Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 06:51:11 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những âm mưu sách lược của chính phủ Rigân làm tan rã Liên bang Xô Viết  (Đọc 100781 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #160 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2010, 09:36:31 pm »


Sau đó, phó Tổng thống từ Ri-yat bay đến Đa-lan1, nơi ấy có hành cung của Quốc vương Pha-khơ-đơ. Tại đây, Quốc vương tổ chức yến tiệc chiêu đãi Bus. Những người phục vụ mang súng, đeo gươm tề chỉnh. Sau khi dự tiệc, Bus và Pha-khơ-đơ có cuộc bí một hội đàm; cuộc hội đàm này rất nhanh đã biến thành một cuộc hội nghị đêm khuya. Vào thời gian này, quân hạm của I-ran đã tập kích vào tàu chở dầu của Xau-đi, việc đó khiến cho Pha-khơ-đơ lo lắng. I-ran hiện đang quan việc chiếm đảo Fao ở phía Nam I-rắc, giáp với Cô-oét để yểm hộ trận địa của họ ở miền Nam I-rắc. Fao có thể trở thành con đường thông đến Cô-oét, thậm chí thông đến mỏ dầu của Xau-đi. Pha-khơ-đơ rất lo lắng việc việc này. Quân đội Xau-đi ở trong trạng thái cảnh giới cao độ. Bus khẳng định lại, nếu I-ran tấn công Xau-đi, nước Mỹ sẽ cương quyết ủng hộ Vương thất nước này. Trước khi kịp phản ứng, quân đội Mỹ sẽ không cho phép I-ran tấn công Cô-oét hoặc A-rập Xau-đi. Quân hạm ở vùng vịnh của hải quân Mỹ sẽ giám sát hành động của I-ran vì đối với hành động quân sự của I-ran, Oa-sinh-tơn đã nắm rất chắc.

Khi cuộc thảo luận chuyển đến vấn đề dầu mỏ, Bus nói với Quốc vương, ông đang mong đợi sự “ổn định” của thị trường dầu mỏ. Giá dầu mỏ vào mùa thu năm 1985 trên thị trường là 30 đôla/thùng thì vào tháng 4 năm 1986 tụt ngay xuống 10 đôla/thùng, có người dự đoán có thể còn sụt xuống 5 đôla/thùng. Bus nói với Pha-khơ-đơ, từ lâu ông đã nói với A-man-ni rằng nước Mỹ sẽ phải chịu áp lực rất lớn, nếu như tiến hành hạn mức việc nhập khẩu dầu mỏ hoặc đánh thuế quan. Vì vậy Quốc hội Xau-đi tốt nhất là áp dụng biện pháp nâng giá dầu. Về ý kiến này, Pha-khơ-đơ hết sức chú trọng. Đối với Bus mà nói, phát biểu điều ấy hiển nhiên trái với chính sách của nước Mỹ, đó là một việc cực kỳ bình thường, vì trước đây sự thật đã chứng minh, trong 5 năm đầu khi Ri-gân mới chấp chính, phó Tổng thống là một con người thành thật. Đây là lần đầu tiên ông vượt qua khuôn khổ của Chính phủ Mỹ, nhưng ý kiến của ông lại được vị nguyên thủ nước ngoài tiếp thu!

Khi những lời của Bus nói với Pha-khơ-đơ truyền tới Nhà Trắng, Ri-gân thấy không thể không áp dụng một số hành động nào đó. Ông đã có một cách làm ít có! Một vị đại sứ nói: “Ông đã nghiêm khắc phê bình Bus”. Ri-gân đã nói rõ với Bus rằng, khi Tổng thống và các thành viên cao cấp trong Nội các có cùng chung một quan điểm, mà Phó Tổng thống lại có một quan điểm khác thì điều ấy chẳng phải là một việc hay ho gì!

Tại một nơi nào đó ở phương Tây đã đưa ra một lời yêu cầu là thị trường dầu mỏ quốc tế cần can thiệp ngay để giữ cho giá dầu mỏ được “ổn định” ở một mức nhất định. Mùa thu năm 1986, trong một cuộc hội nghị bí mật của cơ quan năng lượng quốc tế, có mấy nước đã ra sức tranh thủ các quan chức năng lượng cao cấp nhất của nước thành viên ra quyết định nâng giá dầu mỏ.

Đoàn đại biểu nước Mỹ căn cứ vào chính sách của nước mình, tuyên bố họ không tán thành việc đó. Thậm chí họ còn chủ trương gạch bỏ bất kì từ ngữ nào có liên quan với nhóm từ “giá cả ổn định” trong bản dự thảo tuyên bố hiện nay về vấn đề giá dầu mỏ tương đối thấp trong lần hội nghị này.

Có một bản báo cáo bí mật tháng 5 năm 1986 của Cục Tình báo trung ương có tựa đề “Liên Xô: đứng trước tình trạng khó khăn, thiếu ngoại tệ mạnh”. Bản báo cáo nói về vấn đề giá dầu mỏ sụt nhiều sẽ huỷ hoại kết cấu nội bộ của nền kinh tế Liên Xô như thế nào. Phần trích yếu của bản báo cáo viết: “Giá năng lượng thấp, sản lượng dầu tụt và đồng đôla mất giá sẽ làm suy yếu rất nhiều năng lực nhập khẩu thiết bị, nông sản và vật tư công nghiệp từ phương Tây trong vòng 10 năm của Liên Xô. Đúng lúc Goóc-ba-chôp mong muốn giành được sự viện trợ của phương Tây để thực hiện kế hoạch phục hồi kinh tế của ông ta thì sự thu nhập ngoại tệ của ông ta lại rất kém (có khả năng bị hụt khoảng 1/3 hoặc hơn nữa)”. Bản báo cáo viết tiếp: “Năm nay, sự giảm giá mạnh của giá dầu mỏ đã làm cho tình hình thu nhập của Mat-xcơ-va bị sút kém rất nhiều... Năm 1980, khi Liên Xô xuất khẩu dầu mỏ cho các nước có ngoại tệ mạnh, Liên Xô là nước đứng mũi chịu sào lúc sản phẩm dầu mỏ thế giới xuống thấp. Cùng với việc trong một thời gian ngắn, Liên Xô rất ít có cơ hội có thể làm cho nước mình tăng phần tiết kiệm năng lượng hoặc đi tìm một loại thế phẩm để thay thế dầu mỏ; vì vào thời điểm gay cấn, khi mà Goóc-ba-chôp đang ra sức thúc đẩy sự phát triển kinh tế, nếu giảm bớt lượng cung ứng năng lượng cho các hộ dân thường thì sẽ có khả năng làm cho việc sản xuất dầu mỏ rơi vào trạng thái hỗn loạn.” Báo cáo này khẳng định lại một kết luận ngày 9 tháng 8 năm 1984; tức là theo một tin tình báo, nếu 1 thùng dầu mỏ hạ xuống 1 đôla thì thu nhập của Mat-xcơ-va mỗi năm sẽ thiệt từ nửa tỉ đến một tỉ đôla, mà số ngoại tệ mạnh này đối với họ lại hết sức quan trọng! Giá dầu mỏ hạ thấp sẽ làm cho tổng thu nhập mỗi năm của Liên Xô giảm đi 1,3 tỉ đôla. Giá khí đốt song song với giá dầu mỏ, vì vậy thu nhập khí đốt xuất khẩu của Liên Xô cũng giảm đi hàng tỉ đôla. Đồng thời, đồng đôla mất giá cũng làm cho sự thu nhập hàng năm của Mat-xcơ-va giảm đi khoảng 2 tỉ đôla. Đó là vì sự xuất khẩu của Liên Xô kết toán bằng đôla, còn nhập khẩu phần lớn kết toán lại bằng tiền châu Âu.

Nhưng sự sụt giá dữ dội đem lại sự tổn thất toàn bộ của Liên Xô chỉ mới bắt đầu thống kê. Súng đạn là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ hai sau xuất khẩu năng lượng của Liên Xô. Phần lớn số súng đạn này đã xuất khẩu sang các nước Trung Đông, để đổi lấy dầu mỏ hoặc đôla. Trong thời kì phồn vinh của dầu mỏ vào những năm của thập kỷ 70, số súng đạn mà Liên Xô bán cho các nước Trung Đông đã tăng lên 5 lần, mà trong suốt cả thập kỷ 80, tổng số xuất khẩu của Liên Xô vẫn bảo đảm được một mức rất quan trọng. Nhưng do dầu bị sụt giá dữ dội, nên phần lớn các khách hàng giàu có và ổn định vẫn mua súng đạn của Liên Xô thì nay lại ở trong tình trạng giật gấu, vá vai. Nửa năm đầu của năm 1986, sự thu nhập của I-ran, I-rắc và Li-bi về dầu mỏ giảm 46%. Kết quả số súng đạn tiêu thụ của Liên Xô năm 1986 giảm đi 20%; ngoài ra 20 tỉ đôla từ kho vàng của Krem-li cũng tiêu tan. Thật trớ trêu khi Liên Xô cần ngoại tệ mạnh nhất thì họ lại tổn thất về đôla rất nhiều và rất rõ!
_______________________________________
1. Đa-lan: một thành phố ở vùng Đông Bắc A-rập Xau-đi.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #161 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2010, 09:37:02 pm »


Rập khuân theo dự toán quốc phòng của Ri-gân, sự thu nhập tài chính của Liên Xô lung lay dữ dội như vậy, vì thế rất khó lường được hậu quả! Thập kỷ 70, khi giá dầu tương đối cao, Krem-li cảm thấy hết sức hạnh phúc. Trong những năm 1973 - 1982, sự thu nhập về xuất khẩu năng lượng của Liên Xô tăng 14 lần, còn lượng xuất khẩu thậm chí lại không tăng được gấp đôi. Trong thời kì đó, “tỉ giá xuất nhập khẩu” của Liên Xô tăng 65%, nghĩa là với một số lượng vật phẩm xuất khẩu nhất định có thể đổi về số vật phẩm nhập khẩu thì số xuất khẩu nhiều hơn 2/3. Nhưng giá dầu thế giới sụt giá dữ dội đến mức làm người ta kinh ngạc, khiến cho quá trình này có sự chuyển biến ngược hẳn lại. Vì vậy, rất nhiều vật phẩm nhập khẩu từ phương Tây có thể gắng gượng duy trì cho sự sinh tồn của thể chế này (thực phẩm, máy công cụ và các hàng tiêu dùng hàng ngày) trở nên cực kì đắt đỏ. Đến tháng 7 năm 1986, Liên Xô mua một loại thiết bị đặc biệt của Tây Đức thì số dầu mỏ cần thiết xuất khẩu so với một năm trước nhiều gấp 5 lần. Đối với Goóc-ba-chôp, sử dụng ngoại tệ mạnh để tiến hành cải cách, không phải là sự lựa chọn có thể thực hiện được nữa rồi!

Cơn bão táp về ngoại tệ mạnh của Liên Xô đã gây ra những phản ứng về nhiều mặt. Do thiếu vốn của mấy mươi các hạng mục công nghiệp loại lớn của Liên Xô đều bị thủ tiêu. Kế hoạch của công ty ôtô Rơ-nôn là lắp ráp lại ô tô, trị giá 1,2 tỉ đôla phải đình chỉ! Một mỏ than ở Xi-bê-ri, do không có ngoại tệ mạnh chi trả, nên những thiết bị nhập từ Mỹ và Nhật đột nhiên cũng bị đình chỉ. Hai nhà máy hoá học mới xây dựng do công ty hữu hạn cổ phần Giôn Pu-răng và công ty hữu hạn cổ phần công nghiệp hoá học nước Anh đầu tư 1 tỉ đôla cũng bị bỏ.

Sự hạ giá dữ dội của dầu mỏ khiến cho Liên Xô không thể trông chờ gì được vào số tiền sẽ vay của phương Tây, mặc dầu đó là một nguồn quan trọng để họ có được tiền mặt. Một số báo cáo tương đối quan trọng có liên quan đến các thành viên của Uỷ ban An ninh quốc gia thời kì đầu của Chính phủ Ri-gân do Rô-giơ Ru-pin-sưn chỉnh lí chỉ ra rằng: một nguồn lớn về tài chính mà Liên Xô và khách hàng của họ có được là do họ có thể sử dụng số tiền gửi vào ngân hàng của đồng nghiệp phương Tây. Một số tài khoản lại “thường xuyên chuẩn bị” đã đáp ứng được yêu cầu tiền mặt ngắn hạn của Krem-li, khiến cho Mat-xcơ-va thông qua những thủ thuật về tiền gửi (ngân hàng) đã tránh được những vấn đề về tài chính. Tiền gửi vào Ngân hàng của đồng nghiệp là một truyền thống lâu đời của giới Ngân hàng, không thể trong một đêm mà huỷ bỏ được. Nhưng Chính phủ Mỹ trong nhiều trường hợp đã đề xuất vấn đề này với giới Ngân hàng; mong có một sự hạn chế nào đó đối với tập quán này!

Có một lần, Cô-xây đến tham dự một cuộc hội kiến tư nhân (thậm chí bí mật) do một số lãnh đạo cao cấp trong giới Ngân hàng tổ chức. Lần tụ họp này tiến hành trong một cửa hàng ăn ở khu Ngân hàng (Cô-xây vốn là một Ngân hàng gia quốc tế). Ở đó, ông gặp một số người quen cũ. Họ có những lời khuyên rất thẳng thắn với ông và ông cũng có những lời khuyên như vậy với họ. Ông cũng phát biểu với họ những suy nghĩ của ông trước những khó khăn đối mặt với Goóc-ba-chôp. Ông nói: “Họ biết rằng nếu muốn cạnh tranh với chúng tôi thì phải có được sự tiến bộ về lĩnh vực máy tính và kĩ thuật thông tin. Nhưng, nếu muốn làm được điều đó, họ phải nới lỏng việc khống chế về chính trị đối với dân chúng. Nước Mỹ nên đẩy tiến trình tự do hoá về kinh tế của Liên Xô, hay là nên làm cho nước mình giữ được địa vị dẫn đầu về kĩ thuật và kinh tế? Đó là vấn đề lớn nhất mà nước Mỹ phải giải quyết” Cô-xây không giải đáp vấn đề do ông đề xuất, mà tiếp tục thảo luận vấn đề tài chính của Liên Xô. Ông nói với những lời lẽ nhiệt tình, cứng rắn. Do kinh tế cạn kiệt và do giá trị của những tài nguyên (dầu mỏ, khí đốt và súng đạn) tối quan trọng không đem về được những khoản thu nhập đáng kể ngoại tệ mạnh nên Mat-xcơ-va yêu cầu phương Tây cho họ vay thật nhiều ngoại tệ. Nhưng ông rất tự tin cho rằng, các ngân hàng gia sẽ không mạo hiểm cho vay như vậy, do khi Liên Xô trả nợ gặp phải nhiều điều lôi thôi, mà sự thu nhập ngoại tệ của họ lại kém hẳn đi. Vì vậy nếu cho họ vay nhiều, thật chẳng có ý nghĩa gì hết! Sau đó, ông nói với những vị trùm tư bản này về những sự âu lo của Chính phủ Mỹ; đó là Krem-li có thể lợi dụng số tiền gửi ngân hàng của các đồng nghiệp và thi thố những cơ mưu của họ để moi tiền trong các ngân quỹ của phương Tây.

Cùng với những trung tâm tài chính của đế quốc Liên Xô bị đổ bể triệt để, ở những vùng ngoại vi xa xôi của đế quốc này những tổ chức đối đầu với chủ nghĩa Cộng sản quyền uy càng ngày càng nhiều. Những tổ chức này đều có nguyện vọng độc lập và đều có được sự viện trợ của nước Mỹ. Ở Ba Lan và Ap-ga-ni-xtan (hai nước này có sự đối đầu đáng kể nhất với Liên Xô), những hoạt động phản đối Krem-li tiếp tục lên cao. Ngày 5 tháng 6 năm 1986, nhà đương cục Ba Lan tình cờ phát hiện ra Chư-pi-knep Pu-ak, đã từng bị truy nã từ ba năm nay. Ông phụ trách công tác tổ chức của công đoàn Đoàn kết, ngoài ra ông còn phụ trách công tác giám sát các tài khoản ngân hàng về các số tiền quyên góp đến từ phương Tây và cả việc phân phát mọi khoản tiền này khác. Ông bị bắt thật là một tổn thất rất lớn cho phái phản đối. Trước nay ông đã không bị bắt là do ông luôn thay đổi chỗ ở và khéo cải trang (sử dụng tóc giả, đồ hoá trang, râu giả và mũ; những thứ này do các học sinh trường Đại học Sân khấu, có cảm tình với Công đoàn Đoàn kết nên lén đưa cho ông).
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #162 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2010, 09:41:53 pm »


Mấy tháng đầu năm 1986, còn có hơn 320 phần tử tích cực của Công đoàn Đoàn kết bị bắt, nhưng trong số những người đó không ai có tài cán hơn Pu-ak. Tuy ở cơ sở còn có rất nhiều các phần tử tích cực, nhưng hệ thống chỉ huy và điều hành công tác tổ chức cùng việc quản lí các hoạt động của phái phản đối đã đứng trước một tình hình rất nghiêm trọng. “Những hoạt động của phái phản đối vẫn tiến hành như trước, nhưng người trong nước đã bắt đầu không chú ý đến họ nữa!” Một quan chức nhớ lại. “Việc Pu-ak bị bắt đối với hoạt động của phái phản đối là một tổn thất rất lớn”. Do ông bị bắt nên Công đoàn Đoàn kết ở trong hoàn cảnh “như rắn mất đầu”, vì vậy không có mấy người lãnh đạo biết được người khác đang làm gì, họ cũng không biết được chức trách cùng những hoạt động thường ngày và địa chỉ của những người ấy. Tình trạng đó tuy có thể ngăn ngừa được sự cài người vào tổ chức của nhà đương cục và sự sơ hở của bản thân, mà còn có thể tránh cho các người lãnh đạo bị bắt tiết lộ những tin tức nội bộ với nhà đương cục, nhưng lại không có người thay thế được vai trò, tác dụng của Pu-ak.

Tuy nhiên, việc Pu-ak bị bắt không phải đến đây là kết thúc. Trong cuộc khủng hoảng kinh tế sâu sắc này, bởi Mỹ tăng cường thêm sự trừng phạt về kinh tế, nên những quan hệ mậu dịch giữa Ba Lan và phương Tây gần như đình chỉ. Mức mậu dịch năm 1980 là 7 tỉ rưỡi đôla, năm 1986 đã giảm đi còn có 1 tỉ đôla. Ít lâu sau, các khoản tiền vay từ các nước phương Tây cũng bị giảm. Do Ba Lan không xuất khẩu mấy sang phương Tây, nên cũng không vay thêm được nhiều tiền. Trước năm 1980, mỗi năm Vác-sa-va còn vay được 8 tỉ đôla, đến năm 1985, rút xuống còn 300 triệu đôla. Kết quả, Ba Lan bắt buộc phải vay tiền các nước trong tập đoàn Liên Xô, nhưng các nước này hầu như cũng chẳng có mấy tiền cho Ba Lan vay. Số nợ của Ba Lan vay “các đồng minh” tăng lên nhanh chóng. Chuyển từ đồng rúp sang đôla, số nợ đó là 5 tỉ đôla!

Pu-ak bị bắt đã khiến ông trở thành một sự tượng trưng cho tinh thần kiên trì, bất khuất. Đó cũng là lí do vì sao nước Mỹ vẫn duy trì sự trừng phạt đối với Ba Lan. Căn cứ vào tình hình kinh tế trước mắt, Da-ru-del-xki lo sẽ xẩy ra bạo loạn, do đó ông đã triệu tập các cố vấn của ông đến văn phòng, tuyên bố thả Pu-ak. Ngoài ra, Chính phủ Ba Lan không thể không đáp ứng một số yêu cầu của Chính phủ Ri-gân với mục đích thủ tiêu sự trừng phạt. Oa-sinh-tơn đưa ra ba điều kiện tiên quyết: đối thoại một cách thực chất với Giáo hội; tiến hành hoà giải toàn quốc, nhượng bộ phái phản đối; phóng thích chính trị phạm.

Da-ru-del-xki rất khó tiếp thu những điều kiện này. Nhưng đến mùa hạ năm 1986, kết thúc sự trừng phạt của nước Mỹ đã trở thành một nhân tố then chốt với sự sinh tồn của chính quyền. Ngày 22 tháng 7, chỉ sau ngày Pu-ak bị bắt có nửa tháng, Da-ru-del-ski tuyên bố đại xá: toàn bộ chính trị phạm được tự do! Kẻ địch của chính quyền Ba Lan lại trở về trên các phố lớn, lại gia nhập Công đoàn Đoàn kết bí mật một cách tự do; sách lược đập tan Công đoàn Đoàn kết đã thất bại!

Đối với hành động của Ba Lan, Oa-sinh-tơn vẫn không lên tiếng. Trên cơ bản, Vác-sa-va đã đáp ứng ba điều kiện tiên quyết do Mỹ đề xuất, nhưng Nhà Trắng lại thể hiện thái độ “không nghe theo, không nhân nhượng”. Cô-xây, Uyn-pak và nhiều thành viên trong Uỷ ban An ninh quốc gia kiến nghị với Tổng thống vẫn giữ thái độ trừng phạt thích đáng đối với Ba Lan, tiếp tục giữ áp lực với Da-ru-del-ski. Như vậy có lẽ Ba Lan sẽ còn nhượng bộ nữa với công đoàn Đoàn kết! Phe phản đối Chính phủ Vác-sa-va rõ ràng là đã lấy lại được sức sống, kinh tế Ba Lan đã ở bên bờ của sự tan rã. Ri-gân yêu cầu Ba Lan bàn bạc với Va-ti-căng để hiểu được quan điểm họ.

Từ một mức độ nào đó mà nói, Công đoàn Đoàn kết bí mật Ba Lan hết sức mong muốn kết thúc ngay trừng phạt. Lếch Va-lơ-sa và chín người lãnh đạo cao cấp khác của Công đoàn Đoàn kết ra một bản tuyên bố, yêu cầu Ri-gân thay đổi lập trường cứng rắn của ông, vì điều kiện kinh tế của Ba Lan ngày càng xấu đi “Không những đã uy hiếp kẻ thống trị lẫn người bị thống trị, mà còn uy hiếp cả thế hệ sau”. Hồng y giáo chủ Ca-sa-rô-li cũng đưa ra kiến nghị giống như vậy với Ri-gân. Giáo hoàng Rô-ma cảm thấy, những đau khổ mà Ba Lan từng phải chịu đã đủ lắm rồi! Chính phủ Ri-gân vẫn cứ trì hoãn đưa ra quyết định. Mãi đến tháng Giêng năm 1987, họ mới tỏ ra chú trọng kiến nghị này. Việc tài trợ bí mật Công đoàn Đoàn kết được tiếp tục tiến hành.

Lệnh đặc xá của Chính phủ Ba Lan làm cho các cấp bộ của Công đoàn Đoàn kết càng tăng thêm lòng tin tưởng. Giờ đây tình hình lưng vốn, tiền bạc đã đầy đủ, những người lãnh đạo đã bình yên vô sự. Tài chính của phương Tây, hậu cần và vật tư đưa tới tay phái phản đối liên tiếp không ngừng. Đầu tháng 10, những người lãnh đạo của Công đoàn Đoàn kết đã họp hai ngày ở Gơ-đan-sư-khơ. Giờ đây căn cứ không gian để hoạt động tự do rất lớn. Đối với chiến lược từ nay về sau, họ lại có sự nhận định và đề ra sách lược mới. Tại Gơ-đan-sư-khơ và Vác-sa-va họ đồng thời tổ chức hai cuộc họp báo. Lãnh đạo Công đoàn Đoàn kết đã ra một bản tuyên bố khiến mọi người phải chú ý: Họ sẽ hoạt động công khai. Va-lơ-sa tuyên bố. “Chúng tôi không có ý định hoạt động bí mật nữa!”.

Đây là một sự chuyển biến mạnh bạo, đầy dũng khí. Phái phản đối chuẩn bị công khai thách thức với Chính phủ trung ương Ba Lan. Một số thành viên trong Ban lãnh đạo Công đoàn Đoàn kết tiết lộ bản tuyên bố mà họ sắp công bố cho Chính phủ Ri-gân biết, vì vậy Oa-sinh-tơn đã có sự chuẩn bị. Giôn-pin-đơ Kơ-xtơ cố vấn An ninh quốc gia nói: nhà đương cục Ba Lan rất biết rằng, nếu trấn áp Công đoàn Đoàn kết thì có nghĩa là nước Mỹ sẽ tiếp tục lệnh trừng phạt, đồng thời sẽ hạn chế số tiền cho vay. Da-ru-del-ski không có sự lựa chọn nào khác, chỉ có thể thực hiện lập trường ôn hoà. Có người nghĩ rằng sẽ có hành động trấn áp khốc liệt, nhưng cuối cùng chuyện này không xẩy ra!
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #163 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2010, 09:43:54 pm »


Nhà đương cục Ba Lan ra sức cắt đứt con đường viện trợ bí mật của phương Tây đối với Công đoàn Đoàn kết, trong khi việc này phương Tây vẫn tiếp tục tiến hành.

Trên một bến cảng nọ, một loạt hàng hoá bị tịch thu; đây là một lần thu hoạch quan trọng của nhà đương cục Ba Lan. Một chiếc ô-tô vận tải tải trọng 40 tấn bị tịch thu, bên trong chứa số vật tư trị giá 200 nghìn đôla, 23 máy in ốp sét, 49 máy Phô-tô-cóp-pi, 60 máy Fax, một số máy tính nhãn hiệu IBM và một số máy móc khác. Nhưng, mặc dầu gặp phải những vấp váp tạm thời này khác, việc cung cấp vật tư cho Công đoàn Đoàn kết vẫn được tiến hành.

Cục Tình báo trung ương vẫn ủng hộ và cung cấp tiền của cho những nhóm lưu vong người Tiệp và những người Hung tại châu Âu và Mỹ hy vọng các nhóm này tiết lộ những tin tình báo hữu quan về tổ quốc của họ. Chỉ thị về quyết sách An ninh quốc gia số 32 của Ri-gân yêu cầu phải có những hoạt động có tính khu vực, làm sao để có thể giải phóng Đông Âu khỏi tập đoàn Liên Xô, vì vậy phạm vi hoạt động lật đổ cần mở rộng thêm. Giữa năm 1986, có một bức thư do một tổ chức không cùng chính kiến ở sau “bức màn sắt” khởi thảo và kí tên gửi đến Uỷ ban An ninh quốc gia Mỹ bức thư kêu gọi một hành động liên hợp đấu tranh với sự trấn áp của Liên Xô. Cô-xây và Uỷ ban An ninh quốc gia quyết định giúp đỡ tổ chức này. Họ gửi cho tổ chức này 25 nghìn đôla!

Cuối tháng 10 năm 1986, có một tổ chức khác đưa ra lời kêu gọi, lật đổ thế lực Liên Xô ở Đông Âu. Đây tuy chỉ là một bức thư sơ sài có vài dòng chữ do một số người không cùng chính kiến khởi thảo, nhưng là một bức thư tuyệt đối không dễ giai quyết. Đây là một vụ “động đất” về chính trị, là một lời kêu gọi của những người không cùng chính kiến ở Hung-ga-ri, Đông Đức, Tiệp Khắc và Ba Lan liên hợp lại được phát đi nhân ngày mừng “Tổ chức Hiệp ước Vác sa-va” thành lập tròn 30 năm ở Hung-ga-ri.

Sự liên hợp hành động của những người không cùng chính kiến ở các nước Đông Âu là một cơn ác mộng đối với tập đoàn Liên Xô. Những cuộc khởi nghĩa xẩy ra ở Hung và ở Tiệp dễ được lỏng tay đối phó vì nó xẩy ra cách quãng. Nhưng sự khủng hoảng ở cả một khu vực thì lại là một việc khác. Năm 1981, khi Công đoàn Đoàn kết kêu gọi tất cả các nước Đông Âu tự tổ chức ra công đoàn tự do cho mình thì không có việc nào lại làm cho Krem-li tức giận đến thế. Bức thư này làm cho nhà đương cục cảm thấy lo lắng trước việc những sự việc bất an ở trong tình trạng phổ biến. Bức thư này có 122 người kí tên, trong đó bao gồm một số nhân vật quan trọng của phái phản đối: Oa-xư-lap Kha-vel1 ở Tiệp, Gióoc-giơ Khang-lap ở Hung, và Lêch Va-le-sa ở Ba Lan. Quan điểm của bức thư này là do bản thân những người không cùng chính kiến đề xuất. Những người lưu vong phương Tây thường xuyên ra vào các nước châu Âu để đưa các tin tình báo đã truyền khắp Đông Âu bức thư này. Cuối cùng thì đài “Châu Âu tự do” đã phát nó.

Bức thư này đã trở thành nội dung trung tâm của chỉ thị về quyết sách An ninh quốc gia số 32. Ở Ba Lan, Công đoàn Đoàn kết đã an toàn qua được một trận bão táp; số tiền mặt đợt hai (50 nghìn đôla) gửi đi từ Tiệp Khắc vào đầu tháng 10 đã bình yên đến tay Công đoàn Đoàn kết. Còn Ba Lan thì rơi vào trạng thái không an ninh, có những hoạt động của Chính phủ Ri-gân.

Vào lúc các phần tử tích cực của Công đoàn Đoàn kết Ba Lan đang tiếp tục thông qua các cuộc mít tinh, các tác phẩm văn học và những bản kháng nghị về chính trị để từng chút, từng chút một làm vết dầu loang đối với nhà đương cục Cộng sản thì ngày mồng 7, ở một căn cứ không quân tại I-xla-ma-bat, binh sĩ Ap-ga-ni-xtan bắt đầu mở một số thùng hàng rất đặc biệt. Ở trong một số thùng thoạt nhìn rất bình thường nhưng bên trong lại đựng một loại “vũ khí kì dị” mà du kích Mu-xlim chờ đợi từ lâu. Chính phủ Ri-gân đã thực hiện lời hứa của họ: đợt đầu tên lửa “Độc thích” đã được gửi tới! Từ đầu cuộc chiến tranh tới nay, trước tình hình không có gì đáng lo về vấn đề phòng không của đối phương, Liên Xô đã bắn phá ác liệt vào mọi mục tiêu của du kích Mu-xlim; trong tay quân du kích lúc này chỉ có một số rất ít tên lửa đất đối không nên không có tác dụng gì đáng kể trong vấn đề phòng không. “Cái mà du kích Mu-xlim rất cần chính là thứ này - Ven-sưn Ran-ni-xtơ-rô nhớ lại - Bay thấp rồi bắn phá là chiến thuật hữu hiệu nhất của Liên Xô. Việc gửi tên lửa “Độc thích” đến là một sự cải biến động lực của chiến tranh rất thực chất. Nó làm cho Liên Xô phải lui vào thế thủ.”
_____________________________________
1. Oa-xư-láp Kha-vel: sinh năm 1936, nhà viết kịch nổi tiếng của Tiệp Khắc, thi sĩ, người không cùng chính kiến thời kì Đảng Công sản chấp chính; sau thời kì Đông Âu có biến động lớn, ông là Tổng thống Tiệp Khắc (1989 - 1992). Ông tham dự cuộc cải cách tự do năm 1968 với cương vị là một nhân vật chủ yếu; sau hành động trấn áp Tiệp Khắc của Liên Xô kịch bản của ông viết bị cấm, hộ chiếu bị tịch thu; những năm 70 đến 80 ông bị bắt và bị giam 4 năm (1979 - 1983). Tháng 11 năm 1989 là người lãnh đạo tờ “Công dân luận đàm”, tháng 12 ông là Tổng thống lâm thời trong Chính phủ liên hợp với Đảng Cộng sản; tháng 7 năm 1990 được bầu là Tổng thống, năm 1992 ông thôi giữ chức này.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #164 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2010, 09:44:41 pm »


Xu thế cuộc chiến tranh ở Ap-ga-ni-xtan luôn luôn chuyển biến. Năm 1986 đối với Liên Xô mà nói, tuy đã phải trả một giá đắt nhưng họ đã có được thành công rất lớn. Với tốc độ tiến công mới của Liên Xô, quân du kích Mu-xlim đã phải bỏ Tra-ua-rơ, mặc dầu đó là một căn cứ rất quan trọng trong nước. Lúc này tổ chức chống đối đành tiến về Kơ-u-xtơ. Nhưng sự thật thì những thành công đó đối với Liên Xô chỉ là tạm thời; du kích Mu-xlim so với trước càng mạnh hơn. Trước đây Liên Xô rất hay sử dụng máy bay, do đó nên họ đã đánh thắng ở Kơ-u-xtơ và Tra-ua-rơ. Nhưng giờ đây thì chiến thuật đó đã kết thúc rồi!

Tên lửa “Độc thích” rất có giá trị, vì vậy nó được bảo vệ hết sức cẩn thận. Các nước đồng minh của Mỹ đều chưa có được loại tên lửa này. Là một loại tên lửa đất đối không tốt nhất thế giới, tên lửa “Độc thích” có đặc điểm là đã phóng đi rồi thì không cần chú ý đến nó nữa mà vẫn đánh đúng mục tiêu; vì vậy nó không cần tới thiết bị chỉ dẫn hướng bay. Cao độ bay là 15.000 mét Anh, nó có mang theo một đầu đạn cao nặng, tốc độ bay là 1200 dặm Anh/giờ, nó có sử dụng một hệ thống thám trắc hồng ngoại tuyến tầm nhiệt phức tạp. Một khi đã xác định được mục tiêu thì mọi biện pháp phòng ngừa của đối phương đều không có tác dụng.

Một điều Chính phủ Mỹ có chút ngại trong quyết định cung cấp tên lửa “Độc thích” cho du kích Mu-xlim là họ sợ hệ thống vũ khí này rơi vào tay những phần tử khủng bố hoặc những phần tử cực đoan. Các loại máy bay chở khách của Tây Âu hoặc của Trung Đông rất dễ trở thành vật hi sinh của loại vũ khí này. Nhưng bản thân Tổng thống quyết định, dù rằng có mạo hiểm cũng phải cung cấp loại tên lửa này cho du kích Mu-xlim.

Cùng với việc chuyển tên lửa “Độc thích” đến, chuẩn tướng Mô-ha-met Ưu-xu-phu sẽ phụ trách cụ thể việc huấn luyện các đội viên đội du kích Mu-xlim sử dụng loại tên lửa này. Cô-xây muốn Cục Tình báo trung ương chỉ đạo công tác huấn luyện, nhưng ngành tình báo Pa-ki-xtan không đồng ý. Quân đội Mỹ sẽ đem tới một bộ mô hình loại tên lửa này, với sự giúp đỡ của các nhân viên công tác của Cục Tình báo trung ương, hệ thống tên lửa “Độc thích” sẽ được lắp đặt ở căn cứ quân sự Oa-chê-ri. Viên sĩ quan chỉ huy du kích Mu-xlim sẽ tới đây, trong thời gian ba tuần việc huấn luyện sẽ phải bắt đầu. Mỗi năm du kích Mu-xlim sẽ mua 250 bộ tên lửa “Độc thích” tất cả gồm 1.200 quả tên lửa.

Dưới sự lãnh đạo của viên sĩ quan mới nhận chức chỉ huy đơn vị tên lửa “Độc thích”, đội du kích Mu-xlim tổ chức một phân đội nhỏ gọi là đội “Tập kích tên lửa”. Một khi tên lửa bắn rơi một máy bay Liên Xô, phân đội này sẽ giết ngay viên phi công. Đó là một nhiệm vụ khiến người ta thấy kinh hoảng. Thế là sau mấy tháng huấn luyện, lần đầu tiên tên lửa “Độc thích” đã xuất hiện trên bầu trời Ap-ga-ni-xtan.

Ngày 25 tháng 9, một tổ du kích Mu-xlim phục trên một quả núi nhỏ rất gần sân bay Cu-la-la-pat, viên sĩ quan Ca-fal được lệnh chỉ huy một phân đội mang theo 3 qua tên lửa “Độc thích” và một phân đội tập kích. Họ lặng lẽ ngồi trong một lùm cây thấp. 3 giờ chiều, 8 chiếc trực thăng chiến đấu “Thư lộc” đổ xuống sân bay Cu-la-la-pat. Máy bay trực thăng “Thư lộc” là một loại máy bay khi nó bay trên trời trông không được rõ lắm, nên những hôm thời tiết xấu loại máy bay này thường gây nhiều thương vong cho binh sĩ và thường dân.

Sự thao tác của hệ thống tên lửa này rất dễ, điều này khiến người ta thấy có chút không được tin tưởng vào hiệu quả của nó. Nó có thể tự động bắt mục tiêu. Nhân viên chuyên môn điều khiển tên lửa “Độc thích” từ từ ngắm thật chuẩn vào mấy mục tiêu tách rời, những mục tiêu này thế là đã được xác định Sau đó ngón tay anh đặt vào cò súng. Một đội viên khác cầm máy ảnh ngồi trong lùm cây, mắt chăm chú nhìn vào nơi sắp xẩy ra một sự việc quan trọng.

Lúc ấy, những chiếc máy bay này bắt đầu cất cánh bay khi lên cao được 600 mét Anh, lúc chúng bắt đầu lượn vòng thì Ca-fal hạ lệnh bắn. Cùng với tiếng hô “Chúa phù hộ”, 3 quả tên lửa bay vọt lên bầu trời. Một quả trong đó do có trục trặc nên rơi ngay xuống đất, nhưng không gây thương tích cho ai hết, 2 quả kia trúng ngay mục tiêu, 2 chiếc máy bay lập tức bốc cháy. Các đội viên du kích hết sức vui mừng, lớn tiếng reo hò, đồng thời họ nhẩy nhót chung quanh tên lửa “Độc thích”. Họ lại bắn tiếp 2 quả tên lửa nữa, 2 quả này cũng đều trúng mục tiêu! Những chiếc trực thăng còn lại vội vã bay đi hết. Với việc bắn hạ máy bay này, du kích Mu-xlim đã chứng thực với thế giới rằng, họ đã có một loại vũ khí mới, từ đó có thể cải biến tiến trình chiến tranh. Rõ ràng là, loại “vũ khí kì dị” này uy lực rất lớn. Lần đầu bắn 200 quả tên lửa này, đã bắn trúng được 75% máy bay.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #165 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2010, 09:45:31 pm »


Mấy tuần sau khi viên chỉ huy Ca-fal chỉ huy đơn vị anh sử dụng tên lửa “Độc thích”, thì cuốn băng ghi hình trận đánh hôm đó được gửi tới Nhà Trắng để Tổng thống xem. Phần lớn những hình trên cuốn băng đều rất mờ, đó là vì người ghi hình hôm ấy rất xúc động cứ chạy đi, chạy lại chúc mừng thắng lợi; chỉ có hình những mảnh xác máy bay bị bắn rơi và sương mù là tương đối rõ. Ngoài cuốn băng ghi hình, Tổng thống còn nhận được chiếc bóng (đèn) điện tử còn lưu lại sau khi phóng quả tên lửa “Độc thích” đầu tiên ở Ap-ga-ni-xtan.

Trong mấy tuần đó, du kích Mu-xlim còn nhiều lần sử dụng tên lửa “Độc thích” bắn máy bay Liên Xô. Ít lâu sau, tin tức này bắt đầu lan truyền trong các phi công của Liên Xô. Tình báo Mỹ cho biết, trong các phi công Liên Xô đã bắt đầu xuất hiện hiện tượng tinh thần hoảng loạn trước việc tên lửa “Độc thích” bắn hạ nhiều máy bay của họ. Do các phi công Liên Xô từ chối việc bay theo một đội hình đặc biệt nên bị cấp trên trách cứ, họ đã bị phê bình là bay cao quá và như vậy là một hành động tắc trách. Các phi công Liên Xô sau khi hoàn thành nhiệm vụ đánh phá hoặc vận chuyển hàng hoá bay về sân bay thì ở sân bay cạnh đó, họ áp dụng phương pháp “rắn bò” để hạ cánh. “Họ bắt đầu từ một tầm rất cao trên không trung rồi sà xuống ném bom - Ven-sưu Kan-ni-xtơ-rô xem xong tin tình báo loại này nhớ lại - Như vậy sẽ làm cho hiệu suất bắn phá của họ rất thấp”. Từ đó, họ bắt đầu phải chịu những tổn thất khó chịu đựng nổi. Ở mức độ thấp nhất mà nói, Ap-ga-ni-xtan đang biến thành một nơi máu chảy không ngừng! “Sự sử dụng tên lửa “Độc thích” làm cho chiến thuật cân bằng nay đã nghiêng về phía chúng ta - Mô-ha-mét Ưu-xu-phu nói - Cùng với những thành công liên tiếp khiến cho sĩ khí của du kích Mu-xlim cao vọt, còn sĩ khí của kẻ địch thì thấp hẳn.” Một trợ lí ngoại giao của Sê-vac-nat-de nhớ lại: “Tôi tháp tùng Sê-vat-nát-de đi Ap-ga-ni-xtan 6 lần... Xin nói thực là, khi bay vào sân bay Ca-bun, chúng tôi rất sợ bị tên lửa “Độc thích” tập kích. Loại cảm giác đó thật chẳng thích chút nào. Khi bay qua biên giới về đến nước, tôi thấy hết sức sung sướng. Tôi muốn nói vào máy phóng thanh: “Chúng tôi đã ở trên đất Liên Xô rồi. A! Lạy trời, lạy đất! Chúng tôi đã trở về rồi!”.

Đơn vị sử dụng tên lửa “Độc thích” của du kích Mu-xlim đã bố trí chung quanh căn cứ không quân của Liên Xô. Đơn vị thứ nhất bố trí ở chung quanh Ca-bun và Cu-la-la-pat. Đơn vị thứ hai bố trí ở miền Bắc và ở vùng tiếp giáp với Liên Xô. Du kích Mu-xlim ở vùng biên giới không chỉ có ý định bắn vào các máy bay trên sân bay Ap-ga-ni-xtan, mà còn có ý định bắn cả các máy bay bay trong đất Liên Xô. Để khuyến khích các sĩ quan chỉ huy du kích Mu-xlim chủ động sử dụng tên lửa “Độc thích” mà không dự trữ lại, khi bắn hết số tên lửa được phát (có xác nhận) thì viên sĩ quan chỉ huy lại được nhận thêm 2 quả tên lửa “Độc thích” ngoài định mức, coi như một sự khích lệ.

Do tên lửa “Độc thích” trên bầu trời Ap-ga-ni-xtan có tác dụng uy hiếp nên nước Mỹ yêu cầu phía Pa-ki-xtan mở rộng chiến tranh tới vùng Trung Á Liên Xô, đồng thời coi việc đó là một biện pháp đe doạ nước này. Mùa thu, Thứ trưởng bộ Quốc phòng Mỹ Phây-le-đơ I-cơn khi làm chứng nhân ở Quốc hội, ông có nhắc đến chính sách Ap-ga-ni-xtan của Mỹ. Lúc trả lời câu hỏi của một nghị sĩ đưa ra, câu trả lời của ông đã gây ra một cơn “bão táp” từ phía Mat-xcơ-va. Ông nhớ lại: “Khi đó tôi nói, nếu Liên Xô không tuân thủ nghị quyết của Liên Hợp Quốc thì chiến tranh sẽ lan rộng tới vùng Trung Á Liên Xô; chung quy, những việc đó đều là xâm nhập!” Cô-xây trước sau vẫn thúc đẩy việc xâm nhập, còn I-cơn thì cho rằng nói như vậy cốt để Liên Xô phải rút quân. Phóng viên “Tass” đưa tin này về Mat-xcơ-va. Bộ Ngoại giao Liên Xô liền phản đối quyết liệt với Quốc Vụ viện nước Mỹ. Quốc Vụ viện lập tức hỏi I-cơn về việc này. “Quốc Vụ viện cho rằng chúng ta nói như vậy là quá đáng, họ bảo tôi như thế là đi quá xa - I-cơn nhớ lại - Nhưng, chúng tôi vẫn lấy những lời nói đó để uy hiếp Liên Xô. Chúng tôi đã cố gắng làm thử đủ cách. Cô-xây đã dốc hết nhiệt tình của ông vào việc này, chúng tôi cũng đem hết toàn lực ra giúp ông.”

Cuối năm 1986, bản báo cáo về những hoạt động của du kích Mu-xlim trong đất Liên Xô đưa tới Oa-sinh-tơn. Các sĩ quan chỉ huy du kích Mu-xlim ở các tỉnh phía bắc Ap-ga-ni-xtan khi đó đều được trang bị súng ba-dô-ca 107 li của Trung Quốc và súng ba-dô-ca 122 li của Ai Cập, Xạ trình của các loại súng này khoảng 10 dặm Anh. Đến tối, những loại vũ khí này đều được lắp đặt ở bờ nam sông A-mu, từ đó bắn qua sông sang bờ bắc. Những viên đạn được bắn như nước sang đất Liên Xô và nổ ran bên đó. Một phân đội nhỏ do tình báo Pa-ki-xtan huấn luyện và được Cục Tình báo trung ương trang bị vũ khí vượt qua sông A-mu đánh vào các trạm gác biên phòng, chôn mìn và cắt dây điện. Sân bay của thị trấn Pi-a-nat ở biên giới Liên Xô bị du kích Mu-xlim tiến đánh nhiều lần. Quân du kích chỉ cần vượt qua biên giới, nếu tình cờ gặp các cư dân Liên Xô, là họ sẽ tham gia ngay vào trận đánh.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #166 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2010, 09:46:27 pm »


Đầu tháng 12 năm 1986, khoảng 30 chiến sĩ du kích Mu-xlim ngồi trên mấy chiếc ca-nô vượt sông A-mu đánh hai trạm thuỷ điện ở bên đó. Trên đường tiến đến trạm thuỷ điện họ đã diệt được hai trạm gác. Khi du kích tiến công, có 18 binh sĩ Liên Xô bỏ quân đội mình chạy sang hàng ngũ quân du kích. Do trạm thuỷ điện bị phá hoại nghiêm trọng nên dân ở đây bị mất điện liền vài tuần.

Mấy tháng cuối cùng của năm 1986, du kích Mu-xlim có kế hoạch mùa xuân năm tới sẽ tiến đánh một loạt các mục tiêu trên đất Liên Xô. Họ gồm một số chiến sĩ du kích vũ trang được huấn luyện đặc biệt. Tốp chiến sĩ này sẽ đi sâu vào tận nước Nga để trinh sát với những vũ khí rất hiện đại, họ có kế hoạch sẽ tiến công sân bay Tung-sun-pua ở gần thôn Ri-a-mu-pua-rô. Sau đó, một phân đội nhỏ 20 người sẽ mai phục hai bên một con đường ô-tô ở biên giới phía đông Thên-mai-chơ (một thành phố châu Á cổ trên đất Liên Xô). Vũ khí họ sử dụng có mìn chống tăng, ba-dô-ca và súng máy. Phân đội này sẽ chôn mìn trên đường, đợi khi quân xa của Liên Xô hành quân đến, sau khi mìn nổ họ sẽ nhất loạt nổ súng. Ngoài ra họ còn yêu cầu chỉ huy một tổ chiến sĩ đi sâu vào nội địa Liên Xô chừng 15 dặm Anh đánh vào một mục tiêu công nghiệp ở gần căn cứ không quân nhậy cảm Vô-rô-xi-lôp-pat.

Đối với Krem-li mà nói, những trận đánh đó trực tiếp uy hiếp sự toàn vẹn lãnh thổ của Liên Xô. Nên những người lãnh đạo đất nước này rất sợ hãi.

Những người theo chủ nghĩa dân tộc và theo chủ nghĩa “I-slam nguyên giáo chỉ” đương suy nghĩ chuẩn bị một trận đánh lớn. Sau khi bắt đầu đánh vào lãnh thổ Liên Xô một thời gian, họ sẽ bắt Liên Xô phải trả giá! Với những hành động như trên, cùng với tên lửa “Độc thích” đưa vào đất Liên Xô sẽ gây ra những tổn thất ngày càng nhiều về người và về tài sản, từ đó đủ để bức Liên Xô phải rút quân ở Ap-ga-ni-xtan. Đầu tháng 11 năm 1986 Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô triệu tập một cuộc hội nghị để quyết định việc nghiên cứu phương pháp rút quân khỏi Ap-ga-ni-xtan. Vào thời kì chiến tranh lạnh, trong lịch sử Liên Xô, đây là lần đầu tiên họ thất bại! Đầu tháng 12, A-pu-tu rây Sa-tal, Bộ trưởng Ngoại giao Pa-ki-xtan nhận lời mời của Yu-ri Uơ-rông-chôp Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Liên Xô đến thăm Mat-xcơ-va. Thứ trưởng Liên Xô rất thẳng thắn; ông bảo, chiến tranh là một “vết thương gỉ máu”, rồi ông quả quyết nói “Chúng tôi chuẩn bị rút!” Uơ-rông-chôp khẳng định, cái giá của chiến tranh đối với Mat-xcơ-va mà nói quả là quá đắt. Ông đề nghị Sa-tal giúp đỡ để bảo đảm trong quá trình rút của quân đội Liên Xô không xẩy ra chuyện đổ máu. Sa-tan bảo đảm I-xla-ma-bat sẽ gắng hết sức mình để quân đội Liên Xô rút lui yên ổn.

Sau mấy tuần Sa-tal về nước, Tổng thống mới của Ap-ga-ni-xtan, nguyên là thủ trưởng Cảnh sát bí mật, Mô-ha-mét Na-di-bu-la được Goóc-ba-chôp mời tới Krem-li. Các uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Ap-ga-ni-xtan cũng đến Mat-xcơ-va cùng Na-di-bu-la. Cuộc hội đàm này bề ngoài có vẻ như một cuộc trao đổi bình thường, nhưng mục đích thật sự của nó thì rất nghiêm túc. Ngày 12 tháng 12, những người dự họp đến điện Xanh Ca-ta-rin của đại điện Krem-li; đó là một phòng lộng lẫy, nguy nga, trên tường treo rất nhiều các bức chân dung và tượng thánh của đế quốc Nga xưa. Sau khi Na-di-bu-la và các đồng sự của ông đã an vị, Mi-kha-in Goóc-ba-chôp vào phòng cùng với bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng KGB Liên Xô.

Goóc-ba-chôp bỏ hết mọi nghi thức, ông đi thẳng vào vấn đề chủ yếu. Vị Tổng Bí thư nói không úp mở với các vị khách rằng, quân đội Liên Xô trong vòng hai năm tới sẽ rút khỏi Ap-ga-ni-xtan. Mat-xcơ-va sẽ không tiếp tục cuộc chiến tranh này nữa. Goóc-ba-chôp nói với những người dự họp, ông vẫn tin chắc rằng chủ nghĩa Cộng sản sẽ thắng lợi ở Ap-ga-ni-xtan; bằng hết sức mình ông sẽ làm mọi việc cho Chính phủ Na-di-bu-la, bao gồm cả việc giành những cơ hội để họ có được thắng lợi. Trước khi rút, quân đội Liên Xô sẽ tiếp tục tác chiến ở thế công, và sẽ chuyển giao phần lớn mọi vũ khí, trang bị cho quân đội của Chính phủ Ap-ga-ni-xtan. Goóc-ba-chôp nói với các uỷ viên Bộ Chính trị Ap-ga-ni-xtan: “Nhưng, các bạn sẽ phải đơn độc tác chiến!”

Giờ đây, mỗi năm cuộc chiến tranh này khiến cho Krem-li phải trả một giá đắt là 4 tỉ đôla và hàng nghìn sinh mệnh! Do Chính phủ Ri-gân mở rộng cuộc chiến tranh này làm cho Liên Xô không có cách nào chiến thắng nổi. Krem-li cảm thất sức cùng lực kiệt, vì vậy nên không sao tránh nổi thương vong. Trong lịch sử chiến tranh lạnh này Liên Xô đã hoàn toàn bị đánh bại; thật là một việc có một không hai! Cũng giống như cuộc thất bại năm 1905 và 1917 của kẻ thống trị trước ở đế quốc Nga, lần thất bại này sẽ tạo ra hậu quả có tính cách mạng đối với Nga Xô.

Nhưng, đúng lúc Krem-li chuẩn bị rút quân khỏi Ap-ga-ni-xtan, hàng vài trăm thị dân ở An-ma A-ta, thủ đô Ca-dắc-xtan đã xuống đường, tiến hành bạo loạn phản đối Nga. Trận bão táp bắt đầu ở Ap-ga-ni-xtan chứng tỏ, biên giới được quốc tế công nhận đã không được tôn trọng đúng mức. Nhìn bên ngoài, cuộc bạo loạn này là do người lãnh đạo Đảng Cộng sản Ca-dắc-xtan Mô-ha-met Ru-na-ep bị trục xuất và người kế nhiệm ông, Cân-nat Cơl-pin phát động. Nhưng, do vấn đề dân tộc và tôn giáo mà gây ra cuộc bạo loạn này, từ đó đã dẫn đến một cuộc náo loạn lớn như vậy, bởi thế nên nó đã trở thành một cái cớ để cải tổ Chính phủ.

Phạm vi ảnh hưởng của cuộc bạo loạn chủ nghĩa dân tộc này rất rộng. Điều rất rõ ràng là, những kẻ tham gia bạo loạn đã được tổ chức lại rất tốt và đã có sự chuẩn bị. Ca-dắc-xtan đã trở thành trung tâm, từ đó Mỹ và Pa-ki-xtan liên hợp với nhau ở vùng Trung Á Liên Xô để tuyên truyền chống Liên Xô. Đài phát thanh, tác phẩm văn học và các tài liệu tuyên truyền khác đều được đưa tới vùng này. Trung quốc cũng làm rất nhiều sự việc giống như vậy! Hiệu quả của loại hoạt động này không có cách nào đánh giá được. Nhưng trong thời kì bạo loạn, tình cảm chống Chính phủ của quần chúng rất rõ. Trên lá cờ của những kẻ phản đối viết: “Chúng tôi muốn gia nhập Trung Quốc” và “Nước Mỹ là bạn của chúng tôi”. Những thông tin này khiến Mat-xcơ-va rất hoảng sợ.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #167 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2010, 09:48:39 pm »


Đúng vào lúc thế lực của Liên Xô ở Ba Lan và Ap-ga-ni-xtan suy sụp, thì “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” của Mỹ, cái “âm hồn” đỏ cứ vương vấn trên bầu trời Krem-li! Đến cuối năm 1986, về mặt kĩ thuật, kế hoạch này có được một số thành quả nhất định. Kể từ năm tài chính 1985, kinh phí về tài chính đã được tăng gấp đôi, đến năm tài chính 1987 thì đạt dược 3 tỉ 3 đôla. Một số chính phủ đã kí kết hiệp ước về hợp tác nghiên cứu với Chính phủ Mỹ. Tình hình phát triển của vấn đề này khiến Goóc-ba-chôp cảm thấy rất đau đầu, vì kế hoạch này ngoài việc có rất nhiều các nhân viên kĩ thuật tham gia ra, Chính phủ Mỹ còn có thể làm cho nó trở thành hợp pháp.

Krem-li đang triển khai một cuộc hoạt động công khai để phản đối các nước đồng minh của Mỹ, yêu cầu họ không nên tham gia vào kế hoạch nghiên cứu “Sáng kiến phòng thủ chiến lược”, đồng thời còn khẳng định rằng, hệ thống này chứng tỏ Chính phủ Ri-gân có ý đồ giành lấy ưu thế chiến lược trên thế giới. Nhưng mặt khác, Liên Xô ủng hộ tổ chức khủng bố gồm những tín đồ của chủ nghĩa Mác-Lê; tổ chức này đã phát động một cuộc công kích quân sự vào cơ sở nghiên cứu về “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” và vào các nhà khoa học quá cảnh châu Âu. Từ tháng 7 năm 1986 đến tháng 3 năm 1987, có 3 cố vấn cao cấp của Chính phủ nước ngoài tham gia vào cuộc đàm phán hợp tác bí mật đã bị ám sát. Ngày 6 tháng 7 năm 1986, Kac-hai-yin- sư Bêch-hu-su người phụ trách vấn đề “Sáng kiến phòng thủ chiến lược”, chủ nhiệm phòng nghiên cứu của Công ty “Tây môn tử” và người lái xe của ông bị chết do một quả bom nổ điều khiển từ xa tại ngoại thành thành phố Muy-ních. Tháng 6 năm 1985, ông có cuộc hội đàm với các quan chức của Chính phủ Mỹ để thảo luận về khả năng thực thi kế hoạch nghiên cứu “Sáng kiến phòng thủ chiến lược”. Cuối năm 1985 và đầu năm 1986, trong thời kì Bon và Oa-sinh-tơn đàm phán về vấn đề hợp tác nghiên cứu “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” thì Bêch-hu-sư là cố vấn của Chính phủ Tây Đức. Trong hiện trường phạm tội của “Lữ đoàn đỏ” (RAF)1 còn để lại một phong thư, nội dung nói Bêch-hu-sư sở dĩ bị ám sát là vì ông đã tham gia vào những cuộc đàm phán bí mật này.

Ngày 10 tháng 10 Chê-ran Fông Pu-lân-min, quan chức ở Bộ Ngoại giao Tây Đức khi bước xuống xe taxi ở bên ngoài trụ sở của ông tại Bon thì bị một tay súng bịt mặt bắn chết. Trong thời kì đàm phán hợp tác về “Sáng kiến phòng thủ chiến lược”, Fông Pu-lân-min là cố vấn chủ yếu của Han-srit-lik Cân-sư2, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Tây Đức. Tờ “Phơ-răng-pho hội báo” nói ông đảm đương một “trách nhiệm rất lớn”. “Lữ đoàn đỏ” cũng tuyên bố, nhận trách nhiệm về vụ này; tuy nhiên qua lời tuyên bố của họ, người ta có thể thấy rõ vụ này có liên quan tới cuộc đàm phán về “Sáng kiến phòng thủ chiến lược”. “Hôm nay, chúng tôi đã giải quyết được vụ đội đột kích Ju-cơ-lit Su-bat bắn chết Pu-lân-min; một quan chức ngoại giao, người có tham dự việc đàm phán bí mật”; Quyếc-Rây-pu, sĩ quan kiểm sát Liên bang Đức, điều tra viên vụ án này nói, ông phản đối phương Tây; nhất là phản đối bọn tay sai của “Sáng kiến phòng thủ chiến lược”.

Trong việc đàm phán về Hiệp ước hợp tác “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” người bị giết còn có tướng Li-sao Cheo-chê-ri, một quan chức cao cấp của Bộ Quốc phòng nước Ý. Ngày 20 tháng 3 năm 1987, vị Cục trưởng Bộ Quốc phòng này đã bị hai tên thích khách bắn chết. Cũng như Bêch-hu-sư và Pu-lân-min, trong thời kì đàm phán hợp tác về “Sáng kiến phòng thủ chiến lược”, vị tướng này là cố vấn chủ yếu của Chính phủ Ý. “Liên minh chiến đấu cho chủ nghĩa Cộng sản”, chi phái của “Lữ đoàn đỏ” Ý nhận trách nhiệm về vụ này. Trong một bản tuyên bố dài 14 trang, tổ chức này nói, Cheo-chê-ri “sở dĩ bị giết vì người này luôn theo đuổi đường lối của Chính phủ Ý tham dự kế hoạch “Chiến tranh giữa các vì sao””.
_______________________________________
1. Lữ đoàn đỏ: tổ chức khủng bố cánh hữu ở Liên bang Đức. Thành lập năm 1968. Tổ chức này trong thời kì đầu chuyên làm những việc như cướp ngân hàng, đặt bom, phóng hoả, bắt cóc, mưu sát. Giữa thập kỷ 70, tổ chức này trở thành một tổ chức khủng bố quốc tế.
2. Han-srit-lik Cân-sư: sinh năm 1927, Chủ tịch Đảng Tự do dân chủ Tây Đức (1974 - 1985) kiêm nhiệm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Ông tán thành việc cải thiện quan hệ giữa Liên Xô với tiền tập đoàn Đông Âu. Sau khi Goóc-ba-chôp nắm quyền. Ông chủ trương phương Tây cần lợi dụng cơ hội lịch sử này để có được sự hoà hoãn. Năm 1989 - 1990 ông có nhiều hoạt động để mưu đến sự thống nhất của nước Đức và ông đã trở thành Bộ trưởng Bộ Ngoại giao sau khi nước Đức thống nhất. Năm 1992 ông thôi giữ chức này.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #168 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2010, 09:51:27 pm »


Các nhà khoa học và những người lãnh đạo công ty ở Tây Âu tham gia kế hoạch nghiên cứu “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” cũng đều là mục tiêu ám sát. Ngày 24 tháng 7 năm 1986, Sở Nghiên cứu Phu-lang-khơ-phây ở A-a-sân (Aach Tây Đức) bị đánh bom. Sở này đảm nhận hạng mục la-de cao năng lượng có liên quan với “Sáng kiến phòng thủ chiến lược”. Đó là một hạng mục la-de châu Âu mà mọi người đều biết rõ. Ngày 25 tháng 7, một quả bom 15 bảng đã nổ, tổng bộ Công ty Đao-nil ở I-ni-mân-xtat bị phá hoại nặng. Công ty Đao-nil hợp tác với Công ty S-phêl về hệ thống ngắm chuẩn của vũ khí, đó là thiết bị dùng cho mục tiêu không gian. Tháng 8 năm 1986, Công ty Thang-mu-sưn của Pháp, chỉ kí có một hợp đồng nghiên cứu về “Sáng kiến phòng thủ chiến lược”, vậy mà chỉ hai tháng sau văn phòng của Công ty này đã bị đánh bom. Công ty này tham gia vào việc nghiên cứu la-de điện tử tự do. Theo lời của tướng Giêm A-pa-la-khan-sưn, chủ nhiệm nghiên cứu về “Sáng kiến phòng thủ chiến lược”, thì kĩ thuật này sẽ làm cho hệ thống “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” có được sự “tiến triển rõ rệt”. Theo một nguồn tin thì công ty Thang-mu-sưn tham gia công tác nghiên cứu về chất Galium (Ga) và chất Arsenium (As) tập trung thành một đường điện cho “Sáng kiến phòng thủ chiến lược”. Loại đường điện này sẽ rút ngắn thời gian phản ứng của hệ thống phòng ngự. Ngày 16 tháng 11 năm 1986, công ty IBM bị phá hoại do bom đánh trúng; nguyên nhân do công ty này tham gia bốn hợp đồng nghiên cứu về “Sáng kiến phòng thủ chiến lược”!

Đồng thời, rất nhiều các tổ chức khủng bố độc lập khác cũng bắt đầu đánh bom các mục tiêu của “Sáng kiến phòng thủ chiến lược”. Việc này, có chút “kì lạ”. Càng “kì lạ” nữa là một số phần tử khủng bố cánh tả, mục tiêu đánh bom truyền thống của họ, lại là một số mục tiêu chính trị, hoặc là mục tiêu coi như tượng trưng cho chủ nghĩa tư bản và cho “chủ nghĩa đế quốc phương Tây”! Lúc này Mat-xcơ-va trở thành một nơi “bến đỗ” an toàn cho các phần tử khủng bố ở Đông Béc-lin và ở các nước khác của tập đoàn Liên Xô. Không còn nghi ngờ gì nữa, Mat-xcơ-va cho rằng các trận “đánh” đó rất có ích cho họ!

Trên mặt trận ngoại giao, hy vọng lớn nhất của Goóc-ba-chôp là tìm cách loại trừ “Sáng kiến phòng thủ chiến lược”, sau đó sẽ đưa ra một kiến nghị khiến Tổng thống Ri-gân không có cách nào cự tuyệt được. Tháng 10 năm 1986, cuộc hội đàm thượng đỉnh ở Rây-kia-vích1 đã cho ông một thời cơ như vậy.

Goóc-ba-chôp mong muốn Chính phủ Ri-gân làm 2 việc. Đúng như lời ông đã nói đầu năm 1986 trong một buổi nói chuyện với các quan chức ngoại giao Liên Xô; công tác của Liên Xô “phải có cống hiến cho sự phát triển trong nước”. Ông nói với các người dự họp rằng, mục tiêu cao nhất của chính sách ngoại giao Liên Xô là “sáng tạo một môi trường bên ngoài đẹp nhất” cho cải cách. Điều đó có nghĩa là phải giành được kĩ thuật và vay được tiền của phương Tây, đồng thời làm tiêu tan được sự thách thức về kĩ thuật mà “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” và sự xây dựng quốc phòng của Ri-gân áp đặt trên đầu Liên Xô.”

Xét từ nhiều mặt thì cuộc hội đàm thượng đỉnh Rây-kia-vích là một ranh giới. Trong cuộc hội nghị này, 2 siêu cường sắp đi đến bên bờ của việc loại trừ tất cả vũ khí hạt nhân, nhưng Liên Xô hy vọng rằng trước hết hãy mau chóng thủ tiêu kế hoạch nghiên cứu “Sáng kiến phòng thủ chiến lược”! Rây-kia-vích là nơi thứ hai mà 2 vị lãnh đạo hai nước siêu cường hội đàm với nhau. Nếu Giơ-ne-vơ là cơ hội để hai bên thăm dò nhau, thì Rây-kia-vích là chiến trường của hai vị nguyên thủ có tầm nhìn từ xa. Mục tiêu và giá trị quan của họ có sự khác biệt về bản chất, nhưng họ đều hi vọng ngồi lại với nhau để bàn bạc.

Mấy tuần trước cuộc hội nghị thượng đỉnh này, đã có những tin dò rỉ rằng: kế hoạch của vị Tổng Bí thư này là sẽ bất thình lình “tập kích” vào Tổng thống Ri-gân. Kế hoạch của Goóc-ba-chôp là đưa ra một kiến ước có thể làm cho Tổng thống Ri-gân rơi vào bẫy. Nhà Trắng cảm thấy rất rõ là Goóc-ba-chôp cần có sự khuyến giải và giúp đỡ! “Họ hết sức mong muốn đạt được một hiệp nghị về “Sáng kiến phòng thủ chiến lược - Đô-nal Ri-ca nhớ lại - Hoàn cảnh của họ rất khó khăn, chúng tôi có thể nhìn thấy điều này. Nhưng, Tổng thống lại không thể đồng ý như vậy.”

Tiêu huỷ tất cả vũ khí hạt nhân, đó là một kiến nghị khiến người ta chú ý do Goóc-ba-chôp đề xuất tháng 1 năm 1986, mà đó cũng là một đòn tiến công của ông ta. Krem-li rất biết Ri-gân chán ghét vũ khí hạt nhân và bản tính chủ nghĩa lí tưởng của ông; vì vậy kiến nghị trên của Goóc-ba-chôp có thể có tác dụng thúc đẩy; Tổng Bí thư hy vọng thấy được một kết quả như vậy, vì cái kiến nghị này rất có sức mê hoặc, đến nỗi khiến cho Ri-gân không có cách nào cự tuyệt được!
________________________________________
1. Rây-kia-víc (Reykjavik) thủ đô Ai-xơ-len.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #169 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2010, 09:51:54 pm »


Trong tất cả các cuộc hội nghị thượng đỉnh, thì hội nghị Rây-kia-vích là không có kế hoạch nhất. Mấy cuộc hội nghị thượng đỉnh trước, thoạt mới bắt đầu hội nghị đã rơi ngay vào trong sự “du hí chính trị”. Để giành thắng lấy thế thắng hai bên đều cò kè bớt một thêm hai. Ri-gân và Goóc-ba-chôp không thể dự đoán được kết quả của cuộc hội đàm, nhưng họ đều hi vọng sớm xác định được nghị trình, đồng thời muốn ra sức làm cho đối phương đáp ứng được yêu cầu của mình. Hội nghị họp ở cung Hô-phơ-ti. Nhìn dọc theo bờ biển thì nơi đây rất trơ trọi! Theo người ta nói, ở đây thường có ma! Nhưng lần này lấy nơi đây làm địa điểm họp hội nghị thượng đỉnh thật rất thích hợp!

Ngày đầu của cuộc hội nghị này bắt đầu lúc 10 giờ 30, ngày 11 tháng 10. Ri-gân và Goóc-ba-chôp đều có phiên dịch riêng. Họ ngồi vây quanh chiếc bàn trong phòng ăn nhỏ. Vị Tổng Bí thư gần như tuyên bố ngay, đối với các lĩnh vực có liên quan tới mối quan hệ giữa 2 nước ông đều có những kiến nghị tích cực, nhất là về mặt khống chế quân bị. Sau khi phát biểu một số bình luận, Gióoc-giơ Xu-ơn-xư, Quốc vụ khanh nước Mỹ và Et-đơ-oa Xê-vac-nat-de đều chủ động tham gia vào cuộc hội đàm của 2 vị nguyên thủ. Kiến nghị của Liên Xô tập trung vào 3 lĩnh vực: vũ khí hạt nhân chiến lược, lực lượng hạt nhân tầm trung và vũ khí không gian. Những kiến nghị này quả thực đều là những vấn đề rất cơ bản, cụ thể là: về lĩnh vực vũ khí hạt nhân chiến lược 2 bên sẽ giảm bớt 50%. Nhưng về phương diện vũ khí không gian, Goóc-ba-chôp nhấn mạnh: “Sáng kiến phòng thủ chiến lược phải hạn chế trong phạm vi phòng thực nghiệm.”

Sau khi buổi hội đàm đầu tiên kết thúc, Ri-gân quây quần cùng các trợ thủ cao cấp của ông; đó là: Xu-ơn-xư, Giôn Pin-đơ Kơ-xtơ, Pôn Ni-et-chơ, Ken-nơ-sư A-đéc-man và Ri-xác Pu-a-rơ. Tổng thống vẫn giữ được phong cách đẹp đẽ ít thấy ở ông. Một mặt ông lắng nghe các trợ thủ thảo luận, một mặt ông suy nghĩ kỹ về các kiến nghị của Goóc-ba-chôp. Ni-et-chơ thấy rất phấn khởi về các kiến nghị do Tổng Bí thư đề xuất, còn Ri-gân lại nói: “Ông ta đưa ra rất nhiều kiến nghị, nhưng điều tôi ngại chủ yếu là ông ta lôi vấn đề “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” ra!”

2 giờ chiều, cuộc hội đàm lại tiếp tục, Ri-gân, Goóc-ba-chôp, Xu-ơn-xư và Xê-vác-nat-de lại mặt đối mặt ngồi với nhau. Ri-gân đưa ra những lời phản ứng trước các kiến nghị của Goóc-ba-chôp, đại khái là ông trình bầy các kiến nghị của Mỹ về vấn đề khống chế quân bị. Ở tầng 2, các thành viên trong đoàn đại biểu của 2 bên có sự trao đổi với nhau phi chính thức. Giôn Pin-đơ Kơ-xtơ và nguyên soái A-khơ-rô-mai-ep ngồi ở góc phòng trao đổi với nhau. Pin-đơ Kơ-xtơ dường như thấy ngay rất rõ ràng là, Nguyên soái rất chân thành về phương diện khống chế quân bị, nhưng ông thấy lo lắng đối với “Sáng kiến phòng thủ chiến lược”. Ông cảnh cáo: “Ý đồ của kế hoạch này dường như muốn chuyển lực lượng, đối sách sang phía có lợi cho các ông”. Họ trao đổi với nhau hơn 1 tiếng đồng hồ, khi Pin-đơ Kơ-xtơ đứng dậy thì 2 sự phán đoán có tính chiến lược đã ăn sâu vào óc ông: “Về phương diện muốn có được một hiệp nghị thì ông ta rất chân thành, tôi tin chắc vào điều ấy. Họ cần thiết một hiệp nghị. Nhưng ông ta cực kì chú ý đến “Sáng kiến phòng thủ chiến lược”, vì sáng kiến này là một sự thách thức đối với Mat-xcơ-va; về điểm này cũng hết sức rõ. Chỉ cốt sao làm cho kế hoạch đó dừng lại thì họ sẽ làm bất cứ điều gì họ có thể làm.”

Thời gian hội nghị thượng đỉnh là 2 ngày, tình hình 2 bên đều có sự thay đổi đột ngột về mặt tinh thần. Liên Xô đã nhượng bộ rất nhiều về phương diện vũ khí hạt nhân chiến lược và về lực lượng hạt nhân tầm trung. Nhưng Goóc-ba-chôp nói; điều này chủ yếu quyết định bởi việc có thủ tiêu “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” hay không. Liên Xô sở dĩ trở thành một siêu cường, phần lớn là do lực lượng quân sự của nó. Goóc-ba-chôp đồng ý giảm bớt lực lượng quân sự của Liên Xô ở mức độ lớn, nhưng đồng thời phải có sự liên hệ giữa lực lượng này với “phòng thủ chiến lược”. Điều đó đã nói lên rất rõ ràng Mat-xcơ-va muốn có sự hoà hoãn trong quan hệ đối với phương Tây như thế nào.

Ri-gân vẫn kiên trì một cách ngoan cường trong quan điểm của ông đối với hệ thống phòng thủ chiến lược. Ông rời Ai-xơ-len trong sự vô cùng giận dữ và cảm thấy một sự thất vọng sâu sắc đối với cuộc hội nghị này. Nhưng, theo lời của Pin-đơ Kơ-xtơ, sau đó một tháng, “Tổng thống đã hiểu rõ trong hệ thống “Sáng kiến phòng thủ chiến lược”, chúng tôi có những gì; kế hoạch đó đã có một sự thách thức cực lớn đối với Krem-li!”.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM