Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 05:07:47 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...  (Đọc 206586 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tientt82
Thành viên
*
Bài viết: 290


30/4 | 7/5 | 9/5


« Trả lời #110 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2010, 11:51:32 pm »

Vừa "giải độc" vừa "bổ trung ích khí" thì là thuốc gì các bác nhỉ  Grin

Đùa tý chứ em nghĩ là đổi cho sát với bài trong topic thì nên làm ; nhưng nhất thiết giữ lại chữ "giải độc" vì
-Tên nghe rất hot ; phù hợp mốt bây giờ  Grin
-Còn nhiều người dương tính với xét nghiệm "SAM nhà ta có nối tầng không" lắm  Grin
Logged

Chúng ta sẽ không lùi ; vì đằng sau là Mátxcơva ...
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #111 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2010, 03:41:28 am »

Các bác ạ!
Nghĩ cũng hài. Vậy nhưng cuộc sống mà không có huyền thoại thì cũng chán. Có những huyền thoại tưởng thật mà đùa. Cũng có những sự thật nghe như huyền thoại.
Trong trang này, thấy bác bob CCB sư 10 hiện thời là người được nghe huyền thoại nối tầng sớm nhất. Từ năm 1973, tít tận Tây Nguyên.

Riêng em được nghe năm 1979 trong giờ Sức bền vật liệu, do ông thầy học Nga về kể. Ông thầy này học đóng tàu ở Ô đét xa. Đến giờ còn nhớ câu chuyện ông thầy trẻ chưa vợ kể hôm ấy :
- Thằng Blokhin to lắm, như con trâu, đi tắm biển ở Hắc hải.
- Các anh biết không ? Cụ Trần Đại Nghĩa là người cải tiến nâng tầm SAM 2. Cụ là viện sỹ thông tấn Viện HLKH Liên Xô. Cụ tham gia thiết kế bom bay V2. Cụ bị Đức bắt khi Đức chiếm Pháp và chúng đưa cụ sang Đức. Khi Hồng quân LX chiến thắng Đức Phát xít, cụ cùng với một số nhà khoa học Đức bị đưa về LX. Đáng ra cụ bị truy tố như tội phạm chiến tranh, nhưng LX biết cụ giỏi nên sử dụng lại cụ, sau đó Bác Hồ xin Stalin cho cụ về Việt Nam kháng Pháp.
- Thầy Lê Văn Phượng ở tổ bộ môn mình giỏi lắm. Những năm chống Mỹ, thầy Phượng được Bộ tư lệnh KQ mời sang tính toán ổn định cho cánh máy bay Mig 17.

Các chú sinh viên, kể cả các CCB giải ngũ đi học, các chú bộ đội gửi học ngồi nghe, mắt tròn xoe, mồm há hốc. Kể nữa đi thầy, thầy kể càng say sưa, giờ học càng chóng hết.
Logged
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #112 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2010, 07:50:33 am »

Có nên đổi tên topic thành "Tìm hiểu về tên lửa PK" không nhỉ? Grin
- Theo tôi: Không nên đổi cứ giữ lại tên đó. chính cụm từ "giải độc" nghe tuy hơi quá một chút, nhưng nó gợi tính "tò mò" khiến nhiều người nhảy vô tìm hiểu...
 
Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #113 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2010, 11:15:09 am »

2, Nhiễu tích cực:

Nhiễu tích cực (chủ động) là nhiễu vô tuyến điện tử chủ định, được tạo ra bằng cách dùng phương tiện gây nhiễu phát bức xạ điện từ nhằm cản phá hoạt động của các phương tiện vô tuyến điện tử đối phương (Nguồn: Từ điển PK).

Điều kiện đầu tiên phải đạt được khi gây nhiễu điện tử là tần số của nhiễu phải trùng với tần số công tác của phương tiện định gây nhiễu, bởi có thế thì nhiễu mới có khả năng lọt vào máy thu và gây tác động đến máy thu như: sai lạc tín hiệu, quá tải,...

Các loại nhiễu tích cực chủ yếu: nhiễu chặn, nhiễu ngắm, nhiễu trượt (nhiễu điều biên), nhiễu tạp, nhiễu tông. Cụ thể tính năng của những loại nhiễu kể trên:

- Nhiễu chặn: còn gọi là nhiễu phổ rộng, dùng chế áp đồng thời nhiều phương tiện vô tuyến điện tử có các tần số làm việc khác nhau.

- Nhiễu ngắm: tập trung nhiễu vào một khí tài có dải tần công tác cụ thể, thường được tạo ra trong dải tần số hẹp, chỉ lớn hơn dải thông của máy thu một chút.

- Nhiễu trượt: là sự kết hợp của cả hai loại nhiễu trên. Nhiễu trượt có tần phổ hẹp, công suất lớn, có khả năng dịch chuyển phổ nhiễu trong cả dải tần rộng mà máy gây nhiễu cần khống chế.

- Nhiễu tạp: nhiễu có sự thay đổi liên tục các tham số: biên độ, tần số, pha. Tùy theo loại máy gây nhiễu là có nhiễu tạp điều tần, điều biên hay kết hợp cả hai.

- Nhiễu tông: loại nhiễu có dao động điều hòa theo chu kỳ, từ lên cao đến xuống thấp và ngược lại. Khi có nhiễu này thì ở máy thu liên lạc vô tuyến sẽ liên tục nghe thấy những âm thanh trầm bổng khác nhau, chính vì thế nó được gọi là nhiễu tông (như tông nhạc).

« Sửa lần cuối: 27 Tháng Năm, 2010, 11:34:39 am gửi bởi dongadoan » Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #114 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2010, 11:19:43 am »

3, Những thủ đoạn và trang bị gây nhiễu Mỹ đã sử dụng ở VN:

a, Các giai đoạn:
- Giai đoạn đầu cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất: Lúc này ta mới chỉ có pháo cao xạ với các radar SON-4/9 và các radar cảnh giới như P-8/12,... nên thủ đoạn gây nhiễu của Mỹ vẫn còn đơn giản. Chủ yếu là gây nhiễu từ xa với các loại máy bay EB-66, EC-121 hoặc từ hạm tàu, máy bay chiến thuật của không, hải quân Mỹ khi vào đánh phá miền Bắc thì bay nương theo cánh sóng gây nhiễu từ xa, khi đến gần mục tiêu thì tung nhiễu tiêu cực để vô hiệu hóa radar pháo PK. Phương pháp gây nhiễu này còn gọi là gây "nhiễu ngoài đội hình".

- Sau khi ta có SAM2, Mỹ buộc phải thay đổi cách gây nhiễu. Các máy bay gây nhiễu vào gần hơn, cường độ gây nhiễu lớn hơn và bắt đầu thử nghiệm "đội hình QRC" - các máy bay được trang bị loại máy gây nhiễu QRC-160 gây "nhiễu trong đội hình" tạo ra cả dải nhiễu lớn. Thời gian sau để đối phó với cách đánh bằng "phương pháp bắn 3 điểm" của tên lửa PK ta, Mỹ tăng cường máy gây nhiễu ALQ-71 (loại chính thức của bản thử nghiệm QRC-160) trong đội hình, tăng giãn cách giữa các máy bay trong tốp và giữa các tốp. Máy gây nhiễu ALQ-71 còn đồng thời gây nhiễu cả rãnh mục tiêu và rãnh đạn của tên lửa PK.

- Chiến tranh phá hoại lần thứ 2: Ngày 6-4-1972, Mỹ ném bom lại toàn bộ miền Bắc nước ta. Lúc này các máy bay chiến thuật của không, hải quân Mỹ đã được trang bị loại máy gây nhiễu ALQ-87 được điều khiển tự động và có công suất lớn hơn nhiều so với ALQ-71. Một số loại máy bay như F-111A, F-4 của hải quân còn được trang bị loại ALQ-101 gây nhiễu đa năng. Các loại máy bay B52 được trang bị đồng bộ tới 11 loại máy trinh sát và gây nhiễu (tổng số 25 máy), thực sự trở thành một trạm trinh sát và gây nhiễu trên không.

b, Các loại máy bay và thiết bị gây nhiễu:

* Máy bay tác chiến điện tử EB-66: Được cải tiến từ máy bay ném bom B-66, Mỹ sử dụng ở VN 4 loại EB-66:

- EB-66C là loại máy bay vừa trinh sát vừa gây nhiễu. Trên EB-66 có từ 6 đến 7 người lái, trong đó có từ 4 đến 5 người là nhân viên điện tử.
- EB-66B là loại máy bay chuyên làm nhiệm vụ gây nhiễu. Trên EB-66B có 3 người lái, trong đó có 1 người là nhân viên điện tử.
- EB-66E là loại máy bay chuyên làm nhiệm vụ gây nhiễu, như EB-66B.
- EB-66D là loại máy bay trinh sát khí tượng. Trên EB-66D có từ 2 đến 3 người lái.

Một máy bay EB-66B

EB-66 được trang bị 9 loại máy trinh sát (tổng số 16 máy) chuyên trinh sát, phát hiện radar các loại, dải sóng đài điều khiển tên lửa,... Để gây nhiễu nó có 6 loại máy (tổng số 12 máy) dùng để đối phó với các loại radar sóng mét, đề xi mét và xăng ti mét của radar cảnh báo, nhìn vòng, theo dõi bám bắt mục tiêu của tên lửa, radar của máy bay MiG,...

* Máy bay tác chiến điện tử EA-6B/E: Là loại máy bay gây nhiễu ngoài đội hình của không quân hải quân Mỹ.

- EA-6B: chức năng tương đương EB-66B.
- EA-6E: tương đương EB-66E.


Một máy bay EA-6B

EA-6B/E được trang bị 2 loại máy trinh sát và 4 loại máy gây nhiễu.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #115 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2010, 12:19:46 pm »

* Với các loại máy bay chiến thuật: Luôn có một máy trinh sát, báo động và ít nhất là một máy gây nhiễu.

- Máy trinh sát, báo động: Có các loại AN/APSxx, sau đó là loại APN/APRxx làm việc trên 3 băng sóng dải sóng xăng ti mét (của radar hỏa lực PK), nhiệm vụ là cảnh báo cho phi công khi bị radar theo dõi, bám bắt.

- Máy gây nhiễu: Đầu tiên là QRC-160, sau đó là các loại AN/ALQ-xx từ 71 đến 87, 101,... của không quân và AN/ALQ- 41/51 của hải quân Những loại máy gây nhiễu này thường được đeo dưới bụng hoặc cánh của máy bay, cách phân biệt dễ nhất là chúng thường được gắn một một cánh quạt gió để tạo dòng điện cho máy phát nhiễu.


Máy gây nhiễu AN/ALQ-71

* Với máy bay chiến lược B52: Mỹ sử dụng ở VN 3 loại B52 là D/G/H trong đó chủ yếu là loại B52-D/G.

- Máy trinh sát: Có 2 loại AN/ALR và AN/APR. Loại AN/ALR-20 chủ yếu trinh sát các radar PK mặt đất, phi công chỉ cần nhìn vào màn hình là biết có bao nhiêu radar PK đã được bật máy và loại radar cụ thể tương ứng với tần số phát sóng của nó. Loại AN/APR-25 chủ yếu là hoạt động cảnh báo trên dải sóng xăng ti mét của radar điều khiển hỏa lực nhằm cảnh báo cho phi công khi bị radar PK bám bắt.

- Máy gây nhiễu: Có các loai AN/ALT và AN/ALE, AN/ALR. Gây nhiễu tất cả các loại radar từ sóng mét đến đề xi mét và xăng ti mét, gây nhiễu cả sóng vô tuyến VHF/UHF và tung nhiễu tiêu cực, phóng mồi bẫy để chống tên lửa tầm nhiệt K-13. Có thông tin là trong giai đoạn cuối 1972 Mỹ đã lắp đặt cả AN/ALQ-117 trên B52-H chuyên đối phó với SAM3 nhưng thông tin này chưa được xác minh.

 
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #116 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2010, 04:47:01 pm »

III, Những tác hại của nhiễu và cách đối phó:

 Gây nhiễu và chống nhiễu có thể coi là mâu và thuẫn, nó diễn ra thường xuyên và liên tục trong mọi cuộc chiến tranh có sử dụng đến các thiết bị vô tuyến điện tử kể từ WW2. Trong chiến dịch ném bom Hamburg của quân Anh, họ đã sử dụng nhiễu tiêu cực làm giả mục tiêu đánh lừa pháo PK và máy bay tiêm kích của Đức. Sang đến ColdWar, khi cuộc đối đầu giữa hai khối Đông - Tây tưởng chừng có lúc đã đẩy nhân loại đến bờ vực của WW3 thì các biện pháp tác chiến điện tử (gồm cả gây nhiễu và chống nhiễu) phát triển một bước lớn kèm theo sự phát triển của các loại radar và vũ khí PK.

 Ở VN, bắt đầu từ 1964 khi Mỹ dùng không quân và hải quân mở rộng chiến tranh phá hoại trên miền Bắc VN thì cuộc đối đầu giữa gây nhiễu (của Mỹ) và chống nhiễu (của ta) cũng diễn ra liên tục mà đỉnh điểm là "chiến dịch ĐBP trên không" hay LinebackerII theo cách người Mỹ gọi. Sau đây chúng ta cùng xem xét các tác hại mà nhiễu đã gây ra cho hệ thống PK của ta những năm đó và cách phòng chống của VN. Trong phần này sẽ nói kỹ hơn về việc cải tiến tổ hợp tên lửa PK SAM2 để bắn B52 - giải độc cho huyền thoại "nối tầng SAM2".

1, Chống nhiễu tiêu cực:

 Máy tung nhiễu tiêu cực được trang bị trên tất cả máy bay chiến thuật, chiến lược của Mỹ bay vào vùng hỏa lực PK của ta, mỗi loại máy này có chứa hàng chục đến hàng trăm bó nhiễu được cắt sẵn chuyên để đối phó với các loại radar điều khiển hỏa lực dùng dải sóng xăng ti mét. Điển hình trong các loại này là máy gây nhiễu ALE-29, nhiễu là những sợi thủy tinh nhỏ tráng kim loại, đựng trong những hộp hình trụ dài 136,5mm, đường kính 34,9mm. Loại nhiễu này chuyên gây nhiễu các radar làm việc ở bước sóng 3,5 và 10 xăng ti mét. Đặc biệt với các máy bay F-4 thường bay trước đội hình máy bay cường kích còn được trang bị loại bom tung nhiễu M-121 hoặc rocket phóng nhiễu.

Một loại rocket phóng nhiễu

 Tác hại của loại nhiễu tiêu cực này là: che khuất hoàn toàn mục tiêu trên màn hiện sóng của radar (thường gọi là "trắng màn"), gây nổ tên lửa PK trước khi đến khu vực sát thương mục tiêu.


 Cách khắc phục:

- Với radar SON-9A của pháo PK: ta đã lắp thêm mạch bám sát bằng tay trên cơ sở cải tiến radar RZ-2 trước đó, trang bị thêm thiết bị quan sát quang học để đánh khi địch gây nhiễu nặng.

- Với tên lửa PK (SAM2) đã cải tiến giữ chậm ngòi nổ theo lệnh K3 để tên lửa vượt qua nhiễu tiêu cực mới mở bảo hiểm ngòi vào thế chiến đấu.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #117 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2010, 07:55:09 pm »

2, Chống nhiễu tích cực:

 Nhiễu tích cực của Mỹ sử dụng trong hai cuộc chiến tranh phá hoại ở VN thực sự là đối thủ chính và đáng gờm với hệ thống PK của ta hồi đó. Chống nhiễu xét đến cho cùng đơn giản nhất là tăng công suất bức xạ của radar vượt ngưỡng tín hiệu nhiễu, tăng công suất phát của radar dễ hơn nhiều tăng công suất gây nhiễu trên máy bay vì dù sao máy gây nhiễu trên máy bay cũng bị hạn chế bới kích thước. Tuy nhiên trong điều kiện VN lúc đó - mọi loại radar đều là ngoại nhập - thì việc tăng công suất phát của radar là bất khả thi. Vậy VN ta đã làm cách nào để chống nhiễu đây?

a, Chống nhiễu rãnh mục tiêu:

 Trước hết, ta sẽ cùng tìm hiểu xem "rãnh mục tiêu" là gì và nếu bị gây nhiễu sẽ có tác hại ra sao.

 Rãnh mục tiêu (theo Từ điển PK) là toàn bộ các thiết bị của tổ hợp tên lửa PK bảo đảm việc đồng thời bám sát và bắn mục tiêu trên không. Thành phần chính của rãnh mục tiêu gồm hệ thống thu phát và thiết bị xác định tọa độ của mục tiêu. Ví dụ như hình dưới đây các thành phần chính của rãnh mục tiêu tổ hợp tên lửa PK SAM2 gồm:

 - Radar nhìn vòng P-12: Theo dõi và xác định cự ly, góc phương vị, chỉ thị tọa độ của mục tiêu cho đài chỉ huy SNR-75.

 - Radar đo cao PRV-11: Theo dõi và xác định độ cao của mục tiêu.

 - Radar Fan Song (thuộc bộ SNR-75): tiếp nhận thông tin từ P-12, PRV-11 để bám bắt và dẫn bắn cho tên lửa.


(Hình sưu tầm từ trang web peter-ada)

 Nhiễu rãnh mục tiêu là loại nhiễu tích cực chuyên chế áp máy thu của radar, nếu nhẹ nó sẽ làm sai lạc thông tin về cự li, phương vị, độ cao (tọa độ) mục tiêu, nếu nặng nó sẽ làm quá tải máy thu radar. Tác hại của nó thì đã rõ, nếu không xác định chính xác được tọa độ mục tiêu thì tên lửa bắn vào đâu? Dưới đây là hình vẽ minh họa cho tác hại của nhiễu rãnh mục tiêu:


 Để gây nhiễu rãnh mục tiêu, Mỹ đã sử dụng tổng hợp cả gây nhiễu ngoài đội hình và trong đội hình với nhiều loại máy gây nhiễu. Đặc biệt trong "chiến dịch ĐBP trên không" thì các loại nhiễu này càng dày đặc về mật độ và rất cao về cường độ, công suất. Để khắc phục loại nhiễu này bộ đội PK VN đã áp dụng những phương pháp sau:

 - Áp dụng phương pháp bắn 3 điểm: thực tế là chuyển từ phương pháp bắn "vượt nửa góc" - phương pháp ПС - bám sát tự động sang phương pháp bắn bám sát vào dải nhiễu và bằng tay. Phương pháp này đòi hỏi sự kết hợp điêu luyện giữa các trắc thủ trong kíp điều khiển và đặc biệt là sự tinh tế của từng trắc thủ. Phương pháp này có tác dụng tương đối tốt trong giai đoạn 1965-1968 nhưng tỏ ra ít hiệu quả trong giai đoạn 1972.

 - Lắp đặt thêm hệ thống quan sát mắt sử dụng 2 kính TZK (hệ thống ПА-00): Hệ thống ПА-00 khi được đồng bộ với radar Fan Song (bằng phương pháp so kim) đã giúp radar dẫn bắn xác định tương đối tọa độ mục tiêu để tập trung búp sóng chính của radar vào mục tiêu nhằm vượt lên sự ngăn chặn của nhiễu. Sau này các loại Fan Song sản xuất mới của Nga đều có thêm một kênh quang học chống nhiễu chính là kinh nghiệm được rút ra từ VN.

Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #118 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2010, 08:19:16 am »

Người Mỹ sắp ghé bào tàng phòng không (Trường Chinh - HN) và họ muốn xem, muốn biết sao ta bắn rơi được B52, sao đánh nát bao nhiêu trận địa SAM mà vẫn có SAM bắn. Ta phải làm SAM thép giả (không phải SAM cót giả đâu nhé) chuẩn bị cho họ xem. SAM thép giả giả làm SAM cót giả   Grin . Người ta làm những lá thép dài rồi đan lại, nhìn bề ngoài  giống hệt như cót. Khi được hỏi : sao không làm bằng cót thật. Một cán bộ trả lời : dự kiến đẽ trưng bày lâu dài, làm bằng cót thật sẽ nhanh hỏng.

Không biết ngày xưa SAM cót giả giống SAM thật không còn ở đây SAM thép giả được dựng rất giống. Mời các bác đến thưởng lãm.

@dongadoan "Tầng 1 của V-750V/VM tách khỏi tên lửa bằng lượng nổ nhỏ gắn sẵn ở ba tai nối giữa 2 tầng, bạn ạ! Sau khi tầng 1 cháy hết, cơ cấu điểm hỏa sẽ kích nổ các lượng nổ này, đồng thời điểm hỏa cho tầng 2."   Không biết loại tôi xem có phải là V-750/VM không nhưng loại trưng bày ở đó tầng 1 nối với tầng 2 bằng bốn tai nối. Không thấy có các lượng nổ để cắt rời tầng 1 mà thay vào đó là 2 thanh thép nối 2 tai nối đối diện bắt chéo thành hình chữ thập ở tâm của quả đạn. Theo 1 kỹ thuật : Khi tẩng 2 khởi động luồng khí phụt sẽ đẩy các thanh thép này giật các khớp nối giữa 2 tầng rời ra và do vậy tầng 1 được cắt.
Logged

conlietsy
Thành viên
*
Bài viết: 26


« Trả lời #119 vào lúc: 27 Tháng Tám, 2010, 06:51:28 pm »

Em theo suốt cái topic này của các cụ... giờ mới dám lạm bàn:
Chiến công to oành của các cụ nhà mình thời KCCM có gắn thêm dăm ba cái huyền thoại hay thần thoại cũng là chuyện.....  thường (y như thời Hùng Vương 6 - các cụ tổ còn làm được chiến mã bằng sắt, miệng phun ra lửa, chạy nhong nhong ấy là....)
Điều các cụ trong này nói về nguyên nhân hạ ối thằng B52 là do "vạch nhiễu" thì em nghe đài nói ... mãi
Còn cái vụ "nối tầng" và cả thay "bóng bán dẫn của đèn neon - quê em gọi là đèn tuýp - đèn huỳnh quang là tên cúng cơm khoa học của nó): các bác ... dân quân quê em kể: " bác Nghĩa họ Trần có công nghiên cứu, hướng dẫn các anh quân khí nhà ta nối cái bóng bán dẫn vào mạch điều khiển của thằng Sam 2 khiến nó bay cao hơn (thêm) dăm ki-lô-mét nữa.
Em trộm của u em nguyên 1 cái đèn tuýp, loay hoay tháo ra ... chẳng thấy cái bóng bán dẫn hay toàn thân dẫn nào cả; mỗi cái cục chấn lưu cứng đầu ứ đập ra xem được nên nghĩ... chắc nó nằm ở đấy? Grin
Hoặc cái bóng bán dẫn ấy... nó nằm ngay ở cái tắc- te??? Grin
Nhơn nhớn 1 chút được đọc cuốn "từ đường bay B52 đến sân bay vũ trụ" (cái tên sách này gần chính xác thôi nhé) viết về nhiều bác bộ đội không quân, trong đó có Bác Tuân họ Phạm có đoạn "PViên hỏi: trước khi nhấn cò (chắc là ấn nút tên lửa trên mic 21) anh nghĩ gì?. Bác Tuân bảo: tôi nhìn xuống cánh đồng lúa thân yêu đang hàng ngày phải hứng chịu bao loạt bom thù, nhớ về hình ảnh cha mẹ, xóm làng với gốc đa.... " chán mớ các loại nhớ -  rồi... căm thù dồn lên ngoàn tay...
He hé, bắn trong lúc tăng tốc đuổi theo B52 mà bác Tuân nghĩ được khối chuyện/ xem phim thấy phi công ấn nút chứ có xiết cò đâu
Thấy các cụ "nhà báo" tiền bối.... "sáng tác" siêu thật - rất tuyên huấn!
Theo em... cứ để cụ tiền bối nối tầng, cấy bóng bán dẫn... cho thêm phần sáng tạo nhé
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM