Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 09:44:26 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tuyển tập truyện ngắn - Đỗ Kim Cuông  (Đọc 16872 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
BloodX
Thành viên
*
Bài viết: 37


« vào lúc: 18 Tháng Năm, 2010, 03:27:29 pm »


ĐẢO CHẮN SÓNG
Tác giả : Đỗ Kim Cuông
Nhà xuất bản : .....
Năm xuất bản : .....
Số hóa : Đỗ Kim Cuông

I
Chuyến xe lam chở khách chạy về làng Vân chỉ có vài người. Biên với một cô giáo cấp hai và ba người đàn bà đi bán cá trở về. "Nếu không tìm được người quen, tối mời bác vô trường em nghỉ tạm...". Biên đỡ hộ cô giáo bao tải gạo. Quả thật nếu không có cô giáo Biên sẽ không tài nào nhận ra vùng Hiệp Thạnh. Căn cứ quân sự của Mỹ xưa kia kéo dài 17 cây số từ mỏm Ghềnh Đỏ đến giáp chân núi Mẹ Bồng Con. Có đủ cả sân bay phản lực, tuyến phòng thủ dày đặc, bãi cát trắng mênh mông lổm nhổm hàng chục lớp rào kẽm gai, bãi mìn. Bây giờ, trên chính dải đất ấy, dấu tích của khu căn cứ quân sự Mỹ chỉ còn lại được vài chục cái vòm hầm chứa máy bay là chưa bị tháo dỡ. Tất cả đã biến mất. Dải cát trắng đã trở thành một cánh rừng phi lao xanh tốt.
- Chú về thăm ai ở làng Vân? Một chị bán cá hỏi chừng Biên vẻ quan tâm, khi thấy anh cầm chiếc túi du lịch đứng ngơ ngác tại bến đỗ xe đã vãn người.
- Tôi hỏi thăm nhà cô Tằm...
- Tằm nào ha? Chị bán cá đưa mắt hỏi mấy chị bạn – Làng mình làm chi có ai tên Tằm... Cỡ bao nhiêu tuổi?
- Nếu cô Tằm còn sống, thì năm nay quãng ngoài 40. Tôi quen cô ấy từ lúc còn chiến tranh...
- Ôi chu cha... Lâu vậy, tụi "cháu" chả biết.
II

Ông Bí thư cũ của xã Hiệp Thạnh bị cụt một chân. Suốt bao nhiêu năm bám dân, ngủ hầm, đưa bộ đội đặc công đi điều nghiên, hàng trăm lần gặp địch, đánh nhau chí tử không sao cả, nhưng đến ngày hòa bình thấy dân làng sục vào bãi rác của Mỹ đào bới lượm được của, thấy ham, ông Bảy đi theo lại dính mìn. May mà thoát chết. Ông Bảy nghỉ công tác đã lâu, về nhà sống bằng nghề đan lưới.
- Tằm à... ? Ông Bảy nhíu đôi lông mày đã bạc như cước nhìn Biên.
- Con Tằm cơ sở của làng Vân chớ chi? Con Tằm bị kỷ luật.
- Kỷ luật?
- Ờ, con nhỏ bị khai trừ khỏi Đảng. Hồi đó tôi ở trong cấp ủy, bỏ phiếu khai trừ nó chớ ai. Chẳng biết nó ngu dại với đứa nào, mang bụng bầu. Hỏi không chịu khai, chi bộ kiểm thảo mấy lần chỉ ngồi khóc. Rốt cục lại nói mỗi câu: "Cháu dại, cháu chịu. Đảng muốn kỷ luật gì cháu cũng lãnh.... Cháu thương anh ấy... Cháu thương con cháu...". Đồng chí còn lạ gì, lúc ấy đang giặc giã cũng chẳng ai nỡ làm khó một cô du kích vi phạm kỷ luật. Vả lại, má nó chết, nhà lại nghèo. Nó bỏ về làng làm ruộng. Chúng tôi cũng cho đó là việc nhỏ. Cái cây có trái tốt, trái hư. Biết làm sao được? Sau ngày giải phóng công việc càng bù lu, đầu tắt mặt tối. Tôi ở trên thôn Trung, ít có dịp qua lại làng Vân, không biết nó sống ra sao... Mà này, tôi hỏi thật: đồng chí là thế nào với con Tằm?
- Chú có nhớ vụ tàu của ta đổ vũ khí vào làng Vân không?
- Nhớ... nhớ. Ông Bí thư lúc lắc cái đầu bạc trắng.
Biên nói tiếp: - Tàu chưa chuyển xong vũ khí thì bị lộ. Tàu chúng tôi bị máy bay và hải đoàn ngụy săn đuổi, bắn chìm. Tôi và một đồng chí nữa bị thương nặng bơi được vào bờ đã được gia đình cô Tằm giúp đỡ... Sau đó, tôi bắt liên lac với trên căn cứ, trở ra Bắc. Tôi trở lại đây thăm gia đình cô Tằm...
- Tốt quá! Ông Bí thư nhìn Biên, thông cảm – bao nhiêu năm rồi mà chú vẫn còn nhớ... Tôi sẽ nhờ người hỏi giúp chú, nhưng sớm mai chớ giờ trời tối rồi.
III
Biên vẫn phải quay trở lại làm phiền cô giáo. Ông Bảy hứa giúp anh tìm Tằm song là chuyện của ngày mai, ngày mốt. Ngôi trường phổ thông cơ sở ở đây cũng không khá giả gì. Mươi cái phòng học lợp ngói xây gạch. Một lớp học được ngăn cót lấy chỗ ở cho giáo viên. Chỉ có 2 hộ. Cô giáo Biên làm quen trong chuyến xe đò và vợ chồng thầy cô giáo mới xây dựng với nhau được vài tháng. Biên có thể nghỉ lại trong phòng học, ngoài hành lang, thậm chí dưới gốc thông. Chuẩn bị cho chuyến đi này, anh mang theo cái võng bạt, màn cá nhân và một lô mì tôm. Chiếc ăng –gô Liên Xô cũ kỹ – lúc ở nhà chuyên chứa mỡ – Biên đã đánh bóng sạch sẽ. Tiện quá, đi đến đâu anh chỉ việc đun chút nước sôi thả gói mì tôm vào coi như xong bữa. Hơn mười năm chăm sóc vợ ốm đau, hàng trăm đêm ăn nhờ ở đậu tại các bệnh viện huyện, tỉnh... anh đã tập cho mình cái thú quen ăn mì tôm. Ăn mãi thành nghiện giống như thuở còn làm anh lính thủy thích xơi món lương khô vào gạo rang tẩm đường.
Biên đã tránh bữa ăn chiều của mẹ con cô giáo. Nhưng vốn có lòng hiếu khách, thấy anh "vào Nam lần đầu", lại là bộ đội phục viên nên cô giáo càng thông cảm ép ăn bằng được chén cơm với chút canh rau. Cô giáo quê ở Hà Tĩnh về dạy học ở làng này. Chồng cô là bộ đội đóng ở Cam Ranh. Vài tháng anh chồng mới ghé về nhà thăm vợ con một đôi ngày!
Cơm xong trời tối.
Nhưng đêm ấy là đêm 14. Trăng sáng lắm.
Cả khu trường học vắng vẻ yên tĩnh nằm lọt giữa một rừng cây phi lao dàn dụa ánh trăng. Không nhà nào thắp đèn cả. Vợ chồng thầy giáo trẻ kéo sang ngồi chơi uống nước trà với Biên. Thằng con trai của cô giáo, tám tuổi. Ăn quýnh quáng lưng cơm, nó buông bát, buông đũa chạy bổ vào trong xóm coi video.
Chưa tới 7 giờ nhưng vùng thôn quê hẻo lánh ven biển này như bị đẩy lùi vào đêm tiền sử. Hòn núi Cóc đen sẫm nổi lên giữa nền trời. "Con Cóc" đất đang ngửa cổ uống trăng. Biên nhận ra sự khác lạ ở hòn núi sau 19 năm là phần chân của núi Con Cóc đang bị đào bới lở loét.



Logged
BloodX
Thành viên
*
Bài viết: 37


« Trả lời #1 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2010, 03:28:32 pm »


IV

- Cô giáo ạ! Cuộc đời tôi gian truân lắm – Biên kể – Quê tôi đất ruộng. Dạo cải cách, tôi cũng đã từng vào đội thiếu niên đánh trống tham gia đấu tố địa chủ. Nhà tôi bần nông, nên được "đội"" chia cho những 6 sào. Thầy mẹ tôi cả đời đi làm thuê, cấy rẽ, bỗng dưng có ruộng, khác nào bắt được vàng. Ơn "đội" lắm! Nhưng tôi là con một, nhà neo đơn, thầy mẹ tôi bắt tôi phải lấy vợ. Năm tôi vừa tròn 14 tuổi. Vợ tôi tên Tý, hơn tôi những 8 tuổi, khỏe mạnh đẹp gái có tiếng ở làng Đông. Tính nết tôi còn con nít, tôi cần gì đẹp. Cũng không có ý thức sâu sắc về sự chênh lệch tuổi tác giữa vợ chồng như những năm về sau này. Nhưng thầy mẹ tôi đã quyết, càng hởi lòng hởi dạ trong nhà có thêm một người làm ruộng giỏi, hiếu thảo. Chả thế, lấy Tý nhiều năm tôi vẫn gọi là chị. Thích nữa, quần áo bẩn đi làm về, thay ra có người giặt. Buổi tối đi họp thanh niên cách nhà hàng cây số, qua bãi mồ mả có "chị" Tý cùng đi với tôi đỡ phải sợ ma... Đứa con đầu của tôi ra đời cũng là lúc tôi thi trượt cấp 3. Muốn thoát khỏi cảnh nhà, tôi tòng quân đi bộ đội – Vào lính hải quân... Những năm sống trong quân ngũ, tôi dần trưởng thành. Nhưng từng lúc ý thức ra được rằng, trong tình cảm với Tý tôi không yêu đương gì cả. Nghĩa vợ chồng – hệt như điều lệnh thứ 11 tôi buộc phải tuân theo với trách nhiệm và lòng tự trọng của một người lính. Tôi có thêm một cháu gái thứ hai với Tý vào giữa lúc bom Mỹ ném xuống Hải Phòng. Dù sao tôi vẫn biết ơn Tý. Vâng, đúng thế cô giáo ạ!... Biên hớp một chén nước. Đôi mắt anh nhìn vào khoảng không mung lung....
- Sao anh không yêu mà lại lấy? Anh giáo viên hỏi với vẻ ngạc nhiên.
- Thời tôi nó vậy – Biên nhếch mép cười buồn – Dựng vợ gả chồng theo ý cha mẹ... Như bây giờ không yêu nhau, chán nhau thì ly dị, chia tay. Thời tôi không làm thế được. Bỏ vợ, bỏ con là có tội. Mà Tý thì có lỗi gì? Cô ta đã sinh cho tôi hai đứa con, nuôi cha mẹ già để tôi đi làm phận sự của một gã trai thời chiến. Lâu lâu tôi ghé qua nhà thăm vợ con, ăn bữa cơm rượu thịt gà. Còn đòi hỏi gì hơn.
Nhưng tôi không yêu vợ – Biên kết luận – Cũng không "bồ bịch" lăng nhăng, tính tôi vậy. Và tôi chấp nhận sự mạo hiểm. Tôi đã tham gia vào những đội tàu chở vũ khí đi Nam Bộ, tới miền Trung. Đến cái lần ở Đầm Vân ấy, không "quá tam ba bận" được nữa. Tàu của tôi bị địch phát hiện. Chúng nó tung hải thuyền, máy bay trực thăng, chiến đấu vây bủa. Con tàu đã không thoát. Chỉ có tôi và một người nữa bị thương bơi được vào bờ.
Và ở cái làng chài này, tôi đã được gặp Tằm...

V

Tôi bảo Tằm:
- Đồng chí Hứa chết rồi. Tính sao?
- Phải chôn ngay đêm nay. Mai sớm nhất định tụi lính sẽ càn vùng này – Tằm nói – Anh để em vào bàn với má.
Tôi đặt Hứa xuống tấm tăng, xóa những vết máu trên cát. Tằm trở ra cùng với mẹ cô. "Giờ cháu đi theo em Tằm, mọi việc ở đây để thím lo liệu...". Bà cụ bảo tôi.
Con đường Tằm dẫn tôi đi men theo chân núi sát biển. Tôi vác theo xác Hứa. Tằm tay cầm thuổng, tay xách bao cát đựng đồ ăn... Chúng tôi đã chôn cất Hứa ở trên một sườn đồi cát giữa những bụi cây bờn bờn, cây gai, xương rồng bàn chải. Công việc vừa xong thì trời tang tảng sáng. Nghe râm ran tiếng súng nổ ở phía làng, tiếng xe ô tô rú máy ở con đường tỉnh lộ. Đúng như dự đoán của Tằm, địch phong tỏa các xóm ấp để truy tìm "bộ đội đặc công" Bắc Việt.
Tằm giấu tôi ở trong một khe đá chẹt, có một vũng nước nhỏ ri rỉ thấm ra. Khi có biến, tôi có thể leo ngược thác đá để lên đỉnh núi vào rừng. Tôi hòan toàn không biết địa hình vùng này. Có chăng tôi chỉ được quan sát trên hải đồ, và chỉ tập trung chú ý vào những vùng tọa độ đã được xác định để đưa tàu vào. Hoặc là nghĩ tới tình huống một sống một chết với địch, chứ ít khi tính tới chuyện chạy càn, luồn rừng.
- Sáng qua, nghe máy bay bắn rốc két ở ngoài đầm, em biết là các anh gặp nguy rồi – Tằm bảo tôi trong lúc cô ngồi chải lại mớ tóc rối tung. Còn tôi, mệt nhòai nằm nghỉ trên một phiến đá sau đêm thức trắng – Lúc gặp em ngoài bãi đá chắc anh không nhận ra em phải không?
- Không... Tôi nói ấp úng. Mà có. Cô chở đò ra nhận súng.
- Thôi anh ngủ đi một lát. Để em canh chừng.
Trong lúc thiếp đi tôi vẫn nghe vẳng đến tiếng súng.

V

- Tằm ở làng lên lúc quá nửa đêm. Cô cho tôi hay địch càn vào làng đã bắt các cơ sở bí mật trong thôn. Mẹ Tằm bị địch bắn chết sau khi chúng tìm thấy dấu máu ở ngoài vườn. Ngôi nhà tranh của cô đã bị đốt thành tro... Chúng đã cho trục vớt chiếc tàu hải quân bị máy bay trực thăng bắn cháy thu được một số súng ống, đạn dược chở về tỉnh. Không bắt được liên lạc, tôi và Tằm phải trốn chui trốn nhủi ở ngoài rừng trong thế bị săn đuổi.
Mười tám ngày trời, đêm nào tôi và Tằm cũng về ấp để nắm tình hình và tìm cách bắt liên lạc với đội công tác từ trên về. Có những đêm gặp phục kích, suýt chết. Mười tám đêm, sau lúc ở làng trở về, tôi lại ngồi an ủi động viên Tằm. Cô khóc vì thương mẹ. Cô chỉ khóc vào ban đêm. Ban ngày Tằm như trở thành một con người khác. Cô đi gác, mò xuống bãi san hô sau lúc nước ròng mò cua, tôm đem về nấu cháo cho tôi ăn. Mười tám ngày ấy giúp tôi hiểu biết khám phá ra vẻ đẹp của một người con gái, hiểu thế nào là tình yêu trai gái... Nhiều năm sau, tôi vẫn còn dằn vặt, tự tìm cách lý giải cho tình cảm của mình với Tằm... Tôi không bao giờ xem tình yêu của tôi và Tằm là do kết cục của một hòan cảnh bi đát, hiểm nghèo xô đẩy đến. Nó như một duyên phận đưa chúng tôi về với nhau, ràng buộc lấy nhau... Và cho nhau tất cả. Treo lơ lửng bên cạnh niềm hạnh phúc bất tuyệt là cái chết, là những rủi ro bất chợt của chiến tranh.
- Lúc ấy, anh quên mình là người đã có vợ? Chợt cô giáo hỏi Biên.
- Vâng, xin vong hồn của người vợ quá cố của tôi tha tội. Lúc ấy, tôi quên người vợ ở nghìn trùng xa cách. Tôi quên cả kỷ luật Đảng... Tôi.... Tôi không còn cảm thấy sợ hãi. Mà tôi còn sợ hãi cái gì kia chứ. Lần đầu tiên trong cuộc đời tôi yêu và được yêu. Tôi hiểu được cái giá của sự nhớ nhung, xa cách. Còn Tằm, cô sẵn sàng chết vì tôi. Những lần về làng bắt liên lạc, bao giờ Tằm cũng bắt tôi đi sau, cô đi trước. Cái bàn tay có những ngón mềm mại của cô đã từng vuốt ve lên gương mặt tôi cũng là bàn tay biết lần gỡ sợi dây cước giăng ngang mặt đường. Nó là một cái bẫy của những quả mìn gài của tụi bảo an dân vệ. Vô ý một chút, cả tôi và Tằm đều tan xác vì những trái mìn nguy hiểm ấy.
Vào đúng đêm thứ 18, tôi bắt được liên lạc với đội công tác ở trên căn cứ.
Tôi và Tằm chia tay nhau. Không một lời hẹn ước. Đêm tôi rời làng Vân, Tằm tiễn tôi tới chân núi Con Cóc. Cô chỉ nói mỗi câu: "Nếu Trời Phật phù hộ, kiếp sau cho hai đứa mình gặp nhau". Trong giờ khắc ấy, có lẽ cả tôi và Tằm đều nghĩ khó mà còn có thể gặp nhau sau cuộc chiến tranh. Để vượt qua chặng đường hơn 1.300 km trở về với đơn vị, tôi đã phải cuốc bộ mất hơn một năm, dọc theo dãy Trường Sơn. Sốt rét và những trận mưa bom ném dọc đường tuyến đã làm cho tôi kiệt sức khi tới được đất Hạ Lào. Thêm 3 tháng nằm viện ở Mường Loòng. Khi trở ra tới miền Bắc, tôi nhận được tin dữ. Bom B52 đã ném vào làng tôi. Bố mẹ tôi bị trúng bom sập nhà. Vợ tôi bị thương nặng. Bệnh viện đã cứu chữa cho Tý ổn định vết thương nhưng liệt nửa người. Hai đứa con tôi thoát chết nhờ đi học ở làng bên...
Trước hòan cảnh khó khăn của tôi, đơn vị cho giải ngũ.
Tôi về làng làm anh nông dân vào những năm khốn khó nhất.
12 năm trời, tôi nuôi vợ con bằng số công điểm ít ỏi sau mỗi vụ cày. Tài bơi lặn của một anh lính thủy dạy cho tôi thêm nghề mò hến. Tôi nuôi người vợ ốm và cho con ăn học bằng số tiền bán hến ít ỏi. Khó khăn, khổ cực mấy rồi cũng qua. Chỉ có điều tôi giấu biệt chuyện Tằm. Không ai có thể chia sẻ được tình cảm sâu kín của tôi với người con gái ở một vùng biển xa xôi cách trở, đã lùi sâu vào quá khứ. Và nói với ai? Hiểu theo cách nào tôi cũng là kẻ có lỗi. Thậm chí, mất Đảng như chơi. Nhưng những lúc thanh vắng, nằm ở ngoài căn chòi ven sông nghỉ ngơi sau lúc đã lặn ngụp mò hến mệt bã người, tôi thổn thức nhớ về Tằm. Giải phóng đã 10 năm, tôi chưa thể có một chuyến vô Nam. Không có tiền, hiển nhiên rồi! Tôi không có người quen, họ hàng ở miền Nam. Lấy cớ gì để đi, trong lúc vợ con nheo nhóc?
Cho đến một ngày Tý chết. Vợ tôi không còn đủ sức để chống chọi với tật bệnh. Tôi đã lo đủ thầy thuốc Tây, thầy thuốc Nam chăm sóc cho Tý. Tôi làm ma cho người vợ xấu số theo đúng tục lệ của làng. Có kèn trống cờ phướn, kiệu khiêng. Bà con nội ngoại đưa tiễn người chết ra đồng. Không một ai có quyền trách cứ tôi. Tôi đã khổ vì vợ con nhiều rồi.
Thêm hai năm sau nữa, tôi tổ chức đám cưới cho con trai đầu... Đứa con gái của tôi cũng đã lấy chồng chạy tang mẹ. Từ vài năm trước vào những lúc mùa vụ rảnh rang, tôi đã làm đất đúc được vài vạn gạch, xây lại căn nhà lợp ngói. Vào cái buổi tối, đám cưới con trai xong, tôi gọi cả hai vợ chồng lại và bảo: "Thầy đã làm tròn bổn phận của một người cha đối với mẹ và các con. Các con đều là cán bộ Nhà nước, có lương. Em gái con kinh tế cũng khá. Bây giờ là lúc thầy phải đi xa." "Thầy đi đâu?" "Thầy đi giả nghĩa cho một người đã từng cứu mạng sống cho thầy cách đây nhiều năm về trước".


VI

Theo lời ông Bảy Bí thư, Biên tìm đường về Ghềnh Đỏ. Ngót chục cây số, không có đường xe, anh đi bộ. Và chẳng cần hỏi đường, Biên đã đoán định nơi Tằm ở, hướng ra biển. Quả nhiên, đi chừng hai tiếng đồng hồ, anh đã nhìn dải cây xanh trải trên sườn núi. Gió từ ngoài khơi xa thổi vào lồng lộng. Nước triều xuống để lộ dải san hô lởm chởm ngay sát bờ cát.
Biên vừa đi vừa chạy gằn. Anh nghẹt thở vì xúc động, khi nhìn thấy ngôi nhà tranh thấp thoáng, dưới rặng cây và một làn khói xanh bốc lên cao. Bóng áo xanh của một người đàn bà đang ngồi gội đầu dưới gốc một cây xoài lớn. Nghe tiếng chó sủa, người đàn bà ngẩng lên nhìn ra ngoài con đường mòn. Chị hét lên một tiếng. Biên cũng sững người. Chiếc ba lô lăn trên nền cát. Trong một giây anh nhận ra cái ánh mắt ngời sáng của Tằm 19 năm về trước lúc bắt gặp cô đang thả mình trong làn sóng biển...
Trong căn nhà nhỏ đèn sáng suốt đêm.
Biển nổi cơn giông. Mưa trút rào rào trên mái tranh.
Tằm nói:
- Mấy chú ở tỉnh nói anh chết rồi. Anh với người đưa đường đã bị địch phục kích lúc vượt qua đèo Phượng Hoàng về khu. Em nửa tin nửa ngờ, nhưng bụng em lại bảo: anh không thể chết được. Nếu anh còn sống, thế nào cũng có ngày anh tìm về với mẹ con em!
Biên bần thần cả người. Anh khóc.
Anh không thể ngờ rằng, chính cái đêm anh chia tay với Tằm ở dưới chân Núi Cóc, Tằm đã cho anh một đứa con trai. Cô chấp nhận mọi điều cay đắng, tủi nhục để giữ riêng cho mình niềm hạnh phúc cô đơn... Sau ngày giải phóng, Tằm cũng khước từ luôn cả chân làm một cán bộ phụ nữ của huyện, ăn lương có tem phiếu. Tằm trở về sống với những cánh rừng ven biển. Cô khai hoang đất trồng mì, trồng bắp, và nhận đất trồng rừng...
- Anh có biết con nó nói sao không? Nó bảo: "Má à! Má cho con đi bộ đội. Con sẽ xin với mấy chú vào lính hải quân. Con sẽ đi đến tận cùng trời cuối đất, để hỏi cho được tông tích của ba con." "Con biết đâu mà hỏi, đến má cũng không biết nữa là" – Em bảo vậy. Nó đáp: "Nhưng những người lính hải quân đi tàu không số chở vũ khí vào Nam những năm đánh Mỹ, mọi người phải biết...". Thế mà rồi thằng nhỏ đi thật, anh à...
Đêm đã khuya. Biên lặng lẽ trở dậy mặc áo ra sân. Sau cơn mưa, bầu trời quang tạnh.
- Có nhiều đêm, em thức trắng cứ ngồi đây mà nhìn lên chòm sao Bắc Đẩu...
Giọng Tằm trầm ấm, chị ngồi xuống cạnh anh.
Trong ánh trăng vàng điệp, Tằm đẹp ngời ngời. Sự lam lũ vất vả không đánh mất đi vẻ xuân sắc của người đàn bà đã phải sống nhiều năm chờ đợi mỏi mòn.
Logged
BloodX
Thành viên
*
Bài viết: 37


« Trả lời #2 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2010, 03:29:30 pm »

VII

Lâu lâu, muốn đổi gió và cũng để tránh cái không khí nặng nề, mệt mỏi, ô nhiễm ở thành phố, tôi lại về Ghềnh Đỏ chơi với anh Biên, chị Tằm đôi ba ngày. Tôi theo Biên đi câu cua, câu mực, bắt hải sâm, cá ngựa. Ở đấy, biển yên ả đến nao lòng. Tôi nằm dài hàng giờ đồng hồ dưới bóng rợp của rừng cây bạch đàn nghe sóng biển vỗ ì oạp vào bờ cát, suy ngẫm sự đời, hiểu thêm ý nghĩa của hai chữ hạnh phúc.
Anh Biên, chị Tằm đã dựng lên ngôi nhà ngói. Cánh rừng bạch đàn, đào lộn hột của họ được mở rộng lên đỉnh núi. Thêm con thuyền máy nhỏ neo trước cửa nhà. Hai ba ngày anh chị lại đi thuyền vào thị trấn mua sắm thực phẩm hoặc bán tôm cua, cá...
Đứng ngay trước nhà Biên, vào lúc trời quang mây có thể nhìn rõ núi Mẹ Bồng Con. Trong cái đám núi đá lô xô ấy, tương truyền còn có một đỉnh núi để lại dấu tích của một ông vua đời Lê, cách đây những hơn 500 năm tuần du về phương Nam... Tôi chưa bao giờ leo lên đỉnh hòn Bia coi hư thực về huyền thọai cổ ra sao. Nhưng tôi tin, một trăm năm sau chuyện của anh Biên – Chị Tằm sao lại chẳng trở thành một thiên tình sử. Hòn Núi Cóc và cánh rừng ở Ghềnh Đỏ cất giữ những bí mật của họ.
Logged
BloodX
Thành viên
*
Bài viết: 37


« Trả lời #3 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2010, 11:04:04 am »

MỘT CHUYẾN Vễ NAM


Anh trưởng  phòng bảo tôi: "Sở sẽ có văn bản thông báo, sau tết thầy sẽ nghỉ hưu. Phòng đã họp để chuẩn bị công tác bàn giao. Anh em hỏi thầy có nguyện vọng chi?". Tôi gỡ cặp kính lão nhìn cậu học trò đã từng dạy cách nay vài chục năm. Cậu ta nay đã là thủ trưởng của tôi nhưng vẫn một điều thưa thầy, hai điều thưa thầy... Tôi bảo. "Đã lâu tôi chưa nghỉ phép, nếu được các em cho tôi một chuyến vô Nam thì sung sướng quá! Đi tàu hoả cũng được. Từ ngày giải phóng miền Nam tới nay đã 30 năm, thầy chưa biết Sài Gòn, chưa tới Nam bộ"
Bốn mươi giờ ngồi tàu hoả, thêm vài giờ chạy xe đò tôi đã có mặt trong ngôi nhà của vợ chồng Tư Minh nằm lọt thỏm giữa một khu vườn rộng hàng vài công đất bên dòng sông Cổ Chiên. Bạt ngàn nào nhãn, nào ổi, nào cam, xoài mít... Cây cối ở đây tốt tươi nhờ phù sa của sông Tiền, sông Hậu đổ về. Đang mùa nước nổi dòng sông đỏ ngầu, cuồn cuộn chảy kéo theo những mảng lục bình xanh ngắt.
Không sao kế xiết sự vui mừng khôn tả của Tư Minh khi anh ra tận bến xe đò ngồi đón tôi cả buổi. Kể từ mùa thu năm 1973, quân nguỵ và quân ta giành nhau đi cắm cờ, nhận đất đến bây giờ tôi mới có dịp gặp lại Tư Minh. Nhưng trong ký ức sâu thẳm của tôi vẫn còn nhớ như in hình ảnh chiếc trực thăng cánh quạt có 2 cái càng đổ xuống một vạt cỏ rộng cạnh bãi bóng chuyền. Máy bay đến đưa một thiếu uý nguỵ đã trúng miểng lựu đạn bị thương rất nặng và Tư Minh bị thương vào đùi, vào bệnh viện trung ương Huế cấp cứu. Vào một buổi sáng ngày 2/9 gần trăm con người vây chật quanh một khoảng đất rộng ở làng Sơn quả để xem trận giao đấu bóng chuyền lịch sử? Trong số ấy quá nửa là bộ đội giải phóng, phần còn lại là lính sư đoàn thuỷ lục chiến nguỵ. Không một ai nghĩ tai nạn có thể xảy ra. Đã vài tháng nay, sau những cuộc giao tranh của hai bên, phòng tuyến sông Bồ đã hình thành. Ranh giới đất của quân giải phóng, đất của chính quyền Sài Gòn có thể chỉ là con suối, mỏm đồi. Chốt gác của đại đội tôi chỉ cách chốt của sư đoàn dù chưa đầy 70mét. Có chỗ chỉ 30mét. Trên các đỉnh chốt, chòi canh phấp phới những lá cờ của hai bên. Hàng ngày chúng tôi ngồi gác nhìn rõ từng gương mặt của người lính nguỵ bên kia con suối Thanh Tân. Hai bên cùng ra suối múc nước nấu cơm, những người lính còn có những quan hệ gần gũi nhau hơn. Bắt đầu là từ những ánh mắt nhìn nhau thân thiện. Rồi những câu thăm hỏi tên tuổi, quê quán bâng quơ. Thêm chút nữa bên này ném qua bên kia suối tặng gói trà Hồng Đào, gói thuốc lào Vĩnh Bảo. Bên kia quăng sang tặng lại vài bao ru bi xanh quân tiếp vụ, gói trà Blao, gói kẹo mè xừng. Tiến thêm chút nữa là chỉ huy của quân ta và quân nguỵ đồng ý cho làm những ngôi nhà "hoà hợp", mái lợp lá tranh, phên côlô lấy từ sông Bồ. Một tuần 2 buổi, hai phía cử người ra trò chuyện, tranh đấu bảo vệ những điều khoản đã được 4 bên ký kết tại Hội nghị Ba Lê. Những ngày "hoà hợp" êm đềm vùng giáp ranh im tiếng súng đã ba tháng nay, nên mới có cuộc đấu bóng chuyền trên bãi cát Thanh Tân - Sơn quả của tiểu đoàn tôi với những người lính thuỷ quân lục chiến. Để chuẩn bị cho một trận đấu bóng chuyền "lịch sử" và một bữa liên hoan mừng quốc khánh, chúng tôi phải huy động những anh biết đánh bóng chuyền trong cả tiểu đoàn. Họ là sinh viên các trường đại học ở rải rác các đơn vị. Còn chuyện liên hoan, các tay nấu ăn cự phách được điều tới.
Logged
BloodX
Thành viên
*
Bài viết: 37


« Trả lời #4 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2010, 11:04:54 am »

Làm toàn món ăn xứ Bắc. Ốc khe Điên nấu với chuối xanh. Thịt heo rừng vừa nướng vừa luộc, vừa làm chả bánh đa. Gạo đem giã làm bún... Bữa cỗ ấy thực sự đã làm cho những người lính nguỵ được mời sang dự liên hoan xúc động. Ba giờ chiều trận đấu bóng chuyền giao hữu mới diễn ra. Séc thứ nhất bên bộ đội thắng. Séc thứ hai, những anh lính thuỷ quân gỡ hoà ở quả thứ 14. Một cú đập mạnh, bóng văng qua vạch vôi cuối sân, lăn vào đám cỏ tranh bên bờ hói. Anh thiếu uý nguỵ chạy ra nhặt trái bóng. Chỉ thấy chớp lửa loé sáng và một tiếng nổ đanh gọn của trái lựu đạn US. Khói bụi và đất đá bắn văng. Cả trăm con người theo bản năng của người lính nằm rạp xuống đất... Có tiếng la thét của anh thiếu uý nguỵ bị thương. Hai mảnh đạn nhỏ đã cắm vào đùi vào vai Tư Minh, khi ấy anh là một thượng sĩ nguỵ giữ ở tuyến chốt hoà hợp Sơn quả. Tôi đã băng bó vết thương cho anh Tư. Vết thương không hiểm nhưng cũng buộc anh phải đi viện. Trong những lần gặp nhau ở căn nhà "hoà hợp" trao đổi tranh luận, tôi đã được biết Tư Minh quê ở Cần Thơ. Anh đi làm mướn ở Vĩnh Long và cưới vợ ở đó. Tư Minh đã có 4 con nhưng bị bắt đi quân dịch từ sau Tết Mậu Thân...
Những kênh rạch phương Nam tôi đã đọc qua sách vở, xem phim chỉ bây giờ mới tận mắt nhìn những ô vườn xanh ngút ngàn dọc theo bờ sông Tiền. Thuyền máy chạy âm vang trên mặt sông. Cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay. Những ngày ở chơi nhà Tư Minh, anh lấy xuồng máy chở tôi đi thăm thú những đình chùa cổ trong vùng. Đi đâu anh cũng giới thiệu tôi là một người bạn thân của gia đình với bà con họ hàng.
Buổi tối, tôi ra ngoài sông ngủ với Tư Minh trong căn nhà nổi. Nhà dựng sát mép sông, lềnh bềnh trên sóng. Nhưng dưới đáy là những hầm nuôi cá tra. Chỉ một nắm thức ăn thả xuống, những con cá tra nặng một, hai ký nhao lên tranh nhau đớp mồi. Cả một dọc dài hai bờ sông Tiền, sông Hậu có cả vạn bè nuôi cá. Người nông dân Nam bộ một phần giàu lên nhờ tôm cá. "Mỗi năm bè cá này cho vợ chồng tôi cả trăm triệu đồng" Tư Minh bảo và nâng ly với tôi. Mực một nắng chiên ròn uống với rượu Gò Đen khiến tôi lâng lâng... Gió tràn trề trên mặt sông rộng. Phía bên kia sông thành phố ấm áp ánh đèn.     
Logged
BloodX
Thành viên
*
Bài viết: 37


« Trả lời #5 vào lúc: 10 Tháng Sáu, 2010, 02:09:45 pm »

NHỚ RỪNG

Anh không phải là con đẻ của mợ tôi.
Vào vụ giáp hạt năm Tỵ (1941) cò người đàn bà sống ở vùng biển Thuỵ Anh dắt theo một đứa trẻ 10 tuổi lên giao cho mợ tôi, để lấy hai thúng gạo về cứu đói. Mợ tôi đẻ khó, ba bận sinh nở mới được một mụn con gái. Thấy đứa trẻ trai đen đủi, gầy yếu bà đem lòng thương nhận làm con nuôi. Anh gắn bó với gia đình tôi từ dạo ấy. Tám năm trời, anh được cậu mợ tôi nuôi nấng như con cái trong nhà. Anh là tướng chỉ huy đám trẻ nhỏ trong xóm Gốc Mít bày ra những trò chơi đi câu cá, đào chuột, bẻ trộm ngô, moi khoai, ngoài cánh đồng màu ven thị xã. Cả bọn kéo nhau lên lăng Ông vừa nướng ăn vừa thả diều. Chiều mát, anh ra bãi đá bóng…Lớn lên chút nữa, anh theo người làm trong nhà đi chăn trâu, cắt cỏ vào những buổi không đi học. Nhà ông nội tôi có cả một đàn trâu. Chính vì cưỡi trâu đánh nhau, có lần anh tôi bị ngã trán sưng thành tật. Ngày đi cướp chính quyền, mới 13 tuổi anh tôi cũng được tín nhiệm đưa vào đội đánh trống trong lễ mừng Độc lập.
Rồi những trò đúc rế, hun chuột, đào trộm khoai nướng trong những buổi chiều chăn trâu cũng chấm dứt. Đó là một ngày cuối đông năm 1949, sau trận càn Trái Quýt của giặc Pháp, hút chết vì đạn moócchiê, anh tôi lặng lẽ ôm bọc quần áo theo những anh trai làng tòng quân đi bộ đội. Chị gái tôi khóc rấm rứt mất cả tuần. Vắng anh, từ nay không còn ai đến đưa chị ra ngoài bờ hồ hái sen, bắt cào cào và những đêm đông ngồi đánh tam cúc trên những nệm ổ rơm ấm áp. Còn mẹ tôi – người đàn bà thạo nghề buôn bán, tự hào lắm. ít ra trong nhà cũng đã có  được một người tham gia kháng chiến. Nhà tôi ở giáp ranh giữa vùng “tề” và vùng “tự do”. Chỉ đi mươi bước chân vượt qua một con đường đá, qua bốt gác là vào đất thị xã. Ban ngày lính Pháp, lính nguỵ vào lùng sục trong từng nhà dân. Nhưng đêm đêm những anh cán bộ Việt Minh vẫn có thể về tuyên truyền, mít tinh, diệt ác. Đám lính dõng sợ khiếp vía chỉ dám đứng ở bốt An Tập bắn hù doạ đôi ba phát. Dạo ấy, sau ngày độc lập, khí thế cách mạng ở xóm Gốc Mít hăng lắm. Đàn ông có chút sức khoẻ đều tham gia dân quân. Đàn bà, nhà giàu có thì góp vàng, góp gạo, tiền ủng hộ kháng chiến. Việc anh tôi tòng quân nhập ngũ như là một lẽ đương nhiên của những anh con trai thời loạn, mặc dầu chẳng hiểu gì nhiều lắm về cách mạng.
Những điều kể trên, chỉ sau này tôi mới được biết, và cũng nghe người khác nói lại. Bởi lúc tôi chào đời, anh tôi đã là một người lính trong đại đoàn Đồng bằng. Nhưng chuyện này thì tôi nhớ. Ngày đi hỏi vợ cho anh tôi, mợ cho tôi ăn mặc đẹp đẽ. Tôi vinh dự đi sau bà. Phía trước là  mâm lễ trùm vải đỏ. Mâm thứ nhất xếp đầy xôi gấc. Mâm thứ hai là một chiếc thủ lợn luộc to vừa khít lòng chiếc mâm đồng cỡ lớn. Còn mâm thứ ba đầy ắp cau trầu…Lễ hỏi vợ cho anh tôi diễn ra một cách trang trọng ở một thôn ngoại vi cách thị xã chừng hai cây số. Chị dâu tương lai của tôi – con gái một ông “cai”, cai gì tôi không biết nữa, lấy được anh tôi – một anh bộ đội vệ quốc đoàn, con của một gia đình khá giả trong vùng cũng đã là danh giá. Chị là con một…Chỉ có điều cô dâu chưa hề biết mặt chú rể, chỉ nghe nói là anh đang đánh giặc ở Điện Biên Phủ..Oách quá còn gì. Ba năm sau nữa, đám cưới của anh tôi mới diễn ra. Để đi hết chặng đường ba năm hỏi vợ, vào kỳ giáp Tết hàng năm mợ tôi đều sai người mang quà tết sang biếu ông Cai. Khi thì đôi gà sống thiến, khi thúng gạo nếp, bánh chưng, cau trầu. Chị dâu tôi đã được xem như con cái trong nhà, việc lớn việc nhỏ đều có mặt.
Hỡi ôi, ngày cưới anh tôi…một đám cưới buồn. Trong trí nhớ non nớt của tôi vẫn lưu giữa hai hình ảnh trái ngược nhau. Đấy là bữa cơm cúng gia tiên diễn ra âm thầm trong ngôi nhà lớn của gia đình tôi, cửa đóng then cài. Bà con ruột thịt đến lặng lẽ chia vui, uống chén rượu ăn bữa cơm không dám khua động mạnh chén bát. Những chai rượu trắng nút bằng lá chuối khô dấu ở chân bàn thờ đến bữa mới được đưa ra mời mọi người. Ai cũng hiểu “cậu mợ” tôi vừa thoát qua cơn “cải cách ruộng đất”, động dao thớt sợ thiên hạ dòm ngó. Đến đêm mới là đám cưới thật. Anh tôi chải chuốt, sạch sẽ trong bộ đồ bộ đội còn mới. Chị dâu tôi vấn khăn mặc áo cánh nâu non – có áo dài “tân thời” nhưng không dám mặc. ánh đèn măng sông thắp sáng không nhìn thấy một chút phấn son. Ông trưởng thôn đọc một bài diễn văn công bố việc thành hôn cho đôi trẻ. Có những câu văn đại loại như: anh là bộ độ cụ Hồ, chị là con gái nhà lành…Lốp đốp có tiếng vỗ tay sau lời kết “vui duyên mới không quên nhiệm vụ. Đất nước ta còn bị Mỹ Diệm chia cắt. Đồng bào miền Nam còn chịu nhiều rên xiết dưới gót giày Mỹ Diệm”vv…Đám cưới theo “đời sống mới” chỉ có kẹo thuốc lá, diễn ra vừa đúng một tiếng. Tan đám cưới, anh tôi cõng tôi trên vai để vượt qua đoạn đường ngập ngụa bùn đất. Tôi và gia đình trở về phố. Đôi vợ chồng trẻ dắt nhau trở lại với căn nhà ở ngoài cánh đồng Cống Trắng. Đêm ấy, trăng sáng lắm. Trời heo heo trở rét.
Đang là một cán bộ chỉ huy trung đội, đột nhiên anh tôi bị điều về Quân khu, bổ sung vào đội bóng đá mới thành lập. Anh tôi có vẻ không vui, nhưng tôi lại thích. ít nhất mỗi chủ nhật, tôi có dịp được ngồi xe đạp của cậu tôi, vượt 19 cây số sang sân Chùa Cuối bên Nam Định – coi anh tôi đá bóng. Phần nhiều, anh tôi ngồi ghế dự bị, vào đá ở hiệp 2.  Chân trung vệ dập chẳng mấy khi làm bàn. Vậy cũng thích. Tôi lấy làm tự hào lắm. Còn những lần anh tôi ngồi xe ô tô về thi đấu tại sân nhà, dù bất kể chiều chủ nhật ấy trời mưa hay nắng cũng là một ngày hội.
Song cái việc anh tôi được làm cầu thủ bóng đá ‘Quân khu” phải 13 năm sau, tôi mới rõ căn nguyên, ngọn ngành. Số là, dạo “cải cách”, mợ tôi có kẻ vu oan. Đội nhầm, quy lên địa chủ. ít ngày sau, có giấy của chính quyền “sửa sai”, đích thị nhà tôi thành phần tiểu thương, buôn bán nhỏ. Còn mợ tôi khá giả chẳng qua là nhờ lao động tích cóp. Nhưng việc chưa ngã ngũ, chỉ trong có ít ngày, vô khối đồ đạc trong nhà như thóc gạo, chum, nồi đồng, mâm đồng, tủ chè sập gụ…không cánh mà bay. Nhà lớn bị đóng kín. Kẻ gieo tai hoạ cho nhà tôi lại chính là mấy người cháu họ xa được cậu mợ tôi cứu cho qua đận đói năm ất Dậu, bây giờ quay ra vu vạ, tố điêu. Anh tôi tức quá bỏ đơn vị về nhà mang theo một quả lựu đạn gỗ, sơn phết y như lựu đạn thật đến từng nhà để doạ những kẻ ăn không nói có, gắp lửa bỏ tay người. Vì chuyện manh động vô kỷ luật, anh tôi bị khiển trách, điều về đội bóng đá.
Vào một đêm tháng 3 - 1969 rét như cắt ruột trong cánh rừng già ở binh trạm 48, trên đất Lào, anh em tôi nằm chung một mái tăng, anh tôi đã kể cho tôi nghe chuyện cái án kỷ luật duy nhất trong đời lính. Cũng là tình cờ, anh em gặp nhau. Tiểu đoàn bộ binh của tôi đang trên đường Trường Sơn vào Nam. Anh tôi là một trong số hàng trăm thương bệnh binh ngược rừng ra Bắc. Chỉ có điều tôi không nhận ra anh nữa. Anh tôi gầy yếu, xanh xao. Tóc rụng hết. Chỉ mặc độc chiếc quần đùi và tấm áo lính rộng lùng thùng dài gần tới gối. Chiếc xanh tuya rông Mỹ rộng bản có dắt theo con dao găm và chiếc bi đông nước thít chặt lấy bụng trông anh như một con nhái bén. Môi anh thâm, da vàng ủng. Còn cái mùi tanh tanh toát ra từ quần áo thân thể khiến tôi chưa quen, rất khó chịu.
Logged
BloodX
Thành viên
*
Bài viết: 37


« Trả lời #6 vào lúc: 10 Tháng Sáu, 2010, 02:11:20 pm »

Đó là mùi của bom đạn, mùi của những căn hầm kèo ẩm mốc, luôn thiếu ánh sáng. Mùi của tật bệnh, thuốc men. Mùi của những cơn đói dài ngày, hút thuốc là tàu bay thay cơm…Vài tháng sau đó tôi sẽ thấm thía cái mùi vị ấy của một người lính chiến sống chui lủi trong những cánh rừng già ở vùng giáp ranh suốt ngày quần nhau với địch.
Sáng hôm sau, anh em chia tay. Anh tôi chỉ nói mỗi câu: “Hoàn thành nhiệm vụ, ráng sống mà trở về em ạ!”
1973 anh tôi được giải ngũ, về hưu hưởng lương của một trung uý đã đã có một phần tư thế kỷ mặc áo lính, hết chống Pháp rồi đánh Mỹ. Về nhà sống với vợ con, vài tháng sau anh tôi có chân trong cấp uỷ. Vùng Cống Trắng nay đã là đất đô thị. Tôi gặp lại anh trong lần về phép đầu tiên sau ngày giải phóng, anh tôi khoe: “Bận lắm chú ạ. Tôi là Bí thư chi bộ phường, ủy viên Hội đồng nhân dân thị xã, tôi đang đứng dựng một tổ hợp sản xuất cao su. Khá lắm!” Chị dâu tôi nguýt dài: “Chỉ suốt ngày đi họp. Ông ở nhà ngồi bán nước cho tôi lại hoá hay..” “Ngồi bán nước….Hừ…hừ? Nghĩ như bà có mà…”. “Bán nước thì sao nào? Ông không thấy khối ông bà về hưu ngồi bán quán ở nhà đấy thôi!” Anh tôi trả lời bằng một hơi thuốc lào rõ dài. Khói phun đặc cả một gian nhà. Hơn 20 năm làm vợ bộ đội, chị dâu tôi đã bỏ lại sau lưng cả một thời con gái đội bom, đội đạn và mỗi ngày vác trên vai cả ngàn viện gạch ngói vào lò, ra lò. Và chờ chồng. Rồi những đứa con theo chân nhau ra đời. Chị dâu tôi xọp hẳn. Tóc đã ló ra những sợi bạc.
Không can thiệp vào chuyện “nội bộ”, tôi cười. Biết tỏng anh tôi nổi máu “sĩ”. Sĩ quan quân đội có huân chương hẳn hoi, ai lại đi ngồi bán nước trà và thuốc lá lẻ. Chả gì cũng là anh Bí thư chi bộ của phường. Ngồi phơi mặt ở hè phố nói ai nghe? Nhưng anh tôi vẫn ngầm nuôi mộng làm giàu bằng nghề sản xuất các răng bánh cao su, làm lốp xe đạp, chế tạo xà phòng. Ngày ấy, hàng hoá còn phân phối, bán theo tem phiếu. Tôi đã sung sướng nhường nào, mỗi dịp về nghỉ hè được anh tặng cho cả ký xà phòng đem lên trường Đại học “giặt” quần áo. Những thỏi xà phòng cứng như đá được chế ra từ xút, đất sét, cám theo những công thức “bí mật” của một tay có bằng kỹ sư hoá bị sa thải vì tội biển thủ công quỹ, nay tình nguyện đầu tư chất xám cho tổ hợp của anh tôi. Tôi mừng cho anh chị tôi đã tu sửa được căn nhà luồng lợp ngói ọp ẹp xưa kia thành nhà mái bằng có gác. Đóng được giường tủ mới. Cậu tôi nghỉ hưu cũng được tổ hợp “xà phòng” giao việc coi kho, đi giao dịch….lương trả cao gấp rưỡi lương hưu. Cơ chế ấy thoáng quá còn gì?
Bẵng đi một dạo có đến 3 năm tôi mới về quê. Buổi tối anh tôi nghe tin tôi về vào thăm chơi. Tôi hỏi chuyện cái “tổ hợp” của anh. “ Hỏng! Hỏng rồi chú ạ. Thằng kỹ sư hoá nói lừa tôi. Tôi vay vốn ngân hàng mua nguyên liệu. Hoá chất tồn cả tấn. Lãi mẹ chồng lãi con, không khéo đi tù…”. Rốt cục, để gỡ món nợ không bao giờ sinh lãi ấy, anh tôi buộc phải bán đi căn nhà mặt phố. Tôi ngồi hút thuốc, nhìn ông anh hốc hác đi vì lo lắng, cay đắng hiểu rằng: lòng dũng cảm của một anh lính ngoài chiến trận, lòng tốt, sự chân thực và chí làm giàu của một người ít có kinh nghiệm “thương trường” chưa đủ để thắng những kẻ gian manh lọc lừa và cả cái “cơ chế thị trường” đầy phức tạp.
Anh tôi buồn lắm, suốt ngày ngồi bó gối trong nhà và hút thuốc lào vặt, nhìn ra con sông đào phủ đầy rau muống, bèo tây, rác rưởi. Buồn nữa, anh sang sông ngồi đánh cờ với mấy cụ về hưu. Chỉ còn lại những câu chuyện đường rừng của anh là không bao giờ dứt. Cả nhà tôi, chỉ có anh và tôi là lính. Tôi như cái túi không đáy để anh trút vào đấy những kỷ niệm. Anh say sưa kể cho tôi nghe những chuyến đi tiễu phỉ ở vùng Tây Bắc từ năm nảo năm nào. Trận đánh Mỹ ở Đắc Tô, Tân Cảnh, chạy càn lạc đơn vị hàng tuần trong trận Mỹ mở chiến dịch Giăng Sơn Xiti…Rồi những buổi đánh cá trên sông Sa Thầy. Giải đất Tây Nguyên điệp trùng, đầy bí ẩn huyện hoặc ấy, tôi chưa một lần đặt chân đến. Tôi chỉ có thể đồng cảm với anh những chuyến chạy càn tránh máy bay B52, B57 thả bom, pháo bắn chụp trên đầu chém cây rừng nghiêng ngả, chia sẻ với anh những trận đói vàng mắt mà hầu như bất kỳ người lính giải phóng nào ở tuyến một cũng đều gặp phải. Anh tôi là lính thông tin còn tôi là một gã bộ binh. Kẻ ở Tây Nguyên, người ở Trị Thiên, Quảng Đà…Nỗi cơ cực mỗi người khác nhau, nhưng ở chiến trường miền Nam nơi nào mà chẳng bom đạn đầy trời, cái sống và cái chết treo trên đầu sợi tóc.
Tôi cứ ngờ ngợ rằng, anh tôi nhiễm chất độc màu da cam. Ngồi uống trà với tôi, thỉnh thoảng anh lại giơ tay vuốt tóc. Tóc rụng nhiều lắm. Sống thanh bình bên vợ con đã lâu, cái ăn, miếng uống không đến nỗi túng đói mà da dẻ cứ tái xám…Còn cái căn bệnh hội chứng rừng thì chẳng nghi ngờ gì nữa.
- Chú ạ! Nhiều đêm anh toàn nằm mơ thấy đám bạn lính hồi ở Tây Nguyên…Như đêm qua chẳng hạn. Chú về được một lúc đã lâu, anh mới đi nằm. Nằm mãi mới chợp mắt. Anh với thằng Tố đi giải vây trong rừng. Leo mãi mà không sao lên được đỉnh đồi nơi trung đoàn bộ đóng quân. Bất chợt gặp một con gấu to tướng nấp sau gốc cây, anh hét to, bỏ chạy. Tỉnh ngủ mới biết mình nằm mơ, tê cứng cả chân…Rồi anh chép miệng bảo tôi: “Giá anh có chút chữ nghĩa, thế nào anh cũng viết chuyện những ngày đánh nhau với tụi Mỹ ở Đắc Tô… Nhiều chuyện hay đáo để”
Chị dâu tôi đang ngồi vá áo, nhếch mép cười: “Anh chú lẩn thẩn rồi…Đi bộ từ đây ra ngoài Cống Trắng còn ngại, có ngồi mà viết. Làm một tí thì kêu đau lưng, đau đầu…”. “Hay là tôi kể chú viết – Anh tôi như thể không nghe thấy lời bóng gió mát mẻ của vợ – Nếu không viết sau này tụi cháu chú nó bảo mình khoác lác. Này, chú ạ, có lần anh lại mơ…”
Tôi ứa nước mắt. Hình như tôi có lỗi với anh. Vả chăng, những chuyện về rừng rú, chiến tranh có được viết ra bây giờ ai in, ai đọc? Đám cháu tôi nghe bố nó kể chuyện suốt ngày mặc quần đùi chui rừng kéo dây, quay máy phát điện đánh moóc, ăn cháo măng còn chưa tin. Nghe tôi nói có dạo tôi bị sốt rét ác tính, tưởng chết đã chuẩn bị tăng võng đi chôn, may có anh y tá tiêm cứu sống lại được; đói thèm thịt bắt được con chuột vào ăn gạo đem cạo lông, kho mặn, ba anh lính sốt rét chia nhau ăn, chúng nó đều quả quyết cho là chuyện bịa. Lý lẽ chúng nó mạnh mẽ khiến tôi phát nản, tâm lực đâu nữa mà cầm bút? “Chuyện của các cụ xưa quá rồi. Có nghe chuyện hàng Tàu về cảng Diêm Điền, gia vải, giá quạt máy bao nhiêu, con kể”. Còn chị dâu tôi mắng “Anh em nhà chú lẩn thẩn cả rồi!” Biết thế, nhưng ai cấm được những giấc mơ? Nó cứ đến lừng lững từng đêm với anh tôi. Và với cả tôi nữa. Những giấc mơ hiện về khi thì khoái cảm sung sướng, khi thì hãi hùng. Có bận, tỉnh dậy dàn dụa nước mắt, không sao ngủ lại được.
Chuyến đi Kon Tum của anh tôi không mấy người được biết. Chỉ nghe bảo anh tôi vào thăm cô em gái đi xây dựng kinh tế mới năm 1975
Tháng ba, tôi có việc ra Hà Nội công tác, tranh thủ ghé về thăm nhà. Anh tôi không nấu nước pha trà mà kéo tôi ra quán uống cà phê. Tôi biết ý. Anh muốn kể với tôi một điều gì đó. “Anh mới đi Tây Nguyên cả tháng chú ạ!” Anh tôi nói chỉ đủ để tôi nghe. “Tôi mượn cớ vào chơi mới cô em. Vợ chồng cô chú ấy bây giờ bỏ nghề nông, sang làm giò chả. Khá nắm. Anh nheo mắt nhìn tôi – Tôi trở về rừng chú ạ. Tôi tìm về vùng sông Sa Thầy, những nơi ngày trước tôi đã đóng quân. Khác lắm, chả thể nào nhận ra…Tôi đi tìm mấy ngôi mộ của mấy người bạn ở cùng với tôi trong đại đội thông tin…Họ quy tập cả rồi. Không biết nằm ở nghĩa trang nào…Chuyện này tôi chỉ nói cho mình chú biết. Nói ra “bà ấy” lại bảo tôi hâm tỉ độ.”
Vậy mà bây giờ anh tôi nằm đấy, người nhỏ thó co quắp trên chiếc giường. Chỉ một cơn chóng mặt, co giật nhẹ. Đứt mạch máu não, liệt toàn thân – bác sĩ bảo vậy, rồi trả về. Đã cả tuần nay chị dâu tôi bón nước cháo, sữa. Các dây thần kinh hầu như tê liệt không chỉ đạo các hoạt động bình thường.
Tôi lay gọi một lúc lâu, anh tôi mới mở mắt. Đục, lờ mờ nhìn tôi như một bức tượng đá. Đôi môi mấp máy, nấc nhẹ. Tôi biết anh đã nhận ra tôi. Chỉ mới có vài ngày không ăn, tay chân anh như teo lại. Cặp giò của một cầu thủ trung vệ khi xưa giờ nổi lên những đường gân xanh, da nhám nâu, lạnh. Tóc khô xác dựng lên như rễ tre.
Trong ánh sáng điện nhạt nhoà, anh tôi nhìn tôi hồi lâu, rồi nấc nhẹ. Ráng lắm tôi mới nghe được hai chữ “Chú….Rừng…”. Tôi biết, anh triền miên trong cơn mộng mị hoài niệm về những cánh rừng xa lắc. Trong màu mắt của anh, tôi có linh cảm rằng anh đang đến gần với nó lắm. Như thể anh đang chập chờn bay trên những đỉnh núi mờ sương. Anh chạy trên những rừng cây bị đốn ngã, phát quang làm rẫy, nhựa còn tứa ra ở những thân cây. Anh tôi đang trở lại những bãi đá dọc triền sông Sa Thầy để căng tăng tìm cây treo võng…
Phải cố lắm, anh mới nuốt nổi vài muỗng nước cam vắt từ bàn tay tôi bón cho. ánh mắt anh có một giây hơi loé sáng rồi trở lại trạng thái mơ màng, chìm đắm vào cái khoảng không xa vắng vô ảnh. Không nói, nhưng tôi biết ngọn đèn ấy sắp tắt. Cái linh hồn nhỏ bé trong anh đang quậy cựa để tìm cách thoát ra khỏi lớp vỏ bọc khô xác tìm về với rừng. ở đấy có đám bạn lính của anh đang chờ. Mồi câu được nhào từ cơm quết mịn với phân đã có sẵn, anh sẽ đi câu cá. Mai sớm, những người lính ấy lại vác chiếc máy bay 15W nặng trĩu trên vai, gùi những cuộn dây điện nặng hàng chục ký. Còn súng ống, gạo đạn, tăng võng chất đầy trong những chiếc gùi bạt bám chân nhau leo núi. Dốc Trường Sơn cao lắm. Cheo leo và hiểm trở. Mây giăng dày đặc. Con đường rừng chỉ lọt dấu chân người còn ướt đẫm sương đêm. Đám lá cỏ tranh sắc lẹm cứa vào tay chân xót đến tận ruột. Lâu lâu lại bắt gặp những dấu giày lính răng chó của tụi thám báo Mỹ, nguỵ cắt ngang. ở một bãi ven suối, bàn chân cọp, chân nai còn tươi in hằn trên cắt.
Ai, ai đếm hộ tôi những dấu chân của người lính giải phóng còn gửi lại với rừng…
Logged
BloodX
Thành viên
*
Bài viết: 37


« Trả lời #7 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2012, 03:27:19 pm »

CỒN CÁT

Nhiều năm trôi qua tôi đã trở thành người đàn ông đứng tuổi. Có một mái ấm gia đình, vợ con hạnh phúc. Nhưng mỗi lần nghĩ về nàng – một người đàn bà chỉ kịp quen trên chuyến xe đò từ Huế ra Phong Điền, chia tay nàng để nhiều năm sau, tôi mới được gặp lại nàng trong một hoàn cảnh khác, tôi vẫn giữ nguyên một cảm giác hết sức lạ lùng. Một ý nghĩ luôn ám ảnh tôi khá kỳ quặc rằng: Tôi đã bị nàng hiểu lầm, là một chàng lính giải phóng “hám gái, dại khờ”…Bởi vì sau vụ việc ấy, chính tôi cũng thầm rủa mình là ngu ngốc.
Giải phóng Huế được mấy ngày, tôi bước sang tuổi 24. Tạm xem là một gã con trai mặt mũi sạch sẽ, sáng sủa. Chưa một lần yêu. Lứa tuổi chúng tôi, chẳng có thời gian và điều kiện làm cái công việc trọng đại ấy. Tôi đốt những trang vở cuối cùng sau kỳ thi tốt nghiệp phổ thông cấp III, năm ngày sau tôi đã có mặt trong đại đội lính tân binh để chuẩn bị đi chiến trường. Nối tiếp những trận đánh nhau mà một ý niệm duy nhất cần hiểu: chiến tuyến phía trên kia là địch, là những trận đánh ác liệt, là đói khát và cái chết. Đã có vô số bạn bè cùng vào chiến trường với tôi ngày ấy, đã không trở về. Chưa bao giờ có được sự hiểu biết đầy đủ về các Thành phố, đời sống của người dân sống trong các đô thị niềm Nam…Chính vì vậy, tôi đã ngỡ ngàng lần đầu đứng trên dốc cầu Tràng Tiền nhìn muôn vàn tà áo trắng của đám nữ sinh văn khoa, khoa học, sư phạm của đại học Huế như một đàn cò phấp phới bay trên những chiếc xe đạp Mi-ni lạ mắt. Cô nào cũng đẹp, cũng xinh, môi son, má phớt hồng. Các cô đi quét dọn trường sở, đường phố, làm trật tự viên…
Cho đến bữa tôi được gặp nàng trên chuyến xe đò thưa khách đi Phong Điền. Nàng mặc chiếc áo dài màu mỡ gà, quần trắng, đội nón Huế mỏng tang. Mãi tới khi chiếc xe vượt qua cầu Hiền Sĩ tôi mới bắt chuyện được với nàng. Tiếng được tiếng mất khuất lấp trong tiếng máy nổ giòn và cặp mắt tò mò của những người ngồi quanh. Tôi chỉ hiểu một cách mơ hồ: Nàng đã đi dạy học được hai năm, tại một trường tiểu học ở Phong Điền. Nàng nhận được tin thông báo trên loa truyền thanh “công chức các sở, giáo viên, giáo sư…phải đi trình diện tại công sở của mình”, “đương sự” sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm”, nếu như không có mặt đúng ngày giờ quy định của chính quyền cách mạng…Đại loại những kiểm thông báo như vậy na ná giống những thông báo cho các sĩ quan, binh lính nguỵ quyền Sài Gòn phải ra nộp súng, đầu thú trình diện ngay tại chỗ….Nàng càng sợ.
Lúc chiếc xe dừng lại ở dãy phố trong thị trấn Phong Điền vắng ngoe vắng ngoắt, bóng áo bộ đội phải phóng nhiều hơn bóng áo dân, tôi chỉ nhận được ở nàng cái chụp nón lên đầu, nguẩy mông và bước xuống cửa xe đã mở sẵn với một câu chào xã giao rồi không một lần ngoái đầu nhìn lại. Hình như tôi cũng vội đi tìm Thu – một người lính cũ cùng đơn vị. Loanh quanh một hồi trong huyện đội, té ra thằng nhỏ trước cùng đơn vị với tôi đã được huyện điều về làm Bí thư xã Phong Lai. Tôi ăn vội chén cơm trong nhà ăn tập thể huyện đội, rồi ra bến xe định quay về Huế.
Mới có xế trưa. Nắng tháng tư đổ lửa xuống những mái nhà tôn, con đường trải nhựa láng bóng như gương. Vài cái xe ca, xe đasu, xe lam chở khách. Mấy gã lái xe ngái ngủ hoặc ngồi lai rai trong quán nhậu uống la-de. Mùi mực nướng thơm nồng chỉ càng làm cho tôi thêm háo hức. Một cái xe đang chờ khách đi Huế chỉ có đôi ba người, chính lúc ấy tôi nhìn thấy lưng áo màu mỡ gà của nàng ngồi khuất sau một gốc cây bàng. Và cái ánh mắt hơi sáng lên rạng rỡ của nàng khi nhận ra người bạn đồng hành trên chuyến xe buổi sáng, khiến tôi quên đi vẻ khiếm nhã của nàng lúc chia tay, tôi nở một nụ cười nửa như ngạc nhiên, nửa như có ý hỏi: Sao cô ở đây? Nhưng trong tiềm thức sâu thẳm của tôi đã thích những từ “dạ”, “thưa vâng” cái chất giọng ngọt ngào tưởng như có thể cắn ăn được.
- Sao chị chưa đi về trường?
- Tội em quá anh ơi! Không có xe đi Cao Ban – Sơn Tùng. Mấy người ở đây biểu em cây cầu bị sập. Chừ em không biết tính răng? Không tới “trình diện” đúng thời gian, sợ cách mạng phạt. Muốn đi lại không có xe…
- Chẳng lẽ không còn một phương tiện nào khác ư? – Tôi e ngại giùm cho nàng.
- Chỉ còn cách đi bộ, đạp đường tắt qua làng, qua cồn cát Triều Dương…
- Chị có thể đi bộ 12 cây số? – Tôi tròn mắt ngạc nhiên và nhìn nàng.
- Giá như có người quen ở làng cùng về, em sẽ đi. Nhưng chờ mãi, em chưa gặp một ai.
- Nếu chị muốn, tôi sẽ cùng chị đi Cao Ban – Sơn Tùng. Tôi cũng có chút việc ở đấy…Tôi…đi tìm một người bạn!
Nhiều năm sau, tôi không thể nào giải thích được cái giây phút đưa ra quyết định đường đột vào lúc ấy. Tôi sẽ cùng nàng cuốc bộ hơn 3 giờ đồng hồ giữa trưa hè nắng chang chang, băng qua những triền đồi cát chỉ mọc toàn thanh hao, dứa dại, xương rồng bàn chải. Và chỉ có hai người. Một người đàn ông, một người đàn bà mới quen nhau trong chuyến xe đò tình cờ.
Suốt cả tiếng đồng hồ, lúc tôi chủ động gợi chuyện nàng, lúc tôi cố nghĩ ra những câu chuyện về thủ đô Hà Nội, về Hồ Gươm, chuyện các cô gái thanh niên xung phong trên những con đường Trường Sơn ác liệt. Về tuổi thơ đi học của tôi trong tiếng máy bay phản lực gào rú, bom nổ ở các thị xã nhỏ nhoi bên sông Trà Lý. Còn nàng trả lời tôi từng câu một về chuyện đi dạy học trò, lương tháng giáo viên. Giải thích cho tôi cặn kẽ thế nào là giáo sư đệ nhị cấp, đệ nhất cấp. Tú tài 1, tú tài 2, ban A, B, C, D. Có lúc tôi triết giảng về Mác. Nàng bình phẩm Hê-Ghen, Giăng Pôn-sác…
Chỉ có điều trong suốt quãng đường 4 cây số đầu tiên ấy đội hình hành quân theo hàng một. Nghĩa là tôi đi trước, nàng theo sau. Đến một chặng khá dài, tôi dừng lại chờ, nàng vọt lên đi trước, tôi bám gót. Vâng, những đoạn bám đuôi ấy, tôi sung sướng thoả thê ngắm nàng. Một thân hình mảnh dẻ, da trắng, gương mặt hồng lên vì nắng. Chiếc áo dài màu mỡ gà dán vào người. Ở khoảng giữa hai vai tôi thấy màu vàng hơi sẫm lại vì mồ hôi ra ướt lưng áo. Đôi tay nàng thon nhỏ, có những ngón búp măng. Sang đến giờ đi bộ thứ hai nàng có vẻ đuối mệt. Chốc chốc nàng lại tụt lại phía sau. Có thể tôi là một người vô ý, nhiều lúc cứ lãng quên cứ giữ theo nhịp bước của một người quen đi trong rừng, bỏ rơi nàng cả đoạn dài. Thêm một chút tự ái của kẻ trai biết người bạn đồng hành giữ ý trong lúc trò chuyện với mình. Thậm chí tôi còn có ý nghĩ rất cực đoan: nàng chỉ muốn tôi làm cây gậy chống để băng qua cái trảng cát nắng khủng khiếp dài 12 cây số. Đường vắng không một bóng người. Tôi có một cây súng ngắn làm bùa hộ mệnh cho nàng. Hoặc giả nàng nghĩ, tôi là một anh lính trẻ dại gái. Nhưng thực lòng lúc ấy tôi thương nàng. Có thể là tình thương của người anh đối với một cô em gái phải vượt qua một chặng đường chông gai, cần được nâng đỡ. Cũng có thể đó là cái chất lửa tình yêu loé cháy khi tôi bắt gặp trong ánh mắt nàng mà trái tim tôi vội vàng ngộ nhận? Và cũng có khi còn là cái ý nghĩ mơ hồ của một anh lính giải phóng muốn chứng tỏ sự cao thượng trước phái yếu – lại là một cô giáo xinh đẹp ở vùng mới giải phóng! Tôi không nỡ để nàng một mình đi giữa vùng đất mới qua cuộc tranh chấp chưa tới nửa tháng trời, đám lính nguỵ ác ôn vẫn còn lẩn quất, chưa ra đầu thú nộp súng. Còn chính tôi luôn tự cãi chày cái cối cho hành động có vẻ phi lý rằng: nàng cần được giúp đỡ. Tôi có dịp trở lại cánh rừng phi lao ở bãi cát Triều Dương, nhìn nơi giấu quân trong đêm đầu tiên đại đội bộ binh của tôi lọt về đồng bằng Phong Quảng để đánh vào chợ Sịa, Phú Lương. Tôi đi thăm lại những chiến sĩ của tôi đã chết, hiện đang chôn cất tại đó. Mỗi bước đạp lên cát bỏng, tôi lại có hàng tỉ lý do để biện minh cho mình. Bởi vào lúc này nàng không còn sức để tiếp chuyện tôi nữa, vì mệt. Nàng bám theo tôi lẵng nhẵng như một cái đuôi, tay cầm guốc, đi chân trần trên cát bỏng.
Đến một lúc, tôi phải tự động viên mình bằng cách chọn những bụi tre,  tán cây cao làm đích để đánh đu với sức lực, sự mệt mỏi để cố đi tới.
Thực tình tôi cũng không hiểu nàng đang nghĩ gì về tôi. Dù nàng có nghĩ gì về tôi chăng nữa cũng thây kệ. Tôi cũng mệt mỏi sau quãng đường dài. Chân căng nhức trong đôi giày vải. Chỉ còn nguồn động viên duy nhất mỗi lần nàng đến gần, tôi chờ, lại bắt gặp một nụ cười hé nở và một giọng nói làm cho nao lòng: “Răng, anh mệt lắm hỉ? Sắp tới rồi nghen?”. “Bữa mô anh vô Huế, ráng ghé nhà em chơi…”
Gắng mãi, hai kẻ lữ hành trên vùng cát bỏng cũng đến được bãi cát Triều Dương. Tôi dặn nàng ngồi chờ tranh thủ nghỉ lấy sức để tôi đi kiếm nước uống. Tôi khát cháy cổ mệt rã rời nhưng vẫn cố gắng chạy bộ quanh một vòng hồ nước sang phía bên kia tìm bụi chuối non còn sót lại sau những ngày địch tràn về triệt phá Triều Dương. Sau khi uống no một bụng nước lạnh, có mùi tanh nồng và chặt được 2 cây chuối non. Tôi chạy trở lại chỗ ngồi, đưa cho nàng, rồi tôi tất tả tìm tới cánh rừng dương cách đấy không xa, ngay cạnh đầm nước. Tôi rút trong chiếc ba lô luôn đeo trên lưng một nắm nhang mua được ở bến xe, thắp nhang và cắm vào những ngôi mộ đất. Mười tám ngôi mộ cả thảy. Họ là những người lính của K4, K10 đã hy sinh trong ngày chống càn, quân nguỵ đánh vào bãi cát Triều Dương, đánh vào Cao Ban, Sơn Tùng…Tôi như vẫn hình dung ra gương mặt của cậu Nhiếp y tá đại đội có chiếc răng vàng, cậu Công liên lạc và những người lính của tiểu đội cối…Bất giác, tôi hét lên:
- Mới có 15 ngày mà chúng mày đã thành người thiên cổ. Thành phố Huế, Đà Nẵng và cả Sài Gòn sắp giải phóng rồi…Tụi bay có biết không?
- Phải…Em thiệt có lỗi với anh…Đây là những ngôi mộ của đồng đội anh phải không? Nàng đã đi tới tự lúc nào và ngồi xuống bên tôi.
- Rừa mà em cứ tưởng… Nàng nói mà không dám nhìn vào tôi.
- Tưởng chi? Tưởng tôi lừa chị hử…
- Anh đừng trách em…Em đã có chồng…Chồng em là lính nguỵ nên gặp anh em sợ…Em biết anh là người tốt.
Tôi tránh ánh mắt của nàng bằng cách ngồi xoay lưng ra mặt hồ nước. Không gian yên tĩnh quá. Hoang vắng. Hơi nóng đến ngạt thở. ở một vạt lau lách phía bên kia hồ nước bỗng vang lên tiếng chim bìm bịp kêu rời rạc từng tiếng một.
Tôi không nhìn thấy mặt nàng nhưng cảm thấy rất rõ sự bối rối của nàng. Tôi đứng bật dậy, hệt như mỗi lần chỉ huy đội hành quân sau khi hết giờ giải lao 10 phút:
- Xuất phát!
Suốt cả quãng đường còn lại hơn 4 cây số chúng tôi không nói với nhau một lời nào. Tôi đi trước cách nàng chừng mười mét. Có vẻ nàng đã bước mau hơn. Đi được một lúc khá lâu, tôi đã nhìn thấy những ngọn cây, mái nhà ở Cao Ban. Thấp thoáng bóng người phía xa. Thỉnh thoảng bật lên một tiếng súng còn đầu đó khó định hướng.
Khi còn cách bờ tre đầu làng chừng vài trăm thước, dừng lại bên cây cầu gỗ, tôi nói:
- Giờ sắp tới làng rồi…
- Rứa anh không vào làng đi thăm người quen ư?
- Tôi chẳng có bạn nào ở đây cả…(điều này thì tôi nói dối, nhưng lại là sự thật với nàng). Tôi đưa chị về tới đây an toàn. Chị có thể an tâm trình diện. Giờ tôi phải về thị trấn để kịp chuyến xe. Thôi chào chị!
Tôi không kịp để cho nàng nói một lời đã quay gót.
Đi được chừng vài chục mét, tôi có nghe tiếng người chạy lào xào trên cát, và tiếng gọi với:
- Chú bộ đội…Chú…Bữa mô chú vô Huế nhớ hỏi nhà…
Đêm hôm ấy, tôi đã phải trả giá cho cuộc hành quân đi bộ suốt sáu giờ đồng hồ băng qua trảng cát đồi tranh bằng một cơn sốt nóng kinh người. Cậu y tá ở trạm trực dúi vào tay tôi liều thuốc Nivaquin. Tôi đã lẳng lặng quăng nó vào gầm phản, đắp chăn buông màn ngây ngất trong một cơn nhức đầu như búa bổ. Chập chờn mộng mị, tôi chỉ thấy mình khát nước. Tôi còn nghe thấy cả tiếng con bìm bịp kêu buồn bã bên hồ nước, những ngọn cây dương xác xơ bị pháo chém ngả nghiêng đang ứ nhựa…
Nhiều năm sau, nhớ về nàng, tôi thỉnh thoảng vẫn âm thầm tự hỏi: nàng còn dạy ở  cái trường tiểu học heo hút ấy, hay đã bỏ nghề? Hoặc giả nàng cùng chồng vượt biển Thuận An trốn sang Hồng Kông, Phi Luật Tân…vào những năm khốn khó nhất của đất nước, sắn độn cơm, nhai hạt bo bo, đi xếp hàng mua 5 lạng thịt tiêu chuẩn từ lúc gà gáy canh hai. Hay nàng đã ngồi ở một sạp hàng ở chợ Đông Ba, Tây Lộc đọc những tờ báo rẻ tiền hay những cuốn truyện tình? Tất cả đều có thể xảy ra! Hệt như cái quyết định của tôi trong một giây để đưa nàng trở lại với ngôi trường năm nào…
Bẵng đi dễ có tới hơn 10 năm. Khi ấy tôi đang làm việc ở một tờ báo tỉnh K. Một buổi sáng, sau bữa cà phê ở quán Cây Sữa tôi nhận được một cú điện thoại. Đầu dây phía bên kia là giọng nói của một người phụ nữ. “Chào anh…Anh chẳng nhớ ra em đâu. Anh là ân nhân của em ngày còn ở Huế. Em rất muốn được gặp anh nếu anh thấy tiện…”. Ân nhân nào đây? Tôi tự hỏi mình. Cô gái đã được tôi cứu thoát trong ngôi nhà cháy ở Phú Lương B, hay người đàn bà đã có 6 đứa con, chồng đi lính nguỵ chết trận ở A Lưới? Tôi đã bảo cậu quản lý của đại đội cho chị ta cả bao gạo. Chịu, tôi không sao nhớ nổi.
Đúng 9 giờ, tôi có mặt ở quán cà phê ngoài biển, trước cửa khách sạn Hải Yến. Quán đông người, nhưng tôi cũng nhận ra chiếc áo màu mỡ gà của người khách lạ. Người ấy đang hướng mặt về phía tôi, có ý tìm kiếm chờ đợi. Sau vài giây tôi ngờ ngợ và nhận ra người đàn bà ấy chính là nàng. Vẫn nụ cười kín đáo với hàm răng trắng loá… “Nhờ đọc báo, nghe đài nên em tìm ra anh”. Nàng bảo. “Còn em sau bao nhiêu năm trôi dạt đi những đâu, bây giờ mới xuất hiện”. Tôi hỏi. “Em vẫn là cô giáo, đi dạy học. Chỉ có điều là em đã xa làng Triều Dương lâu rồi. Chừ em sống ở Tây Nguyên”. Trò chuyện một lúc, tôi hiểu rằng nàng đã chia tay người chồng cũ. Vào những năm sau giải phóng, anh chồng ép nàng đưa con đi vượt biên qua Mỹ, nhưng nàng không chịu. Nàng cũng không thể ở lại vùng nông thôn Quảng Điền còn nhiều thành kiến. Đã có lúc nàng định xin nghỉ dạy, về Huế mở tiệm ăn, khi một mình phải nuôi ba đưa con dại và mẹ già. Và nàng đã lên với vùng cao nguyên đất đỏ vừa đi dạy học, vừa đi khai hoang ruộng rẫy tỉa bắp, trồng cà phê… “Anh có biết không, một trong những lý do khiến em không theo chồng qua Mỹ, chính là chuyến theo anh vượt qua cồn cát về Triều Dương. Kỷ niệm ấy thật khó quên… Được gặp lại anh, dù chỉ một lần, rứa là em mãn nguyện rồi…”
Và rồi nàng lại tan biến đi hệt như một cơn mưa bóng mây. Đã một đôi lần, tôi lên cao nguyên. Sau những ngày mưa khắp vùng đất đỏ badan, ở đâu cũng ngút ngát, điệp trùng cái màu xanh của những rừng cao su, cà phê, hồ tiêu. Dọc theo các con đường vàng rợp màu hoa dã quỳ, hệt như màu áo dài của nàng… Nàng như lọt thỏm, tan biến giữa cái màu xanh ấy…Và tôi vẫn chưa có dịp gặp lại nàng. Tên nàng là Công Tằng Tôn Nữ Huyền Trang, nhà ở xế cổng Đông Ba.
Logged
BloodX
Thành viên
*
Bài viết: 37


« Trả lời #8 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2012, 03:38:10 pm »

NHỚ RỪNG
A
nh không phải là con đẻ của mợ tôi.
Vào vụ giáp hạt năm Tỵ (1941) cò người đàn bà sống ở vùng biển Thuỵ Anh dắt theo một đứa trẻ 10 tuổi lên giao cho mợ tôi, để lấy hai thúng gạo về cứu đói. Mợ tôi đẻ khó, ba bận sinh nở mới được một mụn con gái. Thấy đứa trẻ trai đen đủi, gầy yếu bà đem lòng thương nhận làm con nuôi. Anh gắn bó với gia đình tôi từ dạo ấy. Tám năm trời, anh được cậu mợ tôi nuôi nấng như con cái trong nhà. Anh là tướng chỉ huy đám trẻ nhỏ trong xóm Gốc Mít bày ra những trò chơi đi câu cá, đào chuột, bẻ trộm ngô, moi khoai, ngoài cánh đồng màu ven thị xã. Cả bọn kéo nhau lên lăng Ông vừa nướng ăn vừa thả diều. Chiều mát, anh ra bãi đá bóng…Lớn lên chút nữa, anh theo người làm trong nhà đi chăn trâu, cắt cỏ vào những buổi không đi học. Nhà ông nội tôi có cả một đàn trâu. Chính vì cưỡi trâu đánh nhau, có lần anh tôi bị ngã trán sưng thành tật. Ngày đi cướp chính quyền, mới 13 tuổi anh tôi cũng được tín nhiệm đưa vào đội đánh trống trong lễ mừng Độc lập.
Rồi những trò đúc rế, hun chuột, đào trộm khoai nướng trong những buổi chiều chăn trâu cũng chấm dứt. Đó là một ngày cuối đông năm 1949, sau trận càn Trái Quýt của giặc Pháp, hút chết vì đạn moócchiê, anh tôi lặng lẽ ôm bọc quần áo theo những anh trai làng tòng quân đi bộ đội. Chị gái tôi khóc rấm rứt mất cả tuần. Vắng anh, từ nay không còn ai đến đưa chị ra ngoài bờ hồ hái sen, bắt cào cào và những đêm đông ngồi đánh tam cúc trên những nệm ổ rơm ấm áp. Còn mẹ tôi – người đàn bà thạo nghề buôn bán, tự hào lắm. ít ra trong nhà cũng đã có  được một người tham gia kháng chiến. Nhà tôi ở giáp ranh giữa vùng “tề” và vùng “tự do”. Chỉ đi mươi bước chân vượt qua một con đường đá, qua bốt gác là vào đất thị xã. Ban ngày lính Pháp, lính nguỵ vào lùng sục trong từng nhà dân. Nhưng đêm đêm những anh cán bộ Việt Minh vẫn có thể về tuyên truyền, mít tinh, diệt ác. Đám lính dõng sợ khiếp vía chỉ dám đứng ở bốt An Tập bắn hù doạ đôi ba phát. Dạo ấy, sau ngày độc lập, khí thế cách mạng ở xóm Gốc Mít hăng lắm. Đàn ông có chút sức khoẻ đều tham gia dân quân. Đàn bà, nhà giàu có thì góp vàng, góp gạo, tiền ủng hộ kháng chiến. Việc anh tôi tòng quân nhập ngũ như là một lẽ đương nhiên của những anh con trai thời loạn, mặc dầu chẳng hiểu gì nhiều lắm về cách mạng.
Những điều kể trên, chỉ sau này tôi mới được biết, và cũng nghe người khác nói lại. Bởi lúc tôi chào đời, anh tôi đã là một người lính trong đại đoàn Đồng bằng. Nhưng chuyện này thì tôi nhớ. Ngày đi hỏi vợ cho anh tôi, mợ cho tôi ăn mặc đẹp đẽ. Tôi vinh dự đi sau bà. Phía trước là  mâm lễ trùm vải đỏ. Mâm thứ nhất xếp đầy xôi gấc. Mâm thứ hai là một chiếc thủ lợn luộc to vừa khít lòng chiếc mâm đồng cỡ lớn. Còn mâm thứ ba đầy ắp cau trầu…Lễ hỏi vợ cho anh tôi diễn ra một cách trang trọng ở một thôn ngoại vi cách thị xã chừng hai cây số. Chị dâu tương lai của tôi – con gái một ông “cai”, cai gì tôi không biết nữa, lấy được anh tôi – một anh bộ đội vệ quốc đoàn, con của một gia đình khá giả trong vùng cũng đã là danh giá. Chị là con một…Chỉ có điều cô dâu chưa hề biết mặt chú rể, chỉ nghe nói là anh đang đánh giặc ở Điện Biên Phủ..Oách quá còn gì. Ba năm sau nữa, đám cưới của anh tôi mới diễn ra. Để đi hết chặng đường ba năm hỏi vợ, vào kỳ giáp Tết hàng năm mợ tôi đều sai người mang quà tết sang biếu ông Cai. Khi thì đôi gà sống thiến, khi thúng gạo nếp, bánh chưng, cau trầu. Chị dâu tôi đã được xem như con cái trong nhà, việc lớn việc nhỏ đều có mặt.
Hỡi ôi, ngày cưới anh tôi…một đám cưới buồn. Trong trí nhớ non nớt của tôi vẫn lưu giữa hai hình ảnh trái ngược nhau. Đấy là bữa cơm cúng gia tiên diễn ra âm thầm trong ngôi nhà lớn của gia đình tôi, cửa đóng then cài. Bà con ruột thịt đến lặng lẽ chia vui, uống chén rượu ăn bữa cơm không dám khua động mạnh chén bát. Những chai rượu trắng nút bằng lá chuối khô dấu ở chân bàn thờ đến bữa mới được đưa ra mời mọi người. Ai cũng hiểu “cậu mợ” tôi vừa thoát qua cơn “cải cách ruộng đất”, động dao thớt sợ thiên hạ dòm ngó. Đến đêm mới là đám cưới thật. Anh tôi chải chuốt, sạch sẽ trong bộ đồ bộ đội còn mới. Chị dâu tôi vấn khăn mặc áo cánh nâu non – có áo dài “tân thời” nhưng không dám mặc. ánh đèn măng sông thắp sáng không nhìn thấy một chút phấn son. Ông trưởng thôn đọc một bài diễn văn công bố việc thành hôn cho đôi trẻ. Có những câu văn đại loại như: anh là bộ độ cụ Hồ, chị là con gái nhà lành…Lốp đốp có tiếng vỗ tay sau lời kết “vui duyên mới không quên nhiệm vụ. Đất nước ta còn bị Mỹ Diệm chia cắt. Đồng bào miền Nam còn chịu nhiều rên xiết dưới gót giày Mỹ Diệm”vv…Đám cưới theo “đời sống mới” chỉ có kẹo thuốc lá, diễn ra vừa đúng một tiếng. Tan đám cưới, anh tôi cõng tôi trên vai để vượt qua đoạn đường ngập ngụa bùn đất. Tôi và gia đình trở về phố. Đôi vợ chồng trẻ dắt nhau trở lại với căn nhà ở ngoài cánh đồng Cống Trắng. Đêm ấy, trăng sáng lắm. Trời heo heo trở rét.
Đang là một cán bộ chỉ huy trung đội, đột nhiên anh tôi bị điều về Quân khu, bổ sung vào đội bóng đá mới thành lập. Anh tôi có vẻ không vui, nhưng tôi lại thích. ít nhất mỗi chủ nhật, tôi có dịp được ngồi xe đạp của cậu tôi, vượt 19 cây số sang sân Chùa Cuối bên Nam Định – coi anh tôi đá bóng. Phần nhiều, anh tôi ngồi ghế dự bị, vào đá ở hiệp 2.  Chân trung vệ dập chẳng mấy khi làm bàn. Vậy cũng thích. Tôi lấy làm tự hào lắm. Còn những lần anh tôi ngồi xe ô tô về thi đấu tại sân nhà, dù bất kể chiều chủ nhật ấy trời mưa hay nắng cũng là một ngày hội.
Song cái việc anh tôi được làm cầu thủ bóng đá ‘Quân khu” phải 13 năm sau, tôi mới rõ căn nguyên, ngọn ngành. Số là, dạo “cải cách”, mợ tôi có kẻ vu oan. Đội nhầm, quy lên địa chủ. ít ngày sau, có giấy của chính quyền “sửa sai”, đích thị nhà tôi thành phần tiểu thương, buôn bán nhỏ. Còn mợ tôi khá giả chẳng qua là nhờ lao động tích cóp. Nhưng việc chưa ngã ngũ, chỉ trong có ít ngày, vô khối đồ đạc trong nhà như thóc gạo, chum, nồi đồng, mâm đồng, tủ chè sập gụ…không cánh mà bay. Nhà lớn bị đóng kín. Kẻ gieo tai hoạ cho nhà tôi lại chính là mấy người cháu họ xa được cậu mợ tôi cứu cho qua đận đói năm ất Dậu, bây giờ quay ra vu vạ, tố điêu. Anh tôi tức quá bỏ đơn vị về nhà mang theo một quả lựu đạn gỗ, sơn phết y như lựu đạn thật đến từng nhà để doạ những kẻ ăn không nói có, gắp lửa bỏ tay người. Vì chuyện manh động vô kỷ luật, anh tôi bị khiển trách, điều về đội bóng đá.
Vào một đêm tháng 3 - 1969 rét như cắt ruột trong cánh rừng già ở binh trạm 48, trên đất Lào, anh em tôi nằm chung một mái tăng, anh tôi đã kể cho tôi nghe chuyện cái án kỷ luật duy nhất trong đời lính. Cũng là tình cờ, anh em gặp nhau. Tiểu đoàn bộ binh của tôi đang trên đường Trường Sơn vào Nam. Anh tôi là một trong số hàng trăm thương bệnh binh ngược rừng ra Bắc. Chỉ có điều tôi không nhận ra anh nữa. Anh tôi gầy yếu, xanh xao. Tóc rụng hết. Chỉ mặc độc chiếc quần đùi và tấm áo lính rộng lùng thùng dài gần tới gối. Chiếc xanh tuya rông Mỹ rộng bản có dắt theo con dao găm và chiếc bi đông nước thít chặt lấy bụng trông anh như một con nhái bén. Môi anh thâm, da vàng ủng. Còn cái mùi tanh tanh toát ra từ quần áo thân thể khiến tôi chưa quen, rất khó chịu.
Đó là mùi của bom đạn, mùi của những căn hầm kèo ẩm mốc, luôn thiếu ánh sáng. Mùi của tật bệnh, thuốc men. Mùi của những cơn đói dài ngày, hút thuốc là tàu bay thay cơm…Vài tháng sau đó tôi sẽ thấm thía cái mùi vị ấy của một người lính chiến sống chui lủi trong những cánh rừng già ở vùng giáp ranh suốt ngày quần nhau với địch.
Sáng hôm sau, anh em chia tay. Anh tôi chỉ nói mỗi câu: “Hoàn thành nhiệm vụ, ráng sống mà trở về em ạ!”
1973 anh tôi được giải ngũ, về hưu hưởng lương của một trung uý đã đã có một phần tư thế kỷ mặc áo lính, hết chống Pháp rồi đánh Mỹ. Về nhà sống với vợ con, vài tháng sau anh tôi có chân trong cấp uỷ. Vùng Cống Trắng nay đã là đất đô thị. Tôi gặp lại anh trong lần về phép đầu tiên sau ngày giải phóng, anh tôi khoe: “Bận lắm chú ạ. Tôi là Bí thư chi bộ phường, ủy viên Hội đồng nhân dân thị xã, tôi đang đứng dựng một tổ hợp sản xuất cao su. Khá lắm!” Chị dâu tôi nguýt dài: “Chỉ suốt ngày đi họp. Ông ở nhà ngồi bán nước cho tôi lại hoá hay..” “Ngồi bán nước….Hừ…hừ? Nghĩ như bà có mà…”. “Bán nước thì sao nào? Ông không thấy khối ông bà về hưu ngồi bán quán ở nhà đấy thôi!” Anh tôi trả lời bằng một hơi thuốc lào rõ dài. Khói phun đặc cả một gian nhà. Hơn 20 năm làm vợ bộ đội, chị dâu tôi đã bỏ lại sau lưng cả một thời con gái đội bom, đội đạn và mỗi ngày vác trên vai cả ngàn viện gạch ngói vào lò, ra lò. Và chờ chồng. Rồi những đứa con theo chân nhau ra đời. Chị dâu tôi xọp hẳn. Tóc đã ló ra những sợi bạc.
Không can thiệp vào chuyện “nội bộ”, tôi cười. Biết tỏng anh tôi nổi máu “sĩ”. Sĩ quan quân đội có huân chương hẳn hoi, ai lại đi ngồi bán nước trà và thuốc lá lẻ. Chả gì cũng là anh Bí thư chi bộ của phường. Ngồi phơi mặt ở hè phố nói ai nghe? Nhưng anh tôi vẫn ngầm nuôi mộng làm giàu bằng nghề sản xuất các răng bánh cao su, làm lốp xe đạp, chế tạo xà phòng. Ngày ấy, hàng hoá còn phân phối, bán theo tem phiếu. Tôi đã sung sướng nhường nào, mỗi dịp về nghỉ hè được anh tặng cho cả ký xà phòng đem lên trường Đại học “giặt” quần áo. Những thỏi xà phòng cứng như đá được chế ra từ xút, đất sét, cám theo những công thức “bí mật” của một tay có bằng kỹ sư hoá bị sa thải vì tội biển thủ công quỹ, nay tình nguyện đầu tư chất xám cho tổ hợp của anh tôi. Tôi mừng cho anh chị tôi đã tu sửa được căn nhà luồng lợp ngói ọp ẹp xưa kia thành nhà mái bằng có gác. Đóng được giường tủ mới. Cậu tôi nghỉ hưu cũng được tổ hợp “xà phòng” giao việc coi kho, đi giao dịch….lương trả cao gấp rưỡi lương hưu. Cơ chế ấy thoáng quá còn gì?
Bẵng đi một dạo có đến 3 năm tôi mới về quê. Buổi tối anh tôi nghe tin tôi về vào thăm chơi. Tôi hỏi chuyện cái “tổ hợp” của anh. “ Hỏng! Hỏng rồi chú ạ. Thằng kỹ sư hoá nói lừa tôi. Tôi vay vốn ngân hàng mua nguyên liệu. Hoá chất tồn cả tấn. Lãi mẹ chồng lãi con, không khéo đi tù…”. Rốt cục, để gỡ món nợ không bao giờ sinh lãi ấy, anh tôi buộc phải bán đi căn nhà mặt phố. Tôi ngồi hút thuốc, nhìn ông anh hốc hác đi vì lo lắng, cay đắng hiểu rằng: lòng dũng cảm của một anh lính ngoài chiến trận, lòng tốt, sự chân thực và chí làm giàu của một người ít có kinh nghiệm “thương trường” chưa đủ để thắng những kẻ gian manh lọc lừa và cả cái “cơ chế thị trường” đầy phức tạp.
Anh tôi buồn lắm, suốt ngày ngồi bó gối trong nhà và hút thuốc lào vặt, nhìn ra con sông đào phủ đầy rau muống, bèo tây, rác rưởi. Buồn nữa, anh sang sông ngồi đánh cờ với mấy cụ về hưu. Chỉ còn lại những câu chuyện đường rừng của anh là không bao giờ dứt. Cả nhà tôi, chỉ có anh và tôi là lính. Tôi như cái túi không đáy để anh trút vào đấy những kỷ niệm. Anh say sưa kể cho tôi nghe những chuyến đi tiễu phỉ ở vùng Tây Bắc từ năm nảo năm nào. Trận đánh Mỹ ở Đắc Tô, Tân Cảnh, chạy càn lạc đơn vị hàng tuần trong trận Mỹ mở chiến dịch Giăng Sơn Xiti…Rồi những buổi đánh cá trên sông Sa Thầy. Giải đất Tây Nguyên điệp trùng, đầy bí ẩn huyện hoặc ấy, tôi chưa một lần đặt chân đến. Tôi chỉ có thể đồng cảm với anh những chuyến chạy càn tránh máy bay B52, B57 thả bom, pháo bắn chụp trên đầu chém cây rừng nghiêng ngả, chia sẻ với anh những trận đói vàng mắt mà hầu như bất kỳ người lính giải phóng nào ở tuyến một cũng đều gặp phải. Anh tôi là lính thông tin còn tôi là một gã bộ binh. Kẻ ở Tây Nguyên, người ở Trị Thiên, Quảng Đà…Nỗi cơ cực mỗi người khác nhau, nhưng ở chiến trường miền Nam nơi nào mà chẳng bom đạn đầy trời, cái sống và cái chết treo trên đầu sợi tóc.
Tôi cứ ngờ ngợ rằng, anh tôi nhiễm chất độc màu da cam. Ngồi uống trà với tôi, thỉnh thoảng anh lại giơ tay vuốt tóc. Tóc rụng nhiều lắm. Sống thanh bình bên vợ con đã lâu, cái ăn, miếng uống không đến nỗi túng đói mà da dẻ cứ tái xám…Còn cái căn bệnh hội chứng rừng thì chẳng nghi ngờ gì nữa.
- Chú ạ! Nhiều đêm anh toàn nằm mơ thấy đám bạn lính hồi ở Tây Nguyên…Như đêm qua chẳng hạn. Chú về được một lúc đã lâu, anh mới đi nằm. Nằm mãi mới chợp mắt. Anh với thằng Tố đi giải vây trong rừng. Leo mãi mà không sao lên được đỉnh đồi nơi trung đoàn bộ đóng quân. Bất chợt gặp một con gấu to tướng nấp sau gốc cây, anh hét to, bỏ chạy. Tỉnh ngủ mới biết mình nằm mơ, tê cứng cả chân…Rồi anh chép miệng bảo tôi: “Giá anh có chút chữ nghĩa, thế nào anh cũng viết chuyện những ngày đánh nhau với tụi Mỹ ở Đắc Tô… Nhiều chuyện hay đáo để”
Chị dâu tôi đang ngồi vá áo, nhếch mép cười: “Anh chú lẩn thẩn rồi…Đi bộ từ đây ra ngoài Cống Trắng còn ngại, có ngồi mà viết. Làm một tí thì kêu đau lưng, đau đầu…”. “Hay là tôi kể chú viết – Anh tôi như thể không nghe thấy lời bóng gió mát mẻ của vợ – Nếu không viết sau này tụi cháu chú nó bảo mình khoác lác. Này, chú ạ, có lần anh lại mơ…”
Tôi ứa nước mắt. Hình như tôi có lỗi với anh. Vả chăng, những chuyện về rừng rú, chiến tranh có được viết ra bây giờ ai in, ai đọc? Đám cháu tôi nghe bố nó kể chuyện suốt ngày mặc quần đùi chui rừng kéo dây, quay máy phát điện đánh moóc, ăn cháo măng còn chưa tin. Nghe tôi nói có dạo tôi bị sốt rét ác tính, tưởng chết đã chuẩn bị tăng võng đi chôn, may có anh y tá tiêm cứu sống lại được; đói thèm thịt bắt được con chuột vào ăn gạo đem cạo lông, kho mặn, ba anh lính sốt rét chia nhau ăn, chúng nó đều quả quyết cho là chuyện bịa. Lý lẽ chúng nó mạnh mẽ khiến tôi phát nản, tâm lực đâu nữa mà cầm bút? “Chuyện của các cụ xưa quá rồi. Có nghe chuyện hàng Tàu về cảng Diêm Điền, gia vải, giá quạt máy bao nhiêu, con kể”. Còn chị dâu tôi mắng “Anh em nhà chú lẩn thẩn cả rồi!” Biết thế, nhưng ai cấm được những giấc mơ? Nó cứ đến lừng lững từng đêm với anh tôi. Và với cả tôi nữa. Những giấc mơ hiện về khi thì khoái cảm sung sướng, khi thì hãi hùng. Có bận, tỉnh dậy dàn dụa nước mắt, không sao ngủ lại được.
Chuyến đi Kon Tum của anh tôi không mấy người được biết. Chỉ nghe bảo anh tôi vào thăm cô em gái đi xây dựng kinh tế mới năm 1975
Logged
BloodX
Thành viên
*
Bài viết: 37


« Trả lời #9 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2012, 03:38:30 pm »

Tháng ba, tôi có việc ra Hà Nội công tác, tranh thủ ghé về thăm nhà. Anh tôi không nấu nước pha trà mà kéo tôi ra quán uống cà phê. Tôi biết ý. Anh muốn kể với tôi một điều gì đó. “Anh mới đi Tây Nguyên cả tháng chú ạ!” Anh tôi nói chỉ đủ để tôi nghe. “Tôi mượn cớ vào chơi mới cô em. Vợ chồng cô chú ấy bây giờ bỏ nghề nông, sang làm giò chả. Khá nắm. Anh nheo mắt nhìn tôi – Tôi trở về rừng chú ạ. Tôi tìm về vùng sông Sa Thầy, những nơi ngày trước tôi đã đóng quân. Khác lắm, chả thể nào nhận ra…Tôi đi tìm mấy ngôi mộ của mấy người bạn ở cùng với tôi trong đại đội thông tin…Họ quy tập cả rồi. Không biết nằm ở nghĩa trang nào…Chuyện này tôi chỉ nói cho mình chú biết. Nói ra “bà ấy” lại bảo tôi hâm tỉ độ.”
Vậy mà bây giờ anh tôi nằm đấy, người nhỏ thó co quắp trên chiếc giường. Chỉ một cơn chóng mặt, co giật nhẹ. Đứt mạch máu não, liệt toàn thân – bác sĩ bảo vậy, rồi trả về. Đã cả tuần nay chị dâu tôi bón nước cháo, sữa. Các dây thần kinh hầu như tê liệt không chỉ đạo các hoạt động bình thường.
Tôi lay gọi một lúc lâu, anh tôi mới mở mắt. Đục, lờ mờ nhìn tôi như một bức tượng đá. Đôi môi mấp máy, nấc nhẹ. Tôi biết anh đã nhận ra tôi. Chỉ mới có vài ngày không ăn, tay chân anh như teo lại. Cặp giò của một cầu thủ trung vệ khi xưa giờ nổi lên những đường gân xanh, da nhám nâu, lạnh. Tóc khô xác dựng lên như rễ tre.
Trong ánh sáng điện nhạt nhoà, anh tôi nhìn tôi hồi lâu, rồi nấc nhẹ. Ráng lắm tôi mới nghe được hai chữ “Chú….Rừng…”. Tôi biết, anh triền miên trong cơn mộng mị hoài niệm về những cánh rừng xa lắc. Trong màu mắt của anh, tôi có linh cảm rằng anh đang đến gần với nó lắm. Như thể anh đang chập chờn bay trên những đỉnh núi mờ sương. Anh chạy trên những rừng cây bị đốn ngã, phát quang làm rẫy, nhựa còn tứa ra ở những thân cây. Anh tôi đang trở lại những bãi đá dọc triền sông Sa Thầy để căng tăng tìm cây treo võng…
Phải cố lắm, anh mới nuốt nổi vài muỗng nước cam vắt từ bàn tay tôi bón cho. ánh mắt anh có một giây hơi loé sáng rồi trở lại trạng thái mơ màng, chìm đắm vào cái khoảng không xa vắng vô ảnh. Không nói, nhưng tôi biết ngọn đèn ấy sắp tắt. Cái linh hồn nhỏ bé trong anh đang quậy cựa để tìm cách thoát ra khỏi lớp vỏ bọc khô xác tìm về với rừng. ở đấy có đám bạn lính của anh đang chờ. Mồi câu được nhào từ cơm quết mịn với phân đã có sẵn, anh sẽ đi câu cá. Mai sớm, những người lính ấy lại vác chiếc máy bay 15W nặng trĩu trên vai, gùi những cuộn dây điện nặng hàng chục ký. Còn súng ống, gạo đạn, tăng võng chất đầy trong những chiếc gùi bạt bám chân nhau leo núi. Dốc Trường Sơn cao lắm. Cheo leo và hiểm trở. Mây giăng dày đặc. Con đường rừng chỉ lọt dấu chân người còn ướt đẫm sương đêm. Đám lá cỏ tranh sắc lẹm cứa vào tay chân xót đến tận ruột. Lâu lâu lại bắt gặp những dấu giày lính răng chó của tụi thám báo Mỹ, nguỵ cắt ngang. ở một bãi ven suối, bàn chân cọp, chân nai còn tươi in hằn trên cắt.
Ai, ai đếm hộ tôi những dấu chân của người lính giải phóng còn gửi lại với rừng
Logged
Trang: 1 2 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM