Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:56:23 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Không quân hiện đại - Nhà xuất bản Arsenal - 2005  (Đọc 135340 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #230 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2013, 04:42:09 am »

Nhà thiết kế: Phòng thiết kế thí nghiệm Sukhoi

Cất cánh lần đầu tiên: 1997

Quốc gia sản xuất: Nga


Ngày 30 tháng 11 năm 1996, Nga và Ấn Độ đã ký hợp đồng bán 40 máy bay tiêm kích và 8 động cơ dự trữ trị giá 1,8 tỷ USD. Ban đầu, việc bán máy bay được nghiên cứu trong phương án Su-30K và sau đó sẽ được nâng cấp. Trong thiết kế phiên bản cho Ấn Độ, máy bay tiêm kích dự kiến sẽ áp dụng những thành quả mới nhất trong lĩnh vực điện tử hàng không, thiết bị động lực và khí tài tác chiến điện tử mà khi đó, chỉ mới được xử lý trên máy bay thí nghiệm dòng Su-27. Cụ thể, Su-30MKI (nâng cấp, xuất khẩu cho Ấn Độ), sẽ có cánh tà trước hoàn toàn không cố định, động cơ có véc tơ đẩy vặn xoắn và ra đa vô tuyến mang theo với lưới ăng ten mảng pha, tổ hợp vũ khí cho phéo tấn công vào bất kỳ mục tiêu nào, trong đó có các mục tiêu khó bị phát hiện trên không; các loại máy bay cảnh bảo sớm, tác chiến điện tử và cất hạn cánh thẳng đứng; tấn công các mục tiêu trên bộ và mục tiêu nổi ngoài tầm bắn của hệ thống phòng không đối phương.

Tám máy bay Su-30K đầu tiên trong dạng tháo rời (2 máy bay trong mỗi chuyến bay, 19-26 tháng 3 và 9-15 tháng 4 năm 1997) đã được đưa tới Ấn Độ trên máy bay vận tải An-124 “Ruslan”. Việc lắp ráp và bay thử tại chỗ được tiến hành bởi các chuyên gia và phi công Liên hiệp chế tạo hàng không Irkut (IAPO). Trong biên chế Không quân Ấn Độ, các máy bay đầu tiên gia nhập ngày 11 tháng 6 năm 1997 và thuộc phi đội không quân số 24 Hunting Hawk, đóng ở căn cứ Lohegaon.

Đồng thời, Liên hiệp chế tạo hàng không Irkut và Phòng thiết kế thí nghiệm (OKB) Sukhoi đã đề xuất các phương án hiện đại hóa máy bay Su-30K theo các yêu cầu mới nhất của Không quân Ấn Độ. Trên Su-30 (số sườn 56) được sản xuất loạt đã lắp cánh tà trước, động cơ mới AL-31FP với sự thay đổi véc tơ đẩy trong 2 mặt phẳng và thích nghi với nhiên liệu của Ấn Độ. Sau đó, khung gầm trước được tăng cường, lắp cặp bánh trước. Ngày 23 tháng 4 năm 1997, máy bay (tên gọi của phòng thiết kế - T-10PMK-2) đã được bàn giao tham gia thí nghiệm ở sân bay thí nghiệm mang tên Gromov, nơi mà ngày 1 tháng 7 năm 1997, phi công thí nghiệm của Phòng thiết kế V.Yu.Averyanov cùng nguyên mẫu Su-30MKI (số sườn 56) cất cánh bay lần đầu tiên.

Các kết quả cuộc thi về trang thiết bị điện tử mang theo của Ấn Độ cho máy bay Su-30MKI vào tháng 3 năm 1998, đã chọn được tổ hợp cấu thành từ các hệ thống của Nga, Pháp, Israel và do Ấn Độ tự sản xuất. Nhà cung cấp chính là các tập đoàn SAGEM và Sextant Avionique của Pháp. Các hãng này không lâu trước đó đã nhận được quyền tham gia chương trình nâng cấp các máy bay Mig-21, Mig-27 và “Juguar” của Không quân Ấn Độ. Hệ thống điều khiển vũ khí tổng hợp gồm có tổ hợp máy ngắm vô tuyến (RLPK) và tổ hợp máy ngắm – dẫn đường quang điện (OEPrNK) trong thành phần tổ hợp lái – đạo hàng, máy ngắm ra đa (OLS), hệ thống chỉ thị mục tiêu lắp trên mũ (NSTs), hệ thống điều khiển vũ khí (SUO), hệ thống hiển thị thông tin (SOI) và hệ thống máy tính kỹ thuật số.

Điểm đặc biệt nhất so với các phiên bản xuất khẩu khác của dòng “Su” trên Su-30MKI là sự xuất hiện trong thành phần tổ hợp máy ngắm ra đa có đài ra đa vô tuyến xung – đốp le N011M mới nhất, hoạt động trong mọi điều kiện khí tượng. Đài này đã trải qua thí nghiệm trên nguyên mẫu dòng Su-35 (số sườn 172) và là sự chuyển tiếp tới mẫu N014, dùng cho các máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 dòng Mig-MFI. Đài ra đa N011M cho phép phát hiện mục tiêu kiểu “máy bay tiêm kích” trong không gian và trong bối cảnh bị gây nhiễu ở bán cầu trước trên tầm xa 350 kilomet và bám sát chúng ở cự ly 200 kilomet. Các chỉ số này cũng tương tự đối với các loại mục tiêu trên bộ và trên biển. Đài ra đa có khả năng bám sát đồng thời 20 mục tiêu và tấn công đồng thời 8 trong số đó, bao gồm trực thăng, các loại tên lửa đạn đạo và có cánh. Ngoài ra, trang thiết bị điện tử mang theo sẽ thực hiện hành trình bay tự động ở tầm thấp của Su-30MKI trong chế độ uốn, lượn theo địa hình và đồ họa của nó.

Bộ phận nắm trong tổ hợp máy ngắm – dẫn đường quang điện cũng làm chức năng như tổ hợp máy ngắm ra đa, nhưng chỉ trong các điều kiện khí tượng đơn giản và khác biệt ở độ chính xác cao cũng như chống nhiễu tốt hơn. Đài vô tuyến quang điện là sự kết hợp của máy tìm phương hồng ngoại và máy đo xa laze. Máy tìm phương hồng ngoại đảm bảo phát hiện mục tiêu theo sự bức xạ nhiệt và góc bám, máy đo xa laze – đo cự ly mục tiêu. Máy cảm biến của đài vô tuyến quang điện bố trí trước đèn buồng lái phi công , trong nắp chụp hình cầu không cố định bên phải.

Để sử dụng phối hợp các loại vũ khí điều khiển “không đối đất” khác nhau với hệ thống dẫn đường vô tuyến và hệ thống tự dẫn bắn bằng tia laze, máy bay được bố sung các thùng treo hệ thống điều khiển vũ khí thay thế được. Khi đó, hệ thống ảnh nhiệt phục vụ cho việc phát hiện mục tiêu bằng hồng ngoại sẽ đảm bảo khả năng hoạt động trong đêm và các điều kiện khí tượng phức tạp. Việc bố trí một phần khí tài trong các thùng trên bệ treo ngoài cho phép nhanh chóng trang bị lại cho máy bay để giải quyết các nhiệm vụ chiến đấu khác nhau phụ thuộc vào yêu cầu chiến trường.
Logged
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #231 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2013, 04:46:51 am »

Hệ thống hiển thị thông tin đảm bảo màn hình thông tin lái – đạo hàng và ngắm bắn cần thiết tại màn hình góc rộng trên kính chắn gió và màn hình màu đa năng tinh thể lỏng. Trên Su-30MKI, có thể thực hiện điều khiển tổ hợp trang thiết bị điện tử mang theo mà phi công không cần bỏ tay khỏi cần điều khiển máy bay và động cơ. Các bảng điện tử đa năng với màn hình đa năng MFD-55 (hoặc màn hình màu MFD-56) là hạt nhân của hệ thống điều khiển tổ hợp trang thiết bị điện tư mang theo và cho phép giải quyết các nhiệm vụ khác nhau, từ nhập (nạp) nhiệm vụ bay cho đến giải quyết các nhiệm vụ chiến đấu trên cơ sở kiểu tình hình chiến đấu đã được vạch sẵn.

Tổ hợp lái – đạo hàng giải quyết các nhiệm vụ dẫn đường và lái máy bay trong toàn bộ các giai đoạn bay, trong các điều kiện khí tượng đơn giản và phức tạp, trong cả ngày lẫn đêm, trên mặt đất và trên biển, trong bất kỳ loại địa hình nào.

Hệ thống điều khiển tự động đảm bảo thực hiện bay theo hành trình và trở lại sân bay theo lập trình trước trong các chế độ lái bằng tay, tự động và bán tự động, thực hiện cơ động hạ cánh, tiếp cận đường băng hạ cánh ở độ cao 50 mét trong chế độ tự động và hạ cánh.

Trang thiết bị dẫn đường gồm có khí tài dẫn đường vệ tinh, cho phép hoạt động với các hệ thống GLONASS (Nga) và NAVSTAR (GPS - Mỹ). Trong đó, việc chuyển hệ thống tiếp nhận thông tin được thực hiện tự động, đảm bảo độ chính xác cao nhất.

Tổ hợp khí tài thông tin liên lạc đảm bảo khả năng thông tin hai chiều chắc chắn, đồng thời liên lạc vô tuyến điện được bảo mật và liên lạc vô tuyến mã hóa với các trạm chỉ huy và giữa các máy bay trên không cũng như trao đổi thông tin giữa các máy bay trong tổ khi tác chiến, phân phối và chỉ thị mục tiêu. Việc dẫn đường máy bay tới mục tiêu trong chế độ bán tự động hoặc tự động từ mặt đất hoặc các đài chỉ huy trên không được thực hiện theo đường liên lạc vô tuyến được chống nhiễu thuộc tổ hợp khí tài dẫn đường.

Su-30MKI có thể sử dụng để giám sát, tuần tra tầm xa và thực hiện chức năng cảnh báo sớm trong vai trò đài chỉ huy trên không. Đài ra đa vô tuyến cho phép bảo đảm đồng thời dẫn đường cho 4 máy bay đánh chặn (Su-27, Mig-29…).

Tổ hợp tác chiến điện tử gồm có đài gây nhiễu tích cực (chủ động) L006S (tương tự với AN/ALQ-135), áp chế hiệ quả hệ thống điều khiển vũ khí điện tử của đối phương và đảm bảo phòng thủ cho riêng máy bay khi hoạt động độc lập hoặc cho cả cụm các máy bay khi hoạt động chung.

Trên Su-30MKI không sử dụng các vòi phun động cơ cố định mà bố trí dạng chữ V theo góc -32…32 độ theo mặt phẳng đối xứng với máy bay. Sự khác biệt này đảm bảo kiểm soát máy bay theo độ lắc cũng như theo hướng bay vì nó cho phép đồng thời nhận được véc tơ đẩy thẳng cũng như véc tơ đẩy ngang. Ngoài ra, việc tách các buồng động cơ cho phép điều khiển máy bay theo dạng kênh và các lực đẩy động cơ khác nhau. Phụ thuộc vào động tác cơ động, sự quay các vòi phun được thực hiện đồng bộ hoặc nghiêng cánh đuôi bằng.

Trên máy bay lắp hệ thống tiếp dầu trên không với cần dạng ống lồng, bố trí bên trái, trong khoang trước buồng lái. Việc tiếp dầu có thể thực hiện từ máy bay vận tải Il-78 hoặc các máy bay cùng loại được trang bị hệ thống tiếp dầu trên không tổng hợp. Tốc độ truyền nhiên liệu là 2300 lít/phút. Cần tiếp dầu được trang bị đèn pha chiếu sáng để tiếp liệu trong điều kiện trời mờ tối hoặc ban đêm.

Nguyên mẫu thứ hai của Su-30MKI (số sườn 06, tên gọi theo Phòng thiết kế - T-10PMK-6) được lắp tháng 12 năm 1997. Đối với máy bay này đã sử dụng thân từ một trong số các nguyên mẫu Su-30 – T-10PU-6. Nguyên mẫu cất cánh lần đầu tiên ngày 23 tháng 3 năm 1998, sau đó, hai mẫu thí nghiệm Su-30MKI được đóng trong Phòng thiết kế Sukhoi ở Moskva, đã trình diễn cho phái đoàn quân sự Ấn Độ trên sân bay thí nghiệm mang tên Gromov nhân ngày Không quân ở Tushino. Trong một năm, hai nguyên mẫu này đã thực hiện hơn 140 chuyến bay thí nghiệm.


Ngày 12 tháng 6 năm 1999, trước ngày khai mạc triển lãm kỹ thuật hàng không vũ trụ số 43 ở Le Bourget, nguyên mẫu đầu tiên của Su-30MKI đã bị rơi. Khi thực hiện chuyến bay tập, máy bay (dưới tên gọi Su-30MK, số sườn 01) do phi công thí nghiệm cấp 1 Vyacheslav Yurievich Averyanov và hoa tiêu Vladimir Georievich Shedrik điều khiển sau khi kết thúc động tác bổ nhào, phần đuôi máy bay đã va chạm với mặt đất. Kết quả là hệ thống tiếp dầu tới buồng đốt tăng lực đã bị hỏng, bốc cháy. Mặc dù vậy, máy bay vẫn lấy được độ cao và rơi cách khu vực sân bay 40 mét. Hai phi công đều nhảy dù khỏi máy bay an toàn.

Bất chấp tai nạn, Nga và Ấn Độ vẫn ký hợp đồng mua bán vũ khí ngày 28 tháng 12 năm 2000. “Rosoboronexport” và tập đoàn hàng không Ấn Độ Hindustan Aeronautics Limited (HAL) và tổ chức sản xuất theo giấy phép của Nga Su-30MKI. Trước đó, ở các xưởng HAL, cũng trên cơ sở giấy phép, đã sản xuất các máy bay tiêm kích đánh chặn Mig-25 và máy bay tiêm kích bom Mig-27L “Bahadur” (tới năm 1996). Hợp đồng dự kiến sản xuất theo giấy phép trong các xưởng thuộc HAL 140 máy bay tiêm kích Su-30MKI, trang thiết bị mang theo và các động cơ AL-31FP với véc tơ đẩy vặn xoắn. Trong chương trình dự kiến kéo dài 17 năm, ngoài “Phòng thiết kế thí nghiệm Sukhoi” và IAPO còn có sự tham gia của tập đoàn “A.Lyulka-Saturn”, Liên hiệp sản xuất chế tạo động cơ Ufa, phòng thiết kế chế tạo khí tài Ramen và hàng loạt các xí nghiệp khác của Nga. Trong khuôn khổ hợp đồng, phía Ấn Độ sẽ được bàn giao các tài liệu kỹ thuật và trang thiết bị công nghệ để trang bị lại cho các xí nghiệp của tập đoàn HAL. Đây là hợp đồng lớn nhất (3,3 tỷ USD) trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự Nga - Ấn. Su-30MKI đầu tiên được sản xuất ở Ấn Độ từ công nghệ của Nga đã cất cánh năm 2004. Theo đánh giá của các chuyên gia, năm 2004 sẽ sản xuất 3 máy bay; 2005 – 6; 2006 – 8, sau đó, phía Ấn Độ sẽ sản xuất 10 máy bay mỗi năm.
Logged
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #232 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2013, 04:48:06 am »

Các thông số kỹ chiến thuật


Sải cánh, mét: 14,70

Chiều dài không có bộ thu áp suất không khí, mét: 21,935

Chiều cao, mét: 6,375

Diện tích cánh, m2: 62,0

Kiểu động cơ: AL-31FP

Lực đẩy động cơ trong chế độ tăng tốc, kg lực: 2x 12 800

Khối lượng rỗng, kg: -

Khối lượng cất cánh tiêu chuẩn, kg: 29 940

Tốc độ tối đa, km/h: 2175

Trần bay thực tế, mét: 17 500

Tầm bay không tải, km: 3000 (không tiếp dầu; một lần tiếp dầu – 5200; 2 lần tiếp dầu – 6900)

Lấy đà trong chế độ tăng lực, mét: -

Quãng đường chạy đà, mét –

Số lượng bệ treo vũ khí: 12

Trọng tải chiến đấu, kg: 8000

Tổ bay, người: 2.
Logged
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #233 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2013, 04:51:54 am »

Nguyên mẫu đầu tiên của Su-30MKI



Nguyên mẫu thứ hai của Su-30MKI



Buồng lái trước Su-30MKI



Buồng lái sau Su-30MKI

Logged
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #234 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2013, 04:53:07 am »

Vũ khí

Pháo tự động 30mm GSh-301 (150 viên, tốc độ 1500-1800 phát bắn/phút);

Tên lửa điều khiển “không đối không” tầm gần: R-60MK và R-73RDM2;

Tên lửa điều khiển “không đối không” tầm trung: R-77 (RVV-AE – 50km), R-27RE1/TE1 (65km);

Tên lửa điều khiển “không đối đất” Kh-29T/L, Kh-25PM, Kh-31A/P, Kh-59M;

Bom điều khiển KAB-500KR/L và KAB-1500K/L;

Bom không điều khiển từ 100 đến 500 kg, các loại thùng bom khác nhau;

Các loại đạn hạt nhân chiến thuật

Rốc két kiểu B-8M-1 (20x80mm) và B-13L (5x130mm), S-25 250mm.

Có thể mang trên bệ treo các thùng khí tài tác chiến điện tử, các hệ thống tia laze – đo xa – chỉ thụ mục tiêu, các đài gây nhiễu.


Các phương án trang bị vũ khí trên Su-30MKI

Logged
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #235 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2013, 08:22:42 pm »


Lần đầu tiên Su-27 và biến thể hai chỗ ngồi của nó biểu diễn công khai ở phương Tây trong triển lãm hàng không Le Bourget tháng 7 năm 1989. Anh hùng Liên Xô – phi công thí nghiệm Pugachev đã thực hiện bài bay cấp cao. Khi đó, rõ ràng, thế giới phương Tây đã sửng sốt trước kỹ thuật lái mới mà nhanh chóng được gọi là “Rắn hổ mang Pugachev”. Tháng 8 cùng năm, kỹ thuật bay cao cấp trên Su-27 đã được biểu diễn nhân ngày Hàng không ở Tushino, thành phố Zhucov. Ngoài ra, năm 1989, Su-27 đã tham gia triển lãm hàng không ở Farnboro, Dubai và Singapore.

Đầu những năm 1990, chính sách xuất khẩu của tập đoàn nhà nước “Vũ khí Nga” không xem xét việc bán các máy bay Su mới nhất ra nước ngoài. Ngoại trừ khi đó, chỉ có Trung Quốc và Việt Nam đã ký các hợp đồng mua phiên bản xuất khẩu của Su-27 và Su-27UB.

Su-27SK được sản xuất hàng loạt ở xưởng hàng không tại Komsomol-na-Amur năm 1991 sau khi ký thỏa thuận liên chính phủ ngày với Trung Quốc 14 tháng 6 năm 1990. Trong đó, dự kiến thực hiện cung cấp vũ khí và khí tài kỹ thuật quân sự đi kèm.

Điểm khác giữa phiên bản xuất khẩu so với máy bay sử dụng trong Không quân Nga (phiên bản gốc), về cơ bản, gồm có trang thiết bị điện tử mang theo và vũ khí, được chế tạo theo tiêu chuẩn xuất khẩu. Máy bay tiêm kích trang bị hệ thống điều khiển từ xa dành cho xuất khẩu kiểu SUD-10. Hệ thống điều khiển vũ khí gồm có máy ngắm ra đa RLPK-27, máy ngắm quang – điện OEPS-27, hệ thống màn hình SEIO-31. Trong RLPK-26 có đài ra đa vô tuyến N001E được chế tạo bởi Viện nghiên cứu khoa học sản xuất Tikhomirov. Nó có thể phát hiện mục tiêu “máy bay tiêm kích” trong bán cầu trước ở cự ly 100 kilomet (40 kilomet trong bán cầu sau) và bám sát mục tiêu ở cự ly 80 kilomet. Đài ra đa có khả năng bám sát đồng thời 10 mục tiêu. Máy bay trang bị hệ thống dẫn đường RNK-10, đảm bảo bay trong điều kiện khí tượng bất kỳ trong cả ngày lẫn đêm. Trong thành phần trang thiết bị điện tử mang theo còn có đài ra đa vô tuyến đốp le tổng hợp “Topaz”, tổ hợp thước ngắm – dẫn đường quang điện, các màn hình màu đa chức năng tinh thể lỏng, hệ thống kiểm tra với sự hiển thị các tham số máy bay cũng như bối cảnh chiến thuật, các máy thu bức xạ ra đa vô tuyến đối phương “Pastel” và SPO-32….

Mùng 6 tháng 12 năm 1996, Nga đã ký với Trung Quốc hợp đồng trị giá 2,5 tỷ USD, dự kiến bán dây chuyền sản xuất Su-27SK với số lượng 200 máy bay trong vòng 5 năm. Một trong các điều khoản hợp đồng là cấm xuất khẩu các máy bay này. Các máy bay đầu tiên được lắp từ các bộ phận được chở đến từ KnAAPO. Sau đó chúng được sản xuất ở Trung Quốc. Mùa hè năm 1997, Trung Quốc đã được bàn giao toàn bộ tổ hợp tài liệu kỹ thuật, cũng trong tháng 12 năm 1998, đã lắp và thí nghiệm 2 máy bay J-11 đầu tiên (tên gọi Su-27SK của Trung Quốc), được lắp ở tập đoàn Sheyan aircraff. Đến năm 2002, theo kế hoạch mỗi năm sẽ sản xuất 40 máy bay. Mặc dù vậy, Trung Quốc vẫn dự định xuất khẩu Su-27UBK.

Năm 1995, đã xuất hiện dự án máy bay tiêm kích Su-27SMK. Nó được KnAAPO giới thiệu trực tiếp là sự phát triển của phiên bản xuất khẩu Su-27SK với hệ thống tiếp dầu trên không, cánh mới, cho phép trang bị thùng dầu phụ, bổ sung 2 bệ treo vũ khí, tăng cường khả năng tấn công mục tiêu trên bộ. Dự án này không nhận được sự phát triển tiếp.

Ngày 29 tháng 8 năm 1997, trong chuyến thăm Moskva của phải đoàn quân sự Indonesia, đã diễn ra buổi ký biên bản ghi nhớ về dự kiến bán 8 máy bayu tiêm kích Su-30KI (phiên bản xuất khẩu cho Indonesia), 4 máy bay 2 chỗ ngồi Su-30MK và 8 trực thăng Mi-17-1V. Hợp đồng chính thức được ký vào tháng 10-11 năm 1997.

Máy bay Su-30KI, thực tế là biến thể Su-27SK, khác ở với phiên bản gốc ở cần tiếp dầu trên không. Trang thiết bị còn lại và hệ thống điều khiển vũ khí, thực tế, giống với Su-27SK.

Mùng 9 tháng 1 năm 1998, do khủng hoảng kinh tế, Indonesia không đủ khả năng chi trả cho các máy bay Su-30KI đã đặt mua.
Logged
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #236 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2013, 08:23:23 pm »

Các thông số kỹ chiến thuật

Sải cánh, mét: 14,70

Chiều dài không có máy thu không khí, mét: 21,935

Chiều cao, mét: 5,932

Sải cánh, m2: 62,04

Kiểu động cơ: AL-31F

Lực đẩy trong chế độ tăng lực, kg lực: 2x 12 500

Khối lượng rỗng, kg: 19 500

Khối lượng cất cánh tiêu chuẩn, kg: 22 200

Khối lượng cất cánh tối đa, kg: 33 000

Tốc độ tối đa, km/h: 2430

Trần bay thực tế, mét: 18 500

Tầm bay xa không tải, km: 3700 (không tiếp dầu)

Lấy đà trong chế độ tăng lực, mét: 400

Quãng đường chạy đà, mét: 620

Số lượng bệ trao vũ khí: 10

Trọng tải chiến đấu, kg: 8000

Tổ bay, người: 1.


Vũ khí

Pháo tự động một nòng GSh-301 (30mm, 150 viên, tốc độ bắn 1500 viên/phút)

Tên lửa điều khiển lớp “không đối không” tầm trung R-27R1, R-27E1, R-27T1, R-27ET1 và tầm gần R-73E;

Các loại bom FAB-500, RBK-500, FAB-250M62, FAB-250M54 và FAB-100;

Rốc két S-25, S-13 và S-8.
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Bảy, 2013, 08:37:06 pm gửi bởi daibangden » Logged
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #237 vào lúc: 07 Tháng Bảy, 2013, 10:05:31 pm »



Các công việc về dòng máy bay mới đã gây ra sự chú ý từ Không quân Trung Quốc trong việc mua vài chục máy bay tiêm kích đa năng hai chỗ ngồi để tăng cường các nhiệm vụ “không đối đất” và thay thế các máy bay ném bom thế hệ cũ H-5 (Il-28) và H-6 (Tu-16).

Việc sản xuất Su-30MKK (phiên bản xuất khẩu, nâng cấp cho Trung Quốc) được KnAAPO tiến hành trong thời gian ngắn kỷ lục. Theo sự thừa nhận của một số công trình sư, các công việc đã diễn ra với tốc độ chưa từng thấy từ thời kỳ Liên Xô. Ngoài ra, việc thực hiện chương trình nhanh chóng còn liên quan với việc sử dụng các sản phẩm khi thiết kế được chế tạo trong các dự án Su-35, Su-27SMK, T-10PU-5.

Các nhà thiết kế dưới sự chỉ đạo của Aleksei Knưshev đã trang bị cho máy bay đài ra đa vô tuyến mớ N001VE (các máy bay tiêm kích S-27SK trang bị mẫu N001E) với tầm hoạt động 100 kilomet trong bán cầu trước và 40 kilomet trong bán cầu sau, các hệ thống dẫn đường (chỉ huy) chiến đấu theo nhóm, vũ khí điều khiển với khả năng tự dẫn bắn bằng vô tuyến. Hệ thống điều khiển vũ khí mới cho phép sử dụng tên lửa điều khiển tầm trung RVV-AE, phát hiện các mục tiêu trên bộ, vẽ bản đồ địa hình. Trên máy bay xuất hiện thiết bị dẫn đường vệ tinh, nâng cấp tổ hợp phòng thủ mang theo, màn hình buồng lái được thay mới. Mỗi cabin lắp các màn hình màu đa chức năng 6 đến 8 inch và các bảng điều khiển mới.

(Nguồn khác: Su-30MKK trang bị đài ra đa mang theo nâng cấp N001M được chế tạo ở Viện nghiên cứu khoa học sản xuất mang tên V.V.Tikhomirov, cho phép sử dụng các tên lửa RVV-AE và đài ra đa quang điện mới, được chế tạo bởi phòng thiết kế trung ương “Geofizika”. Tổ hợp trang thiết bị mang theo của máy bay được chế tạo bởi Phòng thiết kế chế tạo khí tài Ramen. Trong tổ hợp trang bị máy tính kỹ thuật số thế hệ mới với sự đảm bảo lập trình mới liên quan tới các phân hệ thống trang thiết bị mang theo và tổ hợp vũ khí bằng các kênh trao đổi thông tin. Trên máy bay lắp hệ thống màn hình đa năng tinh thể lỏng mới. Su-30MKK sử dụng được các vũ khí không điều khiển và vũ khí chính xác cao để tiêu diệt mục tiêu trên bộ. Vũ khí được gắn trên 12 bệ treo với tổng khối lượng 8 tấn).

Nhà thiết kế tổ hợp điện tử hàng không mới và bộ tích hợp hệ thống khí tài mang theo là Phòng thiết kế chế tạo khí tài Ramen, bằng tổ hợp trang thiết bị điện tử mang theo mới của mình, cụ thể, là máy tính điện tử mang theo và hệ thống trao đổi thông tin đa kênh, đã tham gia trong cuộc thi nâng cấp các máy bay đang có mặt trong biên chế, nhưng đã chịu thua trước phương án rẻ hơn, được chế tạo để áp dụng cho hệ thống điều khiển vũ khí đang có – “kênh nhánh” trên Su-30KN và Mig-29SMT trước đó.

Su-30MKK trang bị cần tiếp dầu trên không và hệ thống đảm bảo cuộc sống cho tổ bay, nhờ đó, nó có khả năng hoạt động lâu dài, không cần hạ cánh. Khác với Su-30MKI của Ấn Độ, Su-30MKK không có cánh tà trước và động cơ với véc tơ đẩy vặn xoắn.

Nguyên mẫu Su-30MKK (số sườn 05) được lắp ở Moskva bởi Phòng thiết kế và cất cánh lần đầu tiên ngày 20 tháng 2 năm 1999. Sau đó, ở KnAAPO đã lắp 2 máy bay trước mẫu (số sườn 501 và 502), máy bay đầu tiên đã thí nghiệm vào mùng 9 tháng 3 (thông tin từ Jane’s Intelligence Review – 19 tháng 3) năm 1999. Phi công thí nghiệm Vyacheslav Averyanov đã lái máy bay. “502” cất cánh bay lần đầu tiên vào tháng 6.

Ngày 27 tháng 8 năm 1999, Nga và Trung Quốc đã ký thỏa thuận bán 45 máy bay tiêm kích Su-30MKK trong thời gian 3 năm. Tổng giá trị hợp đồng là 2 tỷ USD. Phía Nga có sự tham gia của “Phòng thiết kế thí nghiệm Sukhoi” và KnAAPO.

Ngày 10 tháng 8 năm 2000, đã lắp xong 7 máy bay tiêm kích Su-30MKK. Toàn bộ chúng được bàn giao cho Trung Quốc năm 2000. Việc này rõ ràng đã gây chú ý lớn đối với các chuyên gia Nga, Trung Quốc và phương Tây cũng như như các nhà báo tới Su-30MKK (số sườn 502), đã tham gia triển lãm hàng không Chu Hải ở Trung Quốc từ mùng 6 đến 12 tháng 11 năm 2000.
Logged
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #238 vào lúc: 07 Tháng Bảy, 2013, 10:06:34 pm »

Các thông số kỹ chiến thuật



Sải cánh, mét: 14,70

Chiều dài không có máy thu không khí, mét: 21,94

Chiều cao, mét: 6,375

Sải cánh, m2: 62,0

Kiểu động cơ: AL-31F

Lực đẩy trong chế độ tăng lực, kg lực: 2x 12 500

Khối lượng rỗng, kg: -

Khối lượng cất cánh tiêu chuẩn, kg: 26 400

Khối lượng cất cánh tối đa, kg: 34 500

Tốc độ tối đa, km/h: 2200

Trần bay thực tế, mét: 17 300

Tầm bay xa không tải, km: 5200 (với một lần tiếp dầu)

Lấy đà trong chế độ tăng lực, mét: -

Quãng đường chạy đà, mét: -

Số lượng bệ trao vũ khí: 12

Trọng tải chiến đấu, kg: 8000

Tổ bay, người: 2.


Vũ khí

Pháo một nòng tự động GSh-301 (30mm, 150 đạn, tốc độ bắn 1500 phát/phút)

Tên lửa điều khiển “không đối không” RVV-AE (Trung Quốc có thể tự sản xuất với tên gọi R-129); R-27 các biến thể khác nhau và R-73;

Bom FAB-500, RBK-500, FAB-250M62, FAB-250M54 và FAB-100;

Rốc két S-25, S-13 và S-8;

Vũ khí điều khiển “không đối đất”: Kh-29T và Kh-29TE với hệ thống dẫn bắn vô tuyến, K-29L với hệ thống dẫn bắn bằng tia laze và Kh-59M với hệ thống dẫn bắn bằng lênh vô tuyến, tên lửa chống ra đa Kh-31P;

Bom điều khiển với đầu tự dẫn đường hiệu chỉnh bằng vô tuyến KAB-500KR và KAB-1500KR, tên lửa chống tàu siêu âm Kh-31A.
Logged
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #239 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2013, 10:22:08 pm »

Khi quan tâm đến vai trò Không quân trong chiến tranh hiện dại, tập đoàn Sukhoi đã quyết định chế tạo máy bay xung kích mới dành cho Không quân tiền duyên. Giải pháp này, cũng để cho nhiều nước khác, trong thời gian đó mua khí tài kỹ thuật quân sự của Nga, trong đó có Mig-23, Mig-27, Su-7 và Su-17 trong các biến thể khác nhau. Các loại máy bay này đã cũ và cần phải thay bằng các máy bay hiện đại, hiệu quả hơn. Trong khi sử dụng Su-30 làm máy bay cơ sở, năm 1993, Phòng thiết kế đã giới thiệu phương án phát triển tiếp theo – máy bay tiêm kích đa chức năng Su-30K (thương mại). Chủ nhiệm dự án này là Alecsandr Barkovsky.

Kết quả việc nâng cấp là các máy bay tiêm kích có chất lượng chiến đấu mới. Chúng có khả năng tiến hành trinh sát, tấn công vào các mục tiêu trên bộ và mục tiêu nổi trong các điều kiện khí tượng phức tạp và ban đêm. Hệ thống dẫn đường chính xác cao sử dụng thông tin từ hệ thống dẫn đường vệ tinh GLONASS hoặc GPS.

Trong tổ hợp trang thiết bị mang theo có áp dụng các phần tử mới, trong có đó bộ xử lý lập trình, thực hiện chức năng xử lý các tín hiệu ra đa để vẽ địa hình bề mặt trái đất, máy tính kỹ thuật số mang theo – để kiểm soát các hệ thống dẫn đường, vũ khí, ra đa được chế tạo ở Phòng thiết kế thí nghiệm “Điện tử hàng không Nga”. Các đặc điểm chính: dư, thiết kế mở, trao đổi thông tin theo bộ góp đa sóng.

Việc lái máy bay vào khu vực phát hiện mục tiêu bằng mắt thường có thể được thực hiện bằng tay hoặc với sự hỗ trợ của hệ thống điều khiển tự động một cách bí mật trong chế độ im lặng vô tuyến ở tầm thấp (радиомолчаниe), theo hành trình xác định trước, hiển thị trên màn hình tinh thể lỏng. Việc này làm giảm đáng kể thời gian của máy bay trong phạm vi hoạt động hiệu quả của hệ thống phòng không địch khi thực hiện tấn công bằng vũ khí dẫn đường vô tuyến. Các thí nghiệm máy bay nâng cấp đã chứng tỏ hiệu quả các chế độ phát hiện mục tiêu nổi và mục tiêu trên bộ.

Theo các thông số của mình, Su-30K có thể sử dụng vũ khí chính xác cao lớp “không đối đất” tấn công mục tiêu trên biển và trên bộ từ tầm xa 250 kilomet. Khả năng sử dụng vũ khí chính xác cao và mở rộng khối lượng nhiệm vụ yêu cầu hoàn thiện hệ thống điều khiển vũ khí và sử dụng trang thiết bị mới, đảm bảo sử dụng vũ khí trong mọi điều kiện khí tượng ban ngay cũng như ban đêm. Thể tích hạn chế của máy bay không cho phép bố trí toàn bộ trang thiết bị mà sẽ mang theo trong dạng thùng khí tài trên các bệ treo ngoài. Trong đó, gồm có hệ thống đo xa và chỉ thị mục tiêu bằng tia laze để sử dụng vũ khí điều khiển với đầu đạn tự dẫn bắn bằng tia laze và khí tài ảnh nhiệt – để phát hiện mục tiêu phát hiện mục tiêu bằng hồng ngoại, cho phép hoạt động ban đêm trong điều kiện thời tiết phức tạp. Máy bayt rang bị các ghế phóng K-36D, lắp nghiêng 30 độ.

Danh pháp vũ khí rộng của Su-30K có thể sử dụng, không chỉ trong không chiến mà còn tấn công các mục tiêu trên bộ và trên biển. Máy bay có khả năng sử dụng vũ khí chiến thuật chính xác cao lớp “không đối đất” – tên lửa chống tàu Kh-31A, tên lửa chống ra đa Kh-31P, các tên lửa dẫn bắn vô tuyến tầm xa Kh-59M và tên lửa tầm gần Kh-29T, bom điều khiển KAB-500 và KAB-1500. Đồng thời, tăng hiệu quả giải quyết nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không khi sử dụng tên lửa với đầu đạn dẫn bắn chủ động RVV-AE. Su-30K cũng xuất hiện khả năng lắp trang bị điện tử hàng không mới của nước ngoài, thuận lợi cho xuất khẩu. Các đề xuất của Phòng thiết kế thí nghiệm Sukhoi trở nên rõ ràng vào năm 1993, khi lần đầu tiên, Su-30K (tên gọi trong xưởng 10-4PK) đã xuất hiện trong triển lãm hàng không ở Le Bourget.

Giai đoạn hai nâng cấp máy bay – tạo cho máy bay chất lượng mới, tương đương với các máy bay tiêm kích “Rafale” và “Eurofight”. Các buồng lái Mig-29 và Su-30 sẽ được đồng nhất. Trong các máy bay này lắp cho phi công và hoa tiêu theo 3 màn hình tinh thể lỏng đa chức năng. Với mục đích có thể bắn đồng thời một số mục tiêu trên không trong góc quan sát hơn 100 độ. Ăng ten tổ hợp máy ngắm ra đa được thay bằng lưới ăng ten mảng pha. Sự đồng nhất Mig-29SMT, Mig-29UBT và Su-30K cho phép sử dụng các máy bay này trong cùng tổ chiến đấu. Cụ thể, Su-30K trong vai trò máy bay chỉ huy, có khả năng điều khiển từ 3 đến 4 máy bay Mig, phối hợp với các tổ hợp tên lửa thuộc quân chủng Phòng không và với các trạm chỉ huy Lục quân để trở thành sức mạnh thống nhất và hệ thống phòng thủ - tấn công linh hoạt.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM