Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:12:03 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những âm mưu sách lược của chính phủ Rigân làm tan rã Liên bang Xô Viết  (Đọc 100762 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #30 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2010, 12:00:29 am »


Tối ngày 26, chiếc máy bay màu đen, không kí hiệu lại cất cánh bay vào trong đêm mênh mông. Lần này, máy bay bay về hướng Bắc; hôm sau Cô-xây muốn hội kiến với các nhân viên tình báo ở trạm tình báo Rô-ma của Cục Tình báo trung ương Mỹ. Đầu tháng 2, khi các trạm trưởng của các trạm tình báo ở châu Âu tập trung ở Pa-ri để hội kiến với vị Cục trưởng mới này thì ông đã gặp viên Trạm trưởng trạm tình báo Rô-ma. Mục đích chuyến đi này của Cô-xây rất gọn. Ông tuy cảm thất hứng thú đối với công việc trôi chảy ở trạm này, nhưng chủ đề mà ông cảm thất hứng thú nhất là chủ nghĩa khủng bố và Ba Lan. Lần này Cô-xây đề xuất chủ đề thứ nhất. Trạm tình báo Rô-ma là một trạm lớn, nhiệm vụ của nó là theo dõi những hoạt động của phần tử khủng bố ở Nam Âu và Trung Âu. “Lữ đoàn đỏ”1 của Ý hoạt động rất mạnh. Rất nhiều tổ chức khủng bố coi A-ten và Rô-ma là con đường nhập khẩu đi vào đại lục châu Âu. Có một cơ quan đã dí dỏm gọi thủ đô nước Ý là nơi khủng bố quốc tế?

Chính vì chủ đề Ba Lan này đã khiến cho Cô-xây đến Rô-ma. Vì một trong những vai trò mấu chốt để tháo gỡ vấn đề nan giải đầy kịch tính, có liên quan tới Ba Lan lại ở ngay tại đây. Chính Rô-nan Ri-gân kiến nghị một sự tiếp cận giữa nước Mỹ và Giáo hoàng Rô-ma người Ba Lan, mục đích muốn tiến hành hợp tác khu vực. Ri-xác A-lơn nhớ lại, ông với Tổng thống cùng ngồi xem một đoạn băng tường thuật Giáo hoàng Giăng Pôn về thăm tổ quốc ông ta năm 1979. Khi đó ông (Ri-gân) nói, trong quá trình quyết định vận mệnh Ba Lan, Giáo hoàng Rô-ma là một nhân vật chủ yếu, Giáo hoàng đã bị chinh phục bởi tình cảm dạt dào của hàng triệu dân chúng từ bốn phương, tám hướng đổ xô đến chiêm ngưỡng ông. Mắt ông (Ri-gân) đẫm nước mặt.

Năm 1920, Ca-rôl Ô-yi-đi-oa2 ra đời ở gần thành phố Cơ-ra-cốp, Ba Lan. Ông học triết học ở Trường đại học Gia-cai-lung. Năm 1939, quân Đức xâm nhập Ba Lan, trường đại học đóng cửa, các giáo sư bị bắt giam, việc học của anh đứt đoạn. Ban ngày, các chàng sinh viên trẻ bị buộc làm những việc mà họ không thông thạo. Buổi tối, anh tham gia việc cúng lễ bí mật. Tháng 10 năm 1942 anh gia nhập Viện thần học bí mật do Tổng giám mục thành phố Cơ-ra-cốp, tức Hồng y giáo chủ A-đam Sa-phây-kha tổ chức. Từ đó, anh dần dần quen với sự phản kháng đối với thế lực của chủ nghĩa cực quyền. Lịch sử cá nhân của Giáo hoàng Rô-ma đã gây một ấn tượng hết sức sâu sắc với Chính phủ Ri-gân. Năm 1978, sau khi trở thành Giáo hoàng Rô-ma. Ông đã có một tình cảm đặc biệt đối với Ba Lan và rất vui khi làm được một việc gì đó cho tín ngưỡng của mình! Nghe nói, tháng 12 năm 1980, Giáo hoàng đã viết thư cho Lê-ô-nit Brê-giơ-nhep, cảnh cáo ông này, nếu Liên Xô quả có xâm nhập Ba Lan thì Giăng Pôn sẽ quay về tổ quốc, phát huy tích cực tác dụng của mình, đoàn kết nhân dân lại để phản đối sự chiếm lĩnh của Liên Xô!

Bất kì đến đâu, Giáo hoàng cũng đều phê bình kịch liệt, thẳng thắn chủ nghĩa Mác. Tháng 3 năm 1980, ở Mê-hi-cô, trong một bài diễn giảng, với lời lẽ cứng rắn, Giáo hoàng đã cảnh cáo rằng, “Thần học giải phóng” (một phân chi của tư tưởng Cơ đốc giáo, liên hệ Cơ đốc giáo với chủ nghĩa Mác với nhau) rất nguy hiểm! Diễn giảng của Giáo hoàng đã đặt Va-ti-căng đối lập với các Mục sư ở các nước thân chủ nghĩa Cộng sản như Ni-ca-ra-goa và San-va-đo; từ điểm này mà suy ra thì Giáo hoàng đã bao quát toàn bộ châu Mỹ La-tinh vào ý trong bài diễn giảng của ông. Quan điểm của Giáo hoàng khiến cho “thánh đường” của Chủ nghĩa Cộng sản, điện Krem-li không hoan nghênh. Giáo hoàng hiện nay không chỉ là một nhân sĩ có quyền uy và đạo đức cao nhất ở Ba Lan, mà ở Lit-thuo-nia ông cũng rất được hoan nghênh một phần, vì ông nói tiếng nước này rất lưu loát. Nhìn bên ngoài thì Giáo hoàng xuất phát từ sự quan tâm đến tình cảm của dân Lit-thuo-nia. Vào năm 1979 Giáo hoàng đã bổ nhiệm vị Tổng Giám mục đang bị giam giữ lên chức Hồng y giáo chủ. Tin về việc bổ nhiệm này lan truyền, đã khiến cho Giáo hội bí mật tăng thêm lòng dũng cảm.
___________________________________
1. Lữ đoàn đỏ: là một tổ chức khủng bố bí mật của phái cực tả nước Ý, tổ chức này tuyên bố tôn chỉ của nó là phá hoại nước Ý để sáng tạo điều kiện cho sự bạo động của chủ nghĩa Mác do “giai cấp của cách mạng vô sản” lãnh đạo. Tổ chức này do Quyếc-xiao sáng lập. Năm 1967, thoạt đầu y thành lập 1 tổ tư tưởng phái tả ở Trường đại học Tơ-ran. Ra sức nghiên cứu các nhân vật anh hùng như Mác, Guô-va-ra. Năm 1970 tiến hành một loạt khủng bố, đến thập kỉ 80 thì tan rã.
2. Ô-yi-đi-oa: Tức Giăng Pôn II, Giáo hoàng Rô-ma lên ngôi 1978.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #31 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2010, 12:01:26 am »


Thông tấn xã Liên Xô miêu tả Giáo hoàng như một “sự uy hiếp”; họ tuyên bố, cần phải khống chế, hoặc hạn chế sự uy hiếp này. Liên Xô cho rằng, quan điểm và niềm tin của Giáo hoàng có khác nào một “bệnh truyền nhiễm”, “Đối với những người lãnh đạo Va-ti-căng mà nói, U-crai-na là một mục tiêu cần đặc biệt chú ý. Những người lãnh đạo này đang muốn làm cho Thiên chúa giáo, một trung tâm vẫn có “tính phóng xạ” tương đối lớn trở thành một cơ sở để mở rộng ảnh hưởng tôn giáo trong nhân dân nước Cộng hoà U-crai-na.”

U-crai-na có một cuốn sách nhỏ, trong đó có một đề mục nhan đề là: “Phục vụ cho chủ nghĩa phát xít mới”, nội dung viết những câu kịch liệt như: “Những người theo chủ nghĩa phục thù và theo kẻ địch của dân chủ và chủ nghĩa xã hội gửi gắm hi vọng vào Giáo hoàng Rô-ma mới... Vì Giáo hoàng đã đạt được mục tiêu mong muốn của ông là tập hợp mọi tín đồ Thiên chúa giáo trên thế giới thành một thế lực đơn thuần chống chủ nghĩa Cộng sản. Thế lực này không hề lo lắng gì cho loài người và tương lai của họ, mà lại bị các nhà đương cục tôn giáo toàn thế giới khống chế.”

Trong một tờ thông báo ngắn của nhân viên tình báo Rô-ma có báo cho Cô-xây biết những điều về chủ nghĩa khủng bố. Họ cung cấp cho Cô-xây một số thông tin, chứng minh về sự nguy hiểm của tình hình; nhất là ở Ba Lan! Tháng 1 năm 1981, Lêch Va-lơ-sa1 nhà lãnh đạo Công đoàn Đoàn kết Ba Lan đến thăm hữu nghị Rô-ma - một cuộc thăm viếng có tính lịch sử - đồng thời ông có hội kiến với Giáo hoàng. Người của nước chủ nhà tiếp kiến ông là người phát ngôn của Hội Liên hợp lao công Ý. Vị chủ nhân này, năm 1980 đã sang thăm Ba Lan, ông đề nghị Va-lơ-sa cần tích cực tổ chức và xây dựng Công đoàn Đoàn kết, đồng thời cung cấp cho Công đoàn Đoàn kết máy chữ, máy in và máy phô-tô cop-pi. Nhưng vị chủ nhân này lại cộng tác cho đối phương! Căn cứ vào tin tình báo mà các quan chức phản gián Ý cung cấp thì cấp trên của ông ta là một quan chức làm việc tại Đại sứ quán của Bun-ga-ri ở Ý. Một tình báo viên như vậy tất nhiên sẽ chuyển những tin tình báo quan trọng cho “tập đoàn” Liên Xô mà ông ta lại là người rất được nội bộ Hội Liên hợp lao công tín nhiệm. Trước tình hình đó Va-lơ-sa rất dễ bị hại.

Cô-xây yêu cầu trạm tình báo Rô-ma bố trí để ông có cuộc hội kiến bí mật với Quốc vụ khanh của Va-ti-căng là A-cơ-xti-nôp Ca-ti-nal Ca-xrô-li. Ca-xrô-li là một người lãnh đạo Giáo hội có tinh thần hiến thân vì việc chung. Ông đã từng đảm nhận chức Cố vấn của nhiều đời Giáo hoàng. Ông là người có uy tín rất cao, đồng thời lại có mối quan hệ thân tình với các Chính phủ Cộng sản ở Đông Âu. Chính sách phương Đông mà ông theo đuổi là: với phong thái đĩnh đạc mà đầy trí tuệ, tạo dựng một mối quan hệ hữu hảo giữa Va-ti-căng với “tập đoàn” Cộng sản.

Ca-xrô-li nói chương trình làm việc của ông đã bố trí đâu vào đấy rồi, do đó không có cách nào để hội kiến với vị Cục trưởng tình báo được. Cô-xây cho rằng. Ca-xrô-li từ chối gặp ông; điều này phản ánh về khuynh hướng chính sách đối ngoại của ông ta. Gần đây Ca-xrô-li có hội kiến với người lãnh đạo nổi dậy cánh tả của San-va-đo và người lãnh đạo phái Các-Mác của Pa-les-tin. Do không nhận được yêu cầu trực tiếp về lần hội kiến này của Tổng thống Mỹ, nên Ca-xrô-li có thể nhã nhặn từ chối như vậy. Nhưng ông ta có đề nghị phái một trợ thủ đến hội kiến với vị Cục trưởng Cục Tình báo trung ương Mỹ. Tuy nhiên sự việc đó cần có sự suy nghĩ chu đáo. Nếu lần hội kiến này giới ngoại giao biết được thì sẽ có lợi cho Liên Xô, vì Liên Xô sẽ bẻ quẹo sự việc mà suy đoán rằng Giáo hội và Cục Tình báo trung ương Mỹ hợp mưu lật đổ Chính phủ Ba Lan. Cô-xây chưa từng nghĩ đến điểm này, nên ông đồng ý không hội kiến với Ca-xrô-li.

Ca-xrô-li đề nghị một số quan chức của giáo hội sẽ đến toà giáo đường lớn của Rô-ma cùng tham dự cuộc họp, người trợ thủ của ông sẽ đi qua cửa chính của giáo đường vào phòng họp, còn Cục trưởng sẽ vào bằng cửa sau. Họ sẽ hội kiến tại một phòng làm việc ở phía sau giáo đường.

Một cuộc họp với cách sắp xếp như vậy đã tiến hành rất thuận lợi. Người trợ thủ của Ca-xrô-li mặc quần áo của giáo hội bước vào phòng, gương mặt ông ta trông bụ bẫm như trẻ nhỏ, nhưng đôi mắt thì sáng quắc. Ông nhiệt tình ngỏ lời thăm hỏi sức khoẻ Cô-xây rồi tỏ ý lấy làm tiếc là Ca-xrô-li không đến đây tham gia cuộc hội kiến này được. Ông ta có vẻ căng thẳng, vì các quan chức Va-ti-căng không mấy khi được tiếp xúc với những người ở vào địa vị cao như Cục trưởng Cục Tình báo trung ương Mỹ. Cô-xây muốn cho ông ta bớt vẻ căng thẳng nên đi ngay vào vấn đề, ông chỉ muốn nắm được tình hình Ba Lan mà thôi.

Người trợ thủ đã bớt căng thẳng, ông trình bày để Cô-xây được cách nhìn của ông đối với tình hình Ba Lan trong khoảng gần 2 giờ: Tổng giám mục Ba Lan Stê-phan Vi-xin-xki2 do bị ung thư vào thời kì cuối nên sắp qua đời! Là một nhân vật quan trọng của Giáo hội và là một nhân vật chính trị nổi tiếng, vị Tổng giám mục này bằng những hành động khéo léo nên đã giữ được tình hình ổn định, từ đó khiến cho Công đoàn Đoàn kết được vững vàng tiến bước. Ông đã phát huy được tác dụng kiềm chế đối với nhà đương cục Ba Lan, vì ông đã cảnh báo họ rằng: nếu Chính phủ sử dụng biện pháp đàn áp thì khắp nơi sẽ náo động. Đồng thời Tổng giám mục yêu cầu những thành viên cấp tiến trong Công đoàn Đoàn kết cần tự kiềm chế; nếu không, một khi Chính phủ “nổi giận” rất có thể sẽ sử dụng bạo lực, hoặc đề nghị người anh em Liên Xô của họ can thiệp. A-đam Mi-khơ-nit, một người Do Thái bất đồng chính kiến với Chính phủ nói, chính vì do có Vi-xin-xki, “Vì vậy... giáo hội đã biến thành phái phản đối rất mạnh của thể chế cực quyền!”. Người quan chức của Va-ti-căng này nói với Cô-xây: “Vi-xin-xki qua đời là một tổn thất rất lớn”. Mặc dầu như vậy, giáo hội sẽ tiếp tục ủng hộ Công đoàn Đoàn kết, đồng thời sẽ phản đối nếu Chính phủ sử dụng biện pháp trấn áp.

Giáo hoàng Rô-ma tin chắc rằng, sớm muộn sẽ xẩy ra chuyện trấn áp, vấn đề là ở chỗ Chính phủ áp dụng hình thức trấn áp nào; giáo hội và phái phản đối chuẩn bị ra sao? Vấn đề khó khăn về lương thực đương lan rộng, phong trào bãi công đang tiếp tục lên cao. Giáo hội hi vọng trong tình huống Chính phủ Ba Lan không đàn áp thì sẽ xúc tiến được tiến trình cải cách; nhưng nay không còn Vi-xin-xki nữa, mà muốn làm được điều này đâu phải dễ dàng!

Sau gần 2 tiếng đồng hồ, Cô-xây cám ơn người trợ thủ của Ca-xrô-li, đồng thời hỏi thêm rằng, nếu lần sau ông đến Rô-ma thì Ca-xrô-li có thể tiếp ông không? Vị trợ thủ này trả lời ngay là, Ca-xrô-li cho rằng tốt nhất là chúng ta không nên hợp tác với nhau về sự việc này, nếu không chúng ta sẽ làm cho tình hình thêm rối! Đối với Cô-xây mà nói, sự cự tuyệt này của đối phương khiến ông rất ngạc nhiên, nhưng không hề gì! Sự thật, họ đã giúp cho Cục Tình báo trung ương Mỹ có được rất nhiều tin tức tình báo quan trọng. Trong lần hội kiến này, đối với tình hình trong nước Ba Lan Cô-xây đã nắm được nhiều điều, vượt qua tất cả mọi thu hoạch của ông qua những tin vắn ở Lăng-lây.

Những điều chính tai Cô-xây nghe được đã chứng thực thêm một bước về trực giác của ông. Những điều mà Tổng thống Ri-gân muốn làm đều có thể tiếp tục tiến hành. “Tuy không đạt được bất cứ một hiệp định chính thức nào, nhưng đứng từ góc độ thu hoạch và chung hưởng tình báo thì Va-ti-căng đã giúp đỡ nước Mỹ rất nhiều; điều này thật không có gì phải nghi ngờ! Thượng tướng hải quân Giôn Pin-đơ Kơ-xtơ nhớ lại. Tiếp đó, những sự kiện phát triển ít lâu sau đã khiến cho nước Mỹ và Va-ti-căng có mối quan hệ càng thêm thân mật; căn bản là về vấn đề Ba Lan thì hai bên đều có lợi ích chung. Trong mấy tuần, sau khi Cô-xây rời Rô-ma, xảy ra chuyện mưu đồ ám sát Giáo hoàng. Tổng thống, Cai-xpa Uyn-pak, Cô-xây đều thấy có bàn tay của Liên Xô ẩn giấu phía sau sự kiện này, Giáo hoàng Rô-ma cũng thấy rõ bàn tay đó!
___________________________________
1. Lêch Va-lơ-sa: Người lãnh đạo Công đoàn Đoàn kết Ba lan (1943 -??). Năm 1980, ông tổ chức công đoàn độc lập thứ nhất ở Ba lan, Công đoàn Đoàn kết, đồng thời đảm nhận chức Chủ tịch tổ chức này. Tháng 12 năm 1981, Chính phủ Ba lan thực hiện “Luật quản chế quân sự”. Công đoàn Đoàn kết bị coi là một tổ chức phi pháp. Ông bị bắt, nhưng năm sau được thả. 1983 được giải thưởng No-ben. 1990 đắc cử Tổng thống; 2 năm 1995 và 2000 đều ứng cử Tổng thống, nhưng đều thất bại.
2. Stê-phan Vi-xin-xki: Tổng giám mục của Niê-chư-nô và Vác-xa-va, người đứng đầu Thiên chúa giáo ở Ba lan (1901 - 1981). Trong thời kì Đảng Cộng sản nắm quyền. Ông đã từng kí kết hiệp định về các vấn đề giữa Giáo hội với Chính phủ và đã từng bị chính quyền giam lỏng. Ông có thái độ đồng tình và ủng hộ Công đoàn Đoàn kết. Năm 1979, ông đã có lần đàm phán với nhà đương cục Ba Lan về vấn đề Giáo hoàng Giăng Pôn đến thăm Ba Lan.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #32 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2010, 08:10:05 pm »


CHƯƠNG BỐN

Tháng 5 năm 1981, KGB triệu tập một hội nghị quan trọng ở Mat-xcơ-va, gồm toàn bộ các quan chức cấp cao về tình báo dự họp. Hội nghị đã được định kì triệu tập và các vị lãnh đạo Đảng trong hội nghị đã đề ra phương châm, chính sách; đồng thời họ đã có những tuyên bố quan trọng trước những thách thức có tính quốc tế đối mặt với Liên Xô. Lê-ô-nit Brê- giơ-nhép Tổng bí thư Uỷ ban trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô; Yu-ri An-đrô-pôp, chủ tịch KGB đều có những bài nói bí mật. Trong các bài nói đó, họ đều đề cập tới các vấn đề ở châu Mỹ La-tinh, ở Ap-ga-ni-xtan và ở Trung Quốc, nhưng trọng tâm của vấn đề là Chính phủ mới ở Oa-sinh-tơn.

Tổng Bí thư Brê-giơ-nhép là người đầu tiên bước lên diễn đàn. Ông ở vị trí cao nhất trong Bộ Chính trị đã mấy mươi năm rồi, nay đã tỏ ra rất suy nhược! Qua nhiều lời đồn đại thì ông đang ở vào những ngày cuối đời. Qua cặp kính lão dầy cộm, ông đọc nguyên văn một bài nói đã chuẩn bị sẵn. Ông nói, Chính phủ mới ở Oa-sinh-tơn “đương bộc lộ một chủ nghĩa phục thù cực đoan”, đồng thời họ đương “làm cho cục diện thế giới ở trong trạng thái không ổn định nguy hiểm”. Ri-gân đã có sai lầm là: “tiến thêm một bước trong cuộc chạy đua vũ trang... phá hoại nền kinh tế của Liên Xô”, ông ta tưởng “thông qua khiêu khích... (và) kinh tế chiến để xoá bỏ những thành tựu mà phong trào xã hội chủ nghĩa đã giành được.”

Trong 45 phút phát biểu, Brê-giê-nhep thỉnh thoảng lại ngừng lại, nhìn vào bài viết của mình tìm xem đã đọc đến đâu. Khi đã đọc đến dòng chữ cuối cùng, ông tỏ ra thật sự mệt mỏi. Sau đó, ông được đưa vào phòng ở.

Mấy phút sau, Yu-ri An-đrô-pôp bước lên diễn đàn. Tuy ông không trẻ hơn vị Tổng bí thư là bao, nhưng tình trạng sức khoẻ của ông lại khác nhiều. Người ông toát ra một vẻ uy nghiêm, mạnh mẽ và tự tin. Cũng như Brê-giơ-nhép, trong bài nói của mình ông đã miêu tả nước Mỹ như một cảnh tượng rất đáng sợ.

An-đrô-pôp công kích tới Chính phủ mới của Mỹ. Ông nói: Ông vẫn mong rằng sau khi Ri-gân trở thành chủ nhân của phòng Bầu dục, thì ông ta sẽ ngừng những lời lẽ chống Liên Xô đã phát biểu trong thời kỳ tranh cử, nhưng những lời lẽ đó vẫn cứ tiếp tục! Ông nói với những người đến dụ họp: Ri-gân sau khi trở thành chủ nhân Nhà Trắng, trong lần họp báo thứ nhất, ông ta nói: “Họ cho rằng (chỉ người Liên Xô) mình có quyền phạm tội, đồng thời họ đã có sự dối trá vì có được cái quyền đó... Cho đến nay, hoà hoãn đã là đường lối duy nhất để Liên Xô đạt được mục đích của họ.”

Đối với An-đrô-pôp mà nói, những lời bình luận của Ri-gân cứ trong suốt như thuỷ tinh. Đây là “một thời kì nguy hiểm”, trong thời kì này phương Tây đương tạo ra một bầu không khí “khiêu khích xã hội chủ nghĩa”. Quá đáng hơn nữa, Oa-sinh-tơn đương chuẩn bị “tiến công bằng vũ khí hạt nhân trước”. Từ sau cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cu-ba, các quan chức Liên Xô còn chưa sử dụng những lời lẽ gây hấn như vậy mà cũng không đưa ra một cảnh tượng khủng bố như vậy.

An-đrô-pôp có lẽ không cần thiết phải sửa lại chỗ sai lầm trong lời nói của ông là Oa-sinh-tơn đương chuẩn bị ra đòn hạt nhân trước với Liên Xô. Nhưng, từ “kinh tế chiến” lại gây một ấn tượng rất sâu trong đầu óc của các quan chức Mỹ như Uy-li-am Cô-xây; Cai-xpa Uyn-pak. Bất kể đi đến đâu, họ đều yêu cầu ở nơi đó phải ra sức tìm mọi cách cắt đứt mọi con đường về mậu dịch, về giao lưu kĩ thuật, về cho vay giữa phương Tây với Liên Xô. Khi họ không có cách nào tác động vào việc quyết định sách lược được thì họ dự tính sẽ thuyết phục.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #33 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2010, 08:12:29 pm »


Ngày 9 tháng 5, trong kì nghỉ tại bang Viếc-gi-ni-a, Cô-xây có đến phát biểu tại Uỷ ban Thương nghiệp. Ông cho rằng, kinh tế Liên Xô “ngày càng yếu kém”, trong nước thì “người bất mãn tăng lên”. Tuy ông không nói rõ là nước Mỹ sẽ lợi dụng điểm này, nhưng trên thực tế mọi người đều hiểu ngầm ý đó.

Với các xí nghiệp gia hàng đầu của nước Mỹ, Cô-xây đưa ra một số con số thống kê, trong đó nói lên hiện trạng kinh tế của Liên Xô nát bét “Môi trường đầu tư thương nghiệp của Liên Xô không ra làm sao cả - ông nói - Nếu tôi muốn thu được lợi nhuận thì tôi không đến đó đầu tư”. Đặc biệt là Cô-xây muốn khuyên các Ngân hàng gia nên đình chỉ việc cho Liên Xô vay tiền. Trong nhiệm kì của mình Cô-xây đã có đến mấy mươi cuộc nói chuyện, trong đó phần lớn những cuộc nói chuyện đều tổ chức tại các tổ chức thương nghiệp. Cô-xây kiên trì, không ngừng, không nghỉ trong việc truyền bá chủ trương của ông, tức buôn bán với Mat-xcơ-va là một chủ ý xấu. Thậm chí Cô-xây còn trực tiếp gọi điện cho các giám đốc công ty gây áp lực đối với họ, hoặc tiết lộ với họ một số tin tình báo bí mật nhạy cảm để làm cho họ tin lời ông. Cô-xây còn nói hẳn ra là nếu ai đó có những thương vụ đặc biệt với Liên Xô, thì như vậy là không phù hợp với lợi ích của nước Mỹ. Những biện pháp đó của Cô-xây có khi rất có hiệu quả, có khi không có chút hiệu quả nào!

Một nguy hiểm lớn nhất và chí mạng nhất của kinh tế Liên Xô đối với Mỹ là U-ren-ki-6 - một kế hoạch về nguồn năng lượng mà mọi người đều biết. Trong lịch sử thương mại của phương Đông, phương Tây thì kế hoạch này được coi là một món giao dịch tốt nhất. Cô-xây và Uyn-pak bị kế hoạch này làm cho “tâm thần bất an”. Kế hoạch này là một đường ống khí đốt từ mỏ khí đốt U-ren-ki miền bắc Xi-bê-ri thông đến vùng tiếp giáp giữa Liên Xô và Tiệp Khắc, tất cả dài 3.600 dặm Anh. Đường ống này nối với mạng khí đốt của Tây Âu. Mỗi năm đường ống này sẽ bơm được 3000 tỉ mét khối Anh khí đốt đến ba nước Pháp, Ý và Đức. Đường ống này đầu tiên là song tuyến, mỗi năm nó mang đến cho Mat-xcơ-va 3 tỉ ngoại tệ mạnh (đô-la Mỹ). Đối với một quốc gia mà nó, mỗi năm lượng lưu động thu nhập được khoảng 32 tỉ đô-la Mỹ thì đó quả là một sự bổ sung cực kì quan trọng về sinh lực kinh tế của nước đó. Ep-cân-ni Nô-vi-côp một quan chức cao cấp trước đây là Uỷ viên Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô nhớ lại: “Đối với Mat-xcơ-va mà nói, đường ống này có một tác dụng quyết định về mặt kinh tế. Rút cục, Mat-xcơ-va đã gửi gắm chừng nào hi vọng vào giá trị của kế hoạch này, thật là khó ước đoán!”. Phơ-ret I-cơn nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ nói: “Đường ống dẫn dầu này thật là một cây hái ra tiền, quả thật là “một vốn bốn triệu lời!”.

Do bị ràng buộc bởi ngoại hối hạn chế, đồng thời kĩ thuật sản xuất và vận hành đường ống này không có hiệu quả nên năm 1979, Krem-li đã phải tìm sự giúp đỡ của phương Tây. Do người châu Âu cũng hết sức muốn mở một con đường có thể thay thế cho sự cung ứng dầu ở Trung Âu nên khi Mat-xcơ-va đề xuất ý sẽ cung cấp cho họ 25 năm khí đốt với giá cả phải chăng thì họ vội vàng nắm ngay lấy cơ hội này. Để trao đổi, Krem-li đề nghị được viện trợ tài chính. Cũng như trước kia, ngân hàng Tây Âu đồng ý cho Mat-xcơ-va vay một số tiền mua các thiết bị để đặt đường ống và các thiết bị khác, lãi suất thấp hơn thị trường; Chính phủ các nước sẽ đưa ra lời cam kết. Đồng thời Công ty Tây Âu đề nghị sẽ bán cho Liên Xô các thiết bị tinh xảo để đổi lấy việc được cung ứng khí đốt. Do Liên Xô có một kế hoạch đường ống ở Ô-ren-bua1 dài 1700 dặm Anh, vì vậy Mạt-xcơ-va đã lợi dụng U-ren-ki-6 để đề cao giá trị của nó với phương Tây. Trên thực tế, một số bộ phận của kế hoạch này ít nhất cũng phải trù tính một số vốn gấp đôi.

Kế hoạch của số vốn gấp đôi này gộp với đường ống khí đốt mới ở Xi-bê-ri trở thành một sự kiện nguy hiểm nghiêm trọng đối với Mỹ.
_______________________________________
1. Ô-ren-bua: Tên một tỉnh của Nga. Nằm ở đầu phía nam dãy U-ran.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #34 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2010, 08:14:44 pm »


Rô-giơ Ru-pin-sưn, phó Tổng tài Công ty Đại thông Man-ha-tan1 phụ trách vấn đề cho Liên Xô, Đông Âu và Nam Tư vay tiền là người đầu tiên tiết lộ việc này. Cuối thập kỉ 70, đương khi kế hoạch đường ống Ô-ren-bua xây dựng thì Ru-pin-sưn có lần cùng ăn cơm tối với Bộ trưởng Bộ Khí đốt Liên Xô. “Tôi hỏi vị Bộ trưởng này là ông có ủng hộ việc vay tiền của thị trường đồng đô-la Mỹ ở châu Âu để xây dựng kế hoạch này không? - Ru-pin-sưn nhớ lại - Ông cười nói: Tôi chẳng bao giờ muốn vay tiền cho kế hoạch đó, vì rằng số thu nhập của việc cung cấp khí đốt cho châu Âu cũng đủ để sử dụng cho mọi việc rồi.” Hiển nhiên là Ngân hàng của Mậu dịch Đối ngoại Liên Xô chưa có thể hạ đạt chỉ lệnh cho vị Bộ trưởng này về kế hoạch họ đang tiến hành để ông lĩnh số vốn gấp đôi của kế hoạch đó. Do vậy nên phía hữu quan đã đi sâu phân tích, chứng minh thì thấy sự việc quả đúng như vậy.

Khi ấy, mọi vật tư nhập khẩu vào Liên Xô chủ yếu từ phương Tây (tức những thiết bị như ống dẫn, máy nén, máy tua-bin do đổi được từ khí đốt) đều từ hiệp định đến bù hoặc do phương thức “Mậu dịch trực tiếp chuyển tiền vay” cung cấp tiền. Nhưng đồng thời, Ngân hàng Khai thác quốc tế do Mat-xcơ-va khống chế đã thu góp 2 tỉ 2 đô-la Mỹ từ tổ chức liên hợp của bốn xí nghiệp, loại lớn của thị trường cho vay tiền phương Tây. Trong việc này có chút ý vị châm biếm là, trong giấy tờ vay tiền đã nói rõ là, số tiền vay được dùng để mua các thiết bị như ống dẫn, máy nén và máy tua-bin.

Thái độ ngạo mạn này khiến người ta hết sức ngạc nhiên!

Ru-pin-sưn báo cho Cục Tình báo trung ương biết điều ông ta phát hiện được. Nhưng Cục này lại không có bất kì một biện pháp nào. Đầu tháng 1, Sam-na Pân-sân, một phân tích viên cao cấp của Cục đưa cho Cô-xây một bản Bị vong lục có liên quan tới kế hoạch này, trong khi ông ta cũng hết sức chú ý đến kế hoạch đường ống khí đốt ấy. Nếu một lúc nào đó, người Liên Xô cắt đứt sự cung ứng khí đốt để hăm doạ về chính trị thì châu Âu rất dễ bị tổn thất. Đường ống khí đốt này một khi đi vào sử dụng thì mức độ lệ thuộc vào sự cung ứng khí đốt Liên Xô của Áo, Béc-lin và Pa-pha-ri-a sẽ là 90% - 100%, nhưng mấy thành phố đó lại không công bố sự thật này cho công chúng biết. Một nhà ngân hàng Mỹ nhớ lại, năm 1980 ông đã có một cuộc hội nghị bí mật với Ôt-tô Phôn Lan-pu-xđôp Bộ trưởng Kinh tế Tây Đức; Lan-pu-xđôp thừa nhận với ông này là: mức độ lệ thuộc của nước Đức vào khí đốt của Liên Xô là 60%, tuy nhiên chúng tôi chỉ công bố công khai nhiều nhất là 30% “Nhưng không sao! - Lan-pu-xđôp nói - Công chúng Đức sẽ không biết được số liệu thật”.

“Mat-xcơ-va sẽ thu được một món lợi lớn về kinh tế.” Năm 1980, trong một bản báo cáo mật, Pân-sân đã viết: “Dù cho Liên Xô có đứng trước những vấn đề kinh tế nghiêm trọng thì việc giao dịch về nguồn năng lượng hiện nay sẽ giúp nước này tiếp tục xây dựng được về mặt quân sự”. Trong thời kì Ca-tơ cầm quyền, sự chú trọng trên của Pân-sân chẳng được ai để ý đến. Chính phủ Ca-tơ dường như cho rằng phương Tây có thể thấy trước là mình sẽ có được các loại năng lượng, chứ không phải lệ thuộc vào Liên Xô. Nhưng hiện nay quan điểm của Pân-sân đã được rất nhiều nhân sĩ tán thành, trong số đó quan trọng nhất là Tổng thống, Cô-xây và Uyn-pak.
____________________________________
1. Công ty Đại thông Man-ha-tan: Ngân hàng lớn nhất nước Mỹ. Năm 1955 do Ngân hàng Man-ha-tan hợp nhất với Ngân hàng Đại thông quốc dân thành Ngân hàng Đại thông Man-ha-tan. Năm 1969 thành lập Công ty Đại thông Man-ha-tan. Năm 1996 Công ty này gộp lại với Công ty Ngân hàng “Đệ nhị đại ngân hàng Niu-ooc hoá học” thành ngân hàng lớn nhất nước Mỹ những vẫn lấy tên là Công ty Đại thông Man-ha-tan.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #35 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2010, 08:16:04 pm »


Đầu tháng 5 năm 1981, sau khi nhận được văn bản của Rô-giơ Ru-pin-sưn không lâu, Cô-xây và Uyn-pak đã trao đổi với nhau về một số vấn đề. Những vấn đề này là về tình hình Ba Lan và dự toán về quốc phòng. Tuy nhiên, vấn đề đường ống khí đốt vẫn được tiếp tục đưa ra. “Quả thực, chúng ta thấy là phải đình chỉ kế hoạch đó, nếu không ít nhất cũng phải làm cho nó chậm lại”, Uyn-pak nhớ lại: “Kế hoạch này sẽ đưa đến cho Liên Xô một ưu thế chiến lược rất lớn và cả một khoản tiền mặt rất đáng kể nữa”.

Nhưng các ngành trong Chính phủ lại không cùng chung những nhận thức đó. Khi A-lêch-xan Héc-gơ, Quốc vụ khanh phản đối biện pháp đưa ra áp lực với người châu Âu để bức họ phải dình chỉ việc mua bán cùng người Liên Xô, ông cho rằng, về kế hoạch này chúng ta không kịp ép buộc họ nữa rồi! Dưới áp lực của Uyn-pak, Cô-xây đã phái Mel La-xi-xư, phó Quốc vụ khanh phụ trách kinh tế đến mấy nước châu Âu thuyết phục họ lựa chọn phương án khác thay thế phương án ống dẫn khí đốt, ví dụ như sẽ sử dụng than đá nước Mỹ, sử dụng nhiên liệu hợp thành và khí đốt Na-uy. Nhưng, người châu Âu rõ ràng là không mua những thứ đó. Còn về việc mà Héc-gô quan tâm thì tất nhiên là như vậy rồi, không cần phải nói tới nữa. Nhưng đối với Cô-xây và Uyn-pak mà nói, vấn đề đường ống khí đốt hết sức quan trọng, phải bằng mọi cách để vấn đề này không thể thực hiện được. Vì vậy Cô-xây và Uyn-pak yêu cầu các tình báo viên phụ trách phân tích của họ cần chọn ra một phương án “khả hành”.

Trong nội bộ Bộ Quốc phòng, sẽ do Ri-sác Pua-rơ, trợ lí bộ trưởng Bộ Quốc phòng phụ trách công việc này. Pua-rơ là một chuyên gia rất già dặn, ông đã trăm mưu nghìn kế để nghĩ cách xây dựng một trận tuyến chống Liên Xô. Ông kéo Pân-sân về Bộ, đồng thời bắt đầu thuê cố vấn để họ đề xuất ra một phương án có thể thay thế đường ống khí đốt. Ta có thể nói thẳng ra là có một số kiến nghị thật là đáng nực cười. Một cố vấn cho rằng trữ lượng khí đốt của Hà Lan rất lớn, vì vậy châu Âu có thể tự túc khí đốt. Một cố vấn khác kiến nghị, từ An-giê-ri xây dựng một đường ống khí đốt xuyên ngang châu Phi; còn có người đề nghị xây dựng một đường ống khí đốt đi ngang qua I-ran - Thổ Nhĩ Kì - Hy Lạp. Còn trong nội bộ Cục Tình báo trung ương thì Cô-xây đề nghị các phân tích viên nghiên cứu về việc xây dựng các kế hoạch đường ống. Đối với phòng phân tích vấn đề Liên Xô thì ông đề nghị họ tập trung sức chú ý vào vấn đề ngoại tệ mạnh mà Liên Xô thu nhập được và những lợi ích từ những khoản tiền họ được ưu tiên vay, cùng năng lực bản thân xây dựng đường ống của họ, một khi họ không có sự viện trợ của bên ngoài. Các phân tích viên năng lượng thì tập trung lực lượng để tìm ra phương án khả thi.

Cuối tháng 5, tổ Qui hoạch An ninh quốc gia họp ở Nhà Trắng. Trong một lần Ri-gân đã bị thương do có kẻ mưu sát, nay vết thương đã khỏi. Ông đang tập trung sức chú ý về mặt triển vọng kinh tế của Liên Xô. Ông đã đọc bài viết của Ru-pin-sưn. Tuy trong chương trình làm việc của Tổng thống đã có sắp xếp một số hoạt động nhưng quan trọng nhất là hội nghị những vị đứng đầu các nước tổ chức tại Ôt-ta-oa ở Ca-na-đa vào tháng 7. Đó là một cuộc họp thượng đỉnh lần đầu tiên Tổng thống họp với các vị đứng đầu chính phủ các nước. Quan trọng nhất là, các vị đến dự họp lần này đều là nguyên thủ của các nước đồng minh cộng tác về kinh tế có quan hệ mật thiết với nước Mỹ. Tức là gồm các vị lãnh đạo của tập đoàn 7 nước phương Tây. Rõ ràng là, trong hội nghị này Tổng thống cần thể hiện một tinh thần, phong cách mạnh mẽ. Do có các loại vấn đề để tranh luận nên phương Tây có những chỗ rạn nứt; đó không phải do có vấn đề đường ống khí đốt của Liên Xô. Một nhận định thống nhất của tổ Qui hoạch An ninh quốc gia là, do phương Tây phải đối mặt với rất nhiều thách thức, vì vậy một lần nữa Oa-sinh-tơn cần phải giành lấy địa vị lãnh đạo.

Với sự ủng hộ của Cô-xây và của Ri-xác A-lơn; Uyn-pak cho rằng: trong cuộc hội nghị này Tổng thống cần chủ động xuất kích đưa ra những chủ trương của nước Mỹ. “Thưa Tổng thống - Uyn-pak đi ngay vào vấn đề - Chúng ta cần phải làm cho kế hoạch này đình chỉ, vì qua nó người Liên Xô có thể thu được những lợi ích tiềm tàng rất lớn”. Sau đó, ông đưa ra đủ điều lợi ích mà trong công cuộc giao dịch này người Liên Xô sẽ thu được. Về phía Ri-gân thì tình hình ấy ông đã sớm biết! Sau đó, Uyn-pak đưa ra một kiến nghị : “Tôi cho rằng chúng ta cần lập tức thực thi biện pháp “trừng phạt” để bắt buộc họ phải đình chỉ kế hoạch này lại”.

A-lec-xan Hec-gơ vào cuộc ngay: “Thưa Tổng thống, người châu Âu không muốn rút lui khỏi công cuộc giao địch này đâu. Bây giờ đã quá muộn rồi, vì rằng họ đã lún vào đó quá sâu!

Nếu ở hội nghị thượng đỉnh Ôt-ta-oa này, mà ta công khai đưa ra vấn đề này, thì chỉ làm cho những người lãnh đạo phương Tây sinh ra đối kháng với chúng ta, trước khi cùng hợp tác với nhau. Trước hết, xin hãy cho tôi trao đổi với các vị bộ trưởng ngoại giao đã, tôi muốn xem họ đã có nghĩ đến phương án thay thế cho đường ống khí đốt đã định không.”
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #36 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2010, 08:16:40 pm »


Ri-gân vẫn theo như phong cách làm việc trước nay của mình, ông đem theo cả 2 kiến nghị về phòng Bầu dục. Hai hôm sau, ông tuyên bố sẽ không công khai đưa ra những sự “thách thức” với lãnh đạo các nước phương Tây, hoặc là thực thi biện pháp “trừng phạt”. Hec-gơ sẽ đề xuất riêng vấn đề này trước các vị Bộ trưởng bộ Ngoại giao. Nhưng, không lâu sau, Cô-xây và Uyn-pak đã có một cơ hội khác.

Cùng lúc, Cô-xây và Uyn-pak, người trước kẻ sau đã triển khai công tác ở một chiến tuyến khác. Mat-xcơ-va đang trăm phương ngàn kế muốn vươn tay về phương diện kĩ thuật của phương Tây, từ đó sẽ giúp cho việc giảm hoãn những khó khăn về mọi lĩnh vực của họ và tăng cường tiềm lực quân sự của họ, đồng thời sẽ thu được những thành công rất lớn. Liên Xô đã mua một số chủng loại thiết bị và đánh cắp một số thiết bị khác. Uỷ ban công nghiệp quân sự Liên Xô là cơ quan phụ trách công tác có qui mô rất to lớn này. Liên Xô cố giành lấy kĩ thuật của phương Tây, đó tức là mạch sống của họ; điều này không có gì phải hoài nghi cả.” Uy-li-am Sê-nát nguyên thứ trưởng Bộ Quốc phòng phụ trách viện trợ quân sự và kĩ thuật nói: “Điều đó đã làm bớt đi rất nhiều khó khăn về mặt công nghiệp của họ.” Cắt đứt “mạch sống” này của họ, là một mục tiêu quan trọng thời kì đầu của nước Mỹ.

Sự chuyển nhượng kĩ thuật đã khiến cho Liên Xô có được lợi ích kinh tế to lớn. Sư-thai-ep Han-pua, Giám đốc điều hành Uỷ ban Cơ quan chuyển nhượng kĩ thuật nhận định: Liên Xô đã thực hiện được một quyết sách có tính chiến lược. Về phương diện nghiên cứu và khai thác kĩ thuật, họ cần làm sao tránh được sự hao phí vốn liếng, và cần thông qua sự chiếm đoạt cùng những thủ đoạn mua bán phi pháp để có được kĩ thuật của phương Tây. Họ đã tổ chức và xây dựng được một đội ngũ lớn lao, thu thập được những kĩ thuật vào đó mà các xí nghiệp của họ cần thiết, sau đó quyết định những kĩ thuật mà họ chiếm đoạt được, căn cứ vào những thứ tự ưu tiên để chuyển giao như thế nào đó cho những xí nghiệp này. Sự chuyển nhượng kĩ thuật có lẽ hàng năm sẽ tiết kiệm được cho nhà nước họ hàng tỉ đô-la Mỹ tiền phí tổn về nghiên cứu, phát minh.

Đối với những gì có thể đạt được thì họ không dùng biện pháp chiếm đoạt bằng thủ đoạn lén lút. Qua sự giám định của chuyên gia, người Liên Xô chỉ lén đánh cắp những kĩ thuật bí mật có thể hóa giải những khó khăn của họ trong các lĩnh vực dân dụng và quân sự. Cô-xây và Uyn-pak cải biến cách làm việc trước kia là tập trung bảo vệ tất cả mọi loại kĩ thuật, để nay cần theo dõi một cách sát sao những loại kĩ thuật then chốt nói trên. Hiệu quả của biện pháp này có tốt hơn. “Họ tập trung sức chú ý vào những kĩ thuật then chốt; chúng ta cũng phải như vậy! - Han-pua nói - Họ đã tìm tòi những loại kĩ thuật nào đó mà có thể bằng nhiều loại phương thức khác nhau thúc đẩy sự phát triển”. Đối với Cô-xây mà nói, đây cũng chẳng phải điều gì mới lạ. Ngay từ thời kì Đại chiến thế giới thứ thai, ông đã làm những công việc như vậy, ông muốn giám định nền kinh tế yếu ớt và khó khăn của Hít-le. Hep Mai-ê trợ lí đặc biệt của Cô-xây nói: “Chúng ta có thể nói như thế này, Cô-xây căn cứ vào những kinh nghiệm tích luỹ được của ông trong thời kì chiến tranh, ở một mức độ nhất định đã mở ra một chiến trường “kinh tế chiến của Mỹ”. Ở Bộ Quốc phòng, Ri-sác Pua-rơ một lần nữa là người đầu tiên đưa ra vấn đề này. Ở Cục Tình báo trung ương, Cô-xây soạn thảo ra nhiều loại kế hoạch phản ánh chí lớn của ông. Ông muốn phân công một bộ môn chuyên theo dõi các cơ sở kĩ thuật của Liên Xô, giám sát tình trạng nhập khẩu của Liên Xô.

Cuối những năm 70, Sta-phên Tê-na lãnh đạo Cục Tình báo trung ương, cho thực hiện kế hoạch K bí mật, để ngăn chặn kĩ thuật phương Tây dò rỉ sang Liên Xô. Đối với kế hoạch đó, Cô-xây đã phê phán triệt để. Ông phát hiện nội dung của kế hoạch này có nhiều điều thiếu sót, hầu như không có nhân viên nào có thể giải quyết được vấn đề thực tế, mà cũng không có ai thấy được những loại kĩ thuật nào là quan trọng nhất, đồng thời các phương châm cần thiết để đình chỉ sự chuyển nhượng nó.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #37 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2010, 08:17:17 pm »


Đầu mùa xuân năm 1981, những tin tình báo về việc những hoạt động gián điệp của Liên Xô đánh cắp kĩ thuật cao cấp liên tiếp bay đến bàn làm việc của Cô-xây. DST, cơ quan phản gián Pháp đã cài một tình báo viên trong KGB, biệt hiệu là “Nhất lộ bình yên”. Người này là một nhân vật nổi trội của phòng T phụ trách công tác khoa học kĩ thuật trong cơ quan tình báo. Anh ta là trưởng phòng, là người nhậm chức đầu tiên của phòng đó. Đó là một kênh tình báo không phải tầm thường. Những tin tình báo anh ta cung cấp đã chỉ rõ, người Liên Xô mong muốn thông qua sự mua bán phi pháp hoặc đánh cắp kĩ thuật phương Tây để bổ sung những chỗ còn thiếu sót trong lĩnh vực công nghiệp và quân sự của họ. “Nhất lộ bình yên” đã cung cấp tất cả trên 4000 văn kiện, những văn kiện này đều có liên quan đến việc KGB tìm kiếm khắp nơi các tin tình báo đặc biệt như thế nào, “Công ty” Liên Xô và Uỷ ban Quân sự, công nghiệp Liên Xô thiết lập như thế nào và họ thông qua việc phái các đại lí thương nghiệp ra nước ngoài như thế nào để mua hoặc đánh cắp các sản phẩm khoa học, kĩ thuật cấm vận.

Đối với những hoạt động của Liên Xô trong lĩnh vực này, nước Mỹ đã chú ý từ lâu, nhưng trước đó họ không biết là người Liên Xô đã làm với qui mô lớn đến thế. “Nhất lộ bình yên” trước nay không hề đòi tiền người Pháp. Sau 18 tháng, vào tháng 11 năm 1982, “Nhất lộ bình yên” đột nhiên yêu cầu được tiếp cận với DST, tiếp đó kênh liên hệ này liền đình chỉ? Về sau, người ta mới phát hiện được là, anh ta có chuyện mâu thuẫn với vợ. Khi một thành viên của tổ chức dân binh Mat-xcơ-va đến gần ô-tô anh ta, thế là “Nhất lộ bình yên” trong sự sợ hãi hoảng loạn đã nổ súng. Anh ta bị bắt vào tù, sau đó bị xử bắn!

Các tin tình báo là của quý của Cô-xây. Mỗi lần nhận được một tin nào, ông đều cho “trích yếu” rồi chuyển tới Tổng thống, Uyn-pak và Héc-gơ. Những tư liệu gốc này làm cho Ri-gân rất hứng thú! - Một quan chức ở Uỷ ban An ninh quốc gia, nhớ lại - Ông chỉ cần nhìn thấy những tư liệu đó là nói ngay Chúng ta cần làm cho việc này phải ngừng lại.

Những tin tình báo mà “Nhất lộ bình yên” gửi tới và những tin tình báo khác nói lên rằng, sự chuyển nhượng kĩ thuật đối với sự phát triển của kĩ thuật, của cơ sở quân sự, của lĩnh vực kinh tế Liên Xô thật quan trọng biết chừng nào. Lấy ví dụ về Bộ Công nghiệp Hàng không Liên Xô thì, từ năm 1976 đến năm 1980, do Bộ này thông qua các thủ đoạn phi pháp để có được kĩ thuật của phương Tây, họ đã tiết kiệm một số tiền phí tổn trong nghiên cứu, phát minh là 8 triệu đô-la Mỹ, tương đương với lượng công tác nghiên cứu khoa học của 10 vạn người trong 1 năm!

Các tổ chức có thế lực nhất trong lĩnh vực sản xuất quốc phòng Liên Xô là Uỷ ban Công nghiệp quân sự (VPK) và Đoàn chủ tịch Hội đồng bộ trưởng phụ trách vạch ra kế hoạch; Bộ Mậu dịch Đối ngoại thì hiệp trợ trong việc soạn thảo qui hoạch. Mấy cơ quan này liên hợp lại để đưa ra bản liệt kê về những kĩ thuật phương Tây mà Liên Xô muốn chiếm đoạt, ngõ hầu cải thiện trình độ kĩ thuật ngành chế tạo của mình. Uỷ ban Công nghiệp quân sự thì khống chế một ngân quỹ quốc gia với số tiền là 1 tỉ 4 đô-la Mỹ, số tiền này chuyên dùng để chiếm đoạt kĩ thuật phương Tây. Một phần lớn khoản tiền này là ngoại tệ mạnh, số ngoại tệ này họ có được từ các hàng hoá xuất khẩu sang phương Tây, chủ yếu dùng để mua và ủng hộ các hoạt động tình báo.

Đầu tháng 6 năm 1981, Cô-xây và Uyn-pak lần đầu tiên chuyển tin tình báo mà “Nhất lộ bình yên” cung cấp đến phòng Bầu dục. Thông qua biểu đồ. Cô-xây trình bày với Tổng thống về tình hình người Liên Xô đang thu thập kĩ thuật của phương Tây và giá trị của những kĩ thuật đó. “Thưa Tổng thống - ông nói - Uỷ ban Công nghiệp quân sự Liên Xô đã thu được 50% kĩ thuật mà họ cần thiết. Chúng ta phải hạ con số này xuống. Họ làm việc này quá an nhàn, sự an toàn quốc gia của chúng ta bị uy hiếp”.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #38 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2010, 08:18:45 pm »


Cùng với việc người Liên Xô trắng trợn đánh cắp kĩ thuật của phương Tây, họ còn mua thiết bị từ trong tay các thương nhân chỉ biết lợi nhuận làm đầu. Số thương nhân này mua các sản phẩm nhậy cảm của phương Tây, sau đó lại bán các thứ đó cho Mat-xcơ-va. Bằng phương thức đó, mỗi năm người Liên Xô đã mua tới một trăm triệu linh kiện máy tính, đồng thời họ còn mua cả các đơn nguyên sản xuất và các dây chuyền sản xuất phức tạp. Đến cuối thập kỉ 70, Mat-xcơ-va đã thu về được các sản phẩm kĩ thuật cao trị giá tới vài tỉ đô-la Mỹ. Tuyệt đại đa số hàng này đã ăn giá ở châu Âu rồi! “Thưa Tổng thống - Uyn-pak xen vào - Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ và Áo, mấy nước trung lập này đều đã qua mặt chúng ta cả.”

Ri-gân gật đầu tỏ vẻ đồng ý, rồi hỏi họ về cách giải quyết. Hai người đều nói cần phải mở rộng quyền hạn của “Uỷ ban thống trù Pa-ri (COCOM)1 (Ủy ban này do các nước thành viên khối NATO trừ Ai-xơ-len) và Nhật lập ra, mục đích là phối hợp với nhau trong hoạt động mậu dịch về vật tư đối với các nước Cộng sản). Cô-xây và Uyn-pak nhìn nhau, sau đó Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nói trước: “Chúng tôi muốn mở rộng bản liệt kê xuất khẩu kĩ thuật của bản liệt kê cấm vận, xác định bởi Uỷ ban thống trù Pa-ri. Rất nhiều loại kĩ thuật vốn cần phải hạn chế, nhưng ta lại không hạn chế! Chúng tôi nghĩ rằng, ta cần có áp lực đối với các nước đồng minh, nhất là đối với các nước trung lập. Năm 1979, Uỷ ban thống trù đã ban bố “Luật quản lí và khống chế xuất khẩu”, đó là một đòn bẩy đối với chúng ta. Đối với những nước nào xuất khẩu các sản phẩm kĩ thuật cao sang Liên Xô; chúng ta có thể hạn chế chặt việc cấp giấy phép tiêu thụ kĩ thuật nhậy cảm. Về điều khoản này vốn đã quy định rồi, nhưng không được một số nước chấp hành. Điều 6 của “Luật quản lí và khống chế xuất khẩu” là một công cụ mạnh trong tay Tổng thống; nó không chỉ có thể đình chỉ sự xuất khẩu của nước Mỹ mà còn có thể đình chỉ sự xuất khẩu của các nước khác. Điều khoản này đã cho Tổng thống một quyền lực là có thể tạm đình chỉ hoặc hạn chế “sự xuất khẩu bất kì hàng hoá, kĩ thuật hoặc các tư liệu khác, ngay cả các ngành xuất khẩu do cá nhân kinh doanh cũng phải phục tùng quyền quản lí của nước Mỹ.” Như vậy có nghĩa là không chỉ các sản phẩm do các công ty nước Mỹ sản xuất khi xuất khẩu phải tuân theo điều khoản này, mà các thiết bị sản xuất bởi các công ty con ở nước ngoài của nước Mỹ hoặc bởi bất kì một công ty nước ngoài nào nhưng nếu căn cứ vào “Hiệp định giấy phép” mà sử dụng kĩ thuật của nước Mỹ thì khi xuất khẩu cũng đều phải tuân thủ điều khoản này.

Ri-gân rất hoan nghênh chủ ý đó, do vậy ông gật đầu đồng ý: “OK, bây giờ chúng ta hãy bắt tay vào làm thôi. Chúng ta hãy bằng hết sức mình đình chỉ hạng mục này.”

Vào đầu mùa hạ, Uyn-pak phái Ri-xác Pua-rơ bí mật đến các nước châu Âu. Đây là chuyến đi đầu tiên trong một loạt các chuyến đi tiếp theo với mục đích đưa ra áp lực với các nước đồng minh và hạn chế các nước đó xuất khẩu kĩ thuật sang tập đoàn Liên Xô. Nơi mà họ cảm thấy thích thú nhất là mấy nước trung lập: Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ và Áo. Họ mang đến cho các nước đó một thông tin như sau: xin hãy tăng cường sự khống chế trong việc xuất khẩu của các bạn; nếu không sẽ gặp rắc rối một khi bạn có sử dụng kĩ thuật của Mỹ đối với các hàng hoá đó.
______________________________________
1. Uỷ ban thống trù Pa-ri, toàn văn tiếng Anh là (Coordinating Committee for Mutilateral Export Control”, dịch là “Uỷ ban thống trù quản chế xuất khẩu nhiều bên”. Đó là cơ quan quán triệt chiến lược cấm vận vật tư đối với Liên Xô và các nước Đông Âu của các nước phương Tây tổ chức ra, dưới sự khống chế của Mỹ. Tham gia Uỷ ban này có các nước Mỹ, Anh, Pháp, Hà Lan... Năm 1950, Uỷ ban này lại thực hiện cấm vận với Trung Quốc và Triều Tiên. Tháng 9 năm 1952 lại đặt thêm “Uỷ ban Trung Quốc” là cơ quan phụ trách việc cấm vận với Trung Quốc. Từ những năm 70 trở lại đây, việc cấm vận dần dần nới lỏng.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #39 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2010, 08:22:21 pm »


Nếu sự chuyển nhượng về kĩ thuật bị đình chỉ thì Mat-xcơ-va sẽ có các lĩnh vực chủ yếu phải chịu những hiệu qua đầy kịch tính, đó là lĩnh vực về công nghiệp dầu mỏ và khí đốt! Đầu tháng 6, Cô-xây nhận được bản báo cáo của bộ phận nghiên cứu. Bản báo cáo này là do một phân tích gia về năng lượng ở Tổng bộ Lăng-lây của Cục Tình báo trung ương viết theo chỉ thị của Cô-xây. Bản báo cáo này miêu tả về triển vọng lĩnh vực năng lượng của Liên Xô. Ở đó rất cần có kĩ thuật phương Tây! Liên Xô ước đoán trữ lượng dầu mỏ của họ là 1 tỉ 2 tấn đến 6 tỉ, nhưng nếu sử dụng phương pháp khai thác hiện thời của Liên Xô thì số dầu mỏ này sẽ càng ngày càng khó khai thác. Nếu muốn duy trì sản lượng, đồng thời khai thác được trữ lượng mới thì phải cần đến kĩ thuật phương Tây. Ở vùng Von-ga - Uran, ở bộ phận châu Âu của Nga, ở vùng Cô-ru- duýt và vùng Trung Á có nhiều dầu mỏ rất dễ khai thác, nhưng sản lượng dầu mỏ ở đó cứ giảm đi theo đường thẳng. Theo một nguồn tin thì, hàng năm Mat-xcơ-va phải chi một khoản tiền lớn để duy trì sự sinh tồn của mỏ dầu. Đầu thập kỉ 70, Mat-xcơ-va, để duy trì công nghiệp dầu mỏ, hàng năm đã phải đầu tư 6 tỉ đô-la Mỹ. Năm 1976 - 1978, số đầu tư mỗi năm vượt quả 6 tỉ đô-la Mỹ. Bộ Dầu mỏ Liên Xô định thông qua việc mua một số lượng lớn kĩ thuật phương Tây để vấn đề này bớt khó khăn. Theo một nguồn tin thì Mat-xcơ-va cần các kĩ thuật dưới đây:

- Máy khoan kiểu hồi chuyển. Liên Xô muốn khoan sâu các giếng dầu hiện có, muốn khoan xuyên qua lớp đá cứng để có thể duy trì được việc sản xuất dầu mỏ. Điều này bắt buộc họ phải sử dụng máy khoan kiểu hồi chuyển của Mỹ để thay thế máy khoan tua bin sản xuất trong nước.

- Kĩ thuật thăm dò. Krem-li từ lâu đã tuyên bố công khai: năm 1985 phải tăng lượng khoan thăm dò lên 2 lần

- Kĩ thuật khoan thăm dò trên biển. Bộ Dầu mỏ Liên Xô đánh giá rất cao sản lượng các giếng dầu trên biển, nhất là các giếng dầu ở vùng biển không có băng của biển Ba-ren 1, nhưng sản lượng hiện nay lại khiến người ta phải lo lắng. Họ hi vọng có được kĩ thuật và phương pháp của nước Anh, vì những kĩ thuật và phương pháp đó ở Bắc Hải 2 đã chứng minh là rất thành công.

Suy đoán từ nguồn tin đã có, Liên Xô rất muốn hiểu là trong lĩnh vực kĩ thuật khoan thăm dò dầu mỏ nói ở trên của Mỹ rút cục là có nhiều khả năng lũng đoạn không? Trong một vài năm tới điều này là rất quan trọng, nếu Mat-xcơ-va không có cách nào có được những kĩ thuật đó thì họ sẽ phải chi ra vài tỉ đô-la Mỹ để nghiên cứu. Vì vậy Cai-xpa Uyn-pak, Uy-li-am Cô-xây, và Ri-xac A-lơn, là các thành viên của Uỷ ban An ninh quốc gia đang ra sức để có được những hành động chủ động tấn công vào Krem-li về mặt khống chế việc xuất khẩu kĩ thuật cao. Tháng 10 năm 1981, hải quan nước Mỹ bắt đầu thực thi một kế hoạch đại quy mô, mục đích là làm nhiễu loạn kĩ thuật xuất khẩu của Mỹ sang Mat-xcơ-va.

Một toà lầu lớn yên tĩnh của hải quan Oa-sinh-tơn là sở chỉ huy chiến địa, phụ trách sự phối hợp toàn bộ hành động.

Trong thời kì chiến tranh lạnh, năng lượng là một chiến trường quan trọng. Cuộc chiến đấu xảy ra trên thị trường năng lượng là một cuộc chơi “linh hoà” 3, vấn đề đáng kể là ai sẽ trở thành người thắng! A-rập Xau-đi, khác với các nước khác ở chỗ, đó là một nước sản xuất dầu mỏ quan trọng nhất trên thế giới; nó có thể quyết định ai là người thắng, ai là kẻ bại. Vì vậy Xau-đi trở thành một tiêu điểm mà Chính phủ Mỹ định ra chính sách.

Khi Đa-vit Lang khởi thảo bản báo cáo mật của Quốc vụ viện thì ông miêu tả A-rập Xau-đi là một nước không ổn định do Vương thất thống trị, bởi vậy nước này rất dễ bị uy hiếp! Báo cáo chỉ ra rằng: “Ở mức độ nhất định, do người I-ran kích động, nên có khả năng là ít nhất sẽ có một bộ phận tín đồ phái Thập Diệp, chẳng khác nào trước đây họ oán trách Chính phủ Xau-đi! Đầu tiên họ sẽ oán trách nước Mỹ, sau đó sẽ oán trách Công ty Dầu mỏ A-rập - Mỹ (ARAMCO). Gần đây, những tờ rơi chống Chính phủ và chống Mỹ đã bắt đầu xuất hiện ở Công ty Dầu mỏ A-rập - Mỹ và ở các nơi khác tại một tỉnh phía đông A-rập Xau-đi. Đồng thời lại có một nguồn tin nói những kẻ bất đồng chính kiến trong phái Thập Diệp cũng đương bắt tay vào việc tổ chức, xây dựng tổ chức của mình.”

Cách đó không lâu, Chính phủ Mỹ đã hứa ủng hộ người A-rập Xau-đi. Trên thực tế nước Mỹ sẽ là người bảo vệ cho nước này, qua đó đổi lấy việc A-rập Xau-đi sẽ tác động để Mỹ được lợi về kinh tế, làm tăng gánh nặng về mặt chính sách dầu mỏ đối với phương diện kinh tế của Liên Xô. Một ví dụ rõ nhất trong mối quan hệ này là năm 1981, có những chuyện trao đổi giữa hai bên về việc Mỹ bán cho A-rập Xau-đi máy bay chiến đấu cùng “hệ thống báo động và khống chế, vận chuyển được trên không.”
_________________________________________
1. Biển Ba-ren: nằm ở giữa bờ bắc châu Âu và mấy đảo cùng quần đảo của Liên Xô. Tên của biển này là tên của nhà hàng hải Uy-li-am Ba-ren (1550 - 1597).
2. Bắc Hải: biển này ở ven bờ Đại Tây Dương. Nó ở giữa đại lục châu Âu và một hòn đảo. Nước biển ở đây quanh năm không bị đóng băng. Đáy biển ẩn dấu nhiều mỏ dầu và khí đốt với trữ lượng rất lớn.
3. “Linh hoà”' dịch từ tiếng Anh “Zero-sum”; khi đánh bạc thì sẽ có một bên được, một bên thua vì vậy cụm từ “Linh hoà” hàm nghĩa “được - thua”.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM