Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 04:28:42 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trung Quốc như tôi đã biết  (Đọc 300802 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nhai quai dep
Thành viên
*
Bài viết: 225



« Trả lời #160 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2010, 04:57:44 pm »

Trung Quốc cấm binh sĩ viết nhật ký điện tử

Chính quyền Bắc Kinh vừa ban hành lệnh cấm 2,3 triệu quân nhân nước này viết nhật ký điện tử (blog) trên mạng Internet để bảo đảm an ninh quốc gia.

Xinhua cho biết, lệnh cấm được đưa ra trong đợt rà soát các quy định quản lý nội bộ của quân đội Trung Quốc, có hiệu lực từ ngày 15/6. Ngoài việc không viết nhật ký điện tử, quân nhân cũng bị cấm lập các website.

"Internet rất phức tạp và chúng ta phải cảnh giác trước những cạm bẫy trên mạng", Xinhua dẫn lời ông Wan Long, một chính ủy thuộc quân đội Trung Quốc.

Trung Quốc có mạng lưới kiểm duyệt website khá lớn để ngăn chặn những nội dung không phù hợp. Hồi đầu tháng 6, chính phủ Trung Quốc tuyên bố họ có quyền kiểm duyệt Internet để bảo vệ an ninh quốc gia và yêu cầu các nước khác tôn trọng quyền này. Cộng đồng mạng của Trung Quốc có khoảng 400 triệu thành viên. Đây là cộng đồng mạng lớn nhất thế giới.

Bắc Kinh khẳng định Trung Quốc đảm bảo quyền tự do ngôn luận cũng như các quyền tiếp nhận thông tin, tham gia, đóng góp ý kiến và giám sát của nhân dân trên Internet.

http://www.vnexpress.net/GL/The-gioi/2010/06/3BA1D680/
Logged

Đây Trường Sa, kia Hoàng Sa. Quần đảo tím hiên ngang thiên hùng ca ngời sáng...

( Nơi đảo xa, nhạc và lời: Thế Song)
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #161 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2010, 06:38:19 pm »

 Ngày xưa họ cấm đối pháo, mình cũng...cấm đốt pháo.
 Giờ họ cấm binh lính viết nhật ký, không biết mình có cấm CCB viết hồi ký không hả các bác? Nhất là hồi ký 1979-1989 ấy?
Logged
pain
Thành viên
*
Bài viết: 421



« Trả lời #162 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2010, 09:03:44 pm »

Bác Giang khéo khéo là Grin Nếu có cấm thì cũng giống nhau tức cấm binh sĩ tại chức thôi  Cheesy
Logged

Tôi chỉ có một ham muốn, một ham muốn tột bậc. Đó là không...ham muốn gì nữa!!!
Mr.Ngan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 540



« Trả lời #163 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2010, 12:52:24 am »

Ngày xưa họ cấm đối pháo, mình cũng...cấm đốt pháo.
 Giờ họ cấm binh lính viết nhật ký, không biết mình có cấm CCB viết hồi ký không hả các bác? Nhất là hồi ký 1979-1989 ấy?
Họ đâu có cấm toàn quốc Bác ? Chỉ ở những thành phố lớn thôi, còn các tỉnh lẻ vẫn vô tư, cho nên Bác có thấy thi thoảng ti vi vẫn đưa tin có một vài nhà máy sản xuất pháo bị cháy nổ đấy sao ? Ở ta thì cấm tiệt, bài của ta là không quản được thì cấm, dễ hiểu... Roll Eyes Roll Eyes
Logged

HOA SIM BIÊN GIỚI
Mr.Ngan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 540



« Trả lời #164 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2010, 12:56:03 pm »

...Buổi chiều tay Thánh mời chúng tôi đi thăm quan KUNMINH EXPOR-99, đây là triển lãm thế giới về cây cảnh, trang trại, nhà vườn và các loại cây nhiệt đới được tổ chức năm 1999 tại thành phố Côn Minh, thành phố này được mệnh danh là thành phố hoa của Trung quốc. Khu triển lãm cách trung tâm khoảng hơn chục km, đường rộng thênh thang 8 làn đường. Cổng vào thu vé 100 tệ một người ( thời đấy là rất đắt )..à mà hình như tôi còn rất nhiều ảnh về chuyến đi này, tối nay về nhà tôi xem đã, để pót lên cùng bài viết cho sinh động...xin lỗi đã ngắt bài viết...
Logged

HOA SIM BIÊN GIỚI
nhai quai dep
Thành viên
*
Bài viết: 225



« Trả lời #165 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2010, 02:13:26 pm »



Đằng sau những Sản phẩm nhái thì cũng có những Sản phẩm mang đầy tính chất Sáng tạo.
Logged

Đây Trường Sa, kia Hoàng Sa. Quần đảo tím hiên ngang thiên hùng ca ngời sáng...

( Nơi đảo xa, nhạc và lời: Thế Song)
vmt
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 959



« Trả lời #166 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2010, 03:51:54 pm »

Tôi lại biết đến TQ qua cuộc chiến 02/1979 diễn ra trên dọc tuyến biên giới phía Bắc. Khi đó xã tôi (từ Km 31 đến Km 37 đường Hữu nghị 7) đối phương đã tràn qua, và có điểm cuộc đọ súng diễn ra rất ác liệt (ngày 22/02), đại bộ phận nhân dân sơ tán (người khai hoang về quê, dân bản địa rút về tuyến sau), số ở lại chủ yếu người vùng cao, già yếu. Cuộc chiến này nhiều tài liệu đã viết, tuy chưa thống nhất nhau. Tôi chỉ kể diễn biến của nó trên hướng Lào Cai ảnh hưởng đến gia đình mình.

Thực ra ngay từ cuối những năm 1960, trên tuyến Lào Cai, phía TQ đã ngấm ngầm phá hoại cột mốc, xâm lấn biên giới và đột nhập vũ trang. Những chuyện đó, hồi 1970-1973 chúng tôi có nghe loáng thoáng cũng như câu thơ “Rắn mình em chịu có sao đâu” những cứ tin rằng “chị hiền” ai lại đánh em!

Sau khi thống nhất đất nước, kỳ họp từ 22-27/12/1975, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà khoá V, kỳ họp thứ 2 ra quyết nghị hợp nhất 3 tỉnh Lào Cai , Yên Bái, Nghĩa Lộ (trừ huyện Bắc Yên và Phù Yên về Sơn La) thành tỉnh Hoàng Liên Sơn (Ngày 3-1-1976). Tỉnh Hoàng Liên Sơn có 4 thị xã: Cam Đường, Lào Cai, Yên Bái, Nghĩa Lộ và 16 huyện: Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương, Bát Xát , Sa Pa, Bảo Thắng, Bảo Yên (mới lập từ 1966), Văn Bàn, Than Uyên, Lục Yên, Yên Bình, Trấn Yên, Trạm Tấu, Mù Căng Chải, Văn Chấn, Văn Yên. Tỉnh lị lúc đầu đặt tại thị xã Lào Cai (đi vào hoạt động từ 16/02/1976). Sau đó  tình hình biên giới phía Bắc trở nên căng thẳng. Sau các chiến dịch bao vây kinh tế, rút chuyên gia, Trung Quốc khơi chuyện “nạn Kiều”, tiến hành các hoạt động chiến tranh tâm lí, đưa lực lượng quân đội quy mô lớn, trang bị mạnh ra áp sát biên giới, chĩa pháo sang Việt Nam, khiêu khích vũ trang... gây tình hình rất phức tạp trên toàn quốc, nhất là các tỉnh biên giới. Theo Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lào Cai (Tập III) thì đến 17/4/1978 đã có 6.979 người Hoa (1.287 người sống ở HLS) ồ ạt vượt qua biên giới Lào Cai sang TQ. Sau đó số người này lại bị đẩy trở lại gây tình trạng rối loạn, đặc biệt ngày 26/10/1978 với 3.800 người được đưa lên tám toa xe lửa, hàng trăm mảng nứa.

Trước tình hình đó, tháng 7/1978, theo quyết định của Bộ Quốc phòng, tỉnh Quảng Ninh được tách khỏi Quân khu 3, chuyển thuộc Quân khu 1 và một số tỉnh của Quân khu 1 tách ra để thành lập Quân khu 2 bao gồm Hà Tuyên (Hà Giang, Tuyên Quang), Hoàng Liên Sơn (Lào Cai, Yên Bái), Sơn La, Lai Châu, Vĩnh Phú (Vĩnh Phúc, Phú Thọ). Đồng thời tháng 8/1978 các cơ quan của tỉnh chuyển từ Lào Cai về thị xã Yên Bái, hơn 2 vạn đồng bào tuyến I được sơ tán về tuyến sau.

Lúc này biên giới Tây Nam rất căng thẳng. Để tự vệ, Việt Nam đã xuất quân bẻ gẫy mũi vu hồi của kẻ xấu tại đây và giúp đỡ nhân dân Campuchia thoát khỏi hoạ diệt chủng do Pôl Pốt-Iêng Sa Ri gây ra (07/01/1979).

Sáng Mồng 4 Tết (31/01/1979) chúng tôi lên Lục Nam,  Hà Bắc lao động. Trời rét cắt da. Dân đây rất nghèo, nhưng đông con và tốt bụng. Thứ bẩy  17/2 (21 tháng Giêng âm lịch) chúng tôi trở về trường. Dọc đường thấy các đơn vị bộ đội vẫn chưa nâng cấp báo động. Nhưng tới trường thì biết:  Chiến tranh biên giới đã nổ ra. Tôi nghĩ nhà mình cách BG 36 Km chắc TQ khó đánh đến nơi ! Sau này tôi mới biết tương đối chi tiết về cuộc chiến này

Sau khi chuẩn bị kĩ về dư luận, về lực lượng và kế hoạch, sáng thứ Bẩy 17/2/1979 (21 tháng Giêng Kỉ Mùi) Đặng Tiểu Bình (鄧小平; Dèng Xiǎopíng; 22/8/1904 - 19/2/1997) đưa 60 vạn quân gồm 32 Sư đoàn mở cuộc “dạy cho Việt Nam một bài học” trên toàn tuyến biên giới phía Bắc, mở đầu Chiến tranh biên giới phía Bắc (1979-1989 年,北部边界战争). Trung Quốc chọn thời điểm này bởi 2 tháng sau mùa mưa ở vùng biên giới Việt - Trung bắt đầu, sẽ gây khó khăn cho vấn đề tiếp vận. Đồng thời, cũng tháng đó, băng tuyết trên biên giới Nga-Trung lại đã tan hết, tạo điều kiện thuận lợi cho quân đội Liên xô nếu họ quyết định tấn công giúp đỡ Việt Nam. Cuối cùng, thời điểm tấn công được quyết định vào ngày thứ bảy 17-2-1979 là ngày các hãng thông tấn và truyền hình phương Tây ít làm việc, dân chúng đang nghỉ cuối tuần sẽ không gây phản ứng mạnh trong dư luận thế giới.

Tại Lào Cai, người bạn lớn, vốn “núi liền núi, sông liền sông” 山联山,江联江, một thời “môi hở răng lạnh” đã huy động hơn 15 vạn quân thuộc Quân đoàn 13, 14 (do tướng Dương Đắc Chí, tư lệnh Đại Quân khu Côn Minh chỉ huy) đồng loạt xuyên rừng đánh vào huyện Bát Xát, Mường Khương, bắc cầu phao qua sông Hồng, sông Nậm Thi tấn công tx Lào Cai rồi tiến xuống Sa Pa, Bảo Thắng. Ở nhiều nơi, quân Trung đã nguỵ trang thành bộ đội Việt để xâm nhập. Có người kể lại quân TQ từng sang tx Lào Cai xem phim từ tối 16/02! Với chiến thuật “biển người” cùng sự hỗ trợ của xe tăng, pháo kích, các đội quân “sơn cước” vốn từng sống ở vùng biên hoặc là người gốc Việt thông thạo địa hình, tấn công theo kiểu “bừa cào”, đối phương đã tràn qua 10 Đồn Biên phòng, 64 xã, 7 khu phố, 4 thị trấn thuộc 4 huyện, 2 thị xã của Hoàng Liên Sơn. Cầu Kiều, cầu Cốc Lếu, cầu Làng Giàng ở tx Lào Cai, các cây cầu dọc đường HN 7 từ tx Lào Cai đi Bắc Ngầm, đi Mường Khương (do chính bộ đội TQ làm năm 1966) bị phá sập; nhà máy Apatit bị tháo dỡ; nhiều công trình phúc lợi bị hủy hoại.

Những ngày đó, chiều chiều tôi đạp xe ra Ga Hàng Cỏ thấy đồng bào lũ lượt bồng bế nhau về quê tránh, gặp nhiều người quen nhưng chưa thấy người xóm tôi. Đúng hôm Chủ nhật (24/2) tôi đi Phú Xuyên thì gia đình xuống tới HN, bố vào Trường không gặp lại ra Ga ngay .Tối về, nghe anh Bé kể lại tôi đạp xe ra và gặp đủ cả nhà (bà, bố mẹ và 5 em). Thì ra khi "quân bành trướng" tiến tới Phong Hải (20/02) gia đình tôi mới rút, trú nhờ nhà anh Thiếp ở Xuân Quang vài hôm thấy không yên lại đi nhờ xe bộ đội đến Phố Ràng, chuyển tiếp Yên Bái và xuôi tầu về Hà Nội. Nếu không có cuộc chiến chắc Thuộc-Nghị sẽ chuẩn bị cưới. Nhiều chuyện cười ra nước mắt. Đúng là chạy loạn: chẳng hiểu thế nào mà mẹ tôi cho vào thúng gánh cả hòn đá mài chạy bộ nhiều đoạn xuống tận đây. Ngay đêm đó  gia đình đi tầu về  quê Hải Phòng, lúc chuẩn bị lên tầu mới phát hiện ra kẻ gian đã lấy mất đôi lốp xe đạp và cái đài!. Cả Đội 7 (An Phong) đều về quê,  không ai ở lại.

Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của quân dân Hoàng Liên Sơn diễn ra theo 3 giai đoạn (16-20/02; 21-25/02 và 26/02-04/3/1979). Sau những ngày cầm cự, tiêu hao sinh lực, cản bước tiến của đối phương và rút để bảo toàn lực lượng, các LLVTND Việt Nam vừa chiến đấu tại chỗ, bám chốt kết hợp tập kích, luồn sâu tấn công hình thành thế cài răng lược tiến tới phản công. Lào Cai đã tiêu diệt 14.500 lính, phá hủy 273 xe tăng, 30 khẩu pháo. Trong cuộc chiến này, huyện Bảo Thắng của tôi bị tàn phá nặng nề, Quân đoàn 13 Trung Quốc đã tiến đến Phố Lu (trên tuyến đường sắt), Bến Đền (đường 4E) và Bắc Ngầm (trên tuyến đường 7) nhưng cũng là địa bàn tiêu hao nhiều sinh lực đối phương ở Bản Phiệt, Bản Cầm (20/02), Bến Đền (26/02), Phong Hải (01/3), Phong Niên (03/03), Phố Lu...buộc họ không tiến xa và nhanh hơn được rồi tuyên bố rút quân vào ngày 05/3. Trên địa bàn Lào Cai việc đó được thực hiện bắt đầu từ  08/3 và đến 15/3/1979 rút khỏi Mường Khương và Bát Xát nhưng  PLA vẫn giữ một số điểm cao thuộc các mốc 11, 19, 22. Sau đó, TQ vẫn sử dụng quân đội áp sát biên giới, thường xuyên mở những cuộc lấn chiếm, tấn công nhỏ, pháo kích, thám báo xâm nhập, đặt mìn, tuyên truyền tâm lí…kéo dài mấy năm sau.

Từ 08/3 quân TQ đã rút khỏi địa bàn An Phong để lại trên triền đồi những dãy giao thông hào, hầm chiến đấu và những chăn, chiếu, màn của dân mà chúng vơ lên sử dụng. Sau chiến sự, bà con trong Đội, người trước, người sau lại trở về nơi cũ. Sau này tôi được biết khi bố và em gái lên đến nhà thì nhà đã cháy hết,  Thường còn bới được ít soong nhôm chảy,  bố nhặt được ít đinh ! May còn con lợn vì thả ra nên còn sống, chạy được về. Chăn màn phải lên chốt nhặt nhạnh. Thế là lại làm lại từ đầu ! Buồn cười là khi nhận hàng viện trợ do nhà bị cháy mẹ tôi nhận được toàn quần áo con nít, trong khi út Luận đã 9 tuổi!  Kiểm lại xóm tôi không chết một ai, chỉ mất tài sản, lợn gà bỏ lại. Riêng duy nhất có nhà tôi bị cháy. Tại đây cũng không xẩy ra mâu thuẫn, tranh chấp đất đai, tài sản với đồng bào người thiểu số hay người Kinh kẹt lại. Mảnh pháo găm vào thân gỗ, bụi nứa làm mẻ nhiều dao, cưa khi chúng tôi phát nương hay lấy gỗ dựng lại nhà vào năm 1982.

Thời kì đó, các huyện thuộc Lào Cai cũ trở thành địa bàn lí tưởng cho bọn “chân đất” buôn lậu ma túy và hàng tâm lý, tình hình trật tự nóng bỏng, rừng bị tàn phá. Dân biên giới rút về tuyến sau, đất Tx Lào Cai cũ bỏ hoang cho lau sậy.

Ngay sau cuộc chiến, Chính phủ có những điều chỉnh địa giới vùng Lào Cai. Sau khi hợp nhất thị xã Lào Cai và Cam Đường thành thị xã Lào Cai bằng Quyết định ngày 17/4/1979 của Hội đồng Chính phủ và sau đó ra tiếp Quyết định số 61/CP ngày 26/02/1980 “điều chỉnh địa giới một số xã của các huyện Bảo Thắng, Mường Khương và thị xã Lào Cai thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn”. Theo đó, Bảo Thắng có 16 xã, 2 thị trấn và 1 tiểu khu. Đây là nơi đóng quân của nhiều đơn vị chủ lực (Quân đoàn 29, vốn là Quân đoàn 6 được thành lập 10/3/1980) và Sở chỉ huy tiền phương (đặt tại km 4+500, K3 cũ), Ban biên giới tỉnh (lập 1985). Các em tôi đều phục vụ tại Quân đoàn: Thuộc (Quân y), Tràng (Quân khí), Quang (Hoá học).

Đây cũng là thời kỳ mà thị xã Lào Cai cũ bỏ hoang, vùng Cam Đường (nơi đóng các cơ quan của thị xã Lào Cai mới) giao thông khó khăn (các cây cầu qua sông Hồng, cầu trên đường 7 vào thị xã đều bị đánh sập) nên thị trấn Phố Lu thành trung tâm của các huyện phía Bắc tỉnh, nơi đặt Ban chỉ huy tiền phương và là đầu mối giao thông quan trọng đi các huyện biên giới, sang Lai Châu. Đồng thời nó trở thành điểm xả hơi của bọn làm ăn phi pháp, cán bộ, bộ đội biến chất lắm tiền ở Mường Khương, Bắc Hà, Bát Xát xuống và điểm dừng chân trên đường từ xuôi lên tỉnh Lai Châu. Đây còn nổi tiếng, ví như Hồng Công vì đây là điểm trung chuyển hàng lậu qua biên giới.

Trong cuộc “chiến tranh phá hoại nhiều mặt” những năm 1980-1986, nhiều toán thám báo luồn sâu vào đất ta, nhiều cuộc pháo kích vào đất Mường Khương, những vụ buôn lậu “hàng tâm lý”, nổ súng, đặt mìn, xâm nhập, tranh chấp vùng biên của nhiều lực lượng, những vụ buôn lậu, thanh toán nhau giữa các nhóm “chân đất”... liên tục xẩy ra. Ví dụ vụ nổ mìn làm lật xe chở khách BKS 21A-16-74, gây chết 10 người, bị thương 23 người vào chiều ngày 10/8/1984 tại khu vực Km 1+500 thuộc địa bàn xã Mường Khương, huyện Mường Khương gây hoang mang trong dân chúng  hay vụ 4 người buôn thuốc phiện bị giết chiều 03/02/1985 tại khu vực bờ sông Chẩy thuộc địa bàn thôn Tả Lùng Chéng, xã Cao Sơn,  huyện Mường Khương,  giáp danh với xã Xín Chéng của huyện Bắc Hà.

Để buôn lậu, ngoài số cửu vạn chuyên nghiệp còn có một số quân nhân biến chất, bộ đội xuất ngũ không về địa phương ở lại buôn lậu nên tình hình căng thẳng một thời gian dài. Những đôi dép xuồng, lọ nước hoa Thượng Hải, máy khâu 5 con bướm, phích mầu đỏ, vỏ chăn con công...mua từ các chợ “âm dương” ở biên giới về và  ma tuý từ xuôi lên, từ Nghĩa Lộ, Lai Châu sang lén lút đưa sang TQ đã làm hỏng không ít cán bộ đảng viên, chiến sĩ.

Như vậy, cao điểm cuộc chiến là 17/02-8/3/1979 nhưng thực chất kéo dài đến tận 1986. Những năm 1980-1986 quân đội 2 bên vẫn áp sát biên giới, lực lượng bộ binh vẫn tấn công nhau, giành dật từng cứ điểm; pháo binh TQ vẫn bắn sang mà thiệt hại nặng nề là Mường Khương; lực lượng tinh nhuệ vẫn bí mật đột kích, tấn công gây căng thẳng dọc tuyến.

 Khi cuộc chiến xẩy ra, tôi đang học tại Học viện Quân y. Trong những năm 1982-1986 về công tác tại tỉnh biên giới nên hiểu được sự chuẩn bị của ta. Là người con mà gia đình bị cháy nhà khi sơ tán về quê, có thân nhân là liệt sĩ (1982), có bạn cùng khoá tử nạn trên chuyến xe bị đặt mìn (1984) và bao bận đi công tác vùng biên những ngày nóng bỏng 1982-1986, tôi hiểu những mất mát của chiến tranh, quan niệm về biên giới của phía bạn và dân ta ở vùng biên. Biên giới theo sông Hồng, sông Nậm Thi, sông Bá Kết, sông Chẩy đễ phân biệt, còn những đoạn đất liền rừng núi dân xen canh rất khó quản.

Rõ ràng là tuy vẫn Sơn thuỷ tương liên 山水相连, Văn hoá tương thông 文化相通, nhưng do Lý tưởng 理想 bất tương đồng 相同, Vận mệnh 命运 bất tương quan 相关 nên đã xẩy ra chiến tranh. Cuộc chiến này cả nguyên nhân, tương quan lực lượng, số thương vong cả 2 bên đều còn nhiều điểm mâu thuẫn trong các tài liệu, còn trong vòng bí mật, chưa mấy công khai.

Quá khứ buồn đau cho cả 2 dân tộc, nhất là bà con vùng giáp biên đã khép lại, mặc dù việc bình thường hoá đó kéo quá dài (đàm phán bị bỏ dở từ 01/1980 tới 9/1990 mới nối lại). Chúng ta khép lại vì nghĩa cả, vì toàn cuộc. Nhưng nhiều vết sẹo chưa liền, dấu tích cuộc chiến hồi 2/1979 cũng như dấu tích của công nhân quốc phòng TQ giúp Lào Cai năm 1966 vẫn còn hiện hữu. Bắt đầu từ sau ngày tái lập tỉnh Lào Cai (10/1991), thành tích cuộc chiến “bảo vệ Tổ quốc” giai đoạn 1979-1986,  kể cả dịp kỉ niệm 30 năm (2/2009) ít được nhắc đến nhưng chắc rằng chưa thể phai nhạt trong mỗi người dân vùng “phên dậu quốc gia”.

Đó đây có người, có cấp mất cảnh giác nhưng lại có những “chính trị sa lông” lớn tiếng, nhân danh lòng yêu nước để kích động những cái không đáng có! Cả 2 xu thế đó, theo tôi đều không nên. Những gì mà nhân dân TQ giúp Việt Nam, trong đó có Lào Cai chúng ta ghi nhớ, biết ơn cũng như những gì kẻ xấu gây hại cho dân ta, đất ta thì vẫn luôn là một bài học đâu chỉ cho hôm nay.


:Nói về chuyện người hoa về nước tôi nhớ lại có chuyện vui thế này ,chả là hồi đó người hoa ở mạn dưới xuôi lục đục kéo nhau về nước qua cửa khẩu lao cai cũng nhiều có lần tầu hỏa bị trật bánh ở cách ga lao cai vài cay số thế là đoàn người lẽo đẽo cuốc bộ lên cửa khẩu có nhóm bị lạc đường đi qua bên này cầu cốc lếu hướng tườ lao cai sang chợ cốc lếu,lai cứ nhầm tưởng là đã về đến TQ rồi thế là tất cả vứt hành lý xuống đất đứng chống nạnh thi nhau chửi bới kể tội việt nam đến lúc bị công an viêt nam đến bắt về đồn thì hoảng sợ khóc lóc xin tha.
Logged
taxek9
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 335


« Trả lời #167 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2010, 05:14:11 pm »



Đằng sau những Sản phẩm nhái thì cũng có những Sản phẩm mang đầy tính chất Sáng tạo.
Cái hình này giống thời Trung cổ nhỉ(cái bánh xe),nó còn kết hợp với hiện đại nữa là cái máy nổ (động cơ đốt trong).
 Té ra 4 cái hiện đại của TQ cũng còn mặt trái!
 Thấy Bác nói chữ "sáng tạo" mà em thấy nhờn nhợn-xưa rồi Diễm;bác không biết chứ Việt Nam ta mua mấy cái máy nổ giống như vậy về thay mấy cơ phận của nhà máy Biên Hòa là ngon ác.
 Máy gặt đập liên hoàn của TQ thua máy của " Hai Lúa" Đồng bằng Sông Cửu Long xa;"Hai Lúa" Tây Ninh chế ra máy đa năng tài lắm,kéo lúa ruộng trũng,máy bơm nước,máy đẩy cho ghe....Đó mới là sáng tạo chứ bác ?
Logged
hoadaols
Thành viên
*
Bài viết: 18


« Trả lời #168 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2010, 09:03:49 pm »

Góp vui với mọi người vài chuyện liên quan tới TQ xảy ra ở địa phương em (Chi Lăng - Lạng Sơn), qua lời kể của các cụ, chân thực không cần đính chính, tin cậy hơn sách sử.
- Văn minh như Tây: Đám công nhân, lính phòng không TQ mỗi khi mổ lợn là vứt hết nội tạng. Dân làng nhặt về ăn, sau vài lần như vậy bọn họ đem chôn, dân làng lại đào về ăn. Mọi người trong làng cứ ngóng họ thịt lợn để cải thiện.
- Không để giặc lái rơi vào tay TQ: Đó là chỉ thị miệng từ trên quán triệt xuống. Thực tế là lính TQ rất nhiệt tình đi bắt giặc lái nhưng ta không cho bạn 1 cơ hội nào để tuyên truyền.
- Thành tích chiến đấu ấn tượng: Trong những năm bạn giúp ta làm đường, có 1 số đơn vị pháo binh sang theo bảo vệ, thời gian đầu bạn xung phong chiếm các điểm cao như đỉnh đồi bảo vệ cầu đường sắt Đồng Mỏ, nhưng chỉ sau 1 ngày bị xóa sổ từ đó về sau giao cho thằng em điểm chết đó. Hoặc đóng trận địa pháo giữa cánh đồng Chi Lăng, sau 1 thời gian ngắn tuy số thương vong lớn nhưng đã đạt thành tích phá tan tảng đá hình người cụt đầu.
Cái hay cũng nhiều cái dở cũng lắm, từ từ em sẽ kể tiếp.
Logged
Mr.Ngan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 540



« Trả lời #169 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2010, 10:51:17 pm »

...Ảnh về triển lãm nhà vườn EXPOR99 Kunming...



Tác giả bên quả núi có biểu tượng EXPO99

Logged

HOA SIM BIÊN GIỚI
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM