Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 07:42:05 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những chuyện không thể quên - Cười ra nước mắt  (Đọc 375057 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #170 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2010, 04:23:33 pm »

 "...Đến cái võng nilon nó chẳng tội tình gì nhưng mọi người cũng tẩy chay vì nằm khi co chân phát ra tiếng "xoẹt"theo phản xạ mọi người xung quanh nhảy xuống hầm từ lúc nào không biết ;"
 
- Chuyện bác sudoan5 kể là có thật, thời chiến tranh bob tui đã được chứng kiến. Cũng may hồi đó võng nilon chỉ trang bị cho sĩ quan, còn lính tráng nằm võng bạt (vải ka ki, hoặc gabađin). Còn "pháo bầy" thì thú thực Bob tui hơi ngán. Vì suốt thời kỳ giữ chốt ở bắc thị xã Kon tum từ 1973 đến khi vào chiến dịch 1975. Ít có ngày nào chốt của chúng tôi được yên... Không biết đạn pháo 105 của Mỹ chúng lấy đâu mà nhiều thế...
Logged
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #171 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2010, 05:06:38 pm »

Tôi biết là các bạn đã từng trải qua nhiều kinh nghiệm chiến tranh, từng bị pháo kích nhiều lần, những khái niệm về pháo đĩ, dàn nhạc Tân Tây lan .. vv. Đó là cách mà các bạn giải thích về các phương pháp bắn của Mỹ và ngụy Sài gòn. Trong pháo binh của ta cũng có các phương pháp bắn tương tự, tùy mục tiêu, đối tượng, địa hình mà người chỉ huy sẽ quyết định cách bắn, ví dụ khi đánh căn cứ Mỹ như Khe sanh chẳng hạn, nhiệm vụ của pháo binh là bắn chế áp, tiêu diệt sinh lực địch trong căn cứ, ngăn cản việc tiếp tế, hoặc đơn giản hơn là không cho địch ăn ngon ngủ yên, ví dụ thế, thì ta áp dụng phương pháp bắn không theo quy luật, giờ giấc nào cả, thỉnh thoảng bắn một quả, cách bắn này tác động tâm lý ,tinh thần địch rất tốt, dĩ nhiên quân ngụy cũng chơi ta theo kiểu đó, nhưng khác hẳn ở chỗ, ta ở chỗ tối mà địch ở chỗ sáng, muốn biết quân ta ở đâu để bắn thì chúng cũng phải cử những đội trinh sát (có lẽ chúng gọi là tiền thám) đi xác định mục tiêu, việc ấy khó vì quân ta ở phân tán, chỉ khi ta tấn công một căn cứ nào đó, chúng mới biết rõ (vì đang bao vây xung quanh cc ) lúc đó nếu không hầm hào cẩn thận chắc thiệt hại là cái chắc. Còn ta thường là biết rõ mục tiêu, chủ động thời gian và hoả lực nên khi đánh thường chính xác. Cái gọi là dàn nhạc Tân Tây lan, còn chưa ăn thua gì, nếu sau này chiếm được trận địa địch, ít khi các bạn thấy chúng tập trung cỡ 12 khẩu (một D) một chỗ, tầm 4 khẩu bắn là ta thấy hoảng rồi, còn ta đánh địch có rất nhiều trận tập trung hỏa lực có khi cả một trung đoàn, khi đó có lẽ người Mỹ phải gọi là" dàn nhạc ngoài trái đất " mới diễn tả được nỗi khủng khiếp của họ. Cách bắn thì có nhiều , nói ra dài lắm, chỉ xin lưu ý rằng, kinh nghiệm khi bị pháo kích không giống như tránh bom, nếu trong trận bom, bạn có thể lăn xuống hố bom cũ để tránh bởi rất ít khi có hai hố bom chồng lên nhau, vì lượng bom mang theo có hạn, còn pháo kích thì không làm thế được, độ tản mát đạn là có quy luật, nó chỉ tập trung trong một hình bầu dục nếu cùng một phần tử bắn(Đã tính cả độ  lùi và độ lún khi thiết bị pháo). Đạn pháo thì lại vô biên, vì vậy trong trận pháo kích chỉ nên tìm chỗ thấp mà trú ẩn, đừng chạy lung tung, chờ thần chết bay đi rồi té cho nhanh là tốt  nhất Grin

Xem hình dưới đây, bạn sẽ thấy cách thiết bị của một khẩu 155ly của người Mỹ, càng chôn chặt xuống đất, bánh xe được nâng lên nên rất ít cái gọi là "pháo nó  lún bệ nòng ngỏng lên thêm đạn sẽ lùi vào đúng rừng thì toi "
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Sáu, 2010, 05:17:40 pm gửi bởi q.trung » Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #172 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2010, 10:16:52 pm »


Ngày 25/3/1984 bọn em cũng chơi kiểu pháo bầy 105;155;130 ( pháo f và QK dồn vào 1 chỗ đã chấm sẵn tọa độ ở 547 thì thằng nào chịu nổi ) , đạn "105 chụp" bị ế vì  Pốt nó chạy hết, chỉ để lại đám "cảm tử" nấp trong hang đá vậy mà chúng nó vẫn chịu được, cuối cùng phải chơi bài 85ly bắn găm, xuyên phá, tổ hỏa lực của thằng Pốt nào nằm ở công sự ngoài thì nát bét bởi 37ly hạ nòng, còn trong hang thì còn nguyên vẹn hình hài chỉ được cái là ộc hết máu theo tai, mũi,miệng ra ngoài . Ta chơi pháo còn nghiệt ngã hơn đám VNCH .! Grin

     Bác OngBom nói rất đúng, mình chỉ thiếu đạn thôi chứ nếu đủ đạn thì kinh lắm. ae đã chứng kiến hồi đánh Huế, pháo 85 và cao xạ 37 từ trên núi cao bắn tà âm xuống bộ binh và cơ giới của địch trên đường QL1. Không có thằng nào chịu nổi. Vãi c . . . hết !
Logged

TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #173 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2010, 10:23:05 pm »

   CHUYỆN VI:     ĐẶC SẢN NHƯ LỆ    . . . .(tiếp Cool

     Hổ nói với cậu H(c20-95):
-   Mày sang bên chốt (5) đi, Tao ở bên này được rồi.
-   Vâng.
Tôi thấy Hai thằng H. bắt tay nhau và dặn:
-   Đi cấm chết đấy nhé !
      Hổ dẫn chúng tôi luồn ra đến ngách xa nhất của chốt (3) thì trời đã sáng. Chỗ này có thể quan sát thấy toàn bộ các chốt của ta ở Như Lệ. Anh giới thiệu toàn bộ tuyến của ta. Phía địch, bên trái có Đồi Chè, một quả đồi chẳng thấy còn cây chè nào, chí có cỏ và cây dại lúp xúp, cũng đã xờ xạc vì đạn của cả địch và ta. Bên phải là Đá đứng, một điểm chốt nổi tiếng của địch ở bờ sông. Chếch về phía trước là cao điểm 29. Từ Đồi Chè và điểm cao 29 địch nhìn xuống các chốt của ta như nhìn vào lòng bàn tay. Phía trước mặt là ruộng lúa cũ. Xa hơn là các chốt của địch. Phía sau chúng là nơi xe tăng của địch ẩn náu để sẵn sàng tấn công. Xa hơn nữa là rặng núi thấp chắn ngang làm khuất tầm nhìn.
     Tôi phác nhanh sơ đồ trận địa của ta và chấm các vị trí của địch lên sơ đồ sơ đồ. Mình ở dưới thấp, không nhìn thấy trân địa của chúng để vẽ. Cứ như vậy, trong vòng nửa tiếng, tôi đa xong các chốt (3), (2) và (1). Chúng tôi bắt tay Hổ rồi theo giao thông hào tụt xuống bờ sông để sang chốt (4).
    Lên đến chốt (4) vẫn chưa đến 7 giờ. Vẽ xong sơ đồ chốt (4) thì vừa đúng 7 giờ. Chúng tôi tụt vội xuống bờ sông. Ở bờ sông thật là nhộn nhịp, các anh em ở chốt về tắm dưới sông chạy lên, du kích và bộ đội vận động qua lại giữa Như Lệ và Tích Tường như con thoi men theo vách sông. H. cũng dẫn tôi sang Tích Tường bằng đường này.
     Pháo địch bắt đầu bắn trên các chốt. Có vẻ như hôm nay chúng chưa tấn công. Không nghe thấy tiếng xe tăng và 12 ly 8 bắn yểm hộ cho bộ binh của chúng. Ở bờ sông cũng rất nhiều hầm của du kích và bộ đội. Ở đây chỉ có hai chốt và bị địch tấn công quyết liệt hơn nhưng chúng cũng không nhổ được hai cái chốt nhỏ bé này. Chúng tôi luồn lên chốt (5) lúc pháo địch chuyển làn bắn vào Như Lệ. Anh em ở cả trong hầm, chỉ có một người ra nghách cảnh giới.  Hai thằng H. hỏi thăm nhau:
-   Mày chưa chết à !
Rồi chúng cười lên ha hả. Sao mà vô tư, hồn nhiên đến thế !

“ Đi cấm chết đấy nhé ! . . . . .
                      Mày chưa chết à ! . . . .”  . . . . là món đặc sản Như Lệ- Tích Tường.

Sao chúng nó không dặn nhau:”mày đi cẩn thận nhé”  Mày vẫn còn sống . . .”
Lời dặn dò và tiếng cười của hai thằng H. làm tôi thấy xót trong ruột quá !

. . . . (còn nữa)
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Sáu, 2010, 10:31:54 pm gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #174 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2010, 10:53:51 pm »

“ Đi cấm chết đấy nhé ! . . . . .
                      Mày chưa chết à ! . . . .”  . . . . là món đặc sản Như Lệ- Tích Tường.

Sao chúng nó không dặn nhau:”mày đi cẩn thận nhé”  Mày vẫn còn sống . . .”
Lời dặn dò và tiếng cười của hai thằng H. làm tôi thấy xót trong ruột quá !


  Kỳ lạ thật bác Tích Tưởng Như Lệ nhĩ : Khi anh em mình  trong đầu cứ nghĩ rằng : trước sau gì chắc cũng tới lượt mìnnh hy sinh , không tránh đi đâu được . Thì chính lúc đó anh em mình lại rất bình thản để đi vào trận đánh , cứ phó mặt cho số phận , mà có khi nhờ vậy nên anh em mình bình tỉnh , vượt qua được cuộc chiến và sống đến bây giờ

Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #175 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2010, 11:57:58 pm »


  Kỳ lạ thật bác Tích Tưởng Như Lệ nhĩ : Khi anh em mình  trong đầu cứ nghĩ rằng : trước sau gì chắc cũng tới lượt mìnnh hy sinh , không tránh đi đâu được . Thì chính lúc đó anh em mình lại rất bình thản để đi vào trận đánh , cứ phó mặt cho số phận , mà có khi nhờ vậy nên anh em mình bình tỉnh , vượt qua được cuộc chiến và sống đến bây giờ



    Hai thằng H. cùng tên đó dặn dò nhau lúc đó, tôi cũng phì cười mà sao thấy trong lòng nao nao khó tả ?!
Logged

sudoan5
Thành viên
*
Bài viết: 790


Bao giờ cho đến ngày xưa


« Trả lời #176 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2010, 01:15:13 am »

   Cái võng nilon và tiếng "xoẹt" của pháo , tiếng "tóc ành"của M79 nó ám ảnh trong tôi suốt nhiều năm sau giải phóng , sở dĩ bọn tôi có võng ấy không phải là thủ trưởng mà quân trang QK9 bác bob ạ quần cũng bằng vải ấy luôn và áo mỏng đủ màu sắc , năm trước sang CPC ngủ mấy đêm nhà thanglong69 tôi toàn nằm võng để cố tìm lại những cảm giác ấy nhưng không thấy(thỉnh thoảng muốn nhớ lại cảm giác mạnh)một phát hiện của mình là anh Lực cùng đi vẫn còn cái võng nguyên bản đây là một kỷ vật quý giá của anh trong cuộc đời binh nghiệp .

   Cám ơn bác q.trung đã giải thích ngọn ngành về pháo và ảnh minh họa , vì đặc thù của chiến trường nhiều bom pháo nên đơn vị khi đi chiến đấu người lính phải mang thêm đà giát làm nắp hầm tuy nặng thêm nhiều nhưng đảm bảo an toàn tính mạng nếu đạn trúng hầm thì chẳng còn gì để nói song ít ra cũng tránh được nhiều mảnh bom pháo , còn cái tiếng "xoẹt" kia là lúc đó đạn nổ vượt đầu dăm chục mét tinh thần lính tráng hoảng loạn không biết quả sau nó rơi vào đâu nháo nhác nhìn hầm của nhau và đôi lúc tính chạy sang hầm bạn để "thà chết một đống hơn sống một người"vì biết đâu vận đen về mình thì sao nhưng nghĩ vậy thôi chạy đi đâu được hầm nào chứa nổi 3 người thôi đành cứ yên vị há mồm bịt tai chờ quả nào trúng thì chịu và mong sao màn đêm phủ nhanh mới rút khỏi tọa độ này , cho nên lính nhạy cảm vớt tiếng "xoẹt"này lắm còn khi nào không nghe thấy tiếng gì thì cũng chẳng còn gì để nói vì đạn trúng hầm (trường hợp này tôi chưa bị Grin) .
Logged

Phong Quảng
Thành viên
*
Bài viết: 620


« Trả lời #177 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2010, 05:37:33 am »

Nó mà trúng hầm thì chỉ thấy  Ù U ở tai thôi bác Sư 5 và hầm rùng lên, đất cát, khói bụi khét lẹt, về nhà bị anh em chửi :" là đồ to mồm suốt ngày hả hả "
Logged
sudoan5
Thành viên
*
Bài viết: 790


Bao giờ cho đến ngày xưa


« Trả lời #178 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2010, 08:09:56 am »

Nó mà trúng hầm thì chỉ thấy  Ù U ở tai thôi bác Sư 5 và hầm rùng lên, đất cát, khói bụi khét lẹt, về nhà bị anh em chửi :" là đồ to mồm suốt ngày hả hả "

   Mấy thằng bạn tôi"to mồm "cho đến bây giờ đấy bác ạ Grin vì sức ép và tiếng bom pháo thủng màng nhĩ. Ngày ấy giám định thương tật không có máy móc hiện đại như bây giờ nên phải khám đi khám lại cuối cùng cũng được thương binh hạng bét (4/4) .Hỏi thêm bác q.trung tý có trận chẳng hiểu gì rầm một phát như bom đề pa cũng không nghe thấy nhưng không phải là bom hỏi mấy thằng lính cũ hơn mình nó bảo là pháo 175 (vua chiến trường) nó bắn thẳng Undecided
Logged

TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #179 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2010, 08:11:03 am »

   
khi đi chiến đấu người lính phải mang thêm đà giát làm nắp hầm tuy nặng thêm nhiều nhưng đảm bảo an toàn tính mạng nếu đạn trúng hầm thì chẳng còn gì để nói song ít ra cũng tránh được nhiều mảnh bom pháo
 

     Lần đầu tiên em được nghe thấy "đà giát". không biết có phải như mũ rơm không ? Bác mô tả xem nó như thế nào.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM