Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:57:28 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...  (Đọc 206562 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #50 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2010, 11:16:38 pm »

Đuôi tên lửa SAM 2






Đoạn nối giữa tầng 1 và tầng 2 của tên lửa SAM2. Mấy đoạn ống/ dây dợ chắc là để điều khiển?







Nếu Huyphong không nhầm thì ảnh của anh Rong Xanh được chụp ở Bảo tàng Hàng không và Vũ trụ quốc gia Smithsonian. Đây là 1 quả đạn V750V của tổ hợp SA-75MK Đờ vi na vẫn còn đặt trên giá của xe TZM chứ không phải trên bệ SM-63-2K.
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #51 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2010, 11:39:23 pm »

Ờ nhỉ, em nhầm! Nhưng dù sao thì tầng 1 cũng không tự cháy được! Grin
Em mạo muội có giả thiết sau:

Giả sử em lấy con dao nhà em bổ đôi SAM 2 theo chiều ngang thành 2 phần:

Phấn 1: là phần đầu, có cái mũi tên đi.
Phần 2: là phần đuôi, có mấy cái cánh ở dưới

*) Giả sử muốn thêm 1 đốt (gọi là phần 3 các bác nhé) cho nó dài ra 10cm như bác nào nói cho thêm nhiên liệu vô. Có 3 giả thiết (tương ứng với 3 vị trí có thể ghép cái P3 này vào),

Vị trí 1: Ở đầu phần 1, khó xảy ra vì nó cái mũi tên lửa và theo hiểu biết của em chắc nó có cái thuốc nổ gì gì đó để bùm khi gần B52.
Vị trí 3: Ở phần dưới cùng, dưới phần 2, cái này cũng ko ổn vì chắc mấy cái cánh nó phải ở dưới cùng chứ nhỉ, và nếu ở vị trí này thì kích thước phần 2 sẽ là to nhất vì nó phải thoai thoải to dần từ mũi cho đến đuôi mới giông giống 1 quả tên lửa chứ
Vị trí 3: là ở giữa p1 và p2 chỗ có cái dao cắt của em đi qua ý, cái này theo em là hợp lý nhất ạ

KL1: đã xong vị trí cho cái P3 vô.

*) Hình dáng của phần 3 chắc phải là hình nón cụt rồi, đúng không các bác, chiều cao là 10cm, hoặc hình trụ? cái này cũng mâu thuẫn này

1. Hình nón cụt (1 đáy to, 1 đáy bé, đáy là hình tròn): sẽ không lắp được vì ở vị mặt cắt đó , tiết diện của 2 phần P1 và P2 là bằng nhau mà
2. Hình trụ: (2 đáy hình tròn bằng nhau): Cũng ứ được vì khi lắp vô hoàn chỉnh cái tên lửa nó có hình dáng kỳ kỳ, không thuôn đều mà như thế em sợ nó ứ bay được mất (bác nào giỏi về cái này confirm lại em nhé).

*) em cứ giả thiết là hình dạng vị trí ọk hết đi. em bàn tiếp đến chuyện vật liệu chế tạo ra cái P3 này: vật liệu phải đồng nhất chứ, chẳng lẽ P1, P2 bằng Cu còn P3 lại bằng Au được. Mà em nghe đồn vật liệu đó bằng hợp kim gì gì đó xin lắm, Vn ta chắc ko chế tạo nổi đâu, chắc phải đặt hàng Nga chứ nhỉ? Thế là các anh Nga hỏi ngay :" chú bảo anh làm cái cục này để làm gì thế" lộ hàng ngay, mà còn chuyện dây điện phải nối dài ra nữa....

*) mà nối lại làm sao được bây giờ, em tính phải có nhà máy, dây truyền mới hàn xì lại các phần với nhau chứ ( theo em chắc liên kết bằng hàn mới chắc chắn chứ lỏng la lỏng lẻo bê ra bệ phóng nó lại 3 khúc phân chia thì funny lắm nhỉ).

..... và rất nhiều các khó khăn khác nữa.

Mà 1 việc như thế này ạ: nếu thêm P3, tức là tahy đổi khối lượng,  kích thước => mất sự cân bằng, ổn định, mà cái này chắc quan trọng lém vì nó là tên lửa cơ mà, vật thể bay cơ mà. Đơn giản như 1 em diều thôi, không cân bằng nó chẳng xoay tít như diều của Nobita ý chứ làm sao mà bay lên giời được. còn nhiên liệu ở P3 nữa, tối thiểu nó phải đủ cho khối lượng ở P3 bay lên và còn dư 1 tý để kéo dài theo tầm cao cho tên lửa nữa.

==> rất chi là khó khăn và phi lý ở giả thiết thêm P3 cho SAM 2
-------------------------------------------
 Rất hoan nghênh bạn tham gia thảo luận, nhưng làm ơn viết đúng chính tả tiếng Việt hộ. Bạn có 12h để tự sửa bài!

Tặng anh DBP cái sơ đồ khối của SAM 2 để anh bổ cho dễ Smiley

Đạn tên lửa V750 (1D) cùng loại với các đạn đã vít cổ chiếc U2 của Francis Gary Powers trên vùng trời Sverdlovsk ngày 1/5/1960:

(hình "Техника и вооружения" @ pvo.guns.ru)

Sơ đồ đạn 1D (Схема ракеты 1Д):
1. Ăng ten phát của ngòi nổ vô tuyến (Передающая антенна РВ)
2. Ngòi nổ vô tuyến (Радиовзрыватель - РВ)
3. Đầu nổ (Боевая часть)
4. Ăng ten thu của ngòi nổ vô tuyến (Приемная антенна РВ)
5. Thùng chất Ô hay chất Ô xi hoá (Бак окислителя)
6. Thùng chất G hay nhiên liệu (Бак горючего)
7. Bình khí nén (Воздушный баллон)
8. Khối lái tự động (Блок автопилота)
9. Khối xử lí lệnh điều khiển vô tuyến (Блок радиоуправления)
10. Pin nguồn kiểu xi lanh Am-pul (Ампульная батарея)
11. Khối nâng thế (Преобразователь тока)
12. Khối điều khiển cánh lượn (Рулевой привод)
13. Thùng chất I hay chất kích hoạt động cơ OT-155 (Бак "И")
14. Động cơ tầng đạn (Маршевый двигатель)
15. Đai ốp nối tầng (Переходный отсек)
16. Động cơ tầng phóng (Стартовый двигатель)

Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #52 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2010, 12:32:52 am »

Anh Vi tính ơi đầu nổ của đạn tên lửa chứ có phải đạn pháo hoa đâu mà chế từ ma giê! Đầu nổ của SAM2 nhìn giống cái trục lô sơn vỏ màu đỏ, bên trong là lớp đạn hợp kim hình khối lập phương.
Grin Tôi không biết cụ thể cái đầu nổ của SAM2, mà nghe dân tên lửa nói vậy (đơn vị tôi có đủ các thứ kỹ thuật vũ khí mà tôi lại chuyên về điện tử). Rất có thể lớp đạn hình khối lập phương ấy là hợp kim ma-giê?
Còn thực tế thì năm 68 chúng tôi đã vác búa đập một kết cấu từ trên trời rơi xuống để lấy những mảnh kim loại nhỏ có mùi khét đốt chơi. Buộc mẩu kim loại ấy vào một cái dây thép nhỏ, chụm 3 cái đèn dầu lại đốt. Khi nào kim loại nóng chuyển mầu đỏ bắt đầu có vẻ cháy thì không cần đốt đèn dầu nữa mà thổi như thổi hòn than. Nó sẽ cháy sáng rực, chói mắt, cái dây thép sẽ bị đứt vì quá nóng, cục kim loại sáng trắng rơi xuống đất phần chẩy ở ngoài sẽ văng ra còn phần chưa chẩy thì cháy tiếp. Kinh nghiệm là phải đứng trên phản mà đốt. Vì có thằng đứng ở dưới bị giọt kim loại nóng chảy bắn vào chân, lập tức có mùi khét da cháy và xuất hiện một cái lỗ viền khô thủng vào trong chân  Shocked
Cái vật kim loại từ trên trời ấy chắc chắn không phải máy bay Mỹ mang đến, không phải tên lửa đối không vì nó khá to. Hồi ấy bọn tôi cũng không truy được nó là cái gì, chỉ biết trò chơi ấy gọi là đốt ma-nhê. Địa điểm bây giờ là doanh trại của đoàn công binh N43, thị trấn Tam Nông.
Chúng tôi thăm lại doanh trại sau 40 năm (1968-2008)

(Lại lạc đề vì "hồi ức" rồi. Nhưng không có chuyện này không biết sẽ kể đốt ma-nhê ở đâu).

Bổ sung: nguồn http://milparade.udm.ru/28/060.htm
Goole dịch một đoạn cho thấy đầu nổ có thành phần ma-giê để tăng hiệu quả cháy. Tất nhiên không thể là ma-giê nguyên chất rồi.

Các đầu đạn của tên lửa và tên lửa có tính năng cao, g-load lúc khởi động thường sử dụng phong bì phân mảnh có kiểm soát được tạo ra bởi soi rãnh, sử dụng dải rãnh vô tận, lưới tinh embrittled sản xuất, ví dụ, bằng điện tử hay điều trị tia laser và muốn. Đầu đạn có tính năng tương đối thấp g-load lúc khởi động (n <100), chủ yếu là SAM đầu đạn, được trang bị lắp ráp và ngoại quan bao thư với mảnh đúc sẵn ở dạng hình khối và xi lanh được làm từ thép hoặc hợp kim nặng trên cơ sở vonfram với một 16 với
mật độ 18 g/cm3. Công việc đang được tiến hành để tăng hiệu quả cháy của mảnh đúc sẵn bằng cách bổ sung magiê, zirconi, và berili đầu đạn. Tên lửa chứa đầy hỗn hợp của Trotyl và hexogen của TG TG 40 và 50 loại hay Trotyl với hexogen, bột nhôm của TGA, TGF , và các loại khác. Việc sử dụng nhiều vật liệu nổ mạnh mẽ, chủ yếu là octogen (mật độ 1,9 g/cm3 và tốc độ nổ 9.100 m / s), bị giới hạn bởi chi phí của họ. Hiệu quả thể tích (tỷ lệ trọng lượng thuốc nổ để đầu đạn trọng lượng) cho các đầu đạn SAM thường là trong vòng 0,4 và 0,6, và tốc độ của các mảnh vỡ là 1.800 đến 2.500 m/s.
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Năm, 2010, 12:54:26 am gửi bởi vitính » Logged
Dienbienphu
Thành viên
*
Bài viết: 7


« Trả lời #53 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2010, 09:03:43 am »


Tặng anh DBP cái sơ đồ khối của SAM 2 để anh bổ cho dễ Smiley

Đạn tên lửa V750 (1D) cùng loại với các đạn đã vít cổ chiếc U2 của Francis Gary Powers trên vùng trời Sverdlovsk ngày 1/5/1960:

(hình "Техника и вооружения" @ pvo.guns.ru)

Sơ đồ đạn 1D (Схема ракеты 1Д):
1. Ăng ten phát của ngòi nổ vô tuyến (Передающая антенна РВ)
2. Ngòi nổ vô tuyến (Радиовзрыватель - РВ)
3. Đầu nổ (Боевая часть)
4. Ăng ten thu của ngòi nổ vô tuyến (Приемная антенна РВ)
5. Thùng chất Ô hay chất Ô xi hoá (Бак окислителя)
6. Thùng chất G hay nhiên liệu (Бак горючего)
7. Bình khí nén (Воздушный баллон)
8. Khối lái tự động (Блок автопилота)
9. Khối xử lí lệnh điều khiển vô tuyến (Блок радиоуправления)
10. Pin nguồn kiểu xi lanh Am-pul (Ампульная батарея)
11. Khối nâng thế (Преобразователь тока)
12. Khối điều khiển cánh lượn (Рулевой привод)
13. Thùng chất I hay chất kích hoạt động cơ OT-155 (Бак "И")
14. Động cơ tầng đạn (Маршевый двигатель)
15. Đai ốp nối tầng (Переходный отсек)
16. Động cơ tầng phóng (Стартовый двигатель)



Ấy là em giả thiết như thế khó có khả năng nối tầng tên lửa vì sẽ có rất nhiều việc phi lý về mặt kỹ thuật thực hiện như: Vị trí, kích thước hình dạng, vật liệu của đoạn được thêm mới. Và việc sẽ phá vớ sự cân bằng khí động lực học của SAM 2 nguyên bản với lý thuyết cho rằng VN ta có thể tự thiết kế tính toán hoàn thiện về mặt lý thuyết rồi đấy ạ. (các bản vẽ kích thước hình dạng, tính toán nội ngoại lực, cân bằng....)
Logged
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #54 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2010, 12:40:43 pm »

Khà khà Grin Dạo này OldBuff bận quá trời nên ít tham gia bài trên này. Các bác cứ tẩy độc trước ở đây rồi chuyển ca bệnh để tôi xử lý bồi bổ ở mục các loại SAM của Liên Xô và Nga vào tháng 6 tới.

Có chút thông tin với các bác là mảnh đầu nổ của S-75 không giống như mảnh của đạn S-25 mà bác bodoibucket đưa ở phần trên.

Đầu nổ và mảnh đầu nổ của đạn V-750/13D (S-75 Desna):



Đầu nổ và mảnh đầu nổ của đạn V-755/20D (S-75M Volga)



Có bài viết của Alexandr Klotchkov về các loại đầu nổ ở đây. Đ/c huyphongssi biết tiếng Nga nếu có thời gian thì dịch tóm cho anh em nhé!
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #55 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2010, 01:17:32 pm »

Hế hế, em chỉ đợi bác ra thôi đấy! Cọp cái hình đầu s-25 của bác mà!  Grin
Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #56 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2010, 01:17:47 pm »

Bài của bác DBP rất cụ tỷ, không biết thế dã đủ để các con giời kotus và ivanovic thủng chưa?
Logged
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #57 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2010, 03:00:52 pm »

Bác nói thế thì em biết thế, thực sự ở đây là em đã thấy có 1 thời tên lửa nhà ta bắn lên thì cả một vùng sáng quắc. Sáng hơn săng 16! Grin  Đến năm 72 thì em thấy bắn ngày tên lửa bay ngoằn ngoèo chán chê mới nổ, ban đêm thì không được sáng cho lắm, có thể người ta bắn ở tầm vòng ngoài xa Hà Nội ... sợ gần thì sập nhà dân chăng?

Mà bác vitinh nói là mảnh đầu nổ bằng hợp kim Ma-giê ... thế khi đầu tên lửa nổ nó sẽ cháy ... cháy thì giảm khối lượng ... giảm khối lượng thì giảm động năng xuyên thấu ... có gì mâu thuẫn chăng?

Tầng 1 phóng thì chói sáng lắm bác ạ, nhưng tầng 2 thì cháy không sáng như trăng rằm được. Trận địa phóng có thể đặt cách nhà bác xa hơn nên bác chỉ thấy tầng 2 bay ngoằn ngoèo đuổi máy bay địch thôi Grin

Có cái ảnh tầng 2 của đạn SAM2 đang bay ngay phía trên sân bay Đa Phúc theo hướng từ Đông sang Tây (chắc phóng từ trận địa Phù Lỗ của H57): dòng sông kẻ chỉ uốn lượn phía ngoài là sông Cà Lồ, xa nữa là đầm Vân Trì và xa nhất là sông Hồng.

Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
Dienbienphu
Thành viên
*
Bài viết: 7


« Trả lời #58 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2010, 03:53:26 pm »

Bài của bác DBP rất cụ tỷ, không biết thế dã đủ để các con giời kotus và ivanovic thủng chưa?

Em cảm ơn bác.

Em làm dân thiết kế, ngĩ có thiết kế mỗi cái trụ cầu thui thì đã chục bản vẽ, mặt cắt trong mặt căt ngoài, nội ngoại lực, sức bền vật liệu....cứ gọi là như canh hẹ, đấy là toàn edit các bản vẽ gốc đấy nhé.

Còn giả thiết thiết kế tên lửa SA2 ( đoạn 3 theo giả thiết) thì chắc cũng phải trình độ kha khá và phải có bản vẽ thiết kế gốc của SAM2 nữa chứ.? (cái này chắc Liên Xô nó không chuyển giao đâu nhỉ). Thôi thì về mặt lý thuyết em cứ chấp nhận là mình thiết kế được làm ra được.

Nhưng mà phần chế tạo và lắp ráp thì không tưởng được đâu ạ. Mà nguyên lý cơ bản thêm khối lượng chỉ có nặng phao câu thêm => bay thấp đi chứ chẳng bay cao hơn được đâu ạ

Em mạo muội nghĩ vậy.

Kính các bác
Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #59 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2010, 04:04:14 pm »

Vấn đề không nằm ở cấu tạo kỹ thuật của tên lửa! Nếu SAM2 không đủ tầm "với tới" B52 thì lại là một chuyện, đằng này trần bắn của SAM2 thừa sức vượt quá trần bay của B52 thì cải tiến "nối tầng" để làm gì?

Không có mục đích thì chả ai nhiều chuyện, nhiễu sự lôi vũ khí ra mổ xẻ, cải tiến giữa lúc chiến tranh cả! Grin
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM