Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 10:08:22 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những âm mưu sách lược của chính phủ Rigân làm tan rã Liên bang Xô Viết  (Đọc 100665 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #130 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2010, 12:25:22 am »


Ngày 23 tháng 9, Grô-mi-cô đọc diễn văn tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở Niu-oóc. Đó là một bài diễn thuyết có chủ đề rất rõ ràng, nội dung miêu tả khái quát về 3 phần chính trong chiến lược bí mật nhằm mục đích làm yếu Liên Xô của Chính phủ Ri-gân. Grô-mi-cô công kích một cách sắc bén về việc Oa-sinh-tơn “can thiệp vào nội chính” của Ba Lan. Trong diễn văn, ông dường như nói rằng ông đã đọc bản văn kiện số NSDD-32; ông tuyên bố nước Mỹ đang có ý đồ “làm lung lay cơ sở chủ nghĩa xã hội của Ba Lan”. Ông lên án Chính phủ Mỹ đang tiến hành một cuộc chiến tranh kinh tế. “Gây áp lực với các nước khác, nhất là với các nước châu Âu, kiềm chế không cho các nước đó liên hệ với các nước xã hội chủ nghĩa”. Cuối cùng, một lần nữa ông lại lên án Oa-sinh-tơn gây ra cuộc “chạy đua vũ trang”. Đặc biệt cần chỉ ra một điều là, ông khẳng định nước Mỹ đang tập trung nghiên cứu chế tạo ra một hệ thống vũ khí kĩ thuật mới, nhằm mục đích đe doạ Liên Xô. Ông đưa ra một câu hỏi đanh thép: “Ai có thể tin được rằng sự thúc đẩy việc nghiên cứu, phát minh ra những loại vũ khí mới là một việc chú trọng đến hoà bình?”.

Sau 5 ngày, Grô-mi-cô lại nói đúng những lời như vậy ở Nhà Trắng. Ông dứt khoát nói với Ri-gân: “Qua tất cả những lời đó, chúng tôi có thể thấy rõ là, Mỹ muốn cho Liên Xô khánh kiệt mọi tài nguyên để cuối cùng bức chúng tôi phải đầu hàng.” Nhưng trời đã phú cho Ri-gân đặc tính là kiềm chế được bản thân. Ông đã bằng những nụ cười và sự hài hước, dí dỏm lảng tránh những lời chỉ trích của Grô-mi-cô.

Đúng vào lúc các quan chức cao cấp của Chính phủ Mỹ đương soạn thảo ra chính sách đối ngoại bước sau, thì tình hình kinh tế trong nước đã khiến họ rất vui và đã khiến họ rất quan tâm! Để duy trì sự hồi sinh của nền kinh tế, họ đi đến một ý chung: làm cho giá năng lượng hạ thấp là một mục tiêu quan trọng. Rất rõ ràng, điều này đối với công nghiệp nước Mỹ là rất tốt! Những nhân vật quyết sách có đầu óc chiến lược trong Chính phủ Ri-gân như Cai-xpa Uyn-pak, Cô-xây, Giôn Pin-đơ Kơ-xtơ và các quan chức khác trong Ủy ban An ninh quốc gia đều cho rằng, giá năng lượng tương đối thấp sẽ là một đòn có tính huỷ diệt đối với điện Krem-li. Cô-xây và Uyn-pak nói với các quan chức Xau-đi rằng, nước Mỹ rất muốn giá dầu mỏ rẻ và ổn định. Nhưng đến cuối năm 1984, hoạt động tranh cử của Tổng thống đối với họ đã trở thành một mục tiêu trực tiếp họ cần dốc toàn lực vào việc này.

Chính phủ Ri-gân đã bỏ một số vốn chính trị rất lớn vào vương thất Xau-đi. “Người Xau-đi là một trong những thành tố quan trọng nhất của chiến lược Ri-gân” - A-len Fi-e-rơ nhớ lại Ngoài một số vấn đề khu vực quan trọng ủng hộ nước Mỹ ra, Ri-yat còn ủng hộ tài chính đối với lực lượng vũ trang chống Chính phủ và đối với đội du kích Mu-xlim Ap-ga-ni-xtan. Nhưng, ảnh hưởng của Ri-yat đối với việc định giá dầu hạ cũng là một sự ủng hộ đối với nước Mỹ.

Chính phủ Mỹ đã đứng ra đảm bảo để người A-rập Xau-đi mua được AWACS và máy bay chiến đấu hiện đại; đồng thời gần đây Ri-gân còn lợi dụng uy tín chức vụ Tổng thống của mình cho chuyển tên lửa “Độc thích” đến Xau-đi. Để đáp ứng được sự cần thiết về vấn đề an ninh đặc biệt ở vịnh Ba-tư, nước Mỹ còn lập ra Bộ Tư lệnh quân sự mới - Bộ Tư lệnh quân đội Mỹ đóng ở Trung Đông (USCENTCOM). Thậm chí Tổng thống còn ký một bức thông điệp xác định rõ việc ông ủng hộ Xau-đi. Đầu năm 1985, không quân Mỹ sẽ thực thi hành động “Lá chắn hoà bình”. Đó là một hệ thống phòng không tổng hợp với kĩ thuật tiên tiến nhất ở ngoài phạm vi các nước thành viên NATO, đồng thời đó là một hệ thống khống chế, chỉ huy và thông tin thông qua sự xử lí bằng máy tính, nó có thể nối tiếp máy bay AWACS của Xau-đi với 5 trung tâm chỉ huy mặt đất và 17 trạm ra-đa tầm xa với nhau. Hành động “Lá chắn hoà bình” là để ngăn chặn bất kì một sự đe doạ có tính khu vực nào. Nếu sự răn đe thất bại thì hệ thống này sẽ hiệp đồng với không quân Xau-đi phản ứng ngay: hành động này bao gồm việc phóng mật tập các quả tên lửa không đối đất. Nước Mỹ và Xau-đi hi vọng “Lá chắn hoà bình” có thể trong 10 ngày là chống đối được với một đợt công kích bất kì từ hướng nào đó, cho đến khi viện quân Mỹ đến kịp. Hành động này cũng làm cho lời hứa của Mỹ là bảo đảm về mặt quân sự cho Xau-đi được củng cố thêm một bước, đội ngũ ở đó bao gồm 400 nhân viên công tác dài ngày ở Xau-đi cộng với 1700 nhân viên quân sự người Mỹ đang đóng tại đấy. Sở chỉ huy chiến trường của quân Mỹ sẽ giữ mối liên hệ lâu dài với quân hạm Lasal, đó là kì hạm của một hạm đội (có 6 chủ lực hạm) của quân Mỹ đóng ở vùng Vịnh. Đó cũng là Sở Chỉ huy chiến trường của những đơn vị ở trên đất Mỹ thuộc Bộ Tư lệnh quân Mỹ đóng ở Trung Đông.

Xưa nay Chính phủ Mỹ không bao giờ coi việc đưa ra lời hứa đảm bảo an ninh như một thứ đồ trang sức mỹ miều, mục đích của họ chỉ là để ảnh hưởng đến việc định giá dầu mỏ của Xau-đi. Uyn-pak nói: “Một nguyên nhân khiến chúng tôi bán những vũ khí đó cho Xau-đi là để hạ thấp giá dầu mỏ”.

Mùa thu năm 1984, trước mấy hôm với dự định. Tới Xau-đi, Cô-xây kéo theo Gơ-ren Căm-bel Chủ tịch Ủy ban đốc sát tình báo của phủ Tổng thống cùng đi.

Ông cho rằng thà cộng sự với một Ủy ban có quy mô tương đối nhỏ này của Căm-bel chứ không muốn có quan hệ với Ủy ban tư vấn Tình báo đối ngoại của phủ Tổng thống. Họ bàn luận với nhau mấy vấn đề, sau đó Cô-xây giải thích về ý đồ của Chính phủ. “Ông muốn tiếp cận với người Xau-đi để chuẩn bị cho việc hạ giá dầu mỏ”. Căm-bel nhớ lại “Ông không nói nhiều về chi tiết mà chỉ “lầm bầm” có vài câu thôi”.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #131 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2010, 12:26:55 am »


Suốt cả năm 1984, Chính phủ Ri-gân đã tiến hành một loạt hoạt động du thuyết để có được sự ủng hộ trong việc hạ giá dầu thế giới. Ngày 1 tháng 8, Xiê-khơ Zha-chi A-lây Ya-ma-ni, Bộ trưởng Dầu mỏ A-rập Xau-đi đàm phán với Bộ trưởng Năng lượng nước Anh cùng mấy công ty dầu mỏ lớn với mục đích ngăn không cho giá dầu mỏ hạ xuống, giữ sao cho mỗi thùng chỉ hạ đến 29 đôla. Việc này làm cho Oa-sinh-tơn cảm thấy không yên tâm. Sau lời tuyên bố về cuộc đàm phán giữa nước Anh và Xau-đi 2 tuần, Đô-nat Ri-can, Bộ trưởng Tài chính gửi một bức công hàm cho Bộ trưởng Năng lượng Đô-nat Khô-đơ-rơ chủ trương nước Mỹ sẽ “chống lại bất kì một sự giữ giá dầu mỏ nào”. Nước Mỹ sẽ nỗ lực làm cho giá dầu mỏ hạ thấp!

Sau đó không lâu, Khô-đơ-rơ triệu tập một cuộc đại hội về dầu mỏ ở Luân-đôn. Trong đại hội ông đã đưa ra một nghi vấn: “Lẽ nào những người tiêu dùng (dầu mỏ) đã nhìn thấy giá dầu mỏ xuống thấp đủ mức rồi sao?” Ông không trực tiếp trả lời vấn đề của mình, nhưng câu hỏi của ông ngầm có ý nói hiện nay giá dầu mỏ không phải là giá thấp. Sau đó mấy tuần, Khô-đơ-rơ đã có một bước đi hết sức công khai và khác thường, ông đã gửi một bức điện cho các công ty dầu mỏ lớn của nước Mỹ, phê bình OPEC “có ý đồ nâng giá dầu mỏ hoặc theo ý muốn cá nhân hạn chế sản lượng dầu mỏ để thao túng thị trường dầu mỏ quốc tế!” Xem ra thì Chính phủ nước Mỹ đang áp dụng biện pháp làm cho giá dầu mỏ hạ thấp!

Nếu giá dầu mỏ hạ thấp thì kinh tế Mỹ sẽ được lợi rất nhiều. Điều nào rất hợp với ý muốn của các quan chức cao cấp trong Chính phủ Mỹ. Trong một bức Bị vong lục cơ mật và Quốc Vụ viện chuẩn bị cho Quốc vụ khanh Gióc-giơ Xu-ơn-xư, khẳng định lại kết quả điều tra được công bố trong một bản báo cáo về giá dầu mỏ quốc tế năm 1983 của các ngành trong Bộ Tài chính. “Có khả năng về triển vọng giá dầu mỏ sẽ hạ thấp. Điều này sẽ thúc đẩy Bộ Tài chính tiến hành thẩm định về chủ đề nghiên cứu năm 1983 của các ngành trong Bộ Tài chính. Kết luận của nó nhận định rằng, giá dầu mỏ tương đối thấp sẽ có lợi cho nền kinh tế thế giới. Tiến triển này đối với các thương gia chuyên xuất khẩu, có thể họ sẽ gặp phải một số vấn đề; nhưng nó sẽ không đe doạ gì đối với thương mại thế giới, hoặc đối với hệ thống tài chính”.

Xiê-khơ Ya-man-ni không nhắm mắt làm ngơ trước nỗ lực này của nước Mỹ. Trong một bức điện của nước Mỹ viết: “Sau khi trao đổi riêng với các quan chức của Chính phủ Mỹ và của Bộ Ngoại giao, Ya-man-ni cho rằng: “Có chứng cứ chứng tỏ Chính phủ Mỹ đương có âm mưu làm cho giá dầu mỏ hạ xuống.” Một số quan chức của các nước châu Âu cũng có kết luận như vậy. Giăng Xi-rô-ta một quan chức năng lượng cao cấp Pháp nói với một quan chức Mỹ rằng, ý kiến của Khô-đơ-rơ là nhận định của quan chức năng lượng cao cấp Mỹ, lần đầu tiên họ phát biểu công khai về vấn đề giá dầu mỏ. Trong bức điện của quan chức Mỹ trả lời Quốc Vụ viện, nói: “Si-rô-ta tuy không trực tiếp nói ra lời, nhưng ông ngầm có ý cho là có khả năng nước Mỹ trì hoãn việc hạ thấp giá dầu mỏ...”

Tháng 9, Cô-xây đến A-rập Xau-đi hội kiến với quốc vương Pha-khơ-đơ, nhưng việc này cũng không tăng cường được quan hệ giữa Mỹ và Xau-đi. Trong Vương cung, Cô-xây và Pha-khơ-đơ cũng như những lần trước, đã cùng nhìn lại tình hình chiến lược ở vùng Vịnh. Chiến tranh Áp-ga-ni-xtan đang phát triển theo hướng có lợi. Cô-xây trình bày với Quốc vương một số điểm quan trọng trong chính sách của Mỹ về vấn đề Ap-ga-ni-xtan.

Cuối cùng Cô-xây đưa ra vấn đề định giá dầu mỏ trên thị trường quốc tế. Ông nói với Pha-khơ-đơ, hiện nay giá dầu mỏ quá cao. Nếu giá dầu mỏ cứ giữ ở mức cao như thế này thì sẽ làm cho nền kinh tế Mỹ không phục hồi được. Ngoài ra, vương thất Xau-đi sẽ bị tổn thất vì việc giảm sản lượng dầu mỏ, mà chỉ có những kẻ thù của Xau-đi như I-ran, Li-bi và Liên Xô là được lợi! Do Xau-đi duy trì giá dầu cao như vậy, nên những nước này đang “mở hết tốc lực” sản xuất dầu mỏ. Chính số tiền mà họ thu được trong sự sản xuất dầu mỏ này sẽ duy trì sự tồn tại của Liên Xô ở Nam Y-ê-men, Xy-ri, E-pi-ô-ti và Ap-ga-ni-xtan. Cũng chính vì giá của dầu mỏ cao như vậy, nên khí đốt đang được thay thế dầu mỏ!

Sau khi nghe Cô-xây nói như vậy, Pha-khơ-đơ bất giác gật gật đầu. Ông nói, nói chung ông đồng ý với những nhận định tình hình của Chính phủ Mỹ, nhưng ông vẫn không thể đưa ra kết luận cuối cùng được. Sự phát triển của tình hình khi đi ông phải có phản ứng. Pha-khơ-đơ nói khe khẽ mấy chứ “feeal-wakea”. Nhóm từ này theo phương thức biểu đạt của người A-rập hàm ý, những lời vừa nói của Cô-xây đều là sự thực.

Hiện nay điều mà Cô-xây có thể làm được về vấn đề hạ giá dầu mỏ là tác động để giữa nước Mỹ và Xau-đi dần dần tăng cường sự thương thuyết về mặt ngoại giao. Vấn đề này đã tồn tại ngay từ khi Chính phủ Ri-gân mới thành lập. “Tôi đề xuất vấn đề này, rồi thảo luận những điểm chung với các quan chức Xau-đi (Bộ trưởng Quốc phòng, Vương tử Ban-đan và Quốc vương Pha-khơ-đơ) - Cai-xpa Uyn-pak nhớ lại - Họ biết là chúng tôi đem hết khả năng để làm cho giá dầu hạ. Như vậy có lợi cho tình hình kinh tế và chính trị trong nước chúng tôi, đồng thời không để cho tiền có thể rơi vào túi của người Liên Xô”. Đó là một việc làm “lưỡng lợi”. Là một nhân tố trong tổng thể chiến lược làm hạn chế sự thu nhập ngoại tệ của Liên Xô, nhất là trong lúc Liên Xô đang đẩy mạnh việc xây dựng đường ống khí đốt thứ nhất (khởi công từ tháng 9 năm 1982) thì sự hạ thấp giá dầu trở thành một việc làm hết sức cần thiết. “Hạ thấp giá dầu mỏ càng trở nên quan trọng là vì giá khí đốt phải căn cứ vào giá dầu mỏ mới đi đến sự quyết định giá của nó được - Uyn-pak nói - Giá dầu mỏ càng thấp thì số ngoại tệ mạnh thu về của Liên Xô do xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt của họ càng ít.”
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #132 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2010, 12:28:23 am »


Cuối năm 1984, các quan chức trong Chính phủ Ri-gân đối với cuộc chiến tranh ở Ap-ga-ni-xtan càng ngày càng cảm thấy không kiên nhẫn thêm được nữa. Những tin tức từ nhiều con đường đưa tới tuy chưa được xác minh nhưng đều khiến người ta có dự cảm là cuối cùng Liên Xô sẽ giành được thắng lợi trong cuộc chiến tranh này. Sự viện trợ của nước Mỹ quá lắm cũng chỉ có thể kéo dài thêm một chút sự chịu đựng của người Liên Xô. Một số quan chức của Ủy ban An ninh nước Mỹ như Giôn Pin-đơ Kơs-tơ và Rô-be Mac Phơ-ran là vẫn tương đối lạc quan, họ nghĩ rằng Mat-xcơ-va có thể sẽ bị bức phải rút khỏi Ap-ga-ni-xtan! Nhưng, với những tổ chức chống đối mà nói, đó là một năm gian khổ. Do Liên Xô huy động so với trước càng nhiều lực lượng không quân, do vậy nên cuộc chiến đấu càng thêm ác liệt. Quân du kích Mu-xlim đã trở thành mục tiêu bị tấn công mạnh hơn trước rất nhiều. Vào mùa xuân, Liên Xô đã triển khai tiến công đại quy mô, rồi đến mùa hạ họ lại tiến hành một đợt tiến công nữa. Dù rằng trên chiến trường, Mat-xcơ-va còn chưa có thắng lợi nhưng họ đã gây cho tổ chức chống đối những tổn thất nặng, khiến cho số thương vong của tổ chức này so với năm 1983 nhiều hơn nhiều. Do Liên Xô áp dụng sách lược pháo kích đại quy mô nên dân số Ap-ga-ni-xtan ngày càng giảm thiểu, không ít người trong họ phải di tản sang Pa-ki-xtan hoặc I-ran. Các căn cứ hậu cần cực kì quan trọng của du kích Mu-xlim cứ bị mất dần. Những vật tư cung ứng đành phải từ Pa-ki-xtan qua đường bộ chuyển đến Áp-ga-ni-xtan càng ngày càng nhiều. Điều này đối với việc cung ứng hậu cần mà nói, thật đúng là một cơn ác mộng! Tướng A-khơ-tan, phụ trách ngành tình báo Pa-ki-xtan dự cảm đến mùa xuân sang năm Liên Xô sẽ còn có những cuộc hành quân càng mãnh liệt hơn. Ông nói với Oa-sinh-tơn rằng: du kích Mu-xlim sẽ thắng lợi, nhưng với điều kiện tiên quyết là, họ phải có được sự ủng hộ về vật tư cần thiết.

Các quan chức của Chính phủ Ri-gân và các nghị sĩ và cho rằng du kích Mu-xlim Ap-ga-ni-xtan phối hợp với nhau sẽ triển khai công tác để duy trì phong trào chống đối. Ri-gân yêu cầu Rô-be Mac Phơ-ran, cố vấn An ninh quốc gia, trong năm 1984 cần giành nhiều quyền ưu tiên cho kế hoạch Ap-ga-ni-xtan. Mọi hàng viện trợ cần cung cấp tăng gấp nhiều lần so với hiện nay cho du kích Mu-xlim.

A-khơ-tan và Mô-ha-met Ưu-xu-phu đã giao nhiệm vụ cho một số thân tín của mình khống chế tiến trình của chiến tranh. Về phía Oa-sinh-tơn thì mỗi năm tổn phí 100 triệu đôla. Trong lịch sử nước Mỹ, đây là một cuộc chiến tranh “giấu mặt” tổn phí nhất. Đương nhiên điều này cũng có thể thông cảm được, vì Liên Xô đã đưa vào Ap-ga-ni-xtan một số lượng lớn quân đội. Mùa đông năm 1984 - 1985, Ưu-xu-phu định mở một loạt các cuộc tấn công vào Ca-bun. Kế hoạch này về mặt quân sự là “khả hành”, về mặt chiến lược cũng có thể có được hiệu quả, nhưng sau đó không thấy thực hiện. “Rút cục chỉ vì vấn đề tiền - Ưu-xu- phu nhớ lại - Chúng ta có đủ tiền để chi cho việc vận chuyển vật tư hoặc để mua quần áo chống rét không? Rất đáng tiếc, đáp án là “không”! Rất nhiều các đội viên du kích không có quần áo rét. Không có đủ tiền khiến cho Ưu-xu-phu hàng ngày phải tính toán giữa việc mua quần áo và mua vũ khí; mua thứ nọ thì thôi thứ kia; nhưng rút cục vũ khí vẫn là thứ quyết định trong cuộc chiến này vì so với quân trang thì nó quan trọng hơn nhiều!”

A-khơ-tan nói với Oa-sinh-tơn, có lẽ còn có cơ hội; đó là sự thay đổi chiến lược đối với Liên Xô. Ở việc này cần có lời hứa mới của phía Mỹ, nhưng có lẽ đó là một loạt tín hiệu của tuyệt vọng! Trước kia thì Liên Xô có thể chịu được sự tổn thất, nhưng nay thì họ không thể chịu được nữa rồi.

Những khoản kinh phí mà Cục Tình báo trung ương chỉ ra đã tăng lên rõ rệt, nay A-khơ-tan chuyển kinh phí đó thành ra vũ khí, đạn dược, huấn luyện và cho sự cung ứng vật tư. Người Liên Xô tất sẽ ngày càng lún sâu vào chiến tranh, số binh sĩ thương vong của họ cũng sẽ tăng lên!

Đầu năm, Cô-xây nhận được một khoản tiền ngoại ngạch dùng vào việc huấn luyện và đã có kế hoạch sử dụng khoản tiền này một cách thích đáng. Cần tập trung sự chú ý vào chiếc lược đối với những hoạt động của quân du kích Mu-xlim tại các tỉnh ở miền Bắc Ap-ga-ni-xtan. Những hoạt động này sẽ làm cho quân đội Liên Xô phải giật mình kinh ngạc. Hàng nghìn binh sĩ Liên Xô dự tính bảo đảm an toàn cho tuyến cung ứng của họ sẽ rơi vào khốn cảnh; còn quân du kích Mu-xlim thì đương “gõ cửa” vùng Trung Á Liên Xô.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #133 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2010, 12:29:04 am »


Quân du kích Mu-xlim sau khi được huấn luyện đặc biệt trong mấy tháng đã có một số thành công nổi trội. Theo một nguồn tin thì, trong năm 1983 đã có 7 quan chức cao cấp Liên Xô ở Ca-bun bị giết; năm 1984 số người bị giết gần như tăng gấp đôi. Ngoài ra, số sĩ quan chỉ huy của quân du kích Mu-xlim đang dự huấn luyện đã được tổ chức lại, họ đã chỉ huy tiến đánh các mục tiêu quân sự Liên Xô ở thủ đô. Với sự giúp đỡ của ngành tình báo Pa-ki-xtan, Cục Tình báo trung ương cung cấp mọi khí tài cho đội du kích Mu-xlim. Trong chiến đấu sử dụng ống phóng tên lửa tầm bắn có hiệu quả từ 4 đến 6 dặm Anh do Trung Quốc chế tạo và những ảnh vệ tinh rất nét do Mỹ cung cấp. Giữa năm 1984, hàng nghìn quả tên lửa đã bắn vào đất Liên Xô và các cơ sở quân sự của Ap-ga-ni-xtan. Tên lửa cũng bắn vào Văn phòng đại diện của KGB và vào đầu Cảnh sát bí mật Ap-ga-ni-xtan (KHAD). Vì vậy, tinh thần của các tướng lĩnh cao cấp Liên Xô hết sức suy sụp.

Nhưng, để cho các quan chức Liên Xô ở Ca-bun luôn ở trong trạng thái bất an và thần kinh căng thẳng, phía Pa-ki-tan đã đưa ra một thỉnh cầu đặc biệt với Cô-xây và tướng A-khơ-tan muốn có một số súng bắn tỉa. Như vậy du kích Mu-xlim có thể nhằm đúng vào các sĩ quan và các tướng lĩnh của quân đội Ijiên xô mà bắn. Cục Tình báo trung ương từ lâu đã điều tra rõ các nơi ở của các tướng lĩnh chủ yếu của quân đội Liên Xô, đồng thời theo dõi mọi hoạt động của họ. Các tướng lĩnh từ Mat-xcơ-va và Ta-ken đến thị sát ở đây cũng đều bị giám sát. Đối với các đội viên du kích được giao nhiệm vụ bắn tỉa cần phải nghiên cứu phương thức và phương pháp; những tin tình báo được cung cấp đều phải chuẩn xác! Đứng về góc độ quân sự, Cô-xây rất tán thưởng chủ ý này nhưng đây là vấn đề rất nhậy cảm: súng dùng để ám sát. Ở nước Mỹ có mật lệnh của Tổng thống cấm các quan chức của Chính phủ Mỹ không được nhúng tay vào các hoạt động ám sát nhằm vào các quan chức nước ngoài.

Về vấn đề này, đầu năm 1985 Cô-xây có hỏi ý kiến các luật sư của Cục ông và của Ủy ban An ninh quốc gia. Các luật sư cho rằng việc bắn tỉa không thoả đáng, vì từ “ám sát” trên thực tế rất gây ấn tượng! Cô-xây thấy nói vậy cũng phân vân. Ông lớn tiếng nói: “Đây là chiến tranh; nước Mỹ cung cấp tên lửa để giết các sĩ quan Liên Xô trên chiến trường và cung cấp súng bắn tỉa để giết họ. Giữa 2 việc này lại có sự khác nhau sao?” Các luật sư nói với ông: “Hai việc đó phân biệt ở chỗ mục đích khác nhau. Nếu mục đích chúng ta cung cấp súng bắn tỉa là để giết các tướng lĩnh của quân đội Liên Xô, như vậy là chúng ta đã vi phạm vào chỉ thị của Tổng thống về vấn đề ám sát và chúng ta sẽ vào tù!”

Nghe mọi người nói như vậy thì Cô-xây đã giải quyết được thắc mắc của mình. Ông nói: “Như vậy, nếu có ai hỏi về việc này, thì chúng ta đừng bảo họ là số súng này dùng vào việc ám sát, ta chỉ bảo họ rằng những súng này là súng trường. Còn nếu quân du kích Mu-xlim dùng những súng này vào việc gì là do họ quyết định, chứ không phải do chúng ta quyết định.”

Một số các quan chức cao cấp của Chính phủ Mỹ và các thành viên của Ủy ban An ninh quốc gia đã tranh luận về vấn đề này mất mấy tháng trời. Cuối cùng, khoảng mấy trăm khẩu súng “bắn tỉa” được chuyển đi và quân du kích Mu-xlim được huấn luyện để sử dụng loại súng này. Nhưng, nước Mỹ đã không chia xẻ với quân du kích những tin tình báo về sự hoạt động của các tướng lĩnh quân đội Liên Xô.

Để tiến thêm một bước trong việc thực hiện mục tiêu về Ap-ga-ni-xtan của nước Mỹ, cuối năm 1984 Chính phủ Ri-gân phát động một đợt tuyên truyền tại vùng Trung Á của Liên Xô. Nước Mỹ và Pa-ki-xtan, Trung Quốc cùng Thổ Nhĩ Kỳ phối hợp hành động kích động cư dân địa phương chống đối sự thống trị của Liên Xô. “Những người tham gia hành động này đã vượt biên giới sang vùng Trung Á Liên Xô phân phát các ấn phẩm và gieo rắc sự bất hoà ở vùng này!” Giôn Pin-đơ-rơ-xtơ nhớ lại. Nước Mỹ phụ trách chỉ đạo mọi hành động của Pa-ki-xtan, những hành động này là do tổ chức chống đối của Ap-ga-ni-xtan và ngành tình báo Ap-ga-ni-xtan tiến hành. “Chúng tôi đóng vai trò những người ủng hộ phong trào chống cộng vùng Trung Á Liên Xô - Mô-ha-met Yu-xu-phu nhớ lại - Ngoài việc lén đưa vào các tài liệu tuyên truyền ra, chúng tôi còn xây dựng một trạm truyền thanh bí mật. Cục Tình báo trung ương cung cấp những thiết bị và tài liệu phát thanh”.

Chính phủ Mỹ đã “lửa lại tưới dầu lên”, họ hi vọng sẽ gây ra nhiều vụ rối ren ở vùng Trung Á Liên Xô này.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #134 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2010, 12:31:48 am »


CHƯƠNG MƯỜI LĂM


Sáu tuần sau khi giành được thắng lợi có tính quyết định trong cuộc tổng tuyển cử Tổng thống nước Mỹ, Rô-nan Ri-gân đã tiếp một người bạn tốt rất hợp với ông về mặt ý thức hệ. Người đó là Mác-gơ-rit That-chơ, Thủ tướng nước Anh; lần này đến Oa-sinh-tơn và muốn thảo luận rất nhiều vấn đề với Ri-gân, trong đó những sự kiện phát sinh ở Liên Xô là vấn đề cần thảo luận đầu tiên.

Họ hội đàm ở trại Da-vit1 đó là nơi nghỉ ngơi của Tổng thống, toạ lạc trong một quả đồi cây cối um tùm thuộc bang Ma-ri-lan. Mấy người trợ thủ được chọn lựa cũng tham gia hội đàm. Thái độ của hai vị nguyên thủ rất tự nhiên, thoải mái. Họ trực tiếp gọi tên của nhau. Bà That-chơ, bằng mấy câu ngắn gọn nói với Tổng thống Ri-gân: ngày 16 tháng 12 bà đã hội đàm với Goóc-ba-chôp, một ngôi sao mới đang lên trong tập đoàn lãnh đạo Liên Xô. Bà nói với Ri-gân rằng con người này để lại một ấn tượng rất sâu với bà. Ông ta không giống với những nhà lãnh đạo Liên Xô khác mà bà đã được gặp! Qua các bài đăng trên báo đã nói lên một điều, Ủy ban An ninh quốc gia Mỹ cho rằng sự đình trệ của nền kinh tế Liên Xô rất phù hợp với lợi ích của nước Mỹ. Goóc-ba-chôp rất chú ý đến điều này. Ông ta còn chú ý đến “Sáng kiến phòng thủ chiến lược”. Nói theo lời của bà Thát-chơ thì Mat-xcơ-va “Muốn làm cho sáng kiến đó đình chỉ bằng mọi giá”. Từ trong lời lẽ của bà Thát-chơ, Tổng thống đã thấy ngay trong đó có ẩn ý!

Sau đó, cuộc thảo luận chuyển đến “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” và về kế hoạch hữu quan của Chính phủ Mỹ. Đây là lần đầu tiên bà Thát-chơ từ chính tai mình được nghe trực tiếp Ri-gân giới thiệu một cách thẳng thắn về “Sáng kiến phòng thủ chiến lược”. Bà đã nghe rất chăm chú, khi Ri-gân giới thiệu kế hoạch này, mỗi câu nói của ông đều chen chứa nhiệt tình và lòng say sưa vì lí tưởng. Ông nói với bà Thát-chơ “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” chung quy sẽ trở thành một hệ thống quốc tế, cuối cùng ta có thể phân hưởng nó với Mat-xcơ-va. Nó rất có lợi cho toàn cầu. Bà Thát-chơ tuy tỏ ý ủng hộ kế hoạch này của Mỹ, nhưng sự hứng thú của bà không giống như trong tưởng tượng của Ri-gân. Tiếp đó, bà đề xuất mấy vấn đề về kế hoạch nghiên cứu và hậu quả có thể sản sinh ra đối với sự cân bằng về chiến lược hạt nhân.

Tổng thống Ri-gân đã bỏ hẳn cái dáng vẻ tự cao tự đại của ông và thừa nhận, đối với kế hoạch nghiên cứu này ông không có thể xác định được nên bắt tay vào chỗ nào, mà ông cũng không biết được có thể hình thành được một hệ thống thiết thực “khả hành” hay không! Nhưng, nước Mỹ quả thực có lí do nghiên cứu kế hoạch đó. Ngoài ra, ông còn nói với Thủ tướng Thát-chơ rằng, kế hoạch này dù rằng không tiến triển được, nhưng về mặt kinh tế có thể gây cho Liên Xô những tổn hại rất lớn. “(Tổng thống) cho rằng, mức độ của tổn hại này có một điều kiện hạn chế thiết thực, đó tức là Chính phủ Liên Xô rút cục đã để cho nhân dân của họ sống những ngày căng thẳng quá dài!”

Cuộc thăm viếng này của Thủ tướng Anh đã đem đến cho Chính phủ Mỹ một cơ hội, làm cho ý đồ của Chính phủ Mỹ về việc đưa nước đồng minh chủ yếu ở phương Tây của mình vào kế hoạch nghiên cứu “Sáng kiến phòng thủ chiến lược”, có được sự tiến triển. Giữa những người lãnh đạo các nước đồng minh thì quan niệm triết học của Thát-chơ và Ri-gân gần nhau nhất, mà trên đại thể thì Thát-chơ tán đồng ý tưởng của hệ thống phòng ngự chiến lược này. Vốn là những người thân Anh, Cai-xpa Uyn-pak và Rô-be Mac- Phơ-ran, cùng với Gioóc-giơ Xu-ơn-xư đều cảm thấy rằng, chỉ cần có sự ủng hộ của Thủ tướng Thát-chơ thì có thể làm cho sự tiếp thu “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” của các nước đồng minh chủ yếu có sự tiến triển. Sau khi cùng Mac Phơ-ran tiến hành một số công việc, bà Thát-chơ nói, nếu muốn được châu Âu hợp tác với “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” thì 4 điểm dưới đây là rất then chốt: một là, trong sự cân bằng chiến lược của các siêu cường không thể làm cho “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” giành được ưu thế; hai là, khi bố trí “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” cần căn cứ vào nghĩa vụ của điều ước mà tiến hành đàm phán; ba là, mục đích của kế hoạch này là nâng cao chứ không phải là làm yếu lực lượng răn đe; bốn là, các nước siêu cường cần tiếp tục tiến hành đàm phán, trên cơ sở hiện hữu của hai bên tìm cách làm yếu hệ thống vũ khí tiến công. Sau khi hai bên Anh - Mỹ trên 4 điểm này đi đến hiệp ước, bà Thủ tướng tuyên bố, bà “tin chắc rằng kế hoạch nghiên cứu về “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” có thể đẩy tới”.

Sự ủng hộ công khai bằng lời của Mac-gơ-rit Thát-chơ chứng minh “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” của Tổng thống Ri-gân có thể từ mộng tưởng quá độ đến kế hoạch nghiên cứu; tham dự kế hoạch nghiên cứu đều là các nhà khoa học chủ yếu của thế giới phương Tây. Trong ít năm nữa, Uyn-pak sẽ cố gắng để đi đến ký kết hiệp ước với các nước đồng minh thân cận của nước Mỹ. Từ đó ông sẽ tiến hành chỉ đạo công tác nghiên cứu dưới thể chế mới.
__________________________________________
1. Trại Đa-vit: nơi nghỉ của Tổng thống Mỹ ở miền Bắc bang Ma-ri-lan, diện tích rộng 81 heet, chung quanh có lan can bảo vệ, công chúng không được vào nơi đây. Do Tổng thống Rô-sơ-ven cho xây dựng năm 1942 nó được gọi là “Thế ngoại đào viên”. Năm 1945, Tổng thống Tơ-ru-man quyết định đây là nơi nghỉ ngơi của các Tổng thống. Năm 1953, tổng thống Ai-xen-hao lấy tên cháu ông là Đa-vit đặt tên trại. Trại này do Văn phòng trợ lí Tổng thống quản lý, bên trong có văn phòng của Tổng thống, dinh thự, bể bơi và phòng họp. Thời kì Đại chiến thứ hai, nơi đây Tổng thống Ru-dơ-ven và Thủ tướng Anh Sớc-sin đã có cuộc gặp gỡ nhau. Ngày nay, trại này thường diễn ra các cuộc hội đàm của Tổng thống Mỹ với nguyên thủ các nước.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #135 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2010, 12:32:34 am »


Tháng 1 năm 1985, Chính phủ Mỹ biết được rõ ràng tình hình về kế hoạch Liên Xô. Nước này gióng trống mở cờ muốn nâng cấp cuộc chiến tranh Ap-ga-ni-xtan. Tin tình báo ấy chủ yếu là do Cục Tình báo trung ương lấy được từ nguồn tình báo của Bộ Tổng tham mưu quân đội Liên Xô. Đó là một tin tình báo chi tiết, trực tiếp và chân thực. Các quan chức của Cục Tình báo trung ương dịch tư liệu ấy sang tiếng Anh, sau đó để vào trong tập văn kiện. Cô-xây lập tức đem những tư liệu này đến Ủy ban An ninh quốc gia và đến Uyn-pak ở Lầu Năm Góc.

Việc dịch mấy chục trang tư liệu này là do các nhà ngôn ngữ học của Cục Tình báo trung ương tiến hành. Số tư liệu này là trích lục từ một cuộc hội nghị của Bộ Tổng tham mưu quân đội Liên Xô và từ một bản báo cáo về chính sách quân sự có liên quan tới Ap-ga-ni-xtan của Liên Xô. Những tư liệu này đều chỉ ra rằng, Bộ Tổng tham mưu quân đội Liên Xô sẽ áp dụng kế hoạch mới để nhanh chóng giành được thắng lợi trong chiến tranh. Các tướng lĩnh quân đội Liên Xô đang có kế hoạch sẽ thông qua nhiều phương thức tác chiến và chiến thuật cao cấp để nhanh chóng mở rộng chiến tranh. Liên Xô sẽ phái nhiều đội viên đội đột kích được huấn luyện đặc biệt đến tác chiến với quân du kích Mu-xlim. Đội đột kích sẽ sử dụng kĩ thuật tiên tiến và những trang bị đặc biệt để đánh đêm. Xấp xỉ 1/4 đội viên đội đột kích đặc chủng của quân đội Liên Xô sẽ được phái đến Ap-ga-ni-xtan, đồng thời, lực lượng KGB cũng được tăng lên nhiều để viện trợ đội đặc chủng và đội chính quy. “Quân cận vệ Ôm-sư-cơ (Omsk)” là một trung tâm thông tin chiến trường mũi nhọn mà hoàn chỉnh, rất cơ động. Nó sẽ được sử dụng để đoạt lấy các thông tin chiến trường của đội du kích Mu-xlim. Đối với mục tiêu là những kẻ phản bội thì sẽ hiệp đồng không tập; việc này sẽ tiến hành thường xuyên, bằng biện pháp này Bộ Tổng tham mưu quân đội Liên Xô hy vọng sẽ làm dao động ý chí của đối phương.

Vũ khí đặc chủng bao gồm mìn được nguỵ trang và thuốc nổ thể khí, thể lỏng. Trong hành động quân sự ở giai đoạn này của Liên Xô, hành động quan trọng nhất của họ là điều đến Ap-ga-ni-xtan viên tướng Mi-kha-in Cha-yi-sep, một sĩ quan cao cấp chỉ huy chiến trường mới, đó là một viên tướng chiến công lừng lẫy! Khi còn trẻ, ông là một sĩ quan chỉ huy rất có uy tín trong quân đội Liên Xô đóng ở đất Đức. Viên tướng này xuất hiện ở Ap-ga-ni-xtan chứng tỏ quân đội Liên Xô đã nâng cao sức chiến đấu và sẽ áp dụng chiến lược mới. Một số văn kiện biểu thị, Bộ Tổng tham mưu Xô quân đang phải chịu áp lực của phái cứng rắn đến từ nội địa Liên Xô. Phái này yêu cầu họ cần nhanh chóng chiến thắng. Mục tiêu của họ là trong hai năm sẽ thắng lợi hoàn toàn về quân sự.

Trong số lớn hàng viện trợ mà nước Mỹ cung cấp cho du kích Mu-xlim có rất nhiều vũ khí và nhu yếu phẩm. Nhưng nếu Liên Xô lại tiến công mãnh liệt, thì phía Mỹ cần có sự chuyển biến căn bản đối với chiến lược và mục tiêu chiến tranh. Hiển nhiên là, Mat-xcơ-va đã quyết định, nếu không toàn thắng, quyết không thu quân. Nếu về điểm này Oa-sinh-tơn không làm được thì sự thất bại của tổ chức đối kháng là chắc chắn.

Mấy hôm sau, sau khi bản tin tình báo trên được Cục Tình báo trung ương chuyển đi; các quan chức Lầu Năm Góc và Ủy ban An ninh quốc gia bắt tay vào hành động ngay. Một tổ bí mật được thành lập, trong đó có các sĩ quan và các chuyên gia. Họ bắt đầu nghiên cứu kĩ sách lược mà Liên Xô áp dụng trên chiến trường, đồng thời đề xuất đối sách hữu hiệu. Thông thường cứ vào mỗi sáng thứ năm hàng tuần là Ủy ban An ninh quốc gia lại đệ trình lên Tổng thống những tư liệu tình báo về Liên Xô. Lần này bản trích yếu trên được đưa trình trực tiếp lên Tổng thống coi như là một phần của loại tư liệu tình báo hàng tuần theo thông lệ. Sau khi nhận được bản trích yếu này, Ri-gân xem ngay; ông yêu cầu Cô-xây, Uyn-pak và Mac Phơ-ran cần có hành động ứng phó lập tức. “Thậm chí Tổng thống còn yêu cầu chúng tôi phải gấp rút có hành động” - Mac Phơ-ran nhớ lại!
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #136 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2010, 12:33:24 am »


Cuối tháng 1 năm 1985, Tổ quy hoạch An ninh quốc gia triệu tập hội nghị; nghị đề thứ nhất là kế hoạch mới nhất về việc nâng cấp chiến tranh của Liên Xô và Áp-ga-ni-xtan. Thông thường thì Tổng thống ngồi ở đó lắng nghe các trợ thủ của ông tranh luận; nhưng lần này lại khác, vừa bắt đầu ông đã làm cho hội nghị “sặc mùi thuốc súng.”. Ông nghiêm mặt nói: “Các ông cần suy nghĩ về mọi biện pháp; không những chỉ làm sao cho du kích Mu-xlim tồn tại, mà còn phải làm cho họ thắng lợi!”. Ông yêu cầu Cố vấn An ninh quốc gia Rô-be Mac Phơ-ran soạn thảo một chiến lược mới, đồng thời theo đó viết ra một bản chỉ thị bí mật, để Tổng thống kí.

Mác Phơ-ran và các thành viên Ủy ban An ninh quốc gia Ven-sơn Ran-ni-xto-rô, Đô-nat, Phu-chê và thượng tướng hải quân Pin-đơ Kơ-xtơ cùng nhau chỉnh lí một văn kiện xác định lại mục tiêu chiến tranh của nước Mỹ. Tháng 3 năm 1985, Tổng thống Ri-gân kí bản văn kiện này, nó có hình thức của một bản chỉ thị về An ninh quốc gia, số hiệu 166. Đây là lần đầu bản chỉ thị này trình bày rõ rành mục tiêu đặc biệt của Mỹ về cuộc chiến tranh Áp-ga-ni-xtan, đồng thời nó đưa những mục tiêu này lên cao độ của chiến lược. Toàn bộ bộ máy ngoại giao của Chính phủ Mỹ đều ủng hộ nó lúc này. “Tất cả các thành viên của Ủy ban An ninh quốc gia đều cảm thấy chúng ta phải cải biến con đường tham gia cuộc chiến tranh Ap-ga-ni-xtan - Mac Phơ-ran nhớ lại - Ủy ban an ninh chúng tôi đã tạo thành một tình thế căng thẳng. Nếu chúng tôi có thể đánh bại mọi sự khiêu khích mới đồng thời tăng cường sự ủng hộ đối với quân du kích Mu-xlim thì chúng tôi có thể thắng lợi”.

Bản chỉ thị của quyết sách An ninh quốc gia mới này chia ra làm bảy phần then chốt. Đầu tiên, đối với vấn đề cung ứng và phân phát vũ khí cho đội du kích Mu-xlim cần phải có hiệu quả hơn nữa. Cần đặc biệt chú ý cung cấp cho họ hệ thống vũ khí kĩ thuật cao tiên tiến. Tiếp theo, ngành tình báo nước Mỹ phải thu thập thật nhiều tin tình báo về các hoạt động quân sự của Liên Xô, và đặc biệt chú ý đến các tin tình báo về mệnh lệnh chiến trường chiến thuật và chế độ tổ chức trong quân đội của quân đội Liên Xô. Ngoài ra ngành này cần phải có sự đánh giá, dự đoán và giám sát về ý đồ chính trị, quân sự của Bộ Thống soái tối cao Liên Xô.

Phần then chốt thứ ba là cái giá phải trả về chính trị trên trường quốc tế của cuộc chiến tranh này đang lên cao. Thông qua sự hợp tác của Liên Hợp quốc, nước Mỹ sẽ gây áp lực chính trị lớn nhất với Liên Xô để bức nước này phải rút quân! Một mặt Liên Xô muốn chiếm Ap-ga-ni-xtan, một mặt họ muốn cải thiện quan hệ với Mỹ; giữa hai mặt này cũng có mối liên quan với nhau.

Nhưng phần quan trọng nhất trong NSDD-166 là một đoạn phụ lục, trong đó trình bày rất rõ mục tiêu của Chính phủ Ri-gân. Năm 1980, khi Chính phủ Ca-tơ bắt đầu thực thi kế hoạch bí mật viện trợ quân du kích Mu-xlim, họ đã có một quyết định tuyệt mật là thu thập tình báo, đồng thời định rõ mục tiêu của Mỹ ở Ap-ga-ni-xtan, đó tức là tập kích để quấy rối quân chiếm đóng Liên Xô. Với tình hình lúc ấy, thì thắng lợi không chỉ là chuyện ảo tưởng xa vời mà lại là một sự nực cười tàn khốc! Chính phủ Mỹ còn sợ rằng, khi đó nếu ở Ap-ga-ni-xtan mà có thái độ hùng hổ doạ người thái quá thì rất có thể sẽ làm Mat-xcơ-va nổi giận. Cuối cùng nước Mỹ vạch ra một kế hoạch viện trợ bí mật thích hợp mới, trong đó Mỹ cũng không tuyên bố gì về mục tiêu ở Ap-ga-ni-xtan. Năm năm nay, Chính phủ Ri-gân vẫn phải chịu đựng nỗi khổ của quyết định này. Tuy nhiên, phụ lục mới trong NSDD-166 đã cải biến mục tiêu của nước Mỹ; đó là đánh bại hẳn quân đội Liên Xô ngay trên đất Ap-ga-ni-xtan, từ đó giành lấy thắng lợi cuối cùng.

Do chính sách của Mỹ có sự chuyển biến về cơ bản, NSDD-166 đã trở thành ranh giới quan trọng, chứng tỏ quyết tâm của Mỹ muốn đuổi quân đội Liên Xô ra khỏi Ap-ga-ni-xtan. “Trước khi Ri-gân vào làm chủ Nhà Trắng, nước Mỹ không có một kế hoạch (bí mật) gì để có sự điều hoà - Ven-xim Kan-ni-xtơ-rô, làm việc ở Cục Tình báo trung ương từ những năm 70 đến những năm 80 nói - Trước năm 1983, chúng ta không có một đối sách gì liên quan tới cuộc chiến tranh ở Ap-ga-ni-xtan cả. NSDD trở thành một bước ngoặt của cuộc chiến tranh này. Đương nhiên, trong quá trình của bước ngoặt rất dễ có sai lầm. Vì vậy ta cũng không thể đánh giá nó quá cao. Nếu chúng ta chú ý một chút tới tình thế quân sự trên chiến trường trước năm 1983, thì trên thực tế hai bên đều ở trong trạng thái căng thẳng. Điều mà du kích Mu-xlim có thể làm được là phát động một cuộc chiến “đánh rồi chạy”, và họ không thể đối phó được với vũ khí kĩ thuật cao của quân đội Liên Xô Sau khi Tổng thống Ri-gân kí văn kiện NSDD-166, tình hình đã thay đổi rất nhanh”. Oa-sinh-tơn đã xác định mục tiêu chính sách mới; tình thế trên chiến trường Ap- ga-ni-xtan bắt đầu biến đổi!
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #137 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2010, 12:34:26 am »


Ap-ga-ni-xtan là một trong hai mối thách thức chính trị mà Liên Xô phải đương đầu vào đầu năm 1983. Mỗi năm Liên Xô phải trả giá cho cuộc chiến tranh này từ 3 tỉ - 4 tỉ đôla. Có điều này là do phương Tây đã cung cấp mọi trang bị vũ khí cho du kích Mu-xlim “Chúng tôi thấy đó là một món tiền rất lớn đối với Liên Xô, món tiền chuyên dùng cho chiến tranh này đã làm tổn hại rất nhiều cho nền kinh tế của họ - Rô-giơ Ru-pin-sưn nhớ lại - Ở Ap-ga-ni-xtan và ở bất cứ nơi nào khác, làm cho Liên Xô phải hao phí ngoại tệ mạnh, đó đều là thành công của “Chiến lược tam vị nhất thể” của chúng tôi”. Sự trừng phạt của nước Mỹ với Ba Lan, bức Mat-xcơ-va mỗi năm phải bỏ ra một khoản tiền lớn từ 1 tỉ đến 2 tỉ để viện trợ cho Chính phủ Da-ru-del-xki. Hai trận địa tiền tiêu này của Liên Xô, do chính sách của nước Mỹ đã gây ra cho họ nguy cơ và sự tốn phí trên!

Nhưng Liên Xô có thể ứng phó được với những thách thức này, hoặc là tin rằng có thể ứng phó được! Liên Xô có thể ứng phó với trận quyết đấu này, vì họ tin rằng phong trào chống đối ở Ba Lan và Ap-ga-ni-xtan cuối cùng sẽ thất bại, hoặc ít nhất các phong trào đó sẽ suy thoái thành một số những “phiền nhiễu nhỏ” không đáng kể! Đầu năm 1983 việc làm cho Liên Xô chú ý đến nhất là “Sáng kiến phòng thủ chiến lược”! Khi rất nhiều các nhà khoa học phương Tây hoài nghi kế hoạch này là khó có thể thực hiện được thì Mat-xcơ-va lại cho rằng Mỹ có thể thành công. Vì thế họ đã lập tức hành động, đem tài nguyên dồn một cách đại quy mô vào ngành công nghiệp quân sự. Họ đã bất chấp tất cả, cố sức chạy đua trên lĩnh vực này.

Chính phủ Ri-gân biết rất rõ điện Krem-li chú ý đến kế hoạch này như thế nào. Một quan chức của KGB ở Luân Đôn, đó là một gián điệp hai mang ra sức phục vụ cho ngành tình báo Anh tên là Or-cưa Cri-ep-xki đã cung cấp cho phía Anh báo cáo về sự phản ứng của Liên Xô. Trích yếu của những báo cáo này đã được các quan chức cao cấp của Chính phủ Mỹ truyền tay nhau đọc.

Căn cứ vào tin tình báo do Cri-ep-xki cung cấp, viên sĩ quan lục quân, thượng tá A.I.Sa-giân ở Đại sứ quán Liên Xô tại Luân Đôn đã nói với một số quan chức ngoại giao và tình báo rằng, các quân nhân Liên Xô cho là tính hũu hiệu của hệ thống “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” có thể đạt tới 90%. Viên sĩ quan này còn cho rằng, Liên Xô dường như không thể có thể phát triển song song với nước Mỹ được.

Sự chú trọng của Liên Xô đối với “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” còn thể hiện rõ trong bản cáo cáo do KGB khởi thảo tháng 2 năm 1935. Bản báo cáo này đã được Cri-ep-xki cung cấp cho người liên lạc với anh ta. Trong đó, KGB cảnh cáo rằng, Chính phủ Ri-gân “đang ra sức giành lấy ưu thế quân sự đối với Liên Xô”; “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” được tuyên truyền rộng rãi là một phương pháp hữu hiệu bảo vệ toàn thể nhân dân Mỹ trong chiến tranh hạt nhân”; đồng thời nó còn có một khả năng khác là nước Mỹ hy vọng “Kéo Liên Xô vào một cuộc chạy đua vũ trang ở một lĩnh vực đắt giá; Mỹ dự báo rằng ở lĩnh vực này Liên Xô sẽ phải rớt lại phía sau!” Sáng kiến đó đã gióng lên một hồi chuông cảnh báo cho Liên Xô. Bản báo cáo còn nêu ra một loạt phản ứng quan trọng của KGB, bao gồm “Phía Liên Xô có thể áp dụng biện pháp tích cực để phản đối kế hoạch “Chiến tranh trên các vì sao” của Mỹ đồng thời tại cuộc hội đàm Giơ-ne-vơ họ sẽ kiên trì với lập trường vốn có.”

Đầu năm 1983, cuộc chiến kinh tế bí mật nhằm vào Krem-li bắt đầu thực thi. Liên Xô mong muốn giành được một khoản tiền vay của nước ngoài, giành được ngoại tệ mạnh và kĩ thuật; nhưng có cái thì bị đình chỉ, có cái thì bị cắt! Về phương diện thu về ngoại tệ của Liên Xô, kế hoạch đường ống khí đốt ở Xi-bê-ri có tầm cỡ hết sức quan trọng; tuy nó vẫn tiếp tục tiến hành, nhưng quy mô của nó lại bị giảm đi một nửa; ngoài ra so với kế hoạch trước thì bị hoãn hai năm. Mặc dầu sự trừng phạt của nước Mỹ bị thủ tiêu nhưng nó vẫn gây ra trở ngại nghiêm trọng cho tiến độ thi công các hạng mục. “Theo tin tình báo thì, sự trừng phạt ít nhất cũng làm cho thời gian thi công kéo dài thêm hai năm! - Rô-giơ Ru-pin-sưn nhớ lại. Or-cưa Chi-cốp, một chuyên gia trước kia của Bộ Dầu mỏ Liên Xô cũng cho rằng: “Khi chúng tôi chỉ trích, do sự trừng phạt của nước Mỹ đã khiến cho thời kì thi công bị kéo dài, đó không phải là viện cớ để chỉ trích, mà là sự thật! Mọi cái đều cứ rối tung cả lên. Đầu tiên chúng tôi không có máy tua-bin, thế là chúng tôi tự mình chế tạo, đồng thời có ý định sau này sẽ sử dụng lại lần nữa. Tuy nhiên, tất cả đều hỗn loạn, kế hoạch công tác đều bị gián đoạn. Trạng thái này kéo dài lâu đến hai năm, gây lãng phí cho chúng tôi hàng tỉ đôla!

Chính phủ Ri-gân muốn thông qua kế hoạch, cố ý tung những tin tình báo giả làm cho công trình xây dựng càng thêm phức tạp. Cô-xây nói với một số người trong Ủy ban An ninh quốc gia, “không nên quá lo lắng về kế hoạch đường ống khí đốt, dù rằng công trình đó có khôi phục, có thi công được toàn diện cũng không có gì phải lo lắng cả!” Rô-giơ Ru-pin-sưn nhớ lại “họ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề khó khăn, bao gồm đường ống và máy tua-bin bị nứt, thiết bị điều khiển bị cháy v.v... tất cả những sự cố đó đều đổ cho là tại Liên Xô không có năng lực, hay là do tại số không may? Với tất cả những ý đó, chúng tôi đều có lí do để không tin được!”
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #138 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2010, 12:35:17 am »


Kế hoạch bị trì hoãn đối với Krem-li mà nói là một “cú đánh” đột nhiên. Đường ống khí đốt Xi-bê-ri vốn được coi là một nguồn kiếm tiền giúp Mat-xcơ-va qua được thời kì khó khăn này. Năm 1980, hạng mục đó theo như kế hoạch của Liên Xô có lẽ đến năm 1983, mỗi năm họ có thể thu về từ 8 tỉ đến 10 tỉ đôla. Đến thập kỷ 90, sau khi đường ống khí đốt thứ hai thông khí được, thì mỗi năm có thể thu được từ 15 tỉ đến 30 tỉ đôla hoặc còn hơn nữa (tuỳ theo giá cả dầu mỏ trên thị trường). Nhưng do lập trường kiên định của Chính phủ Ri-gân, kết quả là đường ống khí đốt thứ hai không thể xây dựng được. Lại thêm sự trừng phạt của nước Mỹ, khiến cho Mat-xcơ-va mỏi mắt trông chờ một khoản lớn ngoại tệ mạnh đến tay, nhưng đã uổng công chờ đợi suốt hai năm ròng, khiến cho nền kinh tế nước họ lâm vào cảnh hỗn loạn. Ngoài ra, do sự trì hoãn của việc xây dựng đường ống khí đốt thứ nhất, có lẽ họ còn tổn thất từ 15 đến 20 tỉ đôla!

Đồng thời, kỹ thuật phương Tây có một vị trí quan trọng trong quá trình vận hành và phát triển nền kinh tế Liên Xô, nhưng hiện nay số lượng những kĩ thuật này đưa vào Liên Xô đã giảm hẳn đi. Tuy nhiên, với pháp lệnh rất chặt của nước Mỹ hạn chế sự chuyển nhượng kĩ thuật vào Liên Xô thì ta không tính được nền kinh tế của Liên Xô rút cục đã phải trả giá như thế nào trước việc này. Qua một số báo cáo thì sự tổn thất mỗi năm của Liên Xô là vài tỉ đôla. Tháng 12 năm 1984, nước Mỹ đã công bố một bản báo cáo chính thức nhan đề là “Báo cáo tổng thuật của Bộ Quốc phòng: ảnh hưởng tổng thể của sự chuyển nhượng kĩ thuật đối với sự an toàn của nước Mỹ và phương Tây” (Trong trường hợp phi chính thức còn gọi là “Báo cáo đánh giá và dự đoán chung”). Một nhóm công trình sư tiến hành thẩm tra trong mấy năm gần đây với việc nước Mỹ từ chối cấp phép cho 79 hạng mục kĩ thuật xuất khẩu, thì với giá trị tính thành tiền của những hạng mục xuất khẩu đó đối với cơ sở công nghiệp kinh tế của Liên Xô sẽ là bao nhiêu? Theo dự đoán ngoài giá thành về công nghiên cứu, phát minh và các phí tổn về nhân lực ra, bản thân những kĩ thuật này, trong 12 năm giá trị tính thành tiền mỗi năm là từ nửa tỉ đến 1 tỉ đôla. Chính phủ Mỹ mỗi năm từ chối cấp phép cho hàng nghìn hạng mục xuất khẩu, vì vậy tổng giá thành có thể còn cao hơn! “Chúng tôi sẽ kiên quyết đẩy mạnh chính sách này - Sư-thai-ép Han-pua nhớ lại - Vì rằng chính sách ấy rõ ràng là làm cho người Liên Xô không còn có cách nào giành được những kĩ thuật mà họ muốn. Họ có thể cần thiết một số máy cái nào đó từ phương Tây. Chúng ta cần ngăn chặn những sự giao dịch đó, cứ như vậy sẽ khiến cho một nhà máy Liên Xô phải đóng cửa hàng tháng trời. Chúng tôi cảm thấp chúng tôi đã bắt đúng mạch của người Liên Xô rồi.”

Nước Mỹ chỉ cần với một biện pháp là hoàn toàn chấp hành được chính sách kinh tế chiến đối với Mat-xcơ-va. Năm 1983, làm sao tranh thủ giành được giá dầu mỏ tương đối thấp thì đó là mục tiêu chủ yếu của Chính phủ Mỹ. Nước Mỹ về rất nhiều phương diện đều chiếm ưu thế! “Chúng tôi muốn hạ thấp giá dầu mỏ trên thế giới. Việc này đối với nước Mỹ là một việc hết sức có lợi - Ed-uân Miss, luật sư Nhà Trắng khi đó, nói: - Sự thật thì, chút phiền phức này đối với Mat-xcơ-va mà nói, chỉ là lớp áo đường trên chiếc bánh ga-tô mà thôi”. Nhưng có một vài người cá biệt đã nhận thức được tính nghiêm trọng của vấn đề này. Vì nó sẽ làm cho tình hình kinh tế của Liên Xô mất ổn định. Rô-giơ Ru-pin-sưn nhớ lại: “Cô-xây hầu như ngày nào cũng rất chú ý tới giá dầu mỏ. Chúng tôi cũng vậy. Vì dầu mỏ là nguồn lợi chính để Liên Xô thu về ngoại tệ mạnh, mà cũng là nguồn vốn liếng chủ yếu của hệ thống liên hợp công nghiệp quân sự của họ”. Có người cho rằng, chỉ cần thị trường vận hành theo quy luật của nó là giá dầu sẽ tương đối thấp. Nhưng một số khác, theo Cô-xây và Uyn-pak, thì cho rằng A-rập Xau-đi, nước sản xuất dầu mỏ trên thế giới cần được sự khích lệ và ủng hộ của nước Mỹ.

Đầu năm 1983, một yếu nhân chính trị nước ngoài trong bối cảnh này đã đến thăm nước Mỹ; người đó là Pha-khơ-đơ, quốc vương nước A-rập Xau-đi. Ông là một trong những yếu nhân chính trị đến thăm nước Mỹ đầu tiên kể từ khi Tổng thống Ri-gân đắc cử lần thứ hai. Đối với A-rập Xau-đi mà nói, nâng cao sản lượng dầu mỏ với mức độ lớn khiến cho giá dầu rẻ thật không có gì khó khăn. Người Xau-đi khai thác dầu mỏ từ dưới sa mạc nên giá thành mỗi thùng chỉ có 1,5 đôla, vì vậy so với bất kì một nước sản xuất dầu nào trên thế giới, nước này cũng có thể thu được rất nhiều lợi nhuận với giá dầu rẻ.

Để hạ thấp giá dầu mỏ, Chính phủ Mỹ cứ lẳng lặng hoạt động. Uyn-pak đề xuất vấn đề này với A-rập Xau-di một cách chung chung. Trong tháng 9, khi Cô-xây sang thăm nước này, ông cũng đề xuất vấn đề này với quốc vương Xau-đi. Giôn Khơ-linh-tơn Bộ trưởng Bộ Năng lượng công khai biểu thị nước Mỹ cần phải thực hiện trăm phương nghìn kế để hạ giá dầu, vì ông cho rằng hiện nay giá dầu cao là do chính sách của OPEC gây nên, chứ không phải là sự phản ánh chân thực của tình hình thị trường.

Giá dầu hạ sẽ lập tức ảnh hưởng ngay đến tình hình trong nước Mỹ. Nếu mỗi thùng dầu giảm giá đi 5 đôla sẽ làm cho tổng sản phẩm quốc dân của nước Mỹ tăng 1-4% đồng thời còn có thể giảm bớt nạn lạm phát và làm tăng thu nhập cá nhân. Giá dầu tương đối thấp còn trực tiếp giảm thiểu sự nhập siêu thương mại của nước Mỹ. “Điều này đối với tất cả các mặt của chúng ta đều tốt cả” - thượng tướng hải quân Giôn Pin-đơ Kơ-xtơ nhớ lại – Bằng mọi cách hạ thấp giá dầu mỏ là phù hợp với lợi ích của chúng ta. Chúng ta coi việc hạ thấp giá dầu mỏ là một mục tiêu vô cùng quan trọng!” Việc định giá dầu mỏ là một bộ phận của tổng thể chiếc lược, mà hiển nhiên nó đã trở thành chính sách của nước Mỹ. Pin-đơ Kơ-xtơ nói: “Nếu từ nay về sau trong một bản chỉ thị về quyết sách đối với An ninh quốc gia NSDD- 75 hoặc trong một hành động bí mật phát hiện người A-rập Xau-đi cũng đề xuất vấn đề đó với ý đại khái như Mục tiêu của nước Mỹ là hạ thấp giá dầu mỏ ở nước ngoài, vì việc này không chỉ có ảnh hưởng đối với nền kinh tế thế giới mà đối với nền kinh tế Liên Xô cũng có ảnh hưởng, như vậy thì tôi sẽ thấy kinh ngạc!”
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #139 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2010, 12:37:34 am »


Trong chương trình đến thăm nước Mỹ của Quốc vương Pha-khơ-đơ có một số cuộc hội đàm bí mật. Khi Quốc vương và Tổng thống hội kiến với nhau thì Bộ trưởng Dầu mỏ Xiê-khơ Ya-ma-ni cũng trao đổi ý kiến với Xu-ơn-xư Mác Phơ-ran và Bộ trưởng Năng lượng Khơ-lin-tơn. Mấy tháng nay Ya-ma-ni luôn nghe thấy những lời nói này nói nọ của người Mỹ chung quanh việc hạ giá dầu mỏ. Nhưng khi Oa-sinh-tơn tiến hành các buổi hội đàm này thì thái độ của họ lại khác! Ngày 9 tháng 2 năm 1987, để chuẩn bị cho các cuộc hội đàm với Xau-đi, Quốc Vụ viện chuẩn bị một bản Bị vong lục cho Xu-ơn-xư, trong đó đại khái nói lên lập trường của nước Mỹ về vấn đề này. Trong Bị vong lục ngầm lộ ra ý, giá dầu mỏ trên thế giới quá cao, mà nước Mỹ chỉ khi giá dầu hạ xuống thì kinh tế mới phát triển tốt! Mục tiêu cơ bản trong hội đàm là: “Thảo luận tình hình giá dầu mỏ thế giới hiện nay: OPEC và A-rập Xau-đi đều ra sức giữ thể chế giá cả quan phương và hạn ngạch sản lượng của OPEC, đồng thời họ tuyên bố nước Mỹ đang thao túng thị trưởng dầu mỏ!” Bị vong lục chỉ ra rằng: “Các bộ trưởng Bộ Dầu mỏ của OPEC (trong đó có cả Ya-ma-ni) đều chỉ trích nước Mỹ đang vạch ra một kế hoạch bí mật muốn đưa giá dầu mỏ xuống một mức độ họ dù định từ trước.” Ya-man-ni chỉ nói là đúng có một nửa, vì thật ra phía Mỹ không hề dự định trước một mức giá nào cả!

Lần thăm này của quốc vương Pha-khơ-đơ có một ý nghĩa tượng trưng và có ảnh hưởng chính trị rất lớn. Trước ngày quốc vương đến thăm Mỹ mấy hôm, Rô-be Mac Phơ-ran đã hội kiến với Vương tử Ban-đan, để bày tỏ với Vương tử rằng, nước Mỹ có sự chú ý đặc biệt đối với Pha-khơ-đơ và có sự tôn trọng cần có đối với Quốc vương. Quốc vương sẽ hội đàm tay đôi với Tổng thống và Quốc vương muốn cuộc hội đàm lâu đến thế nào cũng được. Các cuộc hội đàm khác với các quan chức Mỹ cũng theo phương thức như vậy.

Ngày 12 tháng 2, đoàn xe của Quốc vương đến Nhà Trắng. Pha-khơ-đơ với bộ phục trang truyền thống của người A-rập cùng các trợ thủ của ông xúm xít chung quanh, tất cả đi vào một gian phòng hội kiến với Tổng thống. Đối với việc đến thăm nước Mỹ của Quốc vương, Ri-gân tỏ ý hoan nghênh nhiệt liệt. Sau khi cuộc hội kiến bắt đầu, trong phòng họp không có trợ thủ, không có người ghi biên bản.

Trong cuộc họp này Quốc vương Pha-khơ-đơ thấy có mấy việc hết sức chú trọng cần bàn. Tổng thống Ri-gân cũng vậy. Hai vị nguyên thủ đều tỏ ý khâm phục lẫn nhau, đều cho rằng đối phương là những nhân vật có năng lực và kiến thức. Tổng thống nói, Pha-khơ-đơ ở một khu vực mà ngày càng nhiều những đối địch và không khí hiếu chiến nhưng ông đã ủng hộ nước Mỹ. Mỗi năm ông còn cung cấp hàng tỉ đôla cho du kích Mu-xlim Ap-ga-ni-xtan và cho lực lượng vũ trang chống Chính phủ Ni-ca-ra-goa, đó là hai kế hoạch mà Tổng thống Ri-gân khi thực thi chính sách ngoại giao của ông đã rất chú trọng. Pha-khơ-đơ thì coi Ri-gân là một trong những nhà lãnh đạo trong rất nhiều trường hợp đã gian khổ cộng tác vì lợi ích của Xau-đi.

Hai người còn thảo luận những vấn đề kinh tế thế giới và vấn đề phát sinh do sự nhập siêu mậu dịch đối ngoại của nước Mỹ. Sau đó, Tổng thống Ri-gân đề xuất vấn đề giá dầu mỏ thế giới. Ri-gân nói với Pha-khơ-đơ: nước Mỹ, một nước là người bảo vệ chủ yếu của A-rập Xau-đi; kinh tế của nước Mỹ sẽ rất phát triển nếu như giá dầu mỏ tương đối thấp! Một nước Mỹ hùng mạnh sẽ phù hợp với lợi ích của A-rập Xau-đi. Kẻ thù chủ yếu của Xau-đi (Li-bi, I-ran và Liên Xô) sẽ được lợi to nếu giá dầu cao. Ri-gân nói, nước Mỹ hy vọng sẽ xây dựng mối quan hệ hợp tác với Vương thất. Ông bổ sung và nhắc lại một số vấn đề mà trước đây Uyn-pak và Cô-xây đã trao đổi với các quan chức Xau-đi. Tổng thống Ri-gân đã khống chế vấn đề nhạy cảm này, khiến đối phương không thể cò kè bớt một thêm hai gì được; thậm chí cũng không đề xuất được một giá cả đặc biệt nào hết. Nó giống như một cặp vợ chồng mà một bên muốn li hôn, nhưng lại bị bên kia gửi một bức thư miêu tả cuộc hôn nhân của họ là rất tốt đẹp.

Nhưng, Pha-khơ-đơ lại được một thông tin rõ ràng, chính xác là nước Mỹ hứa sẽ bảo đảm an ninh cho Xau-đi với sự giảm giá dầu của đối phương. Như vậy cả hai nước cũng đều được lợi và khiến cho các kẻ thù của cả hai đều bị tổn hại!

Hai hôm sau khi Quốc vương Pha-khơ-đơ hội đàm với Tổng thống Ri-gân và tiến hành một loạt các cuộc hội đàm khác với các quan chức cao cấp trong Chính phủ Mỹ, Quốc vương đã tổ chức một bữa tiệc chiêu đãi thịnh soạn tại khách sạn J.W. Ma-ri-ao tại trung tâm thành phố Oa-sinh-tơn; tham dự bữa tiệc có tới 600 người gồm những bạn bè thân mật và những người ủng hộ, giúp đỡ Xau-đi. Pha-khơ-đơ mời Giám đốc điều hành của một số công ty, các quan chức chính phủ và một số các nhân sĩ khác có tác dụng quan trọng đối với Ri-yat. Bữa tiệc thịnh soạn này tiến hành không được thuận lợi lắm vì ghế trong bàn tiệc bị đánh số nhầm nên khách mời đành phải tự đi tìm bàn ăn của mình. Nhưng bữa tiệc hết sức thịnh soạn, không khí rất hoà hợp, vui vẻ. Theo một nguồn tin, bừa tiệc này Pha-khơ-đơ phải tốn chừng 300.000 đôla. Các quan chức Chính phủ Mỹ dự buổi tiệc này đã nhiệt tình ca ngợi quan hệ hữu hảo giữa hai nước.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM