Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 03:25:56 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những chuyện không thể quên - Cười ra nước mắt  (Đọc 374990 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #90 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2010, 11:50:19 am »

Xin góp một Kỷ niệm đẹp .
Ngày x..ngày xưa , ( hình như cuối mùa khô 72 ) toán trinh sát pháo binh D42 gồm 5 người chúng tôi đi luồn sâu ,tham gia đánh Long Chẹng
Xiêng Khoảng .Tôi còn nhớ rõ buổi chiều ấy ...Rừng già ẩm ướt , vào khoảng trời vừa tắt nắng , Trên nền rì rào của tiếng rừng là tiếng máy bay chỉ điểm eo óc , thỉnh thoảng chen tiếng ụt ụt của đạn 20 ly từ xa , tiếng bom  ùng uỳnh  vọng lại ...Con đường mòn dưới tán cây rừng rầm rập lính ta đi vào ( bây giờ hình dung lại mới thấy đẹp quá ! ) Rất nhiều người đi chân đất,ba lô vuông , dáng thiện chiến lắm . (Thỉnh thoảng cũng có toán đi ngược lại


     Kỷ niệm của bác kể lại làm cho tôi nhớ không khí và âm thanh ngày ấy, “tiếng ụt ụt của đạn 20 ly”, . . . Ở Quảng Trị, lính trinh sát chúng tôi thường xuyên đi ăn ghẹ. Trên đường đi, toán trinh sát, chỉ hai ba tên, đói đâu là xà vào đấy. Lính chốt thấy bọn tôi là mừng lắm, vừa vui, vừa biết lắm chuyện lại thêm tay súng. Lúc nào cũng đói, đói rất nhanh và cơm nào cũng ngon. Lúc chia tay, rất bịn rịn.
Logged

TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #91 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2010, 05:58:07 pm »

     CHUYỆN VI  ĐẶC SẢN NHƯ LỆ   . . .(tiếp 2)

     Sau ngày 16/9/1972, ở phía đông địch đẩy ta đến Tám Cát, Lệ Xuyên, Long Quang, An Lộng, Bích La nằm phía bắc sông Thạch Hãn. Còn ở phía Tây, địch chiếm giữ hoàn toàn phía nam sông. Gần như con sông đã trở thành giới tuyến.
     Tuy nhiên có một mảnh đất nhỏ bé nằm phía nam sông mà địch đã dùng mọi khả năng hỏa lực, xe tăng và bộ binh mà vẫn không chiếm được. Đó là Tích Tường và Như Lệ. (Xem bản đồ).

     . . . (Còn nữa)
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Sáu, 2010, 09:26:00 am gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #92 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2010, 09:55:14 pm »

Tình cờ bác q.trung phát hiện một bác CCB C16 trực thuộc E95 F325 thời chống Mỹ, Quảng Trị. Nhớ đâu bác TTNL cũng là F325, hỏi có chiến đấu ở Tích Tường, Như Lệ không. Bác Hiền, tên CCB ấy, như gãi đúng chỗ ngứa: có, Tích Tường, Như Lệ, Như Xuân, Ái Tử. Hỏi bác ra quân năm nào, đáp: năm 75 về học SQLQ nhưng nhà khó khăn, xin về; 78 tái ngũ, 79 lại về.
Bác Hiền này (người ngồi bên phải đang rót bia vào can, bên cạnh là cậu choai lính 84 chốt Hà Tuyên) người gốc Nam Hà, nay sống ở Cẩm Thủy, Thanh Hóa. Có số điện của quán Hiền Vinh, bác nào nhận quen gọi điện 037 387 6677.
Logged
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #93 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2010, 08:14:22 am »


CHUYỆN V MỘT CHUYẾN LUỒN SÂU . . . .(tiếp7)
  
   Thì ra mấy o ghé vào giải quyết nỗi buồn, nghe tiếng sột xoạt phía ngoài đám bụi rậm. Chúng tôi bấm bụng nhìn nhau.
   Xin thề với các quê, em không nhìn đâu đấy !
. . . . Nhưng mà nghe thấy . . . . “xè xè . . . .”.
  
Cái này cụ Nguyễn tả rất hay rằng:
 Xè xè "nấm đất bên đường,
Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh"

Héo cả cỏ mà không nhìn cũng lạ!
Logged

Kon tiahien
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 535


« Trả lời #94 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2010, 09:06:36 am »


CHUYỆN V MỘT CHUYẾN LUỒN SÂU . . . .(tiếp7)
  
   Thì ra mấy o ghé vào giải quyết nỗi buồn, nghe tiếng sột xoạt phía ngoài đám bụi rậm. Chúng tôi bấm bụng nhìn nhau.
   Xin thề với các quê, em không nhìn đâu đấy !
. . . . Nhưng mà nghe thấy . . . . “xè xè . . . .”.
  

Cái này cụ Nguyễn tả rất hay rằng:
 Xè xè "nấm đất bên đường,
Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh"

Héo cả cỏ mà không nhìn cũng lạ!
Do bác TTNL không tả hết cái đoạn âm thanh mà bác thu được, lý ra nó phải như vầy:"Xào xạo (bước vào bụi)... Soat, soạt...(?) ........xè... xè......  Soạt!.... xào xạo (bước ra)"
Nghe bác menthuong bàn xong Kiều sống dậy than thở: Bác Du ơi, Bác làm sao chứ lính nó trinh sát cả em nữa kìa, hic! Wink
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #95 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2010, 09:17:54 am »

Do bác TTNL không tả hết cái đoạn âm thanh mà bác thu được, lý ra nó phải như vầy:"Xào xạo (bước vào bụi)... Soat, soạt...(?) ........xè... xè......  Soạt!.... xào xạo (bước ra)"
Nghe bác menthuong bàn xong Kiều sống dậy than thở: Bác Du ơi, Bác làm sao chứ lính nó trinh sát cả em nữa kìa, hic! Wink
Cái này cụ Nguyễn tả rất hay rằng:
 Xè xè "nấm đất bên đường,
Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh"

Héo cả cỏ mà không nhìn cũng lạ!
   Bác Napoleon có hỏi tôi:
"Hê hê, bác kể chuyện hay lắm, nhưng mà em cũng nghĩ như các đồng đội của bác thôi! Làm gì có chuyện không nhìn nhỉ?"

   Tôi đã trả lời:
"   Kính bác Napolon, sau khi kể chuyện với chúng nó, chúng nó thèm quá cứ liên tục truy em đấy. Có thằng nói:

-  Thế tôi hỏi ông, ông không quan sát xem nhỡ họ có đi vào gần hơn và nhìn thấy thì sao? Tôi cho ông là thằng trinh sát kém nhất vì đã là trinh sát thì mình phải quan sát được địch mà địch không nhìn thấy mình chứ? Hay là ông không nhìn mà chỉ . . . quan sát thôi ?
Có thằng lại vặn:
-  Tôi thấy ông nói ông cúi xuống thấp, thế thì nguy hiểm cho con nhà người ta quá rồi. Lúc ấy mắt ông nhắm à !
Có thằng nói rất nhẹ nhàng:
-  Chắc là không nhìn thấy thật, coi như mắt mù. Nghe thấy đúng không ? Coi như tai không điếc. Được ! Thế mũi ông . . . .có điếc không ?  "
Logged

TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #96 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2010, 11:18:49 am »

CHUYỆN VI:     ĐẶC SẢN NHƯ LỆ    . . . .(tiếp 3)
     Chúng tôi xuống núi rất nhanh, chỗ này rất trống trải. May mà không thấy địch bắn pháo. Đoạn sau có rừng cây thấp, chúng tôi đi dưới cây men theo đường tăng (“đường Tăng” là từ mọi người hay dùng để gọi đường mòn của xe, pháo địch đi nhiều mà thành. Nhiều chỗ phát cây đi trong rừng, nhiều chỗ trống trải).  Ba tiếng sau, chúng tôi đã đến khá gần Như Lệ, chỉ còn vài cây số nữa. Đoạn này trống trải. Chúng tôi dừng lại nhắm hướng, chọn đường rồi . . . chạy. Trên cao điểm 29, chắc chắn địch nhìn thấy, chỉ hy vọng có hai thằng lính còi chúng không bõ bắn pháo. Chúng tôi cứ chạy từng đoạn, dừng lại, chọn đường, lại . . . chạy.
     Nghe tiếng pháo địch đang giã vào Như lệ và Tích tường. Đúng là giã giò. Nhừ tử hết cả !
     Bỗng nghe tiếng “ùng . . .”  lạ, rất nhỏ và xa. Không ai bảo ai, anh A. và tôi mỗi người đã lăn xuống một hố pháo rồi. Vừa kịp, . . . một loạt pháo 105 chạm đất nổ ùng oàng xung quanh, may mà không trúng ai. Đúng là trò đùa ! Mà sao chúng tôi lại hay đùa thế ? Nhưng, bình thường thôi. Chạy tiếp . . . Không thấy địch bắn tiếp nữa. Có hai thằng ranh này, chỉnh pháo không kịp, có ăn được cũng “không bõ dính răng”.
     Đến gần bờ sông, cỏ tranh, lau lách và cây lúp xúp. Chúng tôi lần theo một đường tụ thủy giữa hai quả đồi, cây cối dày đặc, rất kín đáo. Đứng trong đám cây, đã nhìn thấy bờ nước ngay trước mặt. Chỉ cần bơi cỡ trăm mét là tới Như Lệ rồi.
     Sao bên kia bỗng nhiên im tiếng súng. Không thấy pháo bắn, cũng không nghe tiếng súng bộ binh ?! Chắc là giây phút tĩnh lặng, khét lẹt. Một dấu lặng trong bản trường ca bất tận. Là lính, ai cũng biết đây là những giây phút mà ta có thể tận dụng để điểm lại ae, nghỉ ngơi đôi chút, xốc lại trận địa, là cơ hội để làm một số việc gì đó . . .
-   Vượt luôn anh nhé !
-   Ừa !
-   Bọn 29 Tanh Lê nhìn thấy đấy. Bơi thật nhanh anh nhé !
-   Ừa ! Không thấy đứa nào bên kia ra đón hè ?
Hai tên tháo gùi, cho hết quần áo vào gùi, chỉ vận mỗi cái quần đùi ống rộng của lính. Tôi gác súng lên gùi và tuồn nhanh xuống nước. Anh A. thì “khỏe” hơn, anh chỉ mang K54. Chúng tôi bơi ngang dòng nước, mở hết tốc lực.
     Nếu nó bắn thì vẫn yên tâm đi. . . . Vì mai sau vẫn có nhiều người khóc mình “. . .đáy sông còn đó bạn tôi nằm . . . ” và hàng năm mọi người sẽ “thả hoa” cho mình thưởng hương rồi mà.
     Trên ban 2 của sư đoàn yêu cầu chúng tôi khẩn cấp xuống đây nắm địch, vẽ sơ đồ phòng tuyến địch trước khi ngừng bắn. Phải tranh thủ đúng lúc ngừng bắn, địch đều lên khỏi công sự mà nắm toàn bộ bố trí trận địa của chúng. Vì vậy chúng tôi bắt buộc phải chơi đùa với pháo giữa ban ngày. Thế mới vui !
     Chúng tôi qua sông mà không bị quấy rầy một lần nào. Đã thấy bên kia, y tá Tất sinh viên y2 ra đón. Tất nói:
-   Các anh vào hầm của du kích nhé ! Đêm qua pháo bắn liên tục, vận tải không qua được. Thương binh nằm hết trong hầm của mình rồi.
     Hầm của du kích Hải Lệ đào ở ngay vách sông, sát mép nước. Chỗ này vách sông khá cao, bên lở mà (xem bản đồ). Ngách vào được đào một đoạn rồi mới rẽ ngang làm hầm. bình thường, mỗi hầm chỉ có hai du kích. Ở đây du kích Hải Lệ chỉ có 2 nam còn lại toàn nữ. Họ cấp cứu và chăm sóc thương binh, tham gia cùng vận tải của trung đoàn chuyển thương binh qua sông, chuyển lính bổ sung, đạn dược và lương thực vào các chốt.
(Xem bản đồ).    
. . . .(còn nữa)
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Sáu, 2010, 11:44:12 am gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #97 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2010, 11:51:46 am »

   
     Cảm ơn bác ViTính đã tìm đồng đội. Bác Hiền này trông hiền quá, nhưng có lẽ ae không biết. Phòng ngự Như lệ có nhiều giai đoạn lắm.
-   Trước khi mất thành (16/9/72)
-   Sau khi mất thành đến lúc ngừng bắn 28/1/73.
-   Sau khi ngừng bắn (vẫn còn đánh ác liệt).
Logged

vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #98 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2010, 06:05:20 pm »

Vâng, bác Hiền này hiền thật.
Đi cùng bác q.trung, nhìn bác Hiền bác q.trung hỏi "chắc có đi bộ đội" thì bác Hiền mới nói ở 325 đánh Quảng Trị. Hỏi thêm mới biết ở C16 E95. Nhưng mà bác ấy nói ở 12.7mm, liệu có bị lâu quá nên lẫn? Tôi thấy trong này mọi người nói 16 là cối?
Logged
Phong Quảng
Thành viên
*
Bài viết: 620


« Trả lời #99 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2010, 10:32:56 pm »

Lính Trị Thiên thì số 16 là phiên hiệu của các đơn vị cao xạ trực thuộc, Bác ấy nói không sai đâu.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM