Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 04:49:10 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những chuyện không thể quên - Cười ra nước mắt  (Đọc 375038 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
MUCTAU
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 534


« Trả lời #100 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2010, 08:07:02 pm »

 Em thì em tin bác TICHTUONGNHULE không nhìn. Đã nhìn thế nào cũng có dấu vết trên mặt về dấu làm sao được anh em cùng là dân trinh sát ?. Chỉ nghía trộm con gà đẻ mặt đã bị mấy đám lang ben đồng tiền tục gọi là lan ben l...gà. Bác ấy mà nhìn chỗ xè xè của mấy o thì có mà hoa cà hoa cải đầy mặt ấy chứ. Grin Grin Grin
Logged
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #101 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2010, 10:10:58 pm »

Lính Trị Thiên thì số 16 là phiên hiệu của các đơn vị cao xạ trực thuộc, Bác ấy nói không sai đâu.
PQ chiều hôm sau cũng đi đường ấy về HN, biết trước thì ghé uống bia nói chuyện với bác Hiền ấy nhỉ. Ngay Cẩm Thủy, trước cái ngã ba rẽ đi Cẩm Lương (suối cá thần) ấy.
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #102 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2010, 11:43:19 am »


    Xin anh em đọc bức thư của một sinh viên trường Đại Học Xây Dựng. Bức thư này đã nhiều người biết. Hiện nay bức thư này được giữ ở phòng trưng bày trong thành cổ Quảng Trị, trên tầng 2.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Sáu, 2010, 02:38:06 pm gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #103 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2010, 02:33:21 pm »

     Xin lỗi anh em ! dạo này tui bận tối mày tối mặt, chưa kể chuyện tiếp được. Mong anh em thông cảm !
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Sáu, 2010, 02:40:36 pm gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

bschung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 870


"Mùa sang khấp khểnh tôi về...! "


« Trả lời #104 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2010, 01:17:05 am »

    Xin lỗi anh em ! dạo này tui bận tối mày tối mặt, chưa kể chuyện tiếp được. Mong anh em thông cảm !
Tiếp nữa đi bác em ! đọc chuyện bác kể rất hay,lôi cuốn nhẹ nhàng ! mùa wold cúp này bác nhớ giữ sức khỏe tốt và...tranh thủ giữa 2 trận đấu,đừng để anh em chờ lâu quá bác nhé !
                                                                                                      kính bác .
Logged

Nhân sinh bất như ý sự thường bát-cửu
ongbom_f2
Thành viên
*
Bài viết: 912


« Trả lời #105 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2010, 09:34:06 pm »

Tiếp nữa đi bác em ! đọc chuyện bác kể rất hay,lôi cuốn nhẹ nhàng ! mùa wold cúp này bác nhớ giữ sức khỏe tốt và...tranh thủ giữa 2 trận đấu,đừng để anh em chờ lâu quá bác nhé !
                                                                                                      kính bác .

Lão bác sỹ này chỉ xúi dại , tranh thủ giữa hai trận đấu ... giời ạ . Bác TichTuongNhuLe đừng nghe lời lão ấy. Già rồi phải cần...điều độ bác nhẩy. Grin . Ngẫm nghĩ mà em thấy thương mấy lão già, nhất là lão tài tăng và lão pháo ngắn nòng  Cheesy
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #106 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2010, 11:52:11 pm »


Tiếp nữa đi bác em ! đọc chuyện bác kể rất hay,lôi cuốn nhẹ nhàng ! mùa wold cúp này bác nhớ giữ sức khỏe tốt và...tranh thủ giữa 2 trận đấu,đừng để anh em chờ lâu quá bác nhé !
                                                                                                      kính bác .

CHUYỆN VI:     ĐẶC SẢN NHƯ LỆ    . . . .(tiếp 4)

   Đã bốn giờ chiều, chúng tôi được dẫn vào hầm của du lích Hải Lệ. Đây là hầm của hai nữ du kích, nghe nói một o tên là Nữ, một o tên Sâm. Giờ này các o đang phải chăm sóc các thương binh ở bên Tích Tường, đến tối mới chuyển anh em ra bến vượt. Căn hầm khá chật, đúng là chỉ vừa cho hai người nằm. Tôi hỏi Tất:
-   Xuống sông tắm được không ?
-   Ấy, không được. Phải sáng mai, nếu không thì tối hãy tắm. Ở đây bất cứ lúc nào cũng có thể có pháo bắn tới đấy.
     Chúng tôi trút các bao tượng gạo và lấy thịt hộp, mì chính, đường, thuốc lá, . . . xuống cho Tất mang về hầm.
-   Khoảng 6 giờ sang chỗ em ăn cơm nhá !
Nói xong tất chạy nhanh về hầm, vừa hay pháo địch bắn tới.
   Chỗ ăn cơm là nhà âm, ở ngay cạnh hầm của Tất. Nhà được làm sát vách bờ sông dựng đứng, chỉ cao đến ngang bụng, cao hơn chừng ba mươi phân là mái được đổ đất và làm cho tơi bời ra một chút – coi như ngụy trang xong vì ở đây chỗ nào cũng được pháo địch cày xới hết cả. Từ bờ sông, luồn qua một ngách hào là vào nhà. Chui vào nhà phải cúi vì chỗ này chỉ để ngồi ăn cơm hoặc thỉnh thoảng ngồi chơi cho thoáng một chút - cũng bõ cả ngày phải ở trong hầm hoặc chạy nhảy như choi choi trên các chốt. Mà nhà cũng chỉ bé tí teo, năm sáu người ngồi thôi. Ở đây tương đối an toàn, pháo không thể khoan được vì có vách sông che chắn. Nóc nhà thì có thể chống được pháo chơm rồi.
     *(Pháo chơm nổ ngay trên cao khi chưa chạm đất và có hai loại. Một loại nổ ra nhiều mảnh nhỏ, một loại nổ phóng ra hàng vạn mũi tên thép trông giống như đinh 3 phân nhưng có 4 cánh đuôi, không biết tẩm bột gì đó màu đỏ. Cả hai loại đều gây sát thương rất lớn người ngoài công sự. Về sau này, chúng tôi lấy đạn pháo chưa bắn ở bãi Ái Tử, gỡ ra lấy hàng vạn mũi tên đó làm đinh. Bảo đảm đinh này đóng không bao giờ bị quằn.)*
   Toán trinh sát của chúng tôi có bảy, tám người. Tất y tá, Thứ thông tin và Phố anh nuôi, còn lại anh em chia nhau lên chốt và đi nắm địch. Tin tức thường xuyên được Thứ chuyển thẳng về ban 2 (Những điểm nóng phải thông tin trực tiếp với ban 2 còn những điểm thường thì báo cáo với đại đội). Tất, Phố và Thứ ở trong hầm suốt ngày và rỗi rãi nhất nên coi như một tổ cấp dưỡng lo cơm nước cho anh em.
   Tầm 6 giờ tối, ngày nào cũng vậy, có lẽ gần như 100% là im tiếng pháo. Bọn tôi chui ra khỏi hầm, được giãn xương cốt, tai vẫn còn i i tiếng nổ cũng được thảnh thơi một chút. Chỉ trong vòng nửa tiếng đến một tiếng thôi. Mọi người tụt ngay xuống sông, tranh thủ tắm giặt giũ hết đất cát và hơi cay nồng của đạn pháo. Kể cũng lạ. Sao giờ này bao giờ bọn địch cũng im lặng thế không biết. Chẳng lẽ bọn pháo địch bàn giao ca, đổi lính hay sao vậy ?! Đúng là đánh nhau kiểu pháo binh Mỹ.
   Cơm trắng phau đựng trong xoong to(xoong tám) đang bốc hơi nghi ngút, canh trong xoong nhỏ (xoong 6) thấy lởn vởn mỡ thịt hộp lẫn với rau tàu bay. Lạ cái giống rau tàu bay, mỗi hạt có một dúm lông trên đầu, bay rất xa, đã hạ xuống đâu là chỉ vài ngày đã thành rau, xanh mơn mởn, nhất là nơi hố bom, hố pháo.  Hấp dẫn nhất là món mặn đựng ở nắp xoong 8 (nắp xoong lật ngửa lên để đựng thức ăn, có 4 ngăn đàng hoàng). Một món mặn. Thứ gì đó nâu nâu như đất, loằng ngoằng như giun. Lại thứ gì nữa nhẵn nhụi, cũng nâu nâu, bong bóng cỡ bằng ngón tay út nằm rải rác trong đám “giun”. Với lại lác đác những sợi thịt hộp , tơi tả. - thơm thế không biết ! Mùi thơm bốc lên ngào ngạt – ngon quá đi mất, rỏ rãi . . . . Anh A. hỏi:
-   Cái gì thế ?
-   Dế xào củ chuối với ruốc mặn mí lị thịt hộp của thủ trưởng mang xuống đấy.(dân “ xin xà phòng” có cái từ “mí lị” không lẫn vào đâu được).
-   Ngon nhể ! – tôi nói.
-   Ừ ! bữa nào cũng chuyên trị củ chuối với dế (đúng là y tá có khác, lúc nào cũng chuyên trị . . .). - Tất nói xong, cười hề hề, rất thoải mái.

    “Dế xào củ chuối”. Đấy là đặc sản của Như Lệ.
 
. . . .(còn nữa)
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Sáu, 2010, 12:04:49 am gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #107 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2010, 12:10:09 am »


Lão bác sỹ này chỉ xúi dại , tranh thủ giữa hai trận đấu ... giời ạ . Bác TichTuongNhuLe đừng nghe lời lão ấy. Già rồi phải cần...điều độ bác nhẩy. Grin . Ngẫm nghĩ mà em thấy thương mấy lão già, nhất là lão tài tăng và lão pháo ngắn nòng  Cheesy

     Bác ONGBOM dạy chí phải ! "Dăm thì mười họa, chăng hay chớ", vài tháng không có cũng chẳng sao.
Logged

TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #108 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2010, 09:13:02 am »

     Ngày nay, dế đã trở thành đặc sản ở nhiều nhà hàng suốt từ nam chí bắc. Dế thường được chế biến thành các món:
-   Dế chiên giòn.
-   Dế tẩm bột rán.
-   Dế kho tiêu.
-   . . . . . .
     Nhiều người đã phát tài nhờ nuôi dế. Xem thêm: http://nguoisaigon.vn/diendan/showthread.php?t=845
Logged

q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #109 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2010, 10:24:00 am »

Loại đạn pháo bạn nói chính là đạn nổ trên không, cả Mỹ và ta đều có, loại này có thể cắt ngòi khống chế độ cao nổ, tùy theo nhận định của người chỉ huy bắn, loại này rất nguy hiểm vì trái phá nổ trên không, phóng mảnh hoặc đinh nhỏ hình mũi tên xuống mặt đất, nếu là bộ binh lộ thì xác suất sát thương rất cao.
 Hồi ở chiến trường thì chúng tôi thiệt thòi hơn vì không mang được các đồ dùng quân dụng kiểu xong tám xong sáu như các bạn, mang được cái nồi nấu cơm là may, còn thì toàn dùng đồ lung tung, nhặt được đâu đó trên chốt hoặc của dân bỏ lại,  hồi mới vào chiến trường thiếu kinh nghiệm còn dùng hòm đạn của Mỹ nấu cơm. hòm đạn Mỹ cực kín, khi nấu xong tháo nắp thì áp suất làm cơm trong nồi bắn tung tóe đi hết cả, mấy ông cựu binh bảo may cho chúng mày, nó nổ thì toi cả lũ, nhưng phải công nhân hòm đạn Mỹ tốt thật, để đồ trong đó quẳng xuống nước để lâu vẫn không sao.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM