Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:35:52 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vai trò của Chu Ân Lai tại Genève năm 1954  (Đọc 56395 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756


« Trả lời #90 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2010, 04:11:23 pm »

Chương 31

Lựa chọn tốt nhất là hoà dịu


Trong cuộc hội đàm giữa Ngoại trưởng ba nước Mỹ, Anh, Pháp, Mendès-France và Eden đã bắt tay du thuyết, cuối cùng đã khiến Smith tranh thủ đến Genève. Đứng trước sự xoay chuyển cơ hội tế nhị đó, Chu Ân Lai liên tiếp tới thăm Ngoại trưởng Lào, Campuchia, hy vọng cùng họ tranh thủ cục diện hoà bình lâu dài ở Đông Nam Á. Chu Ân Lai lại thành công trong việc thúc đẩy hơn nữa hội nghị Genève theo hướng đạt thành hiệp nghị về vấn đề Đông Dương. Menon nói với Chu Ân Lai, địa vị của ngài so với trước đây đã quan trọng. Trong các đại biểu, địa vị của ngài quan trọng nhất. Bởi vì không những ngài có tiếp xúc với hai vị Chủ tịch hơn nữa còn có sức thuyết phục với hai vị đó.
Chiều ngày 13 tháng 7, Mendès-France và Eden cùng đáp máy bay trở về Paris, kết quả, Dulles còn đến sớm hơn họ một chút.
Chập tối, Mendès-France tới đại sứ quán Mỹ gặp Dulles. Vừa gặp, Mendès-France đã yêu cầu Dulles tới Genève tham dự hội nghị. Dulles lảng tránh câu chuyện, nói “hãy tính tới chuyện ăn tối”.
Sau khi ăn tối xong, Mendès-France giới thiệu với Dulles và Eden về tình hình đàm phán với Việt Nam về vùng tập kết lực lượng quân sự. Ông ta đưa ra một tấm bản đồ, chỉ ra vùng chiếm đóng của quân đội Việt Nam và quân đội Pháp, và thuyết minh tỉ mỉ về các phương án và phản phương án.
Mendès-France nói:
- Xưa nay nước Pháp chưa bao giờ xa rời phương án xác định ban đầu, xác định đường giới tuyến tại phụ cận vĩ tuyến 18, điều này đã được phản ánh trong bản ghi nhớ của hai bên Mỹ, Anh. Còn phương án đầu tiên của Việt nam là tại phụ cận vĩ tuyến 13 vạch một đường giới tuyến hình chữ “S”. Hiện nay phía Việt Nam đã đẩy con đường đó lên bắc, tới vĩ tuyến 16.
Mendès-France chỉ ra:
- Ngày 12 tháng 7, phía Việt Nam nghe nói Dulles muốn gặp Mendès-France và Eden tại Paris lại đề xuất phương án vĩ tuyến 16 mới, con đường này vừa khéo đi qua giữa căn cứ không quân và hải quân Pháp tại Đà Nẵng. Có thể cho rằng, đề án mới của Việt nam đúng là có liên quan đến cuộc gặp gỡ sẽ tiến hành giữa ngoại trưởng ba nước Mỹ, Anh, Pháp.
Mendès-France nói:
- Nước Pháp quyết không tiếp nhận đề án mới của phía Việt nam, từ bỏ căn cứ không quân, hải quân Đà Nẵng cực kỳ quan trọng cũng như đường quốc lộ 9 sang Lào. - ông bổ sung - Molotov hy vọng Pháp tiếp nhận phương án này của Việt Nam. Về đường quốc lộ 9, Liên Xô kiến nghị, có thể tăng thêm điều khoản quyền đặc biệt lợi dụng đường quốc lộ 9 của phía Pháp: phía Pháp có thể tự do đi lại trên con đường này, giống như các nước phương Tây có thể lợi dụng “con đường không trung Berlin” của châu Âu.
Mendès-France nói:
- Đường 9 rất hẹp, ven đường có nhiều khe núi, vực sâu đèo cao, có rất nhiều cầu. Để đi lại an toàn, phía Pháp phải khống chế toàn bộ đường 9 và hai bên đường. Vì vậy phía Pháp chỉ có thể đồng ý có sự điều chỉnh nhỏ đối với phương án vĩ tuyến 18, di chuyển xuống nam một chút nhỏ.
Bàn đến vấn đề Lào, Mendès-France nói:
- Phía Việt Nam hiện nay đã công nhận có quân đội tác chiến tại Lào và chuẩn bị rút quân về Việt Nam. Nhưng phía Việt Nam lại kiên trì thiết lập vùng quân sự tạm thời tại Lào, để cho lực lượng Pathet Lào rút lên miền bắc. Mendès-France nói, theo tình báo mà Pháp nắm được, lực lượng chống đối bản thổ Lào tổng cộng không quá 2.500 người, chính phủ Lào có lòng tin giải quyết được họ. Thế nhưng phía Việt Nam đề xuất vùng tập kết quân sự tạm thời là một hình chữ “S” dài từ bắc đến nam, nối tiếp với vĩ tuyến 13 mà phía Việt Nam đề xuất ban đầu. Chuyên gia quân sự Pháp đã thuyết minh với phía Liên Xô, việc vạch chia con đường này vô cùng “hoang đường”, không thể tiếp thu.
Mendès-France cảm thấy, triển vọng giải quyết vấn đề Lào xem ra tương đối tốt. Sau này nước Pháp cho dù phải để lại quân đội ở lại Lào cũng không thể quá 2.000 người. Ông ta nói, xem ra phía cộng sản vui lòng đồng ý chuyên gia quân sự Pháp tiếp tục giúp đỡ huấn luyện quân đội Lào và Campuchia. Cái mà đối phương không muốn nhìn thấy nhất là sự tồn tại của lực lượng, căn cứ quân sự của Mỹ tại Đông Dương.
Dulles nói đãi bôi một câu:
- Nước Mỹ không có ý xây dựng căn cứ quân sự tại Lào và Campuchia, nhưng sẽ giúp đỡ hai nước phát triển kinh tế. Thế nhưng nước Mỹ quyết không muốn tiêu oan tiền ở đó.
Khi bàn đến vấn đề Việt Nam, Mendès-France nói:
- Ban đầu Phạm Văn Đồng kiên trì yêu cầu tiến hành bầu cử trong sáu tháng, trước thời hạn đó quân Pháp phải rút khỏi Việt Nam. Hiện nay Phạm Văn Đồng đã lùi một bước, đồng ý sau đó sẽ do chính phủ hai miền Nam, Bắc Việt Nam hiệp thương về thời hạn rút quân Pháp. Khi thảo luận về Ủy ban giám sát quốc tế, nước Pháp đồng ý có cả các quốc gia cộng sản trong đó.
Dulles đã giới thiệu tỉ mỉ lập trường của Mỹ. Trước tiên ông ta cho rằng, mục tiêu chiến lược chủ yếu của Liên Xô là châu Âu, đặc biệt ra sức phân hoá Pháp và Đức. Còn Viễn Đông đối với người Liên Xô mà nói, chỉ là vị trí thứ hai. Thế nhưng họ muốn đưa ra những vấn đề khó cho phương Tây ở Viễn Đông, nhằm thu hút sức chú ý của phương Tây. Người Nga đang lợi dụng vấn đề Viễn Đông để li gián quan hệ giữa Mỹ và Pháp.
Dulles chỉ ra, nói chung người Pháp cho rằng, nếu không có sự giúp đỡ của Mỹ, họ đành phải cùng đối phương đạt được một hiệp nghị chẳng ra làm sao. Thực ra ngay từ mấy tháng trước, Mỹ đã nhắc nhở Pháp cần sử dụng “hành động liên hiệp” thì mới có thể bảo vệ được Đông Dương. Do tình hình xấu đi, cái “hành động liên hiệp” mà chúng ta nói bây giờ không còn là loại đã nói trước đây. Quan điểm của nước Mỹ là không được “bán rẻ” Lào và Campuchia. Bởi vì nước Mỹ còn chưa thể quên những sự giao dịch trong hội nghị Yalta, không muốn Genève trở thành một Yalta thứ hai.
Mendès-France nói:
- Nước Pháp sẽ dốc toàn lực đạt thành hiệp nghị Genève trên khuôn khổ bảy điểm trong tuyên bố chung Mỹ, Anh. Thế nhưng nếu Mỹ không thể cử đại biểu cấp cao đến Genève thì chỉ có thể mang lại tổn hại cho khuôn khổ bảy điều. Nếu như đến ngày 20-7-1954 vẫn chưa đạt được hiệp nghị thì chiến tranh sẽ vẫn tiếp tục.
Mendès-France nói với Dulles:
- Chúng tôi cần ngài tham dự hội nghị để cho hiệp nghị tương lai được hoàn thiện, khiến hiệp nghị nhất trí với “phương châm bảy điểm” Anh, Mỹ. Nếu như chúng ta thất bại, thì sự vắng mặt của ngài càng làm cho thất bại đó càng nghiêm trọng hơn, chiến tranh sẽ bắt đầu lại. Trước khi lính mới chúng tôi động viên đến Việt Nam, Việt Minh còn có thể có thắng lợi mới, cũng có thể là thắng lợi có tính quyết định. Trước tháng 9 tình hình chiến tranh sẽ cực kỳ nghiêm trọng.
Ông ta nói, đối thủ biết là Pháp còn có thể cử binh lực tăng viện, nhưng chủ lực của quân tăng viện không thể tới được trước tháng 9, Việt Minh sẽ lập tức phát động công kích qui mô lớn. Lúc đó, quân Pháp sẽ khó mà giữ được Hà Nội. Nếu như không có sự ủng hộ của lực lượng hải, không quân sợ rằng Hải Phòng cũng không giữ nổi. Trong tình hình này nước Pháp phải đạt được hiệp nghị hoà bình kịp thời.
Dulles nói, ông ta hiểu rõ, dưới sức ép to lớn, quân Pháp không thể không đưa ra nhượng bộ, về điểm đó, xét về phía Pháp là nên làm. Nhưng về phía chính phủ Mỹ mà nói thì khó phê chuẩn một điều ước như thế. Vì vậy ông ta không thể để mình lâm vào tình cảnh như vậy.
Mendès-France nói:
- Bộ trưởng ngoại giao Mỹ không thể đi Genève, sẽ làm suy yếu lớn vị thế của nước Pháp. Nếu xuất hiện những tình huống như vậy cũng sẽ tổn hại đến “nguyên tắc bảy điểm” của tuyên bố chung Mỹ, Anh.
Ông ta có chút bị bức tới mức sốt ruột, nói:
- Liệu ngài có cho rằng, đoàn đại biểu cấp cao Mỹ cố ý không tham dự hội nghị Genève đã hiển thị sự coi khinh tập đoàn phương Đông không? Liệu ngài có biết hay không, tin ngài tới Paris và hội đàm với tôi đã làm cho các đoàn đại biểu cộng sản tại Paris cảm thấy không yên không? Sáng hôm nay, Phạm Văn Đồng tới gặp tôi, thậm chí ông ta đã nói với tôi, phía Việt Minh vui lòng nhượng bộ, sẽ vạch đường giới tuyến tại vĩ tuyến 16… Tôi cho rằng, ngài, hoặc là thứ trưởng ngoại giao tham dự hội nghị Genève chỉ tăng cường lập trường của phương Tây. Nếu như ngài vắng mặt, thì chỉ càng làm cho đối thủ của chúng ta tin chắc là từ chiến tranh thế giới thứ thứ hai đến nay, đây là lần đầu tiên thế giới phương Tây đã xuất hiện bất đồng to lớn.
Mendès-France nén cơn giận nói:
- Ngài có biết chúng tôi muốn ngài làm gì không? Chúng tôi không muốn ngài đến để ký kết văn bản với những người cộng sản, hoặc là làm một số việc gì khác với họ. Chúng tôi yêu cầu ngài tham dự là hy vọng để mặt trận của chúng ta càng tề chỉnh hơn, là để tỏ rõ với đối thủ tại hội nghị Genève rằng, nếu sau này vi phạm điều ước là phải chịu những rủi ro cực lớn đấy.
Lúc này đêm đã khuya, cuối cùng Mendès-France biểu thị:
- Với nguyện vọng thành khẩn nhất, nước Pháp muốn nói, nếu bộ trưởng ngoại giao Mỹ tới Genève, nếu trong hiệp nghị đó có chỗ nào vi phạm “bảy nguyên tắc” bản thân tôi vui lòng nhận trách nhiệm.
Đến lúc này coi như Mendès-France đã nói hết lời.
Cuối cùng Dulles nói, ông ta hiểu hoàn cảnh của Pháp, ông ta sẽ tận khả năng có câu trả lời vừa ý Mendès-France. Đến lúc đó Dulles mới nghiêm chỉnh nhìn vào tấm bản đồ mà Mendès-France mở ra trước mặt mình, sau đó nói một câu làm Mendès-France vô cùng kinh ngạc:
- Bây giờ tôi mới rõ, đường giới tuyến của ngài còn gần với phía bắc hơn của tôi, nhiều hơn nhiều yêu cầu của chúng tôi.
Thái độ của Dulles mềm đi một chút.
***
Ba bên tham gia hội đàm hẹn nhau, 11 giờ 30 ngày hôm sau sẽ tiếp tục hội đàm tại điện Éliser. Hội nghị ngày 14-7 kéo dài suốt hơn ba giờ, giọng Dulles có dịu đi, mặc dù vẫn nói mình không thể đi Genève, nhưng lại nói nếu như “sức khỏe cho phép” Smith có thể đi Genève.
Smith đi Genève là yêu cầu thấp nhất của Mendès-France. Ông ta nói:
- Bất kể thế nào ngày 20 tháng 7 cũng phải có kết quả.
Sau khi kết thúc hội đàm, Eisenhower nói chuyện bằng điện thoại với Dulles, ông ta phê chuẩn Smith lại đi Genève. Dulles lập tức dùng phương thức gửi thư chính thức thông tri cho Mendès-France.
Cuối cùng Mendès-France đã đạt được cái chờ đợi trong lòng, nên ngày 15-7 đã trở lại Genève. Còn Eden có cảm giác nhẹ cả người. Ông ta cảm thấy xét về không khí hội nghị Genève mà nói, Smith đến dự hội nghị còn tốt hơn Dulles một chút.
Ngay trong ngày, ba ngoại trưởng Mỹ, Anh, Pháp ra tuyên bố, tung tin ba nước đã giành được sự hiểu biết về khả năng hội nghị Genève đạt được hiệp nghị, nước Mỹ sẽ cử thứ trưởng ngoại giao Smith tham dự hội nghị.
Chu Ân Lai không mệt mỏi tiến hành hoà giải ngoại giao khẩn trương. 12 giờ 45 trưa ngày 14-7, ông gặp Menon, nghe ý kiến ông này lần nữa.
Lần này Menon đến là để làm thuyết khách cho Pháp. Ông ta nói:
- Pháp đang chịu những chỉ trích của Mỹ, nói là họ đầu hàng. Vì thế muốn hội nghị Genève đạt được thành quả cũng phải nghĩ đến tình cảnh của Mendès-France một chút. Ông ta muốn đứng vững trên đường giới tuyến rồi thì mới có thể đối thoại với Mỹ được. Ấn tượng của tôi là, muốn Pháp di chuyển giới tuyến xuống 18 vĩ độ nam là không có nhiều hy vọng. Nhưng tôi có thể nói riêng với ngài, Mendès-France đã nói, nếu đối phương đồng ý vĩ tuyến 18 thì ông ta có thể nhượng bộ về các mặt khác. Như thế là có thể có cái để nói, thế nhưng ông ta nói, ngài Phạm Văn Đồng rất khó làm.
Logged
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756


« Trả lời #91 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2010, 04:12:04 pm »

Những lời nói của Menon, Chu Ân Lai đã trực tiếp nghe được từ miệng Mendès-France. Chu Ân Lai nói:
- Vĩ tuyến 18 quá thiên về bắc, hiện nay cả hai bên đều phải thuyết minh, nếu như Pháp đã hứa với Mỹ, thì Pháp có còn là một quốc gia độc lập không?
Nghe xong những lời này, Menon quay đầu bỏ đi, nói sẽ chuyển lời của Chu Ân Lai cho Pháp. Một thời gian sau, Menon lại đến Vạn Hoa gặp Chu Ân Lai, ông ta nói với Chu Ân Lai, hiện nay hai ngoại trưởng Amh, Pháp đều đi Paris hiệp thương với Dulles.
Chu Ân Lai hỏi:
- Ngài dự đoán liệu có kết quả gì không?
Menon nói:
- Tôi cho rằng những lời khuyên của họ có thể làm cho Mỹ cử Smith trở lại Genève. Tôi hy vọng là Dulles không đến, hôm qua tôi đã nói với Eden, tôi hy vọng những lời khuyên của họ không thành công quá.
Chu Ân Lai cười nói:
- Ngài nói thật thẳng thắn, nghe nói Smith muốn nghỉ hưu.
Menon trả lời:
- Nếu Eisenhower lưu lại, Smith sẽ ở lại. Trên báo nói, nước Mỹ đang tăng sức ép trên vấn đề quân sự ở châu Âu để làm cái trao đổi, đó là vấn đề liên quan tới Molotov. Cách nhìn của tôi là Dulles cảm thấy ông ta đến Genève không tăng cường thêm vị thế cá nhân, vì thế có khả năng ông ta cử Smith đến. Tại Paris không thể phát sinh chuyện gì, bởi vì Churchill và Eden đều đã đi Mỹ, những vấn đề cần bàn luận đều đã bàn rồi, có một số còn đã định xong, vì thế không thể có thay đổi nhiều.
Những lời nói của Menon đã khá rõ. Chu Ân Lai nói:
- Dự tính của ngài phù hợp với một thực tế nào đó. Tất nhiên Pháp và Mỹ không có khả năng phân liệt, thế nhưng Pháp phải thể hiện được nó là chính sách của một quốc gia độc lập.
Menon trả lời:
- Điều đó rất đúng. Thời gian Mendès-France còn giữ chức ngắn hay dài, hoàn toàn xem ông ta liệu có thể đạt thành hiệp nghị ở hội nghị Genève hay không. Nếu như không được, ngày 20 tháng 7 ông ta sẽ phải từ chức. Ông ta định ngày tháng không phải để tuyên truyền chính trị mà là nghiêm túc. Trước ngày 20-7-1954, ông ta phải báo cáo với quốc hội những vấn đề của hội nghị Genève đã được giải quyết hay chưa, hoặc là những cái đã đủ để dẫn tới giải quyết vấn đề.
Nói chuyện đến đó Menon thở dài cảm khái. Nhà ngoại giao già này trong cuộc hoà giải khó khăn phức tạp dần nhận thức được vị thế và tài năng ngoại giao của Chu Ân Lai. Ông nói với thủ tướng Chu Ân Lai:
- Lần này vị thế mà ngài trở lại so với ngài trở lại lần trước càng quan trọng hơn. Hiện nay ngài đều có quan hệ mật thiết với hai vị Chủ tịch hội nghị, còn lần trước ngài chỉ có quan hệ chặt chẽ với một vị Chủ tịch. Tôi có thể nói với ngài rằng, Eden rất khâm phục ngài, ông ta cho rằng có thể bàn bạc trao đổi với ngài mọi vấn đề. Vì vậy trong các đại biểu, địa vị của ngài là quan trọng nhất, bởi vì không chỉ ngài có tiếp xúc với hai vị Chủ tịch mà ngài còn có sức thuyết phục hai vị đó.
Chu Ân Lai nói:
- Ngài quá khen, tôi sẽ hết sức làm cho hai bên giao chiến đạt được hiệp nghị.
Menon nói:
- Tôi không ca ngợi ngài, tôi chỉ căn cứ vào sự thực khách quan mà nói. Ngài cử người tới nước Anh, sau đó lại cử đoàn thương mại đi, hiện nay dư luận Anh có lợi cho Trung Quốc. Thậm chí trên vấn đề Trung Quốc tham gia LHQ, Churchill cũng rất thận trọng. Căn cứ vào những sự thực này, vị thế của ngài so với trước càng quan trọng hơn.
Chu Ân Lai cám ơn những lời nói đó của Menon, nói với ông ta mình đã hẹn với ngoại trưởng Lào, 3 giờ 30 đến thăm, sau đó 4 giờ 30 lại đến chào ngoại trưởng Campuchia. Bởi vì họ đều đã đến thăm tôi, bây giờ tôi phải đến đáp lễ, điều này là nghi lễ. Tốt nhất là ngày mai sẽ nói chuyện với ngài nữa.
Menon từ biệt, Chu Ân Lai liền tới nơi ở của đoàn đại biểu Lào chào Sananikone. Ông nói với Sananikone, lần này trở lại Genève ý kiến đồng thuận của mọi người nhiều lên, mặc dù còn hai vấn đề quan trọng chưa được giải quyết nhưng khoảng cách giữa hai bên đã không còn xa. Chỉ cần mọi người cố gắng thêm, hiệp nghị sẽ có thể đạt được.
Sananikone nói:
- Ông cho rằng thái độ của Mỹ khiến người ta khó hiểu. Dulles không tới Genève, và dường như không tính tới chuyện đi tới, điều này không tránh khỏi làm chúng ta thất vọng. Hiệp nghị đình chiến cần các bên tuân thủ, nếu Mỹ không tham dự thì không tốt.
Nhằm thẳng vào nỗi lo lắng của Sananikone, Chu Ân Lai nói:
- Tôi cũng cảm thấy kỳ quái, mọi người vốn đã thoả thuận sau ba tuần lễ sẽ trở lại Genève. Hiện nay mọi ngoại trưởng đều đã quay lại, chỉ có Dulles đến Paris chứ không đến Genève. Đây là một hiện tượng kỳ quái trong hội nghị quốc tế. Hiện nay rất khó nói, liệu Dulles có quay lại hay không, có khả năng ông ta làm một số hoạt động cản trở. Thế nhưng hiện nay có Johnson ở đây. Nếu chúng ta giành được hợp lý công bằng, đối với ngoại giao hai bên đều là hoà bình quang vinh, thì nước Mỹ cũng khó mà một mình đứng ngoài câu chuyện.
Sananikone nói:
- Đài phát thanh sáng sớm hôm nay nói, có khả năng hội nghị Paris phát biểu một thông cáo. Tôi rất muốn xem thông cáo đó. Chúng ta ở đây chuấn bị ký kết hoà bình, còn nước Mỹ lại chuẩn bị chiến tranh ở sau lưng, điều đó không tốt. Tốt nhất là có thể đạt được một hiệp nghị mà mọi người đều đồng ý.
Chu Ân Lai bình tĩnh nói:
- Nếu như 8 nước đều đồng ý, nước Mỹ khó mà không đồng ý. Nước Mỹ muốn lựa chọn chiến tranh cũng khó khăn.
Sananikone nói:
- Ngài Menon đại biểu riêng của Nehru hỏi tôi, liệu trước ngày 20-7-1954 có đạt được hoà bình hay không? Tôi nói, hoà bình không tại tôi, hoà bình ở trong túi ngoại trưởng năm nước lớn. Nếu bọn họ vui lòng thì hoà bình có thể thực hiện.
Ông ta nói với Chu Ân Lai:
- Đàm phán giữa đại biểu Lào và Phạm Văn Đồng Việt Nam tiến triển không nhanh, thế nhưng Phạm Văn Đồng đã đề xuất một kiến nghị rất tốt: do thủ tướng Lào và em trai ông ta là hoàng thân Souphanouvong trực tiếp gặp nhau, thảo luận vấn đề chính trị. Hiện đã điện báo cho Vientiane biết thoả thuận đó, thủ tướng Lào đã điện trả lời đồng ý về nguyên tắc, nhưng hy vọng là sau khi đạt được tiến triển trước về vấn đề quân sự sẽ nói sau.
Sananikone thẳng thắn nói tới băn khoăn của mình về việc tập kết bộ đội Pathet Lào tham gia tác chiến với bộ đội Việt Minh:
- Lào không muốn áp dụng phương thức chia đường giới tuyến của Việt Nam “bởi vì như vậy có nghĩa là phân trị”. Biện pháp tốt nhất là bộ đội Pathet Lào tập trung tại các tỉnh, tham gia quân đội quốc gia, nhưng vẫn bảo lưu quân quân của mình.
Chu Ân Lai nói:
- Tình hình Lào và Việt nam không giống nhau, Việt Nam có hai chính phủ, còn Lào chỉ có một. Biện pháp chỉ định mấy vùng tập kết cho bộ đội phong trào chống đối của Lào chỉ là một quá trình, sau này còn cần phải hội hợp họ làm một, và thông qua bầu cử thực hiện thống nhất Lào. Đó là nguyên tắc, với tư cách là người thứ ba, chúng tôi chỉ có thể bàn một số nguyên tắc như vậy, chứ không thể bàn rất cụ thể.
Sananikone nói với Chu Ân Lai:
- Phạm Văn Đồng kiến nghị chúng tôi mời một, hai đại biểu lực lượng chống đối tham gia chính phủ, điều này không được. Chúng tôi có chế độ dân chủ, chính phủ là do quốc hội bầu cử sản sinh. Nếu chúng tôi đồng ý, quốc hội không công nhận, một hiệp nghị như vậy là vô hiệu.
Chuyến thăm của Chu Ân Lai mang tính lễ tân. Chủ yếu là để đáp lễ chuyến thăm lần trước của hai ngoại trưởng Lào và Campuchia. Ông lấy thân phận thủ tướng nước lớn tới thăm ngoại trưởng hai nước nhỏ trên thực tế còn đang trong tiến trình độc lập, những lời nói của Chu Ân Lai nói chung đều tràn đầy thành khẩn và hoà bình, Sananikone luôn miệng cám ơn.
Từ chỗ đoàn đại biểu Lào đi ra, 5 giờ Chu Ân Lai đã tới khách sạn nơi đoàn đại biểu Campuchia ở để hội kiến Tep Phan, ngoại trưởng Campuchia, và lại kiên trì trình bày quá trình hình thành “Năm nguyên tắc chung sống hoà bình”
Tep Phan nói với Chu Ân Lai:
- Chúng tôi quan tâm đến hành tung của ngài, trên báo đã nhìn thấy tuyên bố chung của hai nước Trung Ấn và Trung Miến. Tuyên bố đã thể hiện được nguyện vọng của chúng tôi.
Khi Chu Ân Lai hỏi Tep Phan về triển vọng của hội nghị Genève, Tep Phan nói, ông ta và Phạm Văn Đồng đã tiếp xúc một mình hai lần. Phạm Văn Đồng đề xuất “hai cái lưu lại” khiến ông ta cảm thấy không vui. Một là quan chức do phong trào chống đối bổ nhiệm tại một số tỉnh nào đó phải được “lưu lại”, thậm chí được cử làm huyện trưởng. Hai là tổ chức thanh niên trong phong trào chống đối phải được “lưu lại”. Ông ta biểu thị ngay là không thể đồng ý.
Chu Ân Lai nghe xong cả cười, nói:
- Đó là vấn đề nội bộ của Campuchia, nên do Campuchia tự mình giải quyết.
Chu Ân Lai nói:
- Tôi vừa tới thăm ngài Sananikone, ngoại trưởng Lào, ông biểu thị vui lòng cho nhân viên đối lập được hưởng quyền lợi công dân như nhau: quyền bầu cử và quyền ứng cử. Tôi nghĩ nếu như vậy vương quốc Lào có thể đoàn kết được lực lượng nội bộ, giành được thống nhất. Lực lượng chống đối tại Campuchia bất kể là nhiều ít đều phải đoàn kết họ lại, có như vậy “tinh thần hoà hợp” mà chúng ta đã bàn ngày 20 tháng 6 mới có thể thực hiện. Sau khi giải quyết vấn đề chính trị, vấn đề ngừng bắn chỉ là việc của mặt quân sự. Vấn đề chủ yếu hiện nay là hai bên bản địa trực tiếp đàm phán. Nên tranh thủ làm cho sau đình chiến mọi người cùng yên, muốn vậy phải tìm lối ra cho bộ đội chống đối bản địa, nếu không xung đột vũ trang không thể ngừng được.
Tep Phan biểu thị hoàn toàn đồng ý với kiến giải của Chu Ân Lai, lại nói:
- Chỉ vì là Phạm Văn Đồng đòi chúng tôi bổ nhiệm nhân viên phong trào chống đối làm huyện trưởng là vi phạm hiến pháp. Ngài chủ trương không can thiệp vào công việc nội bộ nước khác, còn Phạm Văn Đồng lại muốn tìm phiền phức cho chúng tôi.
Chu Ân Lai gắng làm dịu tâm tình của Tep Phan nói:
- Đó là vì tại Genève không có đại biểu của phong trào chống đối, Phạm Văn Đồng thay họ phát biểu ý kiến, khiến các ngài cảm thấy là can thiệp vào công việc nội bộ. Thực ra bản địa đúng là có một số phần tử yêu nước ưu tú, nên đoàn kết họ lại.
Tiếp đó, Chu Ân Lai bàn đến việc hai ngày trước ông nhận được hai dự thảo văn kiện của đoàn đại biểu Pháp, một bản là Tuyên bố của hội nghị Genève, còn một bản là Tuyên bố của nước Pháp về vấn đề Lào và Campuchia. Trong dự thảo tuyên bố, nước Pháp công nhận nền độc lập của Campuchia, các chính đảng trong nước Campuchia nhất loạt bình đẳng, quân đội nước ngoài rút khỏi Campuchia. Chu Ân Lai cho rằng, văn kiện này còn có nghĩa là, từ nay trở đi ba nước Đông Dương không cho phép căn cứ quân sự nước ngoài tồn tại trên lãnh thổ nước mình. Chu Ân Lai nói, như vậy, mọi lực lượng quân sự của phong trào chống đối đều phải quay về xã hội của mình, còn vấn đề quân sự được để lại cho bước tiếp theo giải quyết.
Tep Phan nói:
- Cùng với việc kết thúc đối địch quân sự, mọi nhân viên đã từng hiệp đồng với Việt Minh sẽ trở về xã hội và được hưởng quyền công dân. Thế thì, thủ tướng Trung Quốc nhìn nhận, nên đối xử như thế nào với “những nhân viên kháng chiến” cũ sau khi đình chiến?
Chu Ân Lai nói:
- Vấn đề này không chỉ Campuchia có mà Lào cũng có, cần nghiêm túc nghiên cứu. Hiện nay ông vừa đọc dự thảo do đoàn đại biểu Pháp gửi tới, đối với vấn đề này còn cần có những nhận thức sâu sắc hơn.
Chu Ân Lai nhấn mạnh:
- Hội nghị Genève nên phân biệt đối xử với Lào và Campuchia. Sau khi xác lập đình chiến, quân đội nước ngoài tuyệt đối không thể tiến vào Việt Nam. Nhưng Lào và Campuchia thì có thể trong phạm vi hiệp nghị bảo lưu và đưa vào một mức nhất định nhân viên vũ trang và trang bị mình cần thiết. Điều này, ngược lại là một loại đặc quyền.
Chuyến thăm của Chu Ân Lai đã làm cho tâm tư của Tep Phan được bình ổn rất lớn.
Sau khi chia tay Tep Phan, Chu Ân Lai lại đến nơi ở của đoàn đại biểu Liên Xô, tham dự bữa tiệc do Molotov tổ chức. Ngay sau đó, ông và Molotov, Phạm Văn Đồng thảo luận dự thảo bản tuyên bố cuối cùng của hội nghị Genève do đoàn đại biểu Pháp đề xuất, và sửa bản dự thảo vốn có chín điều thành 13 điều, rồi quyết định do đoàn đại biểu Liên Xô ngày hôm sau đề xuất với đoàn đại biểu Pháp.
Mãi cho đến sau cuộc gặp gỡ ba bên Trung, Xô, Việt tối hôm đó, Chu Ân Lai sau hơn 30 giờ không được nghỉ ngơi mới có cơ hội ngủ một giấc.
Logged
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756


« Trả lời #92 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2010, 04:13:21 pm »

Chương 32

Từng giây từng phút thúc giục

Bước vào nửa sau tiến trình của hội nghị Genève, Chu Ân Lai vọt lên trở thành nhân vật trung tâm của hội nghị, mọi vấn đề khó đều phải qua ông điều hoà, hoá giải, thúc đẩy hai bên tìm được biện pháp giải quyết vấn đề. Chu Ân Lai cảnh giác loại bỏ từng chút nhân tố, sợ là đe doạ an ninh Đông Nam Á. Kết cục của hội nghị Genève càng khiến người ta để mắt: càng gần thời gian cuối cùng, tiếng nói hoà bình càng ngày càng mạnh, nhưng trước sau vẫn hoà lẫn âm thanh không hài hoà.
Ngoại trưởng ba nước Mỹ, Anh, Pháp tại Paris mặc cả với nhau, điều hoà lập trường. Ở Genève không khí hoà giải rốt cuộc dần dần dày đặc lên. Ngày 13-7-1954, Phạm Văn Đồng và Trần Văn Đỗ, ngoại trưởng Nam Việt Nam lần đầu tiên gặp nhau. Ngày hôm đó Menon đặc sứ Ấn Độ hẹn Johnson tiến hành hội đàm từ 2 giờ chiều tại nơi ở của đoàn đại biểu Mỹ. Menon với ý định điều hoà nói với Johnson:
- Người của Việt Minh đến Genève không nghi ngờ gì đều là đảng viên cộng sản, nhưng cũng là những người dân tộc chủ nghĩa từ đầu đến chân, họ hy vọng tiếp tục duy trì quan hệ chặt chẽ với nước Pháp. Mặt khác, bọn họ không phải là bù nhìn của Moskva và Bắc Kinh, phía Mỹ chưa ý thức đầy đủ điều này.
11 giờ 30 sáng ngày 15-7-1954, Chu Ân Lai và Kiều Quán Hoa hội kiến Menon tại Vạn Hoa, một lần nữa thảo luận “vấn đề đường giới tuyến”. Chu Ân Lai nói:
- Đợi đến lúc Mendès-France và Eden từ Paris trở về Genève, dự đoán là mấy ngày sau đó sẽ vô cùng bận rộn, cũng sợ rằng không kịp thảo luận tỉ mỉ với bản thân ngài, vì vậy sẽ do ngài Kiều Quán Hoa liên hệ với ngài. Ngài Kiều Quán Hoa đã cùng đi với tôi thăm Ấn Độ và Miến Điện, rất quen thuộc tình hình.
Chu Ân Lai cho rằng:
- Hiện nay Pháp đã đề xuất dự thảo “tuyên ngôn chín nước”, mà phương hướng là muốn giải quyết vấn đề, rất đáng hoan nghênh, có một số nội dung rất khá. Phía Trung, Xô cảm thấy một số chỗ cá biệt có thể sửa chữa đôi chút, vấn đề đã không lớn nữa. Trên việc đình chiến và tổ thành Ủy ban giám sát quốc tế, mọi người cũng dần dần có được ý kiến nhất trí. Vấn đề bây giới là “vạch đường giới tuyến”. Trước đây khoảng cách hai bên rất xa, hiện nay Việt Nam đã đi một bước, Mendès-France cũng biểu thị, vĩ tuyến 18 không phải là không thể sửa. Tôi cảm thấy vĩ tuyến 16 là có thể.
Menon liền nói với Chu Ân Lai:
- Tôi thấy người Pháp sẽ không đồng ý vĩ tuyến 16. Ngài và Phạm Văn Đồng nên kiên trì vĩ tuyến 16, nhưng cuối cùng cũng sẽ không đòi được. Tất nhiên, bây giờ mà nhượng bộ thì quá sớm một chút.
Meno xứng đáng là một nhà ngoại giao già dặn, nhìn xa thấy rộng. Ông ta cho rằng hai bên có thể mỗi bên lùi một vĩ độ bắc.
Chu Ân Lai không hề để lộ ý gì, nói, vĩ tuyến 16 là hợp lý.
Ba phía Trung, Xô, Việt đều cho rằng muốn đạt được hiệp nghị vào ngày 20-7-1954 những điều khoản cần thảo luận hiện nay còn quá nhiều, không thuận tiện cho đàm phán ngoại giao. Có thể kiến nghị với hai bên, ngày 20-7-1954 thông qua trước một hiệp nghị có tính nguyên tắc, những chi tiết có liên quan sẽ ký kết sau.
Ngày 16 tháng 7, ba phía Anh, Pháp, Xô tiến hành hội đàm chuyên gia. Thứ nhất, xác định, tình hình cụ thể ba nước Đông Dương không giống nhau, phải lần lượt ký ba hiệp định, nhưng không phải là hiệp định đã suy tính trước. Thứ hai, chuyên gia ba phía phải qui nạp các dự thảo mà ba nước Đông Dương đề xuất thành một đề án mà mọi người có thể tiếp nhận. Thế nhưng bàn đến cuối cùng, vừa bàn đến “vạch đường giới tuyến” là phía Pháp vẫn kiên trì phải là vĩ tuyến 18. Còn Việt Nam nói, vĩ tuyến 16 bắc là giới hạn cuối cùng, không thể dời ra bắc nữa. Ngoài ra, ngày tháng tổng tuyển cử tại Việt Nam cũng có bất đồng. Các chuyên gia cho rằng bất đồng trọng đại như vậy, chỉ có mời các ngoại trưởng đến giải quyết.
Ngay tối hôm đó, Molotov, Chu Ân Lai và Phạm Văn Đồng thảo luận quyết định mấy nguyên tắc: một, trên vấn đề bầu cử ở Việt Nam, kiên trì “phương án hai năm” đã định. Hai, kiên quyết phản đối bất kỳ ai ý đồ lôi kéo ba nước Đông Dương tham gia SEATO. Bởi vì phía chúng ta đã có nhượng bộ về vấn đề Lào và Campuchia, nên không thể để Lào và Campuchia tham gia đồng minh quân sự của đối phương. Nếu không, một khi miền Bắc và miền Nam Việt Nam phân trị, Mỹ có thể lợi dụng “điều ước phòng ngự” chỉnh đốn lại binh lực ở Việt Nam và Lào, Campuchia. Ba, về vấn đề vạch đường giới tuyến Việt Nam, phía Việt Nam tiếp tục kiên trì vĩ tuyến 16, nhưng khi Phạm Văn Đồng hội đàm với Mendès-France có thể để lộ, có thể suy tính tới nhường cho nước Pháp một số đặc quyền trên vấn đề đường quốc lộ 9, Đà Nẵng và Huế. Bốn, về thời hạn quân Pháp hoàn toàn rút khỏi Việt Nam, có thể tính tới việc nới ra một chút, bởi vì hiện nay Bảo Đại và Mỹ ngược lại đều hy vọng quân Pháp rút nhanh để dư địa lại cho họ. Phía chúng ta có thể qui định quân Pháp rút khỏi Việt Nam trước khi bầu cử ba tháng(1).
10 giờ sáng ngày 17 tháng 7, Tep Phan ngoại trưởng Campuchia cùng hai trợ thủ là Sam Sary và (Nhiek) Tioulong đến chào Chu Ân Lai tại Vạn Hoa, ông ta đến là để nhờ Chu Ân Lai điều hoà vấn đề khó. Ông ta nói, Campuchia là nước nhỏ, dự toán ít, muốn hấp thu thành viên phong trào chống đối vào công tác trong chính phủ sẽ có khó khăn.
Chu Ân Lai rất thông cảm giải thích:
- Ngài nói là một vấn đề, thế nhưng người phải hấp thu rốt cuộc không nhiều. Nước Trung Quốc mới khi thành lập đều bao quân đội, cảnh sát, nhân viên công vụ của Quốc Dân đảng cả, làm như vậy họ không làm loạn, đất nước do đó đã củng cố thống nhất. Có thể ngài sẽ nói, Trung Quốc rất lớn, dự toán cũng nhiều. Thế nhưng số người chúng tôi phải hấp thu cũng hàng chục triệu. Chỉ cần chính phủ vương quốc nhận trách nhiệm, không phân biệt đối xử, không bức hại, là có thể tìm được biện pháp giải quyết. Tất nhiên chính phủ không thể tiếp nhận toàn bộ, bởi vì còn có sự lựa chọn tự nguyện. Quân đội của chính phủ vương quốc cũng chưa đạt tới trình độ cần thiết, cho nên cũng cần phải gia tăng quân và vũ khí.
Lúc này Sam Sary nói:
- Chúng tôi vui lòng tiếp nhận những người mà các ngài gọi là “bộ đội kháng chiến”, mà chúng tôi gọi là nhân viên của “quân phiến loạn”. Các ngài muốn họ tham gia quân đội vương quốc từng đại đội, từng tiểu đoàn, hay là tham gia với thân phận cá nhân? Nếu như là thân phận cá nhân thì không có vấn đề. Nhưng nếu là từng đại đội, từng tiểu đoàn thì chúng tôi có khó khăn. Chúng tôi vui lòng phát biểu tuyên bố của phía mình về việc này, chứ không muốn áp dụng phương thức hiệp định quốc tế.
Chu Ân Lai nói:
- Vấn đề này không lớn, bộ đội này không đông, có thể tìm được biện pháp giải quyết.
Điều Chu Ân Lai quan tâm hơn là, liệu Campuchia có tham gia tổ chức “hiệp ước Đông Nam Á” mà Mỹ đang tổ chức hay không, vì thế đã yêu cầu nói rõ.
Tep Phan nói:
- Về nguyên tắc, Campuchia còn đang suy tính một số vấn đề, chủ yếu là vì lực lượng vũ trang của mình còn nhỏ. Thế nhưng xưa nay Campuchia không muốn có căn cứ nước ngoài trên lãnh thổ của mình, chúng tôi đã tự mình đuổi người Pháp đi, cũng không muốn người khác đến thay thế.
Chu Ân Lai nhấn mạnh, thái độ của Trung Quốc là, không muốn Mỹ xây dựng căn cứ quân sự trên bất kỳ ba nước Đông Dương nào. Nếu như có, “tình hình sẽ xấu đi”
Xilong, trợ thủ của Tep Phan nghe xong câu nói có ý ngoài lời nói đó, đã hỏi:
- Có phải là ý kiến của ngài thủ tướng muốn nói, không thể có người Mỹ, người Pháp thì còn có thể.
Chu Ân Lai nói một cách uyển chuyển, đó lại là vấn đề khác.
Các vị khách Campuchia một lần nữa đề nghị Chu Ân Lai xuất diện, thúc đẩy hội nghị Genève đạt được kết quả hoà bình. Đối với họ thì xem ra, Chu Ân Lai là bảo đảm cho hội nghị Genève có thành công hay không.
Chu Ân Lai đề cập với ngoại trưởng Campuchia tới thăm vấn đề SEATO, là có nguyên nhân. Ngày hôm kia sau khi Mendès-France và Eden trở lại Genève, đã xuất hiện một cách nói:
- Ba nước Đông Dương sẽ gia nhập SEATO do Mỹ đang tổ chức, điều này làm Chu Ân Lai cảnh giác.
Sau khi bắt tay từ biệt Tep Phan, 11 giờ 40 sáng, Chu Ân Lai đến thăm Eden. Ông nói với Eden:
- Có một tin đồn, có người muốn muốn lôi kéo ba nước Đông Dương vào liên minh phòng ngự Đông Nam Á, liệu có phải Mỹ định dùng vấn đề đó để phá hoại hiệp định hoà bình Đông Dương hay không? Tháng 6 vừa qua, ngài và Mendès-France đều đã đồng ý không thiết lập đồng minh quân sự với nước ngoài, thế mà hiện nay đã không giống với cách nói trước đây. Nếu Anh, Pháp và ba nước Đông Dương đã đưa ra lời hứa với Mỹ về vấn đề này, thì hoà bình sẽ không còn ý nghĩa gì?
Chu Ân Lai không khách sáo nói:
- Nếu như hội đàm Paris của những người đứng đầu ba nước lớn Mỹ, Anh, Pháp tạo ra chia rẽ, chúng tôi kiên quyết phản đối. Chúng tôi phản đối chia rẽ Đông Nam Á. Nếu như chế tạo chia rẽ, sẽ làm cho hoà bình của Đông Dương gặp khó khăn, hội nghị Genève sẽ không có kết cục tốt
Trả lời của Eden giống như giấu kim trong chăn. Ông ta nói: Hai nước Anh, Mỹ đã thảo luận “hiệp ước Đông Nam Á” tại Washington, nhưng là “có tính phòng ngự” hiện nay các chuyên gia còn đang thẩm tra bàn bạc, là một loại đối ứng với hiệp ước đồng minh Trung, Xô. Thế nhưng bản thân ông ta có thể bảo đảm, “không nghĩ tới việc muốn ba nước Đông Dương tham gia”.
Chu Ân Lai cám ơn Eden đã nói rõ, một lần nữa nhấn mạnh, nếu Mỹ lôi kéo ba nước Đông Dương vào “hiệp ước Đông Nam Á” mà Anh, Pháp lại công nhận, “thì tình như vậy sẽ khác đi, hoà bình sẽ không có ý nghĩa”. Nếu như vậy, chúng tôi không thể không quan tâm.
Chu Ân Lai đã nói rất nặng, hy vọng Anh sẽ chuyển đạt ý kiến của ông cho Mỹ, không nên vì việc đó dẫn tới Trung, Mỹ đối kháng.
***
4 giờ 50 chiều ngày hôm đó, Chu Ân Lai lại đến thăm Mendès-France lần nữa, trình bầy những lời ông đã nói với Eden, yêu cầu nước Pháp làm rõ.
Mendès-France trịnh trọng nói:
- Nước Pháp không suy tính đồng minh Đông Nam Á bao gồm ba nước Đông Dương. Xin tin tưởng tôi, đây là lời nói không hề có bảo lưu.
Mendès-France nóng vội tiếp tục thảo luận với Chu Ân Lai về “vạch đường giới tuyến”. Ông ta đã đề xuất với Chu Ân Lai một cách nói tràn đầy biểu thuật mà trước đây chưa có, nếu như hoạch định vĩ tuyến 16, Việt Minh sẽ khống chế đường quốc lộ 9 ở phía bắc Huế từ Lào đến Đà Nẵng. Con đường này quan hệ đến tính mệnh Lào, là cửa khẩu duy nhất ra biển của Lào, ảnh hưởng rất lớn tới kinh tế Lào, là “con đường sinh mệnh của Lào”.
Chu Ân Lai nói:
- Đường quốc lộ 9 này vừa đúng ở phía bắc vĩ tuyến 16, đối với miền bắc mà nói, không có lợi ích đặc biệt nào.
Ông đổi giọng, nói:
- Về vấn đề cửa khẩu đi ra của Lào, điều này ngược lại đáng chú ý đấy.
Đây lại là một bước ngoặt tế nhị. Mendès-France lập tức ý thức được, ông ta nói:
- Liệu có phải ý của ngài thủ tướng muốn nói, ngài Phạm có thể đồng ý vạch con đường quốc lộ này. Nếu quả nhiên như vậy, điều này ngược lại là một tiến bộ. Thế thì chúng tôi cũng vui lòng biểu thị nhượng bộ của chúng tôi tại các mặt khác.
______________________
Chú thích:
1  Chu Ân Lai niên phổ: 1949-1976, t.1, sđd, tr. 399.
Logged
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756


« Trả lời #93 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2010, 04:13:50 pm »

Chu Ân Lai dùng lời nói chặn đứng đầu đề câu chuyện, nói:
- Về vấn đề này tôi không thể bàn cụ thể hơn, nên do ngài Phạm Văn Đồng trực tiếp bàn với ngài. Trước đây ngài đã từng nói, trước mắt không chỉ có vấn đề vạch đường giới tuyến, mà còn có vấn đề chính trị. Tôi đã nói với vấn đề đó với ngài Molotov và ngài Phạm Văn Đồng. Sợ rằng liên hệ hai vấn đề đó lại với nhau thì tương đối dễ giải quyết.
Mendès-France đề nghị Chu Ân Lai chú ý vấn đề Lào. Ông ta oán thán nói:
- Vấn đề Lào gặp phiền phức. Việt Minh đề xuất yêu cầu vạch vùng tập kết dài trên một ngàn km từ nam đến bắc Lào cho nhân viên phong trào giải phóng Lào, phía Pháp khó có thể tiếp thu. Hy vọng ngài thủ tướng khuyên ngài Phạm Văn Đồng có suy nghĩ tương đối hiện thực.
Chu Ân Lai biểu thị:
- Vấn đề Lào tốt nhất là cũng phải liên hệ vạch giới tuyến và bầu cử lại với nhau như Việt Nam, hy vọng phía Pháp trực tiếp bàn với ngài Phạm Văn Đồng.
Mendès-France nói, ông ta đã cử người đi tìm nhân viên Việt Minh liên hệ, hy vọng có thể tiến triển.
Chu Ân Lai nhắc nhở Mendès-France, trước tiên nên tìm ra điểm chung chủ yếu để bàn hiệp nghị, “hôm nay đã là ngày 17, phải trong hai ngày, giành được hiệp nghị trên các phần chủ yếu, thì mới coi là thành công”.
***
Ngay trong tối hôm đó, Chu Ân Lai và Molotov, Phạm Văn Đồng bàn bạc, trao đổi ý kiến. Chu Ân Lai nêu ra một cách rõ ràng, phải xuất phát từ tình hình thực tế, để lại đường số 9 cho miền nam. Như vậy đường giới tuyến cần phải dời lên phía bắc một chút, nhưng không cần nhiều, nhượng bộ như thế là có thể làm được. Tất nhiên nhượng bộ sẽ được đưa ra vào phút cuối cùng. Vấn đề cụ thể do Phạm Văn Đồng bàn với Mendès-France. Còn Molotov chuẩn bị trong hội nghị có tính hạn chế ngày 18 lấy thân phận chủ tịch phát biểu có tính tổng kết.
Sau khi ba phía hội đàm xong, Chu Ân Lai gửi điện báo cáo Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ.
Đàm phán trong hội nghị Genève lại xuất hiện một số giảm căng thẳng. Mendès-France cũng ngầm biểu thị, có thể lại nhượng bộ trong việc vạch đường giới tuyến giữa vĩ tuyến 18 và đường số 9. Cũng có nghĩa là nói, đường giới tuyến mà Pháp kiên trì lại di động xuống nam. Pháp còn thông qua đoàn đại biểu Anh, biểu thị với đoàn đại biểu Trung Quốc, nước Pháp quyết không vứt bỏ đường 9, thế nhưng đồng ý bầu cử tại Việt Nam có thể tiến hành vào năm 1956. Tuy vậy vào lúc Mendès-France làm như thế đã gặp một chút phiền phức. Ngay hôm đó, Trần Văn Đỗ, ngoại trưởng chính phủ Bảo Đại đã đề xuất một kháng nghị với chính phủ Pháp, kháng nghị nước Pháp phản lại chính phủ Bảo Đại “làm hết mọi việc”, ông ta yêu cầu đường biên giới Việt Nam đặt dưới sự bảo hộ của LHQ. Kháng nghị này làm Mendès-France vô cùng giận dữ.
Lúc này khuôn khổ hiệp nghị cuối cùng hội nghị Genève đã cơ bản hoàn thành. Đó là, các đại biểu tham dự hội nghị sẽ lần lượt ký hiệp định ba nước Đông Dương. Quân đội mọi nước rút khỏi Lào và Campuchia, quân đội chống đối của Lào tập kết vào hai tỉnh miền bắc, tại Việt Nam vạch một đường giới tuyến ở miền trung, chỉ có điều là đường giới tuyến này còn chưa xác định được.
Sáng ngày 18 tháng 7, Phạm Văn Đồng và Mendès-France hội đàm, tiếp tục mà cả một cách vất vả về vấn đề đường giới tuyến.
11 giờ sáng hôm đó, ngoại trưởng và bộ trưởng quốc phòng Lào đến chào Chu Ân Lai, Lý Khắc Nông, Trần Gia Tường cùng tiếp khách với ông.
Sananikon đến để bàn về vấn đề giải quyết vùng tập kết của bộ đội giải phóng Lào. Ông ta chỉ ra, hiện nay bất đồng giữa đoàn đại biểu Lào và Phạm Văn Đồng không phải là về mặt quân sự mà là về chính trị. Bởi vì Phạm Văn Đồng yêu cầu chính phủ Lào phải “nghiêm chỉnh công nhận” phong trào chống đối, sau đó mới vạch vùng tập kết, tại vùng tập kết phải có cơ cấu hành chính độc lập tự chủ. Điều này chẳng phải là phân trị trong một nước ư? Chính phủ Lào khó có thể tiếp thu. Bộ trưởng quốc phòng Lào cũng nói, chúng tôi công nhận có phong trào chống đối, nhưng lực lượng của họ không lớn, chẳng qua là hai, ba ngàn người. Vì vậy chúng tôi đồng ý tại vùng tập kết thiết lập Ủy ban hỗn hợp, có nghĩa là như chính phủ liên hiệp. Hoàng thân Souphanouvong có rất nhiều ưu điểm, ông tốt nghiệp Đại học kỹ thuật Paris, nhân tài như vậy tại Lào không có nhiều. Chúng tôi tin tưởng sau bầu cử, ông nhất định có thể giành được địa vị vinh dự nhất trong chính phủ, thậm chí có thể làm thủ tướng của chúng tôi.
Ý của đoàn đại biểu Lào là trong vùng tập kết tại bắc Lào không thể có chính phủ “độc lập”, mọi vấn đề nội chính cuối cùng phải do bầu cử quyết định.
Chu Ân Lai trả lời:
- Bộ đội chống đối Lào nên công nhận chính phủ Vương quốc, chính phủ Vương quốc cũng nên công nhận bộ đội chống đối. Còn về lực lượng nhiều ít không phải là vấn đề quan trọng nhất, các ngài nói hai, ba ngàn người, chúng tôi nói không chỉ có số đó. Chủ yếu là phải liên hệ được với họ, xác định vùng tập kết. Nếu những vùng tập kết như vậy tại thượng, trung, hạ Lào đều có, sẽ rất phân tán, như vậy sẽ khiến mọi người đều không yên tâm, thậm chí sẽ phát sinh xung đột địa phương. Vì thế chúng tôi cho rằng thiết lập vùng tập kết tốt hơn điểm tập kết. Tôi và các ngài, còn có ngài Eden và Mendès-France đều đã nói, phải hoạch định vùng tập kết tại đông bắc Lào, thành lập một Ủy ban hỗn hợp để xử lý quan hệ hai bên, quan hệ địa phương. Còn sau khi bầu cử, phong trào chống đối có thể tham gia chính phủ Vương quốc, đó là một biện pháp tốt.
Chu Ân Lai nói:
- Theo tôi biết, mọi người đều không coi Lào là một bộ phận của Việt Nam. Lào chỉ có một chính phủ Vương quốc, không thực hiện phân trị. Sau khi mọi quân đội nước ngoài rút đi, Lào sẽ là một quốc gia hoà bình, độc lập và thống nhất. Tương lai còn có bốn cửa khẩu tiến hành giám sát. Như vậy an ninh của Lào cũng có bảo đảm. Trong thời gian đình chiến, Lào có thể đưa vào vũ khí tự vệ, còn có thể hiệp thương qui định.
Chu Ân Lai thể tất chỗ khó khăn của Lào, nói:
- Cũng có thể các ngài cảm thấy Trung Quốc là một nước lớn, có chút không yên tâm. Chúng tôi vui lòng thiết lập quan hệ hữu hảo với Lào, năm nguyên tắc mà chúng tôi đã từng nêu tới cũng thích dụng cho quan hệ giữa chúng ta. Chúng tôi cũng vui lòng phát biểu tuyên bố như thế, gánh vác những ràng buộc của chúng tôi. Chúng tôi không muốn uy hiếp bất kỳ ai, cũng không muốn chịu sự đe doạ của bất kỳ người nào.
Đại biểu Lào vô cùng cám ơn những bảo đảm của Chu Ân Lai, luôn miệng biểu thị sẽ “về nghiên cứu tỉ mỉ”
Từ trung tuần tháng 7 sau khi các đoàn đại biểu trở lại Genève, các loại hoà giải ngoại giao về cơ bản đều tiến hành ở ngoài hội trường. Ngày 18 tháng 7, cử hành lần đầu tiên hội nghị có tính hạn chế kể từ giai đoạn hai đến nay, trong phát biểu có tính tổng kết, Molotov nói:
- Trên vấn đề phức tạp nhất, hoà bình ở Đông Dương, biện pháp chủ yếu để giải quyết vấn đề đã rõ. Qua những đàm phán gần đây, mọi người đã công nhận cơ sở để giải quyết và khôi phục vấn đề hoà bình của Việt Nam.
Ông chỉ ra:
- Hội nghị về việc khôi phục hoà bình của Lào và Campuchia cũng đạt được hiệp nghị tương ứng. Mặc dù về mặt này không phải là mọi việc đã làm thoả đáng, thế nhưng không thể nghi ngờ, các mặt có liên quan đều đi theo phương hướng đó.
Molotov chú trọng chỉ ra, cho dù đến hôm nay, chỉ cách ngày 20-7-1954 quan trọng còn có hai ngày mà đàm phán về vấn đề Việt Nam, Lào và Campuchia hai bên vẫn mỗi bên một ý. Cũng như vậy đại hội cũng có hai loại phương án đối với tuyên bố của hội nghị Genève.
Hai ngày tới chưa chắc đã giải quyết nổi tranh chấp này. Smith đại biểu Mỹ trở lại Genève có bài phát biểu mặc dù ngắn ngủi nhưng vô cùng quan trọng. Ông ta nói:
- Nếu như hội nghị Genève đạt được hiệp nghị mà Mỹ tán thành, thì Mỹ sẽ công bố tuyên ngôn đơn độc, nói rõ là không sử dụng vũ lực, cũng không sử dụng vũ lực uy hiếp và phá hoại hiệp nghị.
Tức là, Mỹ không ký vào tuyên bố chung nhưng nếu như vừa lòng thì cũng sẽ tôn trọng hiệp nghị.
Thái độ của Smith đối với hội nghị Genève tích cực hơn nhiều so với Dulles, ông ta có thể phát biểu như vậy cũng thuộc loại tương đối không dễ.
Nắm lấy cơ hội này, Chu Ân Lai nhượng bộ thêm một bước. Ông phát biểu nói:
- Chúng tôi đã suy tính tới ý kiến của các nước phương Tây, bây giờ tôi kiến nghị, Ủy ban giám sát quốc tế do Ấn Độ, Ba Lan, Canada tổ thành.
Kiến nghị này của Chu Ân Lai, có cảm giác chung là để các nước phương Tây cho rằng, trong Ủy ban này, mặt trận phương Đông chỉ chiếm 1/3, có khuynh hướng có lợi cho phương Tây một chút, dễ tiếp thu.
Eden lập tức biểu thị:
- Ngài Chu Ân Lai đề xuất kiến nghị rất hay, nhiều vấn đề trong đàm phán sẽ nhân đà này mà được giải quyết, hội nghị càng có lý do thu được thành công.
Thế nhưng hội nghị hôm này đã xuất hiện một tạp âm. Trần Văn Đỗ đại biểu chính phủ Bảo Đại phát biểu nói, đoàn đại biểu của ông ta sẽ từ chối ký vào bất kỳ hiệp định đình chiến nào dẫn tới Việt Nam phân trị.
Lời nói ấy vừa được đưa ra, mọi chỗ ngồi (chỉ những người tham dự hội nghị) đều ngạc nhiên.
Thì ra vào hạ tuần tháng 6, chính phủ Bảo Đại Việt Nam xuất hiện sự thay đổi trọng đại. Ngô Đình Diệm, tín đồ Thiên chúa giáo có liên hệ chặt chẽ với chính trường Mỹ, đã từng ở Mỹ nhiều năm đã trở về Sài Gòn ngày 24 tháng 6. Rất nhanh chóng ông ta được cử làm thủ tướng chính phủ, quyền lực của Bảo Đại đã suy yếu lớn, khuynh hướng thân Mỹ của chính phủ Ngô Đình Diệm ngày càng rõ. Trong bối cảnh đó, ngày 17-7--1954 Trần Văn Đỗ đã gửi thư cho Mendès-France trách móc nước Pháp đi ngược với chính phủ của ông ta, làm hết mọi chuyện, ngang nhiên hứa rút về phía nam chính quyền cơ sở và quân đội Việt Nam (Bảo Đại) tại bắc vĩ tuyến 18.
Vì việc này đoàn đại biểu Pháp vô cùng ngượng nghịu. Để vỗ về chính quyền Bảo Đại, nước Pháp lại phải bận rộn một trận.
Cuối cùng thời hạn càng ngày càng tới gần, tiếng nói hoà bình càng ngày càng mạnh, nhưng trước sau vẫn nhiễm tạp những âm điệu không hài hoà.
Logged
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756


« Trả lời #94 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2010, 04:14:51 pm »

Chương 33

Hồ Leman nước liền trời

Triển vọng của vấn đề Đông Dương đã giống như ở cuối đường hầm dài dằng dặc đã lộ ra một tia sáng, tâm tình Chu Ân Lai cũng theo đó mà thoải mái hơn, ông hội kiến (Charlie) Chaplin nhà hài kịch nổi tiếng tại Vạn Hoa, mong nhanh chóng đưa vào Trung Quốc những tác phẩm tiêu biểu của ông. Vào lúc thời hạn cuối của hội nghị Genève sắp tới, Eden và Mendès-France cùng đến Vạn Hoa hội kiến Chu Ân Lai, họ còn muốn tranh thủ cái gì đây?
Hội nghị có tính hạn chế chiều ngày 18-7-1954 kết thúc tương đối sớm. Ra khỏi Palais des Nations, dường như Chu Ân Lai đã nhìn thấy, triển vọng của vấn đề Đông Dương giống như tại cuối đường hầm dài dằng dặc đã lộ ra một tia sáng. Tâm tình ông cũng theo đó mà thoải mái hơn, muốn làm một việc nhẹ nhõm gì đó.
Từ thuở còn là học sinh, Chu Ân Lai đã yêu thích kịch và điện ảnh, trước sau phong trào “Ngũ tứ” đã từng lên sân khấu diễn kịch nói vừa truyền vào Trung Quốc không lâu. Những năm 30 ở Thượng Hải, những năm 40 ở Trùng Khánh, Chu Ân Lai đã xem không ít phim ảnh. Ông đặc biệt ưa thích sự biểu diễn của diễn viên hài điện ảnh Mỹ, Chaplin. Khi tới Genève ông được tin Chaplin bị “chủ nghĩa McCarthy” trong nước bức hại đã định cư tại Lausanne, một thành phố nhỏ bên bờ hồ Leman, nên muốn tới thăm nhà nghệ thuật biểu diễn điện ảnh tâm phục đã lâu. Tháng 7, sau khi trở lại Genève, ông đề nghị Vương Điếu Nhu, phụ trách công việc lễ tân của đoàn liên hệ với Chaplin, mời ông tới ăn cơm tối tại biệt thự Vạn Hoa. Đồng thời Chu Ân Lai cũng gửi điện về Công ty Điện ảnh Trung Quốc ở trong nước muốn Tổng Giám đốc La Quang Đạt đến Genève, tham gia cuộc hội kiến Chaplin.
Khi La Quang Đạt nhận được điện thì thời gian hẹn hội kiến chỉ còn bốn năm ngày. Lúc đó từ Bắc Kinh đi Genève chỉ có thể đi máy bay quá cảnh Liên Xô hoặc Tiệp Khắc, và nếu mọi việc thuận lợi thì cũng chưa chắc đã đến đúng hẹn. Bộ Văn Hoá và Cục điện ảnh liền quyết định cử Dương Thiếu Nhiệm, Phó Tổng giám đốc Công ty điện ảnh Trung Quốc lúc đó đang tham dự tuần lễ điện ảnh quốc tế Karlovy Vary tại Tiệp Khắc đến Genève vì gần đường hơn.
Tại Genève Chu Ân Lai trực tiếp chỉ thị cho Dương Thiếu Nhiệm, do Dương đại biểu Công ty điện ảnh Trung Quốc thương lượng với Chaplin, nhập hai tác phẩm tiêu biểu của Chaplin là “Nhà đại độc tài” và “Thời hiện đại” về chiếu tại Trung Quốc. Dương Thiếu Nhiệm đến Lausanne gặp Chaplin. Chaplin trả lời quyền cho chiếu các phim của ông đều đã uỷ nhiệm cho người đại lý Pháp toàn quyền xử lý, nhưng ông vui lòng thúc đẩy việc này hoàn thành. Ông còn xác định đã nhận được thiếp mời của Chu Ân Lai, chuẩn bị đi dự tiệc.
5 giờ chiều ngày 18 tháng 5, Chu Ân Lai ra cửa phòng khách, đón tiếp vợ chồng Chaplin. Khi Chaplin vừa ra khỏi ô tô, Chu Ân Lai đã dẫn Vương Bỉnh Nam và Chương Văn Tấn ra đón, bắt tay Chaplin, nói:
- Tôi là khán giả trung thành của ngài, là khán giả từ hơn 30 năm rồi, chúng ta là bạn cũ.
Chu Ân Lai và Chaplin tay nắm tay đi tới nơi có thảm cỏ xanh, tại đây đã thu xếp đầy đủ bàn ghế. Chương Văn Tấn làm nhiệm vụ phiên dịch lần đó.
Chu Ân Lai giới thiệu với Chaplin các trợ thủ tham gia cuộc hội kiến, còn có nhân sĩ điện ảnh đến từ Trung Quốc. Chu Ân Lai chúc mừng Chaplin được “Giải thưởng hoà bình quốc tế” do Ủy ban hoà bình thế giới tặng, ông nói:
- Ngài là chiến sĩ vĩ đại chống xâm lược, chống chiến tranh, là chiến sĩ kiên cường bảo vệ hoà bình, hữu ái, tiến bộ văn hoá của nhân loại! Xin chào mừng ngài!
Chu Ân Lai nói với Chaplin:
- Từ những bộ phim nhiều màu sắc do ngài quay, chúng tôi cảm thụ được một cách sâu sắc tiếng gọi nhân loại hữu ái, thế giới hoà bình.
Nghe những lời ca ngợi của Chu Ân Lai, Chaplin cảm thấy phấn khởi, nắm chặt tay và chăm chú nhìn ông.
Sau khi chủ khách đã ổn định chỗ ngồi, Chu Ân Lai đã nói quan niệm của mình đối với các phim của Chaplin:
- Từ những bộ phim không lồng tiếng cho đến những bộ phim mới quay gần đây của ngài như “Hỷ kịch giết người” và “Cuộc sống vũ đài”, tôi đều xem, và vô cùng khâm phục! Khiến người ta tỉnh ngộ sâu sắc, dư vị vô cùng!
Chu Ân Lai nói:
- Trong bộ phim “Kẻ đại độc tài” ngài đã diễn tả Hitler, tên cuồng chiến vô cùng tài tình, khiến người tin phục, và khiến người khâm phục! Hắn ảo tưởng trở thành kẻ độc tài thống trị toàn thế giới, hoang tưởng coi trái đất như quả bóng để hắn đùa chơi, để dưới chân chơi… Những cái đó cũng là do sức tưởng tưởng nghệ thuật khác thường của ngài xử lý khéo léo sáng tạo ra.
Nói rồi, Chu Ân Lai cười. Chaplin nói tiếp câu chuyện:
- Thế nhưng trái đất không như thứ đồ chơi mà hắn bầy ra, sự nổ tung của quả bóng khiến hắn kinh sợ tỉnh lại giấc mộng độc tài. Kẻ cuồng chiến, nói chung chỉ muốn chinh phục người khác, xâm lược nước khác, cuối cùng đã bị ngọn lửa chiến tranh nuốt chửng. Napoleon đã chinh phục một nửa châu Âu, ông ta tự phong là anh hùng thống trị toàn thế giới, thế nhưng cuối cùng đã phải chết mòn trên đảo Corse.
Chaplin đã bàn tới những thể hội trong sáng tác, nói:
- Trong bộ phim “Ghi chép đào vàng” có rất nhiều tình tiết là những chân thực trong cuộc sống, Các vị thấy tôi ăn giày da, ăn rất ngon phải không. Đương thời đúng là có nhiều công nhân bị nhà tư bản lừa gạt tới vùng mỏ, đói đến mức cái gì cũng ăn hết, rồi đến lúc không tìm được cái gì để ăn nữa, đành phải ăn giày da của mình… Công nhân trong nhà máy của nhà tư bản đều trở thành những cỗ máy biết nói, thường làm những công việc đơn điệu. Phải nói là mỗi giờ, mỗi phút đều chỉ làm một động tác giống nhau, không biết mình đang làm vì cái gì? Không có mục tiêu, cuộc sống không có mục đích.
Chaplin tiến hành phê phán và đả kích thời đại công xưởng hoá công nghiệp đã trở thành quá khứ. Nhớ lại khi quay bộ phim “Thời hiện đại” tác phẩm tiêu biểu trong những năm 30, ông nói, trong bộ phim “người công nhân đó từ sáng đến tối nói chung chỉ có vặn đinh ốc, điều này đã trở thành động tác quen tay của anh ta, nên không khống chế nổi động tác lúc nào cũng chỉ muốn vặn đinh ốc, vì thế khi thấy áo khoác phụ nữ có hai chiếc khuyết đã phản xạ vô điều kiện đuổi theo để cài lại”. Chaplin nói rất sinh động, còn huơ tay nói:
- Ranh giới giữa bi kịch và hài kịch không lớn, chỉ cách nhau một bước thôi.
Chu Ân Lai đồng ý với cách nhìn của Chaplin:
- Từ mấy tác phẩm đó, hoàn toàn đã thể hiện được thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản, những áp bức của nhà tư bản trong giai đoạn tích luỹ nguyên thuỷ đối với quần chúng lao động quá tàn khốc.
Đáng tiếc là Chu Ân Lai không bàn tới những thay đổi to lớn của đời sống xã hội trong các nước phát triển sau chiến tranh, bởi vì tiến bộ của khoa học kỹ thuật đang và sẽ đẩy, quét phương thức sản xuất đại công nghiệp truyền thống về phía ngày một suy thoái. Còn cuộc sống nghệ thuật của bản thân Chaplin sau khi đến định cư tại Thuỵ Sĩ cũng đã bước vào phần vĩ thanh nhàn nhạt.
Chuyện trò một lúc, Chu Ân Lai mời vợ chồng Chaplin vào phòng ăn. Cùng ăn có mấy thành viên trẻ trong đoàn đại biểu điện ảnh Trung Quốc đang thăm Thuỵ Sĩ, trong đó có Phạm Thuỵ Quyên, Nhật Na, Hướng Lê v.v.
Trong bữa tiệc, Chaplin chỉ vào đĩa vịt quay Bắc Kinh trên bàn tiệc khôi hài nói:
- Cá nhân tôi có cảm tình đặc biệt với chú vịt này, vì thế tôi không ăn vịt.
Chủ nhân vội hỏi nguyên nhân, Chaplin trả lời:
- Tôi đóng chàng lãng tử Patrice Chereau trong phim, bước đi của anh ta khiến mọi người ôm bụng cả cười, là được gợi ý từ thần thái đi đường của những chú vịt. Để cám ơn vịt, từ đó trở đi tôi không ăn thịt vịt nữa.
Chu Ân Lai nói, ông không nghĩ đến chuyện đó, và biểu thị xin lỗi. Chaplin vội nói:
- Thế nhưng lần này có thể không tính, bởi vì đây là vịt Mỹ.
Câu nói đó khiến mọi người cười vang.
Vịt quay Bắc Kinh bầy trên bàn tiệc là tài nghệ của nhà nấu ăn nổi tiếng của khách sạn Bắc Kinh theo Chu Ân Lai đến Genève, da vịt rất giòn. Chaplin vừa ăn vừa luôn miệng khen, nói chuyện càng say:
- Năm 1932 tôi phát hiện ra phương Đông, năm 1936 đã tới Thượng Hải, xem Kinh kịch của ngài Mai Lan Phương, tôi rất khâm phục. Tôi còn xem kịch của ngài Mã Liên Lương, thật rất hay!
Ông vừa nói vừa cuộn khăn ăn làm thành roi ngựa vung lên, mô phỏng động tác trong Kinh kịch Trung Quốc.
Chaplin nói tiếp:
- Nghệ thuật của các ngài rất có đặc sắc dân tộc của mình. Nghệ thuật có đặc sắc, có cá tính; thì nghệ thuật càng nồng đậm đặc sắc dân tộc, cũng là một viên ngọc kỳ dị lấp lánh trong kho báu nghệ thuật nhân loại.
Chaplin càng nói càng phấn khởi, và chuyển đầu đề câu chuyện sang chính trị, nói:
- Quốc gia các ngài mới ra đời, có tiền đồ, nhân dân các ngài rất yêu cuộc sống, nghệ thuật của các ngài cũng hừng hực khí thế, tràn đầy sức sống, bởi vì phương hướng của các ngài đúng đắn. Còn phương Tây thì lại khác, một không khí suy tàn bao chùm, bọn họ tự mình sợ hãi, và nghệ thuật của họ cũng thể hiện điểm này, đều nhiễm bệnh thời đại, bệnh hiện đại, một tâm tư tuyệt vọng. Tôi không hợp tác với Hollywood, họ rất tức giận, gây áp lục với tôi từ các mặt, muốn tôi phải nghe theo chiếc gậy chỉ huy của họ. Chủ nghĩa tư bản không chỉ lũng đoạn về kinh tế mà cũng muốn lũng đoạn cả nghệ thuật. Thế nhưng tác phẩm nghệ thuật không giống sản phẩm công nghiệp, thống nhất hoá, tiêu chuẩn hoá được. Ông nội tôi là một thợ giày, ông đóng mỗi đôi giày đều có kiểu dáng mới, làm xong còn tự khâm thưởng hồi lâu, bởi vì đó là tác phẩm nghệ thuật của ông…
Chu Ân Lai tán thành nói:
- Trong lĩnh vự văn hoá nghệ thuật và học thuật, nước chúng tôi đề xướng phương châm “trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng” để phồn vinh sự nghiệp văn hoá nghệ thuật. Chaplin không hiểu phương châm “hai trăm”, nên đề nghị phiên dịch Chương Văn Tấn dịch lại và giải thích.
Chu Ân Lai nói tiếp:
- Nhìn ngài diễn “cuộc sống vũ đài” chúng tôi đều rơi lệ đồng tình với người nghệ nhân già. Một nhà nghệ thuật được người xem rất yêu quí, ông ta là một nghệ nhân già suốt đời mang lại cho quần chúng những niềm vui vô hạn, đến cuối đời phải lang thang đầu phố, cuối cùng đã gục ngã trên sân khấu trong đau thương của người xem… Còn ở đất nước chúng tôi, cuộc sống của các nhà nghệ thuật tiền bối rất hạnh phúc, nhà nước không chỉ sắp xếp điều kiện bảo đảm cuộc sống yên ổn trong những năm tháng cuối đời, còn sáng tạo điều kiện để họ truyền nghề, bồi dưỡng lớp người mới, còn bảo đảm để họ có sự kế thừa, phát triển và tiếp tục lưu truyền cho trường phái của mình.
Những lời nói đó của Chu Ân Lai là có ý, Phạm Thuỵ Quyên ngồi nghe mà xúc động. Chaplin đã biết Phạm Thuỵ Quyên là diễn viên chính trong “Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài”, nên quay sang hỏi bà:
- Nghệ thuật kịch hát của Trung Quốc vô cùng phong phú nhiều vẻ, các dân tộc, các địa phương đều có các loại kịch cực giầu đặc sắc của mình, (Việt kịch) có được coi là kịch địa phương đặc sắc không?
Phạm Thuỵ Quyên gật đầu nói phải.
Tiệc vui đến đó, mọi người yêu cầu Phạm Thuỵ Quyên diễn tại chỗ một đoạn Việt kịch. Phạm Thuỵ Quyên đứng dậy đáp ứng, cất cao giọng hát một khúc “lâu đài hội”(gặp nhau ở lầu) trong vở “Lương, Chúc”
Hát xong khúc hát đó, bữa tiệc bước vào vĩ thanh, Chu Ân Lai cười hỏi Chaplin, món ăn hôm nay có hợp khẩu vị hay không?
Chaplin nói vui:
- Mùi vị ngon thơm của món vịt quay của quí quốc có thể nói là trên thế giới không đâu có, nhưng có một thiếu sót nho nhỏ là không để cho tôi ăn nhiều.
Về điểm này Chu Ân Lai đã có chuẩn bị, gọi người đưa ra hai con vịt quay đã chuẩn bị tốt tặng vợ chồng Chaplin.
Chaplin ca ngợi rượu Mao Đài Trung Quốc, nói ông thích loại rượu mạnh như vậy, bởi vì đó là loại rượu dùng cho những người đàn ông chân chính. Đợi đến lúc cáo từ, Chu Ân Lai lại tặng Chaplin một chai Mao Đài.
Nhìn xe của Chaplin đi đã xa, Chu Ân Lai còn chưa hết vui, nói với các nhân viên công tác bên mình:
- Chaplin là một người chân chính, giống như những vai mà ông đóng trong phim, xứng đáng là một bậc thày lớn về nghệ thuật có ảnh hưởng nhất đương đại!
Đó là lần hội kiến duy nhất giữa Chu Ân Lai và Chaplin. Do sự thay đổi của tình hình trong thời kỳ cuối những năm 50 của thế kỷ XX, Chaplin không thể thực hiện được nguyện vọng thăm Trung Quốc, và nguyện vọng của Chu Ân Lai muốn nhập khẩu mấy bộ phim tiêu biểu của Chaplin trước sau cũng không làm được. Mãi đến năm 1978, khi “Đại cách mạng văn hoá” không còn nữa, một số bộ phim của Chaplin như “Thời đại hiện đại” v.v. cuối cùng mới được nhập vào Trung Quốc. Giữa khoảng cách đó có 24 năm lặng lẽ trôi qua. Tuy nhiên, chỉ cần nói đến nhận thức rộng rãi của người xem Trung Quốc đối với phim ảnh của Chaplin, thì tác dụng đề xướng đầu tiên của Chu Ân Lai tại Genève là không thể dao động. Ông đã kiên định lòng tin, những người theo nghề điện ảnh Trung Quốc một khi điều kiện cho phép là sẽ nhập khẩu phim của Chaplin.
Vào lúc Chu Ân Lai cười nói tại Vạn Hoa, thái độ của hai mặt trận lớn của hội nghị Genève đã sáng lên. Hai bên đều hy vọng ngừng lại ở chiến trường, thông qua phương thức vạch đường giới tuyến giữ vững đội hình thế trận để ung dung mưu tính sự tiến thủ sau này. Duy chỉ có Mỹ là chưa cam chịu, Dulles nói chung, muốn duy trì uy hiếp vũ lực. Trong tiến trình hội nghị, cùng với việc Chu Ân Lai và Eden đưa ra tiếng nói hoà bình càng ngày càng mạnh mẽ, trở thành giai điệu chính trong bản đại hợp xướng quốc tế, những tạp âm do Dulles phát ra dần dần lùi vào sau màn, thực hiện thao túng từ cự ly xa.
Logged
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756


« Trả lời #95 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2010, 04:15:33 pm »

Trước đây, Molotov là người đàn ông thép của ngoại giao Liên Xô, là “Mr. No” (tiếng Anh trong nguyên bản) rong ruổi trên vũ đài ngoại giao, hiện nay âm hưởng dường vẫn như cũ, vẫn là hình tượng một người đàn ông cứng rắn, nhưng khó tránh khỏi cảnh anh hùng đã xế chiều, tuy vẫn nhìn ngang nhìn ngửa nhưng đã bị sức thắng địch trên bàn tiệc của Chu Ân Lai thuyết phục, nên tại hội nghị Genève càng ngày càng để ý tới tiếng nói của Chu Ân Lai. Eden là chiếc cầu nối không thể thiếu được giữa Đông và Tây, những nỗ lực ngoại giao của ông ta là thuốc bôi trơn cho toàn hội nghị tiếp tục tiến lên. Trong tiến trình hội nghị, ông ta dần dần nhận thức được Chu Ân Lai, càng về sau, càng tiếp xúc với Chu Ân Lai càng nhiều, càng cho rằng Chu Ân Lai có vai trò quan trọng trong toàn bộ nền ngoại giao thế giới. Ông ta tôn trọng Chu Ân Lai, hết lòng nghe ý kiến của ông.
Trong thời gian hội nghị Genève, nước Pháp có hai vị ngoại trưởng - Bidault và Mendès-France, cả hai đều đã làm thủ tướng đều quen thuộc công tác ngoại giao, họ cũng đều trong tiến trình hội nghị nhận thức được tính quan trọng của Chu Ân Lai, nhận thức được rằng muốn giải quyết vấn đề Đông Dương thì chìa khoá nắm trong tay Chu Ân Lai.
Phạm Văn Đồng giống như một con ngựa ô nhảy vào trường đua Genève thay thế hình bóng tướng Nam Il hôm trước. Nhất cử nhất động của ông đều kéo theo con mắt của mọi phóng viên. Ông đã tận lực trong việc bảo vệ lợi ích của tổ quốc mình, hơn nữa trong đàm phán phức tạp dần dần quen thuộc vũ đài ngoại giao quốc tế, càng ngày càng nắm tốt nghệ thuật ngoại giao. Đối mặt với mọi đối thủ ông đều dũng cảm không sợ. Đối với các bạn đồng minh của mình, ông lại tôn trọng, đối với Molotov và Chu Ân Lai càng như vậy. Nhất là đối với Chu Ân Lai, trong tiếp xúc nhiều lần, ấn tượng của ông rất sâu sắc. Những lời nói của Chu Ân Lai tại Genève ông rất để tâm, cuối cùng là phải nghe theo.
Tất nhiên tại Genève còn có nhiều tiếng nói, ví dụ như tiếng nói của đại biểu Lào, Campuchia và NamViệt Nam đã trở thành những âm thanh hỗn tạp, khiến vấn đề càng thêm phức tạp. Đại biểu ngoại giao Ấn Độ, Australia, Canada, Bỉ đều là sản phẩm đẹp của cùng một nước, mỗi nước đều có sở trường riêng, mỗi nước đều làm theo khả năng của mình, đều hy vọng hội nghị tiến theo phương hướng mong muốn của mình.
So với những tay thợ lớn ngoại giao quốc tế tham gia hội nghị Genève, những biểu hiện của Chu Ân Lai trên hội nghị Genève càng khiến người ta chú ý. Nếu như nói, trước khi Trung Quốc mới xây dựng nước, tài năng của Chu Ân Lai chủ yếu thể hiện tại công việc trong nước, chỉ có những người lãnh đạo Liên Xô và tướng năm sao Marshall cả về chiến tranh và ngoại giao mới có lĩnh hội, nhưng đến hội nghị Genève năm 1954, khi hội nghị còn chưa qua được một tháng tiến trình, Chu Ân Lai đã sớm trổ hết tài năng, cả thế giới đều phải nhìn. Chu Ân Lai là ngôi sao ngoại giao sáng chói trên bầu trời hội nghị Genève, giải quyết mọi vấn đề quan trọng giữa hai bên Đông, Tây đều không tách khỏi Chu Ân Lai. Ông nắm chắc sợi dây chính chống đối Đông, Tây, và được Molotov hoàn toàn ủng hộ, đã ảnh hưởng cực lớn tới thái độ của Phạm Văn Đồng; lại thông qua cố gắng giành được sự lý giải và tôn trọng của Eden, thông qua Eden làm mềm Dulles đi ít nhiều, làm yếu ảnh hưởng của Dulles với hội nghị. Ông còn thông qua Eden và Churchill ảnh hưởng tới Eisenhower, đốc thúc phía Mỹ từng bước xoá bỏ ý nghĩ “liên hiệp hành động” mở rộng chiến tranh. Đúng là Chu Ân Lai trong tiến trình hội nghị Genève đã giành được sự tín nhiệm của người lãnh đạo Pháp. Ông thuyết phục Pháp phải có những nhượng bộ cần thiết, đồng thời làm cho họ tin chắc rằng chỉ có thông qua những nhượng bộ như vậy mới có thể đổi lấy “hoà bình quang vinh”. Ngoại trưởng Lào và Campuchia lần đầu tiên gặp Chu Ân Lai trong hội nghị này, thông qua những gặp gỡ ban đầu đã thiết lập được sự tín nhiệm đối với Chu Ân Lai. Ban đầu xem ra những qua lại giữa Chu Ân Lai và ngoại trưởng Lào, Campuchia dường như là một nhàn bút, mãi đến khi hội nghị Genève kết thúc người ta mới tỉnh ngộ chính là Chu Ân Lai đã tranh được thời cơ trước, mới làm cho hội nghị Genève đi tới kết cục mà mọi người kỳ vọng.
Sự thực là đến ngày 19 tháng 7, hội nghị Genève vẫn chưa đạt được hiệp nghị cuối cùng, “vấn đề vạch đường giới tuyến” vẫn đang còn giằng co.
12 giờ 45 trưa ngày hôm đó, Mendès-France và Eden mang theo các trợ thủ chính cùng đến gặp Chu Ân Lai. Ngoại trưởng Anh, Pháp cùng đến Vạn Hoa, là lần đầu tiên kể từ khi hội nghị Genève khai mạc đến nay.
Trương Văn Thiên, Lý Khắc Nông, Vương Bỉnh Nam, Trần Gia Khang tháp tùng Chu Ân Lai hội kiến khách.
Hội đàm bắt đầu từ vấn đề Lào. Mendès-France nói:
- Hiện nay có hai vấn đề, một là khôi phục hoà bình tại Lào và vấn đề ở đó sau khi đã khôi phục hoà bình. Còn một nữa là vấn đề nước Pháp đóng quân tại Lào. Lào yêu cầu nước Pháp đóng quân, quân số khoảng 3.000, là để có được cảm giác an toàn. Không nên coi là sự uy hiếp. Điểm này đã bàn với ngài Phạm Văn Đồng. Không biết ngài Chu Ân Lai có đồng ý hay không. - Ông nhấn mạnh - quân Pháp đóng tại Lào không có tính xâm lược, không đe doạ bất kỳ ai.
Chu Ân Lai nói:
- Trong một thời gian nhất định, một địa điểm nhất định, trong phạm vi số lượng nhất định quân Pháp lưu tại Lào có thể liên hệ với các vấn đề khác để suy tính. Không biết vấn đề hai tỉnh đông bắc Lào được hoạch định làm vùng tập kết của bộ đội chống đối đã được giải quyết chưa? Pháp nên đóng quân ở hai bên đường công lộ, không nên quá gần biên giới Việt Nam.
Mendès-France nói:
- Quân Pháp có hai căn cứ ở ven bờ sông Mekong, điểm này xem ra không có vấn đề. Căn cứ ở Cánh đồng Chum có thể nghĩ biện pháp khác. Chúng tôi đồng ý, tiến hành hạn chế số lượng quân đội Pháp, nhưng về mặt thời gian hy vọng sẽ suy nghĩ thêm. Bởi vì Lào cần có đủ thời gian để xây dựng quân đội quốc phòng của mình.
Mendès-France nói tiếp:
- Vấn đề bộ đội phong trào chống đối Lào rất tế nhị, nhưng vấn đề không lớn. Bởi vì số người của bộ đội chống đối không nhiều, lúc đầu nói 2.000, sau này nói 2.500, bây giờ nói có 4.000. Sợ rằng 4.000 người cũng chưa phù hợp thực tế. Tuy nhiên số lượng rốt cuộc không lớn, nên có thể giải quyết được. Chúng tôi cũng đồng ý đơn vị bộ đội này có thể tham gia sinh hoạt chính trị của quốc gia, không bị báo thù. Những công vụ viên của họ có thể làm việc trong cơ cấu chính phủ, quân nhân có thể biên chế vào quân đội quốc gia, bọn họ có thể được hưởng quyền bầu cử, quyền ứng cử và mọi quyền lợi công dân khác. Thế nhưng chúng tôi không hiểu vì sao bộ đội có tính quân sự như thế này lại được hưởng quyền lợi chính trị đặc biệt đồng thời khống chế một vùng hành chính đặc biệt? Mặc dù đó là một vùng. Đa số người không có đặc quyền như vậy, thiểu số người lại yêu cầu đặc quyền chính trị như vậy, là không thích hợp. Chúng tôi nguyện lấy tinh thần hoà giải để suy tính mọi kiến nghị cụ thể. Thế nhưng chia rẽ Lào, vạch ra vùng chính trị có tính phân biệt đối xử, không phải là một biện pháp tốt.
Những lời nói này của Mendès-France là chỉ, đàm phán giữa Phạm Văn Đồng và phía Pháp đã cơ bản xác định vạch hai tỉnh đông bắc Lào - Phongsali và Xiangkhoang làm vùng tập kết quân đội do hoàng thân Souphanouvong lãnh đạo, đồng ý để bộ đội chống đối tại Trung Lào rút về hai tỉnh này.
Mendès-France chưa hài lòng, muốn trước mặt Chu Ân Lai làm một lần xoay chuyển cuối cùng.
Chu Ân Lai trả lời:
- Nên khu biệt hai vấn đề này. Một là, quân đội nước ngoài nên rút khỏi, một cái khác là tập kết quân đội bản quốc. Bộ đội chống đối nên tập kết tại một vùng chứ không nên chia ra làm 11 điểm. Tập kết của bộ đội chống đối phải có được bảo đảm: sau khi bầu cử, bọn họ có thể tuân theo nguyên tắc tự nguyện, tham gia quân đội, cảnh sát quốc gia hoặc phục viên. Như vậy có thể thực hiện thống nhất. Sau khi quân đội nước ngoài rút khỏi, còn có giám sát quốc tế tại các cửa khẩu bốn xung quanh, đó là một loại bảo đảm.
Ngoài ra còn phải khu biệt hai vấn đề: bộ đội chống đối là quân đội, sau khi qua tập kết và công tác chính trị, phải được bảo đảm, sau khi thông qua bầu cử giành được thống nhất, bọn họ sẽ được sắp xếp. Còn về vấn đề hành chính địa phương đó là vấn đề nội chính, nên do chính phủ vương quốc và đại biểu phong trào chống đối, tiếp xúc tại chỗ, nhằm tìm ra biện pháp giải quyết. Trong thời chiến bộ đội chống đối, đối lập với chính phủ, bây giờ họ công nhận chính phủ vương quốc, vương quốc nên đoàn kết họ. Vừa rồi ngài Mendès-France cũng nói, nên trao cho họ các loại quyền lợi, hấp thu họ tham gia công tác, đồng thời sắp xếp họ.
Chu Ân Lai chỉ ra:
- Vấn đề trung tâm hiện nay là, phải vạch vùng tập kết tại nơi mà bộ đội chống đối đã hoạt động lâu dài trước đây, điều này càng có lợi cho giải quyết vấn đề. Tôi vui lòng thẳng thắn nói rằng, nước Pháp dự tính trong một thời kỳ nhất định, tại một vùng nhất định giữ lại một số quân Pháp để nâng đỡ và tăng cường lực lượng tự vệ của Lào, chúng tôi vui lòng suy tính. Chúng tôi hy vọng nhìn thấy Lào trở thành một quốc gia hoà bình, độc lập, tự do và các mặt hữu hảo, hơn nữa còn có thể tự vệ. Chúng tôi cho rằng ngài Mendès-France cũng nên suy tính, chế định một vùng tập kết tương đối lớn, sau đó thông qua bầu cử có giám sát giành được thống nhất đất nước, từ đó khiến bộ đội chống đối được sắp xếp. Điều này sẽ từ mặt khác thúc đẩy thống nhất. Sau khi quân tình nguyện Việt Nam rút về, bộ đội chống đối Lào nên được bảo đảm (an toàn)
Chu Ân Lai lại nói với Eden:
- Chúng ta có thể thúc đẩy thống nhất từ hai mặt. Chúng tôi vui lòng để Lào trở thành một dải đất bảo hộ giống như ngài Eden đã nói. Rất phấn khởi vì ngài Eden có ở đây, chúng ta có thể cùng nghiên cứu đạt được biện pháp cho mục tiêu chung. Mọi người chúng ta nên thúc đẩy chính phủ vương quốc gánh lấy trách nhiệm, tất cả đều thông qua chính phủ vương quốc như vậy có thể bình thường hoá được.
Nghe xong giải thích của Chu Ân Lai, Mendès-France nói:
- Đúng như ngài thủ tướng vừa nói, ý kiến của chúng ta đã không còn cách nhau xa nữa. Đối với việc đóng quân của Pháp, xem ra dễ giải quyết. Quân Pháp lưu lại Lào không thể khiến bất kỳ người nào cũng cảm thấy lo lắng. Quân đội nhân dân Việt Nam nên rút về, bộ đội chống đối nên được sắp xếp. Tìm được biện pháp cụ thể để giải quyết những vấn đề này, xem ra không có khó khăn lớn quá. Nguyên nhân mà chúng tôi nêu ra 11 điểm bởi vì chúng tôi cho rằng đó là một biện pháp tương đối thông thường. Nếu như các ngài cho rằng nên ít đi một chút, điều này cũng dễ làm thôi. Thế nhưng nếu người miền nam đều dời lên miền bắc, vấn đề sẽ tương đối phức tạp. Lực lượng chống đối Lào đều có trong cả nước, liệu có nên tính tới cũng vạch một vùng tập kết ở miền nam, bởi vì phần lớn người ở đây đã quen với cuộc sống của vùng này, nên giải quyết tại chỗ. Còn lại một phần có thể tập kết lên miền bắc. Về vùng tập kết miền bắc, cũng tương đối dễ, chúng tôi kiến nghị hết sức bảo vệ bộ đội chống đối, khiến họ giành được mọi quyền lợi công dân, nhưng không thể có quyền lợi chính trị đặc biệt.
Mendès-France nhấn mạnh:
- Lào là một quốc gia nhược tiểu, mọi người chúng ta đều đồng ý họ hoàn toàn độc lập. Điều nên tránh bây giờ là, không nên gây cho Lào và các quốc gia khác một loại ấn tượng, tức là vào lúc một nước vừa được độc lập, người ta lại suy tính tới việc chia rẽ nó, vạch ra vùng hành chính có địa vị đặc biệt. Nền độc lập hoàn toàn thực sự của Lào phải được bảo đảm, trong, ngoài đều không thể bị đe doạ. Nếu không tại châu Á và các địa phương khác sẽ có ảnh hưởng không tốt. Hy vọng ngài chú ý.
Chu Ân Lai nói:
- Tháng 6, tôi đã từng cùng bàn với ngài Mendès-France và ngài Eden, bộ đội chống đối Lào nên có một vùng tập kết. Tình hình Lào không giống Việt Nam, Việt Nam có hai vùng tập kết và hai chính phủ, trong một thời gian nhất định mỗi bên đều có thể quản phần của mình, nhưng vùng tập kết của Việt Nam cũng là một loại biện pháp tạm thời, và không ảnh hưởng tới thống nhất. Ở Lào mà chia tới 11 điểm thì sẽ không ổn định, có khả năng phát sinh xung đột tại đương đại. Bộ đội Pháp lưu lại Lào là để giúp Lào xây dựng lực lượng vũ trang của mình, khiến Lào thống nhất, độc lập. Chúng ta không nên nói, đó là xâm lược của Pháp.
Chu Ân Lai chỉ ra:
- Nếu như nói có một số người miền nam không muốn lên miền bắc, điều này là có khả năng, đó là vấn đề chính trị, có thể do đại biểu bộ đội chống đối và đại biểu chính phủ vương quốc thương lượng giải quyết, nên tách vấn đề hành chính và vấn đề quân sự ra. Những lời tôi nói tháng 6 là căn cứ từ tình hình thực tế mà đưa ra, hiện nay vẫn không thay đổi. Ngược lại chúng tôi vui lòng suy tính vấn đề (quân) Pháp lưu lại Lào, vấn đề này ngược lại là một điểm mới.
Đến đây, Mendès-France kiến nghị các vấn đề cụ thể giao cho chuyên gia thảo luận.
Eden ngồi bên nghe ra vấn đề, nói:
- Để chuyên gia thảo luận những vấn đề này tốt, ý kiến của tôi là ở những điểm nào đó đã có sự nhất trí. Theo sự hiểu biết của chúng tôi, ngài Chu Ân Lai không phản đối vạch một vùng tập kết tại nam Lào, mà là phản đối 11 điểm phân tán. Vấn đề này, cũng như vấn đề quân Pháp lưu lại Lào có thể giao cho chuyên gia cùng thảo luận.
Chu Ân Lai, một lần nữa nói:
- Biểu thị của tôi từ tháng 6 đến nay, đều là chỉ ra muốn vạch tại đông bắc Lào một vùng tập kết, chứ không phải phân tán ở 11 điểm. Nếu không sẽ tiếp tục tạo thành không yên, đình chiến sẽ không ổn định. Vùng tập kết (đông bắc) cũng có tính tạm thời, sau khi qua bầu cử giành được thống nhất, bộ đội chống đối có thể trở thành một bộ phận của quân đội chính phủ vương quốc, hoặc là một bộ phận của cảnh sát địa phương, hoặc là phục viên, như vậy là thúc đẩy thống nhất mà không là chia cắt.
Mendès-France đáp lời Chu Ân Lai nói:
- Về vấn đề số lượng và vùng tập kết, tôi nghĩ vùng tập hợp chủ yếu có thể vạch tại vùng đông bắc, miền nam cũng có thể hoạch định vùng tập kết. Còn về ranh giới cụ thể, có thể giải quyết tại chỗ. Sau khi tập kết, người phụ trách bộ đội chống đối có thể thiết lập quan hệ với người phụ trách hành chính vương quốc đương địa, giải quyết mọi vấn đề sau tập kết.
Chu Ân Lai trả lời:
- Tôi đồng ý những lời ngài vừa nói, do chuyên gia tiến hành nghiên cứu.
Mendès-France nói:
- Chiều hôm nay có thể họp.
Cuộc hội đàm của Chu Ân Lai, Mendès-France, Eden kéo dài một giờ. Khi kết thúc Eden kiến nghị Caccia, trợ thủ chủ yếu của ông ta hẹn gặp Trương Văn Thiên vào năm giờ chiều.
Logged
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756


« Trả lời #96 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2010, 04:17:43 pm »

Chương 34

Đồng hồ Palais des Nations ngừng chạy


Bên hồ Leman, liễu ám hoa minh, “vạch giới tuyến tạm thời” Việt Nam cuối cùng đã định trong trần ai. Ai ngờ sóng gió lại nổi lên, mà nguyên nhân lại là đại biểu Campuchia, Lào vốn không được đặc biệt chú trọng từ trước. Những cố gắng của Chu Ân Lai cho đến giây phút cuối cùng. Đêm khuya, nhưng ông không thể ngồi yên tại Vạn Hoa, thế là đến nơi ở của đoàn đại biểu Liên Xô để nghe tiếp tin tức từ Palais des Nations. Đúng vào lúc trước khi “thời hạn cuối cùng” đến, đồng hồ chỉ giờ tại phòng lớn ký kết của Palais des Nations ngừng chạy, mọi con mắt thiện lương đều tràn đầy hy vọng: hội nghị Genève có thể đạt được hoà bình trong mong đợi của mọi người. Khi ánh sáng ban mai tới, cuối cùng Chu Ân Lai đã yên tâm.
Mấy ngày liền trên vấn đề “vạch giới tuyến” tại Việt Nam, ngoài việc hai bên Pháp, Việt trực tiếp hội đàm ra, còn thông qua Trung Quốc, Anh truyền đạt tin tức, đã làm cho vấn đề tế nhị cảm thấy càng phức tạp, lẫn lộn khó phân biệt. Sau khi Mendès-France từ Paris trở lại Genève ngày 15 tháng 7, hướng đi của “đường giới tuyến” xuất hiện trên bản đồ là, đường giới tuyến do Pháp vạch dần dần chuyển về nam, còn Việt Nam thì đưa đường đó dần dần ra bắc, hai đường giới tuyến càng ngày càng tiếp cận, nhưng vẫn chưa hoà nhập làm một.
5 giờ 45 ngày 19 tháng 7, Trương Văn Thiên đến nơi ở của đoàn đại biểu Anh, hội kiến đại biểu ngoại giao Caccia, truyền đạt nhượng bộ cuối cùng về “đường giới tuyến” của miền bắc Việt Nam: Đường giới tuyến có thể thông qua phía bắc đường số 9 khoảng 10km”.
Trương Văn Thiên nhấn mạnh:
- Nếu đối phương không tiếp thu, chúng tôi chỉ có thể mua vé máy bay về nhà. Bởi vì theo đường kiến nghị này, an toàn của đường 9 đã không thành vấn đề. Thực chất của nhượng bộ này là, miền bắc không chỉ nhường đường 9 mà còn tiếp tục nhường về bắc 10km.
Caccia có ý tranh thủ thêm một ít, nói:
- 10km, sợ rằng hẹp quá.
Trương Văn Thiên nói:
- Có thể bắt chước đường giới tuyến tạm thời của Triều Tiên, ở hai bên đường giới tuyến mỗi bên đều lùi 5km thiết lập khu phi quân sự.
Caccia biểu thị, nước Pháp nhất định phải tranh lấy đường số 9. Bây giờ lại có cơ hội mới, mặc dù tôi không thể đại biểu Pháp tiếp thu kiến nghị này, thế nhưng có thể truyền đạt, có thể do Mendès-France và Phạm Văn Đồng thảo luận thêm. Dự đoán phía Pháp còn muốn tranh thêm vài km nữa. Ông ta đề nghị, giữa đường 9 và vĩ tuyến 17 có hai con sông, có thể chọn một trong hai con sông đó làm đường giới tuyến.
Tiếp đó, Trương Văn Thiên bàn đến ngày tháng tổng tuyển cử tại Việt Nam, đề xuất, phía Việt Nam cũng vui lòng nhượng bộ, đồng ý sẽ lùi ngày tổng tuyển cử “sẽ được cử hành trong hai năm từ khi ký hiệp định đình chỉ hành động đối địch” Ngày tháng xác định sẽ do đại biểu hai bên hiệp thương, phải đưa ra quyết định trước tháng 6 năm 1956.
Caccia nói thêm, vấn đề này cũng do hai nước Pháp, Việt đàm phán.
Caccia còn trình bầy với Trương Văn Thiên một số ý kiến quan trọng, ông ta thuyết minh, những ý kiến này đã trưng cầu cách nhìn của đoàn đại biểu Mỹ từ trước. Về vấn đề liên minh quân sự, thái độ của nước Anh và Liên bang Anh là: nếu như tại nơi này giành được hiệp nghị mà mọi người có thể tiếp thu, trong hiệp nghị qui định ba nước Đông Dương không được tham gia bất kỳ liên minh quân sự nào, thì phía Anh cho rằng không được mời ba nước tham gia liên minh, bản thân nước Anh càng không thể làm như vậy. Caccia còn nói, Lào và Campuchia có thể phát biểu tuyên bố riêng biểu thị không tham gia bất kỳ liên minh quân sự nào.
Caccia đặc biệt đề cập tới việc ngày hôm qua đại biểu Mỹ nói:
- Nếu như hội nghị Genève đạt được hiệp nghị thì họ vui lòng tôn trọng, nước Mỹ sẽ phát biểu tuyên bố riêng, biểu thị không phá hoại hiệp nghị này. Nếu như người khác ý đồ phá hoại, họ sẽ cho rằng đó là một sự kiện nghiêm trọng.
Caccia nói, thái độ này của đoàn đại biểu Mỹ cho thấy rõ, họ đã dự tính không ký vào hiệp nghị. Vì vậy, giải quyết vấn đề tuyên bố chung còn tồn tại một chỗ tế nhị.
Trương Văn Thiên và Caccia từng người báo cáo tình hình hội đàm với Chu Ân Lai và Eden.
Nghe Caccia báo cáo, Eden mừng ra mặt, cho rằng bất đồng đã đến điểm nhỏ nhất, hai bên nhượng bộ lẫn nhau một chút nữa là có thể đạt được hiệp nghị.
Ngay trong ngày, đại biểu Việt Nam và hai nước Trung, Xô đã bàn bạc xong “phương án cuối cùng”, có bốn điều và lập tức giao cho Eden - người ở địa vị trung gian. Nội dung bốn điều khoản này là:
Hai năm sau khi ký hiệp định ngừng hành động đối địch, cử hành bầu cử. Ngày tháng chính xác cử hành bầu cử và biện pháp chuẩn bị bầu cử do nhà đương cục có tư cách, có tính đại biểu của hai vùng nam, bắc Việt Nam hiệp thương, trước tháng 6 năm 1956 phải đưa ra quyết định.
Ủy ban giám sát quốc tế do đại biểu ba nước dưới đây tổ thành: Ấn Độ, Ba Lan, Canada, do Ấn Độ làm chủ tịch.
Đường giới tuyến đi qua phía bắc đường số 9 khoảng 10 km, chiếu cố đến địa hình.
Tập kết quân đội trong ranh giới Việt Nam phải thực hiện trong 245 ngày.
Ngay tối hôm đó, Mendès-France và Phạm Văn Đồng cử hành hội đàm lần nữa, cuối cùng trên cơ sở “phương án cuối cùng” đạt được nhất trí(1).
Biết được tình hình hội đàm giữa Trương Văn Thiên và Caccia, Chu Ân Lai cũng vô cùng phấn khởi. 7 giờ tối hôm đó khi hội kiến Phillips, Tổng thư ký Công đảng Anh tại Vạn Hoa ông đã trả lời những câu hỏi về cải thiện quan hệ Trung, Anh và triển vọng hội nghị Genève v.v.
Chu Ân Lai chỉ ra một cách rõ ràng, do hai bên Trung, Anh gần đây thoả thuận phái đại biểu Trung Quốc đến trú tại London, quan hệ Trung Anh đã được cải thiện, hy vọng hai nước tăng cường qua lại. Mặc dù chế độ xã hội giữa Trung Anh khác nhau, nhưng trên cơ sở hai nước bình đẳng, cùng có lợi và mở rộng hợp tác công, thương nghiệp đúng là có khả năng.
Ông đã nói một cách lạc quan về triển vọng của hội nghị:
- Nếu như không có cản trở mới, hội nghị Genève có thể đạt được hiệp nghị về khôi phục hoà bình trên toàn bộ ranh giới Đông Dương.
Sau khi tiễn Phillips, đến 8 giờ tối, Chu Ân Lai thết tiệc Menon tại Vạn Hoa, có mặt Tổng lãnh sự Ấn Độ tại Genève, Kiều Quán Hoa và Trần Gia Khang tháp tùng.
Trong bữa tiệc, Chu Ân Lai ca ngợi tác dụng tích cực hoà giải của Menon tại hội nghị Genève. Chu Ân Lai còn cho rằng, Mỹ không tham gia ký vào tuyên bố chung cuối cùng là triệu chứng chẳng lành.
Đa mưu túc trí Menon nói với Chu Ân Lai, nước Mỹ không tham gia ký kết có hay có dở. “Suy tính tới dư luận thế giới, nước Mỹ đã thay đổi thái độ im lặng, quyết định phát biểu tuyên bố đơn phương, rốt cuộc vẫn là gánh vác nghĩa vụ không phá hoại hiệp định. Thứ hai, Mỹ không tham gia cơ cấu tập thể nên không thể lợi dụng cơ cấu tập thể. Nếu Mỹ làm trái hiệp nghị, các nước tham gia hiệp nghị có thể tiến hành hiệp thương, có thể gọi Mỹ đến hội nghị. Nếu như một quốc gia trong tập thể hiệp nghị vi phạm hiệp ước, Mỹ lại không có quyền tham gia hiệp thương tập thể, nếu Mỹ muốn tham gia, cơ cấu tập thể vẫn có thể tiến hành suy xét”.
Trên thực tế, tối ngày 19 tháng 7, Liên Xô và Anh còn có tranh chấp trong việc thông qua “tuyên ngôn cuối cùng” như thế nào. Liên Xô kiên trì cử hành một lần hội nghị toàn thể cuối cùng, đại biểu các nước đều ký vào tuyên bố. Vì Smith kiên trì nói ông ta không thể ký, Eden đã lặp đi lặp lại nói, “Tuyên bố cuối cùng” và quyết nghị án riêng về ba nước Đông Dương chỉ cần xướng phiếu là có thể thông qua.
***
Ngày 20-7-1954, hội nghị Genève bước vào ngày làm việc cuối cùng. Đông Dương sẽ là chiến hay hoà? Chức thủ tướng của Mendès-France liệu có giữ được không? Sẽ công bố ngay.
Điều ra ngoài dự tính là, 11 giờ sáng, Tép Phan ngoại trưởng và Tioulong đại biểu quân sự Campuchia đến Vạn Hoa chào Chu Ân Lai, đề xuất họ còn có ý kiến bất đồng đối với tuyên bố cuối cùng của hội nghị Genève và hiệp nghị khôi phục hoà bình tại Campuchia, muốn đề nghị Chu Ân Lai xem xét quyết định.
Vấn đề cụ thể là có. Phạm Văn Đồng đề xuất, thời hạn Quân đội nhân dân Việt Nam rút khỏi Campuchia nên là 6 tháng. Phía Campuchia cho là dài quá, chỉ một tháng là đủ. Phía Việt Nam còn đề xuất, nhân viên chống đối Campuchia được giữ vũ khí đến ngày bầu cử, đồng thời tham gia bầu cử. Thế nhưng theo pháp luật hiện hành của Campuchia, quân nhân và sư sãi, đều không có quyền bầu cử và quyền ứng cử. Lại nữa, Phía Việt Nam đề xuất, khi quân đội Việt Nam rút lui thì 2 km hai bên ven đường quốc lộ, không được có quân đội chính phủ Campuchia. Phía Campuchia cho là xâm phạm chủ quyền chính phủ Campuchia, bởi vì cư dân Campuchia chủ yếu phân bố ven đường quốc lộ.
Chu Ân Lai có phần bất ngờ trước việc đoàn Campuchia tới thăm. Ông lịch sự nói rằng:
- Cám ơn các vị đã nêu ra những điểm bất đồng, tôi biểu thị sự nuối tiếc sâu sắc vì vấn đề Campuchia đến bây giờ vẫn chưa đạt được hiệp nghị.
Tiếp đó ông chỉ ra:
- Bây giờ điều then chốt là, phải làm cho các điểm bất đồng gần lại nhau. Về thời hạn quân đội Việt Nam rút khỏi, nếu như quá dài có thể rút ngắn lại một chút, thế nhưng thời hạn một tháng là quá ngắn, về các chiến sĩ phong trào chống đối trong nước Campuchia, có thể tiến hành phân loại, chiếu cố nguyện vọng của họ. Có người vui lòng ở lại, có người từ miền trung Việt Nam đến, đều không được phân biệt đối xử với họ. Nếu như họ muốn ở lại Campuchia, cũng không được đuổi họ đi, tiền đề là tôn trọng pháp luật của vương quốc.
Lực lượng chống đối Campuchia có thể tập kết tại chỗ. Dùng phương pháp chính trị, hoà bình giải quyết, hết sức hấp thu họ tham gia tổ chức quân sự và hành chính trong nước. Không được tiến hành bức hại những người đã từng hợp tác với đối phương, phải cho họ công tác thích đáng. Đối với tổ chức chính trị, chính đảng cũng như đoàn thể của họ, phải căn cứ pháp luật công nhận địa vị hợp pháp của họ. Như thế, có thể tiếp xúc, đàm phán với người lãnh đạo tổ chức chính trị của các nơi.
Chu Ân Lai nhấn mạnh:
- Nói tới vấn đề quân sự, trước hết là không được vận chuyển quân đội và vũ khí mới từ nước ngoài vào, không xây dựng căn cứ quân sự nước ngoài, không tham gia liên minh quân sự.
Chu Ân Lai cố ý thêm một câu:
- Không được thân Mỹ.
Đó mới là điều ông lo lắng nhất.
Tep Phan nói:
- Sau khi độc lập, Campuchia cảm thấy không hứng thú gia nhập liên minh Pháp, Campuchia đã không muốn lại chịu sự thống trị của Pháp.
Thế nhưng ông ta lo lắng:
- Việt Nam muốn chúng tôi trở thành thuộc địa của họ.
Chu Ân Lai nói:
- Tôi bảo đảm với ngài một cách rõ ràng xác đáng rằng, Việt Nam không có ý đó. Hồ Chí Minh nói với tôi, họ có thể bảo đảm không xâm lược bất kỳ quốc gia nào, bởi vì xâm lược nhất định thất bại. Chu Ân Lai hy vọng đoàn đại biểu Campuchia một lần nữa họp gấp với đoàn đại biểu Việt Nam, bản thân ông cũng sẽ thúc đẩy tiến hành việc này.
Tep Phan cảm động vì việc này, nói:
- Chúng tôi muốn sinh tồn, muốn bảo vệ nền độc lập của chúng tôi, chúng tôi là nước nhỏ quyết không vô cớ công kích người khác.
Tioulong, trợ thủ của Tep Phan cũng nói với Chu Ân Lai:
- Tổ tiên tôi là người Trung Quốc, tên tôi là Tioulong. Bây giờ chúng tôi được ngài thủ tướng giúp đỡ, sau này còn cần Trung Quốc giúp đỡ về các mặt.
Chu Ân Lai giỏi xử lý các trường hợp giống như vậy, ông thành khẩn nói:
- Tương lai nếu có cơ hội, hoan nghênh các vị đến thăm Trung Quốc, tương lai Trung Quốc sẽ có quan hệ ngoại giao với Campuchia.
Chuyến thăm viếng của Tep Phan khiến Chu Ân Lai cảnh giác lại, phát hiện mình biểu thị thái độ lạc quan sớm một chút.
______________________
Chú thích:
1  Chu Ân Lai niên phổ: 1949-1976, t.1, tr. 176-177;
- Lý Liên Khánh, Chu Ân Lai - nhà ngoại giao lớn t.2, tr. 408-411.
Logged
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756


« Trả lời #97 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2010, 04:18:30 pm »

Sau khi tiễn Tep Phan ông lập tức đến gặp Molotov và Phạm Văn Đồng, bàn bạc lần nữa về tuyên bố cuối cùng và văn bản hiệp nghị, trao đổi bàn bạc về mấy vấn đề Tép Phan vừa đề xuất. Mới đầu, cả Molotov và Phạm Văn Đồng đều cho rằng yêu cầu của Tép Phan không có đạo lý, nhất định có Mỹ nâng đỡ ở đằng sau, nên chặn đứng. Chu Ân Lai không hoàn toàn cho là như vậy, ông chỉ ra cho Molotov và Phạm Văn Đồng, cũng có thể là đằng sau Campuchia có sự ủng hộ của Mỹ, nhưng rốt cuộc Campuchia là nước nhỏ, vừa mới giành được độc lập, đặc biệt sợ người coi khinh, cũng có khả năng là ôm hy vọng vào Mỹ. Đại biểu của họ không yên tâm với thân phận nước lớn, cũng có thể hiểu được tâm tư này, và cũng có thể thông cảm. Nhưng vào lúc này nếu có thể tranh thủ Campuchia trung lập, đều có lợi đối với Việt Nam, đối với Trung Quốc. Chúng ta cần tách rời vấn đề hình thái ý thức và quan hệ quốc gia, đồng ý những yêu cầu hợp lý của họ. Vì thế trên vấn đề hiệp nghị đình chiến về Campuchia, có thể theo yêu cầu của đại biểu Campuchia, có thêm một số nhượng bộ.
Trước những trình bầy cuối cùng của Chu Ân Lai, Molotov và Phạm Văn Đồng đã đồng ý, sau đó đi gặp Eden và Mendès-France.
Chu Ân Lai nghỉ một chút, rồi hẹn Trương Văn Thiên, Lý Khắc Nông, Vương Bỉnh Nam và Đổng Ninh Xuyên hai giờ chiều rời Vạn Hoa theo lời mời của Mendès-France đến biệt thự của ông ta uống trà buổi chiều. Mendès-France và Chauvel tươi cười ra đón, cho thấy cuộc gặp gỡ buổi sáng giữa ông ta và Molotov, Phạm Văn Đồng thu được thành quả tích cực.
Không khí trong bữa tiệc thoải mái, lễ tân chu đáo. Hai bên chủ khách dường như tuỳ ý bàn luận tới lịch sử Trung Quốc và nước Pháp, và cả giao lưu văn hoá giữa hai nước. Chu Ân Lai nhớ lại cuộc sống lưu học sinh tại Pháp năm xưa, Mendès-France biểu thị hoan nghênh Chu Ân Lai tới thăm Paris một lần nữa, đồng thời biểu thị “Hiệp hội giáo dục Pháp Hoa” chủ trì học sinh Trung Quốc cần công kiệm học lưu học tại Pháp năm nay nên được khôi phục v.v.
Mendès-France để lộ ra đặc biệt dễ chịu. Thì ra, sau một hồi nỗ lực, Trần Văn Đỗ, trưởng đoàn đại biểu nước Việt Nam, hôm nay đã chính thức biểu thị với ông ta, đoàn đại biểu chính phủ Bảo Đại không phản đối ký hiệp nghị ngừng hành động đối địch tại Việt Nam nữa. Việc này đã loại bỏ cho Mendès-France một tâm bệnh.
Thủ tướng hai nước đều bàn tới hai nước Trung, Pháp nên cải thiện quan hệ, hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao chỉ là việc sớm muộn.
Thủ tướng hai nước bàn bạc quyết định, tối hôm đó đại biểu các nước đến Palais des Nations ký hiệp nghị ngừng bắn tại Đông Dương, rồi bắt tay từ biệt nhau.
7 giờ 20 chiều, phòng họp lớn trong Palais des Nations ánh đèn rực rỡ, rất đông phóng viên, cả thế giới đều chờ đợi ba văn kiện quan trọng chấm dứt hành động đối địch tại ba nước Đông Dương, được ký tại hội nghị Genève.
Buổi tối, Chu Ân Lai lưu lại Vạn Hoa, chờ đợi tin tức từ Palais des Nations.
Mendès-France cũng ở lại biệt thự của mình, ông ta uỷ nhiệm Chauvel làm đại biểu toàn quyền đến Palais des Nations ký kết.
Eden đối với toàn bộ cục diện rất có cảm giác chừng mực, 11 giờ 19 phút sáng, trong điện gửi Churchill, ông ta nói, Pháp và Việt Minh đã đồng ý ký hiệp nghị ngừng bắn. Về Lào cũng có hy vọng sau một, hai giờ cũng đồng ý làm như vậy, còn Campuchia có khả năng có một số phiền phức.
Nhưng đến 8 giờ tối, Eden gọi điện thoại, báo cho Mendès-France biết: tình hình có những thay đổi mới, Molotov giận dữ vừa gọi điện thoại cho ông ta, nói:
- Tep Phan đại biểu vương quốc Campuchia đang truyền tin rộng rãi nói, Campuchia sẽ không ký hiệp định hoà bình. Eden nói, Molotov tin chắc, đó là Mỹ đứng đằng sau giở trò quỷ, ông ta đề nghị lập tức triệu tập hội nghị khẩn cấp đoàn trưởng đoàn đại biểu ba nước Anh, Pháp, Xô để nghe ý kiến của đại biểu Campuchia. Được tin, Mendès-France lập tức tới Palais des Nations, Phạm Văn Đồng cũng bị tìm tới cùng thương thảo.
Hội nghị khẩn cấp cử hành nửa giờ sau đó. Tep Phan người không cao nhưng đầu tóc rối bù, nói với đại biểu ba nước lớn:
- Tôi không ký vào hiệp định, bởi vì hiệp định hạn chế tự do của Campuchia, Campuchia dự tính liên minh, để cho một quốc gia xây dựng căn cứ tại Campuchia.
Rõ ràng “quốc gia” này là chỉ nước Mỹ.
- Thế thì vì sao ngài không nói sớm? - Đại biểu Anh và Liên Xô nối nhau chất vấn.
Tép Phan nói:
- Tôi quản không nổi nhiều thế.
- Đại biểu Mỹ ở đâu?
Robertson đã rời Genève, Smith không khỏe đang bệnh nằm trên giường, sau khi nghe tin, ông ta đã nhờ người chuyển lời cho Tep Phan, nói đại biểu Campuchia có thể ký hiệp định.
Sau đó có tin đồn nói Ngô Đình Luyện, đại biểu chính phủ Bảo Đại Việt Nam cũng biểu thị không đồng ý với hiệp nghị đình chỉ hành động đối địch tại Việt Nam. Palais des Nations có chút hỗn loạn.
Nghe xong những tin tức đó Chu Ân Lai cũng không tránh khỏi sốt ruột, ngồi không yên ở Vạn Hoa. Mặc dù biết đêm đã khuya, nhưng ông vẫn cùng Sư Triết đến biệt thự của đoàn đại biểu Liên Xô, cùng ngồi để kịp thời nghe được tin tức từ Palais des Nations truyền về.
11 giờ 19 tối, Eden dứt ra gọi điện thoại báo cáo Churchill, đề án kết thúc hành động đối địch tại Việt Nam cuối cùng đã giành được sự đồng ý của đại biểu chính phủ Bảo Đại Việt Nam, dự đoán một, hai giờ nữa đại biểu Lào và Campuchia cũng biểu thị tán đồng hiệp nghị. Đã tới 12 giờ đêm, mấy quan chức ngoại giao Pháp và Anh xuất hiện trong phòng họp lớn, điệu bộ đầy vẻ giận dữ. Họ nói với phóng viên: Campuchia không dự tính ký! Hiện nay Eden, Mendès-France, Molotov đang khuyên ông ta, tìm phương án thoả hiệp mới
Thế chẳng phải là đã vượt thời gian biểu do Mendès-France tự qui định ư?
Các phóng viên và quan chức các nước trong phòng họp lớn Palais des Nations không ai là không quan tâm chú ý tới chiếc đồng hồ chỉ giờ trên tường phòng họp.
Không ngờ là chiếc đồng hồ này vào lúc gần tới 12 giờ khuya đã ngừng lắc! Nhân viên phục vụ đại hội đã làm động tác gì đó với chiếc đồng hồ chỉ giờ này - ngay những nhân viên công tác bình thường của Palais des Nations cũng mong chờ hội nghị Genève đạt được thành công cuối cùng.
Tại một phòng họp khác của Palais des Nations, Molotov, Eden, Mendès-France vây chặt lấy Tep Phan, bọn họ khuyên giải liên tục đến 2 giờ sáng.
Cuối cùng, Molotov đã thoả hiệp. Ông hỏi Tep Phan:
- Rốt cuộc ông yêu cầu cái gì?
Câu trả lời là, trong tình hình bị đe doạ, ngoài việc có thể cầu viện nước Pháp ra, còn có thể xin viện trợ của quốc gia khác. Chỉ cần Campuchia đồng ý, quốc gia khác có thể xây dựng căn cứ quân sự tại Campuchia.
- Tốt thôi, điều này không có vấn đề. - Molotov nhắc lại hai lần - thế nhưng cần suy tính tới phương thức dính líu vào, khi Campuchia bị đe doạ, cụ thể, thực sự như thế nào thì mới được xin viện trợ của nước ngoài.
Sau khi Molotov nhượng bộ, cuối cùng đại biểu Campuchia biểu thị, ông ta sẽ ký vào hiệp định.
Molotov thở một hơi dài, nói:
- Bây giờ tôi nghĩ mọi người đều vừa lòng.
Đột nhiên nghe thấy tiếng Mendès-France;
- Tôi còn có lời muốn nói.
Molotov vô cùng ngạc nhiên:
- Làm sao ngài lại đến?
- Vâng . - Mendès-France nói - cho dù Campuchia đã như vậy, cũng nên đối xử bình đẳng với Lào, đó là nguyên tắc công bằng đơn giản.
Molotov để lộ rõ không phấn khởi lắm, nhưng ông ta lập tức thay đổi thái độ, nói:
- Được, Lào cũng sẽ như vậy.
Cuối cùng hiệp định đình chiến đã đạt được!
Lúc này đã gần 3 giờ sáng, trong túi của Mendès-France có bức điện của Navarre, trong bức điện, Navarre dùng thân phận Tư lệnh mặt trận uỷ quyền cho thiếu tướng Henri Delteil đại biểu quân sự Pháp tại Genève ký vào hiệp định đình chiến.
Mendès-France ra khỏi phòng họp, trong một phòng nhỏ thuộc tầng hai, ông ta tìm được và trao cho Delteil bức điện của Navarre, khẽ nói:
- Ông biết đấy, tôi yêu cầu ông làm việc này, đối với một sĩ quan mà nói, đó là một sứ mệnh đau khổ. Thế nhưng ông biết, ngày hôm nay ngoài việc làm đó ra chẳng còn sự lựa chọn nào tốt hơn. Mà làm như vậy lại tương đối phù hợp với vinh dự của quân đội, với lợi ích của quốc gia và với lời hứa của chúng ta đối với bạn đồng minh.
Delteil nhận điện, đi vào phòng ký kết. Chiếc bàn dài hình móng ngựa đã bầy xong, trên bàn đặt văn kiện thứ nhất: Hiệp định đình chỉ hành động đối địch tại Việt Nam.
3 giờ 20 sáng, đại biểu quân sự hai bên tụ tập tại phòng họp lớn, nghi thức ký kết bắt đầu. Delteil, đại biểu Navarre, Tổng tư lệnh quân viễn chinh Pháp tại Đông Dương ký tên, Tạ Quang Bửu đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ký tên.
Sau khi ký xong, Tạ Quang Bửu tươi cười đi tới trước mặt Delteil cũng vừa ký xong đề nghị:
- Tướng quân, hy vọng ngài đồng ý, bây giờ chúng ta hãy cùng uống một cốc sâm banh.
Delteil không hề có biểu lộ gì, ngửng đầu lên nói:
- Chắc ông biết rõ là tôi thể không nhận lời, - Nói xong ông ta đi thẳng về hàng ngũ của mình.
Trong phòng báo chí của Palais des Nations vang dậy những tiếng hoan hô.
4 giờ sáng Molotov bứt ra khỏi Palais des Nations trở về nơi ở của mình. Chu Ân Lai đang sốt ruột chờ đợi.
Molotov báo cho Chu Ân Lai, đại cục đã định, Lào và Campuchia đã đáp ứng, mỗi nước sẽ ký vào hiệp nghị đình chỉ hành động đối địch của mình, nhưng bọn họ vẫn kỳ kèo. Nói chung họ vẫn cảm thấy mình còn một số lời chưa biểu đạt được, không vừa lòng với chính phủ Pháp, nên đã cố ý kéo dài đến lúc trời sáng mới ký, khiến Mendès-France cảm thấy rất khó xử.
Molotov nói:
- Chiêu này của Tep Phan đại biểu Campuchia đã doạ cho người Pháp một trận thất kinh, cuống lên. Chúng tôi đã khuyên, cuối cùng nên theo ý kiến của ngài, có thêm một chút nhượng bộ, thế nào Tep Phan cũng gật đầu.
Cuối cùng Chu Ân Lai đã yên tâm, có thể tương đối bình tĩnh uống chè chờ đợi. Cho đến lúc từ Palais des Nations truyền đến tin nói, Tep Phan đang chuẩn bị ký, Chu Ân Lai mới đứng dậy bắt tay từ biệt Molotov.
Lúc này buổi sớm ngày 21 tháng 7 đã tới. Từ nơi xa xăm, đỉnh núi Blanc nước Pháp đang bị tuyết phủ trắng bỗng chùm lên một vầng ánh sáng.
Ánh sáng ban mai đã chiếu vào Palais des Nations, vào lúc đại biểu Lào và Campuchia lần lượt ký tên, kim giờ của chiếc đồng hồ chỉ giờ tại phòng ký kết vẫn chỉ vào 12 giờ đêm ngày 20-7-1954.
Logged
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756


« Trả lời #98 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2010, 04:21:45 pm »

Chương 35

Một ngày hoàn toàn mới


Ngày 21 tháng 7 là một ngày hoàn toàn mới, hội nghị Genève cuối cùng đã thực hiện được hoà bình ở Đông Dương. Cho dù vẫn còn sóng gió, cho dù vẫn còn xuất hiện những tiếng nói bất đồng khó mà dự đoán, nhưng tất cả những sóng gió và âm thanh hỗn tạp đó không thể ngăn cản được ngọn triều lớn hoà bình. Phạm Văn Đồng khi nói những lời trình bầy cuối cùng đã kích động tới mức không tự chủ nổi, Chu Ân Lai cũng sóng lòng lên xuống. Đối với các nước Đông Dương mà nói, một thời đại đã kết thúc, một thời đại mới bắt đầu.
Ngày 21 tháng 7 là một ngày tương đối nhẹ nhõm. Trải qua một đêm căng thẳng khó mà ngủ được, các đại biểu chủ yếu của hội nghị Genève đều ngủ dậy hơi muộn một chút.
11 giờ trưa, Eden đến Vạn Hoa thăm Chu Ân Lai.
Eden đến để chào từ biệt. Chỉ đợi “Tuyên bố cuối cùng” thông qua là ông ta phải rời Genève về nước. Tại Genève, Eden làm quen được Chu Ân Lai, vào lúc đó ông ta nói:
- Chân thành cảm ơn ngài thủ tướng Chu Ân Lai đã ủng hộ tôi với tư cách là Chủ tịch hội nghị Genève. Trong hội nghị, Chu tiên sinh đã có tác dụng trác việt mà người khác không thể có được. Không có những nỗ lực của ngài, muốn đạt được hiệp nghị hoà bình về Đông Dương là điều không thể tưởng tượng nổi, có thể chúng tôi đã về nhà từ lâu rồi. Chính phủ Anh coi trọng hai nước Trung, Anh thiết lập quan hệ lần này, hy vọng từ nay về sau hai nước bảo trì được mối liên hệ này với tràn đầy lòng tin.
Chu Ân Lai trả lời:
- Cám ơn ngài Eden về những nỗ lực với tư cách là một trong hai Chủ tịch hội nghị! Hiện nay quan hệ Trung, Anh đã được cải thiện, hơn nữa còn có phát triển.
Eden đến thăm có tính lễ tân, buổi chiều bọn họ còn gặp nhau tại hội nghị toàn thể. Chỉ có điều là hai vị ngoại trưởng đều không ngờ là đó là cuộc gặp mặt riêng cuối cùng trong đời họ.
Một giờ chiều, Chu Ân Lai tiếp Mendès-France và các trợ thủ chủ yếu của ông ta tại Vạn Hoa.
Mendès-France tươi cười hớn hở, vừa tới cửa là bắt tay Chu Ân Lai, nói vui:
- Hội nghị Genève không tuân theo thời gian do tôi qui định, ngài thấy tôi có nên từ chức hay không?
Chu Ân Lai cười nói:
- Việc chủ yếu đã làm xong, việc bé tí xíu đó chẳng là gì cả.
Với dáng điệu khôi hài, Mendès-France nói với Chu Ân Lai:
- Ý kiến của tổng thống của tôi và ngài giống nhau, sáng hôm nay ông gọi điện nói với tôi không nên từ chức. Hiện nay càng tốt hơn, đợi đến lúc tôi về báo cáo với Quốc hội, tôi sẽ nói Chu Ân Lai không muốn tôi từ chức.
Mendès-France còn bổ sung một câu, nói ông ta đã hỏi Molotov, Molotov cũng nói không phải từ chức
Không khí bữa tiệc rất hữu hảo. Mendès-France nâng cốc chúc Chu Ân Lai. Ông ta nói:
- Lần thứ nhất đến Genève đàm phán đã may mắn được hội kiến ngài Chu Ân Lai, cuộc gặp Bern hôm ấy để cho hội nghị Genève thành công và cũng mở ra con đường phát triển quan hệ hữu hảo giữa Pháp và Trung Quốc.
Mendès-France cám ơn Chu Ân Lai đã có tác dụng có tính then chốt tại hội nghị Genève.
Ba giờ chiều, phiên họp toàn thể lần cuối cùng của hội nghị Genève cử hành tại Palais des Nations.
Lần cuối cùng Eden giữ chức chủ tịch hội nghị, trước tiên hỏi, vị đại biểu nào cần phát biểu?
Trần Văn Đỗ đại biểu chính phủ Bảo Đại Việt Nam phát biểu đầu tiên, nói đại biểu nước Việt Nam từng đề xuất một kiến nghị, yêu cầu quân đội giao chiến hai bên lui về vùng tập kết nhỏ nhất, giải trừ vũ trang, do LHQ thực thi khống chế tạm thời đối với cả nước Việt Nam, thông qua tuyển cử khiến nhân dân Việt Nam tự do lựa chọn tương lai của mình.
Tiếp đó Trần Văn Đỗ tuyên bố mấy kiến nghị: Trước tiên là kháng nghị đề án trước chưa được thẩm tra đã bị hội nghị từ chối. Thứ hai, kháng nghị, Tổng tư lệnh quân viễn chinh Pháp và Tổng tư lệnh bộ đội Việt Minh vội vàng ký hiệp nghị đình chiến, coi thường lợi ích của nước Việt Nam. Mặc dù Tổng tư lệnh quân viễn chinh Pháp được uỷ quyền chỉ huy quân đội nước Việt Nam, thế nhưng nước Pháp không thể đem lợi ích của nước Việt Nam ra giao dịch. Một số đất đai quân Pháp nhường cho Việt Minh trên thực tế là dưới sự khống chế của quân đội nước Việt Nam. Cuối cùng, ông ta kháng nghị Pháp đã làm quá chức trách, phận sự, chưa được sự đồng ý của nước Việt Nam đã xác định ngày tháng tổng tuyển cử của Việt Nam trong tương lai.
Phát biểu của Trần Văn Đỗ lại làm cho không khí hội nghị căng thẳng lên.
Mendès-France lập tức phát biểu bào chữa nói:
- Đoàn đại biểu Pháp tin chắc lúc phía Pháp làm như vậy đã suy nghĩ đầy đủ tới lợi ích của nhân dân Việt Nam. Chính phủ Pháp luôn luôn quan tâm chú ý tới an ninh của vùng giáo dân Thiên chúa tập trung tại miền Bắc Việt Nam, tán thành bọn họ tự do biểu đạt ý chí. Phía Pháp hy vọng lời hứa của ngài Hồ Chí Minh là có hiệu lực.
Tiếp đó, Eden đọc Hiệp nghị về đình chỉ hành động đối địch của ba nước Đông Dương.

Hiệp định về đình chỉ hành động đối địch tại Việt Nam:
Sau khi ký 48 giờ, hiệp nghị có hiệu lực, mọi lực lượng vũ trang đình chỉ chiến đấu. Suy nghĩ tới tình hình thực tế, tại Bắc bộ Việt Nam, sau khi hiệp nghị có hiệu lực năm ngày ngừng bắn, tại Trung bộ sau mười ngày ngừng bắn, Nam bộ sau 20 ngày ngừng bắn, mỗi chiến trường 30 ngày sau ngừng bắn thả tù binh và dân thường bị bắt.
Hiệp nghị qui định, từ vĩ tuyến 17 về nam, hơi về bắc đường số 9, vạch đường giới tuyến quân sự tạm thời, phía bắc đường này là vùng tập kết Quân đội nhân dân Việt Nam, sau khi ký hiệp định, quân đội hai bên trong 300 ngày hoàn thành việc tập kết tại các vùng của mỗi bên. Nam bắc đường giới tuyến quân sự tạm thời là khu phi quân sự.
Trước khi thành lập chính phủ Việt Nam thống nhất do bầu cử, hai bên tự quản lý công việc trong vùng tập kết của mình. Bắt đầu từ lúc hiệp định đình chiến có hiệu lực, cấm mọi tăng viện quân đội và nhân viên trợ giúp quân sự vào Việt Nam, trên toàn bộ ranh giới Việt Nam cấm thiết lập căn cứ quân sự mới (bao gồm căn cứ quân sự nước ngoài)
Hiệp định về đình chỉ hành động đối địch tại Lào
Sau khi ký 48 giờ hiệp định có hiệu lực, mọi lực lượng vũ trang đình chỉ chiến đấu. Suy nghĩ tới tình hình thực tế, Thượng Lào sau khi hiệp định có hiệu lực năm ngày ngừng bắn, Trung Lào trong mười ngày ngừng bắn, Hạ Lào trong 20 ngày ngừng bắn. Mỗi một chiến trường 30 ngày sau ngừng bắn thả tù binh và dân thường bị bắt mọi quốc tịch.
Rút khỏi và di chuyển bộ đội, cấp dưỡng và vật tư quân dụng hai bên hoàn thành 120 ngày sau khi hiệp định có hiệu lực, bộ đội và nhân viên tình nguyện Việt Nam tại Lào rút về Việt Nam, trước khi hành động đối địch phát sinh, địa vị nhân viên tình nguyện tại Lào do hiệp nghị đặc biệt qui định.
Mọi bộ đội chiến đấu “Pathet Lào” trong 120 ngày hoàn thành tập kết tại hai tỉnh Phongsali và Xiangkhoang đông bắc Lào. Từ ngày công bố lệnh đình chiến, cấm đưa vào ranh giới Lào quân đội tăng viện và nhân viên quân sự, nhưng quân Pháp có thể lưu tại Lào nhân viên quân sự cần thiết để huấn luyện quân đội quốc gia Lào, nhưng tổng số không được vượt 1.500 người.
Cấm đưa vào Lào các loại vũ khí, đạn được và quân dụng phẩm, nhưng không kể số lượng vũ khí cần thiết nhất định để tự vệ.
Từ ngày hiệp đựng có hiệu lực, cấm thiết lập căn cứ quân sự mới tại Lào, nhưng quân Pháp có thể duy trì tại Lào hai cơ sở quân sự và nhân viên cần thiết, tổng số không được vượt quá 3.500 người.
Hiệp định về đình chỉ hành động đối địch tại Campuchia
Sau khí ký 48 giờ hiệp định có hiệu lực, vào 8 giờ ngày 23 tháng 7 giờ Bắc Kinh (giống giờ địa phương) hai bên giao chiến hạ lệnh đình chỉ hành động đối địch, suy nghĩ tới tình hình cụ thể của thông tin liên lạc, 8 giờ ngày 7 tháng 8 thực hiện ngừng bắn hoàn toàn
Rút hết mọi quân đội nước ngoài, bao gồm:
Quân đội Pháp và nhân viên vũ trang.
Nhân viên chiến đấu các loại tính chất của các nước khác tiến vào Campuchia.
Mọi người nước ngoài trong các đơn vị vũ trang các loại tính chất, hoặc trong các loại tổ chức có liên quan với quân đội Việt Nam, hoặc không phải là người Campuchia xuất sinh tại Campuchia.
Trong 30 ngày công bố lệnh ngừng bắn, quân đội kháng chiến Campuchia phục viên tại chỗ, quân đội vương quốc Campuchia không sử dụng hành động quân sự với họ. Căn cứ vào hiến pháp và qui định bầu cử của Campuchia, quyết định địa vị thành viên kháng chiến đã phục viên. Đối với những người đề xuất yêu cầu trong số đó, nếu phù hợp luật binh dịch quốc gia và điều lệ cảnh sát, có thể tham gia quân đội quốc gia hoặc bộ đội cảnh sát địa phương.


Eden đọc xong ba văn kiện đó, đã đặc biệt đề xuất với hội nghị, muốn thực hiện ba văn bản này còn cần phải trải qua một số hiệp thương cụ thể, trong đó bao gồm địa đồ cụ thể và vấn đề giám sát, các bên trong ba nước đồng ý, trước khi đạt được hiệp định hơn nữa, không công bố những văn bản này.
Tiếp đó Eden đọc qui định về giám sát ngừng bắn, qui định thiết lập Ủy ban liên hiệp do đại hiểu hai bên bằng nhau về số lượng tổ thành, Ủy ban giám sát quốc tế do đại biểu Ấn Độ làm chủ tịch, cộng thêm đại biểu Ba Lan, Canada. Quan hệ của hai uỷ ban này là bình đẳng. Khi phát sinh tình hình vi phạm liên quan đến vấn đề đình chiến, phải qua Ủy ban giám sát quốc tế trọng tài. Khi một bên cự tuyệt ý kiến của Ủy ban giám sát quốc tế, Ủy ban giám sát quốc tế sẽ đề xuất tố cáo lên các nước bảo đảm hội nghị Genève.
Eden nhắc mọi người quan tâm chú ý tới các văn kiện khác:
- Tuyên bố của chính phủ Lào về bầu cử;
- Tuyên bố của chính phủ Campuchia về bầu cử và sẽ thống nhất toàn thể công dân trong sinh hoạt chung cả nước;
- Tuyên bố của chính phủ Lào về tình hình quân sự nước này;
- Tuyên bố của chính phủ Campuchia về tình hình quân sự nước này;
- Tuyên bố của nước Pháp về tôn trọng độc lập ba nước Đông Dương;
- Tuyên bố của Pháp về rút quân khỏi ba nước Đông Dương;
- “Tuyên bố cuối cùng” của hội nghị Genève về mọi văn kiện của hội nghị.
Ông ta đề nghị đại biểu dự hội nghị đọc tỉ mỉ “Tuyên bố cuối cùng” đã phát đến tận tay.
Tổng cộng “Tuyên bố cuối cùng” có 13 điều, nội dung hạt nhân là các nước tham gia hội nghị Genève cùng bảo đảm thực thi ba hiệp nghị đình chỉ hành động đối địch.
Sau khi, xác nhận các vị đại biểu đã đọc xong Tuyên bố cuối cùng, Eden đề nghị các đại biểu lần lượt biểu thị ý kiến đối với Tuyên bố.
Smith đã nói với Eden trước cuộc họp, nước Mỹ sẽ không ký vào văn bản, điều cuối cùng mà chính phủ Mỹ có thể làm là hứa sẽ không cản trở việc ký kết hiệp định này. Trung Quốc kiên trì mọi nước tham dự hội nghị Genève đều ký vào hiệp định. Cuối cùng mọi người thoả hiệp, toàn thể hội nghị thông qua phương thức gọi tên đại biểu để thông qua “Tuyên bố”.
Mendès-France đại biểu chính phủ Pháp biểu thị đồng ý bản Tuyên bố này.
Sananikone đại biểu chính phủ Lào biểu thị đồng ý.
Phạm Văn Đồng đại biểu chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà biểu thị đồng ý.
Chu Ân Lai đại biểu Trung Quốc biểu thị đồng ý.
Eden đại biểu chính phủ Anh biểu thị đồng ý.
Molotov đại biểu chính phủ Liên Xô biểu thị đồng ý.
Sáu đại biểu nói trên hoàn toàn đồng ý Tuyên bố cuối cùng hội nghị Genève.
Logged
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756


« Trả lời #99 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2010, 04:23:38 pm »

Tép Phan đại biểu Campuchia có lời muốn nói. Ông ta cho rằng trong các văn kiện mà chủ tịch hội nghị hy vọng mọi người chú ý, có một văn kiện không được đề cập. Đó là tuyên bố về Tuyên bố cuối cùng mà Campuchia đã phân phát cho mọi người. Trong các điều thứ 7, thứ 11, thứ 12 của Tuyên bố cuối cùng, các nước đã xác nhận sự tôn trọng hoàn chỉnh lãnh thổ đối với Việt Nam. Thế nhưng đại biểu Campuchia cho rằng, tại Nam bộ Việt Nam, có một số lãnh thổ vốn là của Campuchia, hiện nay đang dưới sự khống chế của Việt Nam, vì thế lợi ích của Campuchia chưa được bảo đảm đầy đủ. Vì vậy Campuchia có ý kiến bảo lưu, đồng thời với việc ủng hộ Tuyên bố cuối cùng hội nghị Genève, Campuchia sẽ thông tri vấn đề lãnh thổ tại Nam bộ Việt Nam cho các nước tham dự hội nghị.
Phản ứng của Eden nhanh nhậy, nói:
- Tuyên bố của Campuchia về vấn đề này tôi vừa nhận được, vì thế không đưa vào các văn kiện mà tôi vừa tuyên đọc. Ngoài ra, tôi không cho rằng xử lý tranh chấp lãnh thổ giữa Campuchia và Việt Nam là nhiệm vụ của hội nghị lần này.
Phạm Văn Đồng lập tức biểu thị, đại biểu chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà:
- Tôi đề xuất bảo lưu minh bạch nhất đối với bản tuyên bố của đại biểu Campuchia. Tôi làm như vậy là vì quan hệ tốt đẹp và thông cảm lợi ích giữa hai nước chúng ta.
Lúc này, Smith như có chuẩn bị trước móc ra mấy tờ giấy, phát biểu một tuyên bố ngắn gọn, nhằm thay thế việc cùng ký vào Tuyên bố cuối cùng. Smith nói:
“Thưa ngài Chủ tịch, các vị đại biểu,
Giống như tôi đã nói với các vị đại biểu tại hội nghị của chúng ta ngày 18 tháng 7, chính phủ nước tôi không chuẩn bị tham gia tuyên bố hội nghị đã đề xuất trước. Thế nhưng, nước Mỹ, thái độ của nó đối với vấn đề này, là phát biểu tuyên bố đơn phương sau:
Chính phủ Mỹ quyết tâm tuân theo nguyên tắc và mục đích của LHQ hết sức tăng cường hoà bình, chú ý tới những hiệp định đã ký (a) giữa Bộ tư lệnh Pháp, Lào và Bộ tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam;(b) giữa Bộ tư lệnh quân đội vương quốc Campuchia và Bộ tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam;(c) giữa Bộ tư lệnh Pháp - Việt và Bộ tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, ngày 20-7-1954 và ngày 21 tháng 7 tại Genève, và từ tiết 1 đến tiết 12 bao gồm trong Tuyên bố giao cho hội nghị Genève ngày 21 tháng 7 năm 1954.
Về các hiệp định và các tiết nói trên, Chính phủ Mỹ tuyên bố: Theo điều thứ 2 và điều thứ 4 trong hiến chương LHQ qui định các nước hội viên có nghĩa vụ trong quan hệ quốc tế của mình không được sử dụng đe doạ hoặc vũ lực, nước Mỹ sẽ không sử dụng đe doạ hoặc vũ lực làm phương hại đến họ; Nước Mỹ sẽ chú ý đầy đủ tới việc lại dấy lên bất kỳ cuộc xâm lược nào làm trái hiệp định nói trên đồng thời cho rằng điều đó đe doạ nghiêm trọng hoà bình và an ninh quốc tế”.


Căn cứ vào lập trường nhất quán của Mỹ trong thời gian hội nghị Genève thấy, tuyên bố này của Smith có thể nói là phản ứng tốt nhất mà nước Mỹ có thể đưa ra, trong đó bao gồm cả những nỗ lực của bản thân tướng Smith.
Sau khi Smith tuyên bố, Eden hỏi ý kiến của Trần Văn Đỗ đại biểu nước Việt Nam. Trần Văn Đỗ hy vọng có hai câu sửa chữa với văn bản Tuyên bố.
Eden nói:
- Tôi vui lòng nghe những ý kiến mà các đồng nghiệp vui lòng biểu đạt. Thế nhưng, văn bản Tuyên bố cuối cùng đã khởi thảo xong, mà những ý kiến muốn sửa chữa thêm thì chỉ vừa được nghe. Trong tình hình này, tôi kiến nghị, biện pháp tốt nhất mà chúng tôi có thể áp dụng là hội nghị sẽ chú ý đến ý kiến bảo lưu của nước Việt Nam.
Các đại biểu tham dự hội nghị không có ý kiến khác, “Tuyên bố cuối cùng” của hội nghị có 13 điều khoản, đã được thông qua.
“Tuyên bố cuối cùng” xác nhận, chấp hành tuyên bố và ba hiệp nghị đình chỉ hành động đối địch, “sẽ làm cho Campuchia, Lào và Việt Nam từ nay có thể phát huy tác dụng của họ trong đại gia đình hoà bình quốc tế một cách hoàn toàn độc lập tự chủ”.
“Tuyên bố cuối cùng” xác nhận, chính phủ Campuchia và Lào sẽ áp dụng biện pháp làm cho các công dân khác tham gia bầu cử hoà bình, hai nước này từ nay bước vào đại gia đình quốc tế”.
“Tuyên bố cuối cùng” xác nhận, mục đích chủ yếu của hiệp định về Việt Nam là giải quyết vấn đề quân sự, đường giới tuyến quân sự là có tính tạm thời, không thể bị giới thiệu là đường biên giới chính trị và lãnh thổ. Trước tháng 7 năm 1956, dưới sự giám sát quốc tế, Việt Nam sẽ tiến hành bầu cử.
“Tuyên bố cuối cùng” xác nhận, nước Pháp sẽ rút quân khỏi ba nước Đông Dương. Đã qua hai bên hiệp nghị, số quân Pháp lưu lại trong thời hạn nhất định, với số lượng nhất định không nằm trong hạn này.
“Tuyên bố cuối cùng”xác nhận, các nước tham dự hội nghị Genève sẽ tiến hành hiệp thương các vấn đề do giám sát quốc tế và Ủy ban giám sát xuất, nhằm bảo đảm thực hiện cuối cùng hoà bình tại ba nước Đông Dương (Toàn văn bản Tuyên bố xem phụ lục).
Eden kiềm chế tâm tình vui vẻ của mình để đọc lời bế mạc. Ông ta nói:
- Bây giờ đã đến lúc chúng ta kết thúc công việc của chúng ta. Do nhiều nguyên nhân, công tác của chúng ta đã kéo dài, hơn nữa vô cùng phức tạp… Hiệp định ký hôm nay có thể không làm cho mỗi người đều hoàn toàn vừa lòng, thế nhưng những hiệp định này đã khiến việc đình chỉ cuộc chiến tranh kéo dài tám năm và mang lại tai hoạ cho hàng triệu nhân dân trở thành có khả năng. Chúng ta hy vọng, vào giờ phút hoà bình thế giới có nguy hiểm cấp bách, những hiệp định này đã làm dịu tình hình căng thẳng quốc tế.
Eden biểu thị cám ơn công tác của những nhân viên đã khiến hội nghị tiến hành thuận lợi.
Smith, một lần nữa phát biểu tiếp, nói một đoạn như thế này:
- Nếu như tôi dám vì các vị đồng liêu trong đoàn đại biểu mà nói, đó là vì tôi cho rằng họ đều có cảm giác giống tôi. Tôi hy vọng các đồng liêu sẽ cùng tôi cùng gửi lời cám ơn tới hai vị chủ tịch hội nghị này, lòng nhẫn nại và những cố gắng không mệt mỏi của họ cũng như thành ý của họ đã giúp rất nhiều khiến những giải quyết trở thành khả năng. Chúng ta phải thành tâm cám ơn họ!
Molotov phát biểu, chỉ ra:
- Mục đích chủ yếu của hội Genève đã đạt được, nhiệm vụ khôi phục hoà bình Đông Dương đã hoàn thành.
Phạm Văn Đồng phát biểu, nhớ lại lịch trình gian khổ mà hội nghị đã trải qua một cách tràn đầy tình cảm mãnh liệt. Nói đến đoạn sau, ông không khống chế nổi tình cảm đang trào dâng như sóng, nói lớn với các bạn của mình:
- Chúng tôi muốn hoà bình thống nhất đất nước của chúng tôi, và bắt tay xây dựng đất nước chúng tôi… Nhân dân Việt Nam, các đồng bào miền Nam: thắng lợi thuộc về chúng ta, độc lập và thống nhất tổ quốc chúng ta do chúng ta nắm giữ…Xin các người ghi nhớ lời Hồ Chủ tịch, đấu tranh là gian khổ, thắng lợi cuối cùng thuộc về chúng ta.
Chu Ân Lai phát biểu cuối cùng:
- Đoàn đại biểu chín nước hội nghị Genève trải qua 75 ngày làm việc, cuối cùng đã khắc phục được cản trở cuối cùng đạt được hiệp nghị khôi phục hoà bình Đông Dương. Tôi tin tưởng sâu sắc, những hiệp nghị chúng ta đạt được không chỉ sẽ kết thúc cuộc chiến tranh Đông Dương tám năm mang lại hoà bình cho nhân dân Đông Dương và nhân dân Pháp, mà còn làm hoà dịu hơn nữa cục diện căng thẳng ở châu Á và thế giới. Không nghi ngờ gì nữa, thành công của hội nghị chúng ta rất lớn.
Để làm cho hoà bình Đông Dương trở thành nền hoà bình củng cố và lâu dài, hội nghị này đã luôn luôn cố gắng làm cho vấn đề đình chiến và vấn đề chính trị ở Đông Dương đều được giải quyết. Hiện nay chúng ta đã có được hiệp nghị qui định các biện pháp cụ thể đình chỉ chiến tranh Đông Dương, đồng thời cũng qui định nguyên tắc giải quyết vấn đề chính trị Đông Dương. Căn cứ vào những nguyên tắc này, nước Cộng hoà Pháp tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và lãnh thổ toàn vẹn của ba nước Đông Dương; ba nước Đông Dương trong thời hạn mà mỗi nước tự qui định cử hành bầu cử tự do trong cả nước để thực hiện dân chủ và thống nhất ở mỗi nước. Chúng ta chú ý tới, ba nước Đông Dương sau khi đình chiến sẽ không tham gia bất kỳ liên minh nào, cũng không cho phép bất kỳ nước ngoài nào xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ của họ. Những hiệp nghị này sẽ làm cho nhân dân ba nước Đông Dương có thể xây dựng đất nước của họ trong hoàn cảnh hoà bình. ba nước này trên cơ sở tôn trọng chủ quyến lãnh thổ của nhau phát triển quan hệ hữu hảo giữa họ với nhau và giữa họ với nước Pháp. Những hiệp nghị này cũng sẽ dẫn tới quan hệ hữu hảo của họ với mọi nước láng giềng. Đoàn đại biểu nước CHND Trung Hoa hoàn toàn đồng ý và ủng hộ những hiệp nghị này đồng thời tuyên bố vui lòng cùng với các nước có liên quan bảo đảm sự thực hiện triệt để những hiệp nghị này.

Tại hội nghị Genève lần này từng thảo luận hai vấn đề lớn, tức giải quyết hoà bình vấn đề Triều Tiên và vấn đề khôi phục hoà bình Đông Dương. Về việc giải quyết hoà bình vấn đề Triều Tiên, mặc dù không đạt được bất kỳ hiệp nghị nào, thế nhưng, nó không hề bị xoá bỏ trong nghị trình. Hiện nay, hội nghị này, đối với vấn đề khôi phục hoà bình Đông Dương không chỉ đạt được hiệp nghị đình chỉ hành động đối địch hơn nữa còn đạt được hiệp nghị nguyên tắc về giải quyết vấn đề chính trị. Điều này đã mang lại hy vọng mới cho hoà bình giải quyết vấn đề Triều Tiên.
Cuối cùng tôi vui lòng chỉ ra, nếu như các quốc gia có liên quan có thành ý hoà bình, thì những tranh chấp quốc tế có thể trải qua hiệp thương đạt được giải quyết. Trong hội nghị lần này, người đứng đầu đoàn đại biểu nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ngài Phạm Văn Đồng và ngài Mendès-France đoàn trưởng đoàn đại biểu Pháp đều phát biểu với tinh thần hoà giải rất tốt. Ngài Molotov, đại biểu đứng đầu đoàn đại biểu Liên Xô và ngài Eden đoàn trưởng đoàn đại biểu Anh, hai vị Chủ tịch lần hội nghị này đã có những nỗ lực thúc đẩy hai bên và hội nghị đạt được hiệp nghị, rất đáng được chúng ta khen ngợi.
Thưa ngài Chủ tịch, phải thực hiện đình chỉ hành động đối địch ở Đông Dương, phải khôi phục hoà bình Đông Dương mà mọi người khát vọng. Cũng giống như ở Triều Tiên, một lần nữa hoà bình lại chiến thắng chiến tranh, chúng ta hãy kiên định lòng tin hơn nữa, tiếp tục nỗ lực vì bảo vệ và củng cố hoà bình thế giới.
Khi phát biểu những lời nói trên, tâm tình Chu Ân Lai nhất định có xúc động.
Một lần nữa Eden biểu thị cám ơn các đại biểu tham dự hội nghị, và vào lúc 5 giờ 20 phút tuyên bố: bế mạc hội nghị Genève.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM