Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:26:14 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Không quân hiện đại - Nhà xuất bản Arsenal - 2005  (Đọc 135343 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #170 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2010, 12:21:07 am »

36. Tupolev TU-16

Sự thiết kế loại máy bay ném bom phản lực tầm xa với dạng cánh hình mũi tên được bắt đầu tại Phòng thiết kế thí nghiệm A. N. Tupolev năm 1948. Sau khi thiết kế hàng loạt các công trình khác nhau, máy bay mới đã xuất hiện vơi tên gọi “88” với chuyến bay đầu tiên ngày 27 tháng 4 năm 1952. Phiên bản rút gọn TU-16, được sản xuất hàng loạt năm 1953, còn năm sau, những máy bay chiến ném bom đầu tiên đã gia nhập biên chế trực chiến. Trên cơ sở máy bay, đã phát triển thành các phiên bản khác nhau; trong đó: TU-16A: mang vũ khí hạt nhân; TU-16T – máy bay phóng ngư lôi và phiên bản tìm kiếm cứu nạn TU-16S với xuồng con “Frigate” trong bụng. TU-16H – máy bay tiếp liệu theo hệ thống “ống dẫn - ống hút”.

Phiên bản mang tên lửa

TU-16KS sử dụng trong mục đích chống lại các mục tiêu nổi, có thể mang hai móc treo ở cánh tên lửa chống tàu KS-1 – tỏ hợp điều khiển và máy tính bố trí trong bụng. TU-16K-10 với sự tăng cường mũ chụp đầu có đài ra đa định vị EH trong mũi được trang bị tên lửa có cánh K-10S bố trí trong thùng treo tại vị trí nửa chìm. Một số TU-16 sản xuất khi trước đã chuyển thành TU-16K-16 với loại tên lửa (đạn bay) KSR-2 hoặc KSR-11 trên các móc treo dưới cánh. Pháo mũi của những máy bay này bị tháo, thay vào đó là ăn ten trinh sát “Ritsa” và đài ra đa định vị “Rubin-1KB”. Phiên bản Tu-16K-26 trang bị móc treo cho tên lửa KSR-15. Phiên bản TU-16K xuất khẩu sang Indonesia, Iraq và Ai Cập.

Các phiên bản đặc biệt

Máy bay trinh sát TU-16R trang bị tổ hợp máy quay phim hoạt động trong điều kiện ban ngày lẫn ban đêm. Dưới cánh máy bay có thể treo các thùng dành cho thiết bị trinh sát vô tuyến và phóng xạ. TU-16P trang bị các hệ thống khác nhau nhằm chế áp các thiết bị điện tử của đối phương. Giấy phép sản xuất TU-16 được chuyển cho Trung Quốc và đã sản xuất từ năm 1968 đến đầu những năm 90. Trong biên chế Hải quân và Không quân Trung Quốc có khoảng 100 máy bay dưới tên gọi H-6A và H-6D. Máy bay mang tên lửa H-6D trang bị 2 tên lửa chống tàu C-601.

Các thông số kỹ thuật cơ bản:

Tên gọi: Jian B-6D (H-6D)

Động cơ: động cơ tuabin phản lực 3M-500; 2x9500kg lực

Sải cánh: 34,19m

Chiều dài: 34,80m

Chiều cao: 10,355m

Diện tích cánh: 167,55m2

Trọng lượng: tĩnh: 38 530kg; cất cánh tối đa: 75 800kg

Tốc độ tuần tra với 2 tên lửa chống tàu C-601: 786km/h

Tốc độ nâng gần mặt đất: 1140m/phút

Trần bay thực tế: 12 000m

Bán kính hoạt động: 1800km

Trang bị: 6 pháo, tải trọng chung: 9000kg (trong đó có 2 tên lửa chống tàu C-601).

Logged
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #171 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2010, 12:22:40 am »

Một số hình ảnh về TU-16:





Logged
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #172 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2010, 12:23:56 am »





Logged
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #173 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2010, 12:24:47 am »

Bản vẽ thiết kế TU-16:



Logged
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #174 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2010, 01:37:13 am »

37. Tupolev TU-22

Tu-22 phản ánh quan điểm của Liên Xô về máy bay ném bom giữa những năm 50, có khả năng đạt tốc độ siêu âm, vượt qua các hệ thống phòng không của kẻ thù. Nguyên mẫu của máy bay dưới tên gọi “105A” cất cánh lần đầu ngày 7 tháng 9 năm 1959. Máy bay có cánh dạng mũi tên, gầm chắc với các cặp bánh kép và hai động cơ VD-7M, bố trí ở phần đuôi. Những chiếc Tu-22B đầu tiên được sản xuất số lượng nhỏ, trang bị các loại bom thường và có khả năng gặp sự cố cao do thiết kế không hoàn thiện.

Các phiên bản sau

Khả năng chiến đấu của máy bay được tăng cường một cách đáng kể bằng việc sử dụng các tên lửa có cánh X-22, bố trí nửa chìm dưới thân máy bay phóng tên lửa Tu-22K. Đài ra đa định vị “PN” dẫn bắn tên lửa nằm ở bộ phận mũi thân. Sau đó xuất hiện phiên bản Tu-22KP với tên lửa chống tàu X-22P. Giữa các phiên bản này là phiên bản máy bay trinh sát Tu-22R, được sử dụng cho nhiệm vụ chụp không ảnh vào bất kỳ thời gian nào trong ngày, đồng thời dành cho trinh sát kỹ thuật vô tuyến và ra đa với sự hỗ trợ của các thiết bị “Romb” và đài ra đa định vị “Rubin-1A”. Những máy bay này được trang bị các đài rải nhiễu tích cực và thụ động. Với việc lắp các thùng rải nhiễu APP-22, Tu-22K và Tu-22R còn có thể được tiếp nhận trong nhiệm vụ chống tác chiến điện tử. Phiên bản đặc biệt chống tác chiến điện tử Tu-22P. Trong năm 1963, trong các lực lượng Không quân xuất hiện phiên bản huấn luyện chiến đấu Tu-22U với ca bin của hướng dẫn viên bó trí trên cabin của học viên. Giữa những năm 60, phần lớn Tu-22 được trang bị thiết bị tiếp liệu trên không, sau đó, tên gọi của chúng có thêm chữ cái chuẩn “D” (ví dụ Tu-22KD). Tu-22R và Tu-22U xuất khẩu số lượng không lớn sang Libia và Iraq. Các máy bay Libia tham chiến ở Sad, Sudan và Tanzania. Tu-22 của Iraq, trong chiến tranh Iraq – Iran đã tấn công các cơ sở công nghiệp và hành chính của Iran. Năm 1988, đã đánh đánh chìm hai tàu chở dầu hạng nặng. Ở Nga, đến thời điểm này, các máy bay Tu-22 đã bị loại khỏi bộ phận tác chiến và phần lớn đã mang đi tháo dỡ. Số còn lại được đưa vào bảo quản.

Các thông số kỹ thuật cơ bản:

Tên gọi: Tupolev Tu-22KD

Động cơ: động cơ tuabin phản lực RD-7M (Phòng thiết kế P.A.Kolecov); 2x16 500 kg lực

Sải cánh: 23,17m

Chiều dài: 42,6m

Chiều cao: 10,13m

Trọng lượng cất cánh: 92 000kg

Tốc độ tối đa ở tầm bay 11 000m: 1610km/h (1500km/h với tên lửa X-22)

Trần bay thực tế: 13 300m

Chiều dài đường băng cất cánh: 2700m

Chiều dài đường băng hạ cánh: 1900m

Tầm hoạt động: 4400km

Trang bị: pháo R-23, tên lửa có cánh X-22.

Logged
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #175 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2010, 01:38:51 am »

Một số hình ảnh của Tu-22:



Logged
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #176 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2010, 01:40:16 am »




Logged
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #177 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2010, 01:41:30 am »

Tu-22P:



Tu-22K:

Logged
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #178 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2010, 01:42:26 am »

Bản vẽ máy bay ném bom Tu-22:



Logged
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #179 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2010, 09:11:44 pm »

38. Tupolev Tu-22M

Các công việc nhằm hiện đại hóa căn bảo máy bay ném bom Tu-22 được bắt đầu tại Phòng thiết kế A. N. Tupolev băm 1965. Máy bay mới trên thực tế khác biệt hoàn toàn so với dòng Tu-22 trước đó. Máy bay có cánh với công thức hình học thay đổi, động ở bộ phân đuôi thân và các cửa thông gió hai bên thành máy bay. Máy bay thí nghiệm mang tên gọi Tu-22M-O cất cánh lần đầu tiên ngày 30 tháng 8 năm 1969. Tổng cộng có 10 nguyên mẫu Tu-22M-O và 9 Tu-22M-1 đã được sản xuất. Phiên bản sản xuất số lượng lớn Tu-22M-2 với động cơ mạnh hơn đã đạt tốc độ 1800km/h với tầm bay 5100km trong các cuộc thí nghiệm. Máy bay bắt đầu gia nhập lực lượng Không quân năm 1975. Trang bị của Tu-22M gồm 3 tên lửa điều khiển Kh-22 (một lắp nửa chìm trong thân dưới, hai tên lửa treo ở các móc dưới cánh) hoặc bom “ngu” có tổng khối lượng 21 tấn. Khả năng phòng thủ của máy bay mới là 2 pháo 23mm điều khiển từ xa, bố trí ở bán cầu sau thân đuôi.

Tu-22M-3

Tu-22M-3 với các động cơ được hiện đại hóa NK-25 có các cửa hút gió mới với chốt chêm nằm ngang, bộ phận mũi thân nhọn hơn và trang bị 1 pháo GSh 23mm. Góc cực đại của cánh máy bay dạng mũi tên được tăng thêm 5 độ để đạt được các tính năng về tốc độ tốt nhất. Trang bị tên lửa của máy bay được tăng cường một cách đáng kể bằng cách bố trí bổ sung 10 tên lửa đạn đạo tầm gần Kh-15. Máy bay trang bị đài ra đa định vị mạnh “PNA”, hệ thống dẫn đường kép, thước ngắm quang học với kênh vô tuyến, hệ thống điều khiển bay tự động và trang bị tổ hợp lớn các thiết bị chống tác chiến điện tử. Năm 1983, Tu-22M-3 được tiếp nhận vào lực lượng vũ trang và đến nay vẫn tiếp tục được sản xuất. Trên cơ sở máy bay này, phiên bản máy bay trinh sát Tu-22MR với các tổ hợp khí tài kỹ thuật vô tuyến và không ảnh hiện đại. Các thiết kế khác dựa trên cơ sở Tu-22M đã không được đưa vào thực tế. Máy bay ném bom Tu-22M không trang bị thiết bị tiếp dầu trên không, đã được lắp trong các thỏa thuận của hiệp ước Hạn chế vũ khí chiến lược số 2 (START-2). Hiện nay, trong các lực lượng Không quân và Hải quân Nga còn 235 máy bay loại này và 55 chiếc nữa trong lực lượng Không quân Ukraina.

Các thông số kỹ thuật cơ bản:

Tên gọi: Tupolev Tu-22M-3

Động cơ: động cơ tuabin phản lực NK-25 (Phòng thiết kế N. D. Kuznetsov); 2x25 000kg lực

Sải cánh: 34.28/23,30m

Chiều dài: 42,46m

Chiều rộng: 11,05m

Diện tích cánh: 175,8/183,57m2

Tải trọng cất cánh tối đa: 124 000kg

Tốc độ tối đa: 2000km/h

Trần bay thực tế: 13 300m

Bán kính hoạt động: 2200km

Trang bị: pháo GSh 23mm; tải trọng chiến đấu tổng thể: 2400kg (tên lửa điều khiển Kh-22 và Kh-15; bom thường hoặc bom hạt nhân).

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM