Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 10:43:42 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những âm mưu sách lược của chính phủ Rigân làm tan rã Liên bang Xô Viết  (Đọc 100916 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #110 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2010, 09:15:28 pm »


Cô-xây có vẻ như hồi tưởng lại những ngày trong thời kì Thế chiến thứ hai người Thụy Điển đã giúp đỡ quân đồng minh, mặc dầu thời kì đó chính sách của nhà đương cục Thụy Điển là giữ trung lập. Để có thể có những tin tình báo kinh tế thời chiến của phát xít Đức, chàng thanh niên Cô-xây lúc đó đã ra sức chiêu mộ các thương nhân Thụy Điển, đề nghị họ khi đến nước Đức thì thu thập các tin tình báo hữu quan. Những người thương nhân đó có thể vào đất Đức tương đối dễ dàng và họ lại rất thông thuộc tình hình công nghiệp nước Đức. Cũng có lẽ ông còn liên tưởng tới người Thụy Điển, thậm chí họ lại có khả năng giúp đỡ ông chiêu mộ ngay cả thương nhân nước Đức phát xít.

Cô-xây còn mang theo cả một số thư của những người lãnh đạo công đoàn cấp cao của Mỹ và Tây Âu đến Stốc-khôm. Những lá thư này rất có thể có tác dụng! Iếc-vinh Pu-răng của Lao liên - Sản liên đã gọi điện thoại cho một số người lãnh đạo Công đoàn mà ông tín nhiệm, đề nghị họ viết thư cho Stốc-khôm. Những lá thư này tuy ngắn gọn nhưng rất được việc, nó cốt để nói với Stốc-khôm rằng, những người trong Đảng Xã hội dân chủ châu Âu đều cho là ý kiến của Cô-xây rất đáng trân trọng.

Các quan chức ở Bộ Quốc phòng và Phủ Thủ tướng Thụy Điển đều nói với Cô-xây khi ông sắp lên đường rằng, xin ông hãy đợi điện thoại! Sau ít tiếng đồng hồ, tiếng chuông điện thoại trong phòng Cô-xây đổ hồi. Ông cầm ống nghe. Giọng nói tao nhã của thủ tướng Ô-lôp Pan-mơ vang vang.

Qua điện thoại, Cô-xây đi ngay vào chủ đề. Ông nói: lần này ông tới Thụy Điển là để kiểm tra kĩ biện pháp dự phòng về an ninh đối với phương diện kĩ thuật đã thực hiện. Nhưng, ông nói với Pal-mơ, ông còn muốn được Thụy Điển giúp đỡ thêm. Ông kêu gọi Thủ tướng hãy chú trọng đến phong trào công đoàn, vì Công đoàn Đoàn kết đang bị tấn công, khả năng nó khó tồn tại được! Chính phủ Mỹ muốn thỉnh thoảng chuyển đến Gơ-đan-sư-khơ một số vật tư. Nhưng để làm tốt được việc này thì cần phải có sự giúp đỡ của các quan chức chính phủ trong một nước trung lập với hải cảng của họ. Ông ngầm tỏ ý là phía Mỹ cố gắng để không làm phiền đến Thủ tướng, nhưng nếu 2 bên có thể hợp tác được với nhau thì công việc sẽ càng thuận lợi hơn.

Những câu trả lời của Pan-mơ rất rõ ràng, rành rọt. Không một chút do dự, ông nói ngay là ông sẽ hết sức cố gắng! Họ trao đổi với nhau khoảng 10 phút; về sau thì không thấy liên hệ gì với nhau qua điện thoại nữa! Nhưng lần nói chuyện điện thoại này hết sức hữu ích. Mấy tuần sau, cơ sở có nhiệm vụ chuyển các cung ứng phẩm cho Ba Lan đã chuẩn bị tiến hành công việc. Các quan chức hải quan phụ trách xuất khẩu cố ý dán sai nhãn trên một số “thùng thư” đặc biệt được gửi đi Gơ-đan-sư-khơ. Làm như vậy thì các nhà đương cục Ba Lan sẽ không nghi ngờ!

Sau khi đã cố gắng hoàn thành một việc tưởng như khó hoàn thành (thuyết phục Ô-lốp Pan-mơ hợp tác với Cục Tình báo trung ương), Cô-xây đã đến Stốc-khôm cuối cùng trong hành trình lần này của ông. Ở đó ông đã ăn trưa với các quan chức của Bộ Quốc phòng Thụy Điển. Bữa cơm này ăn rất nhanh, không khí bữa ăn không có điều gì khác thường.

Sau khi quay trở về Oa-sinh-tơn không lâu, Cô-xây được xem một bản báo cáo tình báo do Hep Mai-ê viết. Bản báo cáo này miêu tả cảnh tượng cứng nhắc và làm người ta tuyệt vọng của nền kinh tế Liên Xô. Bản báo cáo nêu rõ sự vận hành kém cỏi và tình trạng vật tư thiếu hụt của nền kinh tế nước ấy. Nhưng điều đó đã khiến cho một siêu cường quốc mà “thể nhược đa bệnh” là Liên bang Xô viết ở vào cảnh hướng “hoạ vô đơn chí”! Sau đó báo cáo nói một cách khái quát sự “gánh vác nặng nề” của thể chế Liên Xô, trong đó quan trọng nhất là họ phải chi một khoản lớn về quốc phòng. Chính khoản chi này đã ngốn một phần lớn trong toàn bộ sự thu nhập kinh tế của họ. Nhưng điều làm Cô-xây thú vị nhất là câu kết luận của báo cáo: do Liên Xô không có cách nào cứu vãn được tình hình nguy ngập đó, nên như vậy có nghĩa là “Thể chế Liên Xô có khả năng tự bùng nổ”. Báo cáo này của Mai-ê lại khác hẳn với kết luận của Phòng Liên Xô thuộc Cục Tình báo trung ương và của các cơ quan tình báo khác. Những đơn vị tình báo này cho rằng, mặc dầu thể chế kinh tế của Liên Xô có gặp khó khăn ở một số mặt nào đó, nhưng với truyền thống trí tuệ của người Liên Xô, có lẽ họ cũng có thể có sự tăng trưởng ở một mức độ nhất định. Cô-xây liền đệ trình bản báo cáo này của Mai-ê lên Tổng thống và Ủy ban An ninh quốc gia.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #111 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2010, 09:16:17 pm »


Tình thế của Mat-xcơ-va không khác nào mùa đông ở Nga, nó vô cùng ảm đạm! Sức khoẻ của Yu-ri An-đrô-pốp có sự thay đổi đột ngột. Giờ đây ông là khách quen trong buồng bệnh cao cấp được bảo vệ nghiêm mật trong bệnh viện Cu-xai-ép. Ở đó, thông qua điện thoại và các bị vong lục bằng miệng ông điều hành quốc gia. Một quả thận của ông tuy đã bị cắt, nhưng căn bệnh thận này vẫn tiếp tục giày vò ông. Ngoài ra, ông còn bị bệnh tim và bệnh tiểu đường. Suốt ngày ông phải nằm trên giường, mọi hành động đều bị hạn chế! A-li Na-sal Mô-ha-mét Has-san-ni, Tổng thống Yê-men, tháng 11 năm 1983 đến thăm Liên Xô; nhưng thời gian đó, An-drô-pôp rất yếu, sắc mặt tiều tuỵ tiếng nói yếu ớt. Với sức khoẻ như vậy ông đã phải tiếp kiến Tổng thống Has-san-ni trên giường bệnh.

Đúng vào lúc vị Tổng Bí thư này phải cầm cự với cái chết thì điện Krem-li chăm chú theo dõi mọi hành động của Oa-sinh-tơn. Điều đặc biệt cần chỉ ra là, Liên Xô hết sức chú ý đến luận điệu chống Cộng, đến mạng lưới phong toả kĩ thuật chặt chẽ, đến sự xây dựng quốc phòng dường như không lúc nào ngừng và sự tiến hành những hành động bí mật ở Áp-ga-ni-xtan và ở Ba Lan. Tổng hợp tất cả các mặt đó lại Đảng Cộng sản Liên Xô cảm thấy có những triệu chứng chẳng lành xuất hiện. Để đối phó với những hành động đó của nước Mỹ. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô bắt đầu tiến hành một số công tác trong cán bộ và quần chúng nhân dân nhằm mục đích để họ chuẩn bị ứng phó với những nguy cơ có thể phát sinh, hoặc để họ có sự chuẩn bị tư tưởng đối phó với nước Mỹ. Tháng 10 năm 1983, ở Liên Xô đã tổ chức hàng trăm cuộc họp, trong đó 18 triệu đảng viên Đảng Cộng sản Liên Xô nhận được chỉ lệnh, cần phải hết sức chú ý tới “ý đồ xâm lược của kẻ địch”! Qua đó Bộ Quốc phòng cho quay một số bộ phim miêu tả Oa-sinh-tơn như một chính phủ mưu toan dùng các thủ đoạn tiến công quân sự và kinh tế để thống trị thế giới. Sau đó họ cho phát các phim ấy trên Ti-vi. Ngoài các phim đó, họ còn cho phát tiếp các hình ảnh về những vụ nổ hạt nhân của nước Mỹ và về vũ khí của quân Mỹ. Trong các phim đó có hình ảnh của những những người bị hại, và bị hi sinh, chết chóc trong chiến tranh.

Nhà đương cục Liên Xô còn thường xuyên bằng cách tuyên truyền theo kiểu mỉa mai, giễu cợt để gieo rắc những sự khiếp hãi phương Tây trong lòng dân chúng. “Ban Chấp hành Đảng Cộng sản Liên Xô cho rằng, với Oa-sinh-tơn, họ đã đối mặt với một Chính phủ có lập trường kiên định - Ef-cân-ni Nô-vi-cốp nhớ lại - Họ thấy người Mỹ ở tất cả mọi trận tuyến đều triển khai hành động, những hành động này không chỉ phản ứng đối với các hành vi của Liên Xô mà còn những hành động đó đã chủ động kiểm nghiệm đối với thực lực của Liên Xô. Điều này làm cho những người lãnh đạo Liên Xô hết sức sợ hãi!” A-lec-xan-đơ Pes-mêl-tơ-na nhớ lại: “Những nhân viên tình báo ở Mỹ của chúng tôi qua sự thu thập mọi tin tức và báo cáo dò rỉ... đã thấy rõ là về phương diện thành quả chiến lược có tính cơ sở của nước Mỹ, họ đã có một ưu thế áp đảo đối với Liên Xô”.

Đồng thời, KGB cũng đang soạn thảo một bản kế hoạch để đối phó với những thách thức về phương diện tình báo của nước Mỹ mà họ đã cảm thấy. Bản kế hoạch này có tên là “Kế hoạch năm 1983 - 1984 về biện pháp phản gián để tăng cường sự chống hoạt động gián điệp có tính lật đổ của tình báo Mỹ”. Trong đó có quy định nhiệm vụ ưu tiên đối với cơ quan KGB ở hải ngoại. Bản kế hoạch chỉ rõ: “Tình báo của Mỹ hiện đang không ngừng tăng cường hoạt động gián điệp có tính lật đổ đối với Liên Xô, đồng thời chúng đang mở rộng phạm vi sử dụng các thủ đoạn thù địch; những thủ đoạn này nhằm vào việc phá hoại tiềm lực quân sự và kinh tế của Liên Xô”. Kết quả nhiệm vụ ưu tiên có tính then chốt của KGB biến thành “việc đoạt lấy những tình báo của kẻ địch qua đó chúng nhằm phá hoại thể chế kinh tế của Liên Xô, hoặc những tình báo về phương diện kế hoạch, và hành động có sự hợp tác đối với các lĩnh vực thương nghiệp, kinh tế và khoa học kĩ thuật giữa Liên Xô với các nước khác”.

Về KGB mà nói, tổ chức này đưa ra yêu cầu mới là, họ cần nhằm vào chiến lược và phương châm tiến công của Mỹ, những chiến lược và phương châm muốn lợi dụng nhược điểm của Liên Xô. Một bản báo cáo của KGB chỉ rõ: “Đối với chúng ta, nay đã đến lúc phải có những dự đoán chính xác đối với mỗi lần hành động đại quy mô của nước Mỹ. Nhiệm vụ chủ yếu của chúng ta là phải tìm cách thực hiện được điểm này”.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #112 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2010, 09:17:45 pm »


Cuối năm 1983, những người đứng đầu trong các bộ phận của KGB đã triệu tập một cuộc hội nghị đặc biệt tại Tổng bộ KGB để kiểm điểm lại công tác trong 2 năm qua. Lần họp này là do Phê-la-ti-mil Kơ-liu-xcốp, nhân vật số 1 của KGB triệu tập Kơ-liu-xcốp (biệt hiệu là A-liô-xa), là người dám chịu trách nhiệm. Tuy ông không hoạt bát lắm, nhưng rất được các nhân viên công tác KGB ở mọi cơ sở tín nhiệm. Ông là học trò của An-đrô-pôp. Theo lời mọi người thì mỗi ngày ông làm việc từ 16 - 18 giờ, mỗi tuần làm việc 6 ngày. Ông rất mê cuộc đời gián điệp của nhà tình báo Anh Sit-ni San-li1 trong thời kì Cách mạng Nga, nhưng tác phong chấp hành mệnh lệnh một cách nghiêm chỉnh, nhanh chóng đôi khi đã khiến cho các đồng sự cảm thấy ông đã làm cho họ sức cùng lực kiệt!

Kơ-liu-xcôp trong cuộc họp nói, Mat-xcơ-va đang “xây dựng chủ nghĩa Cộng sản trong tình hình phức tạp của quốc tế. Cuộc vận động phản cách mạng trong nội bộ tập đoàn đế quốc do Mỹ đứng đầu đang xuất hiện công khai. Giữa 2 loại chế độ xã hội đối lập trên thế giới đang triển khai cuộc đấu tranh quyết liệt ở mọi lĩnh vực!” Nhưng bản báo cáo của Kơ-liu-xcôp chỉ tập trung vào 3 đường lối chính theo chính sách của Chính phủ Ri-gân. Người lãnh đạo KGB đưa ra lời cảnh báo, sự chạy đua về kĩ thuật quân sự đang ngày một tăng cường, theo dõi sự đột phá của kĩ thuật nước Mỹ là điều rất quan trọng: “Điều quan trọng là, chúng ta không cho phép bất kì một sự thay đổi nào về thế quân bình trong chiến lược hiện nay. Chúng ta cũng không thể cho phép đối thủ giành được ưu thế quân sự thông qua bất kì một sự đột phá kĩ thuật nào!”. Ông nói, Liên Xô hết sức chú ý tới chiến lược “kinh tế chiến” của nước Mỹ. “Việc thu thập tình báo về vấn đề kinh tế quốc tế ngày càng quan trọng, đó là việc cần thiết để ngăn chặn âm mưu của đối thủ lợi dụng thủ đoạn “kinh tế chiến” ngõ hầu phá hoại thể chế kinh tế của đại gia đình Xã hội chủ nghĩa”. Cuối cùng, Kơ-liu-xcôp chỉ ra rằng, Liên Xô phải hết sức chú trọng tới “mưu đồ” chính trị của nước Mỹ, nhất là cần chú ý tới những việc họ làm ở Áp-ga-ni-xtan và Ba Lan.

Đối với nhân vật đầu não KGB này mà nói, chiến lược của nước Mỹ đương nhiên là sẽ đưa đến sự phản ứng mạnh mẽ của KGB. Kết luận của ông là: “Vấn đề chủ yếu của lĩnh vực này là phải làm sao để các nước bạn đồng minh của chúng ta càng tích cực hơn nữa trong việc tích cực tham dự vào sự phản đối kẻ địch chính. Về phương diện này phải biểu lộ trí tuệ phi phàm của chúng ta! Chúng ta cần phải thấy rằng lợi ích của các nước bạn của chúng ta không phải mãi mãi nhất trí với lợi ích của chúng ta. Vì vậy trong quá trình hợp tác, điều quan trọng nhất là phải xác định phạm vi lợi ích chung; đồng thời Liên Xô, người đứng đầu cơ quan an ninh của các nước đồng minh nhất định phải quả đoán nhanh nhạy. Cần làm cho các nước bạn đồng minh của chúng ta rõ rằng, đấu tranh với hoạt động lật đổ của tình báo Mỹ là vô cùng quan trọng”.

Suốt tháng 10 và đầu tháng 11, các quan chức cao cấp của KGB đã soạn thảo ra “Kế hoạch công tác năm 1984” của cơ quan họ. Ban Quốc tế trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đã trình bầy khái quát về mục tiêu của Liên Xô. Pao-lis Pô-nô-ma-rep, Ủy viên Bộ Chính trị đã truyền đạt lại cho Kơ-liu-xcôp. Cũng giống như hội nghị lần trước, bản kế hoạch công tác này phản ánh sự chú ý cao độ của Liên Xô vào 3 đường lối chính trong chính sách bí mật của Liên Xô. Nhất là, bản báo cáo nhấn mạnh một điều: thu thập “tình báo có nội dung dưới đây là nhiệm vụ cơ bản nhất”:

“Kế hoạch công tác và hoạt động lật đổ của đối thủ chủ yếu của chúng ta tập trung vào một điểm, đó là làm yếu sự đoàn kết của đại gia đình xã hội chủ nghĩa, phá hoại sự ổn định của nước xã hội chủ nghĩa cá biệt (nhất là Ba Lan), điều đặc biệt cần chỉ ra là, đối thủ sử dụng thủ đoạn đòn bẩy kinh tế và hình thái ý thức để đạt được mục đích này.

Mỹ có ý đồ hạn chế mối liên hệ về thương nghiệp, kinh tế và khoa học sĩ thuật giữa các nước tư bản phát triển với Liên Xô. Chúng ta cần đấu tranh với ý đồ đó!”

Khi thẩm tra công tác của các nhân viên tình báo KGB mấy năm trước, Kơ-liu-xcôp đặc biệt nhấn mạnh, nước Mỹ ra sức ngăn trở Liên Xô giành được kĩ thuật cao: “đối thủ của chúng ta (đầu tiên là nước Mỹ) đã áp dụng một số biện pháp đặc biệt, ví như tăng cường khống chế đối với các hoạt động bí mật, cấm vận các vật phẩm và thu thập các tình báo về khoa học kĩ thuật. Về vấn đề này chúng ta phải đi sâu vào phân tích tình hình, tìm ra con đường mới nhất trong việc thu thập các tình báo về khoa học kĩ thuật”.
_____________________________________
1. Sit-ni San-li: một nhà tình báo nổi tiếng (1874 - 1925) giàu màu sắc truyền kì của cơ quan tình báo Anh. Tháng 9 năm 1925 khi định vượt biên giới Liên Xô thì bị bắt. Nghe nói sau đó ông bị xử bắn.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #113 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2010, 11:35:53 pm »


CHƯƠNG MƯỜI HAI


Năm 1984 là năm Tổng tuyển cử của nước Mỹ. Mat-xcơ-va đặc biệt chú ý tới mọi diễn biến trong hoạt động tranh cử Tổng thống của nước Mỹ. Đối với điện Krem-li mà nói, đó là một vấn đề then chốt! Điều khiến người Liên Xô thất vọng là, Ri-gân và Ri-sác Ni-kơ-xung chẳng khác gì nhau. Họ đều là người Đảng Cộng hoà và đều có lập trường chống Cộng! Chính là anh chàng Ni-kơ-xung này đã có sự hoà hoãn quan hệ với Đảng Cộng sản Trung Quốc và 2 bên đã qua lại với nhau rất thân. Ri-gân có một hình thái ý thức tương đối sâu và có đầu óc chiến lược của một chính sách thực lực siêu việt. Chính do ông, Chính phủ Mỹ đã phát động một cuộc “kinh tế chiến” nhằm vào tập đoàn Liên Xô và ở một số vùng then chốt, (Ba Lan và Áp-ga-ni-xtan) Chính phủ này đã có những hành động bí mật. Đồng thời, một phong trào xây dựng quốc phòng to lớn, mạnh mẽ đã được đẩy mạnh. Ri-gân không chỉ nói ra miệng rằng Liên Xô là “đế quốc tà ác”, mà ông còn la lối lên rằng chủ nghĩa Mác-Lê sẽ bị vất vào trong “đống rác của lịch sử”. Hơn nữa trước sau ông vẫn khăng khăng tin tưởng vào điều đó.

Với những nhà báo của nước Mỹ, các quan chức Liên Xô đã hoàn toàn công khai sự đánh giá của họ về các nước chiến lược của Ri-gân. Ra-đô-min Pik Đan-nôp Phó phòng Nghiên cứu Mỹ và Ca-na-đa của KGB, nguyên quan chức cao cấp của KGB nói với Đông Ao-pa-đô-phây, phóng viên báo “Bưu điện Oa-sinh-tơn” rằng: “Người Mỹ các ông đang muốn phá hoại thể chế kinh tế của chúng tôi, gây trở ngại với những hoạt động thương mại của chúng tôi, đồng thời muốn hạ thấp địa vị của chúng tôi trong lĩnh vực chiến lược, từ đó khống chế chúng tôi”. Va-len- tin Pha-rin, Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, cũng nói với một phóng viên rằng: Ri-gân thật ra không muốn hoà giải với Mat-xcơ-va, mà muốn “triệt tiêu chủ nghĩa xã hội”!

Sự chú ý đến Ri-gân của điện Krem-li đã khiến cho KGB phải ra tay. KGB bằng mọi cách cố gắng để Ri-gân không thể được tái cử vào tháng 1 năm 1984. L.F Sus-cốp, Phó cục trưởng thứ nhất Cục A của KGB (phụ trách hành động) đã bắt tay vào soạn thảo kế hoạch hành động bí mật. KGB tung các văn kiện nguỵ tạo ra toàn thế giới, cố ý tuyên truyền này khác về Chính phủ Ri-gân; mọi hoả lực đều tập trung vào chủ đề “Ri-gân, tức là chiến tranh!” KGB đã làm việc rất thận trọng, họ đã suy nghĩ bằng cách nào đó lợi dụng sự bất đồng về chính trị tồn tại trong nội bộ các chính đảng nước Mỹ để đạt được mục đích của mình.

Vích to Xê-pu-ri-cốp, mới được bổ nhiệm chức chủ tịch KGB vào tháng 5 năm 1983, ông đã viết một bức thư cho Yu-ri An-drô-pôp, Tổng Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Trong thư ông trình bày về khả năng sẽ lợi dụng phe đối lập của nước Mỹ để làm yếu quyết sách chính trị của nước Mỹ. Điều cần chỉ ra là trong thư, Xê-pu-ri-côp đã thuật lại tình hình ông đã đặt được mối quan hệ gián tiếp với Thượng nghị sĩ Eđ-uôt Ken-nơ-đi1 (Edward Kennedy) vào ngày 9 và ngày 10 tháng 5 năm 1983. Việc đặt quan hệ này là ông chủ động, do Thượng nghị sĩ Mỹ bang Ca-li-phoóc-ni-a, Giôn Đôn-ni giới thiệu. Trong thư Xê-pu-ri-cốp viết: “Đôn-ni trở thành người liên hệ được cả 2 bên tin tưởng; Thượng nghị sĩ yêu cầu tôi nhắc Tổng Bí thư An-drô-pôp chú ý đến tình hình dưới đây” Ông nói, Thượng nghị sĩ Ken-nơ-đi, thông qua Đôn-ni muốn được điện Krem-li biết cho rằng, ông ta lên án việc Chính phủ Ri-gân đã có lập trường không thoả hiệp và có một trạng thái bất bình thường trong quan hệ Mỹ - Xô. Xê-pu-ri-côp đưa ra kết luận: “Điều nguy hiểm chính là ở chỗ, Ri-gân cự tuyệt sự sửa lại chính sách sai lầm này!” Căn cứ vào lời Xê-pu-ri-côp, Đôn-ni cũng nói với ông: “Vì lợi ích của hoà bình thế giới, biện pháp phản đối chính sách chủ nghĩa đế quốc của Rô-nan Ri-gân là một việc có ích và kịp thời”. Ông viết, Ken-nơ-đi muốn Liên Xô mời ông ta cùng An-drô-pôp hội đàm trực tiếp, “Thượng nghị sĩ cho rằng, như vậy sẽ khiến ông ta hiểu được lập trường về phương diện khống chế quân bị của Liên Xô, đồng thời làm tăng được quyền phát ngôn của ông về chủ đề đó ở Mỹ”.

Việc này về sau cũng không thấy ai nói gì đến người trung gian nữa! Ấn tượng của An-đrô-pôp đối với báo cáo của Xê-pu-ri-cốp không sâu. Tổng Bí thư cho rằng bản báo cáo này đã thổi phồng tác dụng của cuộc hội đàm. Xê-pu-ri-cốp đưa báo cáo này ra là muốn gây ảnh hưởng với bộ Chính trị! Dù rằng An-đrô-pôp tin rằng bức thư của Xê-pu-ri-côp là có giá trị, thì thông tin mà Ken-nơ-đi cung cấp cũng không rõ ràng một chút nào. Tuy vị Thượng nghị sĩ đến từ bang Mas-sa-chu-set này ra sức làm cho chính sách của nước Mỹ thích ứng được với tình hình của Liên Xô nhưng chính ông ta lại là người công khai phê bình về vấn đề nhân quyền của Liên Xô và về hành động trấn áp ở Ba Lan. Tuy nhiên dù An-đrô-pôp không cho rằng Ken-nơ-đi có thể giúp Liên Xô một cách vô ý thức, nhưng ông lại tin rằng ý đồ của Ken-nơ-đi là muốn vạch những việc làm sai trái của Ri-gân. Những điều báo cáo của Xê-pu-ri-côp đã gợi cho ông một số suy nghĩ. Trong một mẩu thư có đóng dấu mà An-đrô-pôp gửi cho bộ trưởng Ngoại giao Grô-mi- cô, ông viết: ông muốn biến lập trường cứng rắn chống Liên Xô của Ri-gân thành những nhân tố bất lợi cho vấn đề tranh cử Tổng thống của ông ta: “Tôi có băn khoăn về vấn đề tiếp Ken-nơ-đi. Nếu may đúng là thời cơ hội đàm với người của Đảng Dân chủ thì tốt nhất là ta nên hội đàm với người ứng cử Tổng thống Mỹ”.
______________________________________
1. Eđ-uôt Ken-nơ-đi: Em trai Tổng thống Ken-nơ-đi. Năm 1963 được bầu là Thượng nghị sĩ của nước Mỹ, ông là đảng viên Đảng Dân chủ Mỹ.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #114 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2010, 11:37:02 pm »


Đúng lúc An-đrô-pôp đang động não xem bằng cách nào để làm cho Ri-gân bị yếu thế về mặt chính trị thì tình hình sức khoẻ của ông sa sút hẳn. Suốt trong nhiệm kì Tổng bí thư của ông sức khoẻ của ông đều không tốt. Đến cuối tháng giêng thì tình hình trở nên nghiêm trọng. Các khí quan trong nội tạng của ông, cứ lần lượt suy kiệt. An-đrô-pôp là một con người hăng say trong công tác với tinh thần sẵn sàng hiến dâng tất cả vì sự nghiệp mình theo đuổi. Theo lời đồn, thì vào hồi 4 giờ 50 phút chiều ngày 9 tháng 2 trước lúc qua đời, ông vẫn đang soạn thảo một bản Bị vong lục.

Mấy hôm sau, sau khi trái tim của An-đrô-pôp ngừng đập thì Cô-xây đang trên đường đi công cán bí mật đến 13 nước. Ông tiếp tục là người thực thi số một của chiến lược tấn công, nhưng tấn công trong vòng bí mật! Trong chuyến công cán này, Cô-xây muốn các mặt của chiến lược chống Liên Xô đều có được sự tiến triển. Cho đến nay, trên cơ bản việc thực thi chiến lược này đều thoả đáng. Ông sẽ đến Pa-ki-xtan, đưa cuộc chiến tranh ở Áp-ga-ni-xtan một hành động nhạy cảm và bí mật nhất trong chiến tranh lạnh vào nội địa Liên Xô. Nước Mỹ sẽ hợp tác với Trung Quốc dần dần làm cho khu vục Trung Á của Liên Xô không ổn định; quan hệ giữa Mỹ và A-rập Xau-đi sẽ được tăng cường; mạng tình báo ở Ba Lan sẽ cùng với sự cung cấp vật tư liên tục không ngùng cho Công đoàn Đoàn kết bí mật mà phát triển thêm một bước.

Chiếc máy bay gián điệp màu đen của Cục trưởng Cục Tình báo Mỹ thường hay bay về phía đông để tiện trao đổi sơ bộ một số việc với châu Âu và các nước đồng minh, nhưng lần này thì nó lại bay về hướng Tây để bắt đầu cuộc hành trình. Trạm hạ cánh ngắn ngủi giữa đường thứ nhất của ông là Hô-nô-lu-lu. Ông đăng kí ở khách sạn với cái tên X.Smit rồi ngủ một giấc ngon ở đó. Sáng hôm sau, ông lên đường rất sớm. Trên máy bay ông gọi điện đến mấy nơi, sau đó đọc báo cáo.

Trạm thứ hai của ông là Tô-ky-ô. Tại đó ông làm việc với các quan chức Nhật, thảo luận với họ về giá cả dầu mỏ quốc tế. Nhân viên công tác của Ủy ban An ninh quốc gia (nhất là Rô-giơ Ru-pin-sưn và Bi-en Mác-tanh) lo rằng giá trên thị trường của dầu mỏ có thể tăng đột ngột. Rô-bec Mac Phơ-ran yêu cầu Ru-pin-sưn và Mac-tanh (một chuyên gia năng lượng) vạch ra một chiến lược liên minh rộng khắp nhằm phát ra một tín hiệu chính xác cho thị trường dầu mỏ để tránh giá dầu đột nhiên lên cao. Mấy tuần sau, Ru-pin-sưn và Mác-tanh cùng khởi thảo văn kiện về việc ngăn chặn giá dầu lên cao. Văn kiện này sau đó trở thành một chỉ thị về quyết sách An ninh quốc gia, được Tổng thống kí vào tháng tư. Điều cần chỉ ra là, văn kiện này sớm kêu gọi các nước đồng minh, khi giá dầu bắt đầu lên cao thì mọi người cần phải phối hợp với nhau bán phá giá dầu mỏ. Văn kiện chỉ thị cho Ủy ban An ninh quốc gia cần có được sự hợp tác về mặt này của các nước đồng minh Đức, Pháp, Nhật và Anh). Ru-pin-sưn đến vận động mấy quốc gia mong có sự nhất trí hưởng ứng của họ. Ông dẫn đầu một đoàn đại biểu đến các nước đồng minh, trong đó có Nhật, và kí được với họ những bản Hiệp nghị về vấn đề này chỉ cần giá dầu mỏ tăng lên nhiều thì các nước sẽ bán phá giá số dầu mỏ dự trữ ngay. “Chúng tôi đã phát tín hiệu ra thị trường, nếu dầu mỏ bắt đầu tăng giá thì Mỹ và các nước đồng minh sẽ bán phá giá ngay số dầu mỏ dự trữ ra thị trường dầu mỏ quốc tế”. Ru-pin-sưn nhớ lại “Lần này thì những kẻ đầu cơ trên thị trường dầu sẽ bị những “cú đánh” ra trò!” Ngoài ra thì người Liên Xô cũng sẽ chưng hửng. Theo chỉ thị của Nhà Trắng, trong những cuộc hội đàm giữa Cô-xây với Chính phủ Nhật và Tô-ky-ô, ông đều nhấn mạnh đến vấn đề này.

Sau khi rời Tô-ky-ô, Cô-xây bay thẳng đến Bắc Kinh, đây là một mục tiêu mà ông kì vọng rất nhiều. Ông là một độc giả nhiệt tình đối với sử sách Trung Quốc, có thể nói ông còn là một chuyên gia về phương diện truyền giáo của các giáo sĩ truyền đạo Thiên chúa ở Trung Quốc. Cô-xây và Cai-xpa Uyn-pak, Gióoc-giơ Xu-ơn-xư, Rô-béc Mác Phơ-ran và Gióoc-giơ Bus đều tin chắc rằng Trung Quốc là một quả cân khi Mỹ tiếp xúc với Liên Xô. So với các nước khác, người Trung Quốc hầu như không có một ảo tưởng gì đối với Mat-xcơ-va. Từ năm 1981 đến nay, Chính phủ Mỹ bắt đầu ve vãn Bắc Kinh một cách bình tĩnh. Tuy nhiên giữa 2 nước, hứng thú kết hôn không lớn bằng hứng thú “xin yêu”!

Cô-xây sẽ dừng lại mấy ngày ở Bắc Kinh và sẽ thảo luận một số vấn đề với chủ nhân; tất cả những vấn đề này, ông đã trao đổi với Nhà Trắng trước khi rời nước Mỹ. Những vấn đề này bao gồm: chia sẻ các tin tình báo, điều chỉnh sự quản lí các thiết bị nghe trộm điện tử ở vùng biên giới Liên Xô, chiến tranh Áp-ga-ni-xtan, Việt Nam vào Cam-pu-chỉa và nội chiến ở đó, đồng thời thảo luận toàn diện khả năng sự liên hợp hành động giữa 2 bên.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #115 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2010, 11:39:14 pm »


Vào một buổi tối, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc có tổ chức một bữa tiệc riêng mời Cô-xây tại một khách sạn lộng lẫy, nguy nga nhưng lại có phong vị cổ xưa. Bộ trưởng ngồi bên phải Cô-xây; Lăng Vân, Bộ trưởng An ninh quốc gia ngồi bên trái ông, đối diện với ông là Tod. Pu-lai-s người phụ trách trạm tình báo của Cục Tình báo trung ương Mỹ. Bữa tiệc rất thịnh soạn: gà, vịt, cá, thịt, món gì cần có đều có, món nào cũng hấp dẫn cả về hình thức lẫn hương vị. Cô-xây nhiệt tình thưởng thức hết lượt các món ăn trên bàn tiệc! Cô-xây vừa ăn, vừa nói đủ thứ chuyện. Ông muốn làm cho chủ nhân cảm thấy vui. Người Trung Quốc lắng nghe rất lịch sự, nhưng đa số những lời văn vẻ, mỹ miều của ông họ cũng không hiểu lắm.

Vào lúc gần cuối buổi tiệc, người Trung quốc đồng ý ủng hộ đội du kích Mu-xlim Áp-ga-ni-xtan. Có người đề nghị cạn chén trước việc đôi bên cùng chống đối chủ nghĩa mạo hiểm Liên Xô. Bữa dạ tiệc vui vẻ này đã kết thúc như vậy! Cô-xây thấy trong lòng phấn khởi chẳng khác nào một chàng sinh viên trẻ trung tràn trề sức sống. Mặc dầu ngày mai còn 12.000 dặm Anh hành trình nữa nhưng ông hầu như suốt đêm không ngủ.

Từ Bắc Kinh, Cô-xây bay thẳng đến I-xla-ma-bát. Máy bay đến nơi là vào lúc hoàng hôn, các quan chức của Cục Tình báo Trung ương và của ngành tình báo Pa-ki-xtan theo thông lệ đều ra sân bay đón ông. Khi đó Pa-ki-xtan vẫn bị Liên Xô gây khó dễ, ngôn từ của họ là những lời đe doạ nước này. Máy bay của họ luôn vượt qua biên giới, đồng thời bắn phá dữ dội vào những điểm nghi ngờ có du kích Mu-xlim Áp-ga-ni-xtan. Cuối tháng 1, hai chiếc phản lực Mic oanh tạc vào một làng hẻo lánh ở vùng biên giới Pa-ki-xtan. Liên Xô đã thực thi chính sách tiêu thổ đối với Áp-ga-ni-xtan, tiếp tục đẩy hàng triệu nạn dân nước này phải lánh nạn sang Pa-ki-xtan. Cuộc hội đàm giữa 2 bên rất nhiệt tình chẳng khác nào anh em ruột thịt được gặp nhau sau bao ngày xa cách. Tham gia hội đàm về phía Pa-ki-xtan là Ya-cơ-bu Han, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Ông là một người rất tài hoa, có thể nghĩ được nhiều điều mà những người lãnh đạo khác không nghĩ tới. Cũng như Zi-a ông là một nhân sĩ chống Liên Xô và rất kiên định trong việc thân phương Tây. Cô-xây đã nói với ông những lời khích lệ và tỏ ý ủng hộ ông. Vị Cục trưởng này còn nói Chính phủ Mỹ đang chuẩn bị viện trợ nhiều hơn cho Pa-ki-xtan để nước này giải quyết vấn đề nạn dân. Ông ta còn nói, Chính phủ Mỹ sẽ ra sức bác bỏ luận điệu của một số nghị sĩ trong Quốc hội khi họ chủ trương giảm bớt sự viện trợ về mặt quân sự cho Pa-ki-xtan. “Pa-ki-xtan cần giữ sao cho con đường vận chuyển sang Áp-ga-ni-xtan được thông suốt. Như vậy nước Mỹ sẽ tiếp tục cung cấp viện trợ” Cô-xây nói một cách nhẹ nhàng, vui vẻ. Việc này sẽ làm cho Zi-a có dũng khí để chiến đấu với Liên Xô.

Cô-xây còn đem đến cho Pa-ki-xtan một tập ảnh vệ tinh có giá trị khác nữa. Sau đó, ông nói lên ý kiến của ông với đối phương. Ông nói với chủ nhân, ngày 24 tháng giêng đội du kích Áp-ga-ni-xtan sẽ bắn tên lửa vào nội địa Liên Xô tại ngoại vi Mai-sid1 ở I-ran. Đội du kích đã tiến vào Tu-cu-man-xtan, đã chôn mìn trên đường, tiến công các đồn lẻ, mai phục các quân biên phòng của Liên Xô. Đội du kích đã tập kích đại quy mô vào một trạm kiểm tra hải quan giết một số lính gác, thu được một số vũ khí và đạn dược. Đó chính là những việc mà Cô-xây muốn làm, tức là đưa chiến tranh vào nội địa Liên Xô. “Cô-xây cho rằng việc đưa chiến tranh vào nội địa Liên Xô không có vấn đề gì hết! - Fred I-kơl nói - Ông ta nói với Zi-a và Y-a-cơ-pu Han rằng: Đó là việc cần làm. Zi-a gật đầu đồng ý, nói: “Xin nói điều này với tướng A-khơ-ta”.

Sau khi từ Phủ Tổng thống Zi-a đi ra, một đoàn xe chống đạn vũ trang đầy đủ hộ tống Cô-xây đến Bộ Tư lệnh thuộc ngành tình báo Pa-ki-xtan. Ở đó, ông hội kiến với Chuẩn tướng Mô-ha-mét Ưu-xư-phu Cục trương Cục Áp-ga-ni-xtan ngành tình báo Pa-ki-xtan và tướng A-khơ-tan.

Ba người ngồi chung quanh một chiếc bàn và thảo luận về tiến trình cuộc chiến tranh Áp-ga-ni--xtan. Hiện nay con đường vận chuyển vũ khí vào Áp-ga-ni-xtan chỉ đôi khi mới gặp chuyện trở ngại nho nhỏ. Chất lượng của những vũ khí chuyển đến tay quân du kích đều đã có sự cải thiện. Những người lãnh đạo các phái trong đội du kích cuối cùng đều đồng ý về phương diện thể chế chính trị cần có sự liên hợp ở một mức độ nào đó. Việc này có thể quy công cho tướng A-khơ-tan. Hiện nay chỉ có một vấn đề là, trên chiến trường các phái của đội du kích cần hợp tác chặt chẽ với nhau.

Khi cuộc thảo luận chuyển đến vấn đề Liên Xô trong cuộc chiến tranh này thì không khí trong phòng đột nhiên căng thẳng hẳn lên. Theo một nguồn tin của tình báo Ca-bun thì: Mat-xcơ-va đang suy nghĩ về vấn đề chia cắt Áp-ga-ni-xtan. Họ sẽ đem miền Bắc nước này biến thành một bộ phận trên bản đồ Liên Xô. “Do Liên Xô không có cách nào khống chế được Áp-ga-ni-xtan, vì vậy kế hoạch của họ là chia đôi nước này - Ưu-xư-phu nhớ lại - Kế hoạch của họ là lợi dụng cục diện Nam - Bắc chống chọi nhau của Áp-ga-ni-xtan nên tuyên bố là miền Bắc thuộc về họ”. Để chống lại hành động này của Liên Xô, ngành tình báo Pa-ki-xtan có kế hoạch mở rộng hành động của họ ra các tỉnh miền Bắc Áp-ga-ni-xtan. A-khơ-tan dự định sẽ mở lớp huấn luyện vài nghìn quân du kích Mu-xlim Áp-ga-ni-xtan ở một căn cứ thích hợp, rồi tung họ lại trở về hoạt động ở miền bắc Áp-ga-ni-xtan. Nhưng công việc này cần phải có tiền. Ông hỏi Cục Tình báo trong ương có giúp đỡ được không?

Cô-xây cũng như những lần trước, đồng ý bỏ tiền ra để huấn luyện 6.000 đội viên du kích Mu-xlim cho miền Bắc Áp-ga-ni-xtan. Nhưng theo ý ông thì không nên chỉ hạn chế ở vùng Bắc bộ Áp-ga-ni-xtan, mà nên đưa họ sang hoạt động cả ở lãnh thổ Liên Xô.

Cô-xây đi đến bên bức bản đồ treo trong phòng làm việc, vén ống tay áo, nới cra-vat, sau đó nói: “Quan hệ căng thẳng giữa các dân tộc ở Liên Xô không thể chịu nổi một đòn của chúng ta đâu! Đó là một đế quốc nhiều dân tộc. Rút cục họ sẽ phải đối mặt với sự thách thức của quan hệ căng thẳng giữa các dân tộc. Miền Bắc Áp-ga-ni-xtan là bàn đạp thông với vùng Trung Á Liên Xô”. Ông chỉ vào bức bản đồ, mắt nhìn vào chủ nhân, sau đó nói tiếp: “Vùng này là vùng dưới của Liên Xô, chúng ta cần chuyển các ấn loát phẩm tới đây để khơi dậy sự bất mãn của nhân dân địa phương với Liên Xô. Sau đó, chúng ta lại chuyển vũ khí tới mức để tạo điều kiện cho họ nổi dậy”.

Trong phòng lặng lẽ hẳn lại, đây là một kiến nghị làm chấn động mọi người. Ưu-xư-phu nhớ lại, ông có chút kinh ngạc trước cách nói “thẳng thừng” của Cô-xây và trước kiến nghị của ông ta. “Cô-xây tiên sinh ý thức được nhược điểm lớn của Liên Xô, mà ông cũng là người đầu tiên thẳng thừng chỉ ra nhược điểm đó. Tôi nhớ rất rõ ông nói câu: “Vùng này là vùng dưới của Liên Xô”. Chúng tôi biết rằng, Cô-xây là một người có kĩ xảo ngoại giao cao siêu, ông cũng là người “giữ mồm, giữ miệng” và là người hết sức “trí tuệ”, xưa nay ông không bao giờ chịu dễ dàng nói ra ý nghĩ chân thực của mình. Nhưng điều khiến người ta kinh ngạc là, xưa nay ông cũng không bao giờ che giấu sự căm ghét “thâm căn cố đế của ông đối với chủ nghĩa cộng sản, nhất là đối với Liên Xô!”
_____________________________________
1. Mai-sid: một thành phố ở vùng Đông Bắc I-ran, là trung tâm chính trị và tôn giáo của nước này.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #116 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2010, 11:40:57 pm »


Quan điểm của nước Mỹ và Pa-ki-xtan là cùng áp dụng hành động quân sự vào trong nội địa Liên Xô, nhưng quan điểm này đã không thực thi được! Kể từ thế chiến thứ hai, trong nội địa Liên Xô không hề xẩy ra chiến tranh. Nếu quan điểm của Mỹ được thực hiện thì về mặt ngoại giao và quân sự sẽ có sự phản ứng rất mạnh. Là một nước bảo vệ cho đội du kích Mu-xlim Áp-ga-ni-xtan, Pa-ki-xtan sẽ là mục tiêu để Liên Xô báo phục. Nhưng trong thâm tâm, Ri-gân lại muốn cho điện Krem-li biết rằng, Pa-ki-xtan chính là nước bảo vệ cho du kích Mu-xlim Áp-ga-ni-xtan. Đưa chiến tranh vào lãnh thổ Liên Xô là một phương thức trừng phạt tuyệt diệu đối với Mat-xcơ-va vì họ đã có hành động xâm lược Áp-ga-ni-xtan. Nước Mĩ lẽ nào lại chịu bỏ qua cơ hội chiến lược này!

Cư dân sống ở miền Bắc Áp-ga-ni-xtan và ở vùng Trung Á Liên Xô đều có chung một thuộc tính về chủng tộc. So với cư dân sống ở miền Bắc và sống ở miền Nam Áp-ga-ni-xtan với nhau thì thuộc tính trên của họ còn đậm đà hơn nhiều. Họ có chung một tôn giáo, một nền văn hoá và một quá trình lịch sử. Kể từ cuối thập kỷ 70, Mat-xcơ-va đặc biệt chú trọng sự có những kẻ truyền bá đạo I-xlam vào vùng Trung Á. Các cơ quan phân chi của KGB ở các nước Cộng hoà trong Liên bang Xô viết thuộc vùng châu Á đảm nhận việc này, tức kiềm chế sự phục hồi mạnh mẽ của đạo I-xlam. Cách mạng I-xlam của I-ran và cuộc thánh chiến của Áp-ga-ni-xtan đã cổ vũ những hành động miệt thị Liên Xô của các nước này.

Sáng sớm hôm sau, sau khi thảo luận kĩ mấy kế hoạch mạo hiểm, Cô-xây lại lên chiếc máy bay của ông. Ông để lại một kế hoạch mới phác ra, đó có lẽ là kế hoạch của những hành động bí mật, mạnh dạn của thời kì chiến tranh lạnh. Pa-ki-xtan đồng ý vạch ra kế hoạch đánh vào mục tiêu trong đất Liên Xô.

Ngành tình báo Pa-ki-xtan dường như bắt tay ngay vào hành động. Họ nghiên cứu xem nên phát động cuộc chiến tranh bí mật trong nội địa nước siêu cường theo chủ nghĩa Cộng sản này như thế nào. Đồng thời họ còn suy nghĩ đến mấy loại khả năng. Cô-xây kiến nghị, đầu tiên hãy đưa vào nội địa Liên Xô các ấn loát phẩm và các loại sách, tiếp theo sẽ phái đến đó một tổ điều tra để có được những nhận thức cảm tính về tình hình địa phương. Bắt đầu thì Mô-ha-mét sẽ nghiên cứu, thảo luận với một chuyên gia tâm lí chiến của Cục Tình báo trung ương xem nên tung vào vùng Trung Á Liên Xô này loại ấn loát phẩm nào. Cuối những năm 40 đã có một người U-dơ-bếch kiến nghị, đầu tiên nên tung vào đó kinh Cô-ran và các loại sách nói về những bạo hành của Liên Xô đối với U-dơ-bếch. Cục Tình báo Trung ương bỏ tiền ra in mấy vạn cuốn sách như vậy rồi chuyển đến Pe-xsa-oa (Peshawar) 1.

Mấy tuần sau, Ưu-xư-phu triệu tập các sĩ quan chỉ huy quân du kích Mu-xlim ở mấy tỉnh miền Bắc Áp-ga-ni-xtan đến họp ở Phòng làm việc của ông. Ít lâu sau Ưu-xư-phu bắt đầu chọn phương án hành động. Đối với Liên Xô, ông cho tiến hành điều tra mấy phương án hành động tuyệt mật đã chọn lựa. Bất kể là từ bản thân hành động, hay là từ góc độ chính trị, mấy phương án này đều tin tưởng được. Trong quá trình thực thi những hành động này, không những cần trí tuệ, mà còn cần phải có dũng khí. Đối với các khâu nhỏ cũng cần phải có sự phân tích phán đoán cẩn thận.

Sau khi đã có sự chọn lọc đối với toàn bộ các phương án hành động, Ưu-xư-phu yêu cầu các viên sĩ quan chỉ huy du kích cần phải có sự liên hệ với các cư dân Liên Xô ở bên kia bờ sông A-mu, tiến hành các cuộc điều tra cụ thể; ví dụ kinh Cô-ran đưa vào đó có được hoan nghênh hay không, có những người dân địa phương nào tình nguyện tham gia vào hành động sau này; hoặc tình nguyện thu thập các tình báo về các hoạt động của quân đội Liên Xô, về các cơ sở công nghiệp; hoặc họ có tình nguyện làm người dẫn đường không? Trước khi bắt đầu bất cứ một hành động nào, ông yêu cầu phải có rất nhiều các tin tình báo.

Đồng thời, Ưu-xư-phu mời một người ở ngoài Cục đến phòng làm việc của ông. Người này tên là Va-ri Pây-cơ (bí danh); 53 tuổi, nhưng trông già hơn tuổi. Râu ông ta bạc trắng, da thô nhám, một nông dân U-dơ-bếch; phần lớn cuộc đời ông đều sống ở bờ Nam sông A-mu, Áp-ga-ni-xtan. Nhà ông ở đầu phía bắc tỉnh Quyn-đốt. Khi còn nhỏ, ông thường cùng với bố sang thăm cô, chú, các anh em họ và ông bà ở bờ bên kia sông A-mu. Họ đã áp dụng phương thức qua sông truyền thống, dùng 2 con ngựa bơi qua sông kéo 1 chiếc bè chở người. Người Liên Xô đã đuổi ông ra khỏi nhà rồi giết 2 người con trai và một người con gái của ông. Hiện nay ông sống ở Pa-ki-xtan mưu sinh bằng nghề dệt thảm. Pây-cơ rất thông thuộc tình hình ở vùng này và có thể phân tích được mọi diễn biến của thời thế. Ưu-xư-phu nhớ lại: “Mục đích của chúng tôi là Va-ri Pây-cơ với tri thức của ông ta ở vùng biên cương này và với lòng căm thù quyết báo thù hành động của người Liên Xô, chúng tôi sẽ khiến ông ta trở thành một đội viên du kích Mu-xlim lý tưởng có thể góp phần đưa chiến tranh sang bên kia bờ sông A-mu.
____________________________________
1. Pe-xsa-oa: một thành phố ở miền Trung một tỉnh vùng biên cương Pa-ki-xtan. Pe-xsa-oa, trong lịch sử vốn là một trung tâm thương mại giữa Áp-ga-ni-xtan và vùng Trung Á.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #117 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2010, 11:43:31 pm »


Cô-xây mạo hiểm từ Pa-ki-xtan bay đến A-rập Xau-đi để hội kiến cùng với Quốc vương Pha-khơ-đơ và vương tử Tuyếc-cơ. Mặc dầu Cô-xây đã bay nửa vòng trái đất nhưng khi đến Ri-yat ông vẫn thất trong lòng hăng hái, phấn khởi. Qua sự sắp xếp bí mật của chủ nhân, suốt buổi sáng ông đã chuẩn bị cho cuộc hội kiến. Kế hoạch Áp-ga-ni-xtan vẫn tiến hành thuận lợi, điều này khiến cho Pha-khơ-đơ rất vui. Quốc vương rất thích thú khi được biết những thông tin mới nhất có liên quan với chiến tranh và được nghe những tin tức thắng lợi quan trọng. Sự tiến triển của kế hoạch về an ninh của A-rập Xau-đi cũng khiến ông thấy khoan khoái. Cục Tình báo trung ương khuyến cáo người A-rập Xau-đi cần thận trọng đối với những thách thức hiện hữu.

Cô-xây đến Vương cung và được Quốc vương nhiệt liệt hoan nghênh! Mấy tháng kể từ lần hội kiến trước đây của họ là một thời kì khó khăn. Trong thời gian này, Pha-khơ-đơ cảm thấy sầu muộn, thậm chí chán nản. Tiếp đó, sự thu nhập về dầu mỏ giảm đi rất nhanh làm nền kinh tế của A-rập Xau-đi lâm vào tình trạng hỗn loạn! Để ổn định giá cả dầu mỏ trên thế giới, Xau-đi đã phải giảm bớt sản lượng dầu mỏ. Đối với rất nhiều các nước công nghiệp hoá trên thế giới mà nói, khí đốt là một loại lựa chọn hấp dẫn để thay thế dầu mỏ. Xau-đi là một nước sản xuất dầu mỏ cơ động, có cống hiến rất nhiều đối với sự ổn định thị trường dầu mỏ thế giới. Nhưng do rất nhiều quốc gia ra sức khai thác dầu mỏ vượt chỉ tiêu nên về việc này Xau-đi đã phải trả giá rất đắt. Đồng thời với việc phải đối mặt với những khó khăn về kinh tế, người I-ran lại càng ngày càng xâm nhập nhiều vào vùng trời của Xau-đi. Has-sa-ni, Tổng thống Y-ê-men tháng 11 sang thăm Mat-xcơ-va; một lần nữa lại làm cho mọi người nghi ngờ rằng Liên Xô có mưu đồ gì đó đối với khu vực này. Trước tình hình ấy nhiều quan chức của Chính phủ Ri-gân, nhất là Cai-xpa Uyn-pak và Cô-xây đã tỏ rõ nghĩa vụ của nước Mỹ đối với Xau-đi. Thế nên đã khiến nước này bớt lo ngại về mặt đó.

Hiện nay ẩn hoạ trực tiếp nhất đối với nền An ninh quốc gia của Xau-đi là I-ran. Căn cứ vào kiến nghị của Ủy ban An ninh quốc gia, Tổng thống Ri-gân yêu cầu Cục Tình báo trung ương tiến hành một đợt hành động bí mật lật đổ Khô-mê-ni. Vì kế hoạch này vừa mới bắt đầu nên tiến triển hết sức chậm. Cục Tình báo trung ương đã xây dựng một loạt Sở Tị nạn bí mật cho những người phải lưu vong do chống Khô-mê-ni. Nội dung hoạt động của những người này là tán phát truyền đơn và sáng tác các tiết mục truyền thanh, truyền hình để tuyên truyền. Nước Mỹ không mong muốn những người này làm nhiều việc để ràng buộc quyền lực của các “Mao-la1, mà cũng không muốn muốn họ có bất cứ hành động gì để an ủi quốc vương Pha-khơ-đơ. Đồng thời, lại có một đợt khuyến cáo các quốc gia khác không nên bán vũ khí cho I-ran. Việc này đã được triển khai toàn diện và nhanh chóng trong phạm vi toàn thế giới. Nếu các mặt phối hợp được với nhau, thì đợt hành động này sẽ là một “cú đánh” có tính huỷ diệt đối với Tê- hê-ran. Mọi việc về mặt ngoại giao do Quốc Vụ viện phụ trách; còn những hoạt động kín đáo, tế nhị trong lần hành động này thì do Cục Tình báo trung ương phụ trách. Các quan chức của Cục Tình báo trung ương bí mật hợp tác với các quan chức chính phủ của các nước trên thế giới dự tính khuyên các quốc gia này ngừng việc bán vũ khí cho I-ran.

Đợt tiến hành trên đã ngừng tiến hành, Pha-khơ-đơ cho rằng trong đó có lẽ còn thiếu một việc gì nữa. Ông lo rằng Xau-đi sẽ phải trực tiếp đối mặt với những sự khiêu khích về quân sự. Đầu năm 1984, đúng vào lúc cuộc chiến tranh “2 I” đang căng thẳng, quân I-ran đã tổ chức nhiều đợt tấn công vào I-rắc. Khi đó “Vệ đội cách mạng” I-ran đương tiến sát Pa-xla2 để chuẩn bị phát động một cuộc tiến công đại quy mô vào I-rắc. Đó có lẽ là một hiện tượng bất thường! Những tân binh chưa được huấn luyện từng đợt, từng đợt xông vào trận địa I-rắc. Nếu quân I-ran thành công chọc thủng được trận địa của I-rắc, thì họ chỉ cách mỏ dầu của A-rập Xau-đi mấy trăm dặm Anh nữa thôi! Quốc vương Pha-khơ-đơ không tin rằng các hoạt động ngoại giao hoặc những hành động bí mật có thể thu được kết quả; chỉ có nước Mỹ ủng hộ Xau-đi, cung cấp cho Xau-đi các trang bị quân sự cần thiết thì ông mới yên tâm được.
______________________________________
1. Mao-la: từ tôn xưng các thầy giáo, các “tiên sinh” và các học viên ở những nước theo đạo I-slam.
2. Pa-xla: Thành phố ở miền Đông Nam I-rắc, đó là thành phố cảng chính và là thành phố lớn thứ hai của nước này.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #118 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2010, 11:45:08 pm »


Cô-xây nói với Pha-khơ-đơ rằng, Tổng thống Ri-gân sẽ không bao giờ để cho Vương thất Xau-đi bị đổ. Năm 1981, Ri-gân đã công khai tuyên bố nước Mỹ không cho phép I-ran xưng vương, xưng bá với A-rập Xau-đi. Cô-xây lại nói với Pha-khơ-đơ, việc xây dựng Bộ Tư lệnh đóng ở Trung Đông (USCENTCOM) của quân Mỹ chính là một việc làm để thực hiện lời nói trên của Tổng thống Mỹ. Nó chính là lực lượng để bảo vệ lãnh thổ hoàn chỉnh của A-rập Xau-đi.

Ở một số mặt, Pha-khơ-đơ có chút sơ xuất, lơ là, nhưng ở một số mặt khác thì ông lại hết sức tinh khôn. Ông không muốn bàn luận vấn đề trên với nước Mỹ, nhưng lại muốn Tổng thống Ri-gân nói rõ vấn đề đó với ông; rằng Xau-đi có thể trông cậy vào Oa-sinh-tơn! Vương tử Ban-đan cũng yêu cầu Quốc vụ khanh Xu-ơn-xư bằng văn kiện chính thức làm sáng tỏ lời hứa của Tổng thống Ri-gân với Xau-đi. Pha-khơ-đơ còn muốn có được loại tên lửa “Độc thích” mà ông đã từng thỉnh cầu trước kia. Với việc phía Xau-đi đưa ra nhiều điều thỉnh cầu như vậy, Chính phủ Mỹ dường như muốn “rút lui có trật tự!”

Cô-xây nói với Pha-khơ-đơ: tên lửa “Độc thích” là một vấn đề hết sức nhạy cảm, so với việc bán AWACS thì nó còn tế nhị hơn nhiều. Pha-khơ-đơ thừa nhận điểm này, nhưng ông cho rằng, chỉ có bán loại tên lửa ấy thì mới tỏ rõ được thành ý của Mỹ đối với Vương thất Xau-đi. Ông nói với Cô-xây rằng những nhà nước bạn thân và những nước đồng minh cần phải giúp đỡ lẫn nhau.

Sau đó, Pha-khơ-đơ kiến nghị nước Mỹ nên suy nghĩ vấn đề tạo điều kiện để Xau-đi tiếp cận với I-ran. Trong lịch sử Xau-đi đã từng dự tính kiến lập mối quan hệ với kẻ địch của mình. Pha-khơ-đơ cho rằng việc đối thoại giữa hai bên sẽ rất có ích, nhất là lại đối thoại với phái ôn hoà của I-ran. Đối với kiến nghị này Cô-xây cũng chưa bày tỏ ý kiến.

Tiếp đó, Cô-xây lấy ra một cặp đựng văn kiện, rồi đặt nó trước mặt Quốc vương. Đó là những tin tình báo mới nhất có liên quan với kế hoạch Áp-ga-ni-xtan và quyết định giữa Mỹ và Zi-a về vấn đề đưa chiến tranh vào vùng Trung Á Liên Xô. Cô-xây nói với Pha-khơ-đơ, biện pháp này có thể trói chặt tay chân của người Nga và kích thích được nhiệt tình của hàng triệu Mu-xlim ngoan đạo. Chỉ có làm như vậy mới có thể làm cho Mat-xcơ-va tin rằng, họ sẽ phải trả giá đắt đối với vấn đề Ap-ga-ni-xtan! Cô-xây muốn A-rập Xau-đi tham dự vào việc này và ông cũng muốn thuyết phục cả người Đột quyết1 trong khu vực cùng tham dự. Nhưng việc này cũng không thể quá phô trương hoặc mở rộng, nếu không rất có thể “xôi hỏng, bỏng không”. Về nguyên tắc, Pha-khơ-đơ đồng ý hợp tác, nhưng ông muốn nắm được nhiều chi tiết. Cô-xây đồng ý đến khi nào đó mà các kế hoạch hành động đã hoàn thiện thì sẽ thông báo việc này với người Đột quyết.

Hai người còn thảo luận mấy hành động liên kết khác nữa, bao gồm việc phá hoại sự ổn định của hai kẻ địch của A-rập Xau-đi là Li-bi và Nam Y-ê-men. Cục Tình báo trung ương có những tin tình báo điện tử chuẩn xác về tầng lớp lãnh đạo Nam Y-ê-men, nếu họ còn có âm mưu nhằm vào Ri-yat nữa thì người Mỹ hi vọng sẽ có được cả loại tình báo này.
______________________________________
1. Người Đột quyết: Bất cứ tộc nào sử dụng các loai ngôn ngữ của hệ ngữ A-nhĩ-thái, thuộc ngữ tộc Đột quyết thì đều gọi là người Đột quyết. Bao gồm người Thổ Nhĩ Kỳ, U-dơ-bếch, Tu-cu-man và A-dec-bai-gian...
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #119 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2010, 11:45:45 pm »


Sau khi rời A-rập Xau-đi, Cô-xây lại bay đến I-xra-en và Thổ Nhĩ Kỳ, tiếp đó ông lại bay sang Tây Âu. Ở đây họ đánh giá và nhận định công việc của Cục Tình báo trung ương tại Ba Lan. Ở Rôma, ông bí mật hội kiến với Tổng giám mục Lui-y Puô-chiê, quan chức ngoại giao, người của Va-ti-căng, phụ trách việc liên lạc với Chính phủ Ba Lan. Cô-xây hi vọng được hội kiến với Giáo hoàng Rôm một lần nữa, nhưng ngồi ở bên bàn hội kiến lại là vị Tổng Giám mục này. Puô-chiê vừa mới hội kiến với Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan Stê-phan Ôn-ssao-fu-xki, hai bên đã thảo luận với nhau về khả năng cùng cử đại sứ sang nước nhau. Puô-chiê là một người tinh thông La-tinh và lịch sử Giáo hội. Nhìn ông người ta chỉ tưởng là một giáo sĩ ở giáo khu, nhưng thật ra đó là một nhà chính trị; Puô-chiê có thể nắm được một cách chuẩn xác những sự khác biệt tinh tế của các thủ đoạn ngoại giao, đồng thời ông có thể thể hiện rất nhanh về tính cách này.

Vấn đề Ba Lan cũng ở trong phạm vi thảo luận của họ. Sở dĩ Chính phủ Mỹ chú ý đến Ba Lan vì có những báo cáo của nhân viên tình báo Mỹ ở trong Bộ Quốc phòng Ba Lan. Hiện nay Bộ Nội chính Ba Lan đang tổ chức một cuộc “tiến công không động thần sắc” nhằm vào Công đoàn Đoàn kết bí mật. Hình thức của hành động này sẽ đủ màu, đủ vẻ. Thủ đoạn hết sức thâm hiểm này bao gồm việc sát hại một số phần tử tích cực trong Công đoàn Đoàn kết; như vậy sẽ làm cho một số người có ý đồ muốn tham gia vào hành động phản Chính phủ phải kinh sợ! Vì thế ở Ba Lan đã có những vụ mưu sát không thể tưởng tượng nổi.

Chính phủ Ri-gân đối với sự an toàn sinh mệnh của Pu-ak Cu-lung và Lếch Va-lơ-sa, những người lãnh đạo của Công đoàn Đoàn kết cảm thất lo lắng! Cô-xây nói với Puô-chiê rằng, các vị lãnh đạo Giáo hội cũng có thể trở thành mục tiêu mưu sát của nhà đương cục Ba Lan. Ông kiến nghị với Tổng Giám mục yêu cầu người liên lạc của Giáo hội tại Ba Lan đưa ra lời cảnh cáo, đồng thời yêu cầu họ quảng bá tin này. Chính phủ quân quản ở Ba Lan nếu không trấn áp được những hoạt động bí mật của Công đoàn Đoàn kết, chắc chắn họ sẽ hạ độc thủ.

Sau đó, Puô-chiê trình bày quan điểm của ông đối với tình hình không cho phép mọi người lạc quan ở Ba Lan. Bản thân Giáo hội chia ra làm hai phái, một phái quá khích chủ trương phản đối nhà đương cục, phía bên kia chủ trương hoà giải với Chính phủ. Một vị Tổng Giám mục thừa nhận, Chính phủ Ba Lan có quyền quản lí việc tôn giáo trong nước, đó là một việc khác thường! Nhưng có thể là ông ta đúng, vì ngay Cô-xây cũng thừa nhận nước Mỹ cũng có sự hạn chế và nhược điểm. Sự phân rẽ của Giáo hội bùng nổ tại vùng ngoại thành của một thị trấn công nghiệp nhỏ Uyr-su-chi. Khi đó, hơn 2000 người Ba Lan ùa vào một nhà thờ Thiên chúa Rôma có hành động khiêu khích với vị Tổng Giám mục Ba Lan vì vị Tổng Giám mục này đã điều người Mục sư ở đó sang một giáo khu khác. Người Mục sư này là một người thẳng thắn, ủng hộ Công đoàn Đoàn kết! Những việc “ầm ĩ” như thế đã lặp lại ở nhiều nơi trong cả nước Ba Lan. Chính phủ Da-ru-del-xki và “chủ nhân Mat-xcơ-va” của họ rất vui khi thấy xảy ra những việc này; điều đó là chắc chắn!

Trong khi Giáo hội đang lâm vào cảnh chia rẽ như vậy thì nền kinh tế Ba Lan cũng rơi vào khốn cảnh. Puô-chiê muốn Chính phủ Ri-gân biết rằng, sự trừng phạt kinh tế đã khiến Ba Lan phải trả một giá rất đắt (Theo ước tính của Chính phủ Ba Lan, sự trừng phạt kinh tế đã làm cho Ba Lan thiệt hại tới 12 tỉ đôla). Da-ru-del-xki nói, sự sa sút của nền kinh tế Ba Lan đã làm cho hai đối thủ của ông chiếm ưu thế. Những người không thoả hiệp trong Chính phủ cho rằng ông đối phó không đủ mạnh với kẻ địch trong nước.

Puô-chiê kiến nghị với Cô-xây rằng Chính phủ Mỹ nên tiếp tục duy trì sự trừng phạt kinh tế với Chính phủ Ba Lan, vì như vậy sẽ thúc đẩy Da-ru-del-xki cuối cùng phải có sự thoả hiệp ở mức độ nhất định.

Công đoàn Đoàn kết bí mật đang trong tình trạng hỗn loạn. Chính phủ Ba Lan tổng cộng đang giam giữ khoảng 1000 phần tử tích cực của Công đoàn Đoàn kết, trong đó quan trọng nhất là một số người lãnh đạo của công đoàn này tại nhà giam Mô-ka-tôp ở phố La-cốp-ka của Vác-sa-va, là A-xai-kơ, Cô-lông, A-tang Mi-snik... những người sáng lập ra mạng lưới vô tuyến điện của công đoàn này. Ngoài ra còn có Hen-rik, U-êt, phần tử tri thức Thiên chúa giáo.

Nhưng, dũng khí coi thường nhà đương cục của những người lãnh đạo bị bắt giam này không gì có thể ngăn chặn được. Mi-snik vừa viết xong một bức thư đã được lén đưa ra khỏi nhà giam. Ông tin chắc rằng ý chí thuần tuý (?) có thể đối kháng với sự thống trị của chủ nghĩa Cộng sản. Lá thư này đã biểu thị sự phẫn nộ, sự coi khinh nhà đương cục của các phần tử tích cực trong Công đoàn Đoàn kết, trong đó còn tràn đầy sự gan dạ và dũng khí. Da-ru-del-xki đề nghị Mi-snik và những người lãnh đạo Công đoàn Đoàn kết bị bắt khác đi tị nạn ở nước Pháp. Ý đồ của ông ta là muốn đẩy những đối thủ chủ yếu của mình ra khỏi đất nước Ba Lan. Trong thư, Mi-snik đã trả lời công khai đề nghị đó. Ông viết cho vị tướng này như sau: “Quan điểm của chúng tôi hết sức rõ ràng; đó tức là, chúng tôi muốn ở lại Ba Lan để liên hợp với những người dân đang bị giam trong tù, chứ không muốn liên hợp với những người ở nơi cao vị. Chúng tôi thà rằng dự lễ Nô-en ở trong ngục, chứ không muốn đi nghỉ ở miền Nam nước Pháp. Quan điểm của tôi sẽ có thể làm cho ông cảm thất đau đầu!”. Mi-snik gọi những người coi tù là “vô lại” và “phần tử hạ lưu đáng khinh trong lòng đầy sự thù hận!”. Bản phô-tô của bức thư này được truyền qua tay qua hàng chục nghìn các phần tử tích cực của Công đoàn Đoàn kết, sau đó truyền tới tay các quan chức của đài “Tiếng nói nước Mỹ” và đài “châu Âu tự do”. Tiếp đó, nó được truyền rất nhanh tới Đông Âu.

Cô-xây nhắc lại lập trường của Tổng thống Ri-gân với Puô-chiê: không nới lỏng trừng phạt kinh tế cho Ba Lan, trừ phi nước này tiến hành cải cách nội bộ và phóng thích chính trị phạm. Lếch Va-lơ-sa trong mấy tuần gần đây đã phát biểu về quan điểm của ông, cần ngừng ngay việc trừng phạt; nhưng lập trường nước Mỹ không thay đổi! Cô-xây yêu cầu Tổng Giám mục báo tin này cho người liên lạc ở Ba Lan của ông.

Về một ý nghĩa thực sự nào đó, sự ủng hộ bí mật của nước Mỹ trước mắt là làm sao giúp đỡ Công đoàn Đoàn kết bí mật qua được mùa đông khắc nghiệt và dài dằng dặc của chế độ quân quản hiện nay. Con đường chuyển vật tư cho Công đoàn Đoàn kết là từ Bruc-xen qua Stôc-khôm đến Gơ-đan-sư-khơ, khi vật tư được chuyển đến đây thì không qua một mạng lưới phân phối bí mật rộng khắp tiến hành phân phối. Ngày 23 tháng 2, điện đài của Công đoàn Đoàn kết lại bắt đầu phát thanh trở lại kể từ tháng 10 năm ngoái. Chu-fik-nep Pu-ak thông qua thiết bị vô tuyến điện và điện tử kiểu mới, cổ vũ nhân dân vùng lên phản kháng chính quyền hiện nay, đồng thời kêu gọi nhân dân liên hợp lại chống phá cuộc bầu cử chính quyền địa phương sẽ tiến hành vào tháng 7. Lần phát thanh này rất ngắn gọn, chỉ trong 6 phút để tránh bị thiết bị giám không của Chính phủ phát hiện. Tuy vậy đó là một thắng lợi tinh thần hết sức to lớn!

Sự liên lạc giữa các phần tử tích cực chống Chính phủ của Ba Lan và Tiệp Khắc vẫn tiếp tục tiến hành với phương thức phi chính thức. Giáo hội Thiên chúa với quy mô rất nhỏ ở Tiệp Khắc đã yêu cầu được giúp đỡ. Lẽ nào giữa Giáo hội Tiệp Khắc với tổ chức của phái phản đối không có một sự liên hệ với nhau: Phương Tây có cổ vũ việc giúp đỡ này không? Puô-chiê đề nghị được tiến hành điều tra việc này, sau đó sẽ thông báo kết quả cho Cô-xây.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM