Không quân. Thượng tướng cấp 1 (一級上將, Nhất cấp Thượng tướng , Yi Ji Shang Jiang) với 4 sao chỉ tồn tại từ năm 1988 đến năm 1994.

Quân hàm sĩ quan (Quân quan quân hàm 军官军衔) gồm 3 cấp 10 bậc:

1.   Cấp tướng (Tướng quan 将官):

-Thượng tướng 上将. Thượng tướng thường đảm nhiệm các chức vụ Phó Chủ tịch hoặc ủy viên Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Tư lệnh Đại quân khu.
- Trung tướng 中将. Trung tướng thường đảm nhiệm các chức vụ Tư lệnh hoặc Phó Tư lệnh Đại quân khu, Quân đoàn trưởng.
- Thiếu tướng 少将. Thiếu tướng thường đảm nhiệm các chức vụ Phó Tư lệnh Đại quân khu, Quân đoàn trưởng hoặc Quân đoàn phó, Sư đoàn trưởng.

2. Cấp tá (Hiệu quan 校官):

- Đại tá (Đại hiệu 大校). Đại tá thường đảm nhiệm các chức vụ Quân đoàn phó, Sư đoàn trưởng hoặc Sư đoàn phó, Lữ đoàn trưởng.
- Thượng tá (Thượng hiệu 上校). Thượng tá thường đảm nhiệm các chức vụ Sư đoàn phó, Lữ đoàn trưởng hoặc Lữ đoàn phó, Trung đoàn trưởng.
- Trung tá (Trung hiệu 中校). Trung tá thường đảm nhiệm các chức vụ Trung đoàn trưởng hoặc Trung đoàn phó, Lữ đoàn phó, Tiểu đoàn trưởng.
- Thiếu tá (Thiếu hiệu 少校). Thiếu tá thường đảm nhiệm các chức vụ Trung đoàn phó, Tiểu đoàn trưởng hoặc Tiểu đoàn phó.

3. Cấp úy (Úy quan 尉 官):

- Thượng úy 上尉. Thượng úy thường đảm nhiệm các chức vụ Tiểu đoàn phó, Đại đội trưởng hoặc Đại đội phó.
- Trung úy 中尉. Trung úy thường đảm nhiệm các chức vụ Đại đội trưởng hoặc Đại đội phó, Trung đội trưởng.
 - Thiếu úy 少尉. Thiếu úy thường đảm nhiệm chức vụ Trung đội trưởng.

Quân hàm hạ sĩ quan và binh lính (Sĩ binh quân hàm 士兵军衔) có 2 cấp 8 bậc.

1. Cấp sĩ (Sĩ quan 士 官):

- Hạ sĩ quan bậc 6 (Lục cấp sĩ quan 六级士官)
 -Hạ sĩ quan bậc 5 (Ngũ cấp sĩ quan 五级士官)
- Hạ sĩ quan bậc 4 (Tứ cấp sĩ quan 四级士官)
- Hạ sĩ quan bậc 3 (Tam cấp sĩ quan 三级士官)
- Hạ sĩ quan bậc 2 (Nhị cấp sĩ quan 二级士官)
- Hạ sĩ quan bậc 1 (Nhất cấp sĩ quan 一级士官)
 
2. Cấp binh lính (Binh 兵):

- Binh nhất (Thượng đẳng binh 上等兵)
- Binh nhì (Liệt binh 列兵)

Như vậy tuy đông dân, quân nhiều nhưng TQ lại không có cấp Đaị tướng như ở ta! Chắc họ muốn các nguyên soái và 10 Đại tướng xưa mãi là nhất?
Không biết nay hay sắp tới liệu có không?
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Sáu, 2010, 07:06:21 pm gửi bởi dongadoan » Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM