Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 01:14:25 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vai trò của Chu Ân Lai tại Genève năm 1954  (Đọc 56523 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756


« Trả lời #100 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2010, 04:26:46 pm »

Chương 36

Thuyền nhẹ đã qua cơn sóng gió


Khi biết hội nghị Genève thông qua “Tuyên bố cuối cùng” Mao Trạch Đông lập tức gửi điện mừng tới Hồ Chí Minh. Cùng ngày chính phủ Liên Xô ra tuyên bố, ca ngợi thành quả của hội nghị Genève, chỉ ra Trung Quốc đã phát huy tác dụng trọng đại trong công việc quốc tế. Eden trở về nước Anh nói với quốc hội, hiệp nghị Genève là thành quả tốt nhất có thể đạt được trong tình hình hiện nay. Smith về đến Mỹ phát biểu tuyên bố: “mặc dù những hiệp định mà hội nghị Genève đạt được bao gồm những cái mà Mỹ không ưa thích, nhưng tôi tin là kết quả của hội nghị là kết quả tốt nhất có thể thu được trong tình hình đương thời”. Ông ta còn nói, cần ghi nhớ: những cái không lấy được hoặc không giữ chắc được trên chiến trường, rất ít khả năng giành được bằng phương pháp ngoại giao trên bàn hội nghị.
Khi đến Vạn Hoa, ngoại trưởng Lào nói với Chu Ân Lai:
- Một lần nữa tôi vui lòng biểu thị lời cám ơn của Lào đối với ngài! Những nỗ lực của ngài đã cứu được hàng ngàn hàng triệu sinh mệnh, đó là cống hiến cao cả đối với nhân loại. Trong kinh Phật nói, người làm sự nghiệp từ bi trọng đại, tất sẽ hạnh phúc trăm đời!
Chu Ân Lai đã hoàn thành sứ mệnh tại Genève, vẫy tay từ biệt thành phố xinh đẹp này.
Những hiệp nghị hội nghị Genève đạt được đã xua tan đám mây mù chiến tranh đang chùm lên Đông Dương. Những người đứng đầu các nước lớn trên thế giới lần lượt phát biểu tuyên bố hoặc lời nói, hoan nghênh hiệp định Genève.
Do nguyên nhân chênh lệch múi giờ, tin tức Genève truyền đến Bắc Kinh đã là ngày 22 tháng 7, Mao Trạch Đông lập tức gửi điện mừng tới Hồ Chi Minh:
“Thắng lợi này có lợi cho việc thúc đẩy hoà bình và an ninh tập thể châu Á, có lợi cho việc làm dịu hơn nữa tình hình căng thẳng quốc tế”.
Điều này đối với Mao Trạch Đông mà nói, là một hành động không thấy nhiều.
Cùng ngày chính phủ Liên Xô ra một tuyên bố dài, ca ngợi thành quả của hội nghị Genève, chỉ ra Trung Quốc đã có tác dụng trọng đại trong công việc quốc tế.
Tâm trạng nhiệt tình của các nước Đông Nam Á càng lộ rõ và dễ thấy.
Tại nước Pháp, Mendès-France giữ vững được chính phủ của mình.
Eden về đến nước Anh, dứng trước hàng trăm vị nghị sĩ chăm chú lắng nghe, đã nói, những hiệp nghị Genève là kết quả tốt nhất có thể đạt được trong tình hình hiện nay.
Smith đã biểu đạt ý tứ tương đồng. Ngày 23 tháng 7, khi về đến Mỹ ông ta đã phát biểu tuyên bố sau:
“Mặc dù những hiệp định mà hội nghị Genève đạt được gồm những cái mà nước Mỹ không ưa thích, nhưng tôi tin rằng kết quả của hội nghịlà những kết quả tốt nhất có thể đạt được trong tình hình đương thời.
Thái độ của Mỹ đã được thuyết minh chính thức trong tuyên bố đơn phương mà Mỹ đã đưa ra tại hội nghị Genève, hơn nữa trong tuyên bố ngày 21 tháng 7, tổng thống cũng thuyết minh minh bạch những điểm chính của nó. Tôi cũng tin, việc vào giờ phút cấp bách hội nghị Genève sắp kết thúc, quyết định của chúng ta cử đại biểu tham dự, bất kể xét về mặt thời gian và sách lược mà nói đều là minh tri và có hiệu quả. Hơn nữa tôi có thể chỉ ra, khi chúng ta phân tích và thảo luận kết quả của hội nghị Genève, cần phải ghi nhớ: những cái không giành được hoặc không nắm chắc được trên chiến trường rất ít khả năng giành được trên bàn hội nghị bằng phương pháp ngoại giao”.

Những lời nói của tướng Smith có ý nghĩa sâu sắc. Không lâu sau khi báo cáo tình hình công tác với tổng thống và Dulles, ông đã từ chức Thứ trưởng Ngoại giao, không lâu sau đó đã làm Chủ tịch Hội đồng quản trị một công ty lớn. Hội nghị Genève trở thành bài ca ngoại giao tuyệt đẹp của vị tướng này. Hội nghị Genève có thể đạt được thành quả cuối cùng, trong đó có bao gồm những cố gắng và cống hiến của tướng Smith, những cố gắng vì hoà bình của ông ta trong chiến tranh thế giới thứ thứ hai và sau chiến tranh nên được khắc sâu.
Ngay trong ngày hội nghị Genève đạt được hiệp nghị, quan hệ Trung, Mỹ lại cẩn thận đi lên phía trước một bước nhỏ, hai bên đã cử hành hội đàm liên lạc viên chính thức lần thứ hai. Trước đó ngày 16 tháng 7 hai bên Trung Mỹ đã tiến hành hội nghị liên lạc viên lần thứ nhất, đại biểu Trung Quốc là trưởng khoa(1) Phố Sơn, đại biểu Mỹ là trợ lý chính trị Vụ Trung Quốc Quốc Vụ viện, trong cuộc hội đàm có tính tiếp xúc, chủ yếu xác nhậnlại danh sách nhân viên trở về nước mà mỗi bên đã đưa.
10 giờ sáng ngày 21 tháng 7, liên lạc viên hai bên Trung, Mỹ cử hành cuộc gặp gỡ lần thứ hai. Cuộc gặp tiến hành 55 phút, không khí bình tĩnh.
Phố Sơn phát biểu trước, đọc danh sách 6 người Mỹ tại Trung Quốc đã được phép xuất cảnh. Sau khi trao danh sách cho đại biểu Mỹ, ông đã hỏi lại phía Mỹ, liệu Mỹ có thể cung cấp tình hình lưu học sinh Trung Quốc tại Mỹ? Liệu Mỹ có đồng ý kiến nghị, nhờ sứ quán nước thứ ba quản lý lợi ích của kiều dân hai nước mà phía Trung Quốc đã đề xuất trong mấy lần hội đàm trước?
Đại biểu Mỹ nói, ông ta không thể nói gì về vấn đề này. Ông ta cám ơn phía Trung Quốc phê chuẩn sáu người xuất cảnh, nhưng không đề xuất về tình hình kiều dân Trung Quốc và học sinh Trung Quốc, từ chối kiến nghị nước thứ ba thay mặt quản lý lợi ích kiều dân hai bên do Trung Quốc đề xuất.
Lúc kết thúc hội đàm đại biểu Mỹ nói, hy vọng từ nay về sau duy trì liên lạc, Mỹ còn hy vọng nếu có cách nhìn nào đó, sẽ thông qua đại biện của Anh tại Bắc Kinh truyền đạt. Phố Sơn trả lời, trực tiếp tiếp xúc tốt hơn.
Tại hội nghị lần này, hai bên đều không muốn cắt đứt con đường tiếp tục tiếp xúc, cuối cùng bàn bạc quyết định, sau khi hội nghị kết thúc, tiếp tục bảo lưu con đường tiếp xúc tại Genève. Đây chính là bước đệm thích hợp để sau này Trung, Mỹ bắt đầu làm cuộc đàm phán cấp đại sứ dài dằng dặc. Bắt đầu từ ngày 2 tháng 9 năm đó, hai bên Trung, Mỹ đã tiến hành hội đàm cấp lãnh sự tại Genève.
Ở Việt Nam, ngày 22 tháng 7, Hồ Chí Minh đã phát biểu “Lời kêu gọi” nhân dịp hội nghị Genève đạt được hiệp nghị khôi phục hoà bình Đông Dương với toàn quốc: “Hội nghị Genève đã kết thúc, chúng ta đã thu được thắng lợi vĩ đại về mặt ngoại giao”.
Trong “Lời kêu gọi”, Người nói:
Để thực hành ngừng bắn, tất phải tập kết bộ đội vũ trang hai bên vào hai vùng tập kết khác nhau, có nghĩa là phải điều chỉnh lại vùng quân sự.
Vạch giới tuyến quân sự là một cách làm có tính tạm thời, quá độ được áp dụng để thực hiện đình chiến, khôi phục hoà bình, dùng phương pháp bầu cử phổ thông thực hiện thống nhất cả nước. Đường giới tuyến tuyệt đối không có nghĩa là đường biên giới về chính trị hoặc lãnh thổ.
Trong thời gian đình chiến, bộ đội vũ trang của chúng ta sẽ tập trung tại miền bắc Việt Nam, còn bộ đội Liên hiệp Pháp tập trung tại miền nam Việt Nam, điều này có nghĩa là hai bên sẽ trao đổi một số vùng, có một số vùng Pháp chiếm đóng sẽ thành vùng giải phóng, một số vùng giải phóng của chúng ta sẽ trở thành nơi tạm trú của bộ đội Pháp trước khi về nước Pháp.
“Lời kêu gọi” của Hồ Chí Minh đã thuyết minh một cách thích đáng nhất ý nghĩa của đường phân giới đình chiến. Người “tha thiết kêu gọi mọi người yêu nước, không phân biệt giai cấp xã hội, tín ngưỡng tôn giáo và kiến giải chính trị, cũng như bất kể trước đây họ đứng với bất kỳ đảng phái nào hãy chân thành hợp tác với nhau, phấn đấu vì lợi ích dân tộc và quốc gia, để thực hiện hoà bình thống nhất, độc lập và dân chủ tại tổ quốc yêu mến của chúng ta”.
Cùng ngày, Võ Nguyên Giáp Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam công bố mệnh lệnh, yêu cầu toàn quân kiên trì mệnh lệnh đình chiến. Ngày hôm sau ông công bố mệnh lệnh ngừng bắn, ra lệnh cho bộ đội, đội du kích, dân quân Việt Nam, tại các chiến trường:
“Tại chiến trường miền bắc Việt Nam, bắt đầu từ 7 giờ sáng ngày 27 tháng 7 năm 1954 theo thời gian tiêu chuẩn của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà; tại chiến trường miền trung Việt Nam từ 7 giờ sáng ngày 1 tháng 8; tại chiến trường miền nam Việt Nam từ 7 giờ sáng ngày 11 tháng 8,” các bộ đội nhất loạt ngừng bắn. Bộ đội Việt Nam tại Lào và Campuchia cũng đồng thời ngừng bắn.
Nhìn thấy tất cả những cái đó, có lẽ Chu Ân Lai là người sung sướng và cảm thấy được an ủi nhất tại Genève. Ngay tối đạt được hiệp nghị, Chu Ân Lai đã thết tiệc chiêu đãi Molotov và Phạm Văn Đồng tại Vạn Hoa. Chu Ân Lai mở chai Mao Đài mời khách và uống một hơi dài, Molotov cũng phấn khởi uống không ít, mặt đỏ bừng. Chu Ân Lai cố ý mời Molotov uống thêm hai chén, nói, hiện nay ở Lausane, Thuỵ Sĩ đang cử hành giải vô địch bóng đá thế giới, mà trên sân bóng của chúng ta, chúng ta là người thắng, đội trưởng đội bóng của chúng ta là Mô lão(2). Nghe những lời nói ấy Molotov cả mừng, sau khi cạn chén với Chu Ân Lai đã cạn thêm một chén nữa.
Văn Trang ngồi làm nhiệm vụ phiên dịch cho Phạm Văn Đồng, nhìn thấy vẻ mặt phấn khởi của Molotov bỗng cảm thấy, sự thay đổi thần sắc của Molotov quả là vô cùng khác thường. Có mấy lần với tư cách là thành viên đoàn đại biểu Việt Nam ông đã đến nơi ở của đoàn đại biểu Liên Xô đưa văn kiện, và có mấy lần tiếp xúc với Molotov. Hễ những lúc Molotov ở một mình, nói chung vẻ mặt đều ưu sầu, nhăn mày nhăn trán đi dạo trong sân. Nhưng khi thấy Chu Ân Lai, Molotov liền biến thành vui vẻ, những nếp nhăn trên lông mày đều dãn ra. Điều chưa hiểu nổi này đã ẩn giấu trong lòng Văn Trang một số năm. Ba năm sau, Molotov bị Khrusev hạ bệ, chết già tại nhà về chính trị, lúc đó Văn Trang mới cảm thấy, có thể là trong thời gian tại hội nghị Genève, Molotov đã lãnh giáo những dày vò của cuộc đấu tranh trong ĐCS Liên Xô
______________________
Chú thích:
1 Khoa là một đơn vị hành chính dưới cấp phòng của Trung Quốc.
2 Cách gọi Molotov một cách kính trọng, nhưng thân mật của người Trung Quốc.
Logged
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756


« Trả lời #101 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2010, 04:30:30 pm »

Tác dụng của Chu Ân Lai tại Genève là việc mọi người đều biết, một thời người đến thăm nườm nượp không dứt. Ngày 22 tháng 7, Chu Ân Lai mở tiệc tối, chiêu đãi ngoại trưởng các nước Đông Dương tham dự hội nghị. Sáng ngày hôm đó, ông tiếp đại sứ Indonesia tại Pháp tại Vạn Hoa, ông ta đến để mời Chu Ân Lai trên đường về nước đến thăm Indonesia.
Sau khi biểu thị chúc mừng thành quả của hội nghị Genève, đại sứ Indonesia tại Pháp nói với Chu Ân Lai:
- Thủ tướng Indonesia lấy làm tiếc khi thăm Ấn Độ và Miến Điện, ngài chưa thể thăm Indonesia. Indonesia vốn mong đợi tiến hành thương thảo để có thể ký công ước không xâm phạm lẫn nhau giữa hai nước. Indonesia chính thức biểu thị tán thành ký kết điều ước này, tôi được uỷ quyền mời ngài thủ tướng, hy vọng ngài thủ tướng khi thăm Đông Đức, trước khi về đến Tokyo có thể thăm Indonesia hai ngày. Trước tiên thảo luận việc ký điều ước, đồng thời cũng để cho nhân dân Indonesia vinh dự được đón tiếp ngài.
Chu Ân Lai biểu thị, ông vui lòng suy tính thăm Indonesia, nhưng lần này chưa được. Bởi vì ông đã ra nước ngoài gần ba tháng, đòi hỏi sau khi về nước thương lượng lại việc này.
Đại sứ Indonesia tại Pháp đã đề xuất vấn đề quan tâm nhất:
- Khi thăm Ấn Độ ngài đã bàn vấn đề Hoa kiều. Indonesia cũng có hai triệu Hoa kiều, liệu chính phủ Trung Quốc có công bố luật qui định địa vị của Hoa kiều tại Đông Nam Á?
Chu Ân Lai trả lời:
- Vấn đề Hoa kiều là một vấn đề có tính lịch sử, chủ yếu là vấn đề hai quốc tịch. Trung Quốc mới cũng thừa nhận vấn đề này. Năm năm từ ngày thành lập Trung Quốc mới đến nay, do bận rộn những công việc nội bộ, hơn nữa còn chưa thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước sở tại của Hoa kiều, nên chưa giải quyết vấn đề này. Số lượng Hoa kiều của Indonesia rất lớn, nhiều người trong bọn họ đã có được quốc tịch Indonesia, cũng giành được quyền bầu cử và quyền ứng cử, thậm chí tham gia chính quyền. Đương nhiên, quốc tịch của họ nên được giải quyết. Chúng tôi đồng ý đàm phán vấn đề này với Indonesia, nên thu được sự giải quyết có lợi cho hai bên.
Sau đó Chu Ân Lai lại hội kiến Sananikone, ngoại trưởng Lào đến chúc mừng và chào từ biệt. Ông ta nhiệt thành nói với Chu Ân Lai:
- Với tinh thần hoà giải và thông cảm ngài thủ tướng đã có những cố gắng có hiệu quả, do đó hoà bình của Đông Dương mới được khôi phục, chúng tôi phải cám ơn! Chân thành cám ơn ngài!
Chu Ân Lai nói:
- Đó là kết quả của sự cố gắng của mọi người. Vấn đề Lào là trên cơ sở công nhận chính phủ vương quốc mà được giải quyết. Nếu có đối lập các ngài sẽ không tiếp nhận. Từ nay trở đi, sẽ còn có khó khăn, nếu như có chỗ nào các ngài cần chúng tôi, chúng tôi vui lòng đem sức giúp đỡ. Chúng tôi mong muốn sống hoà bình với nước láng giềng và mong muốn nhìn thấy Lào trở thành quốc gia hoà bình, độc lập, hữu hảo và tiến bộ.
Sananikone nói:
- Chúng tôi hy vọng ngài thủ tướng thường xuyên ủng hộ.
Chu Ân Lai hỏi:
- Hiện nay Lào và Trung Quốc chưa có quan hệ trực tiếp, liệu có thể thông qua Sài Gòn (?) và Pháp để có được liên hệ.
Sananikone trả lời:
- Có thể thông qua Sài Gòn.
Chu Ân Lai nói:
- Nếu như các ngài có khó khăn có thể gửi điện cho Bắc Kinh, chúng tôi vui lòng hết sức giúp đỡ. Các ngài có thể cử người tới Bắc Kinh, đồng thời các ngài cũng nên thiết lập quan hệ với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Ngày hôm qua Mendès-France nói với Phạm Văn Đồng, nước Pháp hy vọng cử người tới trú ở Hà Nội đồng thời hy vọng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà cử người tới ở Paris.
Đến lúc này Sananikone nói một câu cảm động:
- Sau khi đình chiến, chúng tôi phải cử người tới Hà Nội, chúng tôi còn muốn nâng cao quan hệ giữa Lào và Trung Quốc, tôi vui lòng yêu cầu được đi làm đại sứ đầu tiên tại Bắc Kinh.
Ông ta còn nói, sẽ vui lòng gặp lại thủ tướng Chu và ngài Phạm Văn Đồng vào tối nay.
Chu Ân Lai nói:
- Chúng tôi vốn đã mời ngài Trần Văn Đỗ, ngoại trưởng Việt Nam, không ngờ ông ta đã từ chối, tối hôm nay ngài Ngô Đình Luyện sẽ tới.
Chu Ân Lai lại lái câu chuyện sang hội nghị Genève, nói:
- Về việc đoàn đại biểu Campuchia từ chối đóng góp kinh phí cho Ủy ban các nước trung lập, chúng tôi cho rằng, nếu như Campuchia có khó khăn, thì Lào càng khó khăn hơn. Vì thế chúng tôi đồng ý để các nước lớn gánh vác. Chúng tôi rất đồng tình những khó khăn của Lào, Lào là nước rừng núi không có cửa biển.
Sananikone trả lời:
- Cám ơn sự quan tâm chú ý của thủ tướng Chu. Điểm này đã đặc biệt thể hiện được tinh thần hoà bình của Trung Quốc. Nếu Trung Quốc nhất định muốn quân Pháp phải rút khỏi Lào, thì hoàn cảnh của Mendès-France sẽ rất khó khăn.
Chu Ân Lai nói:
- Ngài Mendès-France nói đường số 9 là đường ra biển của Lào, chúng tôi đồng ý bảo lưu cho Lào con đường này để thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của Lào.
Khi đàm phán kết thúc, Sananikone cảm động nói:
- Một lần nữa tôi vui lòng biểu thị lòng cám ơn của Lào đối với ngài! Những nỗ lực của ngài đã cứu được sinh mệnh của hàng ngàn hàng vạn người, đó là những cống hiến cao cả đối với nhân loại. Trong kinh Phật có nói, người làm những việc từ bi trọng đại tất sẽ hạnh phúc trăm đời!
Sananikone ra về, nhưng từ đó, ông đã bôn ba vì quan hệ hữu hảo Trung Quốc và Lào cho đến điểm cuối cùng của cuộc sống.
Buổi chiều Menon, đặc sứ Ấn Độ lại tới thăm Chu Ân Lai, hai bên chúc mừng lẫn nhau. Chu Ân Lai nói:
- Thành quả hội nghị lần này thu được, công lao của ngài Nerhu và Menon đều không ai sánh kịp, ngài Phạm Văn Đồng cũng thành khẩn hy vọng giải quyết vấn đề.
Hai bên nghiên cứu thảo luận con đường giải quyết vấn đề Triều Tiên, cũng như khả năng Trung Quốc thông qua Ấn Độ và Thái Lan tiến hành tiếp xúc ngoại giao.
Tại hội nghị Genève, Menon được Nehru uỷ nhiệm nhận nhiệm vụ nặng nề, đến để hoà giải ngoại giao, không nề hà gian khổ, bôn ba khắp nơi, đúng là đã có những cống hiến tích cực cho thành công của hội nghị, Chu Ân Lai cũng khẳng định đầy đủ tác dụng của ông ta. Chẳng ngờ sau này gió mưa biến đổi, vào cuối những năm 50, quan hệ Trung, Ấn vì vấn đề biên giới mà lâm vào thời kỳ băng hà, thậm chí dẫn tới xung đột quân sự trọng đại. Vào lúc quân đội hai bên giao chiến, Menon đang là Bộ trưởng Quốc phòng, ủng hộ ý kiến khăng khăng của Nehru là dùng vũ lực, ngớ mắt ra nhìn làn khói chiến tranh xoá đi tình hữu nghị ngày nào, nhưng đó là chuyện sau này.
Ngay tối ngày 22-7-1954, Chu Ân Lai mở tiệc lớn tại Vạn Hoa, chiêu đãi ngoại trưởng các nước Đông Dương. Phạm Văn Đồng, Tạ Quang Bửu, Hà Văn Lâu, Trần Lâm, Hoàng Nguyên tham dự. Ngô Đình Luyện, đại biểu Việt Nam Bảo Đại. Đại biểu Lào là Sananikone, Gaorama Taonuan (quân nhân), Busai (quân nhân), đại biểu Campuchia là Tep Phan, Tioulong, Sam Sary, Dabuchuan (quân nhân), phía Trung Quốc còn có Trương Văn Thiên, Vương Bỉnh Nam, Kiều Quán Hoa, Trần Vĩnh Khang, Vương Trác Như tháp tùng. Chủ khách tất cả là hơn 20 người ngồi quanh một chiếc bàn tròn, có rượu ngọt, món nhắm ngon trợ hứng. Chu Ân Lai nâng cốc mời rượu, dẫn đầu cạn một chén, uống liền một mạch mười chén, các vị khách đều khen là hải lượng.
Phạm Văn Đồng, Tep Phan, Sananikone lần lượt phát biểu lời chúc rượu nhiệt tình, những người dự tiệc nói chuyện sôi nổi, không khí náo nhiệt.
Tép Phan khi chúc rượu đã ca ngợi những nỗ lực của Chu Ân Lai, nói:
- Nếu như thủ tướng Chu không thúc đẩy đại biểu ba nước tiếp xúc trực tiếp thì hiệp nghị không thể đạt được.
Đại biểu Campuchia Sengsari cũng nói:
- Lần trước sau khi chúng ta gặp mặt ở đây, không khí hội đàm mới bắt đầu chuyển biến tốt, giọng điệu phát biểu của chúng ta cũng thay đổi, thậm chí sửa chữa lại dự thảo phát biểu đã viết xong, ngôn từ hữu hảo nhiều lên, những lời công kích nhau giảm bớt.
Chu Ân Lai nói khi trao đổi với Ngô Đình Luyện đại biểu chính phủ Nam Việt Nam, mặc dù về hình thái ý thức chúng tôi và ngài Phạm Văn Đồng có gần gũi hơn đôi chút, nhưng chúng tôi vẫn hoan nghênh ngài đến. Các vị đều là người Việt Nam, nên làm việc vì thống nhất tổ quốc.
Bữa tiệc kéo dài ba giờ, mọi người ra về trong niềm vui lớn.
Đến đây, Chu Ân Lai mới thực sự coi là đã hoàn thành sứ mệnh tại Genève.
Ngày 23, Chu Ân Lai rời Genève, tại sân bay ông đã phát biểu tuyên bố:
- Hội nghị Genève đã hoàn thành nhiệm vụ khôi phục hoà bình Đông Dương của mình, khát vọng đình chiến ở Đông Dương mà ai cũng thấy đã được thực hiện.
Thành tựu của hội nghị Genève là một cống hiến trọng đại đối với việc củng cố hoà bình và an ninh thế giới, trước hết là củng cố hoà bình và an ninh châu Á. Nó một lần nữa lại chứng minh một cách có sức mạnh, tranh chấp quốc tế có thể kinh qua hiệp thương hoà bình mà đạt được giải quyết.
Khôi phục hoà bình tại Đông Dương đã làm hoà dịu cục diện căng thẳng thế giới đồng thời mở ra con đường hiệp thương giải quyết các vấn đề quốc tế trọng đại hơn nữa. Tôi tin tưởng sâu sắc, chỉ cần các quốc gia và nhân dân yêu chuộng hoà bình kiên trì cố gắng không mệt mỏi thì hoà bình thế giới có thể được bảo đảm. Nước CHND Trung Hoa vui lòng cùng cố gắng với các nước có liên quan để đạt được mục đích này.
Sự quan tâm thường xuyên và sự trợ giúp đáng quí của Chính phủ và nhân dân Thuỵ Sĩ là một cống hiến cho hội nghị thành công. Vào lúc từ biệt thành phố hoà bình, xinh đẹp này, một lần nữa tôi xin biểu thị lòng trân trọng và cám ơn tới Chính phủ Liên bang Thuỵ Sĩ và nhà đương cục Genève cũng như nhân dân Thuỵ Sĩ!

Với ấn tượng tốt đẹp và lưu lại sâu xa trong lòng mình đối với thành phố Genève, Chu Ân Lai đã vẫy tay từ biệt nó!

HẾT
>> Xem tiếp các bản phụ lục
Logged
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756


« Trả lời #102 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2010, 04:31:52 pm »

PHỤ LỤC

TUYÊN BỐ CUỐI CÙNG CỦA HỘI NGHỊ GENÈVE

(thông qua ngày 21 tháng 7 năm 1954)
Tuyên bố cuối cùng của hội nghị Genève về vấn đề khôi phục hoà bình Đông Dương ngày 21 tháng 7 năm 1954 do đại biểu Campuchia, nước Việt Nam, Hợp chúng quốc Mỹ, Cộng hoà Pháp, Lào, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nước CHND Trung Hoa, Liên hiệp vương quốc Anh, Liên bang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết tham gia:
Hội nghị chú ý tới các hiệp định kết thúc hành động đối địch tại Campuchia, Lào và Việt Nam, những hiệp định này đã thiết lập những điều khoản để chấp hành giám sát quốc tế và giám sát
Hội nghị chúc mừng kết thúc hành động đối địch tại Campuchia, Lào và Việt Nam. Hội nghị tin chắc: việc thực thi các điều khoản qui định trong bản tuyên bố này và hiệp định đình chỉ hành động đối địch, sẽ làm cho Campuchia, Lào và Việt Nam từ nay có thể có tác dụng của mình trong đại gia đình hoà bình quốc tế một cách hoàn toàn độc lập tự chủ.
Hội nghị chú ý tới tuyên bố của chính phủ Campuchia và Lào, tức chính phủ hai nước vui lòng áp dụng biện pháp khiến toàn thể công dân đều có thể tham gia cuộc sống chung cả nước, đặc biệt là tham gia cuộc bầu cử phổ thông gần nhất, cuộc bầu cử phổ thông này sẽ cử hành chính thức trong năm 1955 bằng phương pháp bỏ phiếu kín trong các điều kiện tôn trọng tự do cơ bản căn cứ vào hiến pháp của mỗi nước.
Hội nghị chú ý tới điều khoản trong đình chỉ hành động đối địch tại Việt Nam, về việc cấm chỉ đưa vào Việt Nam quân đội nước và nhân viên quân sự nước ngoài cũng như các loại vũ khí và đạn dược. Hội nghị cũng chú ý như vậy đến tuyên bố của chính phủ hai nước Campuchia và Lào, tức chính phủ hai nước không yêu cầu nước ngoài viện trợ vật tư quân sự, nhân viên và sĩ quan huấn luyện, trừ phi vì mục đích bảo vệ lãnh thổ bản quốc một cách có hiệu quả, nhưng ở Lào thì phải giới hạn trong phạm vi mà hiệp định đình chỉ hành động đối địch qui định.
Hội nghị chú ý tới điều khoản của hiệp định đình chỉ hành động đối địch quân sự về việc trong vùng tập kết của hai bên không được xây dựng bất kỳ căn cứ quân sự nước ngoài nào. Đồng thời hai bên nên chú ý vùng qui hoạch của họ không được tham gia bất kỳ liên minh quân sự nào và không được dùng để khôi phục hành động đối địch hoặc phục vụ chính sách xâm lược. Hội nghị cũng chú ý như vậy tới tuyên bố của chính phủ Campuchia và chính phủ Lào, căn cứ vào tuyên bố này hai nước sẽ không ký kết bất kỳ hiệp định nào với nước khác, nếu hiệp định đó bao gồm những nguyên tắc không phù hợp với hiến chương LHQ mà ở Lào lại càng không phù hợp với nghĩa vụ liên minh quân sự của những nguyên tắc trong hiệp định đình chỉ hành động đối địch tại Lào, hoặc bao gồm nghĩa vụ khi an ninh của họ không bị đe doạ, mà xây dựng căn cứ cho lực lượng quân sự nước ngoài trên lãnh thổ Campuchia hoặc Lào.
Hội nghị xác nhận: mục đích chủ yếu của hiệp định về vấn đề Việt Nam là giải quyết vấn đề quân sự nhằm tiện kết thúc hành động đối địch và xác nhận giới tuyến quân sự là giới tuyến có tính tạm thời, bất kể như thế nào cũng không thể bị giải thích là biên giới về chính trị hoặc lãnh thổ. Hội nghị tin chắc: thực thi những điều khoản mà bản tuyên bố này và hiệp định đình chỉ hành động đối địch qui định, sẽ tạo ra tiền đề tất yếu để trong thời hạn ngắn nhất thực hiện giải quyết thống nhất Việt Nam.
Hội nghị tuyên bố: về Việt Nam, việc giải quyết các vấn đề chính trị trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng độc lập, thống nhất và hoàn chỉnh lãnh thổ, nên làm cho nhân dân Việt Nam được hưởng những tự do cơ bản bảo đảm bởi những cơ cấu dân chủ được thiết lập qua bầu cử tự do, bỏ phiếu kín. Để làm cho việc khôi phục hoà bình được tiến triển đầy đủ và làm cho mọi điều kiện tất yếu để tự do biểu đạt ý chí dân tộc được đầy đủ, sẽ cử hành bầu cử phổ thông, trong tháng 7 năm 1956, dưới sự giám sát của Ủy ban quốc tế, tổ thành bởi các nước thành viên Ủy ban giám sát và Ủy ban kiểm soát quốc tế theo qui định trong hiệp định đình chỉ đối địch. Bắt đầu từ ngày 20 tháng 7 năm 1955, đương cục phụ trách có tính đại biểu của hai vùng nên tiến hành hiệp thương về vấn đề này.
Các điều khoản trong hiệp định đình chỉ hành động đối địch về bảo đảm bảo vệ sinh mệnh tài sản, phải được chấp hành một cách nghiêm túc nhất, đặc biệt là phải làm cho mỗi một cá nhân người Việt Nam đều có thể tự do lựa chọn vùng mà họ muốn cư trú.
Đương cục trách nhiệm có tính đại biểu của hai miền nam, bắc Việt Nam cũng như đương cục của Lào và Campuchia, không được trả thù cá biệt hoặc tập thể đối với nhân viên và gia thuộc của họ từng hợp tác với đối phương dưới bất kỳ phương thức nào.
Hội nghị chú ý tới tuyên bố của chính phủ Pháp: tức chính phủ Cộng hoà Pháp vui lòng căn cứ vào đề nghị của các chính phủ có liên quan, trong thời hạn do hiệp nghị hai bên qui định, sẽ rút quân đội của mình khỏi lãnh thổ Campuchia, Lào và Việt Nam; nhưng theo hiệp nghị hai bên, một số lượng nhất định quân đội Pháp trong thời hạn qui định lưu trú tại địa điểm qui định không nằm trong thời hạn này.
Hội nghị chú ý tới tuyên bố của chính phủ Pháp, tức chính phủ Pháp trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Campuchia, Lào và Việt Nam, sẽ giải quyết mọi vấn đề có liên quan tới khôi phục và củng cố hoà bình tại Campuchia, Lào và Việt Nam.
Mỗi quốc gia dự hội nghị Genève trong quan hệ với ba nước Campuchia, Lào và Việt Nam bảo đảm tôn trọng chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của các nước nói trên, đồng thời không có bất kỳ can thiệp nào vào công việc nội bộ của họ.
Các nước tham dự hội nghị đồng ý, Ủy ban giám sát quốc tế và kiểm soát giám sát đề xuất với họ bất kỳ vấn đề nào sẽ được họ tiến hành hiệp thương nhằm tiện nghiên cứu những biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm hiệp định đình chỉ hành động đối địch của Campuchia, Lào và Việt Nam đều được tôn trọng.
Logged
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756


« Trả lời #103 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2010, 04:34:52 pm »

LỜI CUỐI SÁCH

Biến truyền kỳ thành sự thực
“Chu Ân Lai và phong vân Genève” là tác phẩm chị, em với cuốn “Cuộc chinh chiến bí mật - ghi chép thực về cuộc chinh chiến của Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc giúp Việt Nam chống Pháp” (hai tập) của tôi xuất bản năm 1999, là tác phẩm được voi lại đòi tiên.
Phạm Diệp trong “Hậu Hán thư. Truyện Sầm Bành” ghi: Hán Quang Vũ đế Lưu Tú cử đại tướng Sầm Bành dẫn quân chinh chiến Sủng Hữu. Trong lúc hai quân ác chiến, Lưu Tú phán đoán, Sầm Bành cầm chắc phần thắng, xuống chiếu tuyên bố:
- Người ta khổ vì không biết thế nào là đủ, lấy được Sủng (Hữu) lại muốn Thục (vùng Tứ Xuyên ngày nay)” (dịch thoát nghĩa là: được voi lại đòi tiên). Rồi lệnh Sầm Bành, sau khi lấy được, phải thừa thắng nam hạ, tiến thêm một bước lấy luôn cả Tây Thục. Sau này, nguyện vọng đó được thực hiện.
Khi hạ quyết tâm viết cuốn sách này tôi đã thể hội sâu sắc cái hay của điển cố thành ngữ ấy.
Trong cuộc sống trẻ thơ(1) tôi đã được nghe nói tới “hội nghị Genève”. Sau này lại nghe nói địa vị trong hoạt động ngoại giao quốc tế của Chu Ân Lai được đặt cơ sở tại hội nghị Genève. Trong thời thiếu niên của tôi, hội nghị Genève là đại danh từ cho những truyền kỳ ngoại giao, mọi người thường vui vẻ nói: bắt đầu từ hội nghị Genève, giữa Trung Quốc và Mỹ đã qua những từng trải quanh co, lúc bắt đầu muốn bắt tay rồi lại từ chối bắt tay, cuối cùng lại bắt tay nhau.
Thế nhưng trong một quãng thời gian rất dài, mặc dù biết hội nghị Genève vô cùng quan trọng, nhưng rốt cuộc tiến trình lịch sử của nó là chuyện gì? Nó sản sinh ảnh hưởng ra sao đối với chính sách đối nội, đối ngoại của Trung Quốc? Có ảnh hưởng gì đối với cục diện lớn quốc tế? Thì trước sau vẫn không biết nội tình.
Kiều Quán Hoa, người tham dự hội nghị Genève sau này đã từng giữ chức Bộ trưởng ngoại giao, lúc cuối đời khi nhớ lại đoạn từng trải này của Chu Ân Lai đã từng nói, sau này người ta nếu muốn bàn đến vị thế và cống hiến của Chu Ân Lai về ngoại giao thì phải trình bầy tỉ mỉ về hội nghị Genève. Ngoại giao giống như đánh nhau, không nói rõ tình hình cụ thể người ta sẽ khó mà hiểu được. Khi tiên sinh Kiều Quán Hoa nói những lời đó là lúc đã bị ở nhàn rồi(2) và đang bệnh nặng, không có khả năng tự mình cầm bút viết. Rõ ràng là ông muốn giao nhiệm vụ này cho người khác. Đầu những năm 80 của thế kỷ XX, mấy người bạn của Kiều Quán Hoa truyền đạt cho tôi ý tứ nói trên của Kiều Quán Hoa, thế nhưng tôi chẳng hề nghĩ rằng đó là việc mà tôi có thể tiếp nhận. Bởi vì lúc ngửng đầu lên nhìn nó, tôi cảm thấy nó rất cao rất xa, với sức của tôi khó mà trèo lên đỉnh được.
Vào cuối những năm 80 của thế kỷ trước, sau khi được thử thách trong tiếng súng trên tuyến biên giới Trung-Việt, tôi bắt tay thu thập những sử liệu trong tiến trình Trung Quốc tham gia vào cuộc chiến tranh giúp Việt chống Pháp, dần dần đụng chạm tới những tài liệu đầu tay của hội nghị Genève. Nhưng tôi vẫn chưa động tâm, cảm giác lúc đó là, nếu như mang toàn bộ quá trình Trung Quốc tham gia vào cuộc chiến tranh giúp Việt chống Pháp viết ra, sẽ tốn quá nhiều công sức.
Trước sau tôi vẫn nhớ một việc xẩy ra trước đó. Mùa hè năm 1985, tôi phỏng vấn tiên sinh Vương Trác Như, nguyên Vụ trưởng Vụ Lễ tân Bộ ngoại giao, muốn viết một bài ghi chép thực khi ông làm thư ký cho tướng Phùng Ngọc Tường. Vương tiên sinh rất ủng hộ, chuyện trò rất sôi nổi. Vào lúc cuộc phỏng vấn sắp kết thúc, ông nói trong lúc còn đang chưa hết phấn khởi, những ngày tháng ở cùng tiên sinh Phùng Ngọc Tường đương nhiên là rất đáng nhớ lại, nhưng tôi vẫn còn một đoạn ngày tháng rất đáng ghi nhớ, nếu như viết ra mới cảm động lòng người cơ! Ông nói, đó là những kinh qua khi theo thủ tướng Chu Ân Lai tham gia hội nghị Genève năm 1954. Thông qua những ngày tháng ở Genève, tôi mới hiểu được Chu Ân Lai một cách sâu sắc, khâm phục tài hoa ngoại giao và tinh lực hơn người của ông. Năm đó tôi phụ trách công việc lễ tân của đoàn đại biểu Trung Quốc, hễ là những việc mời tiệc các ngoại trưởng dự hội nghị bao gồm cả việc mời nhà nghệ thuật điện ảnh Chaplin đều qua tay tôi sắp xếp. Nói xong Vương tiên sinh đưa ra một tập album, lấy ra một tấm ảnh Chu Ân Lai và Chaplin chụp chung tại Vạn Hoa Genève, chỉ vào đó nói: “Lúc đó tôi đứng cạnh họ”.
Đầu óc tôi chợt phát hoảng, ngập ngừng một lúc mới đứng dậy từ biệt. Thì ra tôi bị cơ hội làm cho hoảng hốt. Từ đó về sau, mắt tôi thường hiện lên tình cảnh đó, và thường tự hỏi mình nhiều lần: “Có phải đã bỏ mất một cơ hội, một điểm tiếp xúc lịch sử tuyệt hảo?”
Năm 1992, tôi vào Cục lưu trữ quốc gia Mỹ đọc kiểm tra hồ sơ chiến tranh Việt Nam, kết quả là còn đọc được hồ sơ về hội nghị Genève, tổng cộng là 29 hòm. Lúc này phần thượng cuốn ghi chép thực về Trung Quốc giúp Việt chống Pháp, cuốn “Trong cuộc chiến tranh thần bí” đã ra được hai bản, đã có căn cứ để hoàn thành cuốn sách. Tôi đột nhiên minh bạch, phải hạ quyết tâm, bắt đầu viết ngay cuốn “Phong vân Genève” để hoàn thành việc trình bầy hoàn chỉnh một giai đoạn lịch sử. Tôi nhận định, năm đó không biết nắm lấy cơ hội phỏng vấn tiên sinh Vương Trác Như đã ngoài tám mươi là một sai lầm to lớn, là một việc không làm tròn nhiệm vụ mà không bao giờ tôi tha thứ cho mình. Sai lầm đó không thể nào sửa chữa được bởi vì Vương tiên sinh đã cưỡi hạc về tây, không đợi tôi nữa.
Để sửa chữa sai lầm này chỉ có cách kiên trì không ngừng cố gắng, tôi phải chạy đua với thời gian.
Cũng vẫn là Phạm Diệp, tác giả “Hậu Hán thư”, trong “Hậu Hán thư. Truyện Cảnh Yểm” ông viết một câu so với “được voi lại đòi tiên” còn hay hơn: “Hữu trí giả sự cánh thành” (người có trí việc nhất định thành). Tôi hy vọng cuốn sách này tăng thêm một lời chú thích cho cuốn sách đó.
Nhà văn Áo, Stefan Zweig khi bàn đến mệnh đề “lịch sử” đã nói một câu thú vị: “đọc lịch sử không thể chỉ tin mà không ngờ, bởi vì xem ra, lịch sử mặt sắt vô tình vẫn phải khuất phục trước sự yêu mến mãnh liệt của loài người đối với những truyền kỳ và sự thần hoá - nó đã cố tình và vô tình tiến hành anh hùng hoá thiểu số mấy vai chính, và đẩy những vai chính của cuộc sống ngày thường - những nhân vật loại hai và loại ba vào trong hắc ám. Truyền kỳ khéo thông qua những hấp dẫn, thông qua ánh sáng cầu toàn cầu mỹ mà trở thành kẻ thù nguy hiểm nhất của chân lý, vì vậy thường xuyên tiến hành kiểm chứng nó và trả lại bộ mặt vốn có của lịch sử đã trở thành nghĩa vụ của chúng ta”. Câu nói đó nói sao mà rất thấu triệt, rất có triết lý. Tôi may mắn là khi vừa bắt đầu viết cuốn “Phong vân Genève” đã được đọc đoạn trình bầy này. Vì thế tôi đã qui định cho các cuộc phỏng vấn, nghiên cứu và sáng tác của mình, quyết không được tuỳ tiện theo đuổi màu sắc truyền kỳ, mà phải dùng những ngôn ngữ chất phác nhất để thể hiện tiến trình lịch sử. Còn việc thể hiện như thế nào, toàn dựa vào sử liệu hiện còn và sự kiểm chứng của bạn đọc. Tôi chỉ muốn nói, lịch sử đã phát sinh như vậy đó.
Đến lúc hoàn thành toàn bộ cuốn sách, tôi đã phỏng vấn 18 vị là người trong cuộc có liên quan đến hội nghị Genève, thông qua những lời trình bầy miệng về lịch sử và những văn kiện quan trọng thu được từ họ, đã định được cơ sở của cuốn sách này. Tuy vậy tôi thừa nhận, thời gian phỏng vấn để viết cuốn sách này quá ngắn, nếu như tôi có thể đưa số người phỏng vấn lên gấp đôi, cũng có nghĩa là nói nếu như ngay từ giữa những năm 80 của thế kỷ trước đã bắt đầu đi sâu phỏng vấn, thì bạn đọc nhất định sẽ được xem một tài liệu sử học quí báu sinh động hơn nhiều… Điều duy nhất tôi có thể tự mình an ủi là, nếu như đến bây giờ mới quyết tâm làm việc này thì dường như bất kỳ cuộc phỏng vấn nào cũng không kịp nữa. Từ lúc tiếp xúc với đề mục cho đến lúc ấn bàn phím viết lời cuối sách này, 15 năm đã trôi qua, thế kỷ XXI đã tới. Vào lúc xuất bản cuốn sách này, đã cách hội nghị Genève năm 1954 vừa đúng nửa thế kỷ. Những thay đổi phát sinh trên trái đất này của chúng ta trong 50 năm đó, vượt qua bất kỳ niên đại nào trong quá khứ.
Hội nghị Genève năm 1954 đã ảnh hưởng sâu sắc tới nửa sau của thế kỷ XX, ảnh hưởng của nó đối với hai Triều Tiên vẫn còn kéo dài đến tận ngày nay. Hội nghị lần đó đã thực hiện đình chiến Đông Dương làm cho ba nước Đông Dương-Việt Nam, Lào, Campuchia mỗi nước đều trở thành quốc gia độc lập. Cục diện đó kéo dài đến thế kỷ XXI và vẫn vững chắc.
Nếu xét về cuộc “chiến tranh lạnh” giữa hai khối lớn Đông, Tây mà nói, hội nghị Genève đã một lần nữa xác nhận sự phân chia phạm vi thế lực của hội nghị Yalta, thuyết minh mặt trận đông, tây lúc đó đều ý thức được thông qua xung đột vũ trang không thể về căn bản thay đổi được so sánh lực lượng của hai bên, từ đó, “chiến tranh lạnh” hoàn toàn thay thế chiến tranh nóng, một mực kéo dài đến những năm 90 của thế kỷ XX, Liên Xô sụp đổ lớn.
Đối với mặt trận phương đông lúc đó mà nói, hội nghị Genève là thành quả ngoại giao lớn nhất giành được do Trung Quốc liên minh với Liên Xô, là tiêu chí của thời kỳ toàn thịnh trong quan hệ Trung, Xô. Từ đó trở đi, giữa đảng cầm quyền của hai nước Trung, Xô đã xuất hiện mâu thuẫn càng ngày càng rõ rệt, sau đó càng ngày càng gay gắt. Mâu thuẫn này vào cuối những năm 80 của thế kỷ XX dần dịu đi thậm chí cuối cùng đạt được hoà dịu. Thế nhưng lúc ấy, thời gian mà lịch sử lưu lại cho Liên Xô chỉ còn hai năm ngắn ngủi, nước lớn khổng lồ này không kịp quay lại quỹ đạo chung sống thân mật với Trung Quốc, mà chia năm xẻ bẩy, trở thành di tích lịch sử.
Điều khiền người ta hiểu được sau khi nhớ lại là sự thống nhất của Việt Nam. Sau hội nghị Genève, Hồ Chí Minh rút hết toàn bộ quân chính qui miền Nam về phía bắc giới tuyến lâm thời biên chế thành hai sư đoàn chính qui, và mai phục ngầm tại miền nam hàng vạn đội du kích, tổ thành chính quyền địa phương hợp pháp hoặc chính quyền bí mật, toàn lực tranh thủ đoạt lấy thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử toàn dân cử hành vào trước cuối năm 1956.
Lúc này cục diện chính trị miền nam Việt Nam phát sinh thay đổi rất lớn. Tháng 10 năm 1955, Ngô Đình Diệm thành lập chính phủ độc tài, từ chối tham gia cuộc bầu cử đã dự định. Tiến trình thống nhất của Việt Nam bị cản trở. Hồ Chí Minh lãnh đạo chính phủ miền Bắc chuyển sang và quyết tâm áp dụng đấu tranh vũ trang, thực hiện thống nhất quốc gia. Từ sau 1958, qui mô chiến tranh du kích tại miền nam dần dần mở rộng.
Tháng 12 năm 1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam thành lập, đấu tranh vũ trang tại miền Nam triển khai toàn diện, miền Bắc Việt Nam cử quân chính qui thâm nhập vào miền nam tham gia chiến đấu. Dưới sự dẫn dắt của tư duy “chiến tranh lạnh”, Mỹ coi Việt Nam là một khâu trong chiến lược “kiềm chế”, ủng hộ chính quyền Ngô Đình Diệm. Đến cuối năm 1961, số quân đội Mỹ đến Việt Nam đã từ 800 người tăng mạnh lên đến 18.000 người, đi vào tác chiến tại chiến trường. Đến năm 1967, Mỹ tăng nhanh quân đội lên 38,9 vạn người, qui mô chiến tranh tương đối lớn. Liên Xô, Trung Quốc chi viện miền Bắc do Hồ Chí Minh lãnh đạo, lần lượt cung cấp viện trợ quân sự to lớn. Chiến tranh Đông Dương từ đó đã có bối cảnh quốc tế đối kháng giữa các nước lớn. Trên thực tế đến tháng 4 năm 1970, ngọn lửa chiến tranh đã mở rộng tới Lào và Campuchia, trở thành cuộc chiến tranh Đông Dương đúng nghĩa. Quân dân Việt Nam đã có những hy sinh trọng đại, quân Mỹ không đánh thắng trên chiến trường.
Ngày 27 tháng 1 năm 1973, cuộc đàm phán hoà bình Paris giữa chính phủ Việt Nam, chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Mỹ, Nam Việt Nam (Việt Nam Cộng hoà) đã đạt được hiệp nghị, ngay hôm sau miền Bắc và miền Nam Việt Nam ngừng bắn, quân đội Mỹ rút toàn bộ, cục diện thất bại của chính quyền nam Việt đã định. Mùa xuân năm 1975 hai năm sau đó Quân đội nhân dân Việt Nam phát động tổng tấn công. Ngày 30 tháng 4, Quân đội nhân dân đánh chiếm Sài gòn, ngảy 2 tháng 7 năm 1976, hai miền nam, bắc Việt Nam thống nhất thành nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, định thủ đô là Hà Nội.
Tình hình Triều Tiên lại không giống như vậy, cục diện hiệp định đình chiến năm 1953 vạch ra vẫn không thay đổi, hơn nữa còn tiến vào thế kỷ XXI. Thế nhưng hoàn cảnh quốc tế chung quanh Triều Tiên đã phát sinh những thay đổi trọng đại. Từ ý nghĩa này quay đầu nhìn lại hội nghị Genève năm 1954 có thể phân tích rõ hiện thực mà người ta phải đặt mình vào để hiểu vấn đề Triều Tiên từ lúc bắt đầu đến hiện nay.
Lướt qua phong vân thế kỷ, khi tác giả cuốn sách này cầm bút viết văn, đã lúc nào cũng nhìn thấy có một nhân vật được đặt vào tiêu điểm của hội nghị Genève, người đó chính là thủ tướng kiêm bộ trưởng ngoại giao Chu Ân Lai. Từ tác phẩm đầu tiên “Ngoại giao bóng bàn” của tác giả xuất bản năm 1987 đến nay, cuộc sống ngoại giao của Chu Ân Lai trước sau vẫn là mệnh đề nghiên cứu quan trọng của tác giả. Nhiều năm tháng qua, trước sau tôi đã phỏng vấn trên một trăm nhân sĩ đã từng tiếp xúc với Chu Ân Lai, cũng đã từng cùng dự hội nghị với các học giả nghiên cứu nổi tiếng về Chu Ân Lai, thỉnh giáo họ.
Muốn nhận thức Trung Quốc thế kỷ XX, không thể không hiểu Chu Ân Lai. Cuốn sách này đã hoàn thành, nhưng nguyện mình sẽ lại tiến một bước nữa trên con đường nghiên cứu Chu Ân Lai.
Con đường nhận thức của nhân loại, xưa nay đều dựa vào những cố gắng lát hết tảng đá này đến tảng đá khác.
Thưa các bạn, tôi chờ mong sự phê bình của các bạn, để khi tái bản sửa chữa nó càng tốt hơn.
(Ngày 25 tháng 11 năm 2004)
______________________
Chú thích:
1 Tác giả sinh năm 1950.
2 Sau tháng 10 năm 1976, tức sau khi “lũ bốn người” bị đánh đổ, Kiều Quán Hoa bị nghi ngờ trước đó có quan hệ không bình thường với “lũ bốn người” nên bị “ngồi nhàn ở nhà”, sau đó bị ung thư chết. Chưa rõ thời gian Kiều Quán Hoa nói câu này vào năm nào!
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM