Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 03:22:18 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...  (Đọc 206549 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ngocdan_lep
Thành viên
*
Bài viết: 305



« Trả lời #180 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2011, 11:22:52 am »

Em thấy các bác bàn chuyện tăng tầm cho Sam2 toan tính cách nối quả đạn dài ra nhỉ Huh,Có nhiêu phương pháp chúng ta có thể áp dụng :
-Thay thuốc phóng có hiệu quả cao hơn
-thay đổi phương pháp điều khiên lửa : thay bằng dẫn đuổi ta dũng tiếp cận song song ,tiếp cận tỷ lệ .... Không tiếp cận mục tiêu  từ dưới mà bổ nhào từ trên xuống  Grin,
Nếu làm như vậy ta chỉ thay đổi về phương pháp điều khiển mà không làm thay đổi kết cấu khí động của quả đạn .
Đây là ý tưởng của em mong các bác trao đổi ạ?
-Ta đã có lần  vỗ béo cho em C75 để nó bay chậm ,giảm cự ly tác chiến ,nhưng lượng đạn có hạn hơn nữa  khi kỹ thuật phát triển mục tiêu bay ta  làm được thì không cần vỗ beó nữa (tốn kém,phức tap,an toàn không cao....) ; Bác duongthanhvan có thông tin về vụ này cung cấp nhé? Grin
-
Logged

mta-sunpac
duongthanhvan
Thành viên
*
Bài viết: 471



« Trả lời #181 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2011, 08:01:08 pm »

Báo cáo bác "lép" là theo em thì cái "món" phương pháp điều khiển nó cũng khó nuốt lắm, "nó" với ông bạn "khí động" là anh em thuộc cái món khó nuốt đối với các chuyên gia nhà ta đó. Cheesy Cheesy Cheesy
Còn cái vụ đúc-đắp cho "em" Volga thì cũng xin phép được báo cáo là em chắc cũng chả hơn gì bác, thông tin cụ thể thì không có. Chỉ biết là đã có thời điểm bộ đội tên lửa sử dụng chính những trái C-75 đã cũ,loại khỏi sẵn sàn chiến đấu,nhồi nhét thêm 1 số thứ vào "dạ đầy nó" để nó "bò" chậm lại phù hợp với tốc độ yêu của mục tiêu.
Báo cáo hết, rất mong các thủ trưởng,các bác,các bạn có thông tin cụ thể về vụ này chỉ giáo giùm ạ. Grin
Logged

...Bắn trúng, đánh rất hay ...
Dienbienphu
Thành viên
*
Bài viết: 7


« Trả lời #182 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2011, 10:35:40 pm »

Chả biết các chuyên gia "giải độc" đi đâu hết rồi ? Thôi thì bàn thêm vậy:

Cái cuốc làm đồng giữa buổi gãy ! Tôi kiếm 1 đoạn thân cây phù hợp (đủ dài, đủ nhỏ, đủ ... ) lấy dây (thừng, sắt, ... buộc gá vào và ... vẫn cuốc được (dù không "ngon" như ban đầu) !

Lấy 2 bóng đèn ống (thí dụ bóng Rạng Đông 40W - 1,2m) mỗi bóng đập đi 1 đầu (cố đập cho nó bằng, không bằng thì giả sử mài cho bằng vậy   Grin ). Lấy băng dính ráp 2 đầu lại ta có được bóng "nối tầng" !. Nó có "cuốc" (cắm điện có sáng) được không ? Chưa nói chuyện sáng hay không sáng mà việc đầu tiên là ... lắp nó vào đâu ? Nên nhớ máng đèn gốc chỉ có 1,2m thôi ?

Tương tự C75 có 2 tầng: tầng 1 chứa lượng nổ , chất phóng lỏng, ... tạm gọi là tầng 1
                                    tâng 2 chứa thuốc phóng rắn, cánh lái đuôi, ...

Giả sử nối tầng cho C75, có ít nhất 2 phương án:
      - Phương án 1: Tầng 1, tầng 1a, tầng 2; (khối lượng m1+m1+m2)
      - Phương án 2: Tầng 1, tầng 2, tầng 2a; (khối lượng m1+m2+m2)

Trong đó tầng có ghép thêm chữ a là tầng "nối thêm". Vậy các chuyên gia nối tầng phải chọn ra 1 trong các phương án đó.

Có vẻ phương án 1 không được hấp dẫn vì cần quái gì 2 lượng nổ chứ ? Vậy giả sử lựa chọn phương án 2!

Vấn đề tiếp theo là "nối" "máng đèn ống"(bệ phóng đạn) thế nào ? Với đèn ống, ta chỉ cần xê dịch 1 trong 2 đui đèn ra xa(cần thì nối dài máng!) Vậy ta sẽ nối dài cần của bệ phóng đạn (nối bằng tre, bằng gỗ hay cần thiết thì nối bằng thép - như nối cầu Long Biên hoặc Lai Vu ấy. Cái nối cầu thì Viẹt Nam rất có kinh nghiệm mà)

Vấn đề tiếp theo là vấn đề trọng tâm của hệ thống. Tất các các hệ thống bay (phản lực hay cánh quạt) có động cơ gắn ở phía sau của trọng tâm phải thỏa mãn điều kiện là lực đẩy của động cơ phải đặt vào trong tâm của hệ thống. Nếu điều này không được thỏa mãn, hệ thống sẽ bay theo quỹ đaọ không thẳng (thậm chí hình elip, hình tròn quay về nơi phóng ra chúng,  phần lớn các vụ phóng thử không thành công là do nguyên nhân này gây ra) và rất khó điều khiển chúng. Trọng tâm sẽ lui về phía sau và tầng nối thêm phải giữ được trọng tâm của quả tên lửa trùng (gần như trùng) với trục tâm hình học của tên lửa. Trọng tâm này cũng phải nằm trong vùng bền vững của bệ phóng(kể cả khi bệ quay). Chỉ càn lưu ý tới 1 chi tiết là C75 có 4 cánh lái đuôi. 4 cánh này không hoàn toàn giống nhau mà có ký hiệu riêng. Khi lắp ráp, cánh nào phải đúng vị trí cánh đó thì mới được.

Giả sử vấn đề trọng tâm đã được giả quyết xong thì vấn đề tiếp theo là vấn đề khởi động và điều khiển.  



  

Cái này em cũng có giả thiết tương tự (trang 6-7 gì đó) và bác Some cũng có cả hình minh hoạ rồi mà.

Tóm lại:

1. Việc nối tầng là không thể thực hiện được (nếu muốn) về mặt kỹ thuật đối với cơ sở kỹ thuật của Việt Nam tại thời điểm 1972.
2. Việc nối tầng không cần thiết vì tầm của SA2 đã dư sức cho em B52 về vườn hoa Ngọc Hà rồi.
Logged
ngocdan_lep
Thành viên
*
Bài viết: 305



« Trả lời #183 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2011, 05:22:12 pm »

Chả biết các chuyên gia "giải độc" đi đâu hết rồi ? Thôi thì bàn thêm vậy:

Cái cuốc làm đồng giữa buổi gãy ! Tôi kiếm 1 đoạn thân cây phù hợp (đủ dài, đủ nhỏ, đủ ... ) lấy dây (thừng, sắt, ... buộc gá vào và ... vẫn cuốc được (dù không "ngon" như ban đầu) !

Lấy 2 bóng đèn ống (thí dụ bóng Rạng Đông 40W - 1,2m) mỗi bóng đập đi 1 đầu (cố đập cho nó bằng, không bằng thì giả sử mài cho bằng vậy   Grin ). Lấy băng dính ráp 2 đầu lại ta có được bóng "nối tầng" !. Nó có "cuốc" (cắm điện có sáng) được không ? Chưa nói chuyện sáng hay không sáng mà việc đầu tiên là ... lắp nó vào đâu ? Nên nhớ máng đèn gốc chỉ có 1,2m thôi ?

Tương tự C75 có 2 tầng: tầng 1 chứa lượng nổ , chất phóng lỏng, ... tạm gọi là tầng 1
                                    tâng 2 chứa thuốc phóng rắn, cánh lái đuôi, ...

Giả sử nối tầng cho C75, có ít nhất 2 phương án:
      - Phương án 1: Tầng 1, tầng 1a, tầng 2; (khối lượng m1+m1+m2)
      - Phương án 2: Tầng 1, tầng 2, tầng 2a; (khối lượng m1+m2+m2)

Trong đó tầng có ghép thêm chữ a là tầng "nối thêm". Vậy các chuyên gia nối tầng phải chọn ra 1 trong các phương án đó.

Có vẻ phương án 1 không được hấp dẫn vì cần quái gì 2 lượng nổ chứ ? Vậy giả sử lựa chọn phương án 2!

Vấn đề tiếp theo là "nối" "máng đèn ống"(bệ phóng đạn) thế nào ? Với đèn ống, ta chỉ cần xê dịch 1 trong 2 đui đèn ra xa(cần thì nối dài máng!) Vậy ta sẽ nối dài cần của bệ phóng đạn (nối bằng tre, bằng gỗ hay cần thiết thì nối bằng thép - như nối cầu Long Biên hoặc Lai Vu ấy. Cái nối cầu thì Viẹt Nam rất có kinh nghiệm mà)

Vấn đề tiếp theo là vấn đề trọng tâm của hệ thống. Tất các các hệ thống bay (phản lực hay cánh quạt) có động cơ gắn ở phía sau của trọng tâm phải thỏa mãn điều kiện là lực đẩy của động cơ phải đặt vào trong tâm của hệ thống. Nếu điều này không được thỏa mãn, hệ thống sẽ bay theo quỹ đaọ không thẳng (thậm chí hình elip, hình tròn quay về nơi phóng ra chúng,  phần lớn các vụ phóng thử không thành công là do nguyên nhân này gây ra) và rất khó điều khiển chúng. Trọng tâm sẽ lui về phía sau và tầng nối thêm phải giữ được trọng tâm của quả tên lửa trùng (gần như trùng) với trục tâm hình học của tên lửa. Trọng tâm này cũng phải nằm trong vùng bền vững của bệ phóng(kể cả khi bệ quay). Chỉ càn lưu ý tới 1 chi tiết là C75 có 4 cánh lái đuôi. 4 cánh này không hoàn toàn giống nhau mà có ký hiệu riêng. Khi lắp ráp, cánh nào phải đúng vị trí cánh đó thì mới được.

Giả sử vấn đề trọng tâm đã được giả quyết xong thì vấn đề tiếp theo là vấn đề khởi động và điều khiển.  



  

Cái này em cũng có giả thiết tương tự (trang 6-7 gì đó) và bác Some cũng có cả hình minh hoạ rồi mà.

Tóm lại:

1. Việc nối tầng là không thể thực hiện được (nếu muốn) về mặt kỹ thuật đối với cơ sở kỹ thuật của Việt Nam tại thời điểm 1972.
2. Việc nối tầng không cần thiết vì tầm của SA2 đã dư sức cho em B52 về vườn hoa Ngọc Hà rồi.
Bạn Dienbienphu ạ: Đúng là thời điểm 1972 chúng ta không thể "nối tầm" cho tên lửa được .Vấn  đề này quá rõ ràng rồi .Có bác nói không biết lắp thêm một tầng nữa vào quả đạn như thế được trong khi kết cấu của nó đã hoàn chỉnh .Quan điểm nối tầng của mình đa trình bày ở trên.
-Theo bạn thì nối tầng là không cần thiết  Huh.Tăng cự ly hoạt động của tên lửa nghỉa là tăng được vùng tiêu diệt mục tiêu  bảo vệ được khu vực rộng hơn .
Sam2 thì chưa thấy nối tầm nhưng tên lửa hải quân NC đã làm rồi đó bạn  ạ!
Logged

mta-sunpac
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #184 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2011, 05:26:22 pm »

Sam2 thì chưa thấy nối tầm nhưng tên lửa hải quân NC đã làm rồi đó bạn  ạ!
--------------------------
 Tăng tầm bắn không đồng nghĩa với nối tầng, ít nhất là trong so sánh này! Grin
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
ngocdan_lep
Thành viên
*
Bài viết: 305



« Trả lời #185 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2011, 06:38:23 pm »

Thưa thủ trưởng cháu  dùng từ từ ngữ diễn tả cùng mục đích thôi ạ ,về mặt ngữ nghĩa tiếng việt thì chưa được chuẩn  Embarrassed
Nối tầng hay tăng tầm đều mong muốn cho quả đạn bay cao ,bay xa và xác suất tiêu diệt mục tiêu cao hơn !
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Hai, 2011, 08:22:58 pm gửi bởi ngocdan_lep » Logged

mta-sunpac
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #186 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2011, 11:03:24 pm »

Vậy C125 có tầm đánh gần hơn C75 sao người ta lại định dùng nó đánh B52 ?
Logged

DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #187 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2011, 11:27:32 pm »

Vậy C125 có tầm đánh gần hơn C75 sao người ta lại định dùng nó đánh B52 ?
Về tầm xa tiêu diệt mục tiêu hiệu quả của dòng S-75:
SA-75 "Dvina": 7...30 km
S-75 "Desna" :7...34 km
S-75M "Volkhov": 7...43
Về tầm xa hiệu quả của S-125 là 30km và tầm phát hiện mục tiêu: 100km.
-> Nghĩa là về tầm xa hiệu quả thì S-125 cũng không quá thua kém so với S-75 đâu bác ạ.
S-125 được sử dụng trong nhiệm vụ phòng không tầm thấp do các máy bay phương Tây trong những năm 60 đã sử dụng phương pháp (chiến thuật) bay tầm thấp - được xem là lỗ hổng trong hệ thống phòng không của Liên Xô với các hệ thống phòng không tầm cao và trung.

P/S: Theo nguồn em có thì tầm bắn cao của S-125 là từ 20 đến 18 000 mét, trong khi trần bay thực tế của B-52 là 16 765 mét (sách "Không quân hiện đại" mà em đang có).
=> Tức là S-125 có khả năng bay cao hơn B-52 => Lý thuyết vẫn có thể bắn được B-52 bác ạ.
Logged
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #188 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2011, 11:34:49 pm »

Vậy có nghĩa là không phải  tên lửa cứ bay càng cao, càng xa thì mới có "xác suất tiêu diệt mục tiêu cao hơn" ?
Logged

su22 m4
Thành viên
*
Bài viết: 850



« Trả lời #189 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2011, 11:42:25 pm »

Vậy có nghĩa là không phải  tên lửa cứ bay càng cao, càng xa thì mới có "xác suất tiêu diệt mục tiêu cao hơn" ?
Vấn đề không nằm ở chỗ tên lửa bay cao và bay xa bao nhiêu, tất nhiên là trừ các loại tên lửa được thiết kế chuyên cho nhiệm vụ đánh chặn mục tiêu ở trần bay cực thấp đến thấp khoảng từ 50 - 2000m. Mà vấn đề nằm ở chỗ radar có theo dõi bám bắt và dẫn bắn đạn đến tầm sát thương mục tiêu của đạn được hay không, mà hơn nữa nếu đạn có tốc độ cao thì sẽ có tầm đánh chặn mục tiêu xa và giảm khả năng gây hư hại cho khu vực được bảo vệ bởi tên lửa PK. 
Logged

MRK
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM