Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 11:23:42 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những âm mưu sách lược của chính phủ Rigân làm tan rã Liên bang Xô Viết  (Đọc 100669 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« vào lúc: 16 Tháng Năm, 2010, 08:28:48 pm »

Tên sách: Những âm mưu sách lược của chính phủ Rigân làm tan rã Liên bang Xô viết
Tác giả: Peter Schwecer
Người dịch: Vương Mộng Bưu
Nhà xuất bản: Công an Nhân dân
Năm xuất bản: 2004
Số hoá: ptlinh, chuongxedap




LỜI GIỚI THIỆU

Đã nhiều năm trôi qua, kể từ khi Liên bang Xô Viết tiến hành cải tổ, một cuộc đổi mới trong suy nghĩ của nhân dân được tiến hành với những động cơ rất tốt đẹp ở đất nước từng là cái nôi của cách mạng xã hội chủ nghĩa, một quốc gia có ảnh hưởng lớn và là đối trọng với phương Tây đồng thời là một siêu cường đối trọng với Hoa Kỳ. Thế nhưng, cải tổ đã chẳng mang lại được cái gì cho nhân dân Xô Viết. Chỉ vài năm sau cải tổ, Liên bang Xô Viết đã tan rã và đến nay vẫn đang là một khu vực bất ổn và phải chịu rất nhiều những xung lực cả bên trong lẫn bên ngoài. Nguyên nhân sụ tan rã của Liên bang Xô Viết là gì? Đã có rất nhiều những ý kiến, những đề tài nghiên cứu, những cuốn sách đề cập và phân tích nhưng chắc chắn sẽ còn tốn rất nhiều giấy mực nữa để giải đáp vấn đề này. Trước khi Goócbachốp lên Tổng bí thư Đảng cộng sản Liên Xô và tiến hành cải tổ thì phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ với vai trò “chọc gậy bánh xe” đã ngấm ngầm công khai phá hoại từ bên trong lẫn bên ngoài Liên Xô với mục đích xoá bỏ hoàn toàn chủ nghĩa xã hội. Cho đến khi tiến hành cải tổ, Goócbachốp đã không có một chiến lược rõ ràng với tầm nhìn xa trông rộng. Tính hấp tấp của Goócbachốp đã làm quyết định cải tổ lợi bất cập hại. Ông cũng không đưa ra được chương trình cải thiện nền kinh tế Liên Xô cũ (đã và đang bị phương Tây và Hoa Kỳ ra sức phá hoại) theo hướng thị trường có điều tiết dẫn đến Mátxcơva như một con bệnh không có thuốc chữa, nặng dần và đi đến tử vong.

Để giúp bạn đọc tham khảo một nguyên nhân khá quan trọng dẫn đến sự tan rã của Liên bang Xô Viết, Nhà xuất bản Công an nhân dân xuất bản cuốn “Chính phủ Ri-gân làm tan rã Liên Xô như thế nào” do Vương Mộng Bưu biên soạn từ sách của tác giả Peter Schwecer.

Cuốn sách này đã thuật lại những biện pháp và hành động cụ thể trên bốn phương diện của Mỹ để đánh đổ Liên Xô:

Thứ nhất: Ngấm ngầm chi viện cho Công đoàn Đoàn kết Ba Lan về tài chính, tình báo, hậu cần để phái phản đảng có thể tồn tại trong đất nước đó.

Thứ hai: Viện trợ tài chính và quân sự cho phe đối nghịch ở Ápganistan đồng thời qua phe này đưa chiến tranh vào đất Liên Xô.

Thứ ba: Dùng trăm phương ngàn kế làm ggiá dầu mỏ trên thị trường quốc tế hạ thấp với mục đích giảm thiểu sự thu nhập ngoại tệ mạnh của Liên Xô khiến đất nước này gặp khó khăn về tài chính.

Thứ tư: Phong toả Liên Xô về mặt kỹ thuật để trong quá trình chạy đua kỹ thuật Mỹ luôn giữ được vị trí hàng đầu và làm tiêu hao tài lực của Liên Xô.

Đây là một cuốn sách tác giả của nó nguyên là nhân viên CIA, do vậy cách nhìn nhận đánh giá về Liên Xô theo một phía, nhiễu chỗ chưa được khách quan. Ngoài ra cách dùng câu từ để chỉ quân đội Liên Xô; thể chế nhà nước Liên Xô cùng những vai trò quan trọng của nó trong lịch sử không được chính xác. Nhưng chúng tôi vẫn cho xuất bản để cung cấp cho bạn đọc nhất là những nhà nghiên cứu tìm hiểu về nguyên nhân Liên Xô bị tan rã, ngoài nguyên nhân tự thân của Liên Xô còn có nguyên nhân quan trọng do Mỹ thực hiện chiến lược thù địch chống Liên Xô thành công bằng bốn phương diện trên.

Chính vì vậy, bạn đọc nên coi đây là tài liệu tham khảo, nghiên cứu để nâng cao cảnh giác chống lại mọi âm mưu phá hoại của các thế lực phản động đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

NHÀ XUẤT BẢN CÔNG AN NHÂN DÂN
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Ba, 2021, 11:59:04 am gửi bởi ptlinh » Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #1 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2010, 08:51:11 pm »


PHẦN MỞ ĐẦU

Tướng Ô-lếch Ka-lu-ghin1, quan chức KGB2 thời Liên Xô nói: “Chính sách của nước Mỹ trong thập kỷ 80 trở thành chất xúc tác làm cho Liên Xô tan rã”. Ep-cân-ni Nô-vi-côp, quan chức cao cấp, Uỷ viên trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô cho rằng, chính sách của Chính phủ Ri-gân “là nhân tố chủ yếu của sự tan rã thể chế Liên Xô”. A-lêch-xan Pes-mêl-tơ-nat, Bộ trưởng Ngoại giao thời Liên Xô trong một cuộc hội nghị được triệu tập ở một trường đại học Mỹ nói: “Kế hoạch Sáng kiến phòng thủ chiến lược3 (SDI) làm cho Liên Xô suy yếu nhanh chóng”.

Liên Xô bị xoá trên bản đồ thế giới, thật ra không phải từ quá trình cải cách của họ, không phải từ một loạt hiệp nghị ngoại giao, sự tiêu vong của liên bang này cũng không phải do đàm phán gây nên, mà do bản thân nó không có cách nào duy trì tiếp được nữa! Vậy nhân tố chủ yếu nào khiến cho Liên Xô phải tan rã? Do sự phá sản về hình thức quốc gia chăng? Do chủ nghĩa cộng sản đi ngược lại mà đi đến thất bại chăng? Do sự “vôi hoá” và “hoen gỉ” của nền kinh tế Liên Xô nên đi đến chỗ bùng nổ nội bộ, khác nào như một mái nhà ọp ẹp do tuyết phủ quá dày, không chống đỡ nổi nên sụp đổ chăng? Các lịch sử gia, đối với vấn đề này có thể còn phải tranh luận hàng mấy mươi năm, thậm chí hàng mấy thế kỷ nữa!

Nói tóm lại, đáp án của vấn đề này đâu chỉ hạn chế những lời giải thích trên, mà còn rất nhiều những lời giải thích khác! Điều dễ thấy nhất: vấn đề trung tâm, trường kì trong 10 năm cuối cùng của thể chế này mà Krem-li phải đối mặt, đó là vấn đề khủng hoảng về tài nguyên! Trước đó, vào thập kỷ 70, thể chế Liên Xô chỉ như một anh què đi khập khiễng. Tuy nhiên vấn đề thiếu thốn thực phẩm và vấn đề làm việc không có hiệu suất ở các nhà máy vẫn tồn tại từ trước! Nhưng đến thập kỷ 80, những khó khăn về kinh tế này lại càng không tài nào giải quyết được! Để thử giải quyết vấn đề căn bản này, Mi-khai-in Goóc-ba-chốp4 đã phải đưa ra vấn đề cải tổ và công khai hoá. Nếu không có cuộc khủng hoảng thể chế này thì Goóc-ba-chốp quyết không bao giờ lại phải đi theo con đường cải tổ như vậy.

Điều tra nguyên nhân về sự tan rã của Liên Xô ở ngoài phạm vi chính sách của Mỹ: có chút giống như điều tra một trường hợp tử vong đột phát, không lường trước được không thể hiểu được, nhưng lại không điều tra về khả năng mưu sát. Không điều tra về hoàn cảnh chung quanh! Dù rằng bệnh của người bị hại đã rất trầm trọng, thì viên quan chức nghiệm thi cũng có trách nhiệm tiến hành điều tra về tất cả mọi mặt. Nguyên nhân dẫn đến tử vong là gì? Người bị hại phải chăng cần có thuốc uống? Phải chăng là có rất nhiều những tình hình và động cơ khác thường có liên quan đến sự tử vong?
_____________________________________
1. Ô-lếch Ka-lu-ghm: tức thiếu tướng Oleg Kalughin.
2. KGB: cơ quan phản gián Liên Xô.
3. Sáng kiến phòng thủ chiến lược còn gọi là “Chiến tranh trên các vì sao”. Ngày 23 tháng 3 năm 1983 Tổng thống Ri-gân nói: do lực lượng hạt nhân của Liên Xô “đã vượt Mỹ rất nhiều” nên nước Mỹ cần tăng cường loại vũ khí tấn công chiến lược, đồng thời cần tăng cường việc nghiên cứu chế tạo loại vũ khí siêu cấp, xây dựng một hệ thống phòng thủ chiến lược hữu hiệu.
4. Mi-khai-in Goóc-ba-chốp (1931 - ). tháng 3 năm 1985 ông là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, tháng 3 năm 1990, trúng cử Tổng thống Liên Xô. Ngày 25 tháng 12 năm 1991 ông tuyên bố từ chức, đến lúc đó, Liên Xô không còn tồn tại nữa! Năm 1990 được giải thưởng Nô-ben. Tháng 3 năm 2000. Ông được bầu là Tổng Bí thư Đảng Dân chủ xã hội. Tác phẩm của ông có: “Cải cách và tư duy mới”, “Đời sống và cải cách”.

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #2 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2010, 08:52:36 pm »


Trong lịch sử nước Mỹ, Ri-gân là vị Tổng thống phản đối chủ nghĩa cộng sản kiên quyết nhất, sau khi ông cầm quyền 8 năm thì Liên Xô lập tức tan rã; đồng thời sau đó nó đã bị mai táng. Giữa 2 sự kiện đó thật ra không có mối quan hệ nhân quả tất yếu. Nhưng đối với điều này cần phải tiến hành điều tra, đặc biệt cần phải tiến hành điều tra căn cứ vào sự thật mới bắt đầu xuất hiện. Cho đến nay, tiến hành điều tra đối với chính sách của Chính phủ về việc Liên Xô tan rã thì rất không đủ, mà tiêu điểm việc điều tra này cần phải tập trung hẳn vào chính sách của Goóc-ba-chốp. Điều này cũng có chút tương tự như việc nghiên cứu sự tan rã của miền Nam nước Mỹ sau khi kết thúc cuộc chiến tranh Nam - Bắc của nước này; khi đó tiêu điểm nghiên cứu người ta đã tập trung vào chính sách của tướng Rô-béc E-li1. Còn đối với chiến lược của tướng Yu-rơ-sai Scơ-ran2 thì họ lại không hề điều tra một chút nào.

Có một số người cho rằng chính sách trong thập kỷ 80 của nước Mỹ, rất ít hoặc hầu như không có liên quan gì với sự tan rã của Liên Xô. Đúng như lời của Strop Tal-puôt3 nói: “Với lập trường của Krem-li mà xét, thì sự khác biệt của Chính phủ đảng Cộng hoà và Chính phủ đảng Dân chủ cũng không có gì lớn. Sự tan rã của Liên Xô và sự kết thúc chiến tranh lạnh dường như thiên về một bên, đó là vì bản thân Liên Xô và thể chế Liên Xô có mâu thuẫn, hoặc có áp lực nội tại. Dù rằng là Jim-mi Ca-tơ4 lại trúng cử Tổng thống nữa, đồng thời Von-ta Măng-đen5 tiếp tục trúng cử phó Tổng thống sau Ca-tơ thì những sự việc ngày nay như chúng ta thấy, nó cũng có thể phát sinh”.

Các quan chức thời Liên Xô không đồng ý với quan điểm này. Sự thật thì đối với chính sách của Liên Xô, về rất nhiều phương diện Chính phủ Ri-gân đều có sự quyết liệt triệt để với quá khứ. Về quan điểm này cũng có một điều khá khôi hài, tức là có một số nhân vật cho rằng chính sách của nước Mỹ đối với những hoạt động nội bộ của Liên Xô rất ít có tác dụng, họ đã kiến nghị trong thập kỷ 70 và 80 Mỹ cần thực thi một thái độ hoà hoãn với Krem-li, vì như vậy sẽ làm cho Liên Xô cũng phải có thái độ hoà hoãn. Ri-gân khi đó bị gọi là “con nghé lỗ mãng”, vì họ cho rằng ông ta có thể đưa mọi người đến bên bờ của cuộc chiến tranh hạt nhân.

Sự kiện chính trị lớn lao nhất kể từ Thế chiến thứ hai. Liên Xô tan rã phát sinh sau 8 năm Ri-gân cầm quyền, sự thật này đã được miêu tả là thuộc “khí số”. Tuy nhiên, chúng ta có thể nhớ lại một chuyện có tính chất duy lý sau: Một viên tư lệnh Pháp lập công lớn nhưng không được các đồng sự hoan nghênh. Họ cho rằng công tích của ông là “gặp may” nên không xét đến. Nhưng Na-pô-lê-ông không đồng tình với ý đó, ông nói: “Nếu thế thì xin các ông hãy đưa đến cho tôi một vài vị tướng có “vận may” như vậy!”
_____________________________________
1. Rô-bec E-li: Một vị tướng nổi tiếng thời kỳ chiến tranh Nam - Bắc ở Mỹ (1807 - 1870). Ông vốn phản đối sự tách rời giữa chiếm hữu nô lệ và dân chủ, ông cũng phản đối dùng biện pháp quân sự giải quyết việc tranh chấp chính trị. Năm 1861, sau khi nổ ra cuộc nội chiến trong nước Mỹ, E-li cự tuyệt lời mời đảm nhận chức Tư lệnh Bắc quân của Tổng thống Lin-côn. Năm 1867, ông đảm nhận chức Tổng tư lệnh Nam quân. Sau bị Bắc quân đánh bại phải đầu hàng, khi chiến tranh kết thúc, ông là Hiệu trưởng Học viện Oa-sinh-tơn.
2. Yu-ri Scơ-ran: Tư lệnh quân Liên bang, sau cuộc chiến tranh Nam - Bắc ở Mỹ, là Tổng thống thứ 18 của nước này (1822 - 1885). Ông được tặng danh hiệu “Anh hùng chiến đấu” trong thời kỳ chiến tranh Nam - Bắc và được phong Thượng tướng. 1868 được bầu tà Tổng thống nước Mỹ. Năm 1872 lại được tái cử, nhưng năm 1880 thì thất bại khi ứng cử Tổng thống.
3. Strôp Tal-puôt: Phó quốc vu khanh của Chính phủ Clin-tơn, nói tiếng Nga thạo, ông đã dịch cuốn “Hồi ký bí mật” của Khơ-rút-xốp. Tháng 3 năm 1999 ông phụ trách việc đàm phán với Nga, khi khối NATO tiến đánh Liên bang Nam Tư.
4. Jim-my Ca-tơ: Tổng thống thứ 39 của nước Mỹ. Năm 1976, sau khi trúng cử Tổng thống ông nhấn mạnh vấn đề ngoại giao nhân quyền, sau đó nhấn manh vấn đề thực lực, thực thi chính sách triển khai việc phòng chống Liên Xô. Năm 1979 khi Liên Xô tiến quân vào Apganixtan, ông thực thi chính sách tương đối cứng rắn. Năm 1980 thất bại trong việc viện cứu con tin nước Mỹ bị bắt giữ ở I-ran nên uy tín của ông bị giảm nhiều. Cuối năm đó bị thất bại kỳ bầu cử Tổng thống.
5. Vonta Măng-đen: Luật sư nước Mỹ. Năm 1970 trúng cử Tổng thống (liên danh với Tổng thống Ca-tơ). 1984 trúng cử Tổng thống nhưng thất bại. Sau đó tiếp tục nghề luật sư.

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #3 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2010, 08:53:54 pm »


Những người lãnh đạo của Liên Xô, vào thập kỷ thứ 80 đã đứng trước “một sự khủng hoảng về tài nguyên”, điều này thật ra đâu phải do chính sách của nước Mỹ mà chính là phát sinh từ trong lòng của thể chế đó! Nhưng, ngày nay mọi người lại thấy rõ một sự thật là nước Mỹ đã có một chính sách làm trầm trọng thêm sự khủng hoảng của Liên Xô. Chính sách đó có rất nhiều hình thức: ngoại giao kín, hành động bí mật, rồi trào lưu khoa học kĩ thuật và tăng cường liên tục lực lượng phòng thủ, cùng một loạt những hành động gây thiệt hại cho nền kinh tế Liên Xô; đồng thời nước Mỹ còn có rất nhiều kế hoạch làm suy yếu các vùng ngoại vi của Liên Xô; hơn nữa Oa-sinh-tơn còn ra sức đánh lui Chủ nghĩa Cộng sản kiểu Liên Xô không chỉ ở thế giới thứ ba, mà còn tiến hành việc đó ở ngay trái tim của Liên Xô nữa.

Ri-gân đã thể hiện một sự căm ghét đối với chủ nghĩa Mác-Lê và “kinh nghiệm” Liên Xô. Ông cho rằng toàn bộ Chủ nghĩa Cộng sản không phải “chỉ là một Chính phủ có một hình thức khác” như Gioóc-giơ Cai-nan1 đã nói, mà là một hành vi méo mó, xằng bậy. “Tổng thống Ri-gân quả thật có một cám giác trời sinh. Ông cho rằng Liên Xô không nên, mà cũng không có thể tồn tại.”. Goóc-giơ Xu-ơn-xu2 nhớ lại “Cảm giác đó không phải có từ những hiểu biết chi tiết về Liên Xô, mà chỉ xuất phát từ bản năng”. Quan điểm này không phải chỉ là một cách nhìn nhận kiểu Gia Cát Lượng sau khi sự việc xảy ra, mà là một loại sự thật khách quan ghi ở trên bàn.

Giờ đây xin cho chúng tôi đối chiếu những lời tuyên bố đó với quan điểm những phần tử trí thức chính cống của nước Mỹ. Ac-tuy Slai-xin-cưa3, năm 1982 sau khi đến thăm Mát-xcơ-va, ông tuyên bố: “Ở các cửa hàng tôi thấy rất nhiều hàng hoá, ở chợ tôi nhìn thấy rất nhiều thực phẩm, ở phố tôi nhìn thấy rất nhiều xe du lịch - dường như mọi thứ so với trước đều nhiều hơn, trừ có nước chấm, điều đó không hiểu tại sao?”. Khi ông tổng kết, mũi nhọn chĩa thẳng vào Chính phủ Ri-gân: “Nước Mỹ có một số người cho rằng Liên Xô đương ở trên bờ của sự tan rã về kinh tế và xã hội, chỉ cần lấy tay đẩy một cái là nó sẽ lộn nhào xuống vực, nhưng những người này... chỉ là những kẻ dối mình, dối người!”. Slai-xin-cưa sau khi so sánh số người Mỹ này và những người Liên Xô cho rằng Chủ nghĩa Tư bản đã “cùng đường mạt lộ”, nói: hai bên đều có một số “kẻ mơ tưởng hão huyền”, họ “chỉ một mục cho rằng xã hội khác đều yếu kém nhiều so với xã hội của họ. Trên thực tế mỗi siêu cường đều có những điều rắc rối về kinh tế!”. Giôn Ken-nơ-sư Can-pu-lây4, một nhà kinh tế học nổi tiếng năm 1984 đã có sự đánh giá tương tự “Thể chế Nga-la-tư có được sự thành công đó là vì nó có một điều khác hẳn với nền kinh tế công nghiệp phương Tây; thể chế này đã triệt để lợi dụng nhân lực trong nước!”. Ông nhận định “Hệ thống kinh tế Liên Xô trong mấy năm nay đã có được những tiến bộ cực lớn”. Xiu-lin Pi-al ở Trường Đại học Cô-lôm-bi-a, chuyên gia các vấn đề về Liên Xô đã phát biểu quan điểm khác của ông trên tạp chí “Ngoại giao sự vụ” năm 1982: “Liên Xô ngày nay, đến một thập niên sau nữa sẽ không giãy giụa khổ sở trong sự khủng hoảng thật sự của thể chế, vì nó đã có một tiềm lực về chính trị và xã hội ổn định rất mạnh mà chưa sử dụng đến. Tiềm lực này đủ để khiến Liên Xô chịu đựng được những khó khăn rất lớn”. Pôn Sa-mu-en-sơn5, người được giải thưởng Nô-ben về kinh tế, trong cuốn sách giáo khoa “Kinh tế học” (1981) của mình, ông đã nói về điểm này rất quyết liệt: “Nếu ai đó cho rằng đại đa số người Đông Âu sống trong cảnh bi thảm thì người đó đã phạm một sai lầm rất lớn”. Lai-stơ Sơ-rô, giáo sư Công học viện Ma-sơng-ri (MIT) cuối thập kỷ 80 trong sách giáo khoa thư “Vấn đề kinh tế” của ông. Ông đã viết: “Kinh tế chỉ lệnh6 có thể tăng cường rõ rệt và thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế không? Liên Xô đã giành được thành tựu to lớn, chứng tỏ điều đó là có thể! Năm 1920, trong nền kinh tế thế giới, Nga chỉ chiếm có một tỉ lệ tương đối nhỏ. Ngày nay, thành tựu kinh tế của nó có thể sánh kịp Mỹ”.
_____________________________________
1. Gioóc-giơ Cai-nan (1904 - ) Năm 1947 ông đề ra chính sách răn đe, chủ trương bao vây quân sự, phong toả kinh tế, lật đổ về chính trị, can thiệp quân sự cục bộ và chiến tranh lạnh về chính trị để kiềm chế về mặt phát triển đối với các nước XHCN... Chính sách này đã có ảnh hưởng nhất định tới phương châm ngoại giao của nước Mỹ trong thời kỳ Tru-man và Ai-xen-hao làm Tổng thống.
2. Gioóc-giơ Xu-ơn-xu; Kinh tế học gia, giáo dục gia và xí nghiệp gia nước Mỹ (1920 - ). Năm 1982 ông đảm nhận chức quốc vụ khanh. Đến nhiệm kì II của Ri-gân ông vẫn giữ chức này.
3. Ac-tuy Slai-xin-cưa: Nhà lịch sử học, nhà giáo dục và là quan chức Chính phủ. Ông là trợ lí đặc biệt về châu Mỹ La tinh của Chính phủ Ken-nơ-đi.
4. Giôn Ken-nơ-sư Can-pu-lây: Nhà kinh tế học, nhân vật đại biểu chủ yếu của học phái và chế độ (1908 - ). Viết rất nhiều sách. Năm 1967 xuất bản cuốn “Quốc gia công nghiệp mới”. Đề xuất vấn đề dùng biện pháp mới về tri thức và chính trị để giải quyết sự suy giảm cạnh tranh kinh tế của nước Mỹ, mở ra những điểm tương đồng ngày càng nhiều giữa chủ nghĩa tư bản do nước Mỹ “quản lý” và chủ nghĩa xã hội.
5. Pôn Sa-mu-en-sơn (1915 - ). Ông được giải thưởng Nô-ben năm 1970 về kinh tế học. Ông là cha đẻ của nền kinh tế học hiện đại. Do đề xuất ra lý luận hoạt động kinh tế thống nhất nên được gọi là “Anh-xtanh” trong giới kinh tế. Trước tác “Kinh tế học” của ông là cuốn kinh điển bắt buộc phải đọc nếu ai muốn nghiên cứu về môn này.
6. Chỉ lệnh: tức mệnh lệnh.

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #4 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2010, 08:55:04 pm »


Khi tuần báo “Thời đại” công bố cuốn: “Nhân vật quan trọng 10 năm” của Mi-khai-in Goóc-ba-chốp; Strôp Tal-puôt trong một bài viết dẫn đến một cuộc tranh luận kịch liệt đã tuyên bố: “Các nhân vật của phái Bồ câu trong suốt 40 năm, qua những cuộc tranh luận kịch liệt của họ, từ đầu đến cuối bao giờ họ cũng đều chính xác!”. Ông cho rằng, những nhân vật cũng chống Cộng như các quan chức trong Chính phủ Ri-gân, quan điểm của họ dựa trên ý: “Đối với Liên Xô có những sự phóng đại quái đản. Họ cho rằng Liên Xô có thực lực vô hạn độ bao gồm lòng tự tin, tài năng kiệt xuất và một nguồn tài nguyên có thể tiến hành một cuộc chiến tranh toàn diện”. Tuy nhiên, bài viết trên chứng tỏ, tình hình tương phản với những điều trên, ở mức độ rất lớn cũng chân thực. Chủ nghĩa tự do, hoặc cánh tả vẫn đánh giá quá cao thực lực của Liên Xô. Rê-bec Hen-bơ-run, nhà kinh tế học thuộc chủ nghĩa tự do, cánh tả trong tạp chí “Tranh minh” đã thừa nhận: “Một người càng tiếp cận với cánh hữu thì càng có nhiều dự kiến về lịch sử; càng tiếp cận với cánh tả thì dự kiến về lịch sử càng ít”.

Rô-nan Ri-gân tin chắc rằng thể chế Liên Xô có một nhược điểm căn bản; điều này không chỉ thể hiện trong các bài diễn thuyết của ông mà còn chuyển hoá vào trong chính sách của nước Mỹ. Chính phủ Ri-gân muốn lợi dụng nhược điểm của Liên Xô để xác lập ưu thế chiến lược của Mỹ. Chủ nghĩa Cộng sản bị những mâu thuẫn chí mạng “xé nát”, tuy nó có dã tâm về mọi việc trên toàn cầu và về phương diện quân sự nhưng vẫn phải đối mặt với những vấn đề khó khăn về kinh tế và về tài nguyên trong nước. Nhưng nếu có những áp lực đủ lớn với Liên Xô, thì Krem-li phải đối mặt với sự lựa chọn giữa việc duy trì thể chế đế quốc trên toàn cầu và việc giải quyết những vấn đề khó khăn.

Đầu năm 1982, Tổng thống Ri-gân và vài cố vấn hàng đầu của ông bắt đầu vạch ra một chiến lược nhằm đánh vào những nhược điểm về kinh tế và chính trị của thể chế Liên Xô “Chúng tôi áp dụng một chiến lược toàn diện bao gồm kinh tế chiến bên trong để “đánh” vào nhược điểm của Liên Xô”. Cai-xpa Uyn-pak1 nhớ lại: “Nó là một chiến dịch không ồn ào, cùng tiến hành với các nước đồng minh, đồng thời có sử dụng cả biện pháp khác”. Đó là một chiến lược ở thế công, mục đích của nó là chĩa mũi nhọn đấu tranh của các siêu cường vào Hệ thống XHCN thậm chí vào chính Liên Xô.

Mục tiêu và biện pháp của công thế này được thể hiện ở một loạt chỉ thị tuyệt mật về quyết sách đối với nền An ninh quốc gia (NSDD) do Tổng thống Ri-gân kí vào các năm 1982 và năm 1983; (đó là mệnh lệnh chính thức dưới hình thức văn bản do Tổng thống Ri-gân căn cứ vào chính sách ngoại giao chủ yếu soạn thảo thành chỉ thị cho các ngành và các cố vấn hàng đầu của ông. Trong tình hình lúc bấy giờ, loại mệnh lệnh văn bản này thường ở cấp độ tuyệt mật). Về nhiều mặt, những chỉ thị này chứng tỏ, các chính sách của Mỹ thực thi trước đó không lâu trên cơ bản đã kết thúc. Chỉ thị NSDD - số 32 do Tổng thống kí tháng 3 năm 1982 tuyên bố, nước Mỹ sẽ tìm cách “triệt tiêu” sự khống chế của Liên Xô đối với Đông Âu đồng thời áp dụng các hành động ngấm ngầm và các biện pháp khác để ủng hộ các tổ chức ở các vùng để chống Liên Xô. Chỉ thị NSDD - số 66 do Tổng thống Ri-gân phê chuẩn tháng 11 năm 1982 tuyên bố, thông qua “Chiến lược tam vị, nhất thể” tiến hành “đánh” vào tài nguyên có tính then chốt của nền kinh tế Liên Xô, từ đó làm tan rã nền kinh tế của họ; và như vậy nó sẽ trở thành chính sách của nước Mỹ. Tháng 1 năm 1983, Ri-gân kí tắt chỉ thị NSDD - số 75, yêu cầu nước Mỹ không nên chỉ chung sống với thể chế Liên Xô, mà phải từ trên căn bản cải biến nó. Những mệnh lệnh thuộc loại này đều là thông qua những chính sách mang nặng tính công kích để đánh lui thế lực của Liên Xô, từ đó tiến hành một cuộc “kinh tế chiến” hoặc “tài nguyên chiến” chống Liên Xô. Với những chỉ thị đó, Chính phủ Ri-gân tuy chưa gây ra nguy cơ cho Liên Xô, nhưng nó đã làm cho ngày tan rã của thể chế Liên Xô càng đến gần thêm.

Khi bắt đầu thực thi chiến lược này thì còn lại vấn đề phân công. Xuất phát từ việc không một ai hiểu rõ tường tận toàn bộ vấn đề, Ri-gân quyết định xem “đường ray” nên thông về đâu. Ông quyết định các thành viên của Uỷ ban An ninh quốc gia (NSC)2 phụ trách “lắp đặt đường ray”! Uyn-li-am Cô-xây3 và Cai-xpa Uyn-pack bảo đảm sao cho “con tàu đến được nơi cần đến!”.
_____________________________________
1. Cai-xpa Uyn-pak (Caspar Weinbergor): Bộ trưởng Quốc phòng trong Chính phủ Ri-gân.
2. Uỷ ban An ninh quốc gia (NSC): Một cơ quan trong bộ phận hành chính của Tổng thống. Cơ quan này thành lập năm 1947. Nó có nhiệm vụ đề xuất kiến nghị lên Tổng thống về các vấn đề có liên quan tới sự an ninh của quốc gia. Tổng thống Mỹ đảm nhận chức vụ Chủ tịch Uỷ ban này. Các thành viên khác bao gồm phó Tổng thống, Quốc vụ khanh và Bộ trưởng Quốc phòng. Cố vấn Uỷ ban an ninh quốc gia có: Chủ tịch hội đồng liên tịch Tham mưu trưởng, Cục trưởng Cục tình báo trung ương và các quan chức khác được Tổng thống uỷ nhiệm và được Quốc hội đồng ý.
3. Uyn-li-am Cô-xây (William Cosey): Cục trưởng Cục tình báo trung ương Mỹ (1913 - 1987) Từ 1941 - 1946 ông công tác tại Cục tình báo chiến lược Âu châu (tiền thân của Cục tình báo trung ương chỉ huy các gián điệp từ Luân Đôn phái đến Âu châu. Dưới sự chỉ huy của Cô-xây Cục tình báo trung ương đã tăng cường việc ủng hộ các loại tổ chức chống Cộng. Tháng 12 năm 1986 ông chết do xuất huyết não.

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #5 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2010, 08:55:52 pm »


Do một bộ phận quan trọng của chiến lược Ri-gân là thông qua hành động ẩn giấu, nên Cục trưởng Cục Tình báo Trung ương (CIA)1 Cô-xây có nhiệm vụ giữ một vị thế hạt nhân của chiến lược này. Trong lịch sử nước Mỹ, Cô-xây trở thành một Cục trưởng Cục Tình báo có quyền thế nhất, hơn nữa ông còn có thể được quyền tiếp cận Tổng thống. Do tính toàn diện và phải sử dụng phương pháp ẩn giấu của chiến lược này, nên Cô-xây thường tiếp cận với các thành viên nội các, những người nắm về lĩnh vực chính sách ngoại giao. “Ở một mức độ nào đó, Cô-xây thường tự coi mình như Quốc Vụ viện và như Bộ Quốc phòng”. Gơ-ren Căm-ben, người đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Uỷ ban giám sát tình báo Phủ Tổng thống ở thập kỉ 80 nhớ lại “Cô-xây không nơi nào không tới, không việc gì không làm, dường như “Cục trưởng Cục Tình báo trung ương” chỉ là một danh hiệu, chứ không phải là một chức vụ!”.

Phần lớn công việc của Cô-xây đều bí mật, thậm chí đối với một số trợ thủ cao cấp của Tổng thống cũng không biết được nhiều điều như ông. “Trước nay tôi không biết được những hoạt động của Cô-xây”. Ri-xúc A-lơn, trợ lý thứ nhất về vấn đề An ninh quốc gia của Ri-gân nhớ lại “Ông ta có một chiếc máy bay mầu đen. 1/4 thời gian trong năm, ông ở trên chiếc máy bay đó. Ông chu du toàn thế giới, giải quyết một số việc mà người ta có thể tưởng tượng được. Nhiều khi, ngay đến Tổng thống cũng không biết ông ta ở đâu”.

Chính Cô-xây là người nắm các nhân tố then chốt trong chiến lược Ri-gân, bao gồm những hành động bí mật ở Ba Lan, Tiệp Khắc và Áp-ga-ni-xtan. “Bất cứ việc gì, chỉ cần có thể gây rắc rối, trở ngại cho Liên Xô là đều có bàn tay của ông!”. Đô-nat Ri-can, bạn thân của Ri-gân, Bộ trưởng Bộ Tài chính và là Chủ nhiệm Văn phòng của Tổng thống nhớ lại: “Ông ta luôn suy nghĩ tới việc đó, nó đã làm cho tâm thần ông ta không lúc nào được yên ổn”.

Thành kiến của Cô-xây đối với Liên Xô thật ra không có gì mới mẻ. Để hiểu rõ tâm trạng này của ông, ta cần quay trở lại thời kỳ Thế chiến thứ hai, khi đó ông làm việc ở Cục Tình báo chiến lược (OSS)2. Đối với Cô-xây mà nói, Chủ nghĩa Cộng sản không phải là một sự uy hiếp gì mới mà là một bộ phận chủ yếu mang tính khủng bố do bọn Na-di nước Đức lập ra. “Ông thấy rõ đó là một sự nghiệp chưa hoàn thành mà cần hoàn thành sau Thế chiến thứ hai”. Trước khi chuyển về Trung Mỹ, cho mãi đến giữa thập kỉ 80, A-len Fi-e-rơ vẫn hoạt động ở bán đảo A-rập, ông nói tiếp. Điều đó chứng tỏ vì sao Cô-xây cứ nhằm vào chức vụ Cục trưởng này; ông coi đó là một dịp để tiếp tục chiến đấu.
_____________________________________
1. Cục Tình báo Trung ương (C.I.A): Cơ quan gián điệp và phản gián điệp của Chính phủ Mỹ chính thức thành lập năm 1947. Nó có 4 bộ môn: Phòng Tình báo, phụ trách phân tích tình báo; Phòng Hành động, phụ trách các hoạt động bí mật; Phòng Khoa học kỹ thuật, phụ trách thiết bị kỹ thuật và mọi công việc về khoa học kỹ thuật; cuối cùng là Phòng Hành chính, phụ trách quản lý, hành chính và bảo vê an ninh.
2. Cục tình báo chiến lược (OSS): Tiền thân của Cục tình báo trung ương. Tháng 6 năm 1942, Tổng thống Ru-dơ-ven hạ lệnh thành lập Cục này. Nhiệm vụ chủ yếu của nó là thu thập tình báo nước ngoài, phản tuyên truyền và hoạt động bí mật. Phạm vi hoạt động của nó bao gồm các nơi trên toàn cầu. Từ châu Mỹ La tinh và chiến khu Thái Bình Dương. Nhân viên Cục này có lúc lên tới 12 nghìn người. Tháng 10-1945, Cục này giải tán.

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #6 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2010, 08:56:36 pm »


Một người nữa là Cai-xpa Uyn-pak; đã từ lâu ông vốn là bạn và trợ thủ của Ri-gân. Uyn-pak có một hoài vọng rất lớn đối với việc phát minh ra kỹ thuật mới, ngoài ra ông cũng không thích chủ nghĩa cộng sản. Trong suy nghĩ của ông, sự phát minh kỹ thuật mới là một ưu thế đặc biệt của nước Mỹ. Nước Mỹ có thể và phải dùng nó để làm hao tổn nền kinh tế của Liên Xô! “Lấy chỗ mạnh của ta để đánh vào chỗ yếu của đối phương, đó là một loại tư tưởng”. Uyn-pak nhớ lại, “mà chỗ mạnh của chúng ta là kinh tế và kỹ thuật”.

Điều đó có nghĩa là trọng điểm trong việc chạy đua quân sự giữa phương Đông với phương Tây là chuyển từ số lượng sang chất lượng. Uyn-pak cho rằng, sự ứng dụng trong lĩnh vực những phát minh kỹ thuật mới về quân sự nếu không bị trở ngại thì nó có thể đẩy Mat-xcơ-va ra tít tận phía sau. Trong các văn kiện tuyệt mật của Lầu Năm Góc, Uyn-pak gọi đó là một loại phương thức về “kinh tế chiến”. Ông biết nhược điểm kỹ thuật của thể chế Liên Xô; do đó ông có ý định lợi dụng điều này.

Sự xây dựng quốc phòng do Uyn-pak chủ trì không phải thể hiện ở chỗ tăng dự toán trong ngân sách. Tiêu hết bao nhiêu tiền và có bao nhiêu tiền, 2 điều này quan trọng ngang nhau. Theo quan điểm của tướng Mác-khơ-mit Ây-khai-trô-vis Kha-lê-ép, điều làm cho Mat-xcơ-va phải lúng túng là sự xây dựng quốc phòng cần sao cho: “các bước đi và hình thức trước nay chưa hề có phải được... tăng cường một cách gấp rút”. Uyn-pak cũng nhận định một cách chắc chắn rằng, nếu Liên Xô không vay được tiền và giành được kỹ thuật của phương Tây thì họ không thể duy trì nổi thể chế của họ. Nếu có khả năng là ông sẽ nắm ngay lấy cơ hội để tranh thủ hạn chế mậu dịch giữa phương Đông và phương Tây.

Chỉ cần thấy Cô-xây và Uyn-pak là thành viên của nội các trong nhiệm kỳ thứ nhất và Ri-gân, đồng thời thấy hai người cùng Tổng thống tiến đến nhiệm kỳ thứ hai là người ta biết ngay rằng họ có một tư thế hiển hách như thế nào trong quá trình vạch chiến lược. Theo như thông lệ thì trong quá trình soạn thảo chiến lược, Uỷ ban An ninh quốc gia phải đóng vai trò quan trọng. Uy-li-am Cơ-lac bạn cũ của Ri-gân, trợ lý An ninh quốc gia, tuy không nhận nhiệm vụ vạch ra chính sách ngoại giao, nhưng ông có năng lực thấu hiểu vấn đề rất sắc bén, nên đối với phần quan trọng nhất nào đó của chiến lược này ông đều có sự giám sát. Các thành viên của Uỷ ban an ninh quốc gia như Giôn Pin-đơ Kơ-xtơ, Rô-bec Mac-phi-ran, Rô-giơ Ru-pin-sin, Ri-xac Phai-pus, Bi-en Mác-tanh, Đô-nat Phu-chiê, cùng với Ven-sun Ran-ni-xtơ-rô, đối với việc vạch ra chiến lược này họ cũng đều có tác dụng then chốt. Mác Phi-ran và thượng tướng hải quân Pin-đơ Kơ-xtơ, sau đó đến Cơ-lac, trước sau đều đảm nhận chức trợ lí An ninh quốc gia. Họ đã bảo lưu bộ phận then chốt của chiến lược này được hoàn chỉnh, rồi sau đó thực thi ở nhiệm kỳ thứ 2 của Ri-gân.

Chiến lược ở thế công này được vạch ra ở thời kỳ đầu nắm quyền của Ri-gân; thế tiến công đầu năm 1987 có chút suy giảm vì khi đó có một số vấn đề liên tiếp xảy đến như các quan chức cao cấp quan trọng người chết, kẻ từ chúc; rồi vấn đề phân công trong nội bộ Chính phủ! Chiến lược này đã “đánh” vào các mặt then chốt của thể chế Liên Xô, bao gồm:

- Dùng các biện pháp ngấm ngầm chi viện Công đoàn Đoàn kết Ba Lan về các mặt tài chính, tình báo và hậu cần để bảo đảm cho phái phản đối tồn tại được ngay trong lòng của đế chế Liên Xô.

- Giành cho tổ chức chống đối ở Áp-ga-ni-xtan sự ủng hộ thiết thực về tài chính và quân sự, đồng thời cũng chi viện cho du kích Mu-xlim1 để cho số quân này đưa chiến tranh vào đất Liên Xô.

- Thông qua sự hợp tác với A-rập Xau-đi2 hạ thấp giá dầu mỏ, đồng thời hạn chế Liên Xô xuất khẩu khí đốt sang các nước phương Tây, ngoài ra lại phát động một chiến dịch khiến cho sự thu nhập ngoại tệ mạnh của Liên Xô giảm hẳn.

- Phát động một cuộc chiến tranh tinh thần; xui nguyên, dục bị trong Ban lãnh đạo Liên Xô với mục đích khiến họ do dự không dám quyết đoán mọi điều và lo lắng sợ hãi.

- Phát động một chiến dịch toàn diện và toàn cầu bao gồm cả vấn đề ngoại giao, từ đó giảm thiểu khả năng giành được kỹ thuật cao của phương Tây.

- Phát động một chiến dịch tung ra các tình báo kỹ thuật giả ở diện rộng, với ý đồ làm lụn bại kinh tế Liên Xô.

- Triển khai công cuộc xây dựng quốc phòng kỹ thuật cao có tính tiến công khiến Liên Xô cảm thấp phải chịu áp lực cao về mặt kinh tế, đồng thời gây một sự căng thẳng về mặt tài nguyên.
_____________________________________
1. Mu-xlim: tín đồ đạo Ixlam.
2. A-rập Xau-đi: tức Ả-rập Xê-út.

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #7 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2010, 08:58:18 pm »


Việc soạn thảo và thực thi những chính sách này, trong rất nhiều trường hợp chỉ hạn chế ở một số ít người trong Uỷ ban An ninh quốc gia và trong Nội các. “Những sáng kiến này hầu như không hề thảo luận trong hội nghị của nội các” - Cơ-lac nhớ lại - “Tổng thống chỉ đưa ra quyết định cùng với hai, ba cố vấn của ông ngay tại phòng làm việc của mình”. Ví dụ, Quốc vụ khanh Gioóc-giơ Xu-ơn-xu chỉ biết được tình hình hữu quan về “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” trước công chúng có mấy tiếng đồng hồ. Việc nước Mỹ viện trợ bí mật cho Công đoàn Đoàn kết Ba Lan chỉ có một số ít người trong Uỷ ban An ninh quốc gia biết. Quyết định có tính then chốt về việc động viên và viện trợ du kích Mu-xlim tiến công quân sự vào nội địa Liên Xô khống hề có cuộc thảo luận nào trong Nội các; Tổng thống chỉ thảo luận vấn đề đó với Cơ-lắc và Cô-xây, sau đó liền đưa ra quyết định.

Rất nhiều các tác phẩm văn học có liên quan tới mối quan hệ giữa chính sách của Mỹ với sự kết thúc chiến tranh lạnh, bao gồm “Bước ngoặt” của Tan. Ô-pê-đa-phây và “Những điều bí ẩn ở giai tầng cao cấp” của Mai-cơn Be-sluô-sư và Stơ-rôp Tan-pôt. Những tác phẩm này hầu như có liên quan tới những sự khác biệt rất nhỏ của thủ đoạn ngoại giao; những thủ pháp này phần nhiều phản ánh quan điểm của tác giả, chứ không phải quan điểm của Chính phủ Ri-gân. Rô-nan Ri-gân có lẽ là một Tổng thống đương đại rất đặc biệt. Ông không coi những hiệp nghị và điều ước về khống chế vũ trang là một biện pháp thành công mà ông giành được trong trường ngoại giao. Đối với phần nhiều các hiệp nghị khống chế vũ trang, rất ít khi ông chịu bỏ phí thì giờ ra nghiên cứu, mà ông coi cuộc đấu tranh giữa phương Đông và phương Tây là một cuộc chiến đấu sinh tử.

Phần tiếp theo của cuốn sách này, chúng tôi không có ý định tìm xét về lĩnh vục ngoại giao và khống chế vũ trang, vì đó là lĩnh vục mà chúng tôi đã khai thác nhiều lần trước khi kết thúc thời kì chiến tranh lạnh, ngoài ra thời kỳ then chốt này cũng không phải là lịch sử về quan hệ Mỹ - Xô. Hơn nữa, đây chỉ là một cuốn sách ghi chép về những hoạt động của Chính phủ Ri-gân, nhằm mục đích đánh lui, đồng thời làm yếu thế lực Liên Xô, từ đó triển khai những hoạt động để bí mật tiến công họ trên các mặt trận kinh tế chính trị và tinh thần.

Tuy nhiên một cuốn sách ghi chép thận trọng, tỉ mỉ thì có thể trình bày mọi diễn biến của sự việc! Đúng như một nhà văn đã nói: không có một kí giả nào có thể tái hiện trăm phần trăm chính xác các sự kiện xảy ra ở một thời kỳ nào đó trước đây. Trí nhớ có thể đã đùa bỡn với những người đã từng trải qua các sự kiện nhưng khi kết quả của sự việc đã rõ mồn một thì lời nói trên trở thành sự thật! Một ký giả có thể thông qua sự đối chiếu đủ các loại tài liệu để ngăn ngừa những sai sót có thể xảy ra; nhưng những ký giả, phóng viên đều có những hạn chế, mặc dầu vậy những tài liệu có sai sót đó đối với độc giả (và cả tác giả) mà nói, chúng vẫn hữu dụng!
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #8 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2010, 11:45:07 am »


CHƯƠNG MỘT

Tháng 1 năm 1981, Oa-sinh-tơn lạnh vô cùng. Tuyết dính nước mưa đóng băng, gió rét buốt theo dòng sông Pô-tô-mác lan toả đi khắp nơi. Mặc dầu vậy, nhưng ở thủ đô này, cũng như bất kỳ mỗi lần quyền lực có sự chuyển giao lại bừng lên một niềm kỳ vọng tha thiết! Rô-nan Ri-gân, chỉ hai ngày sau lễ nhận chức Tổng thống đã triệu kiến Cục trưởng Cục Tình báo trung ương Uyn-li-am Cô-xây1, người ông mới bổ nhiệm đến gặp ông tại phòng Bầu dục. Tổng thống vừa nhận chức đã gặp riêng Cục trưởng Cục Tình báo trung ương, bất kể nhìn từ góc độ nào, việc này cũng có chút khác thường. Chúng ta nên biết rằng, lúc đó người ta cũng đang cần Tổng thống ký vào một bản dự toán, đồng thời có một số chức vụ trong Chính phủ đang chờ bổ nhiệm các quan chức mới. Vấn đề trung tâm mà Chính phủ mới thành lập cần chú trọng nên là vấn đề kinh tế. Nhưng, người mà Rô-nan Ri-gân tiếp kiến không chỉ là Cục trưởng Cục Tình báo mà còn là một cố vấn thân cận được Tổng thống tín nhiệm.

Sự tín nhiệm này đã có đối với Cô-xây ngay từ những ngày trong thời kỳ tranh cử của Ri-gân. Khi Cô-xây nhận chức chủ tịch Uỷ ban vận động bầu cử Tổng thống cho Ri-gân, thì Uỷ ban này đã có sự chia rẽ, thậm chí còn rơi vào tình trạng hỗn loạn! “Nhiều người đã quên rồi sao! Đầu năm 1980, Rô-nan Ri-gân không mấy hi vọng trúng cử Tổng thống!”. Ri-sác A-lơn trợ lý an toàn quốc gia của Ri-gân nhớ lại: “Cô-xây đã giúp Ri-gân xoan chuyển lại tình thế”. Khi cuộc vận động tranh cử này ở vào thời kỳ cuối, Ri-gân đã nghe theo lời khuyên của Cô-xây. Tổng thống biết rằng, hôm nay ông có thể ngồi trong phòng làm việc hình bầu dục này, một phần cũng nhờ có Cô-xây đã vận dụng kinh nghiệm quản lý và sự tinh nhậy chính trị của ông ta vào trong cuộc vận động tranh cử này. Một cố vấn của Ri-gân đã nói với Mác-tanh An-đec-sơn, một quan chức trong ủy ban vận động bầu cử rằng: “Ri-gân rất cám ơn Cô-xây, đó là điều mà bất cứ một nhà lãnh đạo nào cũng đều có đối với người đã giúp đỡ mình!”. Tuy nhiên, trong mấy tuần sau ngày bầu cử năm 1980, vào lúc mà các chức vụ trong Nội các đã khiến nhiều người phải mong ước đang được sắp xếp thì Cô-xây càng ngày càng cảm thất thất vọng. Cô-xây những tưởng rằng với sự tin cậy và tín nhiệm giữa ông ta với Tổng thống thì lẽ ra ông ta phải được bổ nhiệm chức Quốc vụ khanh mới đúng; đây là một chức vụ mà Cô-xây rất mong muốn! Nhưng Ri-gân lại chọn A-lec-xan-đơ Hê-gơ, nguyên Tư lệnh NATO đã thoái ngũ; một đặc điểm của con người này là rất tuân thủ kỷ luật. Về nhiều mặt, Hê-gơ và Ri-gân không có mấy quan hệ với nhau; Hê-gơ không phát huy được tác dụng gì trong cuộc bầu cử này; ông ta không phải là bạn của Ri-gân, mà cũng chẳng phải là người mà Ri-gân trọng nể. Đương nhiên, một số đặc điểm của Hê-gơ lại được coi là quan trọng đối với chức danh Quốc vụ khanh; đó là kinh nghiệm và phong độ của ông ta.

Hạ tuần tháng 11, cuối cùng thì Tổng thống cũng “điểm” đến Cô-xây. Nhưng chức vụ mà Tổng thống đưa ra lại rất không hợp ý vị nguyên Chủ tịch Uỷ ban vận động bầu cử này. Chức danh Cục trưởng Cục Tình báo trung ương nhiều nhất cũng chỉ là một chức vụ làm người sai phái cho người khác, đâu phải của một nhà quyết sách! Vai trò này rất khó có cơ hội được tiếp cận với Tổng thống, hoặc với trung tâm quyền lực, bởi vì thông thường thì Cục trưởng Cục Tình báo Trung ương chỉ là người đánh giá, nhận xét các tin tức tình báo. Sau khi Ri-gân đưa ra quyết định này thì Cô-xây nói: “Xin cho suy nghĩ vài ngày, sau đó tôi sẽ trả lời”.

Cô-xây nghĩ đi, nghĩ lại, và thấy rằng chức vụ này không làm ông ta hài lòng. Nhưng nhìn chung với độ tuổi 67 thì ông ta khó được chọn vào các chức vụ then chốt có quyền lực. Vì vậy, Cô-xây quyết định triệt để lợi dụng chức vụ này rồi từ đó chen vào tập đoàn trung tâm quyền lực.
______________________________________
1. Uyn-li-am Cô-xây tức William Cosey.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #9 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2010, 11:45:59 am »


Sau mấy hôm suy nghĩ, Cô-xây trả lời Tổng thống là đồng ý nhận chức vụ trên nếu được đáp ứng các điều kiện dưới đây. Ông nói thêm, đây là 3 điều kiện tiên quyết! Điều kiện thứ nhất là trong bất cứ cơ cấu về mặt quyết sách của một chính sách ngoại giao quan trọng nào, Cô-xây cũng phải hoàn toàn được coi như một thành viên của nội các về một cấp bậc và cương vị; vì rằng Cô-xây không muốn mình bị gạt ra khỏi ngoài vòng quyết sách.

Điều kiện thứ hai là, có một văn phòng tổng hợp ở ngay trong Nhà Trắng. Cô-xây muốn được ở đó để dễ dàng tiếp cận với Tổng thống, với các quan chức trong Nhà Trắng, chứ không muốn mình bị đẩy ra tận Lăng-lây (nơi đặt Tổng bộ CIA tại bang Viếc-gi-ni-a). Ông ta muốn mình có thể không cần thông báo mà xộc vào phòng Bầu dục bất kỳ lúc nào, điều này có thể có tác dụng phi chính thức đối với ảnh hưởng của chính sách nước Mỹ. Nhưng thật ra Cô-xây muốn có một nơi của mình ở nhà Trắng là từ một nguyên nhân khác. Cứ theo như Mác-tanh An-đéc-sơn làm việc ở Uỷ ban Cố vấn về tình báo ngoại giao của Tổng thống, người nắm được đầu đuôi ngọn ngành sự việc này thì: “Nếu Cô-xây có một văn phòng và thư kí riêng ở tầng ba tại Lầu lớn Văn phòng Hành chính (OEOB) thì điều đó có nghĩa là bất kỳ lúc nào Cô-xây cũng có thể trao đổi ý kiến riêng của mình với bất cứ thành viên nào của Uỷ ban An ninh quốc gia. Cô-xây cũng có thể triệu tập hội nghị ở ngay văn phòng của ông ta, lánh xa cái cơ quan quan liêu mà ông ta lãnh đạo. Những cú điện thoại của ông ta ở Lầu lớn của Văn phòng Hành chính sẽ được bảo mật hoàn toàn; cũng giống như ở Tổng bộ Cục Tình báo trung ương, ông ta không cần phải ghi âm vào băng, mà chỉ phải ghi chép lại cho cẩn thận thôi!”

Điều kiện thứ ba là “mở cửa”. Cô-xây muốn Tổng thống bảo đảm với ông ta là: Cô-xây có thể bất cứ lúc nào cũng đến thẳng phòng Bầu dục được. “Ông ta không muốn phải có người thông báo mới được nói chuyện với Tổng thống”. Về việc này thì Chep Mai-yê, trợ lý đặc biệt của Cục Tình báo trung ương nói: “Ông ta muốn được nói chuyện điện thoại với Tổng thống, hoặc được trực điện nói chuyện với Tổng thống”.

Ri-gân đồng ý ngay với 3 điều kiện này. Như vậy là, Cô-xây lập tức trở thành một Cục trưởng Cục Tình báo trung ương có quyền thế nhất trong lịch sử nước Mỹ. Bất luận là chính thức hay phi chính thức, Cô-xây được coi như trung tâm quyền lực của chính sách ngoại giao. “Hiệp nghị” này sau khi đã được thống nhất giữa Cô-xây với Tổng thống thì coi như Cô-xây đã có một cương vị trong Nội các và trở thành một thành viên “duy ngã độc tôn” của Uỷ ban An ninh quốc gia. Điều quan trọng hơn là, Cô-xây ít lâu sau lại còn là một người thành lập tổ qui hoạch An ninh quốc gia (NSPG). Đó là một tổ nắm quyền thực sự. Tổ này vạch ra chính sách ngoại giao; các thành viên của nó chỉ gồm Tổng thống, Phó Tổng thống, Quốc vụ khanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Trợ lí An ninh quốc gia, và bây giờ lại thêm Cô-xây.

Nhưng, ngoài việc chính thức có quyền đối với một phòng làm việc ở Lầu lớn của Văn phòng Hành chính ra thì việc Cô-xây trở thành một Cục trưởng Cục Tình báo trung ương có quyền thế nhất trong lịch sử còn có một điều kiện rất quan trọng nữa là, ông ta có mối quan hệ thân mật với Tổng thống, đó là ưu thế quan trọng của ông ta! “Hai người rất hợp nhau”. Chep Mai-yê nói: “Họ đều là người Mỹ gốc Ai-len, cùng trải qua những năm kinh tế khủng hoảng mà lại cùng chung một thế giới quan. Trừ khi Ri-gân nắm chính quyền, mỗi tuần họ đều gặp nhau 2 lần, mà bao giờ cũng chỉ có 2 người với nhau, họ còn thường nói chuyện điện thoại với nhau! Trợ lý An ninh quốc gia rất hay đến chỗ Tổng thống, mỗi lần đến đó bao giờ ông ta cũng gặp Cô-xây. Ông ta là một Cục trưởng Cục Tình báo trung ương có quyền thế nhất trong lịch sử nước Mỹ!”. Ba người Cô-xây, A-lơn, Uyn-pek, đã chủ trương trả đũa đối với những thách thức của Liên Xô; họ đều có thể tiếp cận với Tổng thống.
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM