hoi_ls
Thượng tá

Bài viết: 4971
|
 |
« Trả lời #50 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2010, 02:13:35 pm » |
|
17 Viên tướng cho gọi Hai Lâm , đưa anh vào phòng làm việc, đóng cửa lại, rút từ trong ngăn kéo ra tấm ảnh ba anh bộ đội trẻ giao cho anh: - Có việc rất hệ trọng cần bàn riêng với anh. Từ sau ngày được lệnh chui vào hàng ngũ địch, Hai Lâm đã luyện cho mình thói quen không để lộ bất cứ xúc động nào trên nét mặt, qua giọng nói. Anh bình thản ngắm tấm ảnh. Hàng loạt bài tính quay cuồng trong óc. Tại sao viên tướng có ảnh này? Liệu nó có biết mình là người đứng giữa trong ảnh không? Đây là đòn tâm lý phủ đầu hay nhiệm vụ được giao? Phải làm cách nào dò ra sự thật càng nhanh, càng tốt để có cách đối phó hữu hiệu nhất? Viên tướng đến ngồi cạnh anh thì thầm: - Bên Bộ Chiêu hồi mới tóm được nhân vật cỡ bự của Việt Cộng. Tên này là Hoàng Thiện, thiếu tá, trung đoàn phó. Nó nộp cho ta tấm ảnh này. Nó khai khá rõ về nhân vật có tên là Nguyễn Thanh Bình (viên tướng chỉ vào anh bộ đội ngồi giữa trong ảnh) đã lọt vào hàng ngũ chúng ta. Anh nên hỏi cung Hoàng Thiện và cố tìm ra dấu vết tên Thanh Bình. Anh gõ gõ ngón tay lên thành ghế vẻ suy nghĩ rồi đưa ra đề nghị đầu tiên, tuy bất lợi cho mình nhưng chứng tỏ được mình là người đứng ngoài cuộc: - Tôi sẽ đưa sang bộ phận kỹ thuật phóng riêng ảnh tên Bình để chúng ta dễ nhận dạng. Trước mắt, xin thiếu tướng cho tôi đọc lời cung của Hoàng Thiện. Không rõ bên Bộ Chiêu hồi có ý thức được tầm quan trọng nguồn tin của tên Việt Cộng này không? Cần làm cách nào đó để Hoàng Thiện không bép xép với ai nữa về vụ này. Viên tướng tỏ vẻ tán thành: - Anh khỏi lo chuyện đó. Anh được toàn quyền xử lý vụ này. Khi nào gặp bế tắc hoặc thu được kết quả mới báo cáo cho tôi. - Xin cám ơn sự tin cậy của thiếu tướng. Trở về phòng riêng, Hai Lâm ôn lại mối quan hệ giữa anh và Hoàng Thiện. Thiện và anh với Phạm Thị Thoa cùng công tác tại Nha Công an Việt Nam. Sau ngày tản cư, Thiện gặp vợ chồng anh ở Thanh Hóa. Lúc này Hoàng Thiện đã là trung đội trưởng. Thiện mượn quân phục cho anh, cùng với anh và đại đội trưởng ra hiệu ảnh Cầu Bố chụp tấm ảnh này. Vì cả ba cùng ngồi và ảnh nhỏ, đã cũ nên khuôn mặt anh không nét lắm. Những ngày vào Hà Nội, anh không gặp Thiện. Anh không biết Thiện làm gì, ở đâu. Tháng mười năm 1955, anh bất ngờ gặp lại Thiện trên đường từ Hà Nội xuống khu tập kết ba trăm ngày gần Hải Phòng. Lúc đó, anh mới bước vào nghề tình báo và trong lòng đang xao xuyến trước khi phải xa rời nơi chôn rau cắt rốn, vào nơi đất khách quê người nên trong khoảnh khắc hai xe ngược chiều dừng lại bên nhau anh đã thốt lên câu nói hớ hênh: "Mình đi đây". Thiện nháy mắt ra cái điều ngầm hiểu ý anh và chúc thành công. Lúc đó Thiện đang là đại đội trưởng. Trong những năm ở Sài Gòn, chưa bao giờ anh dự kiến tới tình huống này, nên anh ở trong cái thế tiến thoái lưỡng nan. Anh có nên gặp Thiện, trấn áp tên chiêu hồi, buộc nó câm miệng không? Hay là anh gặp riêng nó, năn nỉ nó rút lại lời khai và anh hứa sẽ đền bù cho nó bằng địa vị, tiền bạc, cuộc sống dư thừa. Không! Anh gián tiếp hoặc trực tiếp tự nhận là người có mặt trong ảnh sẽ dẫn đến hậu quả vô cùng tai hại. Anh có những bảo bối rất đáng tin cậy là hồ sơ cá nhân do đại tá Giô-dép xác nhận và quận chúa Cẩm Nhung, con gái ông, đang là vợ anh song lời khai của tên Hoàng Thiện sẽ đạp đổ tất cả. Anh có chức, có quyền. Mấy năm gần đây uy tín của anh đối với bọn ngụy tăng khá cao do nhiều nguyên nhân đáng tức cười là con chó. Vào những năm 1963, 1964, 1965, ở Sài Gòn có cái gọi là loạn đảo chính. Thoạt đầu là chuyện Nguyễn Chánh Thi lật Diệm. Ngày 01 tháng 11 năm 1963, được sự đồng tình cổ cũ của đại sức Mỹ Ca-bốt Lốt, các tướng Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Trần Thiện Khiêm làm đảo chính lật đổ và giết chết Ngô Đình Diệm. Con nuôi của Diệm là trung trướng Tôn Thất Đính và con đỡ đầu là đại đá (sau đảo chính được vinh thăng thiếu tướng) Đỗ Mậu phản thùng viên cựu tổng thống. Dương Văn Minh ngồi chưa ấm chỗ trên chiếc ghế quốc trưởng đã bị tướng Nguyễn Khánh bạ bệ. Vì Khánh không có chút tín nhiệm nào trong dân chúng và là kẻ đã ra lệnh xử tử Nguyễn Văn Trỗi nên đại sứ Mỹ phải đứng ra dàn xếp để nặn ra cái "Tam đầu chế" có nghĩa là, một chế độ do ba nhân vật cầm đầu: Dương Văn Minh, Nguyễn Khánh, Trần Thiện Khiêm. Do các tướng lĩnh, biệt là lớp tướng trẻ, trong cái gọi là Quân lực Việt Nam cộng hòa không chịu nhau, tên nào cũng lo củng cố lực lượng riêng, cũng có mưu đồ đảo chính nên đại sứ Mỹ, lúc đó là Tay-lo nhảy vào cuộc. Tay-lo ép ba nhân vật của "Tam đầu chế" trao quyền hành lại cho các phái dân sự do Phan Khắc Sửu giữ ghế quốc trưởng. Để xoa dịu sự phẫn nộ của các tướng lĩnh, Phan Khắc Sửu ký sắc lệnh vinh thăng cựu quốc trưởng Dương Văn Minh từ cấp trung tướng lên cấp đại tướng. Dương Văn Minh không nhận sắc lệnh (vì lý do đó nên trong các tài liệu đã được công bố, người này gọi Dương Văn Minh là trung tướng, người khác gọi ông là đại tướng đều đúng). Ít lâu sau, Tư lệnh Không quân, thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ cùng với Nguyễn Văn Thiệu lại lật đổ Sửu để giữ cương vị Chủ tịch ủy ban Hành pháp Trung ương. Nguyễn Cao Kỳ quê ở Sơn Tây, con một chủ hãng ô tô, đã học ở Hà Nội, lại lấy vợ đầm nên đối với Hai Lâm khá tâm đắc vì anh là người Hà Nội, vợ anh là đầm lai và nhiều dư luận cho anh là người của CIA hoặc là trùm CIA của Việt Nam.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
hoi_ls
Thượng tá

Bài viết: 4971
|
 |
« Trả lời #51 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2010, 02:17:38 pm » |
|
Chủ tịch ủy ban Hành pháp trung ương Nguyễn Cao Kỳ có cái thú đặc biệt là chơi chó. Trong nhà Kỳ có nhiều loại chó quý trên thế giới. Những con béc-giê cao to, như con bê lớn. Sau chuyến sang thăm Úc, Nguyễn Cao Kỳ đưa về hai con chó béc-giê rất đẹp, con cái mang tên Waking (hải tặc), con đực mang tên King (vua). Hai Lâm đến chơi với Kỳ. Kỳ đưa hai con chó ra khoe:
- Một người nuôi chó nổi tiếng ở Mỹ tên là Gốt-đờ-rích có con cái giống Đức rất đẹp tên là Ven-ca hai bốn tháng tuổi. Ông chủ cho chó cái phối giống với loại chó săn cừu Đức loại German Shephard ba mươi tháng tuổi. Anh xem ảnh của chó bố, chó mẹ đây. Đại sứ Úc tại Hoa Kỳ đã mua hai con chó này với giá một ngàn đô-la mỗi con để tặng thủ tướng Hôn. Ông Hôn tặng lại moa.
Kiến thức về mặt này Hai Lâm gần như mù tịt nhưng anh không để lộ điểm yếu của mình mà chăm chú nghe Nguyễn Cao Kỳ giảng giải:
- Anh xem tướng của con chó bố tuyệt đẹp, đẹp hoàn hảo, đầu hình tròn, mõm ngắn, cổ có bảy đốt sống, khuỷu cổ có góc đẹp nhất 45 độ, ngực rộng, bụng thon, đuôi dài lưỡi kiếm.
Thấy Kỳ tán dương hết lời về hai con chó, anh cũng khen phụ họa và ngỏ ý ước ao có được con chó giống. Đang cao hứng, Kỳ tuyên bố:
- Toa thích con đực hay con cái? Moa tặng cho toa đó.
Không đắn đo, Hai Lâm ngỏ ý xin Kỳ con King. Lúc đó anh chỉ ý thức chọn "vua" hơn chọn "hải tặc"; với mục đích duy nhất vừa lóe lên trong đầu là làm quà tặng Cẩm Nhung.
Từ sau ngày cưới, Nhung không còn là nàng quận chúa đài các nữa. Cô làm đúng những điều đã thổ lộ với Hai Lâm khi từ chối đi du lịch để hưởng tuần trăng mật. Anh cố hết sức đề bù đắp chỗ trống rỗng cho nàng. Trong nhà anh có hai con mèo rất đẹp. Anh cũng đã mua tặng nàng ba lồng chim có sáu con vẹt, khướu, sáo để bầu bạn với Cẩm Nhung khi anh vắng nhà. Nàng khoe là con vẹt đã nói được câu "Nhà có khách", con khướu hót được hai tiếng "Hai Lâm". Nêu có con King này, Cẩm Nhung sẽ dạy chó bò, bắt tay hoặc học đếm từ một đến hai mươi như các loại chó trong các rạp xiếc. Anh không ngờ con King đã gắn bó rất chặt trong cuộc đời tình báo của mình, giúp anh rất đắc lực trong nhiều việc liên quan đến sứ mạng một điệp viên.
Cẩm Nhung thích con King lắm. Kiến thức về các loài chó của nàng hơn hẳn anh một bậc. Nàng giúp anh đi lùng sục các sách dạy nuôi chó về đọc rồi giảng lại cho anh. Thì ra loài người đã biết thuần hóa chó từ cách đây vài nghìn năm và trên thế giới có tới dăm trăm ..loài chó khác nhau, có con rất nhỏ, đặt ngồi được trên lòng bàn tay, có con to, nặng tới hơn một tạ. Vài chục năm về trước, những người có thú chơi chó trên thế giới họp nhau tại Mônacô đề ra những điều quy định coi như những điều luật trong bóng đá cho những cầu thủ, luật lệ giao thông cho các lái xe noi theo. Anh đã vận dụng một điều khoản của luật Mônacô và đã áp dụng giữa người có chó đực là anh và người có chó cái là trung tá Thận.
Trung tá Thận đến gặp anh hỏi về King. King có hai mươi tháng tuổi, tuổi phối giống tốt nhất. Anh không cho King phối giống tràn lan mà chỉ cho thuê nhiều nhất là mười lần một năm. Thấy con chó cái của trung tá Thận đẹp quá, anh đề nghị:
- Chơi theo luật Mônacô!
- Đồng ý.
Theo luật này thì sau khi phối giống từ sáu mươi đến sáu mươi hai ngày, chó cái sẽ đẻ. Nếu chó cái đẻ bốn con, người có chó đực có quyền bắt con chó đầu đàn. Nếu chó cái đẻ từ năm con trở lên (chó cái đẻ nhiều nhất tới mười ba con), người có chó đực được quyền bắt con thứ nhất và thứ năm. Trường hợp, chó cái chỉ cho ra đời một chú chó con thì khi chó con tròn hai tháng tuổi, chủ nó làm bữa nhậu mời người có chó đực tham dự. Tiệc tan, người ta đặt chó con lên bàn và người có chó đực được quyền xướng giá. Trong trường hợp người này từ chối quyền đó, người có chó cái buộc phải tuyên bố: ví dụ 1500 đô. Người có chó đực thích nhận chó con thì xuỳ tiền ra trả, ngược lại, anh ta nhận tiền rồi ra về. Con chó của trung tá Thận đẻ được bảy con. Theo luật Mônacô anh được bắt hai con nhưng anh chỉ nhận một con với ý định "bắt" viên trung tá này. Thận đưa con chó thứ hai biếu Dương Văn Minh và khi con chó này đẻ, Dương Văn Minh lại tặng cho Đỗ Cao Trí.
Từ đó không ít vị có máu mặt nào không thuộc tiểu sử con King của anh. Nhận thấy đây là điểm lợi thế, anh cũng thường giới thiệu về con King với vẻ tự hào:
- Con chó này nòi Đức, sinh trưởng tại thủ đô Oa-sinh- tơn của Hoa Kỳ. Chó này nguyên của thủ tướng Hôn của Ốt- xtrây-li-a. Con King là anh ruột chó của Nguyễn Cao Kỳ, là bố đẻ chó của Dương Văn Minh, là ông con chó của trung tướng Đỗ Cao Trí.
Người ta tung ta mọi điều huyền thoại về King. Con chó này do thượng sĩ Bảy Mập, chuyên viên có cỡ của trường Quân Khuyển dậy. Bảy Mập suỵt chó. Nếu con chó chồm lên mà không cắn đúng gáy hoặc đúng cổ họng thằng bù nhìn cao 1m9 là bị phạt. Con King còn bình thản nằm yên để người ta bắn cả hai băng đạn quanh nó. Trong cuộc thi cuối khóa, King đoạt giải nhất. King tinh khôn hơn mọi con chó ở trên đất Sài Gòn này.
Có bố vợ là đại tá tình báo Pháp, có vợ là quận chúa và lý lịch của con chó bảo đảm tới mức đó mà chủ của nó là anh đang bị đe dọa về lời khai của tên Hoàng Thiện thì thật trớ trêu. Anh làm cách nào đánh lừa được thiếu tướng Tổng giám đốc An ninh quốc gia? Nếu anh báo cáo là không tìm thấy Nguyễn Thanh Bình, viên tướng sẽ chê trách, không tín nhiệm anh và giao việc này cho người khác thì thật là nguy hiểm. Nếu anh không phải là cộng sản, người mang tên Nguyễn Thanh Bình, là bạn cũ của Hoàng Thiện, anh chỉ việc hỏi cung tỷ mỉ tên chiêu hồi này bố trí cho nó ngồi trong phòng kín để nhận diện những người anh gọi đến là anh sẽ tìm ra sự thật ngay. Oái oăm thay, anh phải điều tra về anh. Biết làm cách nào để ém nhiệm vụ này?
|
|
|
Logged
|
|
|
|
hoi_ls
Thượng tá

Bài viết: 4971
|
 |
« Trả lời #52 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2010, 02:22:38 pm » |
|
Anh đi tìm chị Ba để gửi báo cáo vào Trung tâm. Anh không biết tên thật, hoàn cảnh chị Ba ra sao, địa chỉ ở dâu? Từ ngày chắp nối được đường dây liên lạc, chị Ba chuyển sang buôn bán đồ nữ trang giả.
Chị Ba không có chỗ ngồi nhất định nên lúc thì ở chợ Bà Chiểu, chợ An Đông, lúc thì chợ Tân Định... nhờ có con King, anh tìm được chị dễ dàng. Anh lái xe đưa cháu Thanh (anh cũng đặt tên con trai là Thanh để luôn nhớ đến vợ và con trai của anh và Thoa đang sống ở Hà Nội) đi chợ. Con King đi cạnh cháu Thanh. Nếu không đánh hơi thấy chị Ba, nó quay về xe ô tô ngồi. Anh mua cho cháu Thanh món đồ chơi nào đó rồi lại phóng xe sang chợ khác. Chị Ba cùng những người bạn hàng buôn thúng, bán mẹt khác trầm trồ khen con King khi thấy con chó ngậm quà về trao cho Thanh. Hễ cháu Thanh lắc đầu, con King lại mang quà trả lại cho chủ. Chị Ba trao cho con King củ khoai lang - ám hiệu thông báo là có tài liệu ở chỗ hộp thư. Anh ra lệnh cho King. King ăn củ khoai ngon lành trước sự trầm trồ thán phục của những người xung quanh.
Nhận được thông báo về tấm ảnh do bác Ba Sơn gửi, Hai Lâm vừa mừng, vừa lo, vừa cảm phục. Tại sao các anh ở Trung tâm nắm được nguồn tin này nhanh hơn anh? Hồi đó, anh không rõ là ta có một điệp viên đang giữ chức vị cao trong Bộ Chiêu hồi đã tiếp xúc với Hoàng Thiện. Nếu làm cách nào đó xóa xổ được tên Hoàng Thiện, anh sẽ có cách trình bày với viên tướng về số phận của Nguyễn Thanh Bình. Sau khi gửi báo cáo kèm theo đề nghị của mình về Trung tâm, anh chủ trương dùng cương vị công khai của mình tác động đến Bộ Chiêu hồi để Bộ này buộc tên Hoàng Thiện câm miệng. Anh không dại gì chọn biện pháp tiếp xúc với Hoàng Thiện, chiềng mặt ra trước tên phản bội để tuyên truyền, giáo dục nó, kêu gọi nó thức tỉnh với hứa hẹn sẽ đảm bảo tương lai cho nó. Với một kẻ phản bạn như Hoàng Thiện, nếu nó biết anh còn sống, nó sẽ lấn tới ngay.
Anh quay số điện thoại cần thiết. Từ đầu dây bên kia có tiếng trả lời:
- Tôi, Hoàng Quang, tham mưu chính văn phòng Bộ Chiêu hồi. Ai ở đầu dây đó?
Anh xưng danh. Lúc đó anh đâu biết người đang đối thoại là đồng chí nên anh đã đưa ra một đề nghị coi như cái bẫy với bên an ninh. Anh nói với Hoàng Quang (vì cương vị của anh ấy gần như thứ trưởng Bộ Chiêu hồi):
- Tôi đã đọc báo cáo của Hoàng Thiện do thiếu tướng trao cho.
- Chúng tôi đã nhận được đề nghị của thiếu tướng. Bộ chúng tôi dự kiến dùng Hoàng Thiện làm báo cáo viên.
Một kế hoạch lóe lên và hình thành ngay tức khắc trong óc anh. Từ nhiều tháng qua, để tuyên truyền cho chính nghĩa quốc gia, Bộ Chiêu hồi có "sáng kiến" đưa các chiêu hồi viên đến một số vùng dân cư hoặc đơn vị quân ngụy để báo cáo về nội tình của Việt Cộng. Họ đang nuôi ý định dùng Hoàng Thiện vào mục đích này. Anh sẽ tương kế tựu kế, không dễ khó nhọc lo điệu hổ li sơn mà vẫn hạ được Hoàng Thiện. Anh lộ ý hưởng ứng.
- Những ngày tới bên chúng tôi chưa cần tới Hoàng Thiện. Xin anh cứ dùng anh ta vào việc hữu ích cho quốc gia.
Việc còn lại của Hai Lâm là điều tra giờ đi, hướng đi của Hoàng Thiện rồi báo cáo về Trung tâm.
Đối với việc này không đến nỗi khó khăn lắm. Vin vào cái cớ viên tướng giao việc, anh sẽ được những người có trách nhiệm của Bộ Chiêu hồi báo cáo đầy đủ về mọi điều kiện liên quan đến tên chiêu hồi này; anh chỉ lo là không báo cáo kịp về Trung tâm và không rõ thời gian cần thiết mà chị Ba chuyển báo cáo của anh vào trung tâm là bao nhiêu. Anh không ngờ là điệp viên của ta đã vạch kế hoạch chi tiết, cụ thể báo cáo về trung tâm, trước anh, bằng con đường khác.
Bảy ngày sau, nghe tiếng chuông điện thoại réo, Hai Lâm bừng tỉnh nhìn đồng hồ: mới 4 giờ 20 phút sáng. Phải chăng đây là cú điện thoại anh đang mong đợi? Sáng hôm qua, sau khi nghe báo cáo chính xác chuyến đi của tên Hoàng Thiện trên phương tiện gì, anh bồn chồn theo dõi kết quả. Không hiểu các đồng chí ở R. đã điều động lực lượng, chộp tên phản động này như thế nào?
Như thường lệ, theo quy ước riêng của gia đình, vợ anh cầm lấy ống nghe:
- A lô, tôi nghe đây!
- Cho tôi gặp Hai Lâm!
- Thưa, ai ở đầu dây đó?
- Ủa, cô Cẩm Nhung không nhận ra tôi sao?
- Anh Tư, có việc chi gấp mà anh gọi điện sớm vậy. Xin cảm phiền thiếu tướng chờ cho nửa phút. Anh Hai em đang đến bên máy.
Hai Lâm gần như giật lấy ống nghe từ tay vợ.
- Trình thiếu tướng, tôi nghe đây.
- Hai Lâm! Anh có nhận được thông báo về chiếc xe của Hoàng Thiện bị Việt Cộng phục kích không ?
- Trời! Sao lại có chuyện đó được? Thưa thiếu tướng, Hoàng Thiện có an toàn không?
- Nó bị Việt Cộng bắt rồi. Anh đưa một lực lượng đến tại chỗ điều tra xem. Liệu có kẻ nào bên Bộ Chiêu hồi tiếp tay cho Việt Cộng không?
|
|
|
Logged
|
|
|
|
hoi_ls
Thượng tá

Bài viết: 4971
|
 |
« Trả lời #53 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2010, 02:28:02 pm » |
|
Hai Lâm chấp hành mệnh lệnh của viên tướng hết sức khẩn trương. Chiều hôm đó anh đã báo cáo chi tiết với viên tướng:
- Việt Cộng biết được màu sơn và số xe của Bộ Chiêu hồi. Chúng cho hai tên mặc quân phục lính dù lái xe gắn máy bám theo xe. Đến điểm đã hẹn trước, tên Việt Cộng ngồi sau xe mô tô dùng súng giảm thanh bắn thủng lốp ô tô. Chiếc xe dừng lại. Ba tên Việt Cộng giả làm khách qua đường đứng gần đó đã áp sát ô tô bắt Hoàng Thiện và ông chuyên viên cao cấp của Bộ Chiêu hồi.
Viên tướng gầm gừ:
- Anh có điều tra xem vì sao Việt Cộng nắm được số xe, màu sơn cũng như hướng đi của chiếc xe thuộc Bộ Chiêu hồi không?
- Trình thiếu tướng! Tôi nghĩ rằng Việt Cộng cay cú vì bị mất Hoàng Thiện nên tổ chức săn lùng trong lúc chúng ta chưa bảo vệ đúng mức tên này. Tài xế và hai người còn sống đã xác định điều đó.
Viên tướng bực bội tới mức nín lặng không nói nên lời nào. Chưa có tiếng ống nghe đặt xuống máy. Hai Lâm báo cáo:
- Trình thiếu tướng...
- Tôi nghe đây!
- Tôi đã tìm ra dấu vết tên Nguyễn Thanh Bình. Nó giả dạng người di cư đã lọt vào Sài Gòn.
- Tốt, tốt. Hiện nó đang làm gì, ở đâu?
- Xin thiếu tướng cho thời hạn mười ngày.
Viên tướng lộ vẻ nôn nóng:
- Tôi cho anh bảy ngày. Đúng giờ này tuần sau anh phải báo cáo đầy đủ, chi tiết về tên Bình.
- Thưa, tôi xin cố gắng tối đa.
Thanh toán được Hoàng Thiện, anh như trút được gánh nặng đang đè trĩu trên vai, nhưng còn vụ Thanh Bình? Anh chưa có phương án bịt đầu mối này. Vì nhân vật Nguyễn Thanh Bình chính là anh đang sống sờ sờ ở đây, làm sao tạo ra một Thanh Bình giả, một hình nhân thế mạng? Không thể cho Bình trốn về miền Bắc, anh ta nằm im không hoạt động hoặc chết do bệnh tật, do tai nạn giao thông... Phải có câu trả lời về Nguyễn Thanh Bình thật hợp lý.
Đêm hôm đó anh thức trắng "đánh vật" với hàng chục phương án. Song anh phải bác bỏ tất cả vì câu trả lời về Thanh Bình sẽ là cái khóa an toàn cho những ngày còn lại trong hàng ngũ địch cửa anh. Chỉ có cái chết của một Thanh Bình mới xoá sạch mọi dấu vết về quá khứ của anh.
Khoảng 9 giờ sáng ngày hôm sau, một tia hi vọng chợt lóe lên rồi hình thành dần một kế hoạch hoàn chỉnh trong anh. Anh đã tìm ra lối thoát. Mười bảy tháng trước đây, thiếu tá Bảy Cọp (tên thật là Huỳnh Hổ) bắt được một nhân vật mà hắn cho là Việt Cộng. Vì nôn nóng lấy khẩu cung, tên Bảy Cọp đã tra tấn người này đến chết.
Đây là cơ hội rất tốt. Anh tìm đến Bảy Cọp, đưa ra lời dọa nhưng thực chất là mớm cho viên thiếu tá lắm mưu mô xảo quyệt một cơ hội làm ăn:
- Thiếu tá đã đập chết tên Việt Cộng. Thiếu tướng giao cho tôi điều tra về vụ này.
Tên thiếu tá sợ xanh mắt. Nó căm thù Việt Cộng; nó sẵn sàng mổ ruột, moi gan hoặc xả súng đốt cháy toàn bộ nhà cửa, phá hủy lương thực, thực phẩm những khu vực được gọi là vùng giải phóng của Việt Cộng nhưng nó sẽ bị cách chức, bị tống ra mặt trận nếu nó giết người không rõ tung tích. Nó năn nỉ:
- Đại ca có cách gì cứu đàn em không? Bữa đó, đàn em chỉ cho nó xơi hai cú đấm, ba ngón song phi, không ngờ nó lăn ra chết ngay.
Anh giữ im lặng, một kiểu im lặng để đẩy đối phương vào thế phải cầu cạnh mình. Tên Bảy Cọp mở tủ lạnh bày đồ nhắm lên bàn. Suất một giờ nhậu lai rai, anh không đả động gì đến "tội" của Bảy Cọp. Chờ lúc dọn bàn ăn xong, anh mới mượn chén rượu, giả say, tiết lộ cho đàn em điều bí mật mà tên Hoàng Thiện đã khai rồi rỉ tai Bảy Cọp:
- Chú em nhận diện trong tấm ảnh này. Nếu chú em tóm đúng Nguyễn Thanh Bình thì một bông mai nữa trên ve áo và cả triệu đồng tiền thưởng đâu có khó. Chú không những không mắc tội mà có công, công rất lớn.
Tên Bảy Cọp đánh hơi thấy miếng mồi ngon, béo bở nên xoắn xuýt lấy anh, hỏi đủ điều về tên Việt Cộng nằm vùng Nguyễn Thanh Bình, miệng khẳng định với anh là nó bắt đúng đối tượng. Anh lè nhè, giọng của người say:
- Tửu lượng của qua kém quá. Thiếu tá cho tôi mượn phòng ngủ. Thiếu tá cứ lo vụ này vì đã có thằng anh này đỡ đầu. Đ.M. dù có khai quật tử thi cũng bố thằng nào biết nó là xác Nguyễn Thanh Bình. Chỉ có mỗi nhân chứng là thằng Hoàng Thiện thì đã bị Việt Cộng khử rồi.
Mắt Bảy Cọp sáng lên:
- Hoàng Thiện chết hay bị Việt Cộng tóm?
Anh kéo dài giọng:
- Chê... ết! Chính tôi đã được thiếu tướng ủy nhiệm đi xác minh điều đó. Hồ sơ đây.
Anh mở cặp, rút hồ sơ của Hoàng Thiện nhưng cố ý cho Bảy Cọp thấy toàn bộ hồ sơ của Nguyễn Thanh Bình. Anh gửi nó cái cặp:
- Thiếu tá cất giùm trong tủ bảo mật. Anh ngủ đây.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
hoi_ls
Thượng tá

Bài viết: 4971
|
 |
« Trả lời #54 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2010, 02:32:24 pm » |
|
Anh không say rượu song anh đã ngủ một giấc khá say từ mười hai giờ trưa đến gần hai giờ chiều. Anh vừa vươn vai ngồi dậy, tên Bảy Cọp đã ập vào phòng: - Anh Hai đã dậy. Nhìn nét mặt rạng rỡ của viên thiếu tá, anh đã đoán được tất cả. Gần hai giờ qua, Bảy Cọp đã đọc toàn bộ lời khai của Hoàng Thiện và hồ sơ về vụ Nguyễn Thanh Bình để trong cặp của anh. Việc còn lại, tên đồn trưởng này đủ lo tài liệu, không cần đến mưu kế mách nước của anh. Anh vẫn giữ cương vị là người đứng ngoài cuộc. Là đại diện của Tổng nha An ninh quốc gia đến xác minh sự thật về tên Việt Cộng bị tra tấn đến chết ở đồn này. Anh lên giọng hách dịch: - Chú Bảy. Tôi đã hỏi cung tên Hoàng Thiện nên biết rõ là tên Nguyễn Thanh Bình to con, cao. Tôi không rõ vì sao đàn em của chú chỉ tung ra có ba chưởng mà tên Bình đã chết. - Thưa anh Hai, khi ra đòn, tụi em đã đánh trúng huyệt cấm kị. Tụi em có biên bản về vụ này. - Tôi e rằng chú chỉ vớ được tên giao liên quèn. Nguyễn Thanh Bình thuộc loại bự đó. - Thằng cha đó lọt vào Sài Gòn từ năm 1954. Chú có đủ tài liệu chứng minh nó là tên Việt Cộng nằm vùng hay nó đã chui vào hàng ngũ chúng ta? - Xin anh Hai cứ nêu nghi vấn, thằng em này sẽ có lời giải đáp đích đáng. Anh lại đưa ra những câu hỏi với dụng ý "gà" cho viên thiếu tá hoàn tất hồ sơ với đầy đủ bằng chứng xác thực, chứng minh là người bị tra tấn đến chết là Nguyễn Thanh Bình. Anh đã khen ngợi công lao của Bảy Cọp trước viên tướng và yêu cầu ông ta trực tiếp nghe viên đồn trưởng trình bày sự việc xảy ra. Bẩy Cọp không ngờ có vinh dự này. Hắn đã báo cáo lưu loát, trưng ra toàn bộ mọi dẫn chứng không thể chối cãi nổi về Nguyễn Thanh Bình. Viên tướng lắng nghe với vẻ hài lòng thực sự và đã ký giấy thưởng cho Bẩy Cọp khoản tiền lớn, đồng thời hứa hẹn sẽ gắn thêm cho kẻ có công một bông mai nữa. 18 Thoa vác cây gỗ, lấy dao, cưa, búa và hộp đinh để trước lều. Chị chưa kịp bắt vào việc đã thấy chủ tịch nông trường xuất hiện: - Chào cô Thoa. Cô kiêm luôn cả nghề thợ mộc cơ à? - Em chỉ làm thợ vườn thôi. Mình làm cho mình nếu hỏng sẽ làm lại, nếu xấu cũng không bị chê. Mời anh Thắng vào nhà. Chủ tịch nông trường cười: - Tôi cao và to thế này, làm sao lách qua của "nhà” cô được. Cô định làm gì vậy? - Em định đón mẹ em lên. Em nới thêm cái giường của ba mẹ con rộng hơn chừng ít phân nữa. - Tôi sẽ giúp cô. - Ấy chết, ai lại như thế! Anh để mặc em. - Vẽ sự. Cô làm không khéo và nhanh bằng tôi đâu. Nào, đưa cưa đây cho tôi. Vốn quen lao động từ nhỏ, lại có kinh nghiệm làm lán qua nhiều năm ở rừng nên ông Nguyễn Thắng thao tác rất nhanh. Ông vừa làm, vừa trò chuyện: - Lâu nay cụ ở với ai, cô? - Mẹ em chỉ sinh ba chị em gái. Chị Túy đón mẹ em vào Nghệ An. Gần đây, chồng và con chị cả em bị địch giết. Chị cả trốn từ miền Nam ra sống với chị Túy. Em viết thư xin phép hai chị được đón mẹ, trước là để phụng dưỡng cụ, sau nữa thêm vui cửa, vui nhà. - Sao cô không làm riêng cho cụ một giường? - Ăn thì nhiều, ở hết mấy, anh? Bốn mẹ con bà cháu nằm cùng một giường cho ấm cúng anh ạ. Thoa không hiểu vì sao chủ tịch nông trường lại quá nhiệt tình với chị như vậy? Chị biết là anh chưa có vợ, có một dạo anh đã để ý đến chị. Chị không ngại điều đó vì anh trung thực, thẳng thắn, anh không sàm sỡ với phụ nữ. Đã có một thời anh xa lánh chị và chị cảm thấy có điều gì đó anh không hài lòng hoặc nói chính xác hơn là ghét chị. Tại sao? Chả ai nói rõ điều nghi vấn của lãnh đạo với chị, nên chị luôn tưởng mình được ưu ái. Giờ đây, chị lại được lên lương, được phụ trách tới 13 nhà trẻ của toàn nông trường. Chị đón mẹ lên. Xa chồng, chị vui vì có mẹ là người thân đã hiểu mọi uẩn khúc giữa hai vợ chồng chị. Mẹ sẽ giúp chị trông nom hai cháu ngoại để chị có thể đi cơ sở.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
hoi_ls
Thượng tá

Bài viết: 4971
|
 |
« Trả lời #55 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2010, 02:36:44 pm » |
|
Chủ tịch nông trường đã đóng xong giường. Ông chỉ vào tấm ảnh treo trên vách, hỏi chủ nhà:
- Hai cháu đi đâu vậy, cô?
- Hôm nay chủ nhật, các cháu rủ nhau đi chơi phố.
- Các cháu đi với ai? Thằng nhỏ đâu đủ sức cuốc bộ xa tới năm ki-lô-mét?
- Hàng ngày, con chị dắt thằng em đi học. Trường cấp một cách nông trường tới sáu cây số.
Ông Nguyễn Thắng trầm ngâm. Tương lai, nếu ông không lo dựng trường, mở chợ ngay trên đất nông trường, ông không xứng đáng giữ chức vụ hiện tại. Làm như vô tình, ông hỏi:
- Cô không treo ảnh của bố hai cháu à? Anh ấy làm nghề gì?
Chị đã quen nói dối về chồng mình rồi. Trước đây, chị chả bao giờ nói sai sự thật. Lần đầu, khi phải bịa chuyện về anh, chị đã đỏ mặt, ấp a ấp úng. Cũng may mà ai cũng tin những điều mà chị đã thống nhất với bố chồng về số phận chồng mình. Chị kể lại với chủ tịch nông trường về bố của các con mình. Ông Nguyễn Thắng lắc đầu:
- Cô không giấu nổi tôi đâu. Nếu cậu ấy bị bắt, chắc chắn các con cô không nhận được học bổng do Bộ Giáo dục cấp?
Chị biết lý giải như thế nào? Từ trước tới nay, những người nghe chuyện chị đâu biết các con chị được học bổng? Ông Nguyễn Thắng cười:
- Tôi đến báo cho chị một tin vui: cháu Hạnh được nhận vào học ở trường miền Nam. Đã có ai báo tin cho cô chưa?
- Chưa ạ!
- Cô có làm đơn xin cho cháu không?
- Không ạ!
Chủ tịch nông trường định đứng dậy đi đi lại lại trong phòng, nhưng ông không làm việc đó vì đầu ông gần chạm mái nhà, và trong lều không còn chỗ để ông xê dịch bước chân. Ông hỏi lại, vẻ bực tức:
- Bí thư tỉnh ủy gọi điện thoại cho tôi, chỉ thị cho tôi phải đưa cháu Hạnh về Hà Nội sau bốn ngày. Chuyện hệ trọng như vậy mà chính cô lại không biết? Cô có định cho cháu Hạnh học trường miền Nam không?
Chuyện đột ngột quá khiến chị Thoa không biết trả lời ra sao? Con gái chị được vào học ở trường con em từ miền Nam tập kết ra Bắc ư? Đây là điều vô cùng hạnh phúc! Vào học trường miền Nam, cháu Hạnh được nuôi dưỡng nội trú với tiêu chuẩn cao và điều quan trọng là có nhiều thầy giáo, cô giáo giỏi nhất dạy. Chị hài lòng lắm! Chắc chắn là cô Tuyết Mai đã giúp chị. Cô ấy cho chị số điện thoại, khuyên chị trực tiếp gọi cho cô ấy khi thật cần thiết. Đến lúc này, chị không thể giấu cán bộ lãnh đạo nông trường được nữa. Chị trình bày:
- Vắng cháu Hạnh, chắc em buồn và nhớ cháu lắm. Đành vậy thôi anh ạ! Em là mẹ, em phải biết hy sinh cho tương lai của con. Anh giúp em! Em sẽ thu xếp về với cháu sau.
Chủ tịch nông trường chưa dễ dàng buông tha chị. Ông vẫn giữ câu hỏi cũ:
- Nếu cô không xin cho cháu Hạnh thì ai nhúng tay vào việc này?
- Thưa anh: cô Tuyết Mai.
- Tuyết Mai nào? Cô ấy có quan hệ bà con gì với cô? Cô Mai đang giữ chức vụ gì bên Bộ Giáo dục?
- Thưa anh! Em gặp cô Mai vẻn vẹn có hai lần. Cô ấy làm công tác gì ở Bộ Quốc phòng, em không rõ. Cô ấy cho em số điện thoại và dặn em gọi cho cô ấy, nếu cần thiết.
- Cô Tuyết Mai có họ hàng gì với chồng cô không?
- Không ạ !
Thật là khó hiểu? Ông Nguyễn Thắng nhíu đôi lông mày. Ông cần tìm hiểu cho rõ ngọn ngành. Ông đưa ra câu hỏi mới:
- Chồng cô có liên quan gì với Tuyết Mai không? Tôi muốn nói tới mối quan hệ công tác hoặc liên hệ tình cảm. Tôi nghiêng về ý thứ nhất. Có lẽ chồng cô nhận nhiệm vụ bí mật nào đó liên quan tới đơn vị cô Tuyết Mai?
- Em không biết! Những ngày làm vợ anh, em chưa gặp và chưa nghe ai nhắc tới tên cô Mai lần nào.
- Lạ nhỉ?
Chủ tịch nông trường chìa bàn tay to bè về phía chủ nhà:
- Chào cô Thoa, năm giờ sáng ngày quy định, cô đưa cháu Hạnh lên ban xe. Sáng mai, tôi sẽ ra lệnh cho đội một làm cho mẹ con cô chỗ ở mới.
- Em cám ơn anh! Bốn mẹ con, bà cháu em ở như thế này đủ rồi.
Ông đùa:
- Cô muốn chống lại lệnh của chủ tịch nông trường à? Tôi đã ra lệnh, cô phải chấp hành.
Chị Thoa giả bộ thở dài:
- Đành vậy thôi!
Tối ngày hôm sau, ba mẹ con chị Thoa đã dọn sang nhà mới. Sẵn gỗ, tre, nứa, lá, các chàng trai của đội 1 đã làm xong ngôi nhà hai gian đẹp, chắc chắn trong vòng bảy giờ lao động. Chị Thoa rất vui. Lần đầu tiên từ ngày xa Hà Nội, mẹ con chị có chỗ ở tạm gọi là khang trang. Chị lại sắp tiễn con đi học, đón mẹ lên ở với mình. Chị được lên lương, được đề bạt. Chị thật sung sướng, hạnh phúc.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
hoi_ls
Thượng tá

Bài viết: 4971
|
 |
« Trả lời #56 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2010, 02:41:27 pm » |
|
19 Cẩm Nhung lại sinh con gái. Hai Lâm vui lắm. Anh bàn với vợ: - Ta đăng báo thuê vú nuôi? - Không nên anh ạ! - Hay là em đến gặp mấy bạn quen là bác sĩ hoặc nhờ bà bạn thân nào đó giới thiệu cho cô nào có sữa tốt. Có vú nuôi, em đỡ vất vả. - Nhà ta đã có chú bồi lo quét dọn, chăm đám vườn kiêm lái xe khi cần và một cô sen chuyên chợ búa, bếp núc là đủ rồi. - Để em nuôi con, ba Giô-dép và má Cẩm Loan sẽ trách anh không biết săn sóc vợ, con. Em ngại cái gì nào? Chúng ta có dư tiền. Anh không đang tâm thấy em phải thức giấc hai, ba lần mỗi đêm vì con quấy khóc. Cẩm Nhung vẫn khăng khăng: - Nuôi lấy con bằng sữa mẹ là do em tự nguyện nên anh đừng ngại ba, má hiểu nhầm. Ôm ghì con vào lòng, lắng nghe những tiếng chụp chụp từ cứa miệng nhỏ bé của con bú và cảm giác dòng sữa từ bầu vú mình đang chảy vào miệng con, em rất thú vị, rất hạnh phúc. - Tùy em thôi ! Em chưa lường hết nỗi vất vả của việc nuôi con mọn đâu. - Anh nên nhớ em đâu phải đẻ con so? Em đã là má của Nguyên Thanh được sáu năm rồi. - Anh nhớ điều đó và cũng không bao giờ anh quên em là quận chúa Công Tằng Tôn Nữ Cẩm Nhung và con đại tá Giô-dép Các-păng-chi-ê giàu có. Cẩm Nhung đặt tay lên vai chồng: - Anh quên một chi tiết vô cùng quan trọng: em là vợ anh, vợ một cán bộ Việt Cộng nằm vùng có tên là Nguyễn Thanh Bình. Hai Lâm hỏi lại, giọng không giấu nổi vẻ hốt hoảng: - Ai nói với em điều đó? - Em đâu phải là người con gái ngu si, dốt nát, vô học? Em thường xuyên sống chung với ba em, một đại tá tình báo có tầm cỡ nên ít nhiều em cũng có kinh nghiệm. Thiếu tá Bảy Cọp tìm đến nhà ta gặp anh. Em đã thay anh tiếp thiếu tá và nghe ông ta kể về vụ Thanh Bình. Hai Lâm thực sự bàng hoàng. Như vậy là Cẩm Nhung không chỉ cảm nhận thấy mà còn có đủ bằng chứng về anh là một Việt Cộng, tại sao cô ấy im lặng? Thiếu tá Bảy Cọp đã đến nhà anh cách đây sáu tháng. Như vậy là từ nửa năm nay, cô ấy đã biết anh là ai mà cô ấy không biểu lộ gì qua nét mặt, qua lời nói hoặc qua thái độ để anh nhận thấy. Anh thật là khờ. Nếu trong 180 ngày qua Cẩm Nhung định gài anh vào bẫy, chắc anh không thể thoát nổi. Chà, bản lĩnh của con gái đại tá tình báo thật là cao cường? Không rõ tên thiếu ta Bảy Cọp ba hoa đã hót những gì với nàng? Chỉ cần thằng chó đẻ đó phô ra cái ảnh và kể về Hoàng Thiện, về Nguyễn Thanh Bình là mọi bí mật của anh không còn cách gì che giấu nổi. Nên giải quyết vụ này như thế nào? Giết nàng để thủ tiêu nhân chứng ư? Đây là điều Hai Lâm không hề nghĩ đến, không đơn thuần vì nàng là vợ anh, là má của Nguyễn Thanh, Cẩm Phương mà còn vì nàng là người phát hiện ra anh trước, đã rõ tung tích của anh không chỉ trên suy luận, phân tích mà bằng thực tế hiển nhiên mà nàng không hành động. Tại sao cô ấy không thông báo ngay cho anh khi mới nghe chuyện Bảy Cọp kể về Nguyễn Thanh Bình? Vì sao cô ấy không tố cáo anh, người đi ngược lại hoặc nói chính xác hơn là đã chống lại quyết liệt ngôi vua Bảo Đại, người đã góp phần làm cho người cha đầy quyền uy của cô phải ôm mối hận thất thủ Điện Biên Phủ, cuốn gói rời Việt Nam? Anh cần tìm ra sự thật. Cố ý khai thác điều tra bí mật của Cẩm Nhung qua đường tình cảm, anh âu yếm kéo vợ ngả vào lòng mình, hỏi: - Em bắt đầu linh cảm hay phán đoán anh là Việt Cộng từ bao giờ? Cẩm Nhung kể cho chồng nghe tất cả. Hôm anh hỏi cô về nghề ảnh, cô không để ý lắm vì cô coi đây là thú vui thông thường của một chàng trai ham hiểu biết nhưng chợt cô sững lại trước phòng ảnh của chồng. Anh làm việc trên gác hai, thường là vào ban đêm. Anh mua kính về, thay đổi toàn bộ hệ thống kính cũ. Vì đã sống chung với đại tá Giô- dép ở Hà Nội, ở Pa-ri nên Cẩm Nhung nhận ra ngay điều bí mật của những tấm kính. Để thử nghiệm cho nhận xét của mình, cô đã ra khỏi nhà mình nhìn lên phòng anh làm việc vào lúc nửa đêm. Không có tia sáng nào lọt ra ngoài mặc dù lúc đó anh đang sử dụng ngọn đèn trên 1.000 oát để chụp ảnh. Tại sao anh phải giữ bí mật việc làm của mình? Tại sao anh phải chụp ảnh ở nhà vào ban đêm? Vì sao anh quá bận rộn? Rõ ràng chồng cô không làm việc riêng cho cơ quan an ninh mà còn vì ai đó? Ai? Cô nhớ lại lần gặp gỡ đầu tiên với anh ở nhà Lê Thọ Đắc và chợt cười thầm vì cả cô, cả Giắc đều bị anh cho vào xiếc. Anh đâu phải thầy giáo dậy tư của Lê Tâm Trinh? Vào những ngày đó và cả những năm tháng dài đằng đẵng sau này, cô không phút nào nghi ngờ anh, không hề có ý định lật lại trang sử cũ ở Hà Nội nếu không cô không phải là vợ anh. Ở cùng nhà, cô dễ dàng theo dõi từng việc làm nhỏ nhất của anh và cô đã rút ra kết luận: Hai Lâm tức Nguyễn Hải Phòng, tức Nguyễn Thanh Bình là Việt Cộng. Chính cô đã chui vào thòng lọng, đã môi giới để anh về làm việc với Giắc. Anh cần lớp vỏ bọc. Thất bại của quân Pháp ở Điện Biên Phủ khiến lòng cô xốn xang, trái tim cô chuyển hướng. Cô không ưa Trần Hảo, ít thích Giắc mà chuyển hướng sang anh. Anh đâu phải người của Phòng Nhì Pháp. Chính anh đã lợi dụng lúc quân Pháp sắp rút lui để làm việc này. Cẩm Nhung thấy có gì ngồ ngộ trong việc xảy ra. Một nàng quận chúa, con gái đại tá trùm tình báo Pháp lại là vợ của Việt Cộng.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
hoi_ls
Thượng tá

Bài viết: 4971
|
 |
« Trả lời #57 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2010, 02:45:14 pm » |
|
Cẩm Nhung không mảy may có ý định tố cáo Hai Lâm, vì lẽ rất đơn giản: anh là chồng cô và cô yêu anh hơn bất cứ ai trên trái đất này. Cẩm Nhung ngấm ngầm bảo vệ anh. Ngay cả khi tên thiếu tá Bảy Cọp cho Cẩm Nhung biết chuyện Nguyễn Thanh Bình, cô cũng lờ đi, giữ im lặng, để tâm trạng anh khỏi xáo trộn, để anh yên tâm theo đuổi công việc của mình. Và để tên Bảy Cọp không nghi ngờ anh. Nếu cô chỉ để lộ ra một chút ít về Nguyễn Thanh Bình, chắc rằng tên Bảy Cọp sẽ vố anh ngay để tâng công với chủ, để làm sạch bóng Việt Cộng trong hàng ngũ Quốc gia. Cô quyết định im hơi, lặng tiếng, cô ngầm đứng sau, đứng xa anh để bảo vệ anh. Cô chỉ nghĩ đến an toàn của anh. Ngay chuyện thuê vú nuôi, Cẩm Nhung cũng hoàn toàn quên mình vì anh. Khác với anh bồi và cô sen chỉ lo việc và quanh quẩn ở nhà dưới, người vú nuôi, do phải săn sóc tiểu thư nên có quyền lên nhà trên. Cẩm Nhung không muốn ai bén mảng gần đến khu vực cấm địa của chồng mình, nên cô quyết định tự nuôi lấy con. Cô bộc lộ những suy nghĩ của mình với Hai Lâm và thổ lộ:
- Em yêu anh vô cùng. Em dám rời bỏ Pa-ri hoa lệ để lại đó người cha già cô đơn không chút ngần ngại là vì anh. Em tự rũ bỏ tước vị quận chúa và chả bao giờ thích nhận mình có dính dáng đến hoàng tộc cũng vì hạnh phúc của chúng ta. Em rất yêu má và má cũng yêu thương em và anh tha thiết song em chỉ về Huế mỗi năm hai lần để trọn chữ hiếu, mà không ép anh cùng đi vì em đoán nhận thấy những gì là miễn cưỡng trong lời nói, qua ánh mắt của anh. Anh là bầu trời của em, là Chúa của phần hồn em. Em không dính tới chính trị, không đủ can đảm tuân theo lý tưởng của anh nhưng em có gan đánh đổi tất cả để có anh.
Hai Lâm ôm đầu Cẩm Nhung ghì chặt vào ngực mình. Lúc này tết nhất là im lặng, vì mọi lời nói đều không diễn tả được tình yêu mãnh liệt của nàng đối với anh. Sống chung dưới một mái nhà, anh chưa hiểu hết vợ mình. Chưa hiểu chị dám hy sinh tất cả vì anh, đánh đổi tất cả để có anh. Anh không thể cải chính (mà cải chính sao nổi khi chị đã có đủ bằng chứng trong tay) nên bàn:
- Anh cảm ơn em vì mối tình em đã đem lại cho anh, vì hai con của chúng ta và những điều em vừa nói với anh. Tuy vậy anh hoàn toàn không yên tâm khi thấy em quá vất vả vì Cẩm Phương. Em cứ nuôi chị vú, cấm ngặt chị ấy lên gác và chỉ để chị ấy đến với con trong phòng em vào những giờ nhất định.
- Em xin nghe lời anh.
Chia tay với vợ, Thanh Bình về phòng làm việc của mình, ngả người trên chiếc ghế sa-lông, rít từng hơi thuốc. Anh vừa trải qua những giây phút dịu ngọt, hưởng tình yêu nồng cháy của người vợ lai Pháp, song cũng có thể gọi là cuộc hỏi cung, tra tấn khiến thần kinh anh căng thẳng. Không hiểu ngoài Cẩm Nhung ra còn có kẻ nào đó trong hàng ngũ địch nghi vấn anh không? Đại tá Giô-dép đã chuẩn bị cho anh cái vỏ bọc thật là chu đáo. Chưa một ai trong cơ quan an ninh quốc gia này có dấu hỏi nhỏ về anh. Anh có hai bảo bối tuyệt vời: Lý lịch của Cẩm Nhung và tiểu sử con chó King. Cẩm Nhung! Nàng thật là tuyệt vời.
Anh nhận lời ông Giô-dép, đồng ý cưới nàng vì yêu nàng đẹp? Vì nàng con nhà giàu, có địa vị cao? Vì lợi dụng bức bình phong là ông Giô-dép? Vì để che giấu tung tích của mình? Có lẽ vì tất cả những nguyên nhân đó đều là động cơ thúc đẩy Hai Lâm đi đến hôn nhân trong lúc anh vẫn mặc cảm là mình có tội với Thoa và con gái, con trai anh: hai bé Hạnh, Thanh. Anh vẫn giữ đôi hoa tai và lời hứa của anh với vợ vào giây phút chia tay. Lúc này đã là thời điểm anh thổ lộ với Cẩm Nhung chưa? Hoặc anh kể cho vợ hai về vợ cả hoặc không bao giờ. Anh nhớ là từ những ngày đầu sống chung dưới một mái nhà, ăn cùng mâm, ngủ chung giường với Cẩm Nhung song anh vẫn dè chừng, cảnh giác. Anh chưa bao giờ hé lộ chút gì về mình với nàng. Anh không ngờ nàng đã biết rõ về anh. Nàng đã tóm được một bằng chứng không thể chối cãi được qua lời tiết lộ của tên Bảy Cọp về vụ Nguyễn Thanh Bình. Nàng đã hiểu rõ hoàn cảnh Nguyễn Thanh Bình ở Hà Nội nên nàng tìm ra đáp số về chồng nàng hoàn toàn chính xác. Tuy biết "chuyện tầy đình" như vậy mà nàng vẫn giữ được im lặng, không chất vấn anh, không để lộ điều mình đã biết qua ánh mắt, qua lời nói, qua tiếp xúc hàng ngày. Ôi đàn bà! Họ có những gì được gọi là kín đáo, là tế nhị mà người đàn ông không thể có được. Mãi đến hôm nay, nếu không vì việc anh ép nàng thuê vú nuôi cho Cẩm Phượng, chắc nàng vẫn giữ im lặng. Qua việc này, anh đo được tình yêu của Cẩm Nhung với anh. Nàng yêu anh mãnh liệt bằng tình yêu đã vượt lên tình phụ tử, tình mẫu tử để bảo vệ anh, khi biết anh đứng trong hàng ngũ Việt Cộng và chính họ là những người làm nên Điện Biên Phủ đuổi Giô- dép về Pháp và tước mất ngôi vị của hoàng đế Bảo Đại. Cẩm Nhung thật tuyệt diệu. Nàng đã bộc lộ nỗi lòng mình với anh khá thành thật: nàng không thể giúp anh, không theo lý tưởng của anh song nàng hứa sẽ giữ im lặng không hé răng với bất cứ ai về hoạt động của anh. Anh chỉ đòi hỏi Cẩm Nhung như vậy và muốn nàng làm được việc đó anh phải đáp lại tình yêu của nàng tha thiết, chân thành. Hai Lâm trở lại phòng vợ, đắm đuối nhìn Cẩm Nhung. Anh nói với nàng bằng giọng yêu thương, nồng nàn nhất:
- Em yêu! Thuở nhỏ, anh có đọc một truyện ngụ ngôn đại ý như thế này. Có cậu bé ngoan song tham ăn. Cậu được mẹ thưởng kẹo. Cậu thò tay vào lọ bốc thêm một nắm đầy nên không rút tay ra được. Anh là cán bộ tình báo bị em bắt quả tang. Em khuyên cậu bé như thế nào?
Cẩm Nhung cười khanh khách:
- Nếu em phạt không cho cậu bé ăn kẹo, cậu sẽ giận. Trường hợp em khuyên đập vỡ bình thì lấy bình đâu để dùng lâu dài. Là điệp viên bị đối phương phát hiện thường có ba cách xứ lý: "lặn", tự sát hoặc thủ tiêu nhân chứng. Anh sẽ không làm như thế. Em khuyên cậu bé bỏ kẹo xuống, lấy từng chiếc, ăn cho đến hết.
- Vì sao?
- Anh sẽ không thủ tiêu nhân chứng vì anh yêu em, anh không đủ can đảm để giết em một khi em không hại gì tới lý tưởng của anh. Anh không cần "lặn" hoặc tự sát vì em không tố cáo anh, em bảo vệ anh. Em không tưởng tượng nổi khi các con mình mồ côi, em thành góa phụ.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
hoi_ls
Thượng tá

Bài viết: 4971
|
 |
« Trả lời #58 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2010, 02:49:44 pm » |
|
Hai Lâm thực sự cảm động. Cẩm Nhung phân tích có lý có tình, chân thật, thẳng thắn; gói trọn vẹn tình bạn, tình yêu giữa anh và chị. Anh hỏi chị:
- Em nói là em để ý tới phòng ảnh của anh? Theo ý em, có gì đặc biệt trong phòng ảnh?
Cẩm Nhung cười:
- Hoặc là anh coi thường trí thông minh của em, hoặc là anh quá mất cảnh giác. Anh nhớ là em đã là thầy dạy nghề ảnh cho anh.
- Nếu anh nhớ không nhầm thì em đã phát hiện ra những tấm kính che ánh sáng?
- Đâu chỉ có như vậy? Em là vợ anh, em có quyền tự do ra vào phòng ảnh. Tại sao có ngày anh dùng tới nhiều cuộn phim. Anh thiết kế cái giá đỡ máy ảnh khi chụp và ngọn đèn một ngàn oát. Em giỏi nghề ảnh nên em biết ngay anh dùng phòng ảnh làm gì?
- Anh thật đoảng. Lẽ ra mỗi khi chụp ảnh xong, anh phải "thu dọn chiến trường" ngay. Anh quá chủ quan. Em có hỏi Bảy Cọp về Nguyễn Thanh Bình không?
- Em việc gì phải hỏi một khi em đã biết tất cả.
- Này em! Trong cuộc họp mặt ở nhà anh Lê Thọ Đắc có sáu người. Giắc đã về Pháp. Hai anh em Lê Thọ Đắc, Lê Tâm Trinh đang ở Hà Nội. Anh Trần Hảo đã biến đi đâu không còn địa chỉ. Em làm cách nào để tố cáo anh, nếu em muốn?
- Anh đừng coi thường em. Bộ máy an ninh của chính quyền tổng thống Thiệu thừa sức tìm được Trần Hảo. Hồ sơ lưu trữ cá nhân anh đủ tố cáo anh. Tuy vậy em cần gì làm điều đó? Em chỉ cần chụp ảnh anh nghiêng đúng theo tư thế ảnh Hoàng Thiện là đủ tố cáo anh. Em giao cho giám định khoa học là họ sẽ biết ngay anh là ai.
Hai Lâm rùng mình. Cẩm Nhung giỏi hơn anh tưởng nhiêu. Suốt bao năm sống ở cạnh người cha làm trùm tình báo, cô học tập được rất nhiều. Cô thông minh, sắc sảo. Cô có trình độ nghiệp vụ tình báo cao hơn anh nghĩ nhiều. Đến lúc này, anh thấy là cần thổ lộ tất cả với chị. Cẩm Nhung chăm chú lắng nghe. Cô đâu ngờ là anh đã có vợ và có tới hai con. Cô thực sự xúc động, phải lau nước mắt nhiều lần khi nghe kể về chị Thoa. Chị Thoa cao cả quá. Chị chịu nhiều cảnh nghèo túng cùng cực mà vẫn hy sinh vì anh. Tình yêu của chị Thoa với anh vô cùng mãnh liệt. Chị đã làm tất cả thậm chí sẵn sàng gánh chịu nỗi cay đắng, kể cả "chửa hoang", để bảo đảm mọi bí mật cho anh. Cẩm Nhung yêu anh. Cô dám dứt bỏ Pa-ri hoa lệ, chia tay với người cha già cô đơn để chạy theo tiếng gọi của tình yêu, đâu có thể sánh với chị Thoa khi chị địu con từ Thanh Hóa về Hà Nội. Chị Thoa chịu đói, đi bộ và rất dễ bị cả hai phía Việt Minh và Quốc gia bắt, bỏ tù. Cẩm Nhung ngồi máy bay phản lực từ Pa-ri đến Sài Gòn để tiếp tục sống trong biệt thự sang trọng với đầy đủ mọi tiện nghi, còn chị Thoa chui rúc trong túp lều rộng bốn mét vuông. Từ ngày cưới, Cẩm Nhung sống bên chồng không đêm nào xa chồng và biết rất rõ chương trình làm việc của chồng từng ngày, ở đâu, làm gì? Chị Thoa không biết địa chỉ và công việc của chồng; không đêm nào sống trọn gần anh mà chị vẫn tin anh, yêu anh thì điều đó mới là tình yêu xuất phát từ trái tim nồng cháy, yêu cuồng nhiệt, yêu hiến dâng không đòi hỏi được đáp lại. Cẩm Nhung thấy mình quá thua kém người đàn bà có tên là Thoa, người đã đến với anh trước cô. Từ trước đến nay, cô luôn tự hào là cô yêu anh nhất; cô tự cho mình là người vợ mẫu mực, dám từ bỏ mọi thú vui vì anh nhưng cô không sánh nổi với chị Thoa. Chị Thoa dám để chồng dứt áo ra đi và điều vô cùng lạ lùng là chị đồng ý để cho chồng cưới vợ hai. Cẩm Nhung nâng niu đôi hoa tai. Trao báu vật này cho chồng để nhờ chồng đưa cho người đàn bà chưa quen biết là dấu hiệu gì? Phải chăng chị Thoa muốn gửi gắm chồng chị cho nàng quận chúa? Hay là, món quà này ngụ ý công nhận đám cưới? Chưa thật đúng lắm! Nếu vậy, chị Thoa chỉ cần gật đầu, việc gì phải đem của gia bảo ra làm vật bảo đảm? Cẩm Nhung ngắm đôi hoa tai. So với những đồ trang sức cô đang có, đôi hoa tay này chả có giá trị mấy về tiền bạc, kiểu quá cũ, chỉ dùng cho phụ nữ nông thôn hoặc mấy cô bán hoa của làng Ngọc Hà, bán tạp hóa, bán hàng tấm ở chợ Đồng Xuân. Cô không dám coi thường hiện vật mà chị Thoa trân trọng, mà chồng cô gìn giữ như bảo vệ con ngươi của đôi mắt mình. Cẩm Nhung đã đón được ý nghĩa thâm thúy của người tặng hoa tai. Chị Phạm Thị Thoa đồng ý để cô là vợ anh Nguyễn Thanh Bình với điều kiện "không bao giờ cô ấy là vợ cả". Bây giờ cô biết tính sao đây? Cả ba của cô là trùm tình báo Pháp cùng hàng trăm mật thám sừng sỏ của Phòng Nhì Pháp đều bị sỏ mũi, khiến cô bị lừa theo. Nếu biết anh có vợ, có hai con, chắc là cô đã trở thành vợ Giắc rồi. Anh chỉ hơn Giắc vì anh là người Việt Nam. Bây giờ thì ván đã đóng thuyền, mọi chuyện đã an bài rồi, dù cô có quẫy cũng không nổi nữa.
Hai Lâm cầm bàn tay Cẩm Nhung, nhìn vợ bằng cặp mắt ấu yếm cầu khẩn. Anh bộc lộ lòng mình:
- Anh không bao giờ nuôi ý định lừa dối em, chiếm đoạt thân thể em. Trước ngày ba Giô-dép đưa em sang Sài Gòn làm lễ cưới cho chúng ta, anh chưa hề nói với em lời nào về tình yêu. Anh yêu Thoa và hai con Hạnh - Thanh. Anh không muốn có em chen vào giữa nhưng tình thế đã buộc anh cưới em.
- Anh có hối hận không?
- Câu hỏi này đưa ra sau ngày cưới, chắc anh khó trả lời. Từ sau ngày chúng ta có con, anh hiểu rằng anh không thể thiếu em. Bây giờ, em đã hiểu vì sao anh đặt tên con là Thanh. Vì tế nhị, vì chiều ý em, ý bà ngoại nên anh không đòi đặt tên con gái chúng ta là Hạnh.
Cẩm Nhung đáp lại rất thật lòng:
- Cứ gọi con là Cẩm Hạnh cũng được. Em sẽ có cách thưa chuyện với má.
- Không cần đâu em ạ! Sau điều em tiết lộ hôm nay về anh, anh đo được tình yêu của em với anh mãnh liệt như thế nào? Em! Hơn chục năm qua không tuần nào anh không ngắm đôi hoa tai này một lần. Anh không chọn được thời cơ nào để nói với em về Thoa. Chưa làm được việc này, anh luôn luôn cho mình còn mắc nợ Thoa và chưa ăn ở hết lòng với em. Hôm nay, điều bí mật anh nói ra được rồi, việc còn lại do em quyết định.
- Theo ý anh, em có mấy cách lựa chọn?
- Anh sẵn sàng chờ đón và gánh chịu mọi hậu quả do em phán xét. Em có thể ly dị mang theo bé Thanh và Cẩm Phượng về Pháp sống với ba. Hoặc là em và anh tiếp tục sống chung trong ngôi nhà này vì các con. Anh và em ly thân không còn quan hệ vợ chồng nữa.
- …
- Nếu em bỏ qua cho anh, em chấp nhận được, anh sẽ biết ơn em vô cùng. Cẩm Nhung! Anh yêu em. Anh không thể thiếu em, thiếu các con.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
hoi_ls
Thượng tá

Bài viết: 4971
|
 |
« Trả lời #59 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2010, 02:53:55 pm » |
|
Cẩm Nhung ngước nhìn anh, nước mắt đầm đìa. Mang tính cách cô gái lai Pháp, đã nhiều năm sống ở Pa-ri, Cẩm Nhung coi khinh loại phụ nữ yếu đuối, bất cứ lúc nào cũng sẵn sàng tuôn nước mắt giọt ngắn giọt dài. Từ ngày quen nhau và hơn chục năm sống chung, chưa bao giờ Hai Lâm thấy vợ khóc. Anh rút mùi xoa thấm nước mắt cho vợ. Cẩm Nhung từ tốn: - Anh! Anh biết em đang nghĩ gì không? Em muốn nâng niu tất cả và đập phá tất cả. Em muốn dùng gót giày nghiền nát đôi hoa tai này hoặc vứt nó vào sọt rác, đồng thời lại muốn áp đôi hoa tai này vào trái tim em, đưa lên môi để em hôn nó. Điều bất ngờ này quá lớn đối với em. Hai Lâm nhìn nét mặt vợ, nghe giọng nói của vợ. Cô ấy đau khổ song bình tĩnh, sáng suốt. Cô ấy sẽ chọn cách nào? Cứ tưởng đến giây phút phải tiễn ba mẹ con cô ấy ra máy bay để về Pháp, anh đã thấy lòng mình tan nát, trống trải. Nếu không có Cẩm Nhung, bé Thanh và Cẩm Phượng, anh sẽ sống ra sao? Người ta sẽ dị nghị về anh thế nào? Anh làm cách nào để dằn nổi cơn phẫn nộ của ông già Giô-dép và bà Cẩm Loan? Từ nhiều năm qua, anh nấn ná thực hiện điều kiện của Phạm Thị Thoa vì anh đã lường trước điều tan vỡ không thể tránh khỏi. Dù sao việc phải đến đã đến rồi. Cẩm Nhung sẽ quyết định thế nào? Cô thủ thỉ: - Anh Hai! Em đâu còn là quận chúa Cẩm Nhung kiêu sa hoặc Mari Nhung đỏng đảnh nữa? Em là vợ anh, là mẹ của hai con mà anh và em vô cùng yêu quý. Cẩm Nhung cười nửa miệng: - Anh! Em vừa tưởng tượng ra một điều: nếu sau ngày cưới hoặc sau khi đã hưởng tuần trăng mật, anh cho em biết chuyện này thì sao? Thì em sẽ đập phá tan nát, sẽ bắt anh vào tù hoặc đưa anh đến giá treo cổ hay là xử bắn anh, em cũng chả mủi lòng. Bây giờ thì khác rồi vì anh đã là báu vật vô giá của em. Vì anh, vì hạnh phúc của chúng ta, em sẵn sàng làm tất cả. Em xin nhận đôi hoa tai này. Hai Lâm đưa ra câu hỏi không đúng lúc: - Còn điều kiện thứ hai của Thoa? Cẩm Nhung nhí ngón tay vào trán chồng: - Anh tham quá đấy, đã được voi còn đòi tiên. Em không đồng ý là vợ lẽ hay vợ hai đâu? Anh cứ chữa hôn thú, ghi em là vợ kế cũng được. 20 - Mẹ! Thoa quay lại. Bé Hạnh trông thật nhếch nhác, quần áo lấm đầy bùn đất, mồ hôi, mồ kê nhễ nhại. Chị gần như vồ lấy con: - Sao con lại về? Con đi với ai? - Con đi một mình! - Con đi bộ từ ga Vũ Ẻn về đây à? - Vâng. Mẹ ơi, con đói lắm? Nhà còn gì ăn không mẹ? - Mẹ dọn bánh sắn cho con ăn nhé? Từ ga về đây con không sợ lạc đường à? - Con hỏi thăm, mẹ ạ.. Con đói quá! Nhìn con bé ăn ngấu nghiến. Chị rất thương con. Tại sao lại xảy ra cơ sự này? Chị nhớ hôm tiễn con, con bé khóc không muốn xa mẹ, xa em và sắp được ở chung với bà ngoại. Hạnh rất yêu bà. Từ 1 đến 4 tuổi, Hạnh sống chung với bà nên hai bà cháu quấn quýt không chịu rời nhau. Chị và bác chủ tịch nông trường Nguyễn Thắng phải động viên mãi, Hạnh mới vui vẻ lên đường. Bác Nguyễn Thắng gửi cháu nhờ một cô cấp dưỡng trong nhà khách của bộ trông nom giúp và thông báo với chị: - Tôi ở Hà Nội một tuần nhưng bận họp nên ít có thời gian rảnh rỗi để lo cho cháu. Cháu đã có danh sách ở Bộ Giáo dục nhưng còn thiếu thủ tục gì đó. Cô nên thu xếp về Hà Nội để lo cho cháu. Chị gật đầu chấp thuận nửa vui lòng, nửa miễn cưỡng. Từ ngày lên nông trường, chị không bị ốm và các con chị cũng thuộc loại hay ăn, chóng lớn nhưng chị vẫn lo phòng xa: "Vốn liếng" của chị có 10 ngày phép mỗi năm. Chị thường dùng từ 6 đến 8 ngày phép để đưa hai con về thăm quê ngoại, quê nội, và dành ra vài ngày để trừ vào ngày mẹ ốm, con đau. Nếu chị bỏ ra một tuần lo cho Hạnh, chị sẽ phải hủy bỏ kế hoạch đi phép của năm nay. Chị tặc lưỡi: - Chắc ông nội, bà ngoại sẽ thông cảm cho mẹ con chị vì chuyện đặc biệt, đột xuất của cháu Hạnh.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
|