Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 27 Tháng Tư, 2024, 01:25:13 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Không quân hiện đại - Nhà xuất bản Arsenal - 2005  (Đọc 135558 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #190 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2012, 04:35:42 pm »

Bell 205/212 UH-1D/N “Iroguois”


Trực thăng Bell 205 “Iroguois” được chế tạo trên cơ sở Bell 204, lần đầu tiên cất cánh tháng 8 năm 1961. Nó được trang bị động cơ tuabin trục T53 với cánh quạt đường kính lớn chịu tải nặng, có nhiên liệu dự trữ được tăng cường và thân dài hơn, cho phép nó mang được, ngoài phi công, thêm 12-14 lính đổ bộ, 6 băng ca với nhân viên cứu thương hoặc 1814kg hàng hóa. Đối với quân đội Mỹ, dã chế tạo hơn 2000 UH-1D, đã được thay thế bằng các trực thăng UH-1H với động cơ mạnh hơn. Trong dòng “Iroguois” có thể chia thành các phiên bản sau, như là EH-1H – để rải nhiễu, JUH-1H với ra đa mạnh và UH-IV – trực thăng tìm kiếm – cứu nạn. Ở Canada đã xuất hiện phiên bản huấn luyện CUN-1H. Dành cho không quân Mỹ đã thiết kế máy bay cứu nạn HH-1H. Tổng cộng đã sản xuất 5373 trực thăng UH-1H, vì thể số lượng đáng kể của chúng sẽ còn tiếp tục phục vụ trong quân đội trong thế kỷ XXI. Các máy bay loại này được bán cho gần 50 nước. Trên trực thăng quân sự “Huey” đã lắp khí tài trang thiết bị điện tử hàng không hiện đại, đồng thời cánh quạt mới từ vật liệu composite. Các đối tác nước ngoài cũng tỏ ra quan tâm tới việc nâng cấp các trực thăng cũ. Đối với sự nâng cấp của chúng đã có 3 phiên bản. Trong cơ sở đầu tiên lắp động cơ và chất lượng cơ khí hiện đại của trực thăng, sẽ dẫn tới tăng tầm bay xa và tải trọng. Với mục đích này, đã thiết kế 3 phiên bản – Bell UH-1P “Huey” II, “Huey” 800 và UH-1/T700 “Ultra Huey”. Trên phiên bản cuối cùng lắp động cơ GE T700.

Mẫu (model) 2 tuabin 212/UH-1N

Model 212 được giới thiệu là trực thăng UH-1H 2 tuabin. Hai động cơ tuabin trục PT6T được bố trí cạnh nhau và quay 1 trục. Phiên bản chính cho hải quân Mỹ và thủy quân lục chiến là HH-1N, được sử dụng trong vào trò trực thăng vận tải và yểm trợ hỏa lực. 79 trực thăng UH-1N được sử dụng tham gia các chiến dịch đặc biệt của không quân Mỹ. Công ty “Agusta” sẽ sản xuất trực thăng này theo giấy phép dưới tên gọi AB212, đồng thờ chế tạo nó trên cơ sở phiên bản hải quân AB-212ASW. Dòng sau có thiết bị thủy âm định vị “Bendics”, ra đa tìm kiếm và có khả năng mang ngư lôi, tên lửa chống tàu.

Các thông số kỹ - chiến thuật

Tên gọi: Bell Helicopter Textron Model 205/UH-1H “Iroguois”

Động cơ: động cơ tuabin trục Tekstron “Laicoming” T53-L13 công suất 1400 sức ngựa

Đường kính chong chóng: 14,63 mét

Chiều dài tổng thể/thân: 17,62/12,77 mét

Chiều cao: 4,41 mét

Khối lượng: rỗng: 2363kg; mang theo quân đổ bộ: 2520kg; cất cánh tối đa: 4309kg; tải trọng tối đa: 1759

Tốc độ tuần tra: 204km/h

Tốc độ nâng gần mặt đất: 488 mét/phút

Trần bay thực tế: 4145 mét

Tầm bay xa: 511km.
Logged
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #191 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2012, 05:09:53 pm »

Bell 206/OH-58 “Combat Scout”


Tháng 3 năm 1969, model 206A “Jet Ranger” – trực thăng hạng nhẹ 5 chỗ - đã được lấy làm cơ sở cho việc chế tạo trực thăng trinh sát hạng nhẹ OH-58 “Kiowa” – đã gia nhập biên chế quân đội Mỹ. Việc mua trực thăng bắt đầu từ 23 tháng 5 năm 1969, trong 5 năm, quân đội đã nhận được 2200 trực thăng. Trong số các nước mua trực thăng gồm có: Úc – 56 (chê tạo theo giấy phép trực thăng “Kalkadun”, Áo – 12 OH-58B và Canada – 74 (COH-58A).

Các phiên bản hiện đại hóa

Từ năm 1987, 585 trực thăng OH-58A đã được nâng cấp và nhận được tên gọi OH-58C. Chúng có kính cabin đắt tiền hơn, động cơ tăng công suất với khí tài để áp chế sự bức xạ quang điện và khí tài điện tử hàng không hiện đại. Năm 1981, đã xuất hiện phiên bản trinh sát OH-58D với việc lắp trên ống trục chong chóng khí tài thước ngắm và khí tài điện tử hàng không chuyên dụng. Kế hoạch ban đầu trang bị lại 592 trực thăng OH-58A đang có trong biên chế quân đội Mỹ thành phiên bản D, sau đó giảm xuống còn 363 trực thăng. 15 trực thăng OH-58D “Prime Chance” năm 1987 một lần nữa chịu sự nâng cấp để chống lại các xuống máy cao tốc của Iran trong vịnh Péc xích và nhận tên gọi “Kiowa Warrior”. Theo kế hoạch tổng thể trang bị lại bao gồm 243 trực thăng – có động cơ và bộ truyền động hiện đại hơn, đài cảnh báo sự chiếu ra đa định vị, hệ thống rải bẫy nhiễu, tăng khối lượng có ích và đơn giản hóa kiến trúc thân. “Kiowa Warrior” đã bắt đầu gia nhập biên chế từ tháng 5 năm 1991.

“Combat Scout”

81 trực thăng “Kiowa Warrior” một lần nữa được nâng cấp để sử dụng trong vai trò trực thăng đa năng. Trên đó lắp khung gầm trượt tuyết, chong chóng gập 4 cánh, thiết bị cân bằng ngang và khí tài đặc biệt đẻ vận tải trên máy bay C-130. Phiên bản 406CS “Combat Scout” được giới thiệu là phiên bản trực thăng đơn giản hóa OH-58D, trong đó giữ lại từ phiên bản nguyên thủy chong chóng đuôi và chong chóng chính cùng thiết bị động lực. Từ tháng 6 năm 1990, 15 trực thăng OH-58 được bán cho Arap Saudi dưới tên gọi MH-58D.

Các thông số kỹ - chiến thuật

Tên gọi: Bell Helicopter Textron Model 406/OH-58D Kiowa Prime Chance

Động cơ: tuabin trục Allison T-73-AD-700 công suất 650 sức ngựa

Đường kính chong chóng chính: 10,67 mét

Chiều dài tổng thể/thân: 12,85/10,48 mét

Chiều cao: 3,93 mét

Diện tích rỗng: 89,37m2

Khối lượng: rỗng: 1381kg; cất cánh tối đa: 2041kg

Tốc độ tối đa: 237km/h

Trần bay thực tế: 3660 mét

Tầm bay xa: 463km

Vũ khí: súng máy 12,7mm, các giỏ cho 7 rocket 70mm, tên lửa điều khiển “Stinger” và “Hellfire”.

Logged
BOM BI
Thành viên
*
Bài viết: 134


Aya Kito (1962 - 1988)


« Trả lời #192 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2013, 02:53:13 am »

Chủ đề này xin được giới thiệu về một số loại máy bay chiến đấu đang được sử dụng trong các lực lượng không quân trên thế giới sử dụng. Các bài viết còn nhiều khiếm khuyết, có gì mong các bác đóng góp thêm.

Mở đầu xin được giới thiệu về bộ đôi máy bay chiến đấu Mitsubishi F-1/F-2 do tập đoàn Mitsubishi của Nhật Bản chế tạo, hiện đang trang bị trong biên chể lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản.

MITSUBISHI F-1

Nguồn : wikipedia.org, airforce-technology.com, hoangsa.net.

Mitsubishi F-1 là một loại máy bay phản lực tiêm kích của Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF) và là máy bay chiến đấu đầu tiên được chế tạo tại Nhật kể từ khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Hai tập đoàn Mitsubishi và Fuji đã cùng hợp tác để phát triển F-1. Mitsubishi F1 có chuyến bay đầu tiên vào năm 1977 và được đưa vào trang bị của JASDF cùng năm.

Năm 2006, Mitsubishi F-1 được ngừng hoạt động hoàn toàn trong JASDF, thay vào đó là Mitsubishi F-2. Như vậy, từ khi bắt đầu đưa vào sử dụng đến khi nghỉ hưu, trong suốt 28 năm, chiếc Mitsubishi F-1 chưa từng tham gia vào những hoạt động tác chiến trên chiến trường.

Mitsubishi F-1 ở Căn cứ không quân Iwakuni.

Lịch sử phát triển

Kế hoạch máy bay huấn luyện siêu thanh

Tháng 08 năm 1967, tập đoàn Mitsubishi của Nhật Bản bắt tay vào thiết kế mẫu máy bay đa năng mới. Theo yêu cầu, mẫu máy bay mới này sẽ thay thế các máy bay chiến đấu và huấn luyện của Mỹ được trang bị cho Lực lượng phòng vệ Nhật Bản khi đó.

Tháng 10 năm 1968, Mitsubishi khởi động việc thiết kế mô hình thực loại máy bay huấn luyện 2 chỗ ngồi. Tới tháng 01 năm 1969, mô hình này được hoàn tất.

Tháng 03 năm 1970, JASDF đã quyết định ký hợp đồng với tập đoàn Mitsubishi chế tạo hai chiếc máy bay để đưa vào thử nghiệm. Đúng một năm sau, các cuộc thử nghiệm về thông số máy bay được hoàn tất, và tới tháng 04 năm 1971, mẫu thử nghiệm đầu tiên được Mitsubishi hoàn tất. Người phục trách công tác thiết kế mẫu máy bay này là nhà thiết kế K. Ikeda.

Máy bay huấn luyện Mitsubishi T-2

Sau các cuộc thử nghiệm thành công trên mặt đất, mẫu máy bay mới do Mitsubishi chế tạo theo đơn đặt hàng của JASDF được đặt tên là XT-2. Mẫu máy bay này sau đó đã thực hiện thành công chuyến bay đầu tiên vào ngày 02 tháng 12 năm 1971.

Bắt đầu thứ tháng 03 năm 1975, Nhật Bản đã cho sản xuất hàng loạt mẫu máy bay mới này với tên gọi T-2. Đây chính là mẫu máy bay siêu thanh đầu tiên của đất nước mặt trời mọc. Tuy nhiên, nó chỉ là loại máy bay huấn luyện. Có tất cả 96 chiếc T-2 đã được xuất xưởng.

Kế hoạch máy bay tiêm kích – bom

Ngày 07 tháng 02 năm 1972, JASDF đã đặt hàng Mitsubishi chế tạo một mẫu máy bay tiêm kích-bom trên cơ sở của mẫu T-2 (Dự án FS-T2). Để phù hợp với các yêu cầu của JASDF, các kỹ sư của Mitsubishi đã tiến hành sửa đổi chiếc T-2. Các sửa đổi bao gồm :

  - Loại bỏ ghế phía sau và vòm kính thừa phía trên buồng lái, lắp đặt kính chắn gió một mảnh mới, sử dụng không gian trống cho hệ thống điện tử.
  - Hệ thống điều khiển hỏa lực (FCS).
  - Cải tiến tổ hợp vũ khí.
  - Hệ thống dẫn đường quán tính.
  - Hệ thống radar nhận diện cảnh báo (RHAWS).
  - Thiết bị đo độ cao.

Năm 1974, Mitsubishi đã đã chuyển giao cho phía JASDF hai chiếc  FS-T2 để tiến hành thử nghiệm. Chiếc FS-T2 đầu tiên mang số hiệu 107 đã lăn bánh lần đầu vào ngày 03 tháng 06 năm 1975. Ngày 07 tháng 06 năm 1975, chiếc thứ hai mang số hiệu 106 cũng được đưa vào thử nghiệm. Ngày 12 tháng 11 năm 1976, cả hai chiếc 106 và 107 được tiến hành bắn thử tất cả loại vũ khí được trang bị. Thông qua các cuộc thử nghiệm, các chuyên viên của Trung tâm nghiên cứu Bộ Quốc phòng Nhật (TRDI) đã tiến hành xác định, kiểm tra tất cả mọi đặc tính cần thiết và các hệ thống của máy bay, tổ hợp thiết bị trên khoang và các vũ khí.

Máy bay thử nghiệm FS-T2 số hiệu 106

F-1 được đưa vào sản xuất hàng loạt vào ngày 25 tháng 02 năm 1977. Chiếc đầu tiên được hoàn thành và bay thử vào ngày 16 tháng 06 năm 1977. Tháng 04 năm 1978, 18 chiếc F-1 đã được đưa vào biên chế của JASDF. Ban đầu, kế hoạch của Nhật Bản là sản xuất 160 chiếc F-1, nhưng điều kiện về ngân sách khiến số lượng bị cắt giảm xuống còn 77 chiếc. Chi phí trung bình của F-1 là khoảng 2,6 tỷ yên cho mỗi máy bay. Chiếc F-1 cuối cùng được sản xuất vào tháng 08 năm 1987.

Chiếc Mitsubishi F-1 số hiệu 267, trên cánh đuôi có sơn dòng chữ "Chiếc F-1 cuối cùng"

Toàn bộ 77 chiếc F-1 được biên chế thành ba phi đội, mỗi phi đội có 25 chiếc, có trụ sở chính tại Căn cứ không quân Misawa.

  - Phi đội số 03 được thành lập ngày 31 tháng 03 năm 1978.
  - Phi đội số 08 được thành lập ngày 29 thàng 02 năm 1980.
  - Phi đội số 06 được thành lập ngày 28 thàng 02 năm 1981.

Năm 1991 đến năm 1993, JASDF đã tiến hành nâng cấp 70 chiếc F-1 nhằm kéo dài tuổi thọ của khung thân máy bay từ 3.500 giờ lên 4.000 giờ, chương trình nâng cấp chủ yếu tập trung vào việc cải tiến hệ thống điện tử của máy bay.

Sáu chiếc F-1 cuối cùng ở Căn cứ không quân Tsuiki tại tỉnh Fukuoka, miền Nam Nhật Bản, đã nghỉ hưu vào ngày 09 tháng 03 năm 2006, những chiếc máy bay này đã đạt đến giới hạn tuổi thọ của khung máy bay là 4.000 giờ. Hiện nay, những đơn vị sử dụng F-1 đang lần lượt chuyển sang sử dụng loại Mitsubishi F-2 hiện đại hơn.
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Giêng, 2013, 10:50:10 am gửi bởi BOM BI » Logged

BOM BI
Thành viên
*
Bài viết: 134


Aya Kito (1962 - 1988)


« Trả lời #193 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2013, 03:19:29 am »

Cấu tạo

Hình dáng sơ bộ

F-1 là loại máy bay chiến đấu một chỗ ngồi với kiểu thiết kế một tầng cánh, cánh cụp rộng thay đổi, được trang bị bộ ổn định xoay chiều và một cánh ổn định đuôi thẳng đứng. Khung máy bay được làm bằng hợp kim titan. Dù hãm đặt ở đuôi, phía trên vỏ động cơ. Bề ngoài của F-1 khá giống với loại máy bay SEPECAT Jaguar của Pháp/Anh.

Buồng lái

Buồng lái nhìn từ phía trước của T-2 (trên) và F-1 (dưới)

Buồng lái F-1 khá nhỏ và không có vòm kính kiểu bot nước. Dù vậy, tầm nhìn từ buồng lái vẫn khá tốt, nhưng kém hơn so với F-2, đặc biệt là nhìn về phía sau. Phần giữa khung buồng lái và mũi được chế tạo khá dày để đề phòng việc chim chóc lao vào máy bay. Không giống như F-2, phi công ngồi trong một vị trí truyền thống, không có độ dốc ngược ra sau như ghế của F-2. Phi công điều khiển máy bay bằng một cần điều khiển ở giữa và tay ga ở bên trái, kết hợp cả hai thành thanh điều khiển (hands-on-throttle-and-stick) (HOTAS).

Máy bay cũng được trang bị ghế phóng cho phép tổ phi công thoát khỏi máy bay trên bất kỳ độ cao và tốc độ nào.

Vị trí đánh dấu ghế phóng

Bảng điều khiển của F-1 gồm một màn hình hiển thị trước mặt (HUD) được sản xuất bởi Shimadzu với màn hình radar nằm ở trung tâm bên dưới nó. Phía dưới bên trái là bảng kiểm soát dự trữ, và trên nó là các thiết bị hoa tiêu và hệ thống đo độ cao J-APN-44. Nửa phía phải bảng thiết bị có màn hình hiển thị cho động cơ và các hệ thống. Phía bên trái buồng lái, ngay phía trước thanh điều khiển ga, là các nút kiểm soát thiết bị liên lạc.

Hệ thống điện tử

Các thiết bị điện tử được trang bị cho F-1 gồm:

  - Hệ thống dẫn đường quán tính (INS) J/ASN-1,  thiết bị đo độ cao vô tuyến TRT.
  - Hệ thống điều khiển hỏa lực J/ASQ-1 do Mitsubishi Electric sản xuất
  - Hệ thống điều khiển tên lửa đối hạm J/AWA-1 (tương ứng với ASM-1)
  - Hệ thống đo độ cao J-APN-44.
  - Hệ thống máy tính số trung tâm, kênh dữ liệu số và máy tính dữ liệu trên không.J/A24G-3.
  - Hệ thống thiết bị tiếp sóng LMT, máy thu phát vô tuyến.
  - Thiết bị nhận tín hiệu cảnh báo radar J/APR-3 với một ăngten hình ống bố trí phía sau đỉnh cánh đuôi.
  - Thiết bị trinh sát hồng ngoại.

Radar xung Dopple đa chế độ hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết J/AWG-12 được trang bị cho F-1 tương tự loại AN/AWG-12 trên tiêm kích F-4M Phantom của Không quân Hoàng gia Anh. Loại radar này phát triển từ radar AN/AWG-10. Tầm hoạt động hiệu quả đạt 55 - 60 km, nó có khả năng đa nhiệm, thực hiện các nhiệm vụ không đối đất, đối hải, bao gồm cả vai trò chống hạm.

Từ năm 1985, F-1 được lắp đặt hệ thống điều khiển tự động trong mọi giai đoạn bay, gồm bay thấp trong mọi địa hình, bay riêng và theo nhóm chống lại mục tiêu trên không - mặt đất - trên biển. Hệ thống điều khiển tự động được kết nối với hệ thống dẫn đường để đảm bảo máy bay bay đúng đường, tự động tiếp cận địch, tìm được đường về căn cứ và hạ cánh tự động.

Trong thập niên 1970, thiết bị nhận tín hiệu cảnh báo radar J/APR-3 được trang bị cho F-1 là một trong những hệ thống tiên tiến nhất tại thời điểm đó. Sau này để tăng cường khả năng tự vệ của máy bay, một số chiếc F-1 cũng đã được trang bị thiết bị gây nhiễu tần số vô tuyến.

Hệ thống vũ khí

Máy bay cũng có 7 giá treo vũ khí ngoài để gắn các loại vũ khí khác nhau. Điểm treo dưới thân máy bay và 2 điểm gần thân có thể được sử dụng để mang thùng nhiên liệu phụ, tăng tầm hoạt động cho máy bay. Tổng khối lượng vũ khí treo ngoài mà F-1 có thể mang theo lên tới 2.8 tấn.

Hệ thống vũ khí được trang bị cho F-1 gồm :

- Vũ khí gắn trong thân : một khẩu pháo 20 mm JM61A1 Vulcan  với 750 viên đạn. Những khẩu pháo có thể bắn với tốc độ 6.000 viên/phút, trọng lượng đạn là 100g.

- Tên lửa đối hạm

Tên lửa đối hạm siêu thanh ASM-1 Type-80 là vũ khí chính của F-1. ASM-1 Type-80 là loại tên lửa có điều khiển được tập đoàn Mitsubishi nghiên cứu, phát triển trong hơn 7 năm, được triển khai năm 1980.

Tên lửa có chiều dài 3,95 m, sải cánh 1,2 m, đường kính thân 0.35 m, trọng lượng 760 kg, trong đó đầu đạn nặng 150 kg, tầm bắn xa 50 km.

Type-80 có thể bay lướt mặt biển ở độ cao cực thấp. Nó được điều khiển bởi hệ thống dẫn đường quán tính (INS) J/ASN-1 và hệ thống đo độ cao J-APN-44. Khi bay ở giai đoạn kiểm tra cảnh giới, nó bay cách mặt biển 15m, ở giai đoạn cuối khi tiếp cận mục tiêu, nó chỉ cách mặt biển 2-3m, việc bay quá thấp như vậy hoàn toàn ‘làm mù” hệ thống radar cảnh giới của đối phương.

Đầu nổ của đầu đạn Type-80 là loại “bản xuyên giáp”. Trước tiên, dựa vào năng lượng vận động khi bay, đầu đạn có thể xuyên thủng mạn tàu đối phương, ngòi đầu nổ tên lửa có thể xuyên thủng mạn tàu địch, sau mấy giây xuyên vào trong tàu, ngòi đầu nổ tên lửa lại dẫn nổ, từ đó làm nổ tung đầu đạn có chứa lượng thuốc nổ cực mạnh ngay trong thân tàu, cộng với lượng chất đốt vẫn chưa cháy hết của tên lửa cùng tung ra theo tiến nổ, khiến cả khoang tàu bốc cháy, làm tàu địch bị phá hủy nặng nề. Đường kính lỗ đạn phá có thể rộng đến 10m.

Type-80 được trang bị đầu tự dẫn radar kiểu chủ động có khả năng chống nhiễu mạnh. Nó có khả năng hoạt động trọng moi điều kiện thời tiết. Đầu tự dẫn radar kiểu chủ động có thể tự điều chỉnh đường ngắm trúng vào mục tiêu trong mặt phẳng góc + 30o, dẫn tên lửa vào chỗ tập trung mạnh nhất sóng phản xạ từ vỏ tàu mục tiêu về, thường tạo nên “tâm” bề mặt phản xạ của tàu.

- Bom và rocket

F-1 trang bị các loại bom 500 và 700 pound (Mk82 và M117). Bom Mk-82 và M117 có thể được trang bị hệ thống dẫn đường hồng ngoại, trở thành vũ khí được điều khiển chính xác, chúng được điều khiển để tiêu diệt các mục tiêu tỏa nhiệt di chuyển trên biển như tàu hay những mục tiêu trên mặt đất. Khi được trang bị những thiết bị hỗ trợ như vậy, bom được gọi với tên GCS-1.

Trước đây, F-1 còn được trang bị loại bom chùm CBU-87/B. Hiện nay, dẫn theo Hiệp ước cấm bom chùm của Liên hợp quốc, loại bom này bị cấm trang bị trên các máy bay chiến đấu của Nhật Bản.

F-1 cũng được lắp đặt các ống phóng rocket JLAU-3/A cỡ 70 mm, rocket RL-7 70 mm, rocket RL-4 125 mm.

- Tên lửa không đối không

Tên lửa tầm nhiệt không đối không AIM-9 Sidewinder (Rắn đuôi chuông) được mang trên những điểm treo đầu cánh, nhưng nó có thể cũng được mang trên điểm treo phía ngoài dưới cánh khi đảm nhiệm vai trò phòng không của F-1.

Nhìn từ hình dáng bên ngoài, Sidewinter giống như một chiếc gậy tròn nhỏ dài. Cấu tạo của tên lửa gồm bốn bộ phận : đầu trên là đầu tự dẫn điều khiển tên lửa bay được lắp ở sát mũi tên lửa: bộ phận thứ hai là đầu đạn, bên trong chứa thuốc nổ: bộ phận thứ ba là động cơ, có tác dụng đẩy tên lửa bay về phía trước; bộ phận cuối cùng là đuôi tên lửa, phần trên của đuôi có lắp cánh tên lửa dùng để giữ cho tên lửa bay thật ổn định. Tổng chiều dài của Sidewinter khoảng 2m, tầm bắn khoảng 7m.

Ở phía trước đầu đạn tên lửa Sidewinter có lắp một thiết bị có thể phát hiện được và thu được tia hồng ngoại. Thiết bị này phối hợp với đầu tự dẫn điều khiển tên lửa bám đuổi theo máy bay cho đến khi bắn trúng mục tiêu.

Mọi vật trong tự nhiên chỉ cần ở điểm 0 tuyệt đối, nó sẽ không ngừng phát ra tia hồng mà mắt người không thể nhìn thấy được. Nhiệt độ càng cao, tia hồng ngoại phát ra càng mạnh, trong khi đó luồng khí phụt ra ở đuôi máy bay kha 1cao, nên tia hồng ngoại phát ra từ máy bay rất mạnh. Vì thế thiết bị dò tìm hồng ngoại lắp ở đầu đạn tên lửa sẽ dễ dàng thu được  tia hồng ngoại phát ra từ đuôi máy bay, từ đó thông qua đầu tự dẫn mà điều khiển tên lửa bám sát mục tiêu.

Thế nhưng, khi Sidewinter nhanh chóng tiếp cận máy bay, nếu máy bay đến từ một góc mgoặc gấp, luồng khí nóng phát ra từ đuôi máy bay cũng lập tực thay đổi phương hướng. Lúc này tên lửa khó có thể tiếp tục thu dđược tia hồng ngoại mà nó đang bám theo, mà vào thời điểm đó, tia hồng ngoại phát ra từ mặt trời tỏ ra mạnh hơn, vì thế tên lửa có thể bay theo hướng mặt trời làm mất hiệu quả.
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Giêng, 2013, 11:58:09 am gửi bởi BOM BI » Logged

BOM BI
Thành viên
*
Bài viết: 134


Aya Kito (1962 - 1988)


« Trả lời #194 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2013, 03:41:24 am »

Động cơ

F-1 được trang bị hai  động cơ phản lực cánh quạt đẩy Ishikawa-Harima TF40-801A, cung cấp 22,8 kN lực đẩy khô và 35.6 kN khi sử dụng buồng đốt lần hai. Động cơ được gắn lùi trong thân dành tối đa chỗ bên trong để chứa nhiên liệu, và lấy không khí vào qua cửa hút khí dạng cố định. cửa hút khí được gắn những dốc di động để điều hòa luồng khí nạp vào động cơ ở tốc độ siêu thanh.

Ishikawa-Harima TF40-801A  là một biến thể của động cơ phản lực Rolls-Royce/Turbomeca Adour Mk 102 do Tổng Công ty IHI của Nhật Bản sản xuất theo giấy phép chuyển giao công nghệ.

Trọng lượng khô của động cơ là 3.300 kg.

Động cơ Rolls-Royce/Turbomeca Adour Mk 102

(Còn tiếp)
Logged

BOM BI
Thành viên
*
Bài viết: 134


Aya Kito (1962 - 1988)


« Trả lời #195 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2013, 11:42:35 am »

Hình ảnh hệ thống điện tử và tổ hợp vũ khí của máy bay Mitubishi F-1

Buồng lái và hệ thống điện tử của máy bay Mitubishi F-1

Tổ hợp vũ khí của Mitubishi F-1


« Sửa lần cuối: 07 Tháng Giêng, 2013, 12:09:49 pm gửi bởi BOM BI » Logged

BOM BI
Thành viên
*
Bài viết: 134


Aya Kito (1962 - 1988)


« Trả lời #196 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2013, 02:05:44 am »

Tai nạn

Vào ngày 25 tháng 08 năm 1998, trong một chuyến bay tuần tra đêm tại tỉnh Iwate, hai trong số ba chiếc F-1 của đội bay đã gặp nạn. Tai nạn khiến hai phi công của Phi đội số 08 thiệt mạng. Tang lễ được tiến hành vào ngày 29 tháng 08 năm 1998.

Các biên thể

- Mitsubishi T-2 : Máy bay huấn luyện.
- Mitsubishi F-1 : Máy bay chiến đấu một chỗ ngồi đa chức năng.

Thông số kỹ thuật

- Phi đoàn : 1
- Chiều dài : 17.66 m
- Sải cánh : 7.88 m
- Chiều cao : 4.39 m
- Diện tích cánh : 21.2 m²
- Trọng lượng rỗng : 6.358 kg
- Trọng lượng cất cánh tối đa : 13.674 kg
- Động cơ : Hai động cơ phản lực cánh quạt đẩy Ishikawa-Harima TF40-801A
- Hiệu suất bay :
  
  • Tốc độ tối đa đạt 1.700 km/h ở độ cao 12.200 m.
  • Bán kính tác chiến đạt 555 km.
  • Trần bay là 15.240 m với tốc độ cất cánh 178 m/s.
  • Để cất cánh, F-1 phải chạy đà 1.280 m (với trọng lượng cất cánh tối đa).
- Vũ khí :
  • 1 pháo 20 mm JM61A1 Vulcan
  • Các loại bom, tên lửa không đối không, không đối đất, không đối biển được gắn vào 4 giá treo dưới cánh, 2 đầu mút cánh, và 1 dưới thân máy bay. Vũ khí trang bị bao gồm tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder, tên lửa đối hạm Mitsubishi ASM-1, rocket JLAU-3A 70 mm, rocket RL-7 70 mm, rocket RL-4 125 mm, bom Mk-82 500 lb và M117 750 lb, phiên bản dẫn đường hồng ngoại của Mk-82 và M117.

Chiếc Mitsubishi F-1 số hiệu 243 của Phi đội số 03 trong cuộc tập trận chung Mỹ - Nhật ngày 12 tháng 11 năm 1984.
Logged

BOM BI
Thành viên
*
Bài viết: 134


Aya Kito (1962 - 1988)


« Trả lời #197 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2013, 02:25:58 am »


Mitsubishi F-1 số hiệu 201 (70-8201) thuộc Phi đội số 06, đây là chiếc F-1 được sử dụng trong đội hình bay trình diễn nghệ thuật của Nhật.


Mitsubishi F-1 số hiệu 201 (70-8201) khi chuyển sang biên chế của Phi đội số 8, chiếc F-1 này được sử dụng trong cuộc diễn tập hiệp đồng với pháo binh. Trên thân máy bay có sơn hình Báo đen và những tia chớp màu vàng đen.

Mitsubishi F-1 số hiệu 201 (70-8201) với màu sơn nguyên thủy

Mitsubishi F-1 số hiệu 201 (70-8201) trong dịp kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF) năm 1996.

Mitsubishi F-1 số hiệu 203 (70-8203) thuộc Phi đội số 08 năm 1993.


Mitsubishi F-1 số hiệu 206 (80-8206) thuộc Phi đội số 06 trong dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Căn cứ Không quân Tsuiki năm 1992.

Mitsubishi F-1 số hiệu 215 (70-8215) thuộc Phi đội số 06 năm 1996.

Mitsubishi F-1 số hiệu 233 (90-8233) thuộc Phi đội số 03 năm 1994.

Mitsubishi F-1 số hiệu 230 (00-8230) thuộc Phi đội số 03.

Mitsubishi F-1 số hiệu 220 (80-8220) thuộc Phi đội số 08 năm 1994.


Mitsubishi F-1 số hiệu 216 (80-8216) thuộc Phi đội số 08, đây là chiếc F-1 được sử dụng trong đội hình bay trình diễn nghệ thuật của Nhật. "Số 08" được sơn trước mũi máy bay.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Giêng, 2013, 03:08:43 am gửi bởi BOM BI » Logged

daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #198 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2013, 12:15:43 am »

Không dậm chân tại chỗ

Vasily Sưchev (Василий Сычев)


http://lenta.ru/articles/2013/03/04/pakda/


Tu-160

Không quân Nga đã phê chuẩn dự án tổ hợp hàng không thế hệ mới cho không quân tầm xa, xác nhận sau năm 2020 sẽ thay thế các loại máy bay ném bom – thiết bị mang tên lửa chiến lược Tu-95MS và Tu-160. Phòng thiết kế Tupolev sẽ nhận trách nghiệm chế tạo máy bay mới. Ngược lại với phó Thủ tướng Dmitri Rozogin – người tuyên bố rằng máy bay ném bom thế hệ mới sẽ là siêu âm, quân đội đã lựa chọn dự án máy bay dưới âm với sự tiếp nhận rộng rãi công nghệ tàng hình. Trong thực tế, quân đội đã đi trên con đường ít mạo hiểm nhất, lựa chọn sự tin tưởng các công nghệ đã được xử lý, chứ không phải các khả năng mơ hồ (mù mịt), hơn nữa là không tốt (kém) trong việc nghiên cứu lái máy bay cao 5 March.

Tổng quan

Việc chế tạo tổ hợp hàng không thế hệ mới của không quân tầm xa (PAK DA) đã bắt đầu từ năm 2009, khi Bộ quốc phòng Nga và Phòng thiết kế mang tên Tupolev đã ký hợp đồng tiến hành các công việc nghiên cứu khoa học. Các chi tiết về máy bay mới mà trong tương lai sẽ trở thành cơ sở Không quân tầm xa của Nga khi đó không được hé lộ. Các công việc theo hợp đồng đã hoàn thành mùa hè năm 2012. Khi đó, Tư lệnh Không quân Nga Victor Bondarev đã tuyên bố rằng hình dáng máy bay ném bom thế hệ mới đã được định hình, dự án máy bay thế hệ mới cho không quân tầm xa đã hoàn thành và phê duyệt cũng như bắt đầu các công việc nghiên cứu – thiết kế theo dự án.

Tư lệnh Không quân tầm xa của Nga – Thiếu tướng Anatoli Zhikharev đã công bố một phần các yêu cầu với máy bay chiến lược mới vào cuối năm 2011. Theo lời ông, máy bay mới sẽ được chế tạo với sự tiếp nhận công nghệ tàng hình, nhận tổ hợp đạo hàng – thước ngắm, các khí tài thông tin liên lạc, trinh sát và tác chiến điện tử mới. Sau đó, Nikolai Makarov – cựu Tổng tham mưu trưởng đã nhấn mạnh rằng PAK DA “sẽ vượt trội đáng kể toàn bộ các kiểu máy bay hiện đại trong lớp này, trong đó có các máy bay Mỹ”, và sẽ nhận được máy bay mới.

Trong khi đó, phó Thủ tướng Dmitri Rozogin – lãnh đạo tổ hợp công nghiệp quốc phòng, đã nghi ngờ sự cần thiết chế tạo máy bay với các tính năng này. “Hay xem mức độ phát triển hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa: toàn bộ các máy bay không thể bay tới đó. Không máy bay nào của chúng ta bay tới được đối phương và ngược lại. Cần suy nghĩ về các sản phẩm hoàn toàn khác thường” – Rozogin tuyên bố. Mùa hè năm ngoái, phó Thủ tướng trên Twitter của mình đã viết rằng máy bay mới “không sao chép B-2 (máy bay ném bom tầm xa chiến lược trước âm của Mỹ) và rằng “cần nghiên cứu viễn cảnh và chế tạo hàng không tầm xa siêu âm – cho quân sự và dân sự”.

Đầu năm 2012 đã có cuộc thi mà trong đó có sự tham gia của “Tupolev” và thêm hàng loạt các phòng thiết kế (cụ thể, hiện chưa được làm rõ; có thể là “Sukhoi” và “Beriev”). Quân đội đã nhận được một số các dự án sơ bộ máy bay ném bom thế hệ mới, gồm có cả phiên bản máy bay siêu âm, một trên siêu âm và một dưới âm. Máy bay cuối cùng được “Tupolev giới thiệu. Theo các thông tin từ “Izvestia” dần nguồn từ Không quân Nga, tư lệnh đã phê chuẩn dự án PAK DA do “Tupolev” giới thiệu. Máy bay sẽ được đóng theo sơ đồ “cánh bay” (sơ đồ “không có đuôi”với sự giảm chiều dài thân). Nhờ đó máy bay của “Tupolev” sẽ tàng hình đối với các loại ra đa, nhưng không thể đạt tốc độ vượt âm thanh.

Trong thời gian năm nay, “Tupolev” sẽ nghiên cứu (tính toán) các thông số kỹ chiến thuật của PAK DA, đầu năm 2014 sẽ trình cho quân đội tính toán ngân sách của công việc nghiên cứu – khoa học, còn năm 2015 sẽ hoàn thành hoàn toàn dự án kỹ thuật của máy bay. Cuối năm 2011 đã có thông tin rằng nguyên mẫu đầu tiên của máy bay ném bom thế hệ mới sẽ sẵn sàng vào năm 2020 và tiếp nhận vào trang bị năm 2025. Hiện nay cũng có dự đoàn rằng việc sản xuất hàng loạt máy bay mới sẽ bắt đầu vào năm 2020. Ngoài ra, những thời hạn này có thể bị kéo dài do chương trình trang bị vũ khí quốc gia của Nga tới năm 2020 đã tính toán theo sự dự báo phát triển tối ưu của nền kinh tế đất nước.

Do dự án được tiến hành dưới chữ ký “mật”, thông tin về máy bay ném bom thế hệ mới rất ít. Như phỏng đoán, khối lượng cất cánh tối đa của máy bay sẽ hơn 120 tấn. Máy bay có thể mang theo vũ khí tổng cộng 24 tấn và tầm bay xa 12 000 kilomet. Ngoài ra, nếu tính theo tuyên bố của Tư lệnh Không quân Bondarev về sự vượt trội của PAK DA so với các máy bay ném bom chiến lược của Mỹ, có thể phỏng đoán rằng, khối lượng cất cánh tối đa của các máy bay – mang tên lửa của Nga gần 170 tấn trong tải trọng có ích 27-30 tấn. Có thể, máy bay sẽ có tốc độ tối đa 850-900 km/h và tầm bay xa 12 000 – 15 000 kilomet.
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Ba, 2013, 12:27:40 am gửi bởi daibangden » Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #199 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2013, 12:19:14 am »

Sự chọn lựa khó khăn

Khi lựa chọn phiên bản “Tupolev” cho máy bay ném bom tầm xa tương lai, Không quân Nga đã được chỉ đạo bởi một số yếu tố, bao gồm tầm bay xa của máy bay, tải trọng, tính tàng hình, các tham số tốc độ, các tính toán giá thành hiệu quả trong nghiên cứu chế tạo và các rủi ro. Mỗi đề xuất trong dự án có những điểm tích cực và hạn chế (tiêu cực – điểm cộng và điểm trừ), và quân đội thực tế đã không dễ dàng lựa chọn: một mặt – tốc độ bay cực lớn và khả năng ném bom tương đối nhanh vào lãnh thổ đối phươn (tuy nhiên, nhanh hơn tên lửa đạn đạo hiện nay chưa chế tạo được; thời gian bay tới Mỹ, ví dụ 30-40 phút), còn mặt khác, chậm, nhưng thực tế, máy bay tàng hình đối với mọi loại ra đa.

Trong lớp lớn máy bay siêu âm lớp “ném bom” rất phức tạp khi thực hiện toàn bộ các công nghệ tàng hình hiện có. Như, đối với động cơ phản lực trong trường hợp này cần thiết các bộ rộng dạng hình chữ S, là sự thỏa hiệp giữa việc bảo đảm các thiết bị động lực bằng số lượng không khí vừa đủ và khả năng tàng hình trước các loại ra đa (hình dạng uốn cong của bộ gom không khí được cho là không phản xạ (đóng/tàng hình) đối với sự bức xạ của ra đa vào cánh động cơ, nhưng nó cũng tạo ra bề mặt (trường) áp xuất thấp trước quạt động cơ).

Ngay chính các động cơ, bao gồm các vòi phun, sẽ được che phủ tối đa (giấu) bởi thân máy bay để bảo đảm tính tàng hình đối tia hồng ngoại, nhưng khi đó, không có siêu âm, còn tốc độ bay trên siêu âm càng không được nói tới. Ngoài ra, tia phản lực nóng trên tốc độ siêu ấm khi bay không thể giấu được bằng thân của máy bay – nó sẽ kéo dài sau máy bay hàng chục kilomet. Việc sử dụng công nghệ hình học tàng hình (các hình dáng góc bị biến dạng của thân, các chỗ nối “răng cưa” trên khung) sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đáng kế các thông số khí động của máy bay. Và chỉ có tiếp nhận các vật liệu hấp thụ sóng ra đa trên thực tế không làm ảnh hưởng tới các thông số của máy bay.

Với sự tiếp nhận các công nghệ tàng hình khác nhau trong những năm 1970, ở Mỹ đã chế tạo máy bay chiến đấu F-117 Nighthawk. Trên máy bay sử dụng bề mặt che phủ gốm và hấp thụ ra đa, còn thân máy bay có “nhiều góc cạnh”. Các đài ra đa vô tuyến trong thời gia này rất khó để phát hiện một cách hiệu quả máy bay này. Mặc dù vậy, do thiết kế đặc thù, các tính năng khí động của F-117 đã cao hơn so với dạng thân phẳng (у утюга). Và theo nguyên nhân này, Không quân Mỹ lần đầu tiên lên kế hoạch tiếp nhận các máy bay tàng hình, phân loại lại máy bay thành cường kích. F-117 không thể đạt tốc độ hơn 900km/h, còn tầm bay xa tổng cộng 1720 kilomet (bán kính chiến đấu 860 kilomet).


F-117 "Nighthawk"

Các công nghệ hiện nay cho phép chế tạo máy bay ném bom với thân “góc cạnh”, được che phủ để đảm bảo các tính năng khí động cao bằng các vận liệu composite “trong suốt” đối với ra đa vô tuyến. Nhưng theo hướng này bắt buộc phải xác định sự hạn chế các thông số tốc độ của máy bay, làm thiết kế của nó quá phức tạp, còn chi phí tổng thể cho dự án – quá cao.

Sự nghiên cứu máy bay ném bom trên siêu ấm ở Nga trong mức độ phát triển công nghệ hiện nay sẽ mang tới nhiều rủi ro, gồm có thời gian dài nghiên cứu từ đầu, có thể dẫn tới việc thay đổi thời hạn thường xuyên và sự tăng không đồng đều giá thành dự án. Khí tài bay trên siêu âm thực tế sẽ có hình dáng khí động hoàn hảo với đường bao nhẵn, tác động xấu (không thích hợp) với các yêu cầu tàng hình theo hình học. Nếu nói một cách đơn giản, thì trong công nghệ này, tiết diện phản xạ hiệu dụng của thiết bị bay sẽ giảm đi khi sóng vô tuyến bức xạ phát ra từ các loại ra đa sẽ không phản xạ ngược trở về ăng ten thu của đài ra đa vô tuyến.

Rủi ro cao của dự án máy bay ném  bom có tốc độ trên 5 March (5700km/h) được kết luận rằng các nhà nghiên cứu khi đó thậm chí đã không thành công trong việc đạt được sự điều khiển ổn định bay từ xa đối với các thiết bị trên siêu âm trong bất kỳ dự án nào; từ Liên Xô và Nga – “Kholod” và “Kholod-2” cho đến Mỹ - FHTV và X-51A Waverider. Theo một số trong các dự án nghiên cứu với sự thành công khác nhau sẽ diễn ra trong nhiều thập kỷ (không phải trong một thập kỷ).

Trong trường hợp với máy bay ném bom – không phải nguyên mẫu, mà về tải trọng lớn và máy bay có phi công, bắt buộc các nhà khoa học tiến hành các nghiên cứu khoa học thêm vài thập kỷ nữa. Điều này không có nghĩa rằng sau đó sẽ từ bỏ hầu hết ý tưởng chế tạo thiết bị bay trên siêu âm có người lái, mà trong chương trình vũ khí quốc gia của Nga, nó không được nhắc đến. Đây là những công việc cho quỹ các nghiên cứu tương lai của Nga được hình thành trong tháng 10 năm 2012. Nhiệm vụ của quỹ này là thực hiện các dự án có độ rủi ro cao mang tính đột phá trong lĩnh vực vũ khí và khí tài kỹ thuật quân sự. Nếu nghiên cứu công nghệ trên siêu âm được thực hiện thành công, thì có khả năng, máy bay ném bom với sự sử dụng trong tương lai xa sẽ thay thế cho PAK DA. Thời gian sẽ trả lời.
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Ba, 2013, 12:30:20 am gửi bởi daibangden » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM