Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 10:54:43 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...  (Đọc 206597 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #150 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2011, 08:45:13 pm »

Việc tìm kiếm giải pháp cho tình trạng này đã được các chuyên gia Việt Nam và Liên Xô cùng nghiên cứu. Vào những ngày cuối năm 1967, giải pháp đã được tìm ra. Các tần số hoạt động của máy đáp trên các tên lửa được thiết kế lại một cách trực tiếp trên bệ phóng, tăng cường công suất tín hiệu trả lời. Kết quả mà mùa đông năm 1968, hiệu quả hoạt động của tổ hợp đã được khôi phục.

Tại Việt Nam, hàng loạt các chiến thuật mới khác được áp dụng. Từ tháng 11 năm 1967, phương pháp theo dõi mục tiêu không có bức xạ từ máy đài dẫn bắn tên lửa được tiếp nhận – theo sự dánh dấu từ dải nhiễu tự ngụy trang tích cực. Sau đó, kíp chiến đấu của tổ hợp tên lửa chuyển sang sử dụng chế độ theo dõi mục tiêu bằng mắt thường một cách đặc biệt trong các cabin “P” và phối hợp với các khối điều khiển kính ngắm tiềm vọng chỉ huy dã chiến.

Trong hàng loạt trường hợp, ngược lại, đài dẫn bắn tên lửa chuyển sang bức xạ mà không phóng tên lửa. Kết quả của sự “phóng giả” này là các máy bay tiêm kích bom thực hiện các cuộc dtaans công vào đó và lao vào trận địa hỏa lực pháo phòng không. Sự “phóng giả” này áp dụng có hiệu quả nhất vào thời điểm tấn công trực tiếp vào các công trình, các phi công ngay lập tức phải quay trở lại, không tiếp cận được mục tiêu.

Trong thời gian đó, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ R.Mc Manara đã nhiều lần gặp gỡ các đại diện của các ủy ban khác nhau, nơi với các số liệu khác nhau đã cố chứng minh rằng sự cuộc “tấn công đường không” vào các công trình chiến lược của Việt Nam đang dẫn tới sự kiệt quệ cho miền Bắc Việt Nam. Nhưng phương pháo tính toán số học của Mc Manara đã nhanh chóng được sử dụng trong quá trình điều tra độc lập do công ty REND thực hiện. Kết quả của công ty này, ngược lại đã xác nhận rằng, các cuộc không kích ồ ạt vào miền Bắc Việt Nam đã không đạt được mục tiêu.
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #151 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2011, 09:08:26 pm »

Các kết quả trong các hoạt động quân sự tới ngày 25 tháng 7 năm 1968, theo số liệu từ phía Mỹ: tổng số máy bay và trực thăng bị mất là 5656, trong số đó, rơi ở miền Bắc Việt Nam là 920 máy bay và 10 trực thăng, còn lại bị bắn rơi ở miền Nam hoặc bị mất do tai nạn trên mặt đất hoặc khi cất cánh. Sự thiệt hại rất lớn này là một trong những tác động lớn nhất dẫn đến quyết định chấm dứt không kích miền Bắc Việt Nam bằng đường không của Tổng thống L.Johnson vào mùa thu năm 1968. Kết quả là Việt Nam đã nhận được thời gian hòa bình đến năm 1972 (trên miền Bắc). Trong năm này, Mỹ đã thực hiện chiến dịch “Linebacker-2” – chiến dịch không kích miền Bắc Việt Nam trong tháng 12 (từ 18 đến 30 tháng 12). Trong chiến dịch, 210 máy bay ném bom chiến lược B-52 đã thả xuống Hà Nội 13 620 tấn bom.

Tại thời điểm đó, Hà Nội được bảo vệ từ 12 – 16 đến 20 – 24 tổ hợp tên lửa phòng không được bố trí trên ba khu vực với tầm xa cách thành phố từ 5 – 10, 15 – 20 và 35 – 40km tương ứng. Trên tầm xa lớn – gần 100km – cách thủ đô tổ chức các đơn vị phục kích đón lõng các hướng bay của máy bay Mỹ.

Mặc dù chính người Mỹ đã phải thừa nhận rằng trong thời gian chiến tranh ở Việt Nam, họ phải đối đầu với hệ thống phòng không hiệu quả nhất trong lịch sử, nhưng các kết quả hoạt động của tổ hợp ten lửa phòng không trong giai đoạn chiến tranh này được đánh giá khác nhau. Theo số liệu của các chuyên gia Liên Xô, trong thời gian năm 1972, bằng 1155 lần bắn với 2059 tên lửa phòng không đã bắn rơi 421 máy bay Mỹ. Theo hướng khác, Yankess tuyên bố đã có 4224 tên lửa được phóng nhưng chỉ thừa nhận 49 máy bay Mỹ bị bắn rơi.
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #152 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2011, 09:43:13 pm »

Đây là con số thiệt hại lớn so với tổng số thiệt hại của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Theo số liệu của các chuyên gia Liên Xô, tổng số máy bay Mỹ bị bắn rơi ở Việt Nam là 4118 (bao gồm cả máy bay không người lái), trong số đó, bộ đội tên lửa Việt Nam đã bắn rơi 1163 máy bay gồm 54 B-52, và 130 máy bay không người lái. Số lượng tên lửa tiêu thụ: 6806 quả. Ngược lại, người Mỹ tính toán số tên lửa đã phóng là 8038 – dường như người Mỹ không phân biệt những lần “phóng giả” và phóng thật. Có sự khác biệt rất lớn về số liệu quả Liên Xô và đánh giá của Mỹ về thiệt hại từ các tên lửa. Nếu thông tin thường gặp nhất về tổng số máy bay và trực thăng bị mất được công bố là 3744 máy bay (máy bay không người lái trường hợp này không được tính đến) và 4868 trực thăng, thì các tên lửa được coi là nguyên nhân của tổng cộng 205 máy bay, trong đó có 15 B-52.

Có giả thiết cho rằng, sự không chính xác có chủ ý trong việc tính toàn là nguyên nhân dẫn tới các số liệu về các máy bay bị bắn rơi bởi tên lửa phòng không và thết các thông tin khác quan về nguyên nhân rơi máy bay – phi công không thường xuyên thông báo với chỉ huy về việc họ bị bắn rơi bởi tên lửa phòng không. Mặt khác, lịch sử của mọi cuộc chiến tranh đã xác nhận về không ít trường hợp phóng đại chiến thắng của người tham gia chiến tranh. Sự so sánh báo cáo của những người lính tên lửa, người nhận được kết quả bắn theo tín hiệu trên màn hình với các phương pháp tính toán nguyên thủy số lượng máy bay Mỹ bị bắn rơi ở Việt Nam theo số liệu từ xưởng trên các mảnh vỡ trong hàng loạt trường hợp đã xác nhận về sự phóng đại số lượng tên lửa bắn rơi máy bay từ 5 – 9 lần. Trong khi đó, trong tình trạng tương tự sau đó 20 năm, chính người Mỹ đã gặp phải trường hợp này khi sử dụng tên lửa phòng không tấn công các tên lửa Scud của Iraq trong chiến dịch “Bão táp sa mạc” và sau đó giảu thích hiệu quả hoạt động thấp.

Tuy nhiên, mặc dù theo số liệu của các chuyên gia Liên Xô, thậm chỉ tổ hợp tên lửa phòng không bắt rơi ít hơn một phần ba tổng số máy bay bị rơi, kết quả quan trong nhất nhận được là yêu cầu thay đổi về căn bản chiến thuật sử dụng máy bay trong chiến tranh, buộc phải chuyển sang bay ở độ cao thấp, nơi bị thiệt hại bởi hỏa lực mạnh của pháo phòng không và súng trường, kết quả là hiệu quả sử dụng máy bay bị suy giảm đáng kể.
Logged
ngocdan_lep
Thành viên
*
Bài viết: 305



« Trả lời #153 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2011, 04:19:39 pm »

Bác Daibangden giải thích về cách bắn B52 bằng TBK và sử dụng rada K860 đi ạ? Em thắc mắc về cơ chế tạo lệnh điều khiển đạn tên lửa ?
Logged

mta-sunpac
ngocduemta4_ac
Thành viên

Bài viết: 2


« Trả lời #154 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2011, 09:21:52 am »

Hihi, chào các bác, các chú, các anh. Cháu là một người đang theo dõi mục này vào thấy một số điều mà cháu được biết. Cháu xin trình bày như sau:
1. Một quả tên lửa ( đất - đất, đất - biển..) bắn đi chắc chắn không bao giờ có thể khẳng định 100% trúng mục tiêu được, và nếu trúng mục tiêu chưa chắc đã đạt mức sát thương lớn nhất được. Vì vậy, khi tên lửa bắn đi, đến một khoảng cách nào đó thì tên lửa sẽ phát nổ. Nếu là tên lửa phòng không: bao giờ tên lửa cũng phóng ngược chiều với máy bay, khi đến cự ly nhất định thì phát nổ: (vận tốc tên lửa + vận tốc mảnh văng + vận tốc máy bay)*XYZ gì gì đấy. (Cháu chẳng nhớ công thức tính lực xuyên của hai vật thể ngược chiều nhau nữa, mong mọi người thông cảm.) tính ra thì lực này rất lớn, thừa sức xuyên thủng máy bay. Nên khi tên lửa nổ sẽ tạo nên một vùng sát thương. Nếu có nhiều máy bay bay trong vùng này thì chắc chắn sẽ dính đòn, còn rơi hay không thì còn phải tùy vào có trúng vào chỗ hiểm không đã.
2. Đến một cự ly nào đấy thì phát nổ: cái này các kỹ sư đã tính toán rồi, theo cháu biết thì bằng phương pháp lọc Kalman hay gì gì đó. Tức là phương pháp lọc mục tiêu di động. Khi vào vùng sát thương có hiệu quả nhất thì tên lửa phát nổ. Vụ nổ được tính toán sẵn để đưa vào tham số cho tên lửa.
3. Tên lửa đuổi theo máy bay: theo cá nhân cháu thì cho rằng: tên lửa đuổi theo máy bay chỉ có dạng không - không, nguyên nhân là vì muốn tên lửa bắn trúng máy bay thì phải có vận tốc cao hơn máy bay, khi máy bay A bắn máy bay B, tên lửa phóng từ A sẽ có vận tốc ban đầu chính bằng vận tốc của A, như vậy vận tốc TL sẽ là: Va + Vtl > Vb => trúng mục tiêu. Còn đối với TL phòng không thường được bố trí đánh chặn, đón lõng máy bay địch nên bố trí hướng TL ngược với hướng đường bay của máy bay địch. Mục đích là như cháu đã nêu trong mục 1.
4. TLPK bắn máy bay B52 sao B52 không cơ động tránh TL:
a, nếu cơ động tránh TL như vậy khu vực thả bom không đúng với mục tiêu của chuyến bay, nên chắc chắn là B52 không tránh TL mà dùng biện pháp khác để đối phó.
b, B52 là loại máy bay to lớn, nên không thể cứ muốn là cơ động được ngay. Tuy nó bay nhanh nhưng là bay theo đường thằng với lộ trình xác định. Vì thế tính cơ động để né tránh khi bị tấn công thấp. Chẳng khác nào, một người bị người khác đánh mà chỉ biết chạy thẳng một mạch, không biết chạy dích dắc, ngoắt ngoéo để thoát khỏi đối phương.
c, B52 hay bất cứ loại máy bay nào hiện có bây giờ cũng vậy, khi bị cảnh báo TL xuất hiện ngược chiều mà đang bay ở vận tốc cao đều không thể thay đổi hướng bay đột ngột được. Hãy làm một thí nghiệm nho nhỏ nhé: một người đi chậm rồi rẽ 90 độ thì dễ dàng. Một người chạy với vận tốc cao mà rẽ đột ngột thì người đó sẽ bị lực ly tâm tác động lên, có thể sẽ bị ngã. Máy bay cũng thế, khi ngoặt một góc đột ngột mà đang bay ở vận tốc cao thì sẽ dễ bị lực ly tâm bẻ gãy thân máy bay ngay. Thân máy bay không phải là một khối kim loại đúc liên và nếu có là một khung kim loại đúc liên đi chăng nữa thì hiện nay, vật liệu chế tạo chưa cho phép chịu lực mà không bị biến dạng như đã nói ở trên.
Trên đây là những ý kiến mà cháu đã trình bày. Có gì không đúng mong mọi người chỉ cho cháu. Cháu xin cảm ơn.
Logged
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #155 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2011, 04:48:51 pm »

Hihi chào ngocduemta4_ac !

Chờ mãi không thấy các chuyên gia SAM trả lời, thôi thì lính bộ binh biết đến đâu thì bàn đến đấy vậy. Xin hỏi hỏi một số điều mà cháu được biết là biết ở đâu ? sách ? xem trên mạng ? hay "nghe nói" ?
 Sở dĩ phải hỏi lại vì các thông tin của ngocduemta4_ac đưa ra có những cái chuẩn nhưng có rất nhiều cái không chuẩn, Những thông tin này đan xen vào nhau khiến rất khó giải thích.

1/ Một quả tên lửa ( đất - đất, đất - biển..) bắn đi chắc chắn không bao giờ có thể khẳng định 100% trúng mục tiêu được, và nếu trúng mục tiêu chưa chắc đã đạt mức sát thương lớn nhất được. Vì vậy, khi tên lửa bắn đi, đến một khoảng cách nào đó thì tên lửa sẽ phát nổ : điều này đúng !
        Nếu là tên lửa phòng không: bao giờ tên lửa cũng phóng ngược chiều với máy bay
: Điều này sai ! (Nếu cần sẽ tranh luận và giải thích tỉ mỉ sau)

2/ : Không có ý kiến

3/ Tên lửa đuổi theo máy bay: theo cá nhân cháu thì cho rằng: tên lửa đuổi theo máy bay chỉ có dạng không - không, nguyên nhân là vì muốn tên lửa bắn trúng máy bay thì phải có vận tốc cao hơn máy bay, khi máy bay A bắn máy bay B, tên lửa phóng từ A sẽ có vận tốc ban đầu chính bằng vận tốc của A, như vậy vận tốc TL sẽ là: Va + Vtl > Vb => trúng mục tiêu. Còn đối với TL phòng không thường được bố trí đánh chặn, đón lõng máy bay địch nên bố trí hướng TL ngược với hướng đường bay của máy bay địch. Mục đích là như cháu đã nêu trong mục : Sai: Xin xem lại tốc độ của máy bay thời đó (F4, F105, A4, ... ) và hãy so sánh với tốc độ của SAM 2 (C75)

4/ Không chính xác : Phụ thuộc vào chiến thuật và mức tin cậy của "chiến tranh điện tử"

Mời các bác!

Logged

su22 m4
Thành viên
*
Bài viết: 850



« Trả lời #156 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2011, 05:15:19 pm »

 1) Tên lửa PK Sam - 2 nói riêng và tất cả các loại đạn của các tổ hợp tên lửa PK đều được thiết kế để bắn đón hoặc bắn đuổi mục tiêu Những việc chọn chế độ bắn cho tên lửa phụ thuộc vào hoàn cảnh diễn ra trận đánh.
 2) "Tên lửa đuổi theo máy bay: theo cá nhân cháu thì cho rằng: tên lửa đuổi theo máy bay chỉ có dạng không - không, nguyên nhân là vì muốn tên lửa bắn trúng máy bay thì phải có vận tốc cao hơn máy bay, khi máy bay A bắn máy bay B, tên lửa phóng từ A sẽ có vận tốc ban đầu chính bằng vận tốc của A, như vậy vận tốc TL sẽ là: Va + Vtl > Vb => trúng mục tiêu. Còn đối với TL phòng không thường được bố trí đánh chặn, đón lõng máy bay địch nên bố trí hướng TL ngược với hướng đường bay của máy bay địch. Mục đích là như cháu đã nêu trong mục 1" . Vấn đề này thì bạn sai, vì tốc độ của máy bay khi tiếp cận mục tiêu để cắt bom là tốc độ dưới âm tức nhỏ hơn 1200km/h với tốc độ này thấp hơn rất nhiều so với vận tốc của TL phòng không do đó như đã nói ở trên tên lửa thừa sức đuổi theo mục tiêu. Bạn có thể xem thêm về thông số của đạn Sam - 2 tại đây: http://www.quansuvn.net/index.php/topic,228.130.html
  
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Giêng, 2011, 05:24:10 pm gửi bởi su22 m4 » Logged

MRK
Daila
Thành viên
*
Bài viết: 54


« Trả lời #157 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2011, 07:47:50 pm »

2. Đến một cự ly nào đấy thì phát nổ: cái này các kỹ sư đã tính toán rồi, theo cháu biết thì bằng phương pháp lọc Kalman hay gì gì đó. Tức là phương pháp lọc mục tiêu di động. Khi vào vùng sát thương có hiệu quả nhất thì tên lửa phát nổ. Vụ nổ được tính toán sẵn để đưa vào tham số cho tên lửa.
=======
Kalman filter là phương pháp nội suy ra các thông số của hệ thống (state space parameters) dựa vào các thông số đầu ra đo được với sai số chuẩn hoặc nhiễu (measured outputs with white noises/normal curve distribution). Ví dụ khi xác định (đo được) khoảng cách từ tên lửa đến máy bay là 50km thì theo Kalman, 50k=z1+z2, trong đó z1 là khoảng cách thực, và z2 là sai số đo, với giả định sai số đo z2 là một nhiễu chuẩn hoặc phân bố chuẩn. Khi đó Kalman đã xác lập công thức tối ưu để dựa vào các đầu ra + sai số đo này để xác định tối ưu các thông số của hệ thống. Nói chung phương pháp này quá cổ điển và không thực tế vì không phải sai số đo nào cũng là sai số chuẩn. Ngày nay người ta đã phát triển rất nhiều phương pháp tính toán khác có hiệu quả hơn nhiều, bạn ạ.
Kalman filter là kiến thức cơ bản của lý thuyết điều khiển (control theory) được phát triển từ thế kỷ 18 cơ bạn ạ. Những ai học kỹ sư kỹ thuật, nhất là điện, điện tử đều phải học. Ví dụ có một hệ phương trình
x(t+1)=Ax(t)+Bu(t)
y(t)=Cx(t)+Du(t).
Trong đó x(t) là biến của hệ thống, y(t) là tín hiệu đầu ra, u(t) là tín hiệu điều khiển đầu vào. Giá trị y(t) đầu ra được máy tính cập nhật liên tục nhưng do có sai số đo (bị nhiễu hoặc sai số của máy đo) nên ta không thể biết giá trị thực của y(t). Vì vậy phải dùng bộ lọc Kalman filter bạn ạ, để xác đinh tối ưu A, B, C, D và giá trị điều khiển u(t).   
Bạn muốn học thêm về Kalman Filter thì xem tại đây
http://en.wikipedia.org/wiki/Kalman_filter

Còn cách bắn máy bay của tên lửa thì có thể bắn ở tại mọi vị trí mà tên lửa có thể diệt được mục tiêu. Máy tính điều khiển sẽ xác định quỹ đạo tên lửa gặp mục tiêu (intercept) và tiêu diệt thôi. Ví dụ khi bắn nhiều quả tên lửa vào 1 mục tiêu, máy tính sẽ điều khiển tên lửa thứ nhất sẽ nổ cắt mục tiêu tại điểm A, tên lửa thứ hai sẽ nổ cắt mục tiêu tại điểm B, vv..
Tất nhiên là sẽ có công thức, thời điểm, địa điểm, và quỹ đạo của tên lửa để xác suất diệt mục tiêu là cao nhất và máy bay không làm gì được. Ví dụ trên máy bay cũng có vũ khí để diệt tên lửa hoặc dùng nhiễu điện tử, bắn ra mục tiêu giả, bay lệch hướng tránh đạn chẳng hạn.
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Giêng, 2011, 08:37:54 pm gửi bởi Daila » Logged
ngocdan_lep
Thành viên
*
Bài viết: 305



« Trả lời #158 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2011, 08:22:56 pm »

Hihi, chào các bác, các chú, các anh. Cháu là một người đang theo dõi mục này vào thấy một số điều mà cháu được biết. Cháu xin trình bày như sau:
1. Một quả tên lửa ( đất - đất, đất - biển..) bắn đi chắc chắn không bao giờ có thể khẳng định 100% trúng mục tiêu được, và nếu trúng mục tiêu chưa chắc đã đạt mức sát thương lớn nhất được. Vì vậy, khi tên lửa bắn đi, đến một khoảng cách nào đó thì tên lửa sẽ phát nổ. Nếu là tên lửa phòng không: bao giờ tên lửa cũng phóng ngược chiều với máy bay, khi đến cự ly nhất định thì phát nổ: (vận tốc tên lửa + vận tốc mảnh văng + vận tốc máy bay)*XYZ gì gì đấy. (Cháu chẳng nhớ công thức tính lực xuyên của hai vật thể ngược chiều nhau nữa, mong mọi người thông cảm.) tính ra thì lực này rất lớn, thừa sức xuyên thủng máy bay. Nên khi tên lửa nổ sẽ tạo nên một vùng sát thương. Nếu có nhiều máy bay bay trong vùng này thì chắc chắn sẽ dính đòn, còn rơi hay không thì còn phải tùy vào có trúng vào chỗ hiểm không đã.
2. Đến một cự ly nào đấy thì phát nổ: cái này các kỹ sư đã tính toán rồi, theo cháu biết thì bằng phương pháp lọc Kalman hay gì gì đó. Tức là phương pháp lọc mục tiêu di động. Khi vào vùng sát thương có hiệu quả nhất thì tên lửa phát nổ. Vụ nổ được tính toán sẵn để đưa vào tham số cho tên lửa.
3. Tên lửa đuổi theo máy bay: theo cá nhân cháu thì cho rằng: tên lửa đuổi theo máy bay chỉ có dạng không - không, nguyên nhân là vì muốn tên lửa bắn trúng máy bay thì phải có vận tốc cao hơn máy bay, khi máy bay A bắn máy bay B, tên lửa phóng từ A sẽ có vận tốc ban đầu chính bằng vận tốc của A, như vậy vận tốc TL sẽ là: Va + Vtl > Vb => trúng mục tiêu. Còn đối với TL phòng không thường được bố trí đánh chặn, đón lõng máy bay địch nên bố trí hướng TL ngược với hướng đường bay của máy bay địch. Mục đích là như cháu đã nêu trong mục 1.
4. TLPK bắn máy bay B52 sao B52 không cơ động tránh TL:
a, nếu cơ động tránh TL như vậy khu vực thả bom không đúng với mục tiêu của chuyến bay, nên chắc chắn là B52 không tránh TL mà dùng biện pháp khác để đối phó.
b, B52 là loại máy bay to lớn, nên không thể cứ muốn là cơ động được ngay. Tuy nó bay nhanh nhưng là bay theo đường thằng với lộ trình xác định. Vì thế tính cơ động để né tránh khi bị tấn công thấp. Chẳng khác nào, một người bị người khác đánh mà chỉ biết chạy thẳng một mạch, không biết chạy dích dắc, ngoắt ngoéo để thoát khỏi đối phương.
c, B52 hay bất cứ loại máy bay nào hiện có bây giờ cũng vậy, khi bị cảnh báo TL xuất hiện ngược chiều mà đang bay ở vận tốc cao đều không thể thay đổi hướng bay đột ngột được. Hãy làm một thí nghiệm nho nhỏ nhé: một người đi chậm rồi rẽ 90 độ thì dễ dàng. Một người chạy với vận tốc cao mà rẽ đột ngột thì người đó sẽ bị lực ly tâm tác động lên, có thể sẽ bị ngã. Máy bay cũng thế, khi ngoặt một góc đột ngột mà đang bay ở vận tốc cao thì sẽ dễ bị lực ly tâm bẻ gãy thân máy bay ngay. Thân máy bay không phải là một khối kim loại đúc liên và nếu có là một khung kim loại đúc liên đi chăng nữa thì hiện nay, vật liệu chế tạo chưa cho phép chịu lực mà không bị biến dạng như đã nói ở trên.
Trên đây là những ý kiến mà cháu đã trình bày. Có gì không đúng mong mọi người chỉ cho cháu. Cháu xin cảm ơn.
Mình xin hỏi lại bạn câu hỏi của bác Gianhtvx :Xin hỏi  một số điều mà cháu được biết là biết ở đâu ? sách ? xem trên mạng ? hay "nghe nói" ?
1) Bạn đọc kỹ topic : Các loại tên lửa phòng không SAM của Liên Xô và Nga; Tên lửa Nga sức mạnh vượt trội trên chiến trường sẽ có câu trả lời .
 -Với tên lửa phòng không việc bắn trúng mục tiêu là rất khó  nên để tăng
  xác suất tiêu diệt mục tiêu thì quả đạn sẽ được kích nổ ở khoảng cách so với mục tiêu  thích hợp nhất .
-Tên lửa Đất đối hải : muốn đánh chìm được tàu địch quả đạn phải xuyên vào mục tiêu (trúng 100%) ví dụ tên lửa P35-be ,P28M ,yakhon,Bal-e....
-Tên lửa đất đối đất thì tùy vào yêu cầu nhiệm vụ mà bán trúng 100% hoặc nổ sát thương bằng mảnh :
2)Bạn nói rất chung chung .
 -Lọc Kalman  thì mình được biết nó là một bộ lọc thích nghi   thuật toán  của nó đưa ra quỹ đạo dự đoán của mục tiêu (xử lý tình huống mất mục tiêu do mục tiêu  cơ động),dùng trong các hệ thống tên lửa mới .
-Lọc mục tiêu di động :dựa vào hiệu ứng đốp le  để gạt bỏ nhiêu tiêu cực ,nhiễu địa vật với phương pháp được sử dụng là bù khử qua chu kỳ nhiều lần.
-Việc kích nổ quả đạn thì như bạn nói ,nhưng có 2 phương pháp: trực tiếp và gián tiếp
+ Nổ trực tiếp là do dưới đài điều khiển cấp lệnh nổ.
+Nổ gián tiếp : trên quả đạn có thiết bị đo khoảng cách từ nó đến mục tiêu khi khoảng cách đó nhỏ hơn bán kính sát thương của đầu đạn thì quả đạn sẽ được kích nổ.
3)Chưa chính xác :
- Tên lửa phòng không có thể bắn chặn ,bắn đuổi nhưng nói chung là tùy vào tốc độ mục tiêu ,tình huống trên không mà chọn cách đánh khác nhau.Ví dụ:
 Tên lưa S75-M3
 + cự ly hoạt động 7-56 (km)
 +Tầm cao 30km ,khí cầu 35km.
 +Vận tôc mục tiêu tối đa 1100m/s
 + Bắn đuổi khi Vmt < 420m/s  (cự ly đuổi tối thiểu 12km).
 + Vmt > 3M thì bắn PS ...............
4)a,b Mình không có ý kiến
 c,Mình đoán là bạn chưa xem mấy clip máy bay cơ động  Wink : để  tránh tên lửa máy bay có thể cơ động theo phương vị(con rắn ,zic zac) ,theo góc tà (bổ nhào ,hổ mang) hoaccwj cả phương vị và góc tà.


 
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Giêng, 2011, 12:32:15 am gửi bởi ngocdan_lep » Logged

mta-sunpac
su22 m4
Thành viên
*
Bài viết: 850



« Trả lời #159 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2011, 08:43:37 pm »

Bộ lọc Kalman theo mình biết thì nó được dùng với hệ thống định vị toàn cầu GPS của Mỹ và Glonass của Nga, cùng với máy tính và hệ dẫn đường con quay hồi chuyển tạo thành hệ thống dẫn đường cho tên lửa nói riêng và các phương tiện bay nói chung. Nhưng mà hệ thống này chỉ có từ những năm 80 trở đi mà, đâu có liên quan gì đến hệ thống dẫn đường của tên lửa Sam - 2 đâu.
Logged

MRK
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM