Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 06:39:30 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử những kẻ sát thủ  (Đọc 42152 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
baokhanhnbk
Thành viên
*
Bài viết: 1089



« Trả lời #70 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2010, 12:44:32 am »

 Còn đối với chính nhóm Sát thủ, sự tính tóan lại đơn giản hơn nhiều. Mục đích của họ là phá vỡ và tiêu diệt cái trật tự của phái Sunni ; nếu có thủ lãnh nào của phái Sunni buộc lòng phải giúp đở họ do bị dụ dỗ hoặc bị khủng bố, thì càng tốt. Thậm chí trong thời gian đầu đầy nhiệt huyết, các thủ lãnh nhóm Sát thủ cũng không bao giờ bỏ qua sự giúp đỡ của người khác khi thuận lợi ; và về sau này, khi họ đã trở thành các chúa đất thực sự, họ mới đem gắn các chính sách của mình một cách khéo léo và nhẹ nhàng vào các mối liên minh và tranh chấp muôn màu muôn vẻ của thế giới Hồi giáo.

Tất cả những điều này không có nghĩa là họ sẳn sàng bán mình, hoặc mọi câu chuyện về sự câu kết đều đúng cả thậm chí qua lời thú tội. Các thủ lãnh của họ có thể bí mật dàn xếp, nhưng cũng không thể có việc họ thông báo cặn kẻ các chi tiết cho thích khách.

Có nhiều khả năng hơn cả là Sát thủ bắt tay nhận nhiệm vụ được giao theo một ‘ kịch bản sườn (cover story), nói theo ngôn ngữ hiện đại, bao hàm các tình tiết có nhiều khả năng sẽ xảy ra nhất tại nơi thực hiện. Điều này sẽ tạo thêm lợi thế là gieo được sự bất hòa và ngờ vực trong phe thù nghịch. Ví dụ rõ nhất của tình huống này là vụ hành thích Caliph al-Mustarshid và Conrad xứ Montferrat của Thập tự quân. Sự nghi ngờ nhắm vào Sanjar ở Ba-tư và vào Richard tim sư tử trong Thập tư quân nhằm làm cho sự việc rối tung lên để tạo nên mối bất hòa. Ngòai ra ta cũng không rõ là liệu mỗi vụ ám sát được gán cho họ hoặc thậm chí do chính họ thừa nhận trên thực tế có phải chính họ làm ra hay không. Hành thích, vì lý do riêng tư hoặc công khai, cũng khá thường gặp, và chính nhóm Sát thủ tự họ cũng phải tạo ra một ‘ tấm màn che  cho một số các vụ ám sát không thuộc về ý thức hệ mà chính họ không hề tham dự.

Các Sát thủ chọn lựa con mồi của họ cẩn thận. Một số các tác giả dòng Sunni cho rằng họ phát động chiến tranh bừa bãi chống lại tòan thể cộng đồng Hồi giáo. Hamdulla Mustawfi cho biết :’ Từ lâu người ta đã biết rõ là đám Batini (tức là nhóm Ismaili) đáng đựoc thưởng công xứng đáng bởi vì họ không hề từ bỏ một giây phút nào tìm kiến đủ cách để làm hại Hồi giáo, và tin rằng nhờ đó họ sẽ nhận được nhiều ân thưởng.

 Theo họ việc không hạ thủ được người nào, không khuất phục được kẻ thù là 1 trọng tội. Hamdulla viết điều này vào năm 1330, nhằm trình bày một quan điểm mới sau này, có lẽ chịu ảnh hưởng của các chuyện hoang đường và thần thọai thịnh hành thời đó. Những nguồn tư liệu cùng thời tại Ba-tư và Syria đều cho biết là mối sợ hãi do nhóm Ismaili gây ra là nhắm đúng người, có chủ đích và trừ một vài vụ việc dân chúng đứng lên nổi lọan riêng lẽ,mối quan hệ của họ với nhóm Sunni vláng giềng đều khá bình thường. Điều này có lẽ đúng đối với cả các nhóm thiểu số Ismaili sống tại thành thị, và các chúa đất Ismaili, khi giao dịch với các đồng sự Sunni.

Nạn nhân của các Sát thủ nằm trong 2 nhóm ; nhóm đầu tiên gồm các vương công, quan lại và thượng thư, nhóm thứ 2 gồm các qadia và hàng giáo phẩm tôn giáo khác. Nằm giữa 2 nhóm này, đôi khi là các viên chức cảnh sát thành phố. Trừ một ít ngọai lệ, tất cả các nạn nhân đều là người thuộc nhóm Hồi giáo Sunni. Bình thường, các Sát thủ không tấn công nhóm thờ 12 Imam hoặc các nhóm Shi’ite khác, cũng không chĩa dao giết người Cơ đốc hoặc Do thái bản địa. Thậm chí còn có ít vụ tấn công vào các thập tự quân tại Syria, và đa số là do Sinan làm theo theo cam kết của Saladin và Hasan với Caliph.
Logged
baokhanhnbk
Thành viên
*
Bài viết: 1089



« Trả lời #71 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2010, 12:45:37 am »

 Đối với nhóm Ismaili, kẻ thù của họ là thể chế của dòng Sunni- về mặt chính trị và quân sự, bộ máy hành chính và tôn giáo. Các vụ mưu sát của họ được bày ra là để gây sợ hãi, làm cho suy yếu và cuối cùng là để lật đổ thể chế này. Một số vụ chỉ là hành động cảnh cáo hoặc trả thù, chẳng hạn như việc hạ sát ngay tại chính nhà nguyện các nhà thần học phái Sunni vì có lời nói hoặc việc làm chống phá họ. Các nạn nhân khác được chọn vì các lý do trực tiếp và chọn lọc hơn - chẳng hạn như tư lệnh các đòan quân tấn công nhóm Ismaili, hoặc người trấn thủ các cứ điểm mà họ muốn chiếm lấy. Các động cơ chiến thuật và tuyên truyền kết hợp với nhau trong việc hành thích các nhân vật quan trọng, chẳng hạn như Đại vizier Nizam al-Mulk, 2 Caliph và những lượt mưu sát Saladin.

Lại càng khó khăn hơn nhiều khi xác định bản chất của sự ủng hộ dành cho nhóm Ismaili. Phần lớn có nguồn gốc từ vùng thôn quê. Nhóm Ismaili đặt căn cứ chính trong lâu đài ; họ thành công nhất khi dựa vào dân chúng các làng mạc chung quanh tìm sự ủng hộ và để tuyển người. Ở cả Ba-tư lẫn Syria, các đặc sứ Ismaili cố gắng cắm vào các khu vực có các truyền thống xa xưa chệch hướng tôn giáo. Những truyền thống như thế khá dai dẵng, và vẫn còn tồn tại cho đến tận ngày nay tại một số vùng trong khu vực này. Một số điểm trong các kinh sách lời ‘ Thuyết giảng mới ‘ đưa ra nhiều tính chất ma thuật pha trộn với tôn giáo của nông dân, đi ngược với khuynh hướng trí thức phức tạp của thần học theo dòng Fatimid tại vùng đô thị.

Sự ủng hộ dành cho nhóm Ismaili có thể được huy động và điều khiển hữu hiệu nhất tại các vùng thôn quê hẻo lánh. Tuy nhiên, sự ủng hộ không chỉ khu trú tại các khu vực này. Nhóm Ismaili cũng có môn đồ tại các thị trấn mà khi cần có thể giúp đỡ kín đáo cho các nhân viên từ lâu đài ra ngòai thi hành sứ mạng. Đôi khi họ khá đủ mạnh để ra tay giành lấy quyền lực như tại Isfahan và Damascus.

Người ta thường cho rằng những kẻ ủng hộ nhóm Ismaili tại thành thị xuất thân từ các tầng lớp thấp trong xã hội – như thợ thủ công, và dưới nhóm này là bọn rác ruởi ưa phá rối rày đây mai đó. Giả định này dựa vào những mối liên quan bề ngoài cuả các thành viên nhóm Ismaili có nguồn gốc xuất thân như thế, và cũng vì không có bằng chứng cho biết nhóm Ismaili có cơ sở cảm tình trong tầng lớp trên, tức là kể cả những kẻ bất mãn với cái trật tự phái Sunni do nhà Seljuq cai trị. Cũng có nhiều dấu hiệu cho biết có cảm tình viên Shi’ite trong đám nhà buôn và thư lại, nhưng dường như những người này chuộng hành động chống đối thụ động của nhóm thờ 12 Imam hơn là nhóm Ismaili chủ trương lật đổ cấp tiến.

Hiển nhiên là nhiều giáo sĩ và thủ lãnh của nhóm Ismaili là người có học vấn, nguồn gốc thị dân. Hasan-i Sabbah quê ở Rayy, vốn được đào tạo để làm thư lại ; Ibn Attash là thầy thuốc, lúc đầu là đặc sứ của lâu đài Alamut tại Syria, Sinan là thầy giáo, và theo như chính lời ông ta nói, vốn là con trai của 1 thân sĩ tại Basra. Tuy nhiên ‘ Lời giảng mới ‘ dường như chưa bao giờ tạo được sức quyến rũ về trí thức lôi cuốn được các nhà thơ, triết gia và nhà thần học trong quá khứ.

Từ thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ 11, dưới nhiều hình thức khác nhau, phái Ismaili đã trở thành 1 lực lượng trí thức chính của Hồi giáo, là một đối thủ quan trọng trong việc dành lấy khối óc và con tim của các tín đồ, và thậm chí đã tranh thủ được tình cảm, tuy không được công nhận, của bậc trí giả như triết gia, nhà khoa học Avicenna (980-1037). Đến thế kỷ 12 và 13, thì điều này không còn đúng nữa. Sau khi Nasir al-Khusraw chết vào năm 1087, không còn có khuôn mặt trí thức quan trọng nào trong thần học của phái Ismaili và thậm chí các môn đồ của ông này cũng chỉ gồm có các nông dân và dân sơn cước tại những vùng xa xăm.
Logged
baokhanhnbk
Thành viên
*
Bài viết: 1089



« Trả lời #72 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2010, 12:46:52 am »

Dưới thời Hasan-i Sabbah và những người kế tục, nhóm Ismaili đã khuấy lên những vấn đề chính trị, kinh tế và xã hội nghiêm trọng đối với Hồi giáo dòng  Sunni, nhưng họ không còn là 1 thách thức về mặt trí thức nữa. Tôn giáo của họ càng ngày càng nhuốm màu pháp thuật và đầy cảm tính, những hy vọng về sự cứu chuộc và tận thế, kết hợp với sự thờ phụng của nhóm người cùng khổ, nhóm thiệt thòi và rày đây mai đó.

Thần học của phái  Ismaili đã không còn, và sẽ không còn, khả năng thay thế cho một nền thần học chính thống mới hiện đang chiếm ưu thế trong đời sống trí thức tại các đô thị Hồi giáo - mặc dù các ý niệm tinh thần và thái độ của nhóm Ismaili vẫn còn tiếp tục gây ảnh hưởng đến chủ nghĩa thần bí và thi ca tại Ba-tư và Syria dưới hình thức gián tiếp và cải biên, và ta có thể nhận ra các yếu tố của giáo thuyết Ismaili trong những cao trào truyền bá sự cứu rỗi có tính cách mạng qua cuộc nổi dậy của các thầy tu Hồi giáo vào thế kỷ 15.

Còn 1 câu hỏi nữa mà các sử gia cận đại buộc lòng phải hỏi - điều này có ý nghĩa gì ?. Theo các thuật ngữ tôn giáo, thì có thể coi ‘ Lời giảng mới ‘ của phái Ismaili thuộc về các khuynh hướng tận thế và chống đối, rất thường thấy trong đạo Hồi và trong các truyền thống tôn giáo khác, ta cũng gặp những hình thức tương tự mà có lẽ trước đây cũng đã từng có. Nhưng khi con người hiện đại không còn coi tôn giáo là mối quan tâm hàng đầu nữa, thì anh ta cũng không còn tin rằng những người khác, vào các thời điểm khác, lại có thể thực sự làm như thế, và vì vậy anh ta bắt đầu rà sóat những phong trào tôn giáo lớn trong quá khứ để tìm kiếm những động cơ và lợi ích có thể chấp nhận được đối với suy nghĩ hiện thời.

Lý thuyết lớn đầu tiên về ý nghĩa ‘ thực sự’ của mặt dị giáo trong Hồi giáo được Bá tước Gobineau, cha đẻ của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc hiện đại, khởi xướng. Theo ông này, thì phái Shi’a tiêu biểu cho 1 phản ứng của người Ba-tư gốc Ấn -Âu chống lại sự thống trị của người Ả-rập- chống lại sự hẹp hòi chỉ quan tâm đến dòng giống Semite của Hồi giáo gốc Ả-rập. Đối với châu Âu thế kỷ 19, bị ám ảnh bởi những vấn đề về xung đột quốc gia và tự do quốc gia, thì cách giải thích như thế dường như có lý và rất hiển nhiên. Phái Shi a đại diện cho Ba-tư, chiến đấu chống lại sự thống trị của người Ả-rập và người Thổ sau này. Nhóm Sát thủ đại diện cho một hình thức cực đoan quốc gia, quân phiệt, giống như các hội kín khủng bố của nước Ý và Macedonia vào thế kỷ 19.

Nhờ tiến bộ về học thuật, và mặt khác là những thay đổi tình thế tại châu Âu, cho nên vào thế kỷ 20 lý thuyết về sự xung đột chủng tộc và quốc gia này có thay đổi chút ít. Nghiên cứu sâu hơn cho thấy phái Shi’a nói chung và phái Ismaili nói riêng, không phải chỉ có ở Ba-tư. Chi phái này khởi đầu tại Iraq ; chế độ Caliph dòng Fatimid đã đạt được nhiều thành công quan trọng tại bán đảo Ả-rập, tại Bắc Phi và tại Ai-cập- và ngay cả phái Ismaili cải lương của Hasan-i Sabbah, mặc dù khởi nghiệp tại Ba-tư, do người Ba-tư, nhưng chiêu dụ được nhiều giáo đồ tại Syria nói tiếng Ả-rập và thậm chí còn len lõi vào được các bộ tộc gốc Thổ có nguồn gốc từ Trung Á di cư vào miền Trung đông. Và trong bất cứ trường hợp nào, yếu tố quốc gia không còn được coi như là điều kiện đủ đối với các cuộc vận động lịch sử lớn.

Trong một lọat các nghiên cứu lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1911, học giả người Nga, V.V. Barthold, đưa ra một lý giải mới. Theo ý ông này, thì ý nghĩa thực sự của phong trào Sát thủ là 1 cuộc chiến của các lâu đài chống lại thành thị - là một sự cố gắng cuối cùng, nhưng chung cuộc không đưa tới thành công của giới quí tộc Iran thôn dã nhằm kháng cự lại cái trật tự xã hội thành thị mới của đạo Hồi. Xứ Ba-tư thời tiền- Hồi giáo là 1 xã hội thượng võ, còn thành thị lại là 1 sự đổi mới của Hồi giáo. Giống như các chúa đất – và chúa đất lục lâm - của châu Âu thời Trung cổ, các hiệp sĩ có đất đai của xứ Ba- tư, với sự ủng hộ của dân làng, từ trong các lâu đài đứng lên phát động chiến tranh chống lại cái trật tự mới và xa lạ này xâm lấn vào lãnh địa của mình. Nhóm Sát thủ là 1 vũ khí của cuộc chiến này.

Các học giả Nga sau này chỉnh sửa và hòan thiện ý đồ của Barthold nhằm đưa ra một cách giải thích giáo phái Ismaili về mặt kinh tế. Nhóm Ismaili không chống lại thành thị, bởi vì những người ủng hộ họ cũng sống ở đó, nhưng là chống một số phần tử chủ chốt tại đô thị - các nhà cầm quyền, các thân sĩ dân sự, và sĩ quan, các quí tộc phong kiến mới và các thầy tu Hồi giáo đặc quyền đặc lợi. Ngòai ra không thể coi như nhóm Ismaili chỉ là đám quí tộc cũ. Họ không hề thừa hưởng lâu đài, mà họ chiếm đọat, và họ không được nhiều sự ủng hộ từ nhóm vẫn còn có ruộng đất như những người bị các ông chủ mới lấy mất tài sản - đó là các người thu thuế, các viên chức và sĩ quan nhận được bổng lộc duới hình thức ruộng đất và huê lợi do ông chủ mới ban cho nhưng lại làm thiệt hại quyền lợi của giới nông dân và giới quí tộc cũ.
Logged
baokhanhnbk
Thành viên
*
Bài viết: 1089



« Trả lời #73 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2010, 12:48:51 am »

Có 1 quan điểm coi phái Ismaili chỉ là 1 ý thức hệ phản động, do các tay trùm phong kiến đưa ra nhằm bảo vệ các đặc quyền của họ để chống lại chủ trương bình quân của Hồi giáo Sunni ; một quan điểm khác đó là 1 sự đáp ứng, nhiều hay ít tùy theo tình huống, đối với nhu cầu của từng nhóm khác nhau phải chịu đựng đau khổ từ khi có sự áp đặt của hệ thống cai trị mới dòng Seljuq, và đã chiêu tập được giai cấp cai trị cũ nay bị hất cẳng và đám dân bất mãn ở đô thị ; tuy nhiên còn quan điểm khác coi đó chỉ là 1 phong trào ‘ bình dân’ dựa trên thợ thủ công, thị dân nghèo, và nông dân tại các vùng núi. Theo quan điểm này, thì tuyên cáo Sống lại của Hasan quả là 1 chiến thắng của các lực lượng ‘ bình dân' ; lời đe dọa của ông ta chống lại những ai còn tuân theo Luật Thánh là nhắm vào các phần tử phong kiến trong các lãnh địa Ismaili, những người vẫn bí mật trung thành với Hồi giáo chính thống và thù nghịch với sự công bằng xã hội.

Giống như những cố gắng trước kia tìm cách lý giải trên cơ sở sắc tộc, những lý thuyết nhấn mạnh vai trò kinh tế đã làm cho kiến thức của chúng ta về nhóm Ismaili phong phú hơn, khi lái nghiên cứu sang những định hướng mới có lợi ; cũng như các nền thần học cũ, các lý thuyết này đều mang tính giáo điều quá mức, tức là nhấn mạnh một số mặt nhưng lại bỏ quên một số mặt khác - nhất là khía cạnh xã hội học về tôn giáo,về quyền lãnh đạo, và về các hội đoàn. Rõ ràng là khi ta hiểu rõ hơn về Hồi giáo và các chi phái, chúng ta cần hòan thiện một số mặt trong phương pháp điều tra, trước khi chúng ta có thể quyết định vai trò của yếu tố kinh tế có ý nghĩa như thế nào đối với phái Ismaili, và mức độ chính xác đến đâu. Trong khi đó, sự trải nghiệm các biến cố lẫn sự tiến bộ của học thuật trong thời đại chúng ta có thể cho thấy rằng khó mà tách rời được các yếu tố quốc gia ra khỏi yếu tố kinh tế, hoặc các yếu tố quyết định về mặt xã hội và tâm lý,và rằng sự phân biệt gĩưa cấp tiến cánh hữu và cấp tiến cánh tả đã từng được coi là rất quan trọng đối với lớp học giả tiền bối gần chúng ta nhất, đôi khi chỉ là chuyện hão huyền.

Không có cách lý giải duy nhất, đơn giản nào lại đủ sức làm rõ cái hiện tượng Ismaili đầy phức tạp, trong một xã hội đầy phức tạp của đạo Hồi thời trung cổ. Tôn giáo Ismaili đã phát triển trong một thời gian dài, trên 1 vùng rộng lớn, và mang nhiều ý nghĩa khác nhau vào các thời gian và không gian khác nhau ; quốc gia Ismaili là những lãnh địa, với những khác biệt và xung đột nội tại ; cái trật tự kinh tế, xã hội của đế quốc Hồi giáo, cũng như những xã hội khác thời trung cổ, là một mô thức phức tạp và luôn thay đổi gồm có nhiều tầng lớp ưu tú, đẳng cấp và giai cấp thuộc các nhóm tôn giao và sắc tộc khác nhau - và cả tôn giáo lẫn xã hội mà từ đó xuất hiện cái trật tự trên đều chưa được khảo sát đúng mức.

Cũng giống như những phong trào và tín ngưỡng lịch sử lớn khác, phái Ismaili dưạ trên nhiều nguồn và phục vụ cho nhiều nhu cầu. Đối với một số người, nó là 1 phương tiện để tấn công sự thống trị bị căm ghét, có thể là để phục hồi một trật tự cũ hoặc tạo ra một trật tự mới ; đối với nhóm khác, đó là cách duy nhất để đạt đến gần Thượng đế trên cõi trần này. Đối với những kẻ cầm quyền, đó là 1 công cụ để bảo đảm và duy trị sự độc lập địa phương chống lại sự can thiệp từ bên ngòai, hoặc là 1 phương cách để tiến tới việc thống trị thế giới ; một nỗi cuồng say và sự viên mãn, đem lại phẩm giá và ý nghĩa cho những cuộc đời buồn tẻ và đầy khổ nhục, hoặc là một phúc âm về sự giải thóat và hủy diệt ; là sự trở lại chân lý của tổ tiên – và 1 hứa hẹn về sự sáng đạo trong tương lai.

Liên quan đến vị trí của các sát thủ trong lịch sử của Hồi giáo, có thể nói được 4 điều chắc chắn. Điều thứ nhất về phong trào của họ, dù với bất cứ động cơ nào, họ đều bị coi là 1 sự đe dọa cho cái trật tự hiện có, về mặt chính trị, tôn giáo và xã hội ; điều thứ 2 là họ không phải là 1 hiện tượng riêng lẽ, mà chỉ là 1 trong 1 chuỗi dài các phong trào rao giảng sự cứu chuộc, lúc đầu mang tính bình dân và ít người biết đến, bị thôi thúc vì những nỗi bất an thâm căn cố đế, và đôi khi lại bùng lên thành những vụ bạo lọan mang màu sắc cách mạng

 Điều thứ 3 là Hasan-i Sabbah và các môn đồ thành công trong việc uốn nắn và định hướng lại những khát vọng mơ hồ, những tín niệm ngông cuồng và sự căm giận không mục đích đó của đám người bất mãn thành một hệ tư tưởng và một tổ chức mà trong đó về mặt gắn kết, kỷ luật và bạo lực có chủ ý chưa từng có trước đó và về sau cũng không bao giờ có cái gì tương tự. Điều thứ 4 và có lẽ là điểm quan trọng nhất cần phải nói, đó là sự thất bại hòan tòan. Họ không lật đổ được cái trật tự hiện có ; họ cũng không giữ được bất cứ 1 đô thị nào dù lớn dù bé. Ngay cả các dinh cơ lâu đài của họ chẳng qua chỉ là 1 lãnh địa con con, có lúc bị chiếm đóng, và các môn đồ của họ chẳng qua chỉ là những cộng đồng nhỏ bé và an bình gồm nông dân và người buôn bán - chỉ là 1 thiểu số của 1 phái tôn giáo trong nhiều thiểu số khác.

Nhưng dòng chảy ngầm mang theo hy vọng cứu rỗi vào ngày tận thế và bạo lực cách mạng đã buộc họ phải trôi theo, và những kẻ tiếm danh nắm được lý tưởng và phương pháp của họ. Đối với những kẻ này, những thay đổi lớn trong thời đại của chúng ta đã sản sinh ra nhiều nguyên do gây căm giận, nhiều giấc mơ về sự viên mãn mới cũng như nhiều công cụ để tấn công.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM