Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 11:58:13 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những chuyện không thể quên - Cười ra nước mắt  (Đọc 374644 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #590 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2010, 02:13:02 am »



CHUYỆN XI      TRẬN PHAN RANG  (tiếp 10)

       Thân vẫn đang đeo tai nghe, vừa đi vừa chuyển kênh tạch tạch trên chiếc PRC-25. Đang đi, bất chợt Thân nói:
-   Bọn nó đang gọi pháo và máy bay đánh vào đây đấy! Bọn này ở trên núi ngay gần đây. Chúng nó nhìn thấy mình đấy. Chạy nhanh vào lô cốt kia còn kịp, nhanh lên !
Cả toán chạy về phía lô cốt. Đây là một cái lô cốt kiên cố xây bằng gạch và bê tông, ở trên có tháp canh rất cao (tôi nghĩ bây giờ có thể vẫn còn). Trên nóc lô cốt vẫn còn cắm lá cờ vàng ba sọc đỏ. Cũng may là lô cốt gàn ngay ngã ba đường, chỉ cách mấy chục mét. Chúng tôi vừa vào trong lô cốt thì pháo bắn trên đường 1 đúng vào chỗ chúng tôi đứng lúc nãy.
-   Cẩn thận đấy, có khi máy bay ném bom vào lô cốt cũng nên.
-   Không đâu, phi công được thông báo tọa độ ở trên đường cơ, muốn xin lại tọa độ thì bọn trên núi phải điện về tiểu đoàn. Tiểu đoàn nó mới xin được pháo, lên nữa thì lữ đoàn mới xin được máy bay ném bom. Riêng trực thăng của bọn dù nhiều khi lính nó gọi trực tiếp được.
* Hôm 6/8/2010, tôi đi cùng với các CCB trinh sát kỹ thuật, Thân vẫn còn nhắc lại chuyện chúng tôi chạy vào lô cốt hôm đó *
. . (còn nữa)

Các bác trinh sát kỹ thuật chúng nó, nhưng chúng nó cũng nghe trộm mình bác TTNL ạ!
Trích từ hồi ký của TL SD 6 KQ VNCH Phạm Ngọc Sang (bị sư 3 bắt sau đó cùng Nguyễn Vĩnh Nghi):
...Bộ Tổng tham mưu Phòng 7 vừa bổ sung toán thám sát, vì kiểm thính phát hiện rộ lên nhiều liên lạc vô tuyến của các đơn vị địch xung quanh Phan Rang.
tiếp:
Ngày 15.4.1975 từ sáng sớm địch liên tục pháo từng chập văo căn cứ. Buổi chiều khoảng 2 giờ, có phái đoàn của Trung tướng Trần Văn Đôn Tổng trưởng Quốc phòng và Trung tướng Nguyễn Văn Toăn Tư lệnh Quân đoàn 3 đến thị sát mặt trận. Sau khi thăm thị xả, nghe Tướng Nghi thuyết trình tình hình và ghi nhận các đề nghị, Trung tướng Tổng trưởng Quốc phòng tỏ vẻ chú trọng đến việc phòng thủ Phan Rang và hứa sẽ tìm mọi cách bổ sung đầy đủ mọi trang thiết bị thiếu hụt.

      Từ chiều trở đi, Trung tướng Nghi liên tiếp nhận được tin địch sẽ tập trung tấn công đêm nay. Một trong những công điện của Bộ chỉ huy địch với danh hiệu Sông Hồng, đóng tại Ba Râu, cho hay địch sẽ tấn công vào Phan Rang lúc 5 giờ sáng. Tiến quân theo đường rầy xe lửa cùng với 300 chiến xa, theo quốc lộ 1 phát xuất từ rừng dừa ở Ba Ngòi. Biết ý định của địch, Trung tướng Nghi báo động ngay mọi nơi đề phòng, đặc biệt là Liên đoàn 31 Biệt động quân có nhiệm vụ án ngữ ở Du Long.

« Sửa lần cuối: 22 Tháng Tám, 2010, 02:19:54 am gửi bởi qtdc » Logged
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #591 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2010, 11:05:02 am »

Gửi ttnl và Phong Quảng, một link trong đó có nhắc tới các bạn

http://bee.net.vn/channel/1988/2009/09/1720664/

Logged

Nhật ký Viết lại
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #592 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2010, 03:03:56 pm »

Bác TTNL đã quay lại Phan Rang lần nào chưa ? Khu vực Núi Chúa bây giờ thành vườn quốc gia rồi. Suối Kiền Kiền thuộc luôn VQG. Ấn tượng của em là bóng áo trắng của người Chăm, áo trắng, chít khăn cũng trắng, da đen sạm, và cây xương rồng trên nền cát bỏng của Phan Rang.

       Ae rất muốn quay lại Phan Rang mà chưa có dịp nào.
Logged

TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #593 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2010, 03:09:04 pm »


Các bác trinh sát kỹ thuật chúng nó, nhưng chúng nó cũng nghe trộm mình bác TTNL ạ!
Trích từ hồi ký của TL SD 6 KQ VNCH Phạm Ngọc Sang (bị sư 3 bắt sau đó cùng Nguyễn Vĩnh Nghi):
...Bộ Tổng tham mưu Phòng 7 vừa bổ sung toán thám sát, vì kiểm thính phát hiện rộ lên nhiều liên lạc vô tuyến của các đơn vị địch xung quanh Phan Rang.
tiếp:
Ngày 15.4.1975 từ sáng sớm địch liên tục pháo từng chập văo căn cứ. Buổi chiều khoảng 2 giờ, có phái đoàn của Trung tướng Trần Văn Đôn Tổng trưởng Quốc phòng và Trung tướng Nguyễn Văn Toăn Tư lệnh Quân đoàn 3 đến thị sát mặt trận. Sau khi thăm thị xả, nghe Tướng Nghi thuyết trình tình hình và ghi nhận các đề nghị, Trung tướng Tổng trưởng Quốc phòng tỏ vẻ chú trọng đến việc phòng thủ Phan Rang và hứa sẽ tìm mọi cách bổ sung đầy đủ mọi trang thiết bị thiếu hụt.

      Từ chiều trở đi, Trung tướng Nghi liên tiếp nhận được tin địch sẽ tập trung tấn công đêm nay. Một trong những công điện của Bộ chỉ huy địch với danh hiệu Sông Hồng, đóng tại Ba Râu, cho hay địch sẽ tấn công vào Phan Rang lúc 5 giờ sáng. Tiến quân theo đường rầy xe lửa cùng với 300 chiến xa, theo quốc lộ 1 phát xuất từ rừng dừa ở Ba Ngòi. Biết ý định của địch, Trung tướng Nghi báo động ngay mọi nơi đề phòng, đặc biệt là Liên đoàn 31 Biệt động quân có nhiệm vụ án ngữ ở Du Long.



       Cái này không đúng rồi. Ngày 14/4, Du Long đã bị sư 3 chiếm rồi còn đâu đến ngày 15 mà điện cho BĐQ. Chỉ có thể nói là ở khu vực đâu đó xung quanh Du Long thôi.
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Tám, 2010, 08:18:46 pm gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #594 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2010, 03:24:08 pm »


CHUYỆN XI      TRẬN PHAN RANG   (tiếp 13)

       Ba thằng lò dò đúng động tác “đi khom” hơn hẳn những khi tập. Lúc tập, thằng nào cũng lười, chỉ rình bê trưởng quay đi là đứng thẳng mà tiến vèo vèo. Bê trưởng luôn phải nhắc nhở “thấp xuống, thấp xuống !”. Được cái, mái đường ở đây khá cao, bọn tôi “đi khom” thấp hơn đường nhiều. Ba bụi cây di động lừ lừ tiến, trên núi khó mà nhận ra là ba cái đống gì . . . Hì . . . Hì . . . Chắc ở đây vào mùa mưa lũ, nước lớn, nên đường đắp cao, thỉnh thoảng muốn quan sát bên kia đường, phải đứng thẳng lên mới nhìn được.

       Trời bắt đầu nắng gắt. Hơi nóng bốc lên từ mặt đường lấp lóa, rần rật. Hơi ẩm từ những đụn rơm rạ trên ruộng lúa bốc lên nồng nồng, ngột ngạt. Dân ở đây không mang rơm rạ về nhà như ở bắc bộ. Họ cắt lúa cả rơm lẫn rạ và đập lấy thóc ngay tại ruộng. Cái thùng đập lúa hình phễu vuông bằng gỗ được khênh ra ruộng, gặt đến đâu kéo thùng đến đó. Người ta không dùng rơm rạ làm chất đốt hay cho trâu bò ăn. Củi thì đi kiếm trên rú. Mỗi con trâu hay bò được buộc vào một cái mà chúng tôi vẫn gọi là “cần câu bò”. “Cần câu” là một cây tre chôn xuống đất, phía trên là một cây tre nhỏ hơn có thể quay đủ mọi hướng, đuôi “cần câu” treo bao cát làm “đối trọng” cũng giống như cái cẩn cẩu tháp mà ta thấy trong xây dựng cao ốc bây giờ. Đầu cây tre nhỏ buộc dây rất dài để giữ trâu bò. Buộc trâu bò ở đây cũng khác. Không đơn giản là “xỏ sẹo” như ở miền bắc,  ngoài “xỏ sẹo”, người ta còn buộc dây thành một bộ dây vòng qua sừng, vòng xuống dưới hàm giống như bộ dây đóng hàm thiếc của ngựa. Trâu bò có giằng dây thì chỉ bị đau chứ không bao giờ “đứt sẹo” được. “Cần câu” được đặt ở nơi cỏ tốt, trâu bò ăn thoải mái, không phải chăn dắt. Hết cỏ nơi nảy thì rời “cần câu” đi nơi khác.

       Phía trước chúng tôi bây giờ là một rẻo trảng cỏ cây lúp xúp bám theo phía phải đường 1. Mấy cái “cần câu bò” trơ trỏng, chổng ngược lên giời. Bò cũng đi “chạy giặc” rồi . . . ?!

       Tôi dừng lại và vẫy tay, muốn hội ý một tý:  
-     Mình cứ đi ven đường bên này thôi nhé. Nghe ngóng xem có sư 3 chốt ở đây không. Có thể họ chốt ở phía trước đoạn có cây lúp xúp này. Ai phát hiện ra họ trước thì kêu dừng lại nhé ! Mình không biết mật khẩu của họ nên phải tiếp cận họ thật gần mới chủ động liên lạc với họ. Nếu là địch thì mình sẽ chốt ở đây và báo về cho ông Thắng. Một trí không ?
-     Ừ !
-     Theo kế hoạch thì hôm nay họ rút khỏi đây, tập trung đánh sân bay. Từ đây sư mình sẽ đánh tiếp. Cứ đề phòng cẩn thận nhỡ họ rút lúc nào mà mình không biết.
-     Biết rồi ! Đụng nhau với lính nó thì táng luôn, bọn tao đâu có ngán !
-     Không được ! Không táng tiếc gì cả. Chỉ bám thôi. Làm hỏng việc lớn là cụ Ngoan cụ ấy chửi chết đấy. Cụ ấy lại bảo “trinh sát chúng mày ngu quá, đuổi mẹ chúng mày xuống bộ binh . . . “. Bọn tôi đã bị cụ chửi một trận rồi, cụ bảo “súng của trinh sát chúng mày là củi à  . . . !”. (Cụ Bùi Đức Ngoan lúc đó là tham mưu trưởng sư đoàn 325. Trước kia cụ là trung đoàn trưởng 101. Chuyện cụ Ngoan, bác Lê Xuân Tường có viết một chuyện – xem trong topic Một thời hoa lửa).
-     Được rồi ! Thì không táng.

       Thực ra thì còn nhiều thời gian, nên tôi mới nói với hai thằng nó dài dòng như vậy thay vì nói độc một nhát : ”Cấm lộ đấy !” - là xong. Hai thằng này, nhất là thằng Luân, nói chuyện rông dài thì “tép nhảy” suốt ngày làm vui. Chuyện nghiêm túc bao giờ chúng nó cũng chỉ thích ngẵn gọn, rõ ràng. Mà cũng chả phải hai thằng đó. Những thằng trinh sát chúng tôi quen đi độc lập, quen tự xử lý mọi chuyện rồi, không thích bị “dạy bảo” lôi thôi. Tốt nhất là “nói ít hiểu nhiều”.

. . . (còn nữa)
Logged

lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #595 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2010, 08:14:00 am »


CHUYỆN XI      TRẬN PHAN RANG   (tiếp 13)

        Mỗi con trâu hay bò được buộc vào một cái mà chúng tôi vẫn gọi là “cần câu bò”. “Cần câu” là một cây tre chôn xuống đất, phía trên là một cây tre nhỏ hơn có thể quay đủ mọi hướng, đuôi “cần câu” treo bao cát làm “đối trọng” cũng giống như cái cẩn cẩu tháp mà ta thấy trong xây dựng cao ốc bây giờ. Đầu cây tre nhỏ buộc dây rất dài để giữ trâu bò. Buộc trâu bò ở đây cũng khác. Không đơn giản là “xỏ sẹo” như ở miền bắc,  ngoài “xỏ sẹo”, người ta còn buộc dây thành một bộ dây vòng qua sừng, vòng xuống dưới hàm giống như bộ dây đóng hàm thiếc của ngựa. Trâu bò có giằng dây thì chỉ bị đau chứ không bao giờ “đứt sẹo” được. “Cần câu” được đặt ở nơi cỏ tốt, trâu bò ăn thoải mái, không phải chăn dắt. Hết cỏ nơi nảy thì rời “cần câu” đi nơi khác.
Từ Hà Tĩnh trở vào ""cần câu bò" rất phổ biến. Con bò ở đây còn thêm 1 cái mõ kêu rất vui tai. Có con đeo mõ bằng ống bương, có con đeo 1 lon sữa bột TQ. Một lần bọn mình sau khi xuống xe và hành quân bộ đi tiếp, trời tối đen như mực không thể nhìn thấy gì, chợt nghe tiếng lóc cóc gần đó mình và mấy thằng tiến đến chỗ có tiếng động để hỏi thăm đi theo đường nào nhưng không thấy tiếng trả lời. Một thằng đụng vào 1 một cọc tre có cần cao nhưng không biết là gì, chợt ngay cạnh mình có tiếng phì rất lớn khiến mấy thằng giật cả mình. Liền sau đó phía chân trời có ánh chớp bọn mình mới nhận ra 1 con bò buộc vào 1 đoạn dây từ 1 cần vọt như cần vọt của giếng nước ở 1 số vùng quê.
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Tám, 2010, 08:31:33 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #596 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2010, 08:30:19 am »


CHUYỆN XI      TRẬN PHAN RANG   (tiếp 13)

        Mỗi con trâu hay bò được buộc vào một cái mà chúng tôi vẫn gọi là “cần câu bò”. “Cần câu” là một cây tre chôn xuống đất, phía trên là một cây tre nhỏ hơn có thể quay đủ mọi hướng, đuôi “cần câu” treo bao cát làm “đối trọng” cũng giống như cái cẩn cẩu tháp mà ta thấy trong xây dựng cao ốc bây giờ. Đầu cây tre nhỏ buộc dây rất dài để giữ trâu bò. Buộc trâu bò ở đây cũng khác. Không đơn giản là “xỏ sẹo” như ở miền bắc,  ngoài “xỏ sẹo”, người ta còn buộc dây thành một bộ dây vòng qua sừng, vòng xuống dưới hàm giống như bộ dây đóng hàm thiếc của ngựa. Trâu bò có giằng dây thì chỉ bị đau chứ không bao giờ “đứt sẹo” được. “Cần câu” được đặt ở nơi cỏ tốt, trâu bò ăn thoải mái, không phải chăn dắt. Hết cỏ nơi nảy thì rời “cần câu” đi nơi khác.

Cảnh này bây giờ vẫn thấy, em thấy nhiều là trên đường từ Phan Rang đi Bác Ái. Ngoài những chi tiết đó, cách canh tác, phong cảnh những thung lũng nhỏ ở đây giống như là Bắc Bộ. Thỉnh thoảng trong bóng chiều chạng vạng, gặp những ông lão áo trắng, khăn trắng của người Chăm mới giật mình nhớ ra là đang trên đất Ninh Thuận.
Logged
Xê 20
Thành viên
*
Bài viết: 13

Sao và Sao


« Trả lời #597 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2010, 03:04:52 pm »



"Hôm qua còn theo anh
Đi ra đường quốc lộ
Hôm nay đã chặt cành
Đắp cho người dưới mộ"

Kính nhớ A. Hổ, một cựu trinh sát.
Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #598 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2010, 05:50:41 pm »

Topic đủ 60 trang, em khóa theo quy định và đã tách bài viết cuối của bác TichTuongNhuLe thành bài mở đầu cho topic mới. mời bác tiếp tục! Grin
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM