Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:34:49 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...  (Đọc 206563 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #20 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2010, 09:32:43 am »

Ơ

Thế mà Em cứ tưởng Phòng không & Không quân nhà ta vẫn ở cùng một Quân chủng

Ra ở riêng hồi nào đó bác Đoành ?



SAM là thuộc phòng không hay kq hả bạn?
Logged
yenthanh
Thành viên
*
Bài viết: 207


Bị giang hồ trục xuất vĩnh viễn!


WWW
« Trả lời #21 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2010, 09:55:11 am »

Hôm nọ em ngồi nhậu với 1 bác ***// kiêm CN khoa dược cua 1 BV lớn trực thuộc ngành... Bác ấy còn giảng giải VN nối tầng SAM II để bắn B52 mới kinh chứ Cheesy bác Bodoibucket ngồi chứng kiến mà cười không nổi Cheesy
Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #22 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2010, 09:56:18 am »

Bạn nhai quai dep làm ơn đọc kỹ tên topic và lời dẫn giải trong bài đầu của tôi để biết mục đích, phạm vi đề cập của topic nhé!

Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
linhthongtin
Thành viên
*
Bài viết: 58


« Trả lời #23 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2010, 09:59:48 am »

Theo em nhớ thì cuốn lịch sử QC PK-KQ tập 3 có nói rõ là cải tiến lớn nhất của Sam 2 không nằm ở kỹ thuật hay khí tài mà là ở chiến thuật và phương pháp đánh. Sĩ quan điều khiển cũng như kíp trắc thủ được huấn luyện để phối hợp sử dụng nhiều phương pháp đánh khác nhau, phối hợp giữa điều khiển tự động với điều khiển bằng tay góc tà, phương vị, cự ly tùy từng trường hợp cụ thể đối với mục tiêu trong nhiễu, .
Về vấn đề "vạch nhiễu" B52 thì có một chuyện trong sách kể em thấy tương đối thú vị là các hệ thống gây nhiễu của B52 gây nhiễu rất tốt đối với các rada thế hệ mới, dùng rada thế hệ mới thì nhiễu trắng màn hình. Các bác nhà mình chuyển sang sử dụng một loại rada đời "ơ kìa" thì tự nhiên thấy màn hình trong vắt mục tiêu rõ mồn một thế là: "Quả 1 - Phóng" aaaaaaaaaaaaaaaaa. Về sau mình dùng phối hợp cả hai loại rada cũ và mới để đảm bảo phát hiện mục tiêu trong mọi trường hợp.
Logged

Kịp thời - Chính xác - Bí mật - An toàn.
Lính Thông tin coi đó là sự sống !!!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #24 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2010, 10:18:35 am »

Tạm gửi lên một mô hình về quy trình bám bắt và phóng tên lửa PK đánh B52 trong KCCM:


P/s: Nghịch bằng PS nên có gì chưa ổn các bạn thông cảm! Grin
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #25 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2010, 10:22:06 am »

Theo em nhớ thì cuốn lịch sử QC PK-KQ tập 3 có nói rõ là cải tiến lớn nhất của Sam 2 không nằm ở kỹ thuật hay khí tài mà là ở chiến thuật và phương pháp đánh. Sĩ quan điều khiển cũng như kíp trắc thủ được huấn luyện để phối hợp sử dụng nhiều phương pháp đánh khác nhau, phối hợp giữa điều khiển tự động với điều khiển bằng tay góc tà, phương vị, cự ly tùy từng trường hợp cụ thể đối với mục tiêu trong nhiễu, .
Về vấn đề "vạch nhiễu" B52 thì có một chuyện trong sách kể em thấy tương đối thú vị là các hệ thống gây nhiễu của B52 gây nhiễu rất tốt đối với các rada thế hệ mới, dùng rada thế hệ mới thì nhiễu trắng màn hình. Các bác nhà mình chuyển sang sử dụng một loại rada đời "ơ kìa" thì tự nhiên thấy màn hình trong vắt mục tiêu rõ mồn một thế là: "Quả 1 - Phóng" aaaaaaaaaaaaaaaaa. Về sau mình dùng phối hợp cả hai loại rada cũ và mới để đảm bảo phát hiện mục tiêu trong mọi trường hợp.

Không đến mức mục tiêu rõ mồn một đâu bác ơi, chỉ là giúp xác định chính xác hơn vị trí có khả năng có B52 thôi.
Logged
binhnhi2009
Thành viên
*
Bài viết: 118


« Trả lời #26 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2010, 05:27:30 pm »

Bây giờ ta cùng tìm hiểu về cấu tạo đạn V-750V/V-750VM của S-75/S-75M xem huyền thoại "nối buồng đốt của 1 SAM vào đuôi SAM khác" có tính khả thi không nhé!

Đạn tên lửa V-750V/V-750VM có nhiều loại nhưng đều chung cấu tạo, kích thước (nguồn: Từ điển PK):

- Dài: 10,841m.

- Khối lượng phóng: 2.283kg.

- Đầu đạn: kiểu nổ mảnh nặng 193kg; ngòi nổ vô tuyến theo hiệu ứng xung Doppler.

- Tầng 1: đường kính 0,654m; sải cánh 2,566m; dùng nhiên liệu rắn.

- Tầng 2: đường kính 0,5m; sải cánh 1,675m; dùng nhiên liệu lỏng.


Đọc thông số và xem hình vẽ kể trên, các bạn có biết nếu muốn thêm một tầng nữa thì thêm vào đâu không, tôi thì chịu! Grin Hoặc như bác kotus bên ttvnol nói thì: "kéo dài tên lửa thêm 10cm" thì kéo thế nào nhỉ?

Thông số về chiều dài của các tầng thế nào bác dongadoan?

Về vụ nối tầng thì theo bn vẫn có thể có lý do của nó như sau:
Tầm cao 30km của tên lửa là trong điều kiện thuận lợi, thấy mục tiêu từ đầu và đi một mạch tới đó luôn. Trong trường hợp bị nhiễu nặng thì rất có thể chiến thuật sau được áp dụng: phóng lên áng chừng vào vùng khả nghi và cho tên lửa sục sạo tìm mục tiêu kết hợp với chỉnh hướng từ đài điều khiển. Như vậy cần phải bay lâu hơn bình thường.

Bn không vẽ được nhưng có thể mô tả việc "nối bình" thế này: tên lửa như cái đòn bánh tét, 2 hoặc 4 thùng dầu phụ hình bút chì cặp dọc sườn. Như vậy về khí động học cũng không ảnh hưởng nhiều lắm.

Về khả năng tăng áp cho nhiên liệu lỏng thì thế nào các bác? ví dụ tăng 10% áp suất thì ta đã có thêm 10% nhiên liệu rồi. bn nghĩ rằng đồ "các chú cứ phá" tốt lắm, tăng áp lên 50% vẫn OK.

Nói chung nối hay không vẫn đang ở diện tin hay không các bác nhỉ? Vì cũng chưa có tài liệu chinh thức nào nói là không có nối tầng.

Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #27 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2010, 05:35:50 pm »

Tầm cao 30km của tên lửa là trong điều kiện thuận lợi, thấy mục tiêu từ đầu và đi một mạch tới đó luôn. Trong trường hợp bị nhiễu nặng thì rất có thể chiến thuật sau được áp dụng: phóng lên áng chừng vào vùng khả nghi và cho tên lửa sục sạo tìm mục tiêu kết hợp với chỉnh hướng từ đài điều khiển. Như vậy cần phải bay lâu hơn bình thường.
-----------------------------------------
 Bạn binhnhi2009 tưởng người ta lái tên lửa như bạn lái xe máy ấy hả? Grin

Bn không vẽ được nhưng có thể mô tả việc "nối bình" thế này: tên lửa như cái đòn bánh tét, 2 hoặc 4 thùng dầu phụ hình bút chì cặp dọc sườn. Như vậy về khí động học cũng không ảnh hưởng nhiều lắm.

Về khả năng tăng áp cho nhiên liệu lỏng thì thế nào các bác? ví dụ tăng 10% áp suất thì ta đã có thêm 10% nhiên liệu rồi. bn nghĩ rằng đồ "các chú cứ phá" tốt lắm, tăng áp lên 50% vẫn OK.

------------------------------------------
 Bạn có hiểu nối bình và nối tầng là hai khái niệm khác nhau không?

 Nhiên liệu được nạp trong các bình chứa ở áp suất thường, không nén bạn ạ! Khi động cơ hoạt động thì khí nén từ bình chứa mới tràn sang bình nhiên liệu và tạo áp suất dư để ép nhiên liệu vào buồng đốt. Bạn định nén nhiên liệu thì ví dụ tăng 10% áp suất trong bình chứa đồng thời sẽ phải tăng trên 10% áp suất bình khí nén --> bạn đang chế một quả bom chứ không còn là quả tên lửa nữa rồi! Grin
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #28 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2010, 05:39:00 pm »

Bó tay!

Tên lửa mà làm như con chuột, sục sạo?
Chắc bn xem mấy clip về phóng tàu vũ trụ bèn thêm cho nó 2 hay 4 thùng dầu cặp thêm! Thế thì nó bay thế nào? Cứ cho là bay được đi, vậy nó có bay được cao không? Bay nhanh được không? sục sạo nổi không? Trình độ hiện giờ đã làm được chưa? Có công bố nào về nối tầng trong thời gian gần đây chưa? Chưa tính hồi năm một chín bảy mấy.

Tài liệu chinh thức nói là không có nối tầng thì đầy ra, có điều có chịu tìm đọc hay không mà thôi?
[/quote]
Thông số về chiều dài của các tầng thế nào bác dongadoan?

Về vụ nối tầng thì theo bn vẫn có thể có lý do của nó như sau:
Tầm cao 30km của tên lửa là trong điều kiện thuận lợi, thấy mục tiêu từ đầu và đi một mạch tới đó luôn. Trong trường hợp bị nhiễu nặng thì rất có thể chiến thuật sau được áp dụng: phóng lên áng chừng vào vùng khả nghi và cho tên lửa sục sạo tìm mục tiêu kết hợp với chỉnh hướng từ đài điều khiển. Như vậy cần phải bay lâu hơn bình thường.

Bn không vẽ được nhưng có thể mô tả việc "nối bình" thế này: tên lửa như cái đòn bánh tét, 2 hoặc 4 thùng dầu phụ hình bút chì cặp dọc sườn. Như vậy về khí động học cũng không ảnh hưởng nhiều lắm.

Về khả năng tăng áp cho nhiên liệu lỏng thì thế nào các bác? ví dụ tăng 10% áp suất thì ta đã có thêm 10% nhiên liệu rồi. bn nghĩ rằng đồ "các chú cứ phá" tốt lắm, tăng áp lên 50% vẫn OK.

Nói chung nối hay không vẫn đang ở diện tin hay không các bác nhỉ? Vì cũng chưa có tài liệu chinh thức nào nói là không có nối tầng.
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #29 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2010, 05:40:56 pm »

Bó tay!

Tên lửa mà làm như con chuột, sục sạo?
Chắc bn xem mấy clip về phóng tàu vũ trụ bèn thêm cho nó 2 hay 4 thùng dầu cặp thêm!

Không phải thùng dầu mà là động cơ phụ gắn thêm! Nhưng mà ở Vịt ta thì không có loại này vì không cần dùng tới!  Grin
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM