Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 01:27:00 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những âm mưu sách lược của chính phủ Rigân làm tan rã Liên bang Xô Viết  (Đọc 100675 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #140 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2010, 12:48:25 pm »


CHƯƠNG MƯỜI SÁU


Năm 1985, Ba Lan nằm ở vùng xung yếu của đế quốc Liên Xô và nước này vẫn là chiến trường tranh chấp giữa hai siêu cường. Mat-xcơ-va bằng phương thức kinh tế, tình báo và viện trợ quân sự chi viện Chính phủ Đa-ru-rel-xki. Oa-sinh-tơn thì tiếp tục với phương thức cung cấp tiền của, vật tư ngầm ủng hộ Công đoàn Đoàn kết, đồng thời cũng cung cấp những tin tình báo then chốt có khả năng phát huy tác dụng cho Công đoàn Đoàn kết.

Ngày 22 tháng 7 năm 1984, Chính phủ Đa-ru-rel-xki ban bố lệnh đại xá. Việc này đã gây ra những ảnh hưởng khác nhau cho Công đoàn Đoàn kết bí mật.

Hàng trăm phần tử tích cực tuy đã được trả lại tự do, nhưng vẫn bị cảnh sát giám sát; mà sự giám sát này lại khá ngặt nghèo! Chính phủ Ba Lan muốn bằng phương pháp này lừa phỉnh một số nước để họ không tiếp tục ủng hộ phái chống đối. Nhà đương cục tuyên bố, nếu công dân Ba Lan ở phe chống đối đình chỉ ngay mọi hoạt động chống Chính phủ thì sẽ không khởi tố, nếu không họ sẽ bị bắt!

Đến hạn kì cuối cùng là ngày 1 tháng 1 năm 1985, có khoảng 300 phần tử tích cực của Công đoàn Đoàn kết đưa ra những câu hỏi chất vấn Chính phủ. Tuy nhiên những người lãnh đạo Công đoàn Đoàn kết vẫn dũng cảm kiên trì đấu tranh. Lếch Va-lơ-sa trong bài nói chuyện trước ngày Trừ tịch có tuyên bố, Công đoàn Đoàn kết bí mật sẽ “kiên trì đấu tranh, cho đến khi giành được thắng lợi cuối cùng.”

Lệnh đại xá do Chính phủ Ba Lan ban bố, nhưng mánh khóe dầy công toan tính này đã hoàn toàn thất bại do đó đã khiến nhà đương cục có những nỗ lực tích cực hơn. Họ đã phải dùng vũ lực để đập tan những hoạt động của phái chống đối. Cảnh sát Ba Lan đã phá nhà in và các hội nghị bí mật của Công đoàn Đoàn kết. Ngày 13 tháng 2, 20 cảnh sát thường phục xông vào một trụ sở ở thành phố Gơ-đan-sư-khơ. Lúc đó Lếch Va-lơ-sa đang họp với mấy người lãnh đạo Công đoàn Đoàn kết bí mật. Chính phủ dày công làm công tác tình báo đã thành công! Trong số những người bị bắt có 5 người lãnh đạo khu của Công đoàn Đoàn kết. Khi đó họ đã họp được hai giờ rồi. Họ thảo luận về sách lược hành động và khả năng tổ chức một cuộc bãi công quan trọng. Hai hôm sau, cảnh sát lại bắt thêm hai người nữa. Tháng 11 năm 1985, họ bắt tất cả 340 phần tử tích cực của Công đoàn Đoàn kết bí mật.

Đầu năm 1985, nhân viên bảo an Ba Lan phát động một cuộc chiến tranh với Công đoàn Đoàn kết bí mật. Các quan chức tình báo của Ba Lan và Liên Xô đã dốc toàn lực đưa ra công khai việc cắt đứt một con đường cung cấp tiền của và vật tư của phương Tây cho Công đoàn Đoàn kết bí mật. KGB không chỉ nhằm vào Cục Tình báo trung ương, mà còn nhằm cả và Va-ti-căng. Sự chú trọng này của họ thể hiện ở một bản Bị vong lục tuyệt mật đầu năm 1983. Bản văn kiện này chuẩn bị cho Vich-to Xê-pu-ri-côp Chủ tịch KGB, đồng thời có gửi cho Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ba Lan một bản. Trong bản Bị vong lục này, Xiê-pu-ri-cốp ra mệnh lệnh cho Bộ Nội vụ với sự nỗ lực cao nhất “vạch trần sự cung cấp vật tư cho Công đoàn Đoàn kết bí mật của các nước tư bản phương Tây”. Vị đứng đầu KGB nghiêm khắc này lên án Ba Lan đang trở thành “một khâu yếu nhất” trong tập đoàn Liên Xô mà cúi đầu nhẫn nhục trước hoạt động lật đổ. Ông khuyến khích cảnh sát bí mật Ba Lan tiềm nhập vào Công đoàn Đoàn kết, thông qua cách hối lộ các phần tử tích cực của Công đoàn Đoàn kết bí mật lấy tin tình báo. Ông còn hứa sẽ huy động nhiều tiền của của KGB hơn nữa để vạch mặt những “kẻ gây hấn”, những kẻ đó đang đe doạ Ba Lan, đồng thời chúng còn “tài trợ cho những hoạt động lật đổ”.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #141 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2010, 12:49:24 pm »


KGB cho rằng cần phải tăng cường theo dõi sát sao Va-ti-căng. Các quan chức tình báo Liên Xô lên án bản thân “Toà thánh” đã tham gia vào hoạt động lật đổ ở Đông Âu. Bản báo cáo viết: “Va-ti-căng đầy thiên kiến chống chủ nghĩa xã hội, nguồn gốc việc này rõ ràng là từ Giăng Pôn II - Giáo hoàng La mã: căn nguyên ý đồ của ông ta đối với phe xã hội chủ nghĩa là từ tư tưởng chống Cộng, chống Liên Xô. Hơn nữa ông còn chịu ảnh hưởng rất sâu của phái Bảo thủ cực đoan trong hàng ngũ các giáo phẩm Thiên chúa giáo và các nhân vật chính trị phản động của các nước phương Tây (nhất là nước Mỹ)”. KGB nói tiếp với hàm ý cảnh cáo, Va-ti-căng đang tìm cách mở rộng ảnh hưởng của họ ở Đông Âu. “Hứng thú chính của Va-ti-căng tập trung ở những nước rất có “hy vọng” ở Đông Âu. Họ nhận định những nước đó là Ba Lan, Hung-ga-ri và Nam Tư.” Căn cứ vào khuynh hướng chính trị của giáo đình Rô-ma và những việc họ đã làm ở Ba Lan. KGB quyết định phải ưu tiên xét tới vấn đề “Vạch trần việc hợp tác giữa đại biểu của Va-ti-căng và tổ chức giáo đình Rô-ma với Cục Tình báo trung ương.”

Các quan chức nắm được kế hoạch viện trợ bí mật của Chính phủ Ri-gân lo rằng, nếu kế hoạch này lộ ra bị Mat-xcơ-va vạch trần thì sẽ là một vấn đề nghiêm trọng, thậm chí sẽ gây ra một tiếng vang đầy kịch tính. Khi vấn đề trở thành phức tạp hoá, Nhà Trắng sẽ sa vào một khốn cảnh không làm sao gỡ ra nổi. Tháng 2 năm 1985, khi A-xai-kơ Kơ-na-pik, một nhân vật lưu vong của Ba Lan vừa từ phương Tây về đến trong nước thì xảy chuyện. Ông ta là một phần tử cấp tiến, mà cũng là người ủng hộ Công đoàn Đoàn kết. Khi ông đến chỗ hải quan sân bay thì hành lí bị lục soát rất kĩ. Cảnh sát tuyên bố họ đã phát hiện được ông là “nhân viên hải ngoại của Công đoàn Đoàn kết” và là đầu mối liên hệ giữa Công đoàn Đoàn kết bí mật trong nội địa Ba Lan với “cơ quan tình báo phương Tây”. Cảnh sát đưa ra một lá thư của người phụ trách văn phòng đại diện của Công đoàn Đoàn kết đóng ở Bruc-xen viết cho người lãnh đạo Công đoàn Đoàn kết ở Gơ-đan-xư-kơ. Bức thư này đại thể nói về tình hình liên hệ giữa những người của Công đoàn Đoàn kết với Cục Đông Âu Bộ Quốc phòng. Kơ-na-pik phủ nhận sự tham dự hoạt động lật đổ của bản thân dưới bất cứ hình thức nào, đồng thời công khai phê phán toàn bộ việc này là một âm mưu. Cuối cùng, nhà đương cục Ba Lan cũng không bắt ông.

Nhưng, sự kiện lần này nói lên một điều là, một người liên lạc giữa hành trình của mình rất dễ bị nhà đương cục ngăn chặn. Văn phòng đại diện của Công đoàn Đoàn kết đóng ở phương Tây, Lao liên - Sản liên và Cục Tình báo trung ương trước kia thường nhờ người liên lạc đưa tin tình báo và tiền của đến Công đoàn Đoàn kết bí mật có cơ sở chính quy. Biện pháp này sở dĩ có hiệu quả vì các quan chức trong hải quan có thể giúp đỡ được việc này đã đồng tình với Công đoàn Đoàn kết bí mật. Người liên lạc xưa nay vẫn là một loại công cụ quan trọng, nhưng bắt đầu từ năm 1945, phương Tây phần nhiều truyền đạt tin tình báo cho Công đoàn Đoàn kết bí mật qua đài “Châu Âu tự do” và đài “Tiếng nói nước Mỹ”.

Bộ Nội vụ Ba Lan cho rằng, những bưu kiện ngoại giao của nước Mỹ gửi tới Ba Lan là một khâu trong đường dây truyền đạt tin tình báo này. Vì vậy nhân viên ngoại giao của Mỹ ở Vác-sa-va và nhân viên ngoại giao của Mỹ ở Lãnh sự quán đóng ở Cra-cốp (Krakow) trở thành mục tiêu giám sát trọng điểm của Ba Lan. “Chúng tôi hễ cứ đi ra khỏi Đại sứ quán là bị chú ý ngay! - Một quan chức tình báo nhớ lại - Bất cứ người nào, bất cứ vật gì ra vào Đại sứ quán đều bị họ theo dõi, kể cả rác! Bọn họ quả thật đã tỏ ra nản chí, ngã lòng1” Tháng 2, nhà đương cục Ba Lan tuyên bố các sĩ quan ở Đại sứ quán Mỹ tại Vác-sa-va hoạt động gián điệp, vì vậy số sĩ quan này đã bị trục xuất khỏi Ba Lan. Đầu tháng 5, hai quan chức ngoại giao được Chính phủ Mỹ phái tới Lãnh sự quán Cra-cốp đã bị phía Ba Lan đối xử thô bạo. Nhà đương cục Ba Lan tuyên bố họ đã có những hoạt động chống Chính phủ, vì vậy họ bị coi là những người không được hoan nghênh! Để ra sức phá hoại sự ủng hộ của phương Tây đối với Công đoàn Đoàn kết bí mật, Bộ Nội vụ Ba Lan còn cắt đứt con đường hàng không liên lạc của Đại sứ quán Mỹ. Máy bay của không quân Mỹ vẫn định kì bay đến Vác-sa-va mấy năm nay rồi. Những máy bay này thường chuyên chở những bưu kiện và thực phẩm. Các quan chức Ba Lan cho rằng, những máy bay này còn chuyên chở những thứ khác, ngoài những thứ cần thiết cho Đại sứ quán! Sự thật chứng tỏ, việc này so với bất kì một hành động nào khác đều gây cho Công đoàn Đoàn kết những tai hại và những thiệt hại lớn hơn hết.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #142 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2010, 01:01:51 pm »



Đầu năm 1987, “lưng vốn” nhiều nhất của Công đoàn Đoàn kết là 8 triệu đôla. Số tiền này đã duy trì cho sự sinh tồn của Công đoàn Đoàn kết bí mật. Vào đầu mùa xuân năm đó, rất nhiều nhà lãnh đạo bị giam trong tù, nhưng những hoạt động chống đối vẫn tiếp tục tiến hành. Ngày 1 tháng 5 là một ngày lễ quan trọng của Nhà nước - ngày Quốc tế Lao động. Hôm đó Vác-sa-va có hơn 15 nghìn người, Gơ-đan-sư-cơ có hơn 2 nghìn người xuống đường ủng hộ Công đoàn Đoàn kết. Đây là một hoạt động chống đối lớn nhất, kể từ năm 1981 là năm Ba Lan công bố “Luật quân quản”.

Đồng thời, hoạt động văn học bí mật cũng ở trong thời kì phát triển. Công đoàn Đoàn kết bí mật xuất bản hàng nghìn các loại báo, sách và chuyên đề văn chương. Một kiến trúc sư với sự dũng cảm trong phát ngôn, là Xiê-sư-ôp Piê-lai-ski đã viết một cuốn sách nhan đề “Âm mưu gia nhỏ bé”. Con người này trong mọi hoạt động phản đối Chính phủ đều tỏ ra dũng cảm. Trong cuốn sách này, ông đã nói với mọi người, phải làm như thế nào trong những hoạt động ngầm chống Chính phủ, thậm chí trong những trường hợp không gay cấn lắm ông cũng chỉ dẫn mọi người nên làm như thế nào để bảo đảm cho sự an toàn của bản thân, tránh bị bắt. Piê-lai-ski với bút danh là Ma-xi Pua-lai-ski, đã viết cuốn sách này, do nhà xuất bản CDN (tiếng Ba Lan mấy chữ viết tắt này có nghĩa là “kiên trì, bền bỉ”) ấn hành. Nhà xuất bản CDN đã xuất bản rất nhiều những cuốn sách nhỏ và chuyên đề văn chương, thậm chí xuất bản cả một tờ báo biểu thị ý Công đoàn Đoàn kết đối mặt với quân đội Ba Lan. Chính phủ Mỹ đã cung cấp tiền và vật tư cho Piê-lai-ski, con người chưa được mọi người biết tới, để giúp ông mua thiết bị và mọi thứ cần thiết khác xây dựng xí nghiệp của mình đồng thời duy trì cho xí nghiệp được tồn tại. Con đường bí mật để cung cấp tiền, cũng như các kế hoạch tương tự khác đều do hàng nghìn người hàng ngày vượt qua biên giới Ba Lan đảm nhận.

Tháng 3 năm 1985, Cai-xpa Uyn-pak, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đi dự một loạt các cuộc hội nghị của các bộ trưởng bộ Quốc phòng các nước trong khối NATO tại Luc-xăm-bua. Khi đó liên minh này đang ở trong trạng thái tương đối thuận lợi, vì việc bố trí thành công tên lửa “Pơ- sing II” và tên lửa “Tuần hàng” đến việc năm 1982, khi đấu tranh về vấn đề kế hoạch đường ống khí đốt Liên Xô tuy có gây sóng gió nhưng may sao vẫn tồn tại được. Uyn-pak từ khi nhận chức đến nay vẫn rất cố gắng động viên các nước đồng minh châu Âu tiếp cận với lập trường về hệ thống vũ khí và chiến lược liên minh của Mỹ. Giờ đây ông vẫn tiến hành những cuộc du thuyết đầy gian khổ để thuyết phục những người bạn đồng cấp ở châu Âu của ông ủng hộ “Sáng kiến phòng thủ chiến lược”. Thậm chí ông còn yêu cầu họ tham gia kế hoạch nghiên cứu của Mỹ. Sự ủng hộ của Thủ tướng That-chơ đã tránh cho hai bờ Đại Tây Dương một cuộc tranh luận về vấn đề này.

Trong thời gian hội nghị, Uyn-pak miêu tả với một nhiệt tình cao độ về những lợi ích ngầm trong hệ thống phòng thủ này với những người dự họp.

“Sáng kiến phòng thủ chiến lược” sẽ không làm yếu châu Âu (tức sẽ không đẩy châu Âu ra khỏi chiếc ô bảo vệ hạt nhân của Mỹ); nó tăng cường chứ không phải phá hoại sự răn đe hạt nhân; nó thúc đẩy chứ không làm yếu sự ổn định của các siêu cường. Nhưng có lẽ lý do thuyết phục nhất vẫn là vấn đề kinh tế. Chính phủ Ri-gân đang có kế hoạch sắp xếp, bố trí các vấn đề nghiên cứu và các hợp đồng kí kết; sự thật sẽ chứng minh, điều này đối với các thương gia chế tạo và các khoa học gia châu Âu là hết sức có lợi. Ngoài ra, công tác nghiên cứu có liên quan với hệ thống này cũng giành được rất nhiều “sản phẩm phụ” về phương diện khoa học kĩ thuật. Lẽ nào châu Âu thật đã vứt bỏ lợi ích về phương diện kinh tế và kỹ thuật sao? Trong những cuộc du thuyết mặt đối mặt với các nước đồng minh châu Âu ở Luc-xăm-bua, Uyn-pak đã tác động vào họ một sức đẩy rất lớn, từ đó đã có những cuộc hội đàm bí mật hai bên giữa Chính phủ Mỹ với rất nhiều các nước đồng minh quan trọng. Cuối cùng, họ đã kí kết được các hiệp ước hợp tác trong “Sáng kiến phòng thủ chiến lược”. Những hiệp ước này lần lượt kí kết giữa Mỹ với Anh (tháng 12 năm 1985), với Đức (tháng 3 năm 1986), I-xra-en (tháng 5 năm 1986), với Ý (tháng 9 năm 1986) và Nhật (tháng 7 năm 1987). Trong kế hoạch nghiên cứu, những nước đó đối với kế hoạch nghiên cứu này họ đều tham dự với sự tăng cường thực lực khoa học kĩ thuật rất lớn. “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” rất nhanh, đã biến thành một kế hoạch nghiên cứu quốc tế, có một số hạng mục mới rồi đây Mat-xcơ-va vĩnh viễn cũng không quên được bóng dáng của nó.

Đúng lúc Uyn-pak đang du thuyết ở Luc-xăm-bua thì có nguồn tin từ Mat-xcơ-va đến báo rằng, một bầu không khí bất an đang bao phủ trên bầu trời điện Krem-li. Mấy tháng nay các phân tích viên tình báo Mỹ và các quan chức ở Ủy ban An ninh quốc gia đều chú ý đến tình hình sức khoẻ của Tổng bí thư Liên Xô Công-xtăng-tin Chéc-nen-cô. Hiện nay bệnh tình ông rất trầm trọng! Tổ chức hiệp ước Vác-sa-va dự định triệu tập một hội nghị tại Mat-xcơ-va vào trung tuần tháng giêng. Có người dự đoán đây sẽ là một cuộc họp rất căng thẳng mà quan trọng. Hội nghị có thể sẽ động viên các nước vệ tinh (nhất là Ba Lan) thẳng tay tiêu diệt kẻ địch trong nước. Nhưng do tình trạng sức khoẻ của Chéc-nen-cô, nên đến phút cuối cùng, hội nghị này phải tuyên bố huỷ bỏ. Một số nhân viên phân tích tình báo Mỹ đánh cuộc rằng Chéc-nen-cô đã tạ thế.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #143 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2010, 01:03:41 pm »


Các phân tích gia của Cục Tình báo trung ương báo cáo với Cô-xây, Chéc-nen-cô đã tạ thế. Krem-li sẽ hoãn việc loan tin này cho đến khi Liên Xô bầu xong người lãnh đạo mới! Tin này lập tức được báo cho Rô-be Mac Phơ-ran, cố vấn An ninh quốc gia và Uyn-pak ở Lầu Năm Góc. Ba ngày sau, vào lúc 6 giờ sáng, Liên Xô chính thức tuyên bố tin Chéc-nen-cô tạ thế. Người thay ông xuất hiện ngay trước toàn thế giới: Mi-khai-in Goóc-ba-chốp mới 54 tuổi đã trở thành vị Tổng Bí thư mới! Sự ra đi của Chec-nen-cô và sự trúng cử của Goóc-ba-chôp tuyên bố cùng lúc đã chứng tỏ sự dự đoán của các phân tích gia là chính xác.

Goóc-ba-chôp đã kế thừa một đế quốc mà nguy cơ rình rập bốn bề: Áp-ga-ni-xtan và Ba Lan phải đối mặt với những thách thức về chính trị. Hệ thống thu nhập ngoại tệ mạnh có tác dụng chống đỡ cho thể chế kinh tế nghiêng ngả của Liên Xô, do nước Mỹ phát động cuộc kinh tế chiến nên đã bị dao động nghiêm trọng, đồng thời lâm vào tình trạng hỗn loạn! Hiện trạng kinh tế trước mặt Goóc-ba-chôp sẽ không chịu nổi sự tiến công bởi sự xây dựng quốc phòng trên nền tảng khoa học kĩ thuật cao của Mỹ. Điều này sẽ khiến ông phải dồn một lượng lớn tài nguyên sang lĩnh vực quân sự. Khi ông bắt đầu chèo chống con thuyền Liên Xô này thì các quan chức cấp cao của Chính phủ Mỹ đang nỗ lực mở rộng ưu thế của nước này.

Cuối mùa xuân năm đó, Cô-xây lại bắt đầu đi thăm một số nước để ngăn chặn những hành động chủ động của Liên Xô. Đầu tiên ông tiến hành những cuộc thăm viếng con thoi ở một số nước châu Âu, quan sát những hành động của Công đoàn Đoàn kết đồng thời tìm cơ hội mới ở Đông Âu. Sau đó, ông bay sang Pa-ki-xtan, thị sát con đường cung ứng bí mật các đồ viện trợ cho du kích Mu-xlim Ap-ga-ni-xtan. Ở đó nước Mỹ áp dụng chiến lược mới và tăng cường hành động đối với con đường cung ứng. Với những hành động này có nghĩa là nhịp điệu và tính chất của cuộc chiến tranh có sự biến đổi. Cô-xây có ý định đánh giá sự tiến triển đã giành được trên chiến trường, đồng thời ra sức đưa chiến tranh sang đất Liên Xô. Chặng cuối cùng của cuộc công cán lần này là A-rập Xau-đi, ông sẽ trao đổi với vị chủ nhân nơi này rất nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề định giá dầu mỏ.

Ở Phơ-răng-phuốc (Frankfurt), Cô-xây hội kiến với một số sĩ quan Mỹ đang đóng tại châu Âu, cùng họ thảo luận một số vấn đề. Ông còn cùng ăn trưa với một quan chức của Phủ Thủ tướng Thụy Điển, ông ngỏ lời cảm tạ với vị quan chức này về việc Thụy Điển đã để cho Mỹ sử dụng con đường cung cấp các hàng viện trợ cho Công đoàn Đoàn kết. Khác với sự lo lắng lúc đầu của Mỹ, người Thụy Điển đã nguỵ trang rất khéo các đồ viện trợ sắp chuyển đi Ba Lan. Các quan chức Ba Lan dự tính giám sát, kiểm tra toàn bộ vật tư đến từ Tây Âu, nhưng họ không phát hiện được con đường vận chuyển. Để đền đáp sự hợp tác của Thụy Điển, Cô-xây đồng ý sẽ cung cấp những tin tình báo về hải quân cho họ, nhất là những tin tình báo có liên quan tới các khu vực mà tầu ngầm Liên Xô hay xuất hiện. Trước khi ăn xong, ông yêu cầu Thụy Điển tăng dần số thuốc men viện trợ cho các trại tỵ nạn dân Ap-ga-ni-xtan ở Pa-ki-xtan.

Ở Phơ-răng-phuốc, Cô-xây còn nhận được mấy bản báo cáo thú vị về Tiệp Khắc. Quan chức tình báo phương Tây nhận định rằng, có mất tổ chức bí mật chống Chính phủ ở đó sẽ có lợi cho việc viện trợ bí mật của nước Mỹ. Tổng thống Ri-gân vẫn tưởng tượng là sự ủng hộ của nước Mỹ đã tác động tới các hoạt động bí mật của mấy nước trong tập đoàn Liên Xô. Chỉ thị của quyết sách về an ninh quốc gia số 32 do ông kí đã chỉ rõ là: ở những vùng có sự hoạt động bí mật, nơi mà nước Mỹ đang nghĩ tới sự ủng hộ, họ cần xây dựng một mạng lưới hoạt động rộng rãi. Xác nhận một tổ chức bí mật là một việc rất dễ, nhưng viện trợ họ như thế nào lại là một việc khác. Cô-xây gửi những báo cáo này lên Nhà Trắng, sau đó ông uỷ nhiệm cho một số nhân viên nghiên cứu vấn đề này.

Sáng hôm sau, máy bay Cô-xây cất cánh rời Phơ-răng-phuốc bay đến It-xla-ma-bat. Trong khi bay, ông đọc một tập tư liệu tình báo có liên quan đến Ap-ga-ni-xtan. Số tư liệu này chồng lên dầy đến 5 tấc Anh. Chính phủ Mỹ chú ý rất sát sao đến tình hình ở đây, mức độ các cuộc hành quân của Liên Xô tại đó đang tăng lên nhanh, nhất là họ đang tiến hành rất tập trung vào việc cắt đứt con đường cung ứng vật tư cho du kích Mu-xlim từ Pa-ki-xtan. Lực lượng quân sự Liên Xô có 120.000 người đóng ở Ap-ga-ni-xtan, ngoài ra còn có hơn 30.000 quân đang vượt qua sông A-mu trên vào Ap-ga-ni-xtan, chuẩn bị đánh mạnh vào các mục tiêu của quân du kích Mu-xlim tại miền Bắc. Những trận đánh này càng ngày càng có sự cải tiến về cách đánh. Lực lượng vũ trang Spe-sư-naz sẽ có những trận đánh đêm đặc biệt, khiến cho du kích Mu-xlim rất “đau đầu”. Do thiếu các thiết bị “dạ thị” 1, vì vậy họ không có năng lực phản ứng đối với những trận đánh đêm. Mìn và các vật nổ kiểu mới khác cũng được chuyển vào Ap-ga-ni-xtan. Vì vậy, trong mấy năm qua, số thương vong của quân du kích Mu-xlim gần như tăng gấp đôi.
______________________________________
1. Dạ thị: nhìn ban đêm.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #144 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2010, 01:26:41 pm »


Nhưng trong không khí bi quan và lo lắng, trong đầu của một số quan chức Chính phủ Mỹ đã loé lên ánh sáng của hy vọng. Những báo cáo từ Liên Xô đưa về đã chứng tỏ chiến tranh càng ngày càng không được lòng dân. Theo những điều tra dân ý tiến hành ở Liên Xô của các nhân sĩ hải ngoại thì có 25% người dân phản đối chiến tranh. Một tỉ lệ tương đối cao người dân cho biết, chỉ có những người lãnh đạo cao cấp về chính trị1 mới được đi du lịch nước ngoài. Một số người dân Liên Xô cho rằng, số nhân viên thương vong trong chiến tranh ở Liên Xô, so với sự dự đoán của phương Tây thì nhiều hơn nhiều. Rô-be Mac Phơ-ran cho rằng: Điều đặc biệt cần chỉ ra là dù sự tổn thất trong mọi chi phí và số nhân viên bị thương vong trong cuộc chiến tranh Ap-ga-ni-xtan không tăng nhiều, nhưng về chính trị, về mặt nghĩa vụ mà họ đảm trách, Liên Xô cũng bị mất ảnh hưởng.

Khi Cô-xây đến I-xla-ma-bát thì tình hình mọi mặt của thành phố này so với các lần ông đến thăm trước đều căng thẳng hơn. Mọi hành động ở biên giới Pa-ki-xtan của Liên Xô đều dần dần nâng cấp. Họ vừa muốn cắt đứt con đường cung ứng của du kích Mu-xlim, lại vừa muốn đe doạ Chính phủ Zi-a. Đối với thành phố biên giới Pe-sa-oa, một căn cứ của du kích Mu-xlim cũng bị bắn phá, oanh tạc vô cớ. Việc này ngày càng trở thành bình thường!

Những tin tình báo của ngành tình báo Pa-ki-xtan có được chứng tỏ Liên Xô đang chuẩn bị những cuộc tấn công mạnh, trực tiếp nhằm vào căn cứ cung ứng cho du kích Mu-xlim. Mọi đảng phái phong trào và đoàn thể như: Đảng Pa-ki-xtan tiến bộ (PPP), Phong trào Phục hưng dân chủ (MRD), tổ chức học sinh Ba-lu-chi-stan và Đảng Quốc gia Pa-ki-xtan (PNP) đều được Liên Xô viện trợ tiền, yêu cầu họ tung tin bất đồng ý kiến với Chính phủ Pa-ki-xtan. Tổ chúc khủng bố có căn cứ ở ngoài Ap-ga-ni-xtan, Ta-lây-phây-can đã gây ra những cuộc khủng bố thường dân trong nội địa Ap-ga-ni-xtan. Cảnh sát bí mật của Ap-ga-ni-xtan và KGB đã cung cấp vũ khí cho hai bộ lạc Ap-li-ta và Xen-oan. Đó là hai bộ lạc thường có những hành động bất thường, hễ có lợi là làm bất cứ việc gì! Ngoài ra, những trận không tập của Liên Xô đối với du kích Mu-xlim cũng tăng vọt!

Lần hội kiến này giữa Tổng thống Zi-a với Cục trưởng Cô-xây cũng giống như rất nhiều các lần hội kiến trước đây. Nhưng giờ đây đối với Zi-a mà nói, là một thời kì rất khó khăn. Phái đối lập chính trị ở trong nước có những hành động phản đối mạnh, quân đội cũng phê bình Chính phủ một cách vô lối. Zi-a coi kế hoạch Ap-ga-ni-xtan của Chính phủ Mỹ là rất then chốt, nó hết sức quan trọng trong việc giữ vững quyền lực của ông. Tuy nhiên đại đa số phái đối lập trong nước đều phản đối sự hợp tác với nước Mỹ.

Để giúp cho Zi-a giữ vững quyền lực của mình, Cục Tình báo trung ương đang thực thi một số kế hoạch. Zi-a có được một số lượng lớn tin tình báo, bao gồm các tấm ảnh vệ tinh cực kì giá trị và những thông tin điện tử chặn thu được của kẻ địch. Cục Tình báo trung ương còn tổ chức một tổ an ninh ở chung quanh Zi-a. Để đền đáp những cống hiến của Zi-a đối với kế hoạch Ap-ga-ni-xtan của Mỹ, Oa-sinh-tơn đang chuẩn bị cung cấp cho Ap-ga-ni-xtan những viện trợ về quân sự và kinh tế. Trị giá lần viện trợ này nhiều hơn những lần trước xấp xỉ 1 tỉ đôla. Một số quan chức trong Chính phủ Mỹ thể theo yêu cầu của Zi-a, đã ra sức giúp để Ap-ga-ni-xtan có được loại vũ khí kĩ thuật cao như loại tên lửa “Độc thích”. Nhưng, Pa-ki-xtan từ lâu luôn có cảm giác hoang mang, sợ hãi. Đó là vì do có sự uy hiếp và gây rối của Liên Xô khiến cho Zi-a kiệt sức, tuy nhiên, rất có thể đủ loại lường gạt, cám dỗ của Liên Xô có khả năng đẩy Zi-a sang phía Liên Xô.

Năm 1985, cùng với cuộc chiến tranh đi vào một giai đoạn mới, thậm chí càng thêm nguy hiểm đã xuất hiện một tình huống độc đáo. Ngành tình báo Pa-ki-xtan mở lớp huấn luyện đặc biệt cho hàng trăm đội viên du kích Mu-xlim để họ thâm nhập vào đất Liên Xô triển khai hành động quân sự. Trước khi Mat-xcơ-va phát hiện ra kế hoạch này, vấn đề duy nhất là thời gian. Vì vậy, sách lược này ở trong trạng thái không ổn định.

Từ phòng làm việc của tướng Zi-a bước ra, Cô-xây chui ngay vào trong một chiếc ô-tô tránh đạn của Cục Tình báo trung ương. Với sự hộ tống của các nhân viên vũ trang, chiếc xe đưa ông đến một cơ sở quân sự của I-xla-ma-bat; tướng A-khơ-tan và chuẩn tướng Ưu-xu-phu đợi ông ở đó. Họ thảo luận rất sôi nổi về chính sách Ap-ga-ni-xtan của Mỹ. Nước Mỹ sẽ dành một khoản tiền viện trợ bí mật rất lớn cho du kích Mu-xlim so với trước thì nhiều gấp đôi. Số tiền này sẽ giải quyết rất nhiều vấn đề hậu cần của tổ chức chống đối, nhưng những trang bị hiện đại, cần thiết cũng rất nhiều: thiết bị nhìn ban đêm tiên tiến, các chất nổ đặc biệt, thuốc tinh chế cho tên lửa. Tuy nhiên, thứ gì có thể cống hiến quan trọng nhất cho chiến tranh, có lẽ đó là kế hoạch để du kích Mu-xlim sử dụng kĩ thuật nước Mỹ.

Nước Mỹ có thiết bị tình báo kĩ thuật tốt nhất thế giới, người ta có thể thông qua những thiết bị đó mà có được những tin tình báo một cách dễ dàng.
___________________________________
1. Nguyên văn tiếng Trung là: “Chỉ có những phần tử tinh anh, đáng tin cậy về chính trị.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #145 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2010, 01:27:45 pm »


Cuộc chiến tranh của Chính phủ mới nước Mỹ đã được trình bày tường tận trong chỉ thị của quyết sách về An ninh quốc gia số 166. Như vậy là các quan chức phe Mỹ có thể lợi dụng triệt để hệ thống này để giành thắng lợi cho cuộc chiến tranh Ap-ga-ni-xtan. Đó là một tài nguyên quý giá, vì vậy cần phải sử dụng một cách “tiết kiệm”. Một vệ tinh gián điệp KH-II đã làm thay đổi quỹ đạo vận hành thông thường mà lại thu thập được rất nhiều các tin tình báo có liên quan đến Ap-ga-ni-xtan. Cục Tình báo trung ương mỗi tuần lại chuyển cho ngành tình báo Pa-ki-xtan một bản tin tình báo vệ tinh để phía Pa-ki-xtan nắm được tình hình điều động và hành động của quân đội Liên Xô. Những tin tình báo đó sẽ giúp ích cho việc xác định mục tiêu cần đánh và việc soạn thảo ra kế hoạch hành động. Hành động hợp thành (tức tính hiệp đồng và tính chính xác kết hợp với nhau) lần đầu tiên đã biến thành khả năng. Đến tháng 5, một dòng ảnh vệ tinh rời rạc sẽ hội tập thành một dòng suối nhỏ thông tin chảy xiết không ngừng.

Đồng thời, vệ tinh gián điệp thay đổi phương hướng giám sát, mạng lưới tình báo điện tử toàn cầu của nước Mỹ đồng thời chuyển hướng thu thập các tình báo có liên quan đến cuộc chiến tranh Ap-ga-ni-xtan. Cục An ninh quốc gia một lần nữa lại điều chỉnh quyền nghe trộm điện tử. Lần đầu tiên thiết bị này tập trung sức chú ý vào vùng Ap-ga-ni-xtan và vùng Trung Á Liên Xô. Mùa hạ năm 1983, chuyên gia của Cục An ninh quốc gia lại đến I-xla-ma-bat, thành lập mỗi tổ chuyên môn, lựa chọn, phân loại các tin tình báo, rồi giao những tin tình báo tương quan cho Ưu-xu-phu. Uy lực của mạng lưới tình báo rất lớn, đến nỗi hành động chiến tranh của Liên Xô có thể thoát khỏi con mắt của người Mỹ. Ví dụ, tình hình thông tin chung quanh căn cứ không quân của các máy bay quân dụng Liên Xô đều bị nhân viên kĩ thuật Cục An ninh quốc gia Mỹ giám thính rất sát sao. Đối với mỗi phi công của Liên Xô, các nhân viên kĩ thuật Mỹ đều đánh “kí hiệu”, tức thông qua giọng nói, âm điệu hoặc mô thức về ngôn ngữ mà phân biệt. Những kí hiệu này đều đưa vào máy tính, vì vậy nếu một thời gian sau lại phát hiện nhân vật có kí hiệu đó đến Ap-ga-ni-xtan là Cục An ninh quốc gia lại biết đơn vị quân đội nào được chuyển đến và sức chiến đấu của họ ra sao.

Các nhà quân sự và nhà phân tích của nước Mỹ đều có những tri thức chuyên môn; đó là một loại tài nguyên của Cục An ninh quốc gia tham gia vào cuộc chiến tranh ở Áp-ga-ni-xtan. Giữa năm 1985, các quan chức của Lầu Năm Góc và Cục Tình báo trung ương đã tiến hành phân tích các ảnh vệ tinh, rồi thông báo những điều họ đánh giá, dự đoán về chiến lược, chiến thuật của Liên Xô cho phía quân sự cho ngành tình báo Pa-ki-xtan. Vì vậy, tổ chức chống đối đã nắm được hết mọi tình hình của quân đội cũng như của các viên chỉ huy quân đội Liên Xô. Thậm chí tổ chức này có thể dự đoán được các hành động bước sau của họ. Như vậy là các sĩ quan chỉ huy của tổ chức chống đối có thể dự kiến được những hành động có tính quy luật của Liên Xô.

Căn cứ vào chiến lược mới của Ủy ban An ninh quốc gia, Cục Tình báo trung ương còn cung cấp cho ngành tình báo Pa-ki-xtan và du kích Mu-xlim máy “phát báo mạch xung” tiên tiến. Như vậy Liên Xô không thể ngăn chặn được các thông tin phát ra từ loại máy phát báo này được. Trước đây thông tin ở chiến trường (nói chính xác thì hiện nay còn chưa có mấy) đã trở thành một vấn đề hết sức khó khăn, thông thường thì phải cần mấy tuần, có khi phải mấy tháng mới có thể cung cấp một số tin tình báo cho các viên sĩ quan chỉ huy chiến trường. Các đơn vị của đội du kích Mu-xlim thường phải cách nhau mấy dặm Anh, như vậy rất khó truyền đạt tin tình báo cho chuẩn xác. Nay những thiết bị mới này đã giúp được rất nhiều cho các tổ chức chống đối, phối hợp được nhịp nhàng với nhau.

Để nhanh chóng nâng cao được sự nhất trí đối với mục tiêu bắt Liên Xô phải trả giá đối với việc họ chiếm đóng Ap-ga-ni-xtan; tướng A-khơ-tan và chuẩn thăng Ưu-xu-phu đã trình bầy tóm tắt với Cô-xây về việc họ sẽ cải biến kế hoạch về mặt mục tiêu và phương pháp. Đối với việc đánh vào các cơ sở khí đốt và dầu mỏ của Liên Xô ở Ap-ga-ni-xtan, đội du kích Mu-xlim sẽ chấp hành nghiêm túc. Họ không thích có những hoạt động phá hoại chung chung vì hiệu quả của việc làm nổ đường ống khí đốt thật ra cũng không nổi bật lắm. Sự thật thì hành động này đã làm cho những người đã tuyên bố thánh chiến thấy chán ngán. Ưu-xu-phu cho rằng vì lí tưởng của họ mà hy sinh thân mình là một vinh dự tối cao. Tuy nhiên Ưu-xu-phu vẫn nỗ lực làm cho những hoạt động phá hoại thông thường này tăng lên. Một đường ống khí đốt chủ yếu từ Xi-bê-ri chạy thẳng đến biên giới Liên Xô đã trở thành một mục tiêu công kích hết sức hấp dẫn. Con đường ống này chôn sâu dưới đất 3 mét Anh, đi qua dưới đáy sông A-mu. Đường ống này có nhiệm vụ cung cấp nhiên liệu kinh tế vô cùng quan trọng. Du kích Mu-xlim sau khi điều tra rõ vị trí của đồng ống này liền cho nổ ở mấy nơi của nó; họ còn dùng tên lửa đánh luôn mấy cơ sở của khí đốt, làm cho hai nơi trên đường ống bị cháy lớn trong hai ngày liền. Ưu-xu-phu nói: “Theo báo cáo tất cả các nhà máy sử dụng khí đốt trong vùng đó vì bị đánh mà phải ngừng sản xuất trong 2 tuần!”
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #146 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2010, 01:28:32 pm »


Sau khi thảo luận xong về chiến thuật, A-khơ-tan, Ưu-xu-phu và Cô-xây chuyển sự chú ý sang “phần cứng”. Du kích Mu-xlim đã có được súng bắn tỉa, ngoài ra rất nhiều hoả pháo hiện đại đang trên đường chuyển tới cho họ. Nhưng, vẫn còn một vấn đề đó là du kích Mu-xlim không có loại vũ khí để đối phó hữu hiệu với những trận không tập của Liên Xô. Trước đây họ được cung cấp tên lửa đất đối không nay loại tên lửa này toàn bộ đã vô hiệu. Loại tên lửa Sam-7 thì hỏng bét, tên lửa “Xuy Quản” của Anh và tên lửa “Hồng Tiễn” của Trung Quốc cũng không tốt hơn là bao nhiêu. Tất cả các hệ thống vũ khí thích hợp với du kích chiến của du kích Mu-xlim họ đều thử qua, kết quả là hiệu quả đều không tốt. 90% mọi sự tổn thất dưới mặt đất đều là do những cuộc bắn phá của máy bay. Nếu chúng ta không có lực lượng trên không đối chọi được với họ thì chiến lược mới cũng khó giành được phần thắng lợi. Theo lời A-khơ-tan thì, nếu một hệ thống vũ khí nào đó có khả năng thành công thì nó nhất định là một loại “vũ khí thần kì”. I-xla-ma-bat chuẩn bị đến tháng 7 sẽ tiếp thu tên lửa “Độc thích” đợt đầu. Vậy, nếu phân một phần loại tên lửa này cho du kích Mu-xlim thì kết quả sẽ như thế nào? Cô-xây cho rằng du kích Mu-xlim cần tên lửa “Độc thích”, do vậy nên mấy tháng nay ông đã mất sức nhiều về việc này. Trong tiến trình mở rộng chiến tranh, cần có những trận đánh vào lực lượng không quân, đó là việc làm hợp lô-gich. Ông nói với các trợ thủ của mình: “Khi chúng ta bắt đầu cho những máy bay trị giá 20 triệu đôla từ tít trên cao đánh xuống thì Mat-xcơ-va sẽ thấy đau đầu.” Nhưng kiến nghị về tên lửa “Độc thích” đó, một số ngành của Quốc Vụ viện và Bộ Quốc phòng phản đối vì họ lo rằng loại tên lửa này có khả năng rơi vào tay kẻ địch.

Cô-xây bảo đảm với A-khơ-tan: Chính phủ Mỹ, kể cả Tổng thống cùng rất nhiều người sẽ suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề này. Ông đảm bảo là sẽ trực tiếp đề xuất vấn đề đó với cố vấn An ninh quốc gia Mác Phơ-ran và Tổng thống.

Khi Cô-xây bay tới A-rập Xau-đi để thảo luận, nghiên cứu yếu tố sau của chiến lược Ri-gân, thì tình hình Vương quốc Xau-đi ngày nay so với khi ông đến thăm nước này năm 1981 đã khác hẳn. Sự sản xuất dầu mỏ đã rơi xuống ngàn trượng. Khi đó mỗi ngày Xau-đi sản xuất được từ đỉnh cao 10 triệu thùng, nay sụt xuống còn có 2 triệu thùng. Thu nhập về dầu mỏ so với 3 năm trước đã giảm đi 70 tỉ đôla. Ở Ri-yat, chỉ có 60% văn phòng là có đủ người đến làm việc.

Trung tuần tháng 5, đã có những vụ nổ ở Ri-yat do phần tử cực đoan Mu-xlim gây ra khiến cho Chính quyền Xau-đi phải đối mặt với sự uy hiếp nội bộ nghiêm trọng. Những vụ nổ này là do một tổ chức có tên “I-xlam thánh chiến” gây ra, tổ chức này ủng hộ cách mạng I-ran. Họ ra sức lật đổ sự thống trị của Vương thất Xau-đi. Một Thông tấn xã nhận được một cú điện thoại: “Tổ chức chúng tôi đang thực thi một số hành động đối với A-rập Xau-đi. Mục tiêu của chúng tôi là Vương triều Xau-đi phản động và mục đích của chúng tôi là lật đổ nó!” Người nói điện thoại chỉ trích gia tộc Xau-đi: “... đã thông qua vũ lực và lừa dối, cướp đi đất đai thần thánh nhất của I-xlam, vì vậy chúng tôi phải phấn đấu với các tín đồ I-xlam khác để đoạt lại quyền lực của chúng tôi, đánh đuổi bạo quân đó đi.” Những lời lên án đó đã khiến cho Vương thất Xau-đi hết sức sợ hãi.

Cô-xây và Quốc vương trao đổi với nhau về những lời hứa hẹn mới đây đối với Ap-ga-ni-xtan và lực lượng vũ trang chống Chính phủ ở Ni-ca-ra-gua. Họ còn thảo luận với nhau về cuộc chiến tranh “2 I” và triển vọng giải quyết vấn đề Xát-đam Hut-sen dường như có hứng thú thật sự trong việc đàm phán hoà bình với Khô-mây-ni, đó là vì trên chiến trường, ông đang ở trong tình trạng rất bất lợi! Nhưng Tê-hê-ran lại không mấy hứng thú đối với việc này. Mao-la dường như muốn để cho Hus-sen được nếm mùi nhục nhã của sự chiến bại!

Những phần tử cực đoan I-ran đã đốt đống lửa còn chưa cháy hết! Họ giữ vững một cách kiên cường sứ mệnh phá hoại thể chế quân chủ thủ cựu ở vịnh Ba-tư. Cô-xây nói với Pha-khơ-đơ rằng, Tổng thống Ri-gân rất chú ý đến việc Liên Xô không ngừng can thiệp vào vùng này nhất là vào Nam Yê-men và Si-ri.

Xét đến việc gần đây các phần tử khủng bố gây ra những vụ nổ ở Ri-yat, ông đề nghị Văn phòng kĩ thuật Cục Tình báo trung ương thực thi những biện pháp an ninh nội bộ đặc biệt đối với Vương thất Xau-đi. Pha-khơ-đơ tiếp nhận đề nghị này với một sự cảm kích vô bờ.

Khi ánh sáng ban mai đã tràn ngập phòng hội đàm, Cô-xây lại đề xuất quan điểm của Chính phủ Mỹ là việc giành được giá dầu mỏ ổn định, tương đối thấp là một sự tiến triển hết sức đáng tán thưởng. Thậm chí ông còn dành cho Pha-khơ-dơ một số thông tin có ích cho A-rập Xau-đi. Một người nguyên ở Ngân hàng Quốc tế nói với Pha-khơ-đơ, Bộ Tài chính nước Mỹ đương có kế hoạch, vào khoảng sau tháng 12 sẽ từ từ phá giá đồng đôla. Kế hoạch này sẽ làm cho các sản phẩm của Mỹ trở nên rẻ, vì thế nên nó là một cách đẩy mạnh việc xuất khẩu của nước Mỹ. Tin này đối với Pha-khơ-đơ có giá trị vô cùng, vì rất nhiều tài sản ở nước ngoài của Xau-đi là loại “phi đôla Mỹ”. Khi đồng đôla Mỹ sụt giá, thì những tài sản đó đột nhiên tăng giá trị. Tin này sẽ hết sức có ích khi Pha-khơ-đơ muốn cải thiện hiện trạng tài chính khó khăn của Vương quốc Xau-đi. Theo phong cách của người A-rập Xau-đi, Pha-khơ-đơ hiển nhiên không trực tiếp đề xuất vấn đề định giá dầu mỏ và sản xuất dầu mỏ. Nhưng, người A-rập Xau-đi giờ đây hết sức cảm kích nước Mỹ đã bảo đảm an ninh và đã giúp đỡ họ về một số mặt kinh tế. Đó là điều hết sức rõ ràng!
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #147 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2010, 01:29:05 pm »


Ngày 29 tháng 7, tại Niu-oóc, Cô-xây đã có cuộc hội nghị bí mật với một số người đứng đầu các công ty nước Mỹ. Những người này đều có các lợi ích thương nghiệp quan trọng ở Liên Xô. Trong số đó có Đơ-uyn An-đrây-as của Công ty A-xiê I-da-nis I-mi-đan. Địa điểm hội nghị đặt ở Câu Lạc bộ Liên hợp, số 36 phố lớn 62, đó là nơi hay qua lại mua bán của tầng lớp giàu sang.

Đây là một cuộc họp phi chính thức; các quan chức cao cấp trong nội các của Chính phủ Ri-gân định kì có những cuộc họp như thế này với những ông chủ của các công ty nước Mỹ. Chủ đề của hội nghị này có liên quan với tình hình của Liên Xô. Trong hội nghị, Cô-xây phát biểu những dụ đoán của ông đối với tình hình chính trị của siêu cường Cộng sản này, tình hình đó sẽ có ảnh hưởng to lớn đối với những hoạt động thương mại của phương Đông và phương Tây; hoặc là nó sẽ gây ra những sự dao động; hoặc là nó sẽ xây dựng được những lòng tin vào thương nghiệp của các công ty Mỹ. Vào giờ giải lao, An-đrây-as đến hỏi chuyện Cô-xây trong phòng nghỉ, sau đó cùng đến phòng ăn ở lầu hai, họ đến ngồi bên chiếc bàn ăn hình chữ U.

Quan hệ giữa hai người rất tốt, trong trò chuyện họ trực tiếp gọi tên nhau (vị Chủ tịch Hội đồng Quản trị này còn có một nguồn tình báo rất tốt ở Liên Xô). Trước khi Cô-xây được bổ nhiệm chức Cục trưởng Cục Tình báo trung ương, ông đã quen thân một số giám đốc công ty hiện có mặt ở đây khoảng vài năm. Toàn bộ các giám đốc công ty họp hôm nay đều hoặc nhiều, hoặc ít đã hợp tác với phòng “Thu thập tình báo quốc gia” và đã cung cấp những gì họ biết về Liên Xô cho các cơ quan này. Không ít các Giám đốc đó đã cho phép Cục Tình báo trung ương được sử dụng công ty họ để yểm trợ cho công tác của Cục, dù ở trong nước, hoặc ngoài nước.

Sau bữa ăn trưa, An-đrây-as đã đứng dậy giới thiệu Cô-xây với cử toạ một cách nhiệt tình, sôi nổi và tường tận. An-đrây-as đặc biệt nhấn mạnh quá trình công tác của Cô-xây khi ông làm việc ở Cục Tình báo chiến lược nước Mỹ trong thời kì Thế chiến thứ hai và khi ông làm việc ở ngành Tài chính Niu-oóc. Vị Chủ tịch Hội đồng Quản trị này còn nói về tình hình khi Cô-xây làm việc ở Ủy ban Giao dịch chứng khoán (SEC) và khi ông được bổ nhiệm là người phụ trách vấn đề kinh tế ở Quốc Vụ viện. “Giờ đây chúng ta chỉ biết ông là Cục trưởng Cục Tình báo trung ương, còn tôi thì giờ đây xin được giới thiệu cùng các bạn một Uy-li-am Cô-xây hoàn chỉnh”. Khi Cô-xây bước lên bục diễn đàn thì từ phía dưới vang lên những tiếng vỗ tay giòn giã, vang dậy. Ông nói rất hấp dẫn nên dù rằng đây là các giám đốc công ty của hơn 500 công ty cỡ thế giới cũng phải lắng nghe. Cục trưởng Cục Tình báo trung ương giới thiệu bí mật mọi tình hình với họ và làm cho trong lòng họ rộn lên những hứng thú rất đậm đà!

Trong bài nói chuyện của mình, ngay khi mở đầu Cô-xây đã giới thiệu với cử toạ về vị Tổng bí thư mới Đảng Cộng sản Liên Xô. Vì những người dự họp đều là thương gia, nên Cô-xây chủ yếu nói về kế hoạch kinh tế và chính trị của Gooc-ba-chốp. Vị Tổng Bí thư này đã hứa sẽ ổn định nền kinh tế khập khiễng của Liên Xô, ông ta sẽ áp dụng một số biện pháp giải quyết cấp tiến, nhưng những biện pháp này rất có khả năng thất bại! Cô-xây, nét mặt nghiêm nghị nói với mọi người rằng, các cơ quan quan liêu của đảng họ đã phản đối Goóc-ba-chôp; quân đội cũng phản đối ông ta. Kinh tế Liên Xô ở trong trạng thái hỗn loạn, tồn tại những nguy cơ quan trọng về tài nguyên. Liên Xô muốn cải thiện hoàn cảnh kinh doanh, khiến cho các công ty phương Tây dễ tiếp thu. Nhưng sự cải thiện này chỉ là những lời nói hoa mỹ. Cô-xây nói, do thiếu ngoại tệ mạnh, nên trong hai tháng liền họ phải tạm thời đình chỉ trả các khoản tiền cho các thương gia cung ứng nước ngoài, do vậy nên các công ty làm ăn với Liên Xô phải hết sức cẩn thận! Đứng về góc độ kinh tế mà xét, thông tin này khiến mọi người bi quan.

Về lĩnh vực chính trị, Cô-xây tỏ ra có chút lạc quan! Do Liên Xô phải trả giá quá đắt vì họ đã liên tục bành trướng ra bên ngoài, lại thêm tình hình kinh tế quá ngặt nghèo nên sự bành trướng đã phải chậm lại. Đế quốc Liên Xô vì bành trướng ra bên ngoài như vậy nên họ đã phải mang một gánh nặng về tài chính bởi thế họ không có được thực lợi về tài chính. Goóc-ba-chôp do đó bị bức phải giảm bớt sự chi tiêu về quân sự để mong vượt qua được sự khủng hoảng về kinh tế.

Khi kết thúc bài phát biểu, Cô-xây nói, trước đây ông thường tổ chức những cuộc nói chuyện bí mật với các xí nghiệp gia và mời họ cùng chia xẻ các tin tình báo với Chính phủ. “Rút cục thì Liên Xô sẽ xẩy ra chuyện gì, tôi tin các vị hãy tìm ra đầu mối, vì các vị có thể nắm được mạch đập của họ. Như vậy chúng ta có thể biết được tần xuất đập của con tim Liên Xô!”.

Sau khi kết thúc bài nói chuyện và trả lời một số vấn đề thính giả vỗ tay hoan nghênh nhiệt liệt Cô-xây. Khi ra về, ông vỗ vỗ vào vai mấy người và bắt tay từ biệt nhiều người khác.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #148 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2010, 01:30:45 pm »


Mùa hạ năm 1985, khắp Oa-sinh-tơn đều bàn tán xôn xao về vị Tổng Bí thư mới của Liên Xô. Trong con mắt của họ, Mi-khai-in Goóc-ba-chôp là cả một vấn đề cần tìm hiểu! So với Chéc-nen-cô thì Goóc-ba-chôp là người của thế hệ sau, khi còn trẻ ông đã đi du lịch nhiều nơi ở phương Tây. Phong cách hành sự của ông so với lớp người trước thì đặc vẻ phương Tây.

Ngày 25 tháng 6 năm 1985, Ủy ban An ninh quốc gia đã triệu tập hội nghị tại Lầu lớn hành chính để thảo luận hàng loạt vấn đề an ninh. Không khí trong hội nghị tương đối sôi nổi. Số phần tử trí thức dự họp này đã tranh luận rất nhiệt tình, không ai chịu nhân nhượng ai về vấn đề, trong thời đại Goóc-ba-chôp Liên Xô sẽ có những sự biến đổi gì. Có người đã đúc ra một câu nói khôi hài của An-đrây Grô-mi-cô: “Nụ cười của Goóc-ba-chôp rất mê người, nhưng răng của ông ta làm bằng thép”; hơn nữa họ còn chú ý, ông là môn sinh của một vị lãnh đạo có bàn tay sắt, Yu-ri An-đrô-pôp, Chủ tịch KGB và Tổng Bí thư thì người ta không thể hy vọng trên con người của ông thấy được sự biến đổi rõ rệt của Liên Xô. Có người còn nhấn mạnh Goóc-ba-chôp là một con người may mắn! Ông đã từng là Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp. Chức vụ này trong đời sống chính trị ở Liên Xô có khác nào như một “ngôi mộ chính trị”! Mặc dầu như vậy, ông ta vẫn tìm cách làm được Tổng Bí thư. Tổng thống Ri-gân rõ ràng là thích cách nói dưới đây: “Goóc-ba-chôp là một người lãnh đạo Liên Xô kiểu mới, trên thực tế ông là một người lãnh đạo đất nước Liên Xô thứ nhất rất coi trọng phu nhân của ông!”.

Khi chuyển đến vấn đề có liên quan tới chính sách của nước Mỹ, Ri-gân cũng như thường lệ ngồi trên ghế lắng nghe người khác thảo luận. Từ khi là Tổng thống đến nay, những ý nghĩ của ông về Liên Xô có biến đổi. Ông đã hiểu rõ giá trị của thông tin và ngoại giao, hơn nữa ông còn cho rằng luận điệu cũ rích “Liên Xô thiên chấp cuồng1 cũng có phần đúng. Ông đã ra lệnh phải giảm bớt hẳn các hoạt động bay quân sự của Liên Xô khi họ tiến hành trinh sát ở ngoài biên giới. Khoảng 20 phút sau, Ri-gân cũng tham gia thảo luận: “Goóc-ba-chôp có lẽ không phải là một người lãnh đạo Liên Xô kiểu mới” - Ông nói - Chỉ có thời gian mới nói rõ được mọi việc, có thể là chưa đến 10 năm. Nhưng tôi muốn giữ lấy nhiệt tình đối với Liên Xô. Tôi không muốn đình chỉ bất cứ việc nào mà tôi đang làm.”

Gióoc-giơ Xu-ơn-xư tiếp tục xúc tiến cuộc đối thoại ngoại giao giữa Mỹ và Liên Xô, thậm chí ông còn muốn tổ chức một cuộc hội đàm thượng đỉnh giữa các siêu cường. Kiến nghị này là do phó Tổng thống Bus lần đầu tiên đề xuất với Goóc-ba-chôp trong lễ tang Chec-nen-cô. Nhưng, do những nguyên nhân khác nên việc này phải gác lại “Tổng thống hiểu rõ giá trị của hai vấn đề, thủ đoạn ngoại giao và chiến lược thế công”. Giôn Pin-đơ Kơ-xtơ nhớ lại.

Đến cuối mùa hạ, có hai chính sách kinh tế quan trọng làm cho Liên Xô vốn đã ở trong tình trạng kinh tế hỗn loạn nay lại phải chịu một ảnh hưởng đáng sợ. Chính sách thứ nhất là do Oa-sinh-tơn gây ra. Dưới sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tài chính Giêm Pây-cơ, đồng đôla Mỹ bắt đầu sụt giá dần dần, từ nay đến 12 tháng nữa sẽ sụt giá 1/4. Động cơ Mỹ làm như vậy hoàn toàn là do nhu cầu trong nước, Pây-cơ hi vọng thông qua sự sụt giá này đẩy mạnh xuất khẩu, làm cho giá cả hàng hoá Mỹ trên thị trường nước ngoài rẻ đi. Nhưng đồng thời, theo tính toán thực số, đồng đôla Mỹ sụt giá thực tế sẽ làm cho nước xuất khẩu của Liên Xô giảm thiểu 1/4. Thường thì Mat-xcơ-va đem đổi tất cả ngoại hối thu được từ xuất khẩu dầu mỏ ra đôla Mỹ; đó là loại tiền mà Liên Xô ưa thích. Khi đồng đôla Mỹ vững giá sẽ cho phép Liên Xô, với sức mua của nó đạt tới hạn độ lớn nhất ở châu Âu và ở châu Á thì chính sách này có ích. Nhưng khi nó sụt giá thì tình hình sẽ đảo ngược. Theo sự ước đoán của Cục Tình báo trung ương, Krem-li đã phải trả một giá là 1 tỉ 5 đôla Mỹ đối với sự sụt giá của đồng đôla Mỹ.

Một loại chính sách khác là xuất phát từ Ri-yat. Nó có một tác dụng cực kì quan trọng đối với sự tử vong của nền kinh tế Liên Xô. Cuối mùa hạ năm 1985, A-rập Xau-đi chính thức thông báo cho Chính phủ Mỹ, Xau-đi hy vọng tăng sản lượng dầu mỏ sẽ làm cho giá dầu mỏ quốc tế tụt xuống nhiều. “Họ đã báo trước cho chúng ta biết rằng, chúng tôi có thể nhìn thấy sản lượng dầu mỏ sẽ tăng vọt” - Uyn-pak nhớ lại. Xuất phát từ nguyên nhân an ninh và kinh tế, người A-rập Xau-đi tạm thời làm theo lời khuyến cáo của Chính phủ Mỹ. Qua con đường ngoại giao Xau-đi đã thông báo quyết định của mình cho Oa-sinh-tơn. Lần này trái hẳn với quyết định giảm sản lượng dầu mỏ của họ, một quyết định khiến mọi người phải giật mình kinh ngạc thời kì thập kỷ 70. Đây là một chứng cứ chứng tỏ sự tăng cường hợp tác vì mục tiêu chung giữa nước Mỹ và A-rập Xau-đi.
___________________________________
1. Thiên chấp cuồng: thiên về hành động thô bạo.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #149 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2010, 01:31:32 pm »


Để cứu vãn một cơn bão táp về tài chính sẽ đem lại tổn thất cho Liên Xô, Goóc-ba-chôp đã họp với các cố vấn quan trọng và các trợ thủ của ông nghiên cứu việc soạn thảo ra kế hoạch cải cách kinh tế để thực thi vào kế hoạch 5 năm lần thứ hai. Thể chế kinh tế của Liên Xô tồn tại một số lớn vấn đề nhưng những vấn đề này xưa nay vẫn bị coi nhẹ. Nội dung quan trọng trong lần cải cách thứ nhất của vị Tổng Bí thư mới nhận chức này là phát triển tăng tốc, từ đó họ sẽ đưa Liên Xô, một siêu cường quốc đã hồi phục về kinh tế này tiến vào thế kỉ mới! Hiện đại hoá là một mục tiêu mới, chứ không phải là một sản phẩm, vì nó cần thời gian tới mấy mươi năm. Để thực hiện mục tiêu này, Liên Xô phải tăng đầu tư trong phạm vi lớn về phương diện chế tạo máy móc, nhất là phải tăng đầu tư về lĩnh vực kĩ thuật (máy móc thí nghiệm, người máy, điện tử học và máy tính), đồng thời phải hết sức nhanh chóng trong vấn đề thay cũ đổi mới thiết bị. Để thực hiện kế hoạch này, Goóc-ba-chôp cần phải đáp ứng mấy điều kiện sau: Tức phải có kĩ thuật phương Tây, ngoại tệ mạnh và kết thúc mọi sự thách thức về chính trị, những điều kiện đó chỉ có thể thực hiện được trong trường hợp Chính phủ Ri-gân thay đổi chính sách.

Goóc-ba-chôp hết sức nhiệt tình kêu gọi các nhà quyết sách phương Tây và các thương nhân mở rộng sự giao lưu thương mại. Khi đưa ra lời kêu gọi này, ông đã liên hệ kĩ thuật, thương mại và hợp tác chính trị vào làm một. “Trong thế giới nguy hiểm này, chúng ta không thể hoàn toàn coi nhẹ mối quan hệ ổn định giữa thương mại và kinh tế, khoa học và kỹ thuật này được. Chúng ta không có quyền làm như vậy!” Ông nói với các thính giả của ông rằng: “Nếu chúng ta muốn thật sự xây dựng một mối quan hệ vững chắc và ổn định có thể làm cho hoà bình được bảo đảm, thì chúng ta phải phát triển mối quan hệ thương nghiệp.”

Goóc-ba-chôp cần ưu tiên xét một việc, đó là lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt; nó là nguồn chủ yếu để Liên Xô có được ngoại tệ mạnh, sau đó họ sẽ dùng số tiền này, từ phương Tây mua về lương thực và các thực phẩm khác. Mục tiêu mà vị tân nhiệm Tổng Bí thư này xác định là, tăng số khí đốt đưa sang phương Tây, hơn 22.000 tỉ mét khối Anh của năm 1985 được đưa lên 30.000 tỉ mét khối Anh vào năm 1990. Phần trị số gia tăng này có được là từ mỏ khí đốt mới của miền Tây Xi-bê-ri. Mỏ khí đốt mới này cho đến gần đây mới đưa vào vận hành. Sản lượng dầu mỏ cũng tăng lên với mức độ lớn. Trong thời gian kế hoạch 5 năm sau (1986 - 1990) Goóc-ba-chôp phê chuẩn rót vào công nghiệp dầu mỏ một khoản tiền là 51 tỉ rưỡi đôla để cải tiến thiết bị sản xuất dầu mỏ; đồng thời năm 1986 sẽ lập một kỉ lục mới là đưa 16 mỏ dầu mới đi vào sản xuất. Goóc-ba-chôp hy vọng thông qua việc xuất khẩu năng lượng sẽ thu được hàng tỉ đôla.

Nhưng, ngoài việc từ phương Tây có được kĩ thuật, ngoại tệ mạnh và tiền vay ra, Goóc-ba-chôp cũng hi vọng giảm nhẹ được gánh nặng thuộc lĩnh vực quân sự. Đến cuối năm 1985, kể từ thập kỷ 60, lần đầu tiên số vũ khí mà nước Mỹ sản xuất đã nhiều hơn Mat-xcơ-va. Có lẽ điều quan trọng hơn hết là, dự toán nghiên cứu và phát triển của Mỹ tăng gấp đôi, điều này khiến cho các sĩ quan cao cấp Liên Xô và Goóc-ba-chôp cảm thất lo lắng! Khi đó một uỷ viên Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô nói: “Chúng ta nhận thấy một điều rất rõ ràng là: lực lượng của các lĩnh vực tương quan đã chuyển sang đối phó với chúng ta, trong đó bao gồm lĩnh vực kĩ thuật quân sự, lĩnh vực ý thức và lĩnh vực kinh tế. Chúng ta phải có biện pháp để ngăn chặn sự tiến triển về các lĩnh vực đó của Mỹ, ngõ hầu có sự “đối đáp” thích đáng với mọi thách thức khác của nước Mỹ”.

Về phía quân sự, như S.L.Su-cơ-rôp nguyên Bộ trưởng Quốc phòng, đã nói: “Bằng phương thức của mình, Liên Xô sẽ chạy đua với sự phát triển về mặt quân sự của nước Mỹ”. Do có sự chuyển biến về vấn đề chạy đua vũ trang nên Goóc-ba-chôp đã nghĩ đến một triển vọng chẳng hay ho gì; đó có lẽ là do “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” của nước Mỹ nên khiến cho ông ta cảm thấy bứt rứt không yên! Với cách nhìn của ông thì vấn đề cốt lõi của thế giới này là “Khoa học kĩ thuật phát triển đến một trình độ nhất định, do được ứng dụng một cách rộng rãi nên đã thu được thành tựu mới; nhất là về lĩnh vực quân sự, nó có thể đưa sự chạy đua vũ trang vào một giai đoạn mới hoàn toàn.” Mat-xcơ-va đang đứng trước một sự thách thức về kĩ thuật mà nó không có cách nào ứng phó được, vì vậy nên họ cảm thấy sợ hãi! A-lếc-xan-đơ Pes-mêl-tơ-na cho rằng, do xây dựng quân sự nên nước Mỹ đã áp đặt “nhân tố kinh tế” trong gánh nặng quân sự của Liên Xô, đó chính là “Việc lớn hàng đầu trước mặt Goóc-ba-chôp”. A-na-tô-ri Xiao-na-ap cố vấn ngoại giao của Goóc-ba-chôp nhớ lại: “Đối với Gioóc-ba-chôp mà nói, việc cần thiết trước mắt là phải kết thúc chiến tranh lạnh. Có như vậy thì chúng tôi mới có thể thực sự cắt giảm dự toán quốc phòng, từ đó mà hạn chế được khối liên hợp công nghiệp quân sự. Sự việc đã rất rõ ràng, ông sẽ đàm phán vô điều kiện với Tổng thống Ri-gân, trong đàm phán hai người sẽ đi rất xa qua việc cắt giảm một cách thực chất vũ khí chiến lược”. Điều mà ông rất quan tâm có lẽ là “Sáng kiến phòng thủ chiến lược”. Pes-mêl-tơ-na nói: “Khi bàn về “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” chúng tôi có cảm giác phải chăng chúng tôi rơi vào cuộc chạy đua vũ trang, do “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” gây nên; vì rằng chúng tôi đang thử làm một số việc mà Mỹ đang làm, ví dụ như kế hoạch không gian và “hệ thống vũ khí không cơ” khiến cho Goóc-ba-chôp cảm thấy hoảng sợ”.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM