Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 08:45:55 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...  (Đọc 206595 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #160 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2011, 09:38:00 pm »

Chỉ có SR71 là SAM 2 nhà ta không làm gì nó được. Mà sao các "chuyên gia nối tầng" nhà ta chỉ nghĩ đến chuyện nối tầng để "tăng tầm" mà không nghĩ đến chuyện nối tầng để tăng tốc độ cho SAM nhỉ ? Không biết bây giờ trên thế giới đã có loại tên lửa nào trị được SR71 chưa ?
Logged

ngocdan_lep
Thành viên
*
Bài viết: 305



« Trả lời #161 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2011, 10:38:13 pm »

Chỉ có SR71 là SAM 2 nhà ta không làm gì nó được. Mà sao các "chuyên gia nối tầng" nhà ta chỉ nghĩ đến chuyện nối tầng để "tăng tầm" mà không nghĩ đến chuyện nối tầng để tăng tốc độ cho SAM nhỉ ? Không biết bây giờ trên thế giới đã có loại tên lửa nào trị được SR71 chưa ?
Bác ạ! Sam2 được thiết kế để bắn các loại mục tiêu lớn ít cơ động tốc độ tối đa 1100m/s.Vùng tiêu diệt phụ thuộc rất lớn vào tốc độ mục tiêu,khả năng chịu quá tải của đạn. Họ Sam 2 có cấu trúc khí động kiểu thông thường (cánh lái đuôi),kích thước đạn lớn nên khả năng cơ động và chịu quá tải không cao.SR71 tốc độ của nó đạt 3,2M thì trên lý thuyết ta đã không thể bắn được bằng Sam-2.Bây giờ S300PMU1 và nhiều loại tên lửa khác có khả năng hạ được nó thưa bác!
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Giêng, 2011, 12:43:55 am gửi bởi ngocdan_lep » Logged

mta-sunpac
vmt
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 959



« Trả lời #162 vào lúc: 23 Tháng Giêng, 2011, 09:55:07 am »

Em thì em chẳng biết rõ nó là radar gì, chỉ biết nó là radar bám bắt của pháo cao xạ 57mm của Trung Quốc, em không biết nó có gì vượt trội nhưng mà đó cũng là một cải tiến của Sam2 do các đồng chí ta sáng tạo ra, về các thông số kĩ thuật của 2 loại radar này chắc phải nhờ bác dongadoan giúp thôi, em thì mù tịt! Hình như do radar Sam2 đã bị lộ các thông số kĩ thuật do Isarel thu được 1 hệ thống này của Ai Cập nên Mỹ đã biết thông số của radar Sam2 nên dễ dàng có cách chế áp.
:Bác Trần Nhẫn có nói đến việc dùng ra đa của pháo cao xạ làm mù tên lửa địch phóng từ máy bay xuống trong chiến dịch điện biên phủ trên không ở bài này ://www.tinmoi.vn/Co-the-thang-tran-DBP-tren-khong-trong-3-ngay-1298918.html
Logged
ngocduemta4_ac
Thành viên

Bài viết: 2


« Trả lời #163 vào lúc: 23 Tháng Giêng, 2011, 05:00:54 pm »

Bộ lọc Kalman theo mình biết thì nó được dùng với hệ thống định vị toàn cầu GPS của Mỹ và Glonass của Nga, cùng với máy tính và hệ dẫn đường con quay hồi chuyển tạo thành hệ thống dẫn đường cho tên lửa nói riêng và các phương tiện bay nói chung. Nhưng mà hệ thống này chỉ có từ những năm 80 trở đi mà, đâu có liên quan gì đến hệ thống dẫn đường của tên lửa Sam - 2 đâu.
Bộ lọc Kalman có từ lâu rồi bác à. Nó được ứng dụng vào GPS và Glonass không có nghĩa là nó có "giấy khai sinh" cùng với 2 hệ này bác ạ. Theo cháu được biết (cháu xin dùng từ này vì cháu nghe bạn của cháu học ở HVKTQS nói chuyện và bọn cháu luôn trao đổi thẳng thắng chứ chẳng dám "chém gió" kẻo lên đây "gặp bão" ngay Wink ) đến nay lý thuyết đktđ và các ngành khác về điều khiển vẫn còn dùng lọc kalman ạ. Trong trường hợp không thể xác định được chính xác các tham số của hệ thống thì phải dùng lọc kalman để tối ưu hóa tham số. và đến tận bây giờ vẫn còn áp dụng lọc kalman trong các hệ thống điều khiển chứ không phải "không còn được sử dụng nữa" đâu.
@Các bác: Vâng đúng là cháu thấy cái sai của cháu rồi. Do kiến thức của mình còn hạn chế, cảm ơn các bác đã “nhặt sạn” và chỉ bảo cho cháu. Ý kiến của cháu nêu trên diễn đàn chắc chắn không thể “tự nghĩ” hoặc “sinh ra” đã biết. Chỉ bằng “nghe và đọc” thôi nên chắc chắn không tránh được nhiễu. Cốt làm sao mà lọc được thông tin càng chính xác càng tốt.
@Bác ngocdan_lep: Vì kiến thức về lọc kalman hạn hẹp, tìm hiểu không đến nơi đến chốn nên cháu chỉ dám nêu chung chung. Cảm ơn các bác đã thảo luận và cung cấp thông tin.
“c,Mình đoán là bạn chưa xem mấy clip máy bay cơ động    : để  tránh tên lửa máy bay có thể cơ động theo phương vị(con rắn ,zic zac), theo góc tà (bổ nhào ,hổ mang) hoaccwj cả phương vị và góc tà.” Vâng, cái này thì cháu có xem rồi ạ. Ý kiến của cháu đưa ra là: máy bay không thể thay đổi đột ngột hướng khi bay ở vận tốc cao (chỉ có vật thể khí động học như hình đĩa bay mới làm nổi điều này). Máy bay bay vận tốc thấp (thấp ở đâu có nghĩa là có khả năng cơ động tránh TLPK mà không bị biến dạng thân MB) thì khả năng cơ động như quay 1 góc 180 độ tốt hơn bay ở vận tốc cao. Còn các kiểu bay như bác nói cũng chỉ trong vận tốc cho phép thôi.
“-Việc kích nổ quả đạn thì như bạn nói ,nhưng có 2 phương pháp: trực tiếp và gián tiếp
+ Nổ trực tiếp là do dưới đài điều khiển cấp lệnh nổ.
+Nổ gián tiếp : trên quả đạn có thiết bị đo khoảng cách từ nó đến mục tiêu khi khoảng cách đó nhỏ hơn bán kính sát thương của đầu đạn thì quả đạn sẽ được kích nổ.”
Bác ơi cho cháu hỏi: trong diễn đàn có bài viết nói rằng thời gian quả TL sống (từ khi được phóng đến khi nổ) không qua 70s. Nói chung là ngắn. Cháu biết là khi trong vùng sát thương, TL sẽ y/c trung tâm xin phép tiêu diệt mục tiêu. Thời gian này rất ngắn (t<10s) vậy người sỹ quan đk chắc phải cân nhắc có diệt hay không. Trong trường hợp thời bình, bắn máy bay lạ (máy bay dân sự bay lạc chẳng hạn) thì liệu sẽ xử lý như thế nào? Theo lệnh chủ động hay thụ động?
@Bác Giangtvx: “4/ Không chính xác : Phụ thuộc vào chiến thuật và mức tin cậy của "chiến tranh điện tử"”
1. Máy bay B52 là máy bay ném bom rải thảm, vậy nếu cơ động tránh TL trong khi đang thả bom liệu còn đạt yêu cầu nữa không?
2. B52 cơ động không cao đâu bác ạ, nó bay nhanh thật đấy. Thời gian TL tiêu diệt mục tiêu tính theo đơn vị chục giây, còn thời gian B52 đổi hướng đường bay tính theo phút. (Xin lỗi vì cháu không nhớ tài liệu này đọc ở đâu nhưng cháu cũng chẳng dám chém).
3. Máy bay cơ động tránh TL đó cũng là những máy bay có tính cơ động tốt, nhẹ chứ không kềnh càng to xác như B52 đâu bác ạ. Mối nguy hiểm Mỹ lưu tâm trong chiến dịch PK năm 1972 là TLPK và KQ của mình và mình để dành TL để diệt B52 bác ạ.
Mong mọi người tiếp tục nhặt sạn
Logged
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #164 vào lúc: 23 Tháng Giêng, 2011, 09:09:08 pm »

- “4/ Không chính xác : Phụ thuộc vào chiến thuật và mức tin cậy của "chiến tranh điện tử":
        + Khi mức tin cậy của chiên tranh điện tử là cao thì thì B52 không thèm tránh SAM. Thực tế là B52 đã từng dạo chơi thoải mái trên bàu trời Vinh (8/4), Thanh Hóa (13/4)  và Hải Phòng (16/4). Do vậy đánh HN cũng không thèm chiến thuật, không thèm tránh : Bay cố định theo 1 đường, cùng độ cao, cùng tốc độ và thời gian cũng na ná thế.
        + Khi mức tin cậy của chiên tranh điện tử không còn thì phải thay đổi chiến thuật:
                 * Đêm 26 bay ồ ạt nhiều hướng nhiều tầng, đánh ồ ạt cùng 1 lúc (hy vọng may ra không dính SAM - vẫn rơi)
                 * Thay đổi chiến thuật lần nữa : lảng ra xa HN (câu giờ)
                 * Thay đổi chiến thuật lần nữa : thôi không ném bom  Grin

- 1. Máy bay B52 là máy bay ném bom rải thảm, vậy nếu cơ động tránh TL trong khi đang thả bom liệu còn đạt yêu cầu nữa không? : Với SAM2 thực tế B52 không thể cơ động tránh tên lừa (như F4 hoặc F105) nên không bàn tới vấn đề không tồn tại
Logged

su22 m4
Thành viên
*
Bài viết: 850



« Trả lời #165 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2011, 11:49:50 am »

 @ ngocduemta4_ac! Máy bay B - 52 không được thiết kế để làm loại máy bay thực hiện những cú ngoặt gấp, với trọng tải lớn như nó mà ngoặt gấp khi bay để tránh tên lửa thì có khi không cần trúng tên lửa nó cũng rơi do thất tốc.
 - Về hệ thông Klaman tôi chưa viết một từ nào nói là nó không được dùng nữa, thực tế là trong các hệ thỗng vũ khí hiện đại công nghệ số thì bộ lọc này được dùng càng nhiền. Điển hình là nó được dùng trong hệ thông PK S - 300PMU, ngoài ra nó còn có trong hệ dẫn đường của Tên lửa hành trình Tomahawk.
Logged

MRK
duongthanhvan
Thành viên
*
Bài viết: 471



« Trả lời #166 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2011, 06:51:18 pm »

Bác ơi cho cháu hỏi: trong diễn đàn có bài viết nói rằng thời gian quả TL sống (từ khi được phóng đến khi nổ) không qua 70s. Nói chung là ngắn. Cháu biết là khi trong vùng sát thương, TL sẽ y/c trung tâm xin phép tiêu diệt mục tiêu. Thời gian này rất ngắn (t<10s) vậy người sỹ quan đk chắc phải cân nhắc có diệt hay không. Trong trường hợp thời bình, bắn máy bay lạ (máy bay dân sự bay lạc chẳng hạn) thì liệu sẽ xử lý như thế nào? Theo lệnh chủ động hay thụ động?

Quả tên lửa (SAM-2) chỉ sống trong khoảng 60s thôi bạn ạ.
Tuy thời gian 60s là ngắn thật nhưng nếu bạn xét tới vận tốc trung bình của quả tên lửa (cỡ khoảng 1000m/s) thì cự ly của tên lửa cũng không phải là ngắn đâu.Và việc sỹ quan điều khiển chọn mục tiêu tiêu diệt thì phải chọn nó từ khi bắt đầu vào bám sát mục tiêu bạn ạ,chứ không phải là khi nào tên lửa "xin phép" tiêu diệt mục tiêu thì mới chọn đâu. Sau khi mục tiêu đã được xác định, quả tên lửa xe theo tín hiệu điều khiến mà lao đến mục tiêu. Và khi đến một cự ly nhất định so với mục tiêu,quả tên lửa sẽ căn cứ vào tín hiệu của thiệt bị xác định mục tiêu của quả tên lửa (anten ngòi nổ vô tuyến) sẽ truyền về đài điều khiển 1 tín hiệu cho phép đài cấp lệnh mở ngòi nổ trên quả tên lửa. Và cũng tùy theo chế độ nổ mà quả tên lửa sẽ nổ như thế nào.
Nếu máy bay dân sự bay lạc vào đường cấm bay hoặc không được phép bay,căn cứ vào mã hỏi đáp sẽ xác định quốc tịch của máy bay,và thông báo tín hiệu cảnh báo cho máy bay. Nếu "cứ bay" thì sẽ tiêu diệt nó. Với may bay dân sự, thì việc hạ nó là quá đơn giản với TLPK. Hệ thống TLPK sẽ hạ nó 1 cách tự động mà hầu như không cần trắc thủ can thiệp (chế độ bắn PS- phương pháp điều khiển AS).
 
Logged

...Bắn trúng, đánh rất hay ...
ngocdan_lep
Thành viên
*
Bài viết: 305



« Trả lời #167 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2011, 07:11:15 pm »

Mình có mấy thông số này của B52  để bạn  ngocduemta tham khảo nhé Grin
- Chức năng chính: Máy bay ném bom hạng nặng
- Nhà sản xuất: Bộ phận máy bay quân sự Boeing
- Chiều dài: 48,5 mét
- Chiều cao: 12,4 mét
- Sải cánh: 56,4 mét
- Tốc độ:1.047 km/h
- Độ cao tối đa: 15.151,5 mét
- Trọng lượng (không tải): 83.250 kg
- Trọng lượng lúc cất cánh: 219.600 kg
- Tầm xa: 14.162 km
- Vũ khí: 31.500 kg bom, mìn và tên lửa
- Phi hành đoàn: 5 người (chỉ huy, phi công, phụ trách radar, hoa tiêu và sĩ quan)
-Thêm nữa : Spxhd =50 m2

Với thân hình thế này thì B52 bay với tốc độ rất cao để tránh Tl  Huh.Nếu không dùng các biện pháp chế áp(cứng,mềm) thì có cơ động kiểu gì nó cũng khó  thoát được Sam2 đâu bạn ạ!
-Thời gian hoạt động trên không của đan Sam2 là 85s (hết tầm) .Việc điều khiển tên lửa, kích nổ nó theo phương pháp trực tiếp hay gián tiếp được thực hiện hoàn toàn tự động và được người sỹ quan điều khiển đặt trược khí nhấn nút "Пуск" Wink.Bạn nên biết là thời gian nhấn cái nút này cũng mất khoảng 2 giây,việc tạo và cấp lệnh lên tên lửa thời gian chỉ cỡ vài chục tới vài trăm micro giây  chứ tính bằng giây thì mất cơ hội tiêu diệt mục tiêu rồi.
-Nếu có máy bay dân dụng lạc mà ta không "bắt" nó  bay về đúng đường bay
thì cho mấy chú chim sắt lên hộ tống ,bắt phải hạ cạnh .Phương án cuối cùng mới là bắn hạ !  Grin


 
Logged

mta-sunpac
ngocdan_lep
Thành viên
*
Bài viết: 305



« Trả lời #168 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2011, 07:19:10 pm »

quả tên lửa sẽ căn cứ vào tín hiệu của thiệt bị xác định mục tiêu của quả tên lửa (anten ngòi nổ vô tuyến) sẽ truyền về đài điều khiển 1 tín hiệu cho phép đài cấp lệnh mở ngòi nổ trên quả tên lửa



Bạn Duongthanhvan xem lại đoạn này nhé Cheesy.Ngòi nổ vô tuyến chưa được mở thì anten của ngòi nổ làm sao có thể hoạt động được nhỉ Huh
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Giêng, 2011, 07:26:22 pm gửi bởi ngocdan_lep » Logged

mta-sunpac
duongthanhvan
Thành viên
*
Bài viết: 471



« Trả lời #169 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2011, 08:41:11 pm »

quả tên lửa sẽ căn cứ vào tín hiệu của thiệt bị xác định mục tiêu của quả tên lửa (anten ngòi nổ vô tuyến) sẽ truyền về đài điều khiển 1 tín hiệu cho phép đài cấp lệnh mở ngòi nổ trên quả tên lửa



Bạn Duongthanhvan xem lại đoạn này nhé Cheesy.Ngòi nổ vô tuyến chưa được mở thì anten của ngòi nổ làm sao có thể hoạt động được nhỉ Huh
À,vâng vâng,em nhầm  Grin. Tín hiệu cho phép mở ngòi nổ vô tuyến là do tính toán của đài điều khiển dựa trên cự ly tên lửa và mục tiêu.
Đúng chưa bác "lep"  Cheesy
Logged

...Bắn trúng, đánh rất hay ...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM