Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 06:06:37 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Không quân hiện đại - Nhà xuất bản Arsenal - 2005  (Đọc 135493 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #80 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2010, 01:51:40 am »

18. Ilyushin IL-18/20/38

IL-18m được thiết kế như một máy bay dân sự, nhưng được sử dụng đồng thời trong mục đích vận tải và chuyên cơ của nguyên thủ. Chuyến bay đầu tiên của IL-18 diễn ra vào tháng 7 năm 1957, còn tổng cộng có 75 – 120 máy bay đã được sản xuất với các động cơ AI-20. Số lượng lớn các máy bay này được tính một cách chính thức vào dòng máy bay vận tải dân sự, phục vụ vào mục đích thí nghiệm để thử nghiệm các thiết bị hàng không mới và trang thiết bị khác của máy bay. Để thực hiện các nhiệm vụ khác, mà hàng đầu là quân sự, trong cấu tạo của IL-18 sẽ có những thay đổi quan trọng. Phiên bản mới đầu tiên là IL-20, được sử dụng như thiết bị trinh sát điện tử. Trên máy bay này đài ra đa định vị trinh sát với nắp chụp thông gió hình trụ lớn dưới thân máy bay, các trang thiết bị dành cho không ảnh và các loại ăng-ten khác trên thân và đầu mút cánh. IL-22 có thể sử dụng như một cơ sở chỉ huy trên không hoặc máy bay đảm bảo thông tin liên lạc. Các ăng-ten của hệ thống trang thiết bị điện tử trên máy bay được bố trí ở phía trên cũng như ở dưới thân máy bay.

Máy bay chống ngầm IL-38

IL-38 phục vụ cho nguyên mẫu dành cho dòng máy bay chống ngầm tầm xa. Phiên bản thử nghiệm IL-38 bay lần đầu tiên vào ngày 27 tháng 9 năm 1961. Tổng cộng có khoảng 60 máy bay được sản xuất. IL-38 có những điểm khác biệt rất nhiều so với các máy bay tiền nhiệm và theo thực chất là một máy bay khác. So với IL-18, thân IL-38 dài hơn 4 mét. Cánh hướng về phía trước để bù lại sự thay đổi về phân bố trọng tâm lực sau khi lắp trang thiết bị điện tử mới trên máy bay. Sau cánh đuôi của máy bay trong khoang kéo dài có máy dò dị từ. Trước và sau cánh trên thân máy bay bố trí hai khoang vũ khí. Dưới cabin của phi hành đoàn trong mũ chụp có đài ra đa dò tìm. Trên IL-38 lần đầu tiên tại Liên Xô được lắp hệ thống kính ngắm dò tìm tự động hóa “Berkut”, nguyên tố chính là máy tính điện tử kỹ thuật số. Đối tác duy nhất đặt mua loại máy bay này là Ấn Độ với 5 chiếc đã được giao.

Các thông số kỹ thuật cơ bản:

Tên gọi: Ilyushin IL-38

Động cơ: động cơ tuabin cánh quạt “Progress” (Ivchenko) AI-20; 4x4250kg lực

Sải cánh: 37,42m

Chiều dài: 39,60m

Chiều cao: 10,16m

Diện tích cánh: 140,0m2

Trọng lượng: tĩnh: 36 000kg; cất cánh tối đa: 63 500

Tốc độ tối đa trên độ cao 6400m: 722km/h

Tốc độ tuần tiễu trên độ cao 8230m: 611km/h

Tốc độ trong thời gian trực chiến: 400km/h

Chiều dài quãng đường cất cánh: 1300m

Bán kính hoạt động: 7200km (12 giờ bay tuần tra)

Trang bị: các loại ngư lôi, bom chìm RGB….

Logged
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #81 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2010, 01:52:28 am »

IL-18:




Logged
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #82 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2010, 01:53:28 am »

IL-20:



Bản vẽ cấu tạo IL-20:


Logged
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #83 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2010, 01:54:20 am »

IL-22:



Bản vẽ cấu tạo IL-22:


Logged
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #84 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2010, 01:55:07 am »

IL-38:



Logged
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #85 vào lúc: 07 Tháng Bảy, 2010, 10:56:12 pm »

19. Ilyushin Il-76/78/A-50

IL-76 được thiết kế cho những mục đích cả dân sự lẫn quân sự của Liên Xô. Máy bay này so với loại máy bay tương tự C-141 nổi trội hơn hẳn ở kích thước mà sức mạnh. Các trang bị của máy bay được tự động hóa cao trong việc bốc – dỡ hàng hóa và khả năng tải của IL-76 cao hơn C-141. Ngoài ra, IL-76 còn có thể cất và hạ cánh trên đường băng ngắn. Khoang vận tải kín của máy bay với sự hỗ trợ của mô-đun đặc biệt có thể vận chuyển một cách nhanh chóng hành khách, hàng hóa hoặc dụng cụ y tế. Phiên bản thử nghiệm bay lần đầu tiên ngày 25 tháng 3 năm 1971, còn sau đó 3 năm, phi đội đầu tiên trang bị IL-76 được thành lập. Từ năm 1975 đến năm 1993, đã có 750 máy bay được sản xuất.

Các phiên bản

Trên cơ sở IL-76 đã thiết kế được máy bay IL-76T với thùng nhiên liệu phụ đồng thời toàn bộ dòng máy bay cũng có những nhiệm vụ khác nhau: IL-76TD – máy bay vận tải với động cơ D-30KP-1 và các tính năng được tăng cường. Bốn máy bay thí nghiệm IL-76LL – dành cho việc thử nghiệm các loại động cơ máy bay, đồng thời IL-76MDP – dùng cho việc cứu hỏa. Phiên bản vận tải quân sự chỉ có sự khác biệt ở khoang trang bị pháo bố trí ở bộ phận đuôi máy bay. Máy bay phiên bản chiến đấu đầu tiên là IL-76M – tương đương với IL-76T. IL-76MD trang bị động cơ tuabin cánh quạt D-30KP-1. Những khách hàng nước ngoài của IL-76 có Ấn Độ, Iraq, Libia và Siri.

Tiếp dầu và máy bay cảnh báo sớm

IL-78M có 3 tổ hợp tiếp dầu riêng biệt của hệ thống tiếp dầu hình nón dưới cánh và thân máy bay trong khu vực cửa chở hàng phía sau. Tại đó hai thùng nhiên liệu phụ với thể thích 18 tấn mỗi thùng được lắp. A-50 – máy bay của hệ thống “AWACS”. A-50 được trang bị ăng-ten của đào ra đa định vị trong khoang hình chảo phía trên thân và thiết bị tác chiến điện tử ở bộ phận đuôi và mũi của thân. A-50 có thể theo dõi đồng thời 150 mục tiêu. Các phiên bản của loại máy bay này là “967” và “Adnan” được thiết kế tại Iraq.

Các thông số kỹ thuật cơ bản:

Tên gọi: Ilyushin IL-76M

Động cơ: động cơ tuabin cánh quạt D-30KP (phòng thiết kế P.A.Solovyebv); 4x12 000 sức ngựa

Sải cánh: 50,50m

Chiều dài: 46,59m

Chiều cao: 14,76m

Diện tích cánh: 300,0m2

Trọng lượng: cất cánh tối đa: 170 000kg

Tốc độ: tối đa: 850km/h; tốc độ tuần tiễu trên tầm cao 9000-12 000m: 750km/h

Trần bay thực tế: 15 550m

Chiều dài đường băng cất cánh: 850m

Chiều dài đường băng hạ cánh: 450m

Bán kính hoạt động: 6700km

Trang bị: 2 pháo 23mm GSh-23L.

Logged
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #86 vào lúc: 07 Tháng Bảy, 2010, 10:57:31 pm »

IL-76:



Logged
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #87 vào lúc: 07 Tháng Bảy, 2010, 10:59:24 pm »

IL-78:






Logged
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #88 vào lúc: 07 Tháng Bảy, 2010, 11:00:30 pm »

A-50:





Bản vẽ thiết kế A-50:



Logged
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #89 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2010, 02:41:18 pm »

20. Kamov Ka-50

Ka-50 được thiết kế cùng thời điểm với một trực thăng Liên Xô khác là Mi-28 của phòng thiết kế Mil, và phải trở thành đối thủ xứng tầm với AH-64 “Apache”. Các kỹ sư của phòng thiế kế Kamov đã tìm ra cho trực thăng của họ hàng loạt nét mới, trong đó có cấu tạo đặc biệt khác thường. Đầu tiên là là những cánh quạt đồng trục. Chúng đảm bảo sự tăng cường khả năng cơ động cho trực thăng, cho phép giảm kích thước thân và tăng sức sống cho trực thăng. Sự thành công của cấu tạo này sẽ giải quyết đồng thời nhiều vấn đề lớn - trực thăng được trang bị mạnh, Ka-50 được bọc thép bảo vệ tốt và trang thiết bị điện tử hiện đại. K-50 được thiết kế như trực thăng một chỗ ngồi, tuy nhiên thiết bị điện tử hàng không hiện đại làm cho việc điều khiển trực thăng trở nên đơn giản.

Cabin và ghế phóng của phi công

Cabin một chỗ ngồi lần đầu tiên được thử trong sự hiện đại hóa trực thăng Ka-29TB trong thời gian bay thử. Một trong những điểm mới nhất được tiếp nhận trên Ka-50 là ghế phóng của phi công K-37. Trong quá trình phóng, các cánh chong chóng tự động bắn lại, còn sau đó những quả đạn nổ chuyên dụng sẽ bắn ghế ra khỏi trực thăng. Chuyến bay của mẫu thử nghiệm B.80 diễn ra vào ngày 27 tháng 7 năm 1982. Các thử nghiệm trực thăng của Mil và Kamov hoàn thành gần tháng 10 năm 1986 và Ka-50 được đánh giá cao hơn. Để cho các nghiên cứu sau này, một số lượng trực thăng của cả hai dòng đã được sản xuất.

Hệ thống vũ khí trang bị

Ka-50 trang bị tên lửa chống tăng có điều khiển “Vikhr” – (“Gió lốc”) với hệ thống dẫn đường laze. Các tên lửa này có khả năng bắn cháy mục tiêu cả trên bộ lẫn trên không trên cự ly 10km. Ngoài ra, Ka-50 còn có pháo 30mm với sự thay đổi tốc độ bắn và nguồn đạn từ hai thùng đạn (250 viên/thùng). Pháo được lắp ở bộ phận mũi của thân máy bay và có khả năng bắn theo góc tầm 30 độ và 15 độ theo góc hướng. Khả năng sống còn của trực thăng trong điều kiện tác chiến được đảm bảo bởi khả năng phát hiện thấp của ra đa và thiết bị hồng ngoại, cabin bọc thép của phi công, hệ thống chữa cháy cao cấp, thiết bị thả nhiễu.

Các thông số kỹ thuật cơ bản:

Tên gọi: Kamov Ka-50

Động cơ: TVZ-117VK (phòng thiết kế S. P. Izotov); 2x2226 sức ngựa

Đường kính của cánh quạt: 14,50m

Chiều dài tổng thể/thân: 16,00/13,50m

Chiều cao: 5,40m

Diện tích bề mặt: 330,26m2

Tải trọng cất cánh tối đa: 7500kg

Tốc độ tối đa: 350km/h

Tốc độ nâng gần mặt đất: 600m/phút

Trần bay thực tế: 4000m

Bán kính hoạt động: 250km

Trang bị: pháo 30mm 2A42; 16 tên lửa chống tăng điều khiển “Gió lốc”; 2 giỏ phóng rocket (80 quả)….

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM