Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:58:48 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...  (Đọc 206579 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #80 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2010, 01:29:18 pm »

Hai cách nói này chỉ phản ánh cùng một vấn đề kỹ thuật, đó là bộ đội tên lửa PK VN đã tìm ra cách khắc phục hầu hết các loại nhiễu do Mỹ tung ra trong cả hai cuộc chiến tranh phá hoại ở miền Bắc VN.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #81 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2010, 02:03:18 pm »

 Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về CHỐNG NHIỄU trong KCCM của bộ đội PKKQ nói chung và bộ đội tên lửa nói riêng. Đây là vấn đề vốn ít được nhắc tới nên tôi sẽ cố gắng viết theo ý hiểu của mình, chính vì vậy mong mọi người cùng góp ý để cho phần tìm hiểu về chống nhiễu này được hoàn thiện!

I, Những khái niệm cơ bản:

1, Nhiễu là cái quái gì vậy?

- Theo Từ điển PK thì NHIỄU là: những tác động của bức xạ điện từ làm sai lệch hoặc phá hủy thông tin trong các phương tiện vô tuyến điện từ. Nó có khả năng tác động vào mọi khâu của hệ thống chỉ huy - điều khiển - thông tin - trinh sát (C3I) và là một yếu tố rất quan trọng của tác chiến điện tử trong chiến tranh hiện đại.

- Theo ý hiểu của tôi: NHIỄU là nguyên nhân làm thay đổi điều kiện lan truyền sóng của các thiết bị vô tuyến điện từ.

2, Vậy có các loại nhiễu nào thế?

- Theo nguồn gốc phát sinh: nhiễu tự nhiên, nhiễu nhân tạo.

- Theo phương pháp tạo nhiễu: nhiễu tiêu cực (thụ động) và nhiễu tích cực (chủ động).

- Theo đặc trưng của sóng: nhiễu vô tuyến điện từ, nhiễu laser, nhiễu hồng ngoại (IR).

3, Nhiễu ảnh hưởng gì đến chức năng của radar?

Như mọi người đều biết, nguyên lý làm việc của radar là: bức xạ năng lượng sóng điện từ ra không gian và thu tín hiệu phản xạ để qua các thiết bị hiển thị mà phát hiện, nhận biết và xác định tọa độ của phương tiện bay. Nói nôm na là: ném ra sóng tới và thu sóng về. Hình minh họa dưới đây thể hiện nguyên lý cơ bản nhất của radar PK:


Tác hại của nhiễu đối với radar chính là ở chỗ làm mất sóng về hoặc làm sai lệch sóng về, quá tải máy thu,... để radar không thể theo dõi được mục tiêu. Hình minh họa dưới đây ví dụ về tác hại của nhiễu tiêu cực do máy bay phóng ra:


Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #82 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2010, 04:20:24 pm »

Nếu ... nếu gắn 4 ống phóng phụ vào tầng 1 của SAM-2 thì khi khai hoả sẽ có tốc độ xuất phát cao hơn chứ nhỉ? (không tính chuyện điều khiển vì bay nhanh quá đâu nha)  Grin
Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #83 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2010, 04:30:25 pm »

II, Những loại nhiễu Mỹ đã dùng ở VN:

Ở VN, đặc biệt là từ khi xuất hiện sự tham chiến của tên lửa PK SAM2 thì Mỹ đã tìm mọi cách gây nhiễu cho các hệ thống hỏa lực của ta. Tôi sẽ trình bày cụ thể về từng loại nhiễu theo phân loại phương pháp tạo nhiễu:

1, Nhiễu tiêu cực:

Nhiễu tiêu cực thực chất là những băng giấy mỏng tráng kim loại hoặc là những dải nhôm, que nhựa phủ kim loại được các loại máy bay thuộc không quân, không quân hải quân Mỹ tung ra nhằm che mắt radar của ta hoặc tạo giả mục tiêu khiến tên lửa PK nổ trước khi đến vùng sát thương mục tiêu.


Tùy theo loại sóng radar mà nhiễu tiêu cực có độ dài, ngắn và số lượng trong mỗi bó khác nhau. Độ dài của sợi nhiễu tiêu cực bằng đúng 1/2 bước sóng (λ - lamda) của radar nó gây nhiễu nên đôi khi người ta còn gọi nó bằng cái tên "ngẫu cực" hoặc "lưỡng cực". Để gây nhiễu radar cảnh báo xa sóng mét có khi chỉ cần vài chục dải kim loại nhưng với radar điều khiển hỏa lực sóng xăngtimet thì số lượng có khi đến cả chục nghìn sợi. Tác dụng của dải nhiễu thường kéo dài từ 5 phút đến nửa giờ.


Trên các loại máy bay Mỹ thường dùng máy tung nhiễu ký hiệu ALE-2x, máy bay thuộc không quân dùng loại ALE-24/27, thuộc hải quân dùng loại ALE-29 sử dụng loại nhiễu RR-70/72. Các loại nhiễu này có tác dụng tạo mục tiêu giả trên màn hiện sóng radar hay đánh lừa ngòi nổ vô tuyến của tên lửa PK khiến chúng nổ trước khi đến vùng sát thương hiệu quả mục tiêu (khi ấy chúng còn gọi là nhiễu ngòi nổ). Hình dưới đây minh họa tác hại của nhiễu tiêu cực với tên lửa PK:



« Sửa lần cuối: 23 Tháng Năm, 2010, 04:44:52 pm gửi bởi dongadoan » Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #84 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2010, 05:21:05 pm »

Nếu ... nếu gắn 4 ống phóng phụ vào tầng 1 của SAM-2 thì khi khai hoả sẽ có tốc độ xuất phát cao hơn chứ nhỉ? (không tính chuyện điều khiển vì bay nhanh quá đâu nha)
------------------------------------
 Tầng 1 của tên lửa SAM2 chỉ sau 2 đến 4 giây là cắt tầng (lúc này tên lửa cũng mới bắt đầu có điều khiển) nên gắn thêm "ống phóng phụ" như ý của bác cũng không tạo sự khác biệt gì lớn giúp nâng tầm của SAM.

 Nếu là gắn động cơ đẩy toàn hành trình thì khả thi, mỗi tội là các bạn LX cũng làm loại này rồi. Họ gọi nó là loại 22D và 17D. Grin

Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
binhnhi2009
Thành viên
*
Bài viết: 118


« Trả lời #85 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2010, 05:48:58 pm »

Tùy theo loại sóng radar mà nhiễu tiêu cực có độ dài, ngắn và số lượng trong mỗi bó khác nhau. Độ dài của sợi nhiễu tiêu cực bằng đúng 1/2 bước sóng (λ - lamda) của radar nó gây nhiễu nên đôi khi người ta còn gọi nó bằng cái tên "ngẫu cực" hoặc "lưỡng cực".


Bác dongadoan có thể giải thích giùm lý do tại sao "Độ dài của sợi nhiễu tiêu cực bằng đúng 1/2 bước sóng (λ - lamda) của radar" không bác?
Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #86 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2010, 06:17:21 pm »

Bác dongadoan có thể giải thích giùm lý do tại sao "Độ dài của sợi nhiễu tiêu cực bằng đúng 1/2 bước sóng (λ - lamda) của radar" không bác?
----------------------------------
 Vì theo tính toán thì diện tích phản xạ hiệu dụng của sợi nhiễu sẽ đạt giá trị cực đại (σmax) khi hướng truyền sóng của radar vuông góc với trục sợi nhiễu và vecto cường độ điện trường song song với trục đó, khi ấy nếu độ dài sợi nhiễu đúng bằng nửa bước sóng thì cả hai đầu sợi nhiễu đều đồng thời phản xạ với sóng radar.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
__Bin__
Thành viên

Bài viết: 4


___Tôi ở miền xa___Trời quen đất lạ............


« Trả lời #87 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2010, 08:43:31 am »


cho cháu hỏi : Tên lưae Liên Xô mà sao ghi toàn tiếng Anh thể???
Logged
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #88 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2010, 09:09:21 am »


cho cháu hỏi : Tên lưae Liên Xô mà sao ghi toàn tiếng Anh thể???

Thấy bảo hàng đem trưng bày nên có 2 khả năng:
- Tổ hợp xuất khẩu có thêm tiếng Anh thông dụng cho các nước mua
- Cán bộ bảo tàng thêm phần dịch chỉ dẫn tiếng Anh cho khách tham quan dễ đọc
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #89 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2010, 10:58:30 am »

@Oldbuff Cám ơn bác đã giải thích hết sức rõ ràng. Quả là gặp được chuyên gia rồi. Bây giờ thì tôi nhớ là loại có 4 cần không có cái tấm chắn luồng đó nên nom hết sức gọn gàng. Xin hỏi thêm bác câu nữa : Giả sử trong chiến đấu loại 2 hoặc 4 cần trên 1 bệ khi phóng 1 quả đạn, số đạn còn lại phân bố không đều do vậy hệ thống bị lệnh tâm, khi quay bắt mục tiêu, bệ có bị đảo không, làm thế nào để bệ không bị đảo ?

Bệ phóng có cơ cấu xi lanh thủy lực bù lệch trong trường hợp phóng 1 trong các đạn trên bệ: Bệ SM-78A của tổ hợp S-125 Neva có 2 cụm xi lanh thủy lực 2 bên (phía trên xi lanh nâng hạ đế bệ đỡ tấm chắn luồng), bệ SM-106 của tổ hợp S-125M Pechora dùng 3 cụm xi lanh bù lệch đỡ từ chân đế bệ.

Hình bệ SM-78A


Trích dẫn
Nếu cái chân đỡ tấm chắn luồng mà chống xuống đất thì làm sao mà bệ quay tròn để phóng đạn được ? (Hỏi có gì không phải, bác bỏ qua cho nhé)

Đ/c Rongxanh đã có ảnh minh họa và giải thích, Buff tôi chỉ làm rõ thêm: đế chân đỡ tấm chắn luồng có hình đĩa tròn được đặt cách mặt đất nền bệ khoảng 10 cm để bệ có thể quay phục vụ đồng bộ bệ đạn, hay nói nôm na là trỏ đạn quay theo góc tà và phương vị của đài điều khiển sau khi xác nhận phần tử bắn. Khi bệ được đồng bộ và có lệnh phóng, xi lanh thủy lực ở đuôi bệ hạ chân đỡ tấm chắn luồng xuống trước khi tầng phóng kích hoạt.

Hình bệ SM-90
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM