Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:11:14 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trung Quốc như tôi đã biết  (Đọc 300792 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #20 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2010, 11:13:46 am »

menthuong@ xin cám ơn các bạn đã quan tâm, khuyến khích, góp ý, phản bác và chỉ giáo.

Qua mọi người tôi càng hiểu hơn những gì mình còn thiếu hổng, lơ mơ hay hiểu sai...

Nếu có điều gì chưa vừa ý ai đó cũng là điều dễ hiểu và mong được cảm thông!
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Năm, 2010, 12:59:35 pm gửi bởi menthuong » Logged

menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #21 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2010, 01:56:19 pm »


Vì là cửa ngõ, lại có sông Hồng nên khi thực hiện Nam chinh bành trướng đánh sang Đại Việt, quân Đại Hán thường qua đường này. Trong các cuộc chiến chống Tống, Nguyên thời Lý, Trần dân binh Quy Hóa là những người có công đầu trong việc cấp báo thông tin về triều, ngăn cản bước tiến quân địch khi chúng tiến đánh và chặn đánh khi chúng lui quân.
Bác menthuong xem lại giùm cái chữ tô đỏ nhé. Trong hai cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 và 1076, quân Tống không hề đi qua hướng Quy Hóa, Lào Cai.
Đã kiểm tra lại, thông tin bị sai do chép nhầm. Đúng là:

1. Cuối năm Canh Thìn 980 (thời Tiền Lê), quân Tống chia làm nhiều mũi tiến vào xâm lược nước ta: bộ binh do Hầu Nhân Bảo, Tôn Toàn Hưng, Trần Khâm Tộ chia nhau cầm quân từ Ung Châu (Quảng Tây) theo đường Lãng Sơn tiến sang; Thủy quân do Lưu Trừng chỉ huy theo đường sông Bạch Đằng, cùng tiến vào nước ta. Giặc âm mưu hội quân ở Đại La, tấn công Hoa Lư, kinh đô của nước Đại Cồ Việt.

2. Ngày 11 tháng chạp năm Bính Thìn (8-1-1077) tướng Tống là Quách Quỳ từ Tư Minh, Bằng Tường kéo đại quân qua cửa Nam Quan tiến về phía Giáp Khẩu. Ngày 21 tháng chạp (18-1-1077) Triệu Tiết chỉ huy theo hướng Lạng Sơn tiến vào xâm lược nước ta.
 
3. Vào năm Mậu Ngọ 1258, Tướng nhà Nguyên là Ngột Lương Hợp Thai (Uriyangqadai) huy động khoảng 3 vạn kỵ, bộ binh cùng nhiều tướng giỏi chia làm hai đạo quân theo đường sông Hồng tiến đánh Đại Việt. Trận này dân binh Quy Hoá, dưới sự lãnh đạo của Hà Khất mới lập công.

Cám ơn phát hiện chính xác, góp ý chân tình, kịp thời của macbupda@!
Logged

menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #22 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2010, 05:58:21 am »

Cây cầu Cốc Lếu (cũ) này đã bị phá hỏng tháng 2/1979 (ảnh lấy trên mạng)
Logged

tung677
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 608



« Trả lời #23 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2010, 09:53:19 am »

Cây cầu Cốc Lếu (cũ) này đã bị phá hỏng tháng 2/1979 (ảnh lấy trên mạng)

cầu đẹp, phong cảnh yên bình quá,.....ước gì ...được như ngày xưa nhi?
Logged
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #24 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2010, 10:20:39 am »

Cũng cây cầu ấy dưới góc nhìn khác.
Logged

menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #25 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2010, 10:24:24 am »

Khi đó bên TQ cu ly đang lắp đặt đường ray!
Logged

menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #26 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2010, 10:39:51 am »

Còn đây là cây cầu Làng Giàng dưới đó được khôi phục sau năm 1979. Cầu Làng Giàng được khởi công tháng 2 - 1956 do chuyên gia Trung Quốc giúp ta khảo sát và xây dựng. Cầu dài 230 m, với 22 rầm thép truyền thống, chỉ đặt đường ray dành cho tàu hoả, hai bên có đường dành riêng cho người, xe đạp, súc vật có thể qua lại được lát bằng gỗ, sau thay bằng tấm bê tông mỏng. Trong cuộc chiến tranh biên giới 2/1979, cây cầu bị đánh sập cùng với nhiều vật tư máy móc trong mỏ để lại bao khó khăn cho việc tổ chức khai thác lại Mỏ Apatít. Sau chiến tranh, một lần nữa ta lại tổ chức vận chuyển quặng bằng phà qua sông vào mùa mưa và làm cầu phao vào mùa cạn.
Logged

Mr.Ngan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 540



« Trả lời #27 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2010, 10:44:37 am »

Hình ảnh nước Trung quốc để lại trong tôi ba giai đoạn :
- Trước 1979 : Tôi còn nhỏ nhưng cũng đã được nghe và được đọc nhiều câu chuyện , tư liệu nói về tình hữu nghị Việt Nam - Trung Hoa, tất nhiên hồi ấy với lứa tuổi thiếu niên như chúng tôi, với phương tiện thông tin đại chúng chủ yếu là chính thống của Chủ nghĩa XH ( chưa có nhiều kênh thông tin như bây giờ và nhất là chưa có net. ) nên cũng chỉ được đọc các sách báo truyện ca ngợi lành mạnh tình hữu nghị đó, và cũng như bác menthuong hình ảnh in đậm nhất trong ký ức tuổi thơ là những quyển Họa báo Trung quốc ( thời bấy giờ có 3 loại họa báo : Họa báo Trung quốc, họa báo Liên Xô và họa báo Việt nam ) , quyển Họa báo Trung quốc thời ấy in màu mè đẹp đẽ, giấy in dầy và bóng, sau khi xem thì tích lại để bọc sách vở vào đầu năm học, mà loại giấy họa báo này bọc vở thì thôi rồi : bền, lâu rách, thậm chí bị mưa cũng không ngấm ... Còn họa báo Liên xô và Việt nam thì in màu nhạt nhòa, giấy lại mỏng. Tôi cũng được nghe các cụ già lão thành cách mạng kể về những năm tháng hoạt động cách mạnh bên đất Tàu, bên họ đông dân và nghèo lắm, ngày chỉ được ăn 2 bữa thôi, bữa trưa là cháo loãng, bữa tối mới được ăn cơm, quần áo thì vá chằng vá đụp...
- Từ 1979-1992 : Chiến tranh giữa hai nước xảy ra , Trung quốc là kẻ thù truyền kiếp của Việt Nam, điều đó từ thằng bé lên 2 đến các cụ sắp về với thiên cổ đều biết. Nói đến Trung quốc là nói đến đánh nhau, đến các thủ đoạn phá hoại của chúng : nào là thu mua râu ngô non của ta, thu mua rễ cây Hồi, thu mua sừng trâu, sừng bò, vẩy tê tê, tắc kè..và bán sang ta những đồ dùng mà công nghiệp địa phương của chúng sản xuất như : vỏ chăn, phích nước, đá lửa, đèn pin.. Rồi thì lấn chiếm, di chuyển đường biên giới cột mốc, dụ dỗ mua chuộc các dân tộc giáp danh với chúng để gây ảnh hưởng và nắm thế chủ động nhằm thực hiện âm mưu lấn đất và các âm mưu đen tối khác.
- Từ 1992 đến nay : Hai nước bình thường hóa quan hệ, việc buôn bán thông thương được mở lại và phát triển không ngừng, trong hoàn cảnh đất nước ta đang bị quốc tế cấm vận, mọi thứ đều thiếu thốn đều lạc hậu, việc thông thương với Trung quốc cũng giúp kinh tế nước ta vượt qua được khó khăn của giai đoạn này, nhờ vào việc buôn bán tiểu ngạch này đã nuôi sống và tạo công ăn việc làm cho biết bao nhiêu người ở cả thành thị, nông thôn và nhất là cư dân dọc biên giới.
Logged

HOA SIM BIÊN GIỚI
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #28 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2010, 10:59:32 am »

Chuyện giai đoạn trước công nhân Mr.Ngan@  có trí nhớ tốt và chính xác. Nhiều chuyện nghe bạn kể ở Hồi ức CTBG phía Bắc tôi thấy quê mình cũng vậy, ccó điều chưa ai nhớ và chép lại chi tiết thế thôi. Hồi đó tôi đang ở Hà Nội nên không "mục kích" mấy, chỉ nghe lại!

Bạn tính mốc 1992 chắc đựa vào các việc diễn ra tại vùng biên, ví như:  ở vùng biên giới Hà Giang tháng 2, 3, 4/92; vụ nối lại đường xe lửa Liên vận ở Đồng Đăng, Lạng Sơn tháng 12/91 rồi 4/5/92; Lục Lầm, Quảng Ninh tháng 5/92. Giai đoạn đó, đi đâu cũng nghe "4 truyền" (chuyện này tôi chưa kể bởi nhiều người đang tại vị) bên bạn có không?

Theo tôi nên tính đến 1991 thôi, bởi Vòng 5 đàm phán Việt – Trung cấp thứ trưởng tại Bắc Kinh về bình thường hoá quan hệ diễn ra vào ngày  08-10/08/1991 và sau đó đã có hiệu quả. Chuyện vùng Lào Cai thời này tôi sẽ kể sau. Mong Mr.Ngan@  hỗ trợ thêm!
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Năm, 2010, 11:06:46 am gửi bởi menthuong » Logged

q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #29 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2010, 11:28:48 am »

 Góp ý là đã nói thì nói cho hết, giai đoạn ba  không chỉ dừng lại ở:

..."- Từ 1992 đến nay : Hai nước bình thường hóa quan hệ, việc buôn bán thông thương được mở lại và phát triển không ngừng, trong hoàn cảnh đất nước ta đang bị quốc tế cấm vận, mọi thứ đều thiếu thốn đều lạc hậu, việc thông thương với Trung quốc cũng giúp kinh tế nước ta vượt qua được khó khăn của giai đoạn này, nhờ vào việc buôn bán tiểu ngạch này đã nuôi sống và tạo công ăn việc làm cho biết bao nhiêu người ở cả thành thị, nông thôn và nhất là cư dân dọc biên giới."
Ý trên không sai nhưng chưa đủ, song song với việc bắt tay và ra mười sáu chữ vàng, nước bạn còn ra yêu sách thâu tóm thêm Trường sa của VN. Bắt giữ, thu giữ , đánh đập đòi tiền chuộc của ngư dân VN, có nhiều hành vi đe dọa đến chủ quyền của nước ta và chắc còn nhiều vấn đề nữa. Nói cho cùng ,viết ra một topic phải để cho người đọc hiểu mình định nói cái gì, bên topic của Mr Ngân mọi người nghe đều hiểu bạn đang kể về những ngày tháng gian khổ của CTBG năm 1979 của bạn và nhân dân quê bạn. Ở to pic này tôi đọc mà chưa hiểu menthuong chủ ý muốn nói gì, nếu là hồi ức của bạn thì hay quá, rất mong được đón xem, còn chuyện gì đó về trại giam Bắc kinh hoặc tương tự thì chỉ cần bạn tạo đường dẫn, ai khoái thì xem, chắc là tốt hơn chăng!
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Năm, 2010, 11:37:55 am gửi bởi q.trung » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM