Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 09:17:50 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những âm mưu sách lược của chính phủ Rigân làm tan rã Liên bang Xô Viết  (Đọc 100663 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #10 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2010, 11:48:59 am »


Cô-xây sau khi gặp mặt với các quan chức ở Tổng bộ Cục Tình báo Trung ương ở Lăng-lây thì nhanh nhẹn vào ngồi trong chiếc ô tô kiểu Ôn-đơ 981. Sau khi Cô-xây được Tổng thống bổ nhiệm vào cuối tháng 1 thì chiếc ô tô này được Cục Tình báo trung ương kiểm tra an toàn rất kỹ. Cửa kính chiếc ô tô này màu lam sẫm, vừa phòng đạn mà lại phòng chống các chất gây nổ, ngoài ra còn có 2 vệ sĩ ngồi phía dưới xe võ trang đầy mình. Lại còn có một vệ sĩ nữa đeo súng ngồi cạnh người lái xe - người này mang theo cả một hòm đạn. Phía sau chỗ ngồi có vài chiếc máy điện thoại để Cô-xây gọi về Lăng-lây và Nhà Trắng, lại còn có một máy điện thoại bảo mật để Cô-xây dùng. Phía sau chiếc Ôn-đơ này còn có một chiếc xe bảo vệ trên đó có 4 vệ sĩ, mỗi người đều đeo một bao đạn, đồng thời họ còn mang theo một khẩu U-di2. Khi còn cách 2 phố nữa thì đến số nhà 1600 của phố lớn Pen-xin-va-ni-a3, đó là nơi mà người lái xe gọi là “khu an toàn Nhà Trắng”. Tới đây là “Nam tước” biệt hiệu của Cô-xây đã sắp đến nơi mà ông ta cần đến.

Cô-xây và Tổng thống gặp nhau có chút muộn. Người ta chỉ thấy Cô-xây rảo bước lên bậc thềm cửa phía bắc của toà Nhà Trắng, người ông ta hơi ngả về phía trước, 2 cánh tay vung vẩy theo nhịp chân bước, một bên nách cặp mấy chiếc phong bì, bàn tay cầm một chiếc bút máy, mấy vệ sĩ từ trên xe cũng bước xuống đi sát theo Cô-xây. Cô-xây bước nhanh vào toà Nhà Trắng. Mấy nhân viên bảo vệ ở đây lần đầu tiên tận mắt nhìn thấy người thủ lĩnh ngành Tình báo của Ri-gân. Trên đỉnh chiếc đầu hói của ông ta có mấy nhúm tóc bạc, trên sống mũi là một cặp kính gọng vàng, nét mặt Cô-xây toát lộ một vẻ hiền hoà thường có ở những người già ở độ tuổi đã nghỉ hưu. Khi đó cô-xây còn chưa nhận nhiệm vụ. Mọi bạn bè và kẻ đối địch với Cô-xây cũng chỉ bị vẻ ngoài hiền hoà của ông ta lừa gạt lúc ban đầu khi mới tiếp xúc thôi. Nhưng khi bắt đầu mở miệng nói, thì con người thực giảo hoạt, sắc sảo của Cô-xây lộ rõ ngay trước mọi người. Sau khi Cô-xây trao đổi mấy câu ngắn gọn với Ri-sác A-lơn và Ai-đơ-uân Miss luật sư của Nhà Trắng thì ông ta đi vào gặp Ri-gân.

Trong phòng Bầu dục, Cô-xây vừa chào hỏi vừa bắt tay Tổng thống. Hai người sau khi trao đổi mấy câu bông đùa kiểu Ai-len với nhau thì đi ngay vào vấn đề chính. Do có đôi chút nặng tai nên dù ai đó có nói to, có phát âm thật rành rõ, Ri-gân cũng phải căng tai để nghe, đồng thời ông ta còn yêu cầu người đối thoại nói to hơn nữa. Cô-xây khi nói, phát âm lại không rõ, câu kệ không mạch lạc nên làm cho Tổng thống nghe rất khó khăn (Ri-gân thường nói đùa rằng, Cô-xây là một người của Cục Tình báo trung ương tuy không đếm xỉa gì đến vấn đề bảo mật mà vẫn được nói chuyện điện thoại với Tổng thống). Trong giai đoạn cuối của cuộc vận động tranh cử Tổng thống vừa qua, Cô-xây đã học được một bí quyết quan trọng, hết sức được việc của một quan chức trong Chính phủ, bí quyết này đã khiến cho Tổng thống nghe rõ được những lời Cô-xây nói. Bí quyết đó là bằng mọi cách phải đứng sát ngay cạnh Ri-gân, thế là Ri-gân đều nghe rõ được những lời Cô-xây nói với ông.

Việc Ri-gân nặng tai và Cô-xây nói năng không mạch lạc đã khiến cho sau này mọi người có những suy diễn là: đối với việc mà Tổng thống đã thực sự chuẩn y thì đó là việc mà Cô-xây đã kiến nghị hoặc đang làm. Một quan chức nguyên là một trợ lý An ninh quốc gia nói: “có khi chúng tôi nghi ngờ không biết là Tổng thống có nghe hiểu lời của Cô-xây không, nhưng dù sau khi ông gật đầu đối với một việc nào đó, thì Nhà nước cũng cứ phải theo đó mà làm thôi!”
______________________________________
1. Ôn-đa 98: chiếc xe này do nhà chế tạo ô-tô Ranson Ôn-đơ thiết kế. Sau đó tên ông trở thành tên loại ô-tô này.
2. U-di: Đây là loại súng tự động loại nhỏ giành cho cảnh sát và lính đặc nhiệm sử dụng, tên loại súng này cũng chính là tên của người đã thiết kế nó.
3. Nhà số 1600 phố Pen-xin-va-ni-a: toà dinh thự này chính là Nhà Trắng, nơi làm việc của các đời Tổng thống Mỹ.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #11 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2010, 11:50:49 am »


Trong cặp văn kiện của Cô-xây đựng đầy ắp một số bản đồ và biểu đồ, ông ta còn mang theo những tài liệu gốc về những báo cáo có liên quan đến tình hình kinh tế của Liên Xô.

“Thưa Tổng thống”, Cô-xây vừa giở cặp văn kiện của ông ta ra vừa nói: “Tôi xin báo cáo với Tổng thống về tình hình mới nhất về Liên Xô. Hiện trạng của họ rất không tốt, họ đương giẫy giụa trong tình trạng khổ cực!” Cô-xây báo cáo với Tổng thống một số việc có liên quan với ngành chế tạo của Liên Xô về những tin vui, những chuyện ít người biết lấy ra từ các tin tình báo báo cáo với Tổng thống, đồng thời ông còn trình bày luôn với Tổng thống về biểu đồ phản ánh tình hình thu nhập, lên xuống của đồng ngoại tệ mạnh ở Liên Xô. Cô-xây nói với Ri-gân: “Tình hình Liên Xô còn tồi tệ hơn những điều chúng ta tưởng tượng về họ. Tôi muốn để Tổng thống tận mắt thấy được trạng thái bệnh tình về nền kinh tế của họ trầm trọng đến mức độ nào, vì vậy nên nó hết sức yếu ớt. Do sự khuếch trương quá mức, nên nền kinh tế của họ đã có những bước đi khập khểnh. Ba Lan hiện đương rối loạn. Họ đang sa lầy ở Áp-ga-ni-xtan. Cu Ba, Ăng-gô-la và Việt Nam, những người đó đã trở thành gánh nặng đối với “đế quốc” này. Thưa Tổng thống, chúng ta đang đứng trước một cơ hội lịch sử. Chúng ta có thể làm cho họ bị tổn hại nặng!

Sau ít phút lặng lẽ - một quãng dừng có tính chiến lược, Cô-xây nói tiếp: “Thưa Tổng thống, hàng tuần tôi sẽ báo cáo với Tổng thống những tài liệu gốc về sự tiến triển của tình hình - số tài liệu này chưa qua sàng lọc. Tôi cũng đương chỉnh lý một loạt những thành quả đã được nghiên cứu, nó có liên quan tới những gì mà chúng ta có thể làm và chúng ta nên sử dụng chúng như thế nào đó để tăng cường ưu thế của chúng ta”.

Trong suốt nhiệm kỳ của mình, Cô-xây đều đệ trình lên Tổng thống một số tài liệu gốc vào thứ sáu hàng tuần. Việc làm này của ông ta đã có ảnh hưởng lớn đến cách nhìn của Ri-gân đối với Liên Xô. Đọc những tài liệu này với một mục đích đặc biệt, đó là một việc làm chưa hề có đối với một Tổng thống Mỹ, nhưng đây là bước mấu chốt đầu tiên để Liên Xô hiểu được những nhược điểm của Liên Xô. Năm 1982, khi Uyn-liêm Cơ-lắc đảm nhiệm chức trợ lý An ninh quốc gia thì những tin tình báo này lại càng nhiều lên. “Tổng thống thích đọc những tài liệu gốc có liên quan tới nền kinh tế Liên Xô - Pin-đơ Kơ-xtơ nhớ lại - Nhất là đối với những tin vui, những việc ít có như: nhà máy thiếu nguyên vật liệu, thiếu phụ tùng nên công nhân Liên Xô phải đình công, thiếu ngoại tệ mạnh và dân phải xếp hàng mua thực phẩm; điều này khiến Tổng thống rất thú vị, và nó khiến ông tin rằng nền kinh tế của Liên Xô đang đứng trước những khó khăn rất lớn”. Theo những điều ghi trong nhật ký của Liên Xô thì những lời này rất đúng. Ngày 26 tháng 3 năm 1981; mở đầu, Rì-gân đã viết trang nhật ký của mình: [Buổi hội báo về tình hình kinh tế Liên Xô]. “Hiện trạng của họ đã lụn bại. Nếu chúng ta có thể cắt đứt các khoản tiền cho vay của ngân hàng đối với họ, thì chắc chắn họ sẽ phải lên tiếng “Chú ơi”, nếu không thì họ sẽ bị đói”. Những tin tình báo đó là do Cô-xây và các nhân viên công tác ở Uỷ ban An ninh quốc gia tự thân chọn lựa rồi đưa lên phòng Bầu dục.

Sau khi nghe 20 phút báo cáo của Cô-xây, Tổng thống nói: “Cô-xây, sao ông không chuyển giao những tài liệu này cho tổ Qui hoạch An ninh quốc gia?”. Thế là, ngày 30 tháng 1, Nhà Trắng triệu tập một cuộc hội nghị của tổ Quy hoạch An ninh quốc gia bàn về việc thực thi chiến lược tiến công ngầm đối với Liên Xô. Ngoài Tổng thống ra, khi đó các thành viên của tổ này còn có Phó tổng thống Bus, Ca-xpa Uyn-pak, A-lec-xan-đơ Hec-gơ, Cô-xây và Ri-sác A-lơn. Khi đó liên Xô đã chuyển rất nhiều vật tư sang Áp-ga-ni-xtan vì ở đó họ đã có tới 89.000 quân. Quân Liên Xô vẫn đông ở chung quanh Ba Lan, triển vọng một cuộc xâm nhập về quân sự đang dần dần rõ nét. Còn Tây Âu đối với điều này dường như không lấy gì làm lý thú lắm. Tuy nhiên họ vẫn cho Mat-xcơ-va vay một khoản tiền để xây dựng một đường ồng dẫn khí thiên nhiên lớn.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #12 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2010, 11:52:07 am »


Toàn thể thành viên của tổ Qui hoạch An ninh quốc gia đều cho rằng cần thiết phải tăng dự toán về quốc phòng, sau khi Liên Xô xâm nhập Áp-ga-ni-xtan; xu thế này đã bắt đầu ngay từ thời kỳ Chính phủ Ca-tơ. “Mọi người đều thấy rằng, điều quan trọng nhất hiện nay là khôi phục thực lực của chúng ta”. Uyn-pak nói: “Thực chất của vấn đề là ở chỗ, mục tiêu của chúng ta là gì?”.

Cuộc họp này do A-lơn chủ trì. Lâu nay A-lơn vẫn cho rằng chính sách của Mỹ đối với Liên Xô có thiếu sót về chiến lược. Sau khi thảo luận vấn đề dự toán đã kết thúc. A-lơn phân tích khá sâu về mục tiêu của nước Mỹ. (Thảo luận hết sức sôi nổi). Uyn-pak nói: “Ngay tại cuộc họp này, chúng ta quyết định cần phải có sự đối đầu với Liên Xô và Ba Lan. Việc này không chỉ đề phòng sự xâm nhập của Liên Xô, mà còn phải tìm cách phá hoại ảnh hưởng của họ đối với Ba Lan.

Mỹ vẫn chưa đẩy mạnh chính sách này đối với Liên Xô. Quốc vụ khanh Hec-gi, một con người nói hay, biện luận giỏi thì lại tìm căn cứ ở chính sách “hoà hoãn tĩnh lặng”; ông ta cho rằng chính sách này có thể thúc đẩy Liên Xô đàm phán mà nó có lợi đối với Mỹ. Hec-gi cho rằng, tiến hành cải tạo quân đội, đồng thời tiến hành đàm phán dựa trên “địa vị thực lực” thì lợi ích của Mỹ sẽ được bảo vệ và sự ổn định của thế giới sẽ được duy trì. Trên thực tế, Héc-gi vẫn nhấn mạnh chính sách răn đe, đó là một loại quan niệm chính thống vẫn chỉ đạo chính sách đối ngoại của Mỹ từ năm 1947 đến nay, trừ vài năm mà Pho (Ford) và Ca-tơ chấp chính ra, vì khi đó do ám ảnh bởi cuộc chiến tranh Việt Nam nên dân Mỹ thiếu sự kiên trì, nhẫn nại. Với sự ủng hộ mạnh mẽ của Uyn-pak và A-lơn, Cô-xây cho rằng, một nhân tố và hiện trạng của Mỹ đối với Liên Xô hiện nay là Mỹ bị uy hiếp, do đó Mỹ cần áp dụng một loại biện pháp có “tiền nhiếp tính1. Cô-xây nói, thực lực so với Liên Xô thì Mỹ vẫn chưa đủ mạnh. Thực chất của vấn đề ở chỗ thực lực và trạng thái hoàn hảo của thể chế Liên Xô. Nếu thực lục của Mỹ có tăng lên cũng không làm thay đổi được sự uy hiếp này, mà chỉ có thể ngăn chặn nó lại thôi. Mục tiêu của Mỹ không phải chỉ là nâng cao tương đối thực lục của mình mà phải hạ thấp tuyệt đối thế lực của Liên Xô. A-len nói: “Khi một chế độ dân chủ đấu tranh với một chế độ cực quyền thì chế độ dân chủ sẽ ở trong tình huống rất bất lợi; vì vậy chúng ta cần phải phát huy sở trường và hạn chế sở đoản!”

Cuộc thảo luận này kéo dài khoảng 20 phút. Cuối cùng Cô-xây phát biểu: “Thưa Tổng thống, 30 năm trước đây, chúng ta vẫn tuân thủ qui tắc “du hí” mà không vượt ra ngoài khuôn khổ. Nhưng phương pháp này không có cách nào thắng được cuộc đấu sức giữa ta với Liên Xô. Nếu sân sau của họ dựa cậy được thì chúng ta làm gì cũng không quan trọng và lúc đó chỉ mong sao cho mọi việc làm của họ bị trật bánh!”.

Từ bản năng, Tổng thống ủng hộ việc áp dụng một chính sách có tính tấn công. Ngay từ trong thời gian tranh cử, kể từ cuộc chiến tranh Việt Nam cho đến nay, ông đã rất coi trọng những nước đặt dưới sự “khống chế” của Liên Xô. Cô-xây nói xong, cuộc họp lặng hẳn lại trong khoảng nửa phút. Cuối cùng Ri-gân nói: “Tôi cho rằng với điều kiện có sự giúp đỡ của nước đồng minh, thì cách nghĩ của Ai-xen-hao rất có khả năng có được hiệu quả đối với sự chạy đua kỹ thuật công khai, còn phương án của Cô-xây khiến tôi có cảm tưởng rằng đó là một suy nghĩ về chiến lược. Liên Xô dường như đã biết có sự bất đồng trong Chính phủ Mỹ. Trước đây chuyên gia về các vấn đề của Liên Xô Xiu-lin Pi-al đã chỉ ra rằng: Các nhà phân tích của Liên Xô quả thực đã biết có sự bất đồng trong nội bộ Chính phủ Ri-gân, tuy mới đầu họ cho rằng điều này không quan trọng lắm. Họ đã có sự phân biệt giữa lập trường chống Liên Xô của nguyên Quốc vụ khanh Héc-gi với lập trường chống Liên Xô, chống cộng của Bộ Quốc phòng và của Nhà Trắng. Họ miêu tả lập trường chống Liên Xô của Hec-gi, của Nghị viện là một sự tin tưởng vào việc dùng chính sách thực lục để ngăn trở sự mở rộng thế lực của Liên Xô; còn lập trường của nhóm sau lại vượt cả lập trường của nhóm trên, đó là một chính sách thảo phạt Liên Xô”.

Cuộc thảo luận này chỉ hạn chế xung quanh khái niệm trên thôi. Nhưng như thế cũng đủ xác định hướng hành động ban đầu. Tổng thống dường như có khuynh hướng áp dụng chính sách dùng sức mạnh. Ý của ông không chỉ bằng hành động có tính thăm dò để đánh bại Liên Xô mà là bằng gươm, súng thật sự để phân biệt cao thấp.
________________________________________
1. Tiền nhiếp tính: khái niệm về tâm lí học, chỉ khi hồi tưởng thì các tài liệu biết được trước sẽ chiếm ưu thế hơn tài liệu biết sau.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #13 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2010, 12:43:18 pm »


Hội nghị của nhóm Qui hoạch An ninh quốc gia còn quyết định Chính phủ Mỹ phải có hành động ngấm ngầm đối với tính yếu ớt về tâm lý của Liên Xô. Người Liên Xô rất chú ý Rô-nan Ri-gân, họ cho Ri-gân là một “chú bê” không có cách nào lường đoán được. Trong thời kì Chính phủ thay đổi, Ri-xác A-lơn đã hội kiến với A-na-tô-li Đô-puô-lây-nin1 A-lơn nhớ lại: “Họ cho rằng trong tay họ đã nắm được một số tài liệu quá cứng, họ đã sợ hết hồn về điều này”.

Chính phủ mới của nước Mỹ đã nhìn thấy giá trị trong việc xây dựng về ý đồ chiến lược đó, ít nhất thì nó cũng có giá trị đối với bên trong bức tường Krem-li. A-lơn nói: “Cần cho người Liên Xô biết là họ “hơi bị điên”; đó chính là một phần của chiến lược Ri-gân!”. Khái niệm này là do Ha-ri-man Ca-yin2 một chiến lược gia đã chết. Đề xuất. Ông ta ví những cuộc tranh đấu giữa các siêu cường với những con gà chọi nhau. Về lý luận mà nói, không bên nào nghĩ là mình sẽ thất bại, và bên nào cũng đều nghĩ rằng mình sẽ không nhượng bộ. Tuy nhiên, cuối cùng tất nhiên sẽ có một bên phải nhượng bộ để ngăn ngừa cuộc chiến tranh toàn diện bùng nổ. Cuối cùng Ca-yin khái quát hiện tượng này bằng một câu “Không một ai lại muốn trêu chọc kẻ điên”. Vì vậy, Ri-gân nghĩ rằng ông ta có ưu thế về chiến lược. Cuộc hội nghị lần này xác định hành động tâm lý chiến (PSYOP); tuy nó không phải chính thức, nhưng lại có tác dụng lớn.

Mục đích của hành động này là hình thành một hướng suy nghĩ cho Krem-li khiến cho người Liên Xô khẳng định về vấn đề phòng ngự, do vậy họ sẽ ít có khuynh hướng mạo hiểm hơn. Hành động này bao gồm một loạt hành động thăm dò về quân sự ở ngoại vi Liên Xô. Nguyên thứ trưởng Bộ Quốc phòng Fred I-kol nhớ lại: “Đây là một việc hết sức nhạy cảm; bất cứ sự việc gì chúng tôi cũng đều không ghi chép, vì vậy tất cả đều không có chứng cớ gì về mặt giấy tờ hết”.

“Có khi máy bay ném bom của chúng tôi bay gần Bắc Cực, ra-đa của họ đều khởi động hết”. Tướng Giắc Săm-ân nguyên Tư lệnh Bộ Tư lệnh không quân chiến lược nhớ lại: “Ngoài ra, có thời gian máy bay ném bom của chúng tôi có thăm dò một chút ở ngoại vi Á châu và châu Âu của họ”. Vào thời điểm đỉnh cao của thời kỳ chiến tranh lạnh, hành động này bao gồm cả mấy lần diễn tập trong một tuần. Máy bay của họ cũng khi ẩn, khi hiện: như vậy càng tăng thêm bầu không khí bất ổn! Sau đó, cùng với những cuộc bay không tuyên bố bắt đầu ngay của bên chúng tôi, thì họ lại đình chỉ những cuộc bay, chỉ sau đó một tuần lễ họ mới bắt đầu bay lại.

“Chúng tôi quả thật đã tiếp xúc với họ”. Tiến sĩ Uy-li-am Sri-nat, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng phụ trách viện trợ và kỹ thuật quân sự nhớ lại; mỗi lần ông đều có đọc báo cáo về tình hình bay có liên quan với nước Mỹ “Họ không biết chúng tôi hành động như thế này rút cục là có ý gì. Một trung đội không quân đã bay thẳng vào vùng trời của Liên Xô. Ra-đa của họ đều mở máy, đồng thời các đơn vị đều kéo còi báo động. Sau đó, trung đội không quân, vào phút cuối cùng liền rời biên đội và bay về căn cứ. Hành động tâm lý chiến có tính thăm dò lần thứ nhất bắt đầu vào trung tuần tháng 2, chủ yếu cốt gây ra một bầu không khí không xác định, từ đó chúng tôi không để cho một người Liên Xô nào tiến vào Ba Lan. Nhưng, chỉ khi toàn bộ Chính phủ đều ủng hộ hành động này thì mới có thể phát ra một loại thông tin tâm lí thích hợp cho Krem-li.
___________________________________
1. A-na-tô-li Đô-puô-lây-nin: năm 1957 - 1960 trong Ban Bí thư của Liên Hợp Quốc. Tháng 3 năm 1962 là Đại sứ của Liên Xô ở Mỹ. 1986 là Bí thư của Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, 1988 nghỉ hưu.
2. Ha-ri-man Ca-yin: ông là nhà vật lý, là chiến lược và là nhà vị lai (1922 - 1983). Nổi tiếng do viết quyển “Bàn về chiến tranh nhiệt hạch”. Sau ông làm giám đốc Sở Nghiên cứu Ha- đi-sơn. Chủ yếu nghiên cứu về sự an toàn của quốc gia và chính sách của Chính phủ.

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #14 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2010, 12:46:08 pm »


Mấy hôm sau cuộc hội nghị trên, Cô-xây liền triệu tập một cuộc họp của Uỷ ban Hành động cao cấp của Cục Tình báo trung ương. Trong chiến lược tiến công mà Chính phủ đã có kế hoạch, hành động ngấm ngầm sẽ phát huy tác dụng then chốt. Cô-xây muốn biết năng lực Cục Tình báo trung ương áp dụng hành động ngấm ngầm như thế nào và họ có thể sử dụng phương thức thăm dò có hiệu quả hay không. Cô-xây đến ban tình báo lấy mấy bản Bị vong lục1. Sau khi đọc những báo cáo này, ông phát hiện thấy quan điểm của những báo cáo này do sơ suất trong việc nắm tình hình nên trở thành rất cứng nhắc. Với cách nhìn của ông, hành động ngấm ngầm trong chính sách ngoại giao đã không được sử dụng triệt để và cũng không có được sự coi trọng cần có! Nhưng đây là một quan điểm cần có sự tranh luận!

Rất rõ ràng, trong nội bộ cơ quan, Cô-xây có sự vướng mắc! Giôn Mác-ma-hông là một quan chức phụ trách hành động của Cục Tình báo trung ương là một người hết sức cẩn thận, điểm này thật không giống với Cô-xây. “Giôn, trong thập kỷ 70 đã bị xúc phạm, khi ông phải chịu sự điều tra của Quốc hội. Ven-sưn Kan-nis-tơ-rô nguyên quan chức cao cấp phụ trách về hành động của Cục Tình báo trung ương nói: “Ông ta không muốn mạo hiểm một chút nào, dường như bất cứ việc gì mà chúng tôi làm, ông ta đều có thể nhìn thấy những lo ngại vương vấn trong đầu óc chúng tôi”.

Lúc đó, một hành động bí mật chủ yếu là ủng hộ đội du kích Mu-xlim Áp-ga-ni-xtan, phản kháng Liên Xô xâm nhập kế hoạch này là vào ngày lễ Nô-en năm 1979, mấy ngày sau khi Liên Xô vào Áp-ga-ni-xtan, theo yêu cầu của Chính phủ Ca-tơ, do Sta-sphên Tê-na2 soạn thảo, về mặt chống đối quân đội Liên Xô thì bản kế hoạch này hoặc nhiều, hoặc ít cũng có được một số thành công. Cục Tình báo trung ương cho mua vũ khí ở Ai cập; với sự hiệp trợ của cơ quan tình báo Pa-ki-xtan, đưa số vũ khí này từ Pa-ki-xtan chuyển đến Áp-ga-ni-xtan. Năm 1980 - 1981, tổng giá trị của số vũ khí cung cấp cho đội du kích Mu-xlim vào khoảng 50 triệu đôla Mỹ. Mục tiêu định kỳ của nước Mỹ là thu thập tình báo, đồng thời phê chuẩn thực thi một bản kế hoạch có mục đích quấy rối quân đội Liên Xô. Vì A-rập Xau-đi lo Liên Xô có hành động mạo hiểm, nên họ đã có cống hiến đối với bản kế hoạch này. Người Xau-đi đồng ý chia xẻ một tỉ lệ phí tổn nhất định với nước Mỹ.

Oa-sinh-tơn muốn rằng bất cứ một loại vũ khí nào mà họ chuyển giao cho tổ chức đối kháng đều là những loại vũ khí do Liên Xô chế tạo. Như vậy, nếu Liên Xô phàn nàn là nước Mỹ ủng hộ các tổ chức đối kháng, thì các quan chức Mỹ có thể phủ nhận một cách hợp tình, hợp lý. Cục Tình báo trung ương coi Ai-cập như một kênh trong vấn đề bí mật này, nó cũng có nguyên nhân về nhiều mặt. Cai-rô cũng đồng tình để người anh em Mu-xlim chiến đấu tại vùng núi Áp-ga-ni-xtan; về phía Ai-cập cũng có một số lớn vũ khí Liên Xô. Đó là “di sản” khi Ai-cập có sự hợp tác quân sự chặt chẽ với Mat-xcơ-va vào hồi đầu các thập kỉ 60 và 70. Ngoài ra, khi đó Trung Quốc cũng đương sản xuất các vũ khí do Liên Xô thiết kế, vì vậy họ cũng có thể là một đối tượng tham dự vào hành động này.

Nhưng, khi những vũ khí này thông qua kênh ngầm chuyển đến Áp-ga-ni-xtan, thì chất lượng của chúng không làm cho người ta hài lòng! Cục Tình báo trung ương chi tiền là muốn có được một số vũ khí nửa hiện đại như súng bộ binh AK – 473, máy vô tuyến điện và mìn; nhưng khi đưa đến tay các đội du kích Mu-xlim thì lại là loại súng bộ binh cổ lỗ, những viên đạn mốc và các đồ trang bị han rỉ. “Người Ai-cập đòi giá rất đắt, nhưng khi bán cho chúng ta lại toàn bộ là những của vứt đi! - Một quan chức nhớ lại - Số vũ khí này chỉ có thể doạ người Liên Xô, nhưng lại làm cho những người du kích Mu-xlim dũng cảm mất mạng!”.

Việc này đã làm cho viên tư lệnh đội du kích Mu-xlim phàn nàn suốt mấy tháng trời. Nhưng Lăng-lây đối với việc này lại chẳng có phản ứng gì vì họ sợ nếu đối kháng với người Ai-cập thì việc này sẽ bị công khai hoá. Thời gian đó là lúc Cô-xây vừa mới nhận chức Cục trưởng Cục Tình báo trung ương. Khi thẩm tra một số điện báo qua lại giữa Lăng-lây với Cai-rô, đồng thời lại thêm một số việc khác nữa đã khiến cho Cô-xây giận dữ và căm tức.
______________________________________
1. Bị vong lục: Văn bản ngoại giao của một nhà nước, trình bày một cách hệ thống về một vấn đề nhằm tranh thủ dư luận.
2. Sta-sphên Têna: Cục trưởng Cục Tình báo trung ương thời kì Chính phủ Ca-tơ.
3. Còn gọi là súng bộ binh kiểu Kalashnikov 1947. Súng bộ binh đột kích của Liên Xô là một trong những loại súng được dùng nhiều trên thể giới. AK là mẫu tự đầu của tên người thiết kế nó.

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #15 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2010, 12:48:38 pm »


Tại một cuộc họp trong thời gian đó, khi Cục trưởng mới đang chú ý nghe báo cáo thì Mác-ma-hông và các trợ thủ của mình ngồi chung quanh bàn. Sau khi báo cáo một cách ngắn gọn 6 hành động ngầm thì họ bàn đến vấn đề Áp-ga-ni-xtan. Mac-ma-hông báo cáo với Cô-xây về số vũ khí chuyển cho “Muy” (chỉ đội du kích Mu-xlim). Mac-ma-hông nói, Liên Xô đang phải trả giá vì chuyện họ chiếm đóng Áp-ga-ni-xtan. Sau khi ông ta báo cáo xong, Cô-xây nói ngay: ‘Chúng ta cung cấp số vũ khí này cho du kích Mu-xlim, nhưng thực ra đó chỉ là một đống những của vất đi! Chúng ta cần phải gửi cho họ những loại vũ khí đích thực. Ông cần báo cho người của ông ở Cai-rô rằng, họ phải sửa ngay khuyết điểm này của họ. Đến tháng tư này tôi đi Cai-rô sẽ đề cập vấn đề này với Sa-đat1. Tôi phải bắt Liên Xô trả giá!”. Sau đó, người ngả về phía trước, Cô-xây giọng xúc động, nói: “Ủng hộ các tổ chức chống đối, đó là việc chúng ta phải làm, mà phải làm cho thật nhiều! Tôi sẽ làm cho những hành động như vậy có ở bất cứ nơi nào trên trái đất này. Với những hành động đó, chúng ta có thể đánh bại những kẻ xâm nhập và bắt bọn họ phải quay về nơi quê hương của chúng. Những nước nào đang ở trong khốn cảnh, thì đó là những đồng minh tốt nhất của chúng ta. Chúng ta phải làm cho những người cộng sản khổ sở! Chúng ta phải làm cho bọn họ đổ máu! Để đạt được mục đích đó, ở đây chúng ta phải cải tiến mọi việc”. Mac-ma-hông rời khỏi hội trường mà trong lòng thấy rất lo ngại. Xem ra, thì vị quan chức phụ trách hành động này đã gặp phải một “chiến sĩ thập tự quân”.

Cô-xây trong nhiệm kỳ Cục trưởng của mình, nhất là trong năm thứ nhất, tuyên bố là sẽ tổ chức lại Cục, khiến nó khôi phục được sức sống rực lửa như trước kia! Vị tiền nhiệm của Cô-xây, thượng tướng hải quân Sta-phên Tê-na, dưới sự lãnh đạo của nhân vật này những nhân viên của Cục đã giảm đi một phần mười, ông ta còn để lại cho Cô-xây 14 nghìn người và một dự toán khoảng 1 tỉ đôla; nhưng những hoạt động của Tê-na lại không được bao nhiêu! Tê-na là một chuyên gia “trị quốc luận”, hết sức tin tưởng vào tình báo nguồn gốc từ nhân công hoặc từ những hành động ngầm. Trong thời gian 4 năm, khi vị thượng tướng hải quân này làm Cục trưởng Cục Tình báo trung ương, ông ta đã thủ tiêu khoảng 820 chức vụ bí mật, từ đó khiến cho “sĩ khí” của nhân viên tình báo phục vụ ở Cục sa sút. Mặc dầu trong tâm tưởng của công chúng, Cục này vẫn là một cơ quan không việc nào không làm được, nhưng đến đầu năm 1981 thì nó lại rất bạc nhược, không phát huy được mấy tác dụng! “Ở những nơi cần thiết nhất của chúng ta thì Cục Tình báo trung ương lại không có được bất cứ một điều gì gọi là hữu dụng!”. Một quan chức nhớ lại: “Ở các nơi tiếp giáp với các nước xã hội chủ nghĩa tại Âu châu, chúng ta thật không có cách nào có được những hoạt động ngầm; các hoạt động ngầm ở sau bức màn sắt2 lại càng ít”.

Thượng tướng Hải quân Giôn Pin-đơ Kơ-stơ nhớ lại: Thật vậy trước đây ít năm, đối với năng lực quân sự của họ, chúng ta có một ấn tượng đại khái, nhưng đối với quá trình quyết sách của Liên Xô thì chúng ta lại không biết một chút gì, đối với những dự tính bước sau trong nội bộ Bộ Chính trị trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, nhưng ta cũng không biết một chút gì! Chúng ta hầu như cũng không có năng lực hoạt động ngầm”.

Cô-xây nhìn thấy rất rõ, một phần vấn đề là từ quốc nội mà ra! Ngày 13 tháng 1, trong thời gian có cuộc họp “thính chứng”3 của Thượng nghị viện, với kế hoạch “giảm thiểu” những “hạn chế” khoác lên Cục Tình báo trung ương, Cô-xây thẳng thắn nói: “Cái mà tôi chỉ ra ở đây là những chức vụ cứng nhắc và phiền phức đã gây ra những tổn hại khi các người giữ chức vụ đó chấp hành nhiệm vụ”. Không nghi ngờ gì nữa, Cô-xây cảm thấy đất nước đã đến lúc phải có quyết tâm làm đến cùng. (Đến mùa hạ, Cô-xây đã khiến mọi người phải chú ý qua việc giảm thiểu số lượng nhân viên công tác, những nhân viên phải chấp hành nhiệm vụ do Quốc hội uỷ phái cho Cục Tình báo trung ương).
_____________________________________
1. Sa-dat (Mu-ham-mat An-na el-Sadat 1918 - 1989) sĩ quan cao cấp, chính trị gia. Năm 1970 là Tổng thống Ai-cập cho đến khi chết. Được giải thưởng Nobel về hoà bình năm 1978. Tháng 10 năm 1989 bị một phần tử Mu-xlim cực đoan sát hại.
2. Bức màn sắt: chỉ bức bình phong vô hình ngăn trở tin tức và sự giao lưu tư tưởng. Người đầu tiên dùng từ này là Gơ-ben, Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền Đức. Từ này được sử dụng rộng rãi từ sau ngày 5-3-1946 trong một bài diễn văn của Sớc-sin, thủ tướng Anh.
3. Cuộc họp “Thinh chứng”: cuộc họp nghe các chứng nhân trình bày về một vụ việc nào đó.

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #16 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2010, 12:50:12 pm »


Sau đó là vấn đề sĩ khí. Cục Tình báo trung ương đã bị công kích mấy năm nay rồi: cuộc họp “thính chứng” của Uỷ ban quản lý tài chính của Hội Quốc giáo nước Anh1; hoạt động “chỉnh đốn” của Tê-na, sự thất bại trong việc thực thi kế hoạch Phôn-ni-cơt ở Việt Nam và cả sự thất bại của việc ám sát Phi-đen Cas-tơ-rô, ngoài ra còn có cả những hoạt động gián điệp trong nước nhằm vào những người kháng nghị, chống đối cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Cô-xây muốn xua tan những ám ảnh đó khỏi Cục Tình báo trung ương. “Chúng ta đã vứt bỏ mọi khó khăn của mấy mươi năm qua ra phía sau rồi!”. Đầu năm 1981, Cô-xây đã viết thư cho một cố vấn, nói: “Hiện nay Cục Tình báo trung ương đã đến lúc, trước con mắt của công chúng khôi phục lại truyền thống trước đây!”.

Khi vị tân Cục trưởng Cục Tình báo trung ương này được biết những nguồn tình báo để lại cho mình hết sức có hạn thì ông ta cảm thấy ngạc nhiên. “Tình hình đó khiến cho Cô-xây ngẩn người! - Chep Mai-ê trợ lý đặc biệt của Cô-xây nhớ lại - Cần biết rằng, chúng ta là những người lãnh đạo của thế giới tư do. Ở Liên Xô chúng ta không có mạng tình báo một người, một tuyến”. Căn cứ vào kinh nghiệm khi Cô-xây ở Cục tình báo chiến lược, ông ta sẽ không lấy cớ do có những sự việc trước kia mà không triển khai công tác.

Những năm tháng chiến tranh, với cách nhìn của Cô-xây về những cạnh tranh giữa các nước, về những cuộc đấu tranh kéo dài, về những đấu tranh kinh tế cùng với hiệu lực của những hoạt động ngầm để gây ra những ảnh hưởng sâu sắc đối với ông. Mùa thu năm l944, quân Đồng minh chuẩn bị tiến quân vào nước Đức Na-di (Quốc xã). Nhưng các tình báo về những sự việc sẽ xảy ra khi tác chiến với quân Đức lại hết sức ít. Ở Ý, Pháp, Bắc Phi thậm chí ở Trung Âu, quân đồng minh đã có thể chiêu mộ những nhân viên tình báo mới để cung cấp cho họ những tình báo có giá trị. Những tin tức tình báo này đã cứu tính mệnh của nhiều binh sĩ quân Đồng minh và đã rất có ích để họ đối phó với quân Đức. Nhưng ở trên đất Đức thì quân Đồng minh lại không làm được điều này, vì ở đây không có một nhân viên tình báo nào cung cấp được những tin tình báo quân sự nhạy cảm cho quân Đồng minh và họ cũng thấy không có triển vọng gì để xây dựng được một mạng lưới tình báo! Các vị chỉ huy cao cấp của quân Đồng minh bắt đầu trao đổi vấn đề này với Đô-nô-van, Cục trưởng Cục Tình báo chiến lược có biệt hiệu là “Bi-en dã man”. Điều làm cho rất nhiều người ngạc nhiên là Đô-nô-van lại giao nhiệm vụ thu thập tình báo, một nhiệm vụ rất nhậy cảm và then chốt này cho một người mới 32 tuổi, nguyên là thượng uý hải quân tên là Uy-liêm Cô-xây.

Năm 1943, viên thượng uý hải quân này bắt đầu trở thành một cố vấn của Uỷ ban kinh tế chiến. Theo cách nói của bản thân Cô-xây thì công tác của anh ta là “tìm hiểu rõ yết hầu kinh tế của Hit-le, đồng thời nghiên cứu làm thế nào chèn ép được nó thông qua sự phong toả, mua ưu tiên, cùng những biện pháp kinh tế chiến khác”. Cô-xây thấy công việc này rất hay, nhưng anh ta còn mong muốn có được nhiều hoạt động khác nữa. Vì vậy vào mùa hè năm 1943, Cô-xây xin gặp thượng tá Sác-lô Van-đơ-pul, một quan chức của Cục Tình báo chiến lược. Họ thất rất hợp nhau, thế là Cô-xây ký ngay vào bản hợp đồng nhận việc, và chỉ qua 1 năm, Cô-xây đã được Đô-nô-van bổ nhiệm làm người phụ trách công tác tình báo bí mật ở các chiến trường Âu châu!

Bản thân Cô-xây rất hài lòng với việc bổ nhiệm này, mặc dầu công tác của anh cũng không đáng được hâm mộ lắm. Toàn tâm, toàn ý, anh lao vào công tác vừa được giao. Với sự sáng tạo của mình (cùng với sự yểm trợ của một số biện pháp hợp pháp khác), Cô-xây đã lập một mạng lưới ở ngay sào huyệt của Na-di. Đó là một trong những sách lược để thu thập tình báo quan trọng trong thời chiến. Giô-dep Pe-xkơ đã viết trong cuốn “Nằm cùng ở Đức” của ông: “Cô-xây có thể chiêu mộ 200 nhân viên tình báo hạng nhất, họ đã nằm vùng trong thành luỹ của Na-di. Họ đã nguỵ tạo các văn kiện; với trình độ lấy cái giả làm rối cái thật, họ đã qua mắt được những cuộc thẩm tra rất kỹ lưỡng; với những chứng minh thư nguỵ tạo, họ đã qua mắt được bọn Gestapô2 bọn họ đã lập ra được một mạng lưới liên hệ phức tạp mà đáng tin; mạng lưới này còn kiêm cả các việc như giám sát, thu thập chứng cứ và phân tích hiện trường”.
_____________________________________
1. Hội Quốc giáo nước Anh: còn dịch là “Uỷ ban cứu tế của nhân viên giáo mục”, một tổ chức của Công hội Thánh nước Anh. Năm 1947 do Uỷ ban trên hợp nhất với 1 tổ chức nữa mà thành.
2. Gestapô: Do Gơ-rinh tổ chức ra và trực tiếp lãnh đạo. Rất nhiều đảng viên cộng sản, nhân sĩ phái tả bị Gestapo, một loại cảnh sát bí mật đưa vào trại tập trung. Trong thế chiến II Gestapo tham gia đội hành động đặc biệt, đó là công cụ của Đảng Quốc xã Đức để đàn áp nhân dân các vùng Đức chiếm đóng. Năm 1946, Toà án quân sự quốc tế Nuy-răm-be coi Gestapo là một tổ chức tội phạm.

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #17 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2010, 12:51:20 pm »


Những việc làm của Cô-xây đã chứng minh, anh ta có thể phá hoại ngầm kẻ địch trong một thời gian dài. Vì không có cách nào có thể thả dù người Mỹ vào trong sào huyệt của bọn Na-di, nên anh đã chiêu mộ những nhân viên tình nguyện ngay từ trong đám tù binh Đức. Những tình báo viên này nói thành thạo tiếng Đức, rất thông thuộc Béc-lin, vì vậy trong mọi hành động họ đã phối hợp với nhau hết sức tự nhiên. Sự thật thì, phương thức lợi dụng tù binh này vi phạm qui định của “Công ước Giơ-ne-vơ1 nhưng đối với người phụ trách tình báo trẻ tuổi Cô-xây, anh chẳng hơi đâu mà quản đến những điều đó, vì lúc ấy là lúc phải “dốc túi đánh một keo”!

Tháng 2 năm 1945, Cô-xây cùng 2 tình báo viên mới chiêu mộ đầu tiên vào Béc-lin. Tháng 3, anh đã có một đội tình báo 30 người. Tháng 4, đội tình báo người Đức của anh đã phát triển tới 58 người. Những phương thức mà họ sử dụng đều có sự sáng tạo riêng. Tổ tình báo Béc-lin với biệt hiệu là “tài xế”, đã chiêu mộ của các kĩ nữ.

Trong những năm tháng chiến tranh, Cô-xây đã đi sâu vào thế giới hoạt động gián điệp; điều này đã đem lại những ảnh hưởng suốt một đời của anh. Mọi sự từng trải trong nghề đã ăn sâu vào tiềm thức, Cô-xây phát triển nó và tích luỹ được những bài học kinh nghiệm. Từ đó khiến anh có được những hành động mạo hiểm cần thiết đối với kẻ địch. Những bài học kinh nghiệm này, vừa có liên quan với chủ nghĩa cộng sản Liên Xô, mà cũng có liên quan với chủ nghĩa xã hội quốc gia Đức. Trong cuốn “Chiến tranh bí mật với Hít-le” đã ghi lại những sự việc Cô-xây đã từng trải trong cuộc chiến tranh. Cuốn sách này được xuất bản sau khi ông qua đời. Ông viết: “Tôi cho rằng, những người của ngày hôm nay cần hiểu rằng, những bí mật về tình báo, những hoạt động ngầm và những cuộc vận động tiến đánh có tổ chức trong cuộc chiến tranh đánh bại bọn Hít-le này đã cứu được tài sản và tính mệnh của chúng ta! Điều đó rất quan trọng. Những năng lực này nếu ta sử dụng nó để đối phó với nguy cơ xuất hiện của cuộc chiến tranh tên lửa và vệ tinh thì lại càng quan trọng. Nó cũng là một loại tiềm lực để liên lạc với nhau trong cuộc đấu tranh của những người không cùng chính kiến chống lại sự khống chế và uy hiếp của những thế lực cực quyền”.

Sta-phêl Tê-na tuy hết sức cẩn thận, nhưng quả thực, ông cũng giữ lại một số vốn tình báo quan trọng nào đó cho người kế nhiệm mình. Cục Tình báo trung ương đã cài một tình báo viên vào trong “tập đoàn” cao cấp của Liên Xô - thượng tá Ru-rin-xcơ - một sĩ quan trong Bộ Tổng Tham mưu quân đội Ba Lan. Ru-rin-xcơ đã dũng cảm liên tục cung cấp những tài liệu về ý đồ của Liên Xô tại Ba Lan cho Cục Tình báo trung ương. Viên thượng tá này đã có một số báo cáo nhậy cảm gửi về Cục, trong đó bao gồm cả một số mệnh lệnh tác chiến của tổ chức “Hiệp ước Vác-sa-va” cùng với cả kế hoạch hành động ở châu Âu của họ. Do Ru-rin-xcơ được cắm ở một vị trí rất sâu và nhậy cảm như vậy, nên Tê-na chỉ để một số quan chức cao cấp nhất của Cục Tình báo trung ương được đọc những báo cáo mà ông đưa tới. Ngay trong Chính phủ cũng chỉ có vài người cao cấp nhất là được tiếp xúc với số báo cáo này. Trong thời kỳ Ca-tơ là chủ nhân toà Nhà Trắng thì số người đó chỉ có Tổng thống, Phó Tổng thống Mông-tel và trợ lý An ninh quốc gia.

Trước sau Cô-xây vẫn chỉ duy trì một danh sách ít người như vậy, nên không mấy người biết đến công trạng của Ru-rin-xcơ. Mặc dầu vậy, Cô-xây muốn trong toàn bộ “tập đoàn” Liên Xô sẽ xuất hiện thêm mấy Ru-rin-xcơ nữa. Ngoài ra Cô-xây cũng muốn nâng cao năng lực về hoạt động ngầm của Cục mình. Vì vậy, đầu tháng 3 năm 1981, Cô-xây đã đến trạm tình báo mà Cục ông ta đã đặt tại Viễn Đông; thời gian làm việc ở đó là 2 tuần (trong suốt nhiệm kỳ của mình, phần lớn thời gian làm việc của Cô-xây là trên đường đi, điều này đã vượt tất cả các vị tiền nhiệm của ông). Cô-xây muốn gặp những người ở ngay tuyến đầu, đồng thời qua đó xác minh sẽ xảy ra những chuyện gì ở bước sau. Đó mới là linh hồn của Cục Tình báo trung ương, nhưng loại linh hồn này trong một thời gian dài không thấy nữa! Trong thời kỳ Sta-phêl Tê-na phụ trách Cục, Uy-li-am Cai-xư, người trợ lý trước đây của ông ta nói: “Cục Tình báo trung ương đã cuộn mình lại rồi; hiện nay nó có tác phong phòng ngự!”.

Nhưng đối với Cô-xây thì tác phong này cần phải thay đổi. Nhiều lần, Cô-xây đã nói với các trợ lý của mình: Công tác tình báo đầy rẫy những mạo hiểm; tôi nghĩ rằng chúng ta phải sống chung với những mạo hiểm đó. Tuy nhiên điều mà chúng ta cần tránh, ấy là những chuyện mạo hiểm không cần thiết!”.

Uy-li-am Cô-xây đến Oa-sinh-tơn với tư thế một Cục trưởng Cục Tình báo trung ương có quyền thế nhất trong lịch sử nước Mỹ. Do mối quan hệ giữa ông với Tổng thống và quyền lực chính đáng của ông trong Chính phủ, nên ông là một nhân vật then chốt trong quá trình hình thành chính sách đối ngoại của nước Mỹ. “Cô-xây yêu thích công việc của mình. Lúc nào ông cũng sẵn sàng lao vào công việc - Một đồng sự lâu ngày của Cô-xây là liên lạc viên lâm thời giữa Cục Tình báo trung ương với Nhà Trắng, Đa-vít Uây-cơ nói - ảnh hưởng của ông đối với chính sách của nước Mỹ rất khó đánh giá!”.

Đầu năm 1981, Cô-xây bắt tay vào việc xây dựng lại năng lực triển khai hoạt động ngầm của nước Mỹ. Với mục đích cải biến tiến trình chiến tranh lạnh và làm cho Liên Xô mau chóng sụp đổ, xuất phát từ chiến lược do Uỷ ban An ninh quốc gia soạn thảo, cuối cùng năng lực này đã được sử dụng!
___________________________________
1. Năm 1948, Hội Chữ Thập đỏ quốc tế đã mở rộng một số điều khoản của Công ước Giơ- ne-vơ, trong đó có điều khoản yêu cầu các nước không được ép buộc các tù binh cung cấp các tin tức.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #18 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2010, 11:15:29 pm »


CHƯƠNG HAI

Cùng với sự kiện Chính phủ mới nước Mỹ trở thành chủ nhân Nhà Trắng; nhất cử nhất động của Nhà Trắng đều được điện Krem-li theo dõi rất chặt chẽ. Trong suốt thập kỷ 70, cùng với ảnh hưởng rộng mở ra toàn thế giới của Liên Xô và sự suy giảm của thế lực nước Mỹ, Mat-xcơ-va càng ngày càng tỏ ra ngạo mạn. Năm 1979 Lê-ô-ni-đô-vit Brê-giơ-nhép công khai tuyên bố: một loạt các sự kiện phát sinh từ Việt Nam tới I-ran báo trước sự ra đời của một thời đại mới; trong thời đại này “Cán cân lực lượng đang nghiêng về phía phản đối chủ nghĩa tư bản”. Khi đó nước Mỹ vẫn đang bị ám ảnh bởi cuộc chiến tranh ở Việt Nam, còn Mat-xcơ-va thì đang có những cuộc xâm lược mạo hiểm. Liên Xô thông qua một loạt các hoạt động ngoại giao và họ đã giành được chỗ đứng ở Bắc Phi. Hiện nay ở Trung Mỹ, họ cũng có bạn đồng minh. Tháng 12 năm 1979, Krem-li rất tự tin về năng lực khống chế mọi cục diện của mình, do vậy họ đã tiến quân vào Áp-ga-ni-xtan, nước láng giềng của họ; khi đó chính phủ nước này do xung đột nội bộ nên cả hai đều thiệt hại, do vậy nên tình hình Áp-ga-ni-xtan không được ổn định!

Nhìn bề ngoài, sự trúng cử của Ri-gân đã bị các nhà tư tưởng của Liên Xô như Mi-khai-in Su-slôp1 coi là chứng cứ của một nước Mỹ “đương ở trong khốn cảnh về nguy cơ của thể chế”. “Các nhà lí luận cánh tả có khuynh hướng chiến tranh”. Đó là một triệu chứng nước Mỹ “sắp bị sụp đổ”. Nhưng Chính phủ mới của Oa-sinh-tơn đã làm cho tập đoàn lãnh đạo Liên Xô hoảng sợ.

“Uỷ ban trung ương rất chú ý tới Ri-gân, trên thực tế họ sợ ông ta - Ep-cân-ni Nô-vi-cốp sau này là quan chức cao cấp phụ trách Ban Quốc tế của Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô nhớ lại - “Bọn họ ở Oa-sinh-tơn muốn thấy tình hình mới nhất của Ri-gân”. Tướng KGB, O-rik. Ca-lin-chan, phụ trách công tác tình báo đối ngoại cũng tán thành cách nhìn của Nô-vi-cốp: “Quan điểm của Ri-gân đã khiến cho Chính phủ Liên Xô rất lo lắng và làm cho họ bị kích động! Có một số điện báo đã phản ánh cho họ biết sắp có những nguy cơ xảy tới. Ri-gân được coi như một sự đe doạ lớn”.

Krem-li đối với mọi tình hình của Ri-gân không phải là hoàn toàn không biết gì. Theo cách làm xưa nay, trong thời gian tranh cử Tổng thống năm 1980 thì KGB và của các nước đồng minh phía họ đều giữ hồ sơ Ri-gân và các trợ thủ của ông. Năm 1980, Sta-xi2 trong một đoạn giới thiệu sơ qua về Ri-gân đã mô tả ông ta là “một phần tử chống cộng triệt để, ông ta đã từng lãnh đạo “một cuộc vận động chính trị, đã khu trừ hết các nhân sĩ tiến bộ trong giới điện ảnh và trong công đoàn”.

Tài liệu này đã khái quát Ri-gân là “có thái độ chống Liên Xô ác độc” và nói ông ta tung tin sẽ xây dựng “bá quyền quân sự của nước Mỹ”, có ý đồ “làm suy giảm thành quả cách mạng”. Ông ta còn tung tin sẽ lợi dụng “kinh tế chiến” để phản đối Mát-xcơ-va và các nước đồng minh của họ. Bản tài liệu này đã làm cho những người lãnh đạo Liên Xô lo lắng không yên. Tài liệu này còn dẫn lời của Ri-gân nói trong kỳ bầu cử Tổng thống: “Không ai muốn sử dụng vũ khí hạt nhân”. Ông ta đã nói ra lời như vậy: “'Nhưng tôi có thể sử dụng vũ khí này khiến cho kẻ định trong giấc ngủ hằng đêm đều phải nơm nớp lo sợ”. Gần đây, nước Mỹ có những hoạt động tâm lí chiến là để hô ứng với những lời trên của Ri-gân!

Ngoài văn chương sáo rỗng của hình thái ý thức thì tài liệu tóm tắt của ngành tình báo này đã cung cấp một lượng lớn tin tình báo tỉ mỉ kinh người về những sinh hoạt và tập quán của vị Tổng thống trúng cử này. Ri-gân thích giao cho cấp dưới giải quyết rất nhiều việc. Ông không hút thuốc, không nghiện rượu, về mặt hình thái ý thức không hề thoả hiệp. Vợ ông, bà Nan-cy, có ảnh hưởng rất lớn với ông. Tài liệu này thậm chí còn có cả một tin độc đáo mà Kiti Kai-li đã phát biểu cách đây gần 10 năm: theo một nguồn tin thì vợ chồng Ri-gân còn định kỳ nghiên cứu cả thuật chiêm tinh.

Trong hồ sơ trên còn có mấy bản báo cáo khiến người ta phải giật mình kinh ngạc, nó có liên quan tới tin tình báo về việc xây dựng quốc phòng khi nước Mỹ dưới sự lãnh đạo về mặt này của Cai-xpa Uyn-pak. A-lếc-xan-đơ Pe-smel-tơ-na, nguy ên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Liên Xô nhớ lại: “Sở dĩ những báo cáo này làm đau đầu các Uỷ viên Bộ Chính trị Liên Xô, và sau thời kỳ hoà hoãn đặc biệt (những năm 70), Oa-sinh-tơn lại có một vị Tổng thống mới - Tổng thống Ri-gân. Ông đột nhiên quyết định thay đổi chính sách quốc phòng của nước Mỹ và bắt đầu ra tay xây dựng quốc phòng. Cơ quan tình báo của chúng tôi ở Mỹ trong tất cả mọi tin tức và báo cáo thu lượm được... Đã nói lên một điều là lực lượng chiến lược cơ bản của nước Mỹ đã có ưu thế áp đảo đối với Liên Xô”. Đồng thời, công tác chuẩn bị do Mỹ tiến hành về xây dựng quốc phòng được tiếp tục tiến hành.
___________________________________
1. Mi-khai-in Su-slốp: nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô (1902 - 1982). Ông phụ trách mảng hình thái ý thức trong Đảng. Từ thập kỷ 40 thế kỷ 20, ông được coi như một người nắm quyền lực trung tâm ở Mat-xcơ-va.
2. Sta-xi: tức Bộ An ninh quốc gia Đức, thành lập năm 1950 phụ trách giám thị vấn đế nội chính và hoạt động tình báo. Thời kì cao điểm tổ chức này có tới 39 bộ môn và 85 nghìn nhân viên. Năm 1990, sau khi nước Đức thống nhất, cơ quan này bị giải tán.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #19 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2010, 11:16:08 pm »


Đầu tháng 2 năm 1981, Cô-xây ngồi trong phòng làm việc của ông ở Tổng bộ Cục Tình báo trung ương, vừa mân mê chiếc Ca-ra-vat, vừa nhìn dòng sông Pô-tô-mác và dải rừng cây xanh ở gần đó qua chiếc cửa sổ cao 40m Anh. Trong phòng làm việc còn có Giôn Pu-rô-xơ, Stan-lây Xpua-chin và 2 trợ thủ khác. Mục tiêu và trí tưởng tượng cổ vũ lòng người của Cô-xây đã làm cho Cục Tình báo trung ương bừng lên sức sống; tuy nhiên ông phát hiện rất nhiều tác phong quan liêu của Cục rất xa lạ với mục tiêu của ông. Trước kia, Cô-xây đã cùng với Mac Ma-hông và các trợ thủ khác triệu tập một số cuộc họp bàn về vấn đề này nhưng không phải cuộc họp nào cũng có được hiệu quả.

Nếu nói có những điều bất đồng thì đó chỉ là những tín hiệu nguy hiểm mà họ chỉ ra cho Cô-xây biết. “Mac Ma-hông là cái đinh trước mắt của Cô-xây - Một quan chức cao cấp của Uỷ ban An ninh quốc gia khi đó, nhớ lại - “Trong suốt cả nhiệm kì của ông ta, Mac Ma-hông đã gây trở ngại rất nhiều cho Cô-xây. Ví như: không chú ý gì đến yêu cầu của ông ta, không quán triệt chỉ thị của ông, mà cũng không chịu viết báo cáo, hoặc viết bị vong lục cho kịp thời”.

Bộ phận hành động của Cục Tình báo trung ương do một quần thể gọi là “Bang”, tức là một quần thể do các sinh viên tốt nghiệp ở ba trường Đại học: Ha-vớt, Y-al và Brit-xtôn tổ chức thành. Họ đều là nhân viên tình báo, ăn mặc cứng nhắc và rất ít khi thay đổi; lời ăn tiếng nói, cử chỉ của họ cũng hết sức thận trọng. Khi đối xử với những nhân viên tình báo có tên ở trong bản danh sách, có khi Cô-xây cũng không thể không vi phạm qui tắc. Đó chính là đặc tính của nghề tình báo, ít nhất thì những năm tháng chiến tranh cũng dạy ông làm như vậy. Vì thế Cô-xây cần người phụ trách hàng động có thể “vòng” qua “Bang”, mà lại hoàn toàn trung thành với ông. Đó phải là một người cứng rắn, nhưng không phải là một bù nhìn, chỉ hùng hục làm với một bộ mặt lầm lì, nặng nề như đưa đám. Ông cũng mong con người này rất ít biết về phương thức công tác của Cục, có vậy thì mới dễ khống chế được anh ta. Đương nhiên người này cũng không thể không chịu sự ràng buộc; nói tóm lại, Cô-xây muốn có Ma-kơs Xiu-cơl!

Khi Cô-xây nhắc đến tên Xiu-cơl thì Pu-rô-xơ và Xua-chin đều tỏ ra hoài nghi. Xiu-cơl là một thương nhân. Trong cuộc vận động tuyển cử vừa qua, anh ta là trợ thủ của Cô-xây. Con người này không hề có chút kinh nghiệm gì về công tác tình báo, nhưng đó lại chính là nguyên nhân mà Cô-xây cần đến anh ta. Xiu-cơl là người khéo ăn nói, đồng thời biết giữ chữ tín; Cô-xây cảm thấy con người này trong hoạt động ngầm có thể giúp ông đối phó với những rắc rối do chủ nghĩa quan liêu gây ra. “Cô-xây thích tính kiên nhẫn của Xiu-cơl”. Một nhân viên ở bộ phận hành động nhớ lại “Cô-xây cho rằng Xiu-cơl có thể đấu tranh với những quan chức cao cấp trong bộ phận hành động và như thế sẽ khiến ông ta có thể cho tiến hành nhiều hoạt động khác”. Mọi người hi vọng Xiu-cơl qua công việc về thương nghiệp của mình sẽ yểm hộ cho những hành động của các nhân viên tình báo Mỹ ở nước ngoài. Nhưng, mọi sách lược đã dầy công soạn thảo vừa bắt đầu thực thi thì vào tháng 7, Xlu-cơl lấy lí do bận buôn bán nên xin từ chức. Chỗ của anh ta được thay thế bởi một thành viên chính thức của bộ phận hành động.

Mấy tháng đầu của năm 1981, Cô-xây còn muốn tiến hành một số bước của mấy phương diện khác nữa: để tăng cường việc điều hành vào bảo mật đối với hoạt động ngầm. Trung tuần tháng 2, Cô-xây đề nghị Tổng thống cho cải tổ về căn bản trình tự tư vấn đối với hoạt động ngầm. Theo truyền thống thì trình tự này, mới đầu sẽ thành lập tổ bình thẩm. Các thành viên của tổ này là các quan chức của các cơ quan tương quan và các ngành tương quan trong Chính phủ, sau đó triệu tập hội nghị và tiến hành bình thẩm đối với những suy nghĩ và đối với những hoạt động ngầm đang tiến hành. Từ những năm 60 cho đến nay, chủ tịch của tổ bình thẩm này là trợ lý An ninh quốc gia của Tổng thống; các thành viên bao gồm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Quốc vụ khanh phụ trách chính trị, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân và Quốc vụ khanh trợ lí phụ trách các lĩnh vực có liên quan tới hoạt động ngầm. Cô-xây đề nghị tổ Quy hoạch An ninh quốc gia sẽ là cơ quan độc nhất tiến hành bình thẩm hoạt động ngầm. Cô-xây nói với Tổng thống rằng bất cứ là việc gì, chỉ cần khi chúng ta muốn làm thì tin tức “nhất định như một cái sàng sẽ tiết lộ ra hết. Ý định của tôi là sẽ làm cho những hoạt động ngầm thành ra ngầm thật sự”.

Ri-gân đồng ý ngay với những điều đó. Công việc sắp xếp mới cần khuyến khích sự bảo mật triệt để. Cụ thể là không những chỉ riêng có tổ Quy hoạch An ninh quốc gia là thảo luận về những ý đồ của hoạt động ngầm, mà trước khi họp cũng không báo trước cho các thành viên của tổ về nội dung thảo luận. Văn kiện hội nghị sẽ do trợ thủ của Cô-xây chuẩn bị, sau khi hội nghị khai mạc mới phát rồi thảo luận ngay tại chỗ. Chỉ riêng có tổ Quy hoạch An ninh quốc gia ra quyết định, các nhân viên khác nhất luật không được xen vào. Gôn Luân-xép-xki quan chức phụ trách về Liên Xô và Đông Âu trong Uỷ ban An ninh quốc gia nhớ lại: “Chúng tôi không được nghe mấy đến tình hình về những hoạt động ngầm. Cô-xây đương tiến hành hoạt động ngầm của ông ta! Hầu như không có chính sách gì được đưa ra thảo luận. Họ không muốn tiết lộ bất cứ điều gì.”

Với Cô-xây mà nói, đây là một sự xếp đặt, sắp xếp không phải bình thường. Những điều này nói lên sự tín nhiệm của Ri-gân đối với ông ta, và đồng thời nó cũng tỏ rõ là, về mặt xác định chính sách đối với hoạt động ngầm, quyền lực của ông ta lớn biết mấy!
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM