Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:16:43 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...  (Đọc 206561 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ngocdan_lep
Thành viên
*
Bài viết: 305



« Trả lời #170 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2011, 07:55:41 pm »

Mà sao các "chuyên gia nối tầng" nhà ta chỉ nghĩ đến chuyện nối tầng để "tăng tầm" mà không nghĩ đến chuyện nối tầng để tăng tốc độ cho SAM nhỉ ?
Cái Việc "nối tầng" theo cháu được biết là có rồi ạ Wink   ,nhưng mục đích là làm cho tốc độ của quả đạn chậm đi chứ không để tăng tốc độ lên  thưa bác Giangtvx !Bác nào có thông tin cụ thể về việc này không ạ?
Logged

mta-sunpac
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #171 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2011, 09:44:39 am »

Mà sao các "chuyên gia nối tầng" nhà ta chỉ nghĩ đến chuyện nối tầng để "tăng tầm" mà không nghĩ đến chuyện nối tầng để tăng tốc độ cho SAM nhỉ ?
Cái Việc "nối tầng" theo cháu được biết là có rồiWink   ,nhưng mục đích là làm cho tốc độ của quả đạn chậm đi chứ không để tăng tốc độ lên  thưa bác Giangtvx !Bác nào có thông tin cụ thể về việc này không ạ?

Thế tên của topic này là gì hả bác ?
Logged

ngocdan_lep
Thành viên
*
Bài viết: 305



« Trả lời #172 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2011, 10:11:41 am »

Cái này thì không phải là "huyền thoại" nên không  giải độc mà bác  Cheesy!do  nhu cầu thực tế trong thời bình mà việc "nối tầm" được thực hiện  Undecided.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Giêng, 2011, 11:31:09 am gửi bởi ngocdan_lep » Logged

mta-sunpac
duongthanhvan
Thành viên
*
Bài viết: 471



« Trả lời #173 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2011, 07:29:09 am »

Mà sao các "chuyên gia nối tầng" nhà ta chỉ nghĩ đến chuyện nối tầng để "tăng tầm" mà không nghĩ đến chuyện nối tầng để tăng tốc độ cho SAM nhỉ ?
Cái Việc "nối tầng" theo cháu được biết là có rồi ạ Wink   ,nhưng mục đích là làm cho tốc độ của quả đạn chậm đi chứ không để tăng tốc độ lên  thưa bác Giangtvx !Bác nào có thông tin cụ thể về việc này không ạ?
Việc tăng tầm cho tên lửa SAM,việc tăng tốc cũng là một phương án phải không bác Giangtvx. Khi nhiên liệu hết,tên lửa chuyển từ bay chủ động sang bay thụ động. Khi đó nếu tốc độ tên lửa càng lớn thì cự ly chiến đấu sẽ càng tăng lên đúng không bác. Vì vậy em dám nghĩ là đã có chuyên gia nghiên cứu vấn đề này rồi ạ (nhưng có thể chưa có kết quả  Grin). 
Còn cái bác "lép" nói đến chắc là việc " vỗ béo " để cho "em nó" trở nên ỳ ạch phải không  Grin Grin Grin
Logged

...Bắn trúng, đánh rất hay ...
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #174 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2011, 04:13:34 pm »

Chả biết các chuyên gia "giải độc" đi đâu hết rồi ? Thôi thì bàn thêm vậy:

Cái cuốc làm đồng giữa buổi gãy ! Tôi kiếm 1 đoạn thân cây phù hợp (đủ dài, đủ nhỏ, đủ ... ) lấy dây (thừng, sắt, ... buộc gá vào và ... vẫn cuốc được (dù không "ngon" như ban đầu) !

Lấy 2 bóng đèn ống (thí dụ bóng Rạng Đông 40W - 1,2m) mỗi bóng đập đi 1 đầu (cố đập cho nó bằng, không bằng thì giả sử mài cho bằng vậy   Grin ). Lấy băng dính ráp 2 đầu lại ta có được bóng "nối tầng" !. Nó có "cuốc" (cắm điện có sáng) được không ? Chưa nói chuyện sáng hay không sáng mà việc đầu tiên là ... lắp nó vào đâu ? Nên nhớ máng đèn gốc chỉ có 1,2m thôi ?

Tương tự C75 có 2 tầng: tầng 1 chứa lượng nổ , chất phóng lỏng, ... tạm gọi là tầng 1
                                    tâng 2 chứa thuốc phóng rắn, cánh lái đuôi, ...

Giả sử nối tầng cho C75, có ít nhất 2 phương án:
      - Phương án 1: Tầng 1, tầng 1a, tầng 2; (khối lượng m1+m1+m2)
      - Phương án 2: Tầng 1, tầng 2, tầng 2a; (khối lượng m1+m2+m2)

Trong đó tầng có ghép thêm chữ a là tầng "nối thêm". Vậy các chuyên gia nối tầng phải chọn ra 1 trong các phương án đó.

Có vẻ phương án 1 không được hấp dẫn vì cần quái gì 2 lượng nổ chứ ? Vậy giả sử lựa chọn phương án 2!

Vấn đề tiếp theo là "nối" "máng đèn ống"(bệ phóng đạn) thế nào ? Với đèn ống, ta chỉ cần xê dịch 1 trong 2 đui đèn ra xa(cần thì nối dài máng!) Vậy ta sẽ nối dài cần của bệ phóng đạn (nối bằng tre, bằng gỗ hay cần thiết thì nối bằng thép - như nối cầu Long Biên hoặc Lai Vu ấy. Cái nối cầu thì Viẹt Nam rất có kinh nghiệm mà)

Vấn đề tiếp theo là vấn đề trọng tâm của hệ thống. Tất các các hệ thống bay (phản lực hay cánh quạt) có động cơ gắn ở phía sau của trọng tâm phải thỏa mãn điều kiện là lực đẩy của động cơ phải đặt vào trong tâm của hệ thống. Nếu điều này không được thỏa mãn, hệ thống sẽ bay theo quỹ đaọ không thẳng (thậm chí hình elip, hình tròn quay về nơi phóng ra chúng,  phần lớn các vụ phóng thử không thành công là do nguyên nhân này gây ra) và rất khó điều khiển chúng. Trọng tâm sẽ lui về phía sau và tầng nối thêm phải giữ được trọng tâm của quả tên lửa trùng (gần như trùng) với trục tâm hình học của tên lửa. Trọng tâm này cũng phải nằm trong vùng bền vững của bệ phóng(kể cả khi bệ quay). Chỉ càn lưu ý tới 1 chi tiết là C75 có 4 cánh lái đuôi. 4 cánh này không hoàn toàn giống nhau mà có ký hiệu riêng. Khi lắp ráp, cánh nào phải đúng vị trí cánh đó thì mới được.

Giả sử vấn đề trọng tâm đã được giả quyết xong thì vấn đề tiếp theo là vấn đề khởi động và điều khiển.  



  
Logged

duongthanhvan
Thành viên
*
Bài viết: 471



« Trả lời #175 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2011, 07:56:35 pm »

Báo cáo bác Giangvtx,em xin mạn phép có ý kiến thế này:
1-Trong hai phương án nối tầng C-75 của bác thì theo em chỉ may ra dùng được phương án 1. Vì nếu theo phương án 2 ta sẽ phải tăng thể tích của phần nhiên liệu lỏng tầng 2 (O-G). Mà cách bố trí loại nhiên liệu này thì bác biết ròi đấy, nó sẽ thay đổi kết cấu của toàn quả đạn --> không phải là nối tầng quả C-75 nữa.
  Mà như bác đã nói :"Có vẻ phương án 1 không được hấp dẫn vì cần quái gì 2 lượng nổ chứ ?..." -->Cả hai phương án này có vẻ như không khả thi để tăng tầm cho quả tên lửa. Theo như ý kiến mông muội của em thì em vẫn tăng tầm tên lửa theo con đường tăng tốc độ tên lửa như các cải tiến của Nga và Belarusia. Và để tăng tốc độ tên lửa thì cái mà ta cần đó là sức chịu đụng của buồng đốt và thuốc phóng "tốt hơn". Cái này thì trông chờ vào các chuyên gia phóng nổ ạ.  Grin
2- Giả sử như việc nối tầng đã thành công :
   + Việc nối dài bệ phóng :em đồng ý với bác Giangvtx,đó là một chuyện đơn giản với các chuyên gia rồi,vì nó đâu có cần tính toán gì đến khí động và trọng tâm đâu mà đơn thuần chỉ là truyền động điện,cộng vơi một số cơ cấu cơ khí cần thiết cho quá trình phóng.
   + Trọng tâm hệ thống : đây là cái khó nuốt nhất trong quá trình "nối tầng" cho quả tên lửa. Trên lý thuyết thì theo như bác Giangtvx đã nói, nhưng trên thực tế thì việc tính toán và đặt tâm khí động cho vật thể bay là rất khó, nó hầu như không thể chính xác. Mà đi kèm với nó phải là một phòng thí nghiệm khí động đạt tiêu chuẩn. Việt Nam chưa có một phòng thổi khí động nào như thế nên việc chuyển tâm khí động quả tên lửa đến một vị trí mới định trước là một chuyện hét sức khó khăn.
   +Vấn đề khởi động các tầng: theo em cũng là một việc đơn giản hơn nhiều so với cái cục tâm khí động.
   +Vấn đề điều khiển : đây cũng là một cái mất nhiều thời gian nhưng nếu hình dáng, loại cánh lái, cơ cấu điều khiển của đài điều khiển không thay đổi và yêu cầu khí động đảm bảo thì cũng có thể tiến hành được. Vì so với các tham số của quả tên lửa chưa được mổ xẻ thì quả tên lửa đã nói tầng hầu như chỉ khác về trọng lượng -> tham số bù trọng lượng thay đổi ->cần tính toán tham số này.


Chung quy lại tất cả các vấn đề,em thấy rằng cái quan trọng mà các chuyên gia cần nghiên cứu để phục vụ quá trình nối tầng cho tên lửa,
đó là : - Nguyên liệu phóng nổ
          - khí động học.
Rất mong các thủ trưởng,các bác đóng góp ý kiến cho bài viết của em.
Logged

...Bắn trúng, đánh rất hay ...
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #176 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2011, 07:22:07 pm »

Tôi trình bày 1 vài ý như thế không phải là để phát triên cái lý thuyết "nối tầng" mà chỉ muốn nói rằng nối tầng tên lửa không phải giống như nối dài cái cán cuốc, cán xẻng. Một cái nhà có trần cao 4 mét thì chỉ cần 1 cái sào dài 4-5 mét chỗ nào trên trần mà chả chọc được. Cần quái gì nối cái sào dài 10- 20 mét làm gì ?
Logged

lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #177 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2011, 08:44:08 pm »

Tôi trình bày 1 vài ý như thế không phải là để phát triên cái lý thuyết "nối tầng" mà chỉ muốn nói rằng nối tầng tên lửa không phải giống như nối dài cái cán cuốc, cán xẻng. Một cái nhà có trần cao 4 mét thì chỉ cần 1 cái sào dài 4-5 mét chỗ nào trên trần mà chả chọc được. Cần quái gì nối cái sào dài 10- 20 mét làm gì ?

Bác kỳ công thật, viết cả 1 bài dài thế mà các bạn vẫn chưa hiểu. Hồi mới có topic này, em đã kể chuyện chỉ cái quả tên lửa cho ông bạn cùng công ty hỏi: "Cái quả đạn tên lửa kia anh nối tầng vào chỗ nào?" và ông ấy chịu chết. Giờ bác lại phải hỏi lại thế này thật là phí công các chuyên gia giải độc quá.
Logged
babyphu
Thành viên
*
Bài viết: 50


« Trả lời #178 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2011, 10:26:05 pm »

Bác viết như vậy chưa chắc bạn kia đã hiểu
Tôi trình bày 1 vài ý như thế không phải là để phát triên cái lý thuyết "nối tầng" mà chỉ muốn nói rằng nối tầng tên lửa không phải giống như nối dài cái cán cuốc, cán xẻng. Một cái nhà có trần cao 4 mét thì chỉ cần 1 cái sào dài 4-5 mét chỗ nào trên trần mà chả chọc được. Cần quái gì nối cái sào dài 10- 20 mét làm gì ?
Logged

"Biển trời Việt Nam đẹp quá. Ta nguyện sẵn sàng hiến dâng tuổi trẻ để bảo vệ từng tấc đất, ngọn cỏ, từng con sóng. Nếu như có phải hy sinh vì mảnh đất mang tên Trường Sa thì cũng đáng tự hào".
duongthanhvan
Thành viên
*
Bài viết: 471



« Trả lời #179 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2011, 11:12:21 pm »

Dạ báo cáo là nguyên chỉ đọc cái câu chuyện "cán cuốc" và đặc biệt là chuyện "bóng đèn ống" là em đủ hiểu ý bác Giangtvx muốn nói là gì rồi ạ. Em chỉ "múa rìu" chút chút cho nó rõ ràng hơn cái yếu tố "không" của việc "nối tầng" thôi mà. Sad
Logged

...Bắn trúng, đánh rất hay ...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM