Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:26:51 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những chuyện không thể quên - Cười ra nước mắt  (Đọc 374627 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Phong Quảng
Thành viên
*
Bài viết: 620


« Trả lời #450 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2010, 03:18:14 pm »

...Số quân chúng tôi từ D60 bổ sung đêm qua rải khắp các đơn vị của E101...
Bác này đi cùng đợt em rồi, tháng 4 và 5 năm 1972  lính Hà Nội có 4 tiểu đoàn : 58,60,62,64 thuộc e59 Bộ tư lênh Thủ Đô. Lính 58,60 huấn luện ở Bãi Nai Hòa Bình, Lính 62,64 huấn luyện ở Tân Lạc Hòa Bình.
Mình nhập ngũ tháng 5/1972, huấn luyện ở d60, f304B của QK Việt Bắc. Đợt quân đó có các trường so tán tại Vĩnh Phú và Bắc Thái như ĐH Xây dựng của mình, ĐH tài chính ở Phúc Yên, Bưu điện truyền thanh, Mỏ địa chất, ĐH công nghiệp nhẹ, Sư phạm Việt Bắc...Hình như chỉ có d60 của mình là vào Quảng Trị, các d khác vào khu V và B2. Mình biết rất nhiều anh em Hà Nội đợt 1/72 và 4/72 ỏ các đơn vị tham chiến ở Quảng trị như e48/f320, e95/f325, 2165/f312, e9/f304...
Tôi cứ nghĩ bác ở tiểu đoàn 60 e59 Bộ tư lệnh thủ đô. Đúng là lính Hà Nội đi năm 1972 hầu hết vào Quảng Trị.
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #451 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2010, 03:33:18 pm »

Một bức ảnh nữa, cùng tác giả nói trên. Dòng sông máu
Chú thích của bức ảnh:
Sông Thạch Hãn, ảnh chụp từ ngã ba sông Vĩnh Định và sông Thạch Hãn. Hút theo sông Thạch Hãn, ở phía xa, (chỗ bờ kè bê tông bây giờ) là Thành Cổ Quảng Trị, là bến vượt đẫm máu của những đại đội vào giữ Thành Cổ Quảng Trị. 81 ngày đêm, mỗi đêm một đại đội hơn trăm chiến sỹ hầu hết là sinh viên đã sang sông mà ngày hôm sau chỉ khoảng 10 người trở về. Hơn 14 nghìn chiến sỹ của chúng ta và hơn 26 nghìn binh sỹ phía bên kia đã nằm lại nơi ấy, mảnh đất chưa đầy 3 cây số vuông.

Thành cổ Quảng Trị đã từng được gọi cối xay thịt còn dòng sông Thạch Hãn thì đã từng được gọi là dòng sông máu.

Từ nhiều năm trước có một người cựu chiến binh cứ 27/7 lại về đây thả hoa trên sông tưởng nhớ đồng đội: "Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ. Đáy sông còn đó bạn tôi nằm. Có tuổi đôi mươi thành sóng nước. Vỗ yên bờ, mãi mãi nghìn năm". Và mấy năm gần đây việc thả các bè hoa, nến trên sông đã trở thành một tục lệ của vùng này

Nguồn: http://www.flickr.com/photos/orientsea/...
Ảnh chụp trung tuần tháng 8/2005 sau trận bão nên nước sông đục ngầu. Đây là nơi sông Vĩnh Định gặp Thạch Hãn tại Chợ Sãi. Nghười chụp ảnh này là một người bạn học ĐH Tổng hợp toán cơ với Nguyễn văn Thạc khi tôi dấn đoàn làm phim "Có tuổi 20 thành sóng nước" về nơi chúng tôi chiến đấu. Tôi và Thạc cùng tiểu đoàn 1/e101/f325, Thạc ở b thông tin 2W của d1; còn tôi là lính bộ binh của c3/d1. Hai thằng chúng tôi lại học cùng trường cấp 3 Yên Hòa B Hà Nội tôi trên Thạc môt lớp học khóa 1966-1969, còn Thạc khóa 1967-1970. Thời điểm này năm 1972 nước sông Thach Hãn cũng đục ngầu vì những mưa bão và bom đạn địch giăng màn trên sông.   
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #452 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2010, 03:40:33 pm »

Đúng rồi, anh Tường, em đã kiểm tra lại về thời điểm trận bom ở Hương Canh, khi đó em đang ở khu magi. Thành thật xin lỗi mọi người về một thông tin chưa chính xác và cám ơn anh Tường đã đính chính giúp.
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #453 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2010, 03:46:26 pm »

Đúng rồi, anh Tường, em đã kiểm tra lại về thời điểm trận bom ở Hương Canh, khi đó em đang ở khu magi. Thành thật xin lỗi mọi người về một thông tin chưa chính xác và cám ơn anh Tường đã đính chính giúp.
Những ký ức của một thời nhiều khi hơi bị lẫn về thời điểm vì đã quá vãng chính vì thế chúng ta cần trao đổi với nhau để xác định cho chuẩn xác. Cám ơn bạn
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
Trongc6
Thành viên
*
Bài viết: 495


« Trả lời #454 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2010, 04:34:26 pm »

Chào bác Lexuantuong1972.

         Như vậy là bác cũng là học sinh cấp III Yên Hòa B trong thời sơ tán. Tôi học sau anh Thạc một khóa, cùng lớp với Như Anh (bạn anh Thạc). Bác thế là trên tôi hai khóa.

         Tôi nhập ngũ 04/9/1971, đi theo diện Khu phố.
Tháng 2/1972 chúng tôi vào chiến trường, nhưng sang Lào chứ không vào Quảng Trị. Chuyện chiến đấu của bác do bác TichtuongNhule kể đáng nể lắm.
Trân trọng.
Logged

qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #455 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2010, 05:10:22 pm »

Bác Tường : Năm 78, có một đợt lấy sinh viên nhập ngũ, hơn 50 người, đủ các khoa, phần lớn là năm thứ nhất (đã thi xong kỳ 2). Đợt 78, sinh viên xây dựng đi chung với các trường Kiến trúc, Tài chính, Đồ bản ở cùng khu vực Vĩnh Phú. Riêng sinh viên xây dựng vào cùng một trung đoàn pháo của sư 316, đóng quân trên Phong Thổ, tham gia đợt 17/2/1979. Sau này các bạn ấy về học tiếp từ năm thứ 2 (năm 1982) và tốt nghiệp với khóa 26, có một vài bạn ở lại đi học sĩ quan. Bây giờ thỉnh thoảng ra Bộ Xây dựng làm việc, em còn gặp một bạn hiện đang ở Cục giám định nhà nước về CLCTXD. Khi vào Cam Ranh, em gặp anh Mậu, giáo viên Toán, lúc đó anh ấy mới từ trường quân chính binh đoàn 11 (trường 111) chuyển vào. Năm 87, trong một lần ra bắc đi phép, lên khu magi chơi, em mới biết khu Hương Canh đã chuyển giao cho sư 320 QĐ3.
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #456 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2010, 09:10:38 pm »



CHUYỆN IX   CHUYỆN KỂ CỦA LÊ XUÂN TƯỜNG   (tiếp 15 và hết)

       Một tiếng gằn giọng ngay trước mặt:
-      Ai ?
       Nhận ra tiếng Bắc tôi vội trả lời:
-    Tôi ! C3 Bắc Bình đây !
     Sức mạnh ở đâu đến với tôi lúc đó, tay phải chống khẩu AK tôi đẩy người lao vào phía trước và lăn xuống một con hào. Hai người lính giữ chặt tôi vặn hỏi:
-     Bắc Bình là thế nào ?
     Thì ra khi chúng tôi vào trận trung đoàn đã đổi mật khẩu Bắc Bình thành Trà Châu nhưng chúng tôi không biết vẫn dùng mật khẩu cũ là Bắc Bình. Chợt một cậu lật mũ tôi ra và hét:
-   Thám báo ! Chỉ có thám báo mới đeo kính.
      Một cậu cứ báng AK thúc vào ngực, vào bụng tôi. Một cậu lột hết các thứ trên người tôi. Thấy bàn tay trái tôi nắm chặt quả lựu đạn, cậu ta nói:
-    Buông tay ra, cái gì thế ?
          -  Lựu đạn đã rút chốt rồi, cẩn thận đấy ! -  Tôi trả lời.
Anh ta một tay bóp chặt bàn tay trái nắm quả lựu đạn của tôi và tay kia bóp lấy mỏ vịt của quả lựu đạn và hét:
-    Bỏ tay ra ! Quả lựu đạn được anh ta ném ra xa, nổ tung.

       Một người nữa từ ngách hầm xuất hiện. Cậu lính đang thúc báng súng vào người tôi nói:
-      Anh Hồng ! Có một người của C3 nhưng lại đeo kính, tôi nghi là thám báo địch vì anh ta dùng mật khẩu không đúng.
Người tên là Hồng hỏi tôi:
-     C trưởng C3 tên là gì ?
-      Tên là Nghĩ ! - Ngay lúc đó một giọng nói ồm ồm quen quen hét lên:
-       Thám báo hả ? Khử  mẹ nó đi ! - Tôi gọi:
-       Anh Nghĩ ơi ! Tường đây...! -  Ông Nghĩ từ một ngách hầm nhô ra:
-        Tường hả ! Anh em đâu hết cả rồi . . .
-        Lúc rút ra đụng địch, tan tác cả, tôi bị thương . . . họ bảo tôi là thám báo . . .
-       Hồng ơi ! Thằng này là lính của tao, nó bị cận phải đeo kính . . .
Người lính thúc báng súng vào tôi đưa tôi vào hầm, băng bó các vết thương và đưa cho tôi một nắm cơm với ruốc. Người tôi đau nhức, bải hoải hết cả người, lúc này mới biết mình còn sống. Cậu lính cho biết đây là chốt của C6, người tên là Hồng là C trưởng và ông Nghĩ trước khi về C3 của tôi là C phó của C6, ông Nghĩ bị thương gẫy chân từ sáng, bò ra đến đây. Cậu ta có vẻ ân hận khi thúc báng súng vào người tôi:
-        Lính địch ra trận cũng có thằng đeo kính, nhưng lính mình đeo kính thì ông là người tôi gặp đầu tiên.
 
       Đau đớn, mệt mỏi, tôi thiếp đi không biết gì nữa . . .

       Một cảm giác chòng chành như đưa võng làm tôi bừng tỉnh, rồi tôi thấy mình bị giáng xuống đất khiến tôi tỉnh hẳn. Tôi đang được cáng bằng võng băng qua cánh đồng lầy thụt, có những lúc đạn pháo rít trên đầu khiến 2 người khiêng cáng cùng tôi nằm phục trên lớp bùn, rồi khi cả người và cáng thụt xuống hố bom, rồi lại lóp ngóp kéo nhau lên . . .

       Về đến phẫu của tiểu đoàn thì trời đã rạng sáng. Thằng Phùng cho biết tôi là lính C3 đầu tiên được đưa ra. Không biết số phận của anh em khác ra sao. Sau khi băng bó lại các vết thương, Phùng pha cho tôi một cốc nước đường, tôi làm một tợp hết nhẵn và đòi uống nữa nhưng Phùng không cho, nó mếu máo:
-        Cho mày uống nữa để mày chết à ! Mày mất nhiều máu quá ! Giờ phải chuyển đi phẫu trung đoàn.

         . . . (hết)
Logged

TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #457 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2010, 01:42:53 am »

       Xin được sửa lại "Đường rắn bò của Lê Xuân Tường . . . ", trang 45. Trong đó đoạn đầu, anh cõng anh Lào. Đoạn sau bị thương, bò lết một mình. Xem hình dưới đây :
Logged

lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #458 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2010, 08:10:22 am »

Chào bác Lexuantuong1972.

         Như vậy là bác cũng là học sinh cấp III Yên Hòa B trong thời sơ tán. Tôi học sau anh Thạc một khóa, cùng lớp với Như Anh (bạn anh Thạc). Bác thế là trên tôi hai khóa.

         Tôi nhập ngũ 04/9/1971, đi theo diện Khu phố.
Tháng 2/1972 chúng tôi vào chiến trường, nhưng sang Lào chứ không vào Quảng Trị. Chuyện chiến đấu của bác do bác TichtuongNhule kể đáng nể lắm.
Trân trọng.
Chào bạn TrongC6
Không ngờ chúng ta lại học cùng Yên Hỏa 3B, bạn học lớp với Hương và Như Anh chắc đã biết kế hoach Lễ hội " Trường cấp 3 Yên Hòa B - Một thời để nhớ" tổ chức vào 31/10/2010. Bạn liên hệ với Hương là đại diện BLL của lớp để biết được kế hoach cụ thể nhé.ĐT của Hương 0989559477. Hẹn gặp bạn trong ngày lễ hội sắp tới.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #459 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2010, 09:17:18 am »



       Bác Lê Xuân Tường ở đây rồi. Lào bị thương và nằm lại ở chỗ đường tăng. Chỗ ấy vẫn thuộc Chợ Sãi. Lúc ngừng bắn do địch chốt giữ. Có thể bọn địch hoặc dân chôn nhiều anh em liệt sỹ. Như vậy thì trích ngang trong túi áo sẽ không dùng đến. Về sau này quy tập mộ liệt sỹ có thể một số mộ tìm thấy đều được đưa về nghĩa trang thành mộ "chưa biết tên". Chắc là còn nhiều mộ chưa được phát hiện vẫn nằm tại nơi chôn cất ban đầu.

       Cả hai trường hợp ấy bây giờ làm sao có thể tìm lại hay xác nhận lại tên của liệt sỹ được ?
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM