Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 03:34:27 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những chuyện không thể quên - Cười ra nước mắt  (Đọc 374625 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
daccong-tinhnhue
Thành viên
*
Bài viết: 800


« Trả lời #10 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2010, 05:06:54 pm »

CHUYỆN I
   Chúng tôi là lính trinh sát 325. Sau 5 ngày luồn sâu trong lòng địch ở ngay gần nhà thờ La Vang, Quảng Trị, gần sáng luồn về được cứ nằm ven sông Nhùng. Cứ này nằm trên phần đất do ta kiểm soát. Chúng tôi bò ra làm hồ sơ để chuyển về trên. Đến trưa công việc cũng xong. Không biết có ae nào đã trải nghiệm 5 ngày chỉ nói thầm hoặc làm ám hiệu mà không được nói thành tiếng ? Chúng tôi hoàn toàn mất tiếng nói. Thường thì sẽ hồi phục dần sau vài ngày. Anh là Ng T D, quê ở Bình Lục, Nam Hà (Hồi đó là 2 tỉnh Nam Định và Hà nam sáp nhập), nhập ngũ tháng 8 năm 70. Xong việc, hứng chí mấy ông giọng khạc khạc trong cổ như nagn đực ngồi tán chuyện dóc rồi thách đố nhau. Loanh quanh thế nào, anh nhận thách đố ăn hết 1 cân lương khô (loại 701). Một cân 4 phong, mỗi phong có 4 thanh. Anh em phải xót xa, từng người móc gùi của mình để có đủ 1 cân. Quả thật, đang đói khát, nửa cân đầu hết đánh vèo. Nửa cân sau càng ngày càng khó. Mà cái giống ăn lương khô là phải uống nước, không thì không trôi được. Đến thanh cuối cùng thì anh không ngồi được, cũng chẳng nằm được. Chỉ còn một tư thế giống như bà đẻ đang nằm chống tay trên bàn đẻ. Rồi cũng không thể chịu được. Cả chiều hôm đó, anh phải nằm ngâm mình dưới sông Nhùng. Chuyện không còn cười được nữa. Nếu bây giờ, chắc phải đưa đi viện cấp cứu rồi.
   Không quên được vì sau đó anh đã hy sinh trên đường tiến vào Sài Gòn, nơi gần cửa Xuân Lộc.
Em góp vui.thêm chuyện thách-đố vui của lính,do ông già kể lại hồi chống Pháp,việc xẫy ra hình như trước trận đánh lớn o Bắc ninh thì phải,sau đó ông cụ bị thương va bị bắt.do lâu rồi lên khống nhớ được chính xác thời gian xảy ra:đóng quân trong nhà dân,trong lúc rỗi rãi,hết chuyện nọ xọ chuyện kia,lạii thấy nhà chủ có 1 đàn gà,trong đó có 1 con gà sống tầm 3kglính mới quay ra thách nhau ăn hết 1 con gà đó,muốn chế biến kiêu gì cũng được chỉ có 1 yêu cầu nho nhỏ: không được có 1 tý mắm,muối nào cả.Ai thắng tất nhiên được ăn trọn con gà và 1 bao thuốc lá của Pháp thơi đó.Nếu thua hình phạt sẽ gấp đôi,Cuộc thi bắt đầu,có cán bộ đứng ra làm trọng tài : tình hình lúc đầu diển ra thuận lợi,ông kia ăn hết 1/2 con gà luộc sau đó tốc độ châm dần,vì không có muối chấm,lên ngán+mứ nhưng mặt vẫn bình thản coi như không ;khi được 2/3 con gà thì bên thách đố Giành lại 1/3 còn lai chia nhau ăn,Vì họ nghĩ Mình thua là cái chắc rồi,vớt vát được cái gì hay cái nấy,Còn ông " vân đông viên" ăn gà thì sau này thú nhận: phúc tổ 70 đời nhà em,chúng nó lúc đó không Giành lai gà,chắc em chết mất,lúc đầu nghĩ đơn giản.lâu ngày không ăn uông thiếu thốn,giờ chỉ phai ăn 1 con,chứ 2 con cũng xơi tái được,vì không nghĩ ra là bị cấm dùng muối & nước mắm .ăn mấy miếng đầu không sao,cố được 1/2 con thì không thể ăn được vì nhạt & ngán.sau đó vừa nhâm nhi vừa nghĩ kế chuồn,may sao mấy ông kia non gan,lên thoát chết trong gang tấc Undecided Cry.Bản thân em những năm hồi 198x mới sang Liên xô,ở nhà đi thiếu thốn thế nào,chắc mọi người đều biết.Lúc sang em là trưởng phòng,phụ trách ăn uống Grin.đến bữa cứ 1con gà+ 1chai sữa tươi+ 1chai nước ngọt=napitok/1 người sau mấy tháng học tiếng em lên được 9kg,đứng thứ 2 toàn đoàn vì "tăng trọng" thua ông thứ 1 lên có 12.5kg.Sau đó cứ nhìn thấy gà lại rùng mình vì sợ.Gần đây mới ăn lại được.Phàm những cái gì Quá,đều không hay các bác nhỉ Grin Grin
Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #11 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2010, 06:36:57 pm »

Tặng quê TTNL:

Bia kỷ niệm địa điểm f325 cắt đường 1 trong CD Mùa Xuân 1975 tại Phú Lộc:



Những dòng chữ trên bia:



325 của quê cũng có khá nhiều duyên nợ với lính tăng bọn tui đấy.
- 28- 30.01.73 thì đánh địch lấn chiếm ở Cửa Việt.
- 29.3.75 cùng c3 (đơn vị cũ của tôi) đánh qua đèo Hải Vân vào ĐN.
- 16- 20.4.75 cùng d4, d5/203 đánh Phan Rang, Phan Thiết, Hàm Tân...
- 26- 30.4.75 cùng c6/ d2/203 đánh Long Thành, Nhơn Trạch.
Không biết quê có tham gia trận nào trong các trận đánh trên không?
Ngoài ra, nếu quê mà chốt ở Như Lệ thì còn trận đánh nhầm với c3/d66 ngày 28.4.72 nữa đấy Cry
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #12 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2010, 09:56:54 pm »

Cảm ơn bác Lixeta đã cung cấp ảnh ! chỗ này từ ngày ấy anh em chưa có dịp quay lại, chỉ đi qua trên đường 1 thôi.
Lính trinh sát 325 có thể nói, quá gắn bó với 203. Cá nhân ae có tham gia trực tiếp ở chốt Như Lệ, vào Huế từ chiều 25/3 (Trính sát đi trước mà). Trận Phan Rang, Phan Thiết ae được ngồi trên chiếc bọc thép lội nước, dẫn đầu đoàn tăng đấy nhé. Cửa ngõ Phan Rang 203 bị cháy hai chiếc. Tôi nhìn thấy ae trong xe trèo ra, lửa vẫn cháy trên người. Đến Long thành cũng phải đi dẫn đường cho 203. Các bác cho là có đài quan sát trên tháp nước nên bắn một phát lủng cả tháp nước. Ở Long Thành, mấy thằng lính còn xơi được tăng của mình nên đến Nhơn Trạch, các bác cảnh giác, bắn tan hoang cả làng người ta lên. Đến gần Cát Lái, ae xin lỗi các bác vì bị điều vượt sông lúc gần sáng để đặt đầu cầu bên kia cho đại quân vượt qua sáng hôm sau. Chia tay các bác đêm 29/4 mà chưa một lần gặp lại. Nói thật, trinh sát chúng tôi nắm địch trước, khi 203 đến là nhảy lên dẫn đường. Có khi nào nói chuyện được với nhau câu nào. Chưa quen mặt đã bắt tay chào tạm biệt. Sau này ea chả nhớ được ai. Nếu có kể lại mới biết đã cùng nhau trên xe những lúc ác liệt nhất. Nhận ra nhau chỉ có thế thôi !
Logged

bombacang
Thành viên
*
Bài viết: 5



« Trả lời #13 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2010, 06:52:16 pm »

Chuyện của bác tichtuongnhulehay nhể,nhưng sao ít thế có 3 chuyện thôi à
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #14 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2010, 08:56:10 pm »

Chuyện của bác tichtuongnhule hay nhể,nhưng sao ít thế có 3 chuyện thôi à
Cảm ơn bác BomBaCang đã có lời động viên anh em kể tiếp. Đây là những chuyện hoàn toàn có thật. Thời ác liệt đó, suốt ngày OV10 trên đầu, B52 chốc chốc lại 3 loạt đâu đó thành quen. quả thật không còn ấn tượng nữa. Nhưng những chuyện của anh em, những gì thuộc về chữ "người", những gì mà chiến tranh đày đọa con người cả về thể chất và tinh thần thì không thể quên được. Tuy rằng, lòng yêu nước hay tinh thần hăng hái lúc chiến đấu, nhưng cuộc chiến vẫn chà sát họ từng ngày từng giờ.
  Tôi sẽ kể chuyện tiếp theo. Một chuyện nói về cái WC. Có vẻ mất vệ sinh nhỉ ?
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Năm, 2010, 09:50:23 pm gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #15 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2010, 09:48:51 pm »

CHUYỆN IV:  CÁI WC
   Đúng WC là nhà vệ sinh, nghe có vẻ chuyện rất mất vệ sinh.
   Tôi được rút về cứ từ đài quan sát ở Nhan Biều, nơi ngày đêm pháo bom, nơi mà không có nước. Muốn có nước sạch thì ban đêm mò xuống sông, thế thì quá sang rồi. Để tiện thì lấy nước hố bom, chỗ nào chẳng có. Có lần thằng Hoàng múc gần đáy hố bom, nhìn thấy có anh em nằm đó không biết từ bao giờ. Thôi được rồi, chuyện ở Nhan Biều hãy để lại sau.
   Cứ của đại đội ở phía sau, chân dãy Cao Hy, ngay gần cao điểm 108, một điểm đặt đài quan sát của chúng tôi. Sao cứ vắng vẻ thế, chỉ có vài đứa mới đi các chốt về nghỉ ngơi dăm ba ngày. Tôi đang lò mò tìm một căn hầm thì M. nhìn thấy reo lên rất to. Rồi chúng tôi hai thằng ở chung một hầm. Hầm ở đây phải nói là rất kiên cố, pháo thường chẳng nhằm nhò gì trừ khi là pháo khoan hay bom rơi trúng nóc.
   Hầm của chúng tôi chỉ cách một con suối nhỏ cỡ vài chục mét. Không biết là suối gì, nước chảy chậm, tuy không trong lắm nhưng tuyệt vời. M. là người Hà Nội, hiền lành, ít nói nhưng rất hòa đồng với mọi người. Hắn không biết bơi, chỉ biết đánh đàn và viêt nhật ký. Người tỉnh thành, kẻ quê mùa nhưng chúng tôi rất thân nhau. Ở cứ mấy hôm tôi đã dạy hắn biết bơi ở con suối nhỏ đó. Có lần tôi đã đọc trôm nhật ký của hắn mới thấy hắn hồn nhiên, phơi phới, rất lãng mạn và sôi nổi. Ở nhật ký tôi mới thấy cái chất Hà Nội tế nhị và lịch sự của hắn, không ào ào như tôi. Sự tế nhị và lịch sự bỗng nhiên bộc phát ra ngoài. Nghe như thế có vẻ lạ nhỉ ? Đó là câu chuyên "Cái WC".
   Hôm đó trời u ám, không có tiếng OV10, chỉ thỉnh thoảng nghe tiếng "thần sấm" hay "con ma" ầm ào rít qua đầu. Ấy là sắp có B52 đánh gần đây. Chúng tôi đang ngồi trong hầm thì nó vò giấy rồi chạy ra ngoài. Chắc mọi người nghĩ, ở nơi ác liệt ấy thì chỉ có "hố mèo". Không phải vậy. Chúng tôi làm nhà vệ sinh rất lớn và rất vệ sinh, rất kín đáo. Được một lát thì bỗng tôi nghe lục bục trên đầu, căn hầm bỗng chao đảo dưới loạt bom. Tôi hét lên gọi hắn:
-   M. ơi, M., chạy vào đi !
     Không có tiếng trả lời.
Hết loạt đầu, rồi sang loạt thứ hai.
-   M. ơi, vào đi !
    Vẫn không có tiếng trả lời.
Hết loạt thứ ba, tôi nhào ra khỏi hầm, lao về phía cái WC. Trong đầu dội lên một tiếng nghẹn: mày chết rồi hả M. ơi ?!
  Ra đến nơi thấy hắn vẫn đang đứng, thản nhiên phủi đất cát ở trên người . . .
-   Mày có bị thương ở đâu không ?
-   Không.
   Thật là không còn biết nói gì nữa. Từ nghẹn ngào chuyển sang tức giận, tôi gào lên:
-   Ông qua đáng thế ! hết một loạt chạy vào vẫn kịp, sao ông cứ đực ra đấy? Ông bị điên à ? . . .
   Cơn giận của tôi vẫn không nguôi suốt chiều hôm đó. Tối đến chúng tôi châm ngọn đèn làm từ lọ thuốc BComplex (thuốc này chỉ có sỹ quan được phát), ống tiêm thủng hai đầu nhồi bông, xăng thì xin của lái xe chạy trên đường. Hắn lại ngồi viêt nhật ký. Trông mà ghét quá.
   Rồi cũng không nhịn được, tôi lại làm cho hắn một trận nữa. Hắn vẫn không nói gì.
   Lúc tắt đèn đi ngủ, tôi hỏi:
-  Sao hết loạt đầu ông không chạy vào ?
   Im lặng một chút, rồi hắn từ từ nói:
-  Tôi có khả năng chạy vào được, nhưng tôi không thể. Tôi không thấy sợ, cũng không điên. Tôi chỉ nghĩ, mình mà chạy vào, sau này chúng nó sẽ gọi tôi thành biệt hiệu.
-  Biệt hiệu gì ?
-  . . . .
-  Quái gì ?
-  Là  . . . "thằng không kịp chùi" !
  
  
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Năm, 2010, 06:25:25 pm gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #16 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2010, 08:25:41 am »

325 của quê cũng có khá nhiều duyên nợ với lính tăng bọn tui đấy.
  Bác LiXeTa ơi !
Ở Như Lệ, bọn tui ở sát các bác quá. Pháo tăng của các bác bắn, tiếng đầu nòng to và đanh quá làm ae tôi ù tai. Có lẽ bây giờ đâm ra nghễnh ngãng.
   Không biết ở trong xe các bác có bị đau tai vì bắn pháo không ?
Logged

lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #17 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2010, 08:46:17 am »

325 của quê cũng có khá nhiều duyên nợ với lính tăng bọn tui đấy.
  Bác LiXeTa ơi !
Ở Như Lệ, bọn tui ở sát các bác quá. Pháo tăng của các bác bắn, tiếng đầu nòng to và đanh quá làm ae tôi ù tai. Có lẽ bây giờ đâm ra nghễnh ngãng.
   Không biết ở trong xe các bác có bị đau tai vì bắn pháo không ?

He...He...!
Ở trong xe chỉ nghe thấy "Ục" một cái nho nhỏ thui. Thậm chí còn nhở hơn cả cái tiếng rơi "Xoảng" của vỏ đạn nữa cơ Grin
Logged
Phong Quảng
Thành viên
*
Bài viết: 620


« Trả lời #18 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2010, 09:06:41 am »

Cái ông M bạn bác Tichtuongnhule thà chết sạch còn hơn sống bẩn, bác ấy hiện giờ ra sao rồi hả bác. Đọc chuyện bác rất hay, rất người, không ùng oàng nhưng vẫn cảm nhận được cái gian khổ ác liệt của Trị Thiên. Bác tiếp đi nhé, em trở lại cũng để ngóng chuyện bác đấy.
Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #19 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2010, 09:25:42 am »

Cái ông M bạn bác Tichtuongnhule thà chết sạch còn hơn sống bẩn, bác ấy hiện giờ ra sao rồi hả bác. Đọc chuyện bác rất hay, rất người, không ùng oàng nhưng vẫn cảm nhận được cái gian khổ ác liệt của Trị Thiên. Bác tiếp đi nhé, em trở lại cũng để ngóng chuyện bác đấy.

He...He...!
"Gấu" về một cái lại đâu vào đấy ngay mà.
Thế mới biết "Gấu Mẹ" vĩ đại làm sao Grin
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM