Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 06:28:01 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Gestapo  (Đọc 102009 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #210 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2010, 11:02:35 pm »


Thống chế Von Kluge vừa được Hitler chỉ định thay chức cho Von Rundstedt làm tổng tư lệnh các lực lượng quân sự ở phía Tây, trước đây đã hứa giúp đỡ những người mưu phản một khi “vụ mưu sát đã thành công.” Vào lúc 19 giờ ông nhận tin chính thức qua đài phát thanh là Hitler chỉ bị thương, thế là ông ta rút lui. Nhưng đến 19 giờ 30 phút ông lại nhận được bức điện của Witzleben khẳng định Hitler đã chết, Von Kluge lại hợp tác với những người mưu phản. Đến 20 giờ 15 có thông báo trực tiếp của O.K.W cho Von Kluge biết: vụ mưu sát thất bại, và Von Kluge lại phải đối mặt với tình cảnh mới. Lần này Von Kluge quyết định từ chối hợp tác với những người mưu phản, gây cho họ những hậu quả nặng nề, nhưng những người mưu phản ở Paris vẫn tiếp tục ra lệnh và kiên quyết hành động đến cùng. Khi âm mưu ở Berlin thất bại, nó cũng không ngăn cản được họ tiếp tục hành động ở Pháp và công khai tuyên bố ly khai với chế độ Quốc xã. Hành động ấy đã có tác động rộng rãi ngay trong nước Đức. Các mệnh lệnh vẫn được duy trì.

Vào lúc 21 giờ, theo lệnh của tướng Boinebuzg, tư lệnh của đơn vị Paris vĩ đại gồm hai tiểu đoàn của trung đoàn cảnh vệ thứ nhất đóng ở trường học quân sự, đã bao vây các tòa nhà ở đại lộ Fock, nơi ở của Oberg, các phòng làm việc ở phố Saussaies, ở đại lộ Lannes, rồi xông vào chiếm giữ những nơi này. Tướng Von Boinebuzg, tay cầm súng ngắn tiến lên đầu. Bọn S.S không có một hành động nhỏ nào để chống cự. Đến 23 giờ hầu hết 1.200 tên S.S đóng ở Paris đã bị bắt giam. Oberg cũng bị tướng Brehmer bắt giữ khi hắn đang gọi điện thoại về cho Abetz. Hắn buông vũ khí đầu hàng không dám chống cự. Chỉ có một tên thoát là Knochen, vì lúc đó hắn đang ăn sáng ở nhà người bạn là Zeitschell, ở tòa đại sứ. Một tên cộng sự của hắn đã gọi dây nói yêu cầu hắn trở về ngay đại lộ Foch. Knochen còn nghi ngờ nên đến gặp Oberg để hỏi tin và ở đây hắn được rõ là Oberg đã bị bắt, và sau đó đến lượt hắn cũng bị bắt giam. Khi bị dẫn về đại lộ Foch, tên Knochen thấy tướng Brehmer đã có mặt trong phòng làm việc của hắn. Sau đó ít lâu, gần nửa đêm, tất cả những tên chỉ huy S.S như Oberg, Knochen và những tên phụ trách các đơn vị Gestapo và S.D đều đã bị giam ở khách sạn Continental, phố De Castiglione. Tại đây tướng Boinebuzg, đang đóng quân ở khách sạn Meurice gần đấy đã cho dẫn bọn này đến chỗ ông để quyết định số phận của chúng.

Trong khi quân nổi dậy chuẩn bị việc xử bắn những tên cầm đầu của Gestapo và S.D ở trường quân sự thì hội đồng chiến tranh của lực lượng quân đội mưu phản cũng không chịu bỏ lỡ cơ hội. Von Kluge đã phải đối mặt lần cuối cùng với vụ này, vội báo động về Berlin tỏ thái độ “không chấp nhận” hành động của Stülpnagel. Cùng lúc ấy Stauffenberg gọi dây nói cho Stülpnagel từ Berlin, báo tin cho những người mưu phản ở Paris biết cuộc đảo chính thất bại: “Bọn giết người đã đến của nhà tôi để giết tôi.” Nói xong Stauffenberg bỏ máy điện thoại.

Những chuyện ấy không làm cho những người mưu phản ở Paris bỏ công việc của mình. Nhưng bất ngờ họ gặp phải cản trở. Đô đốc Krancke tư lệnh hạm đội ở phương Tây được Berlin báo tin cho biết Von Kluge đã tố cáo Stülpnagel. Những người trong nhóm mưu phản đã không để ý gì đến lực lượng hải quân mà chỉ mở rộng kế hoạch hành động đối với bộ binh. Khi đô đốc Krancke nhận được lệnh của Berlin liền có hành động can thiệp ngay, ông ta báo động cho toàn lực lượng hải quân đóng rải rác ở Paris và từ bản doanh của mình đóng tại đại lộ Muetle, đã ra tối hậu thư cho Ban tham mưu quân đội phản chiến đe dọa sẽ dùng vũ lực can thiệp nếu Oberg và những tên chỉ huy S.S. không được trả tự do ngay. Đây là một đòn choáng váng. Nếu tiếp tục kế hoạch thì những người mưu phản khó tránh khỏi phải ra trước tòa. Vào lúc 1 giờ sáng khi cuộc trấn áp ở Berlin bắt đầu tiến hành, thì giới quân sự ở Paris cũng phải thả bọn tù phạm và đành buông súng đầu hàng. Sáng hôm sau, mọi việc lại đi vào trật tự. Người dân Paris không hiểu được trong đêm ấy đã xẩy ra chuyện phi thường trong Ban tham mưu của quân đội Đức đóng ở Paris.

Ở Berlin, những chỉ huy chính trong vụ mưu phản đều bị giết chết ngay trong đêm 20 rạng ngày 21. Tướng Fromm, chỉ huy trực tiếp của Stauffenberg, đã từng quả quyết giúp đỡ những người mưu phản, đã có một hành động hèn hạ để cứu lấy tính mạng cho mình. Khi Fromm tin chắc là cuộc đảo chính đã thất bại, ông ta bèn tập hợp một số sĩ quan thuộc hạ cùng ý tưởng, trở mặt bắt ngay Stauffenberg vào lúc 23 giờ; cùng bị bắt với Stauffenberg còn có tướng Beck, tướng Olbricht, các đại tá Merz, Haeften và Hoepner, có nghĩa là toàn bộ ban tham mưu của cuộc đảo chính. Họ bị bắt tại trụ sở Bộ chiến tranh đóng ở phố Bendlerstrasse. Để thanh toán tất cả những nhân chứng có hại cho mình, tướng Fromm cho mở ngay tòa án binh để xử tử bốn trong số người đó là Stauffenberg, Olbricht, Merz và Haeften. Còn đối với tướng Beck, họ đưa cho ông này khẩu súng lục yêu cầu ông tự tử. Nhưng vụng về làm sao, Beck đã không bắn mình chết mà chỉ làm bị thương. Trong khi nhìn qua luồng ánh sáng của các đèn pha ôtô thấy bọn đao phủ đang xử bắn Stauffenberg và ba người đồng phạm, tướng Beck lại đã bắn hụt mình lần thứ hai. Theo lệnh của Fromm, một tên trung sĩ đã kéo Beck ra hành lang nổ phát súng vào gáy, giết chết ông ta.

Vài phút sau, Skorzeny dẫn một trung đội S.S tràn vào trụ sở Bộ chiến tranh. Vào lúc 1 giờ sáng, Hitler đã nói trên đài phát thanh về những kẻ mưu phản còn sống phải được giam vào các xà lim của Gestapo tại đại lộ Prinz Albrechstrasse. Vài giờ sau, đội quân của Himmler và S.S đã đập tan lực lượng quân sự mưu phản. Lần đầu tiên giới quân sự phải chạm trán với bọn địch thủ mặc quân phục màu đen, chỉ do sự hèn nhát của vài đồng sự của họ.

Himmler đã chiến thắng. Gestapo đã nắm quyền kiểm soát tuyệt đối. Hắn cho mở cuộc điều tra, lục soát các hòm, tủ của Bộ tham mưu để thanh toán các món nợ cũ.

Ở Paris, Knochen ủy nhiệm cho Stindt mở cuộc điều tra. Tên này thay Boemelburg, đứng đầu Gestapo. Trung tá Hofacker, người giữ liên lạc giữa Stülpnagel và nhóm mưu phản ở Berlin cùng bị bắt với đại tá Von Linston, trung tá Fink và Falkenhausen. Ngay hôm sau cuộc đảo chính, Stülpnagel bị triệu về Berlin. Theo bản báo cáo của Von Kluge, Stülpnagel hiểu rằng mình phải chết. Ngày 21, vào lúc sáng sớm, Stülpnagel đi ô tô về Berlin. Đến Meaux thì xe bị “pan” phải dừng lại, cho mãi đến 15 giờ mới có chiếc xe khác đến đón ông để đưa về Berlin. Gần đến Verdun, Stülpnagel lệnh cho tên lái xe thay đổi hành trình, rẽ về Sedan qua bãi chiến trường mà trước đây Stülpnagel còn là viên đại uý trẻ tuổi đã chiến đấu vào năm 1916. Đến Racheraucheville, xe phải đi chếch đến Meuse, Stülpnagel xuống xe, lệnh cho lái xe cứ đi thẳng đến ngôi làng gần đấy, trong khi ông đi bộ đến sau để “giãn bớt gân cốt.” Khi thấy xe đã đi xa, Stülpnagel rút súng bắn một phát vào thái dương mình, lảo đảo ngã xuống sông. Tên lái xe vẳng nghe thấy tiếng nổ, liền quay xe lại, thấy Stülpnagel lập lờ trên mặt nước, liền vớt lên và đưa ông tới nhà thương ở Verdun. Stülpnagel được cứu sống, nhưng viên đạn xuyên qua hộp sọ làm ông bị mù.

Để hiểu đầy đủ hơn vụ này, cần phải biết ngày 29-8, những người bị kết tội khác đã bị đưa ra trước “tòa án của nhân dân” của tên Freisler mặt mũi hung dữ. Tất cả đều bị kết án tử hình, treo cổ ngay trong sân của nhà tù ở Plötzensee, tại Berlin. Với sự tàn ác cùng cực, chúng bóp cổ họ cho chết từ từ rồi treo xác lên móc sắt. Hitler nói: “Tôi muốn treo cổ chúng như những con lợn trong cửa hàng bán thịt!” Chúng phải dắt Stülpnagel đến cột treo cổ, vì ông không còn nhìn thấy gì nữa. Cuộc trấn áp kéo dài nhiều tháng và còn mở rộng đến những người bạn thân, những anh em, vợ con, họ hàng của những người mưu phản. Dưới cái vỏ bọc là “xử theo pháp luật”, vụ trấn áp này còn dã man độc ác hơn là vụ thanh toán Roehm năm 1934.

Himmler và Kaltenbrunner đã tỏ ra hết sức dã man trong vụ trấn áp. Đã có 7.000 người bị bắt và có gần 5.000 người bị xử tử. Canaris cũng bị bắt tại nơi ông về nghỉ hưu, mặc dù ông không dính dáng gì với âm mưu đảo chính. Ông bị tù nhiều tháng, sau đó bị treo cổ vào ngày 9- 4-1945.

Tên hèn nhát Fromm đã phản bội giết Beck, Stauffenberg và đồng sự của họ, cũng bị bắn chết vào tháng 3-1945. Còn Falkenhausen được quân đội Mỹ đến giải phóng cứu thoát vào tháng 5-1945, nhưng sau đó Mỹ cũng xử tử ông vì coi ông là tội phạm chiến tranh. Có rất nhiều sĩ quan đã thà tự tử còn hơn là chịu bị bắt và bị xét xử. Rommel cũng bị buộc phải tự xử vào ngày 14-10.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #211 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2010, 11:03:32 pm »


*

Ở Paris, Oberg và Knochen đã khôi phục lại các đơn vị Gestapo và S.D, nhanh chóng mở rộng hoạt động và cho đình chỉ cuộc điều tra. Tướng Boineburg chỉ tuân theo lệnh của Stülpnagel và với tình cảm cá nhân của mình đối với vị tướng chỉ huy cũ, nên bị giam lỏng và chức chỉ huy lực lượng quân sự của Paris vĩ đại phải trao lại cho tướng Von Choltitz.

Quân Đồng minh đã cũng cố vững chắc điểm tiền tiêu nên không ngừng vận chuyển các đơn vị chiến đấu và dụng cụ chiến tranh tăng cường để đến cuối tháng 7 mở đợt tổng công kích giải phóng toàn bộ nước Pháp.

Ngày 24-7, quân Đồng minh chọc thủng phòng tuyến, tiến về Avranches; ngày 28 chiếm Coutances và Granville; ngày 30 Avranches thất thủ, rồi Rennes ngày 3- 8, và Nantes, Angers ngày 10-8.

Trong khi đó Oberg và Knochen vẫn điềm tĩnh theo đuổi công việc của chúng. Chúng chuẩn bị trở về nước Đức trong đoàn xe cuối cùng, chở theo tất cả các vật dụng của trại tập trung ở Compiègne, của pháo đài Romainville và ở các nhà tù khác gồm nhiều ngàn người. Đoàn xe cuối cùng đi giữa chiến trường, dưới làn bom đạn của quân Đồng minh trong điều kiện hết sức khủng khiếp làm cho nhiều người phải chết. Trong đoàn xe ra đi ngày 2-7 ở Compiègne, trong số những người tù đã xẩy ra nhiều vụ nổi điên và các cuộc ẩu đả lẫn nhau. Dưới cái nóng gay gắt, cơn khát dữ dội, sự thất vọng phải ra đi vào lúc bắt đầu có cuộc sống tự do đến rất gần, đã làm cho những người tù trở thành những kẻ tử vì đạo tàn sát lẫn nhau.

Đoàn tàu đi khỏi Compiègne độ vài cây số đã có nhiều người chết. Trong chuyến tàu ấy có tới gần 900 người gục ngã trước khi đến được trại tập trung ở Dachau trên đất Đức.

Ngày 15-8, Von Kluge quyết định rút lui toàn bộ lực lượng khỏi nước Pháp. Trước đó ngày 13-8 đã có chuyện tàu chở 2.453 người tù về Đức.


*

Từ giữa tháng 7, đại diện những người kháng chiến Pháp đã định thương lượng với quân Đức ngừng chở những người tù Pháp về nước Đức. Ông Raoul Nordling, tổng lãnh sự của Thụy Điển đã nhận lời làm trung gian cho việc thương lượng. Ông Raoul Nordling đã gặp Von Choltitz, chỉ huy mới đội quân Paris vĩ đại và đại sứ Đức. Ông Nordling chuyển những điều kiện do ông Parodi, đại diện tướng Koenig ở Paris là tư lệnh trưởng các lực lượng quân sự của Pháp, và bá tước Alenxandre de Sainte - Phalle soạn thảo.

Nhưng nếu Von Choltitz và vài người khác đồng ý chấp nhận thương lượng thì đã không còn có người Đức nào chịu trách nhiệm về cuộc thương lượng ấy nữa.

Ngày 17-8, Oberg chuẩn bị cho chuyến đi cuối cùng. Ngay từ đầu tháng, những tài liệu và hồ sơ lưu trữ của Gestapo đã được đưa ra khỏi Paris chuyển về Đức. Trong đêm 16 rạng ngày 17-8, bộ tham mưu cảnh sát Đức đã đến được Châlons-sur-Marne. Ngày 17-8 toàn bộ các đơn vị Gestapo rời Paris đi về Nancy và Provinse. Chỉ còn mình Knochen và các nhân viên dưới quyền ở lại Paris, để đóng hòm xiểng đồ đạc. Chuyến đi bình tĩnh của Knochen đem đến cho giới quân sự và ngoại giao lòng can đảm. Sáng ngày 17-8, Von Choltitz bất chợt thương lượng và văn bản được các cơ quan của Militärbefehlshaber (lực lượng hỗn hợp Gestapo và quân sự) ký ở khách sạn Majestic. Nhưng ở khách sạn Majestic không còn văn phòng nào của Đức ở lại. Tất cả hoang vắng, người và tài liệu, hồ sơ đã chuyển hết về phía Đông rồi. Cuối cùng người ta cũng tìm được một sĩ quan hành chính là Huhm để ký vào văn bản, thay mặt cho cả Militärbefehlshaber ở nước Pháp.

Những người thương lượng vội vàng đến bá tước Alexandre de Saint - Phalle để làm nghi thức cho cuộc thỏa thuận.

Ba đoạn trong văn bản này do Raoul Nordling và sĩ quan hành chính Huhm cùng ký và khi văn bản ký kết xong thì Nordling, tổng lãnh sự của Thụy Điển “sẽ đứng đầu một ban để trông coi và chịu trách nhiệm về tất cả những người tù chính trị đang bị giam giữ ở 5 nhà tù, 3 nhà thương và 3 trại tập trung cùng các địa điểm giam giữ khác, các đoàn tàu di chuyển tù nhân, không loại trừ cả đoàn tàu đang trên đường đi về Đức.”

“Về phía ông Nordling cũng thương lượng trao đổi 5 tù binh Đức, đổi lấy 1 người tù chính trị nói trên.”

Nhưng điều khoản cuối cùng này không kịp được áp dụng vì tốc độ tiến công nhanh chóng của quân Đồng minh và sự rút chạy của bọn Đức chiếm đóng.

Việc quan trọng đầu tiên là phải giải thoát ngay cho những người tù Pháp vì người ta sợ bọn Đức sẽ tàn sát họ trước khi rút chạy như ở nhà tù tại Caen. Nhưng đáng ra cửa của nhà tù ở Paris phải mở rộng vào ngày 17-8, cũng như ở pháo đài Romainville, ở trại tập trung Compiègne, nhưng bọn Gestapo và S.D lại từ chối không chịu chấp hành lệnh của Von Choltitz. Chúng xưa nay chỉ biết tuân theo lệnh của Oberg.

Ở Compiègne, tên chỉ huy trại tập trung, tiến sĩ Peters Illers, người của S.D không chịu trả những người tù, mặc dù đã có sự can thiệp của đại diện hồng thập tự quốc tế là các ông Grammont và Laguiche. Tên Peters Illers còn đe dọa bắt giữ số người đến thương lượng, làm họ sợ hãi phải rút đi ngay.

Sáng hôm ấy, ngày 18-8, chấp hành lệnh của Oberg, tên Peters Illers cho chuyển một đoàn tàu chở 1.600 người tù về Đức và họ đã chết gần hết ở nước Đức.

Đây là lệnh cuối cùng của tên Oberg ở thủ đô Paris. Cũng ngày hôm ấy, vào lúc sáng sớm, tên Oberg, Knochen, Scheer chỉ huy Orpo, và những nhân viên cuối cùng của Gestapo rời khỏi Paris về Vittel. Ở đây chúng thiết lập một đơn vị mới giống như O.K.W và tuyên bố là mặt trận phía Đông và mặt trận Pháp đã ổn định.

Ngày 20-8, Knochen dự định cử một đội đặc công chiến đấu trở về Paris với nhiệm vụ bám trụ lâu dài đến lúc có thể và truyền qua đài thông tin thường xuyên mọi sự diễn biến ở Paris về cho hắn.

Tên Nosek là một tên cầm đầu toán thứ nhất đến tăng cường cho nhóm đặc công chiến đấu của Knochen từ năm 1940, lãnh nhiệm vụ chỉ huy đội đặc công chiến đấu quay trở lại Paris. Ngày 21-8, hắn cùng đội quân này đi trên bốn xe, trong đó có một xe đặt điện đài. Đội quân gồm 11 tên Gestapo và 5 tên cảnh binh Pháp đã gia nhập Gestapo.

Ngày 23-8, khi sư đoàn của tướng Leclere tới Rambouillet, thì nhóm đặc công chiến đấu này cũng đã ở vùng ngoại ô Paris. Khi đó cả thủ đô như bùng nổ. Người dân Paris phấn khích bởi được giải phóng và toán quân nhỏ của tên Nosek có thể bị bắt cầm tù vì thế Nosek chọn cách đi vòng qua cửa Vincennes, rồi đến cửa Montreuil, rồi quay trở lại đóng ở Meaux. Nosek đóng quân ở đây đến ngày 28-8 thì vội vàng rút chạy, vì sợ bị xe tăng của Mỹ chặn đường. Đây là lực lượng cuối cùng của Gestapo tháo chạy khỏi Paris, trong những hoàn cảnh giống như khi chúng đến Paris vào tháng 6-1940. Knochen, linh hồn của những đơn vị Gestapo, đã một mình giữ ổn định cho con tàu sắp chìm chống lại những kẻ thù đang say máu, giữ vai trò chỉ huy trong ngày cuối cùng của Gestapo.

Nhưng với hắn, chiến trường nước Pháp chưa phải đã chấm dứt.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #212 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2010, 11:04:34 pm »


2. Lũ sói xâu xé lẫn nhau

Ở Đức việc thanh toán những người mưu phản ngày 20-7 và việc loại trừ Canaris đã kéo theo lần điều chỉnh cuối cùng các bộ phận của R.S.H.A. Cục Ämt. Mil mới được thành lập từ tháng 2 để thay thế cho Cục tình báo quân đội đã bị giải tán và đại tá Hansen của Cục tình báo đã bị treo cổ. Người của Cục này cũng bị gạt bỏ và công việc của tình báo quân đội được phân cho Cục Ämt IV (Gestapo) và Ämt VI (Cục S.D ngoài nước). Cơ quan Gestapo sẽ tập trung cả hai bộ phận do thám và chống gián điệp, chống nhảy dù và phá hoại. Mỗi toán của Gestapo và của S.D lại kèm theo một toán phụ thuộc cũng làm nhiệm vụ dò xét.

Âm mưu phản loạn ngày 20-7 thảm bại càng làm cho Hitler dè chừng quân đội, dù bọn vô lại phản động ấy đã bị khuất phục.

Theo đề nghị của tên Martin Bormann, Gestapo lựa chọn các đảng viên Quốc xã trẻ tuổi, cuồng tín trà trộn vào các đơn vị quân đội giám sát hành động của các sĩ quan. Bọn này ký cam kết với Bormann trung thành làm kẻ bảo vệ cho tính chính thống Quốc xã, loại trừ những người đối lập.

Chính vì thế, bọn này đã phát hiện ra “thái độ hèn kém” của số sĩ quan trong đội quân đóng ở Silésie, khi đội quân này sau những cuộc chiến đấu liên miên, đã rút chạy trước sự tấn công của quân đội Nga.

Himmler đã nắm toàn quyền chỉ huy quân đội. Năm 1944 hắn thành lập thêm 7 sư đoàn quân S.S. Cuối năm đó tổ chức thêm hai lữ đoàn phụ nữa gồm những người Pháp và Hà Lan tình nguyện. Thật lạ lùng cho những tên dân quân tình nguyện bỏ Tổ quốc của chúng để chui vào cái “xe tang” của kẻ thù, là đội S.S Freiwilligen Sturmbrigade Charlemague.

Theo lệnh của Hitler, các đội quân Đức ở tiền phương cố thủ đến cùng, vì vậy đầu năm 1945, các đội quân của Đồng minh bị chặn đứng trước sông Rhin và biên giới Đức.

Ngày 20-8, Oberg và Knochen đã đặt bản doanh ở Vittel. Có hai tin xấu cùng dồn dập đến trong một lúc. Đầu tiên là từ lá thư hết sức láo xược của Himmler đã làm cho Hitler lên tiếng trước những từ ngữ quá đáng, và vào ngày 20-7 Hitler đành buộc tên này phải chịu bị bắt mà không có hành động chống cự nào. Việc này làm ảnh hưởng tới lòng can đảm và sự trung thực của hai tên Oberg và Knochen. Vài ngày sau, vào cuối tháng 8, Kaltenbrunner lại tàn nhẫn triệu hồi Knochen về Berlin. Khi nhận tin này, Knochen thấy không còn một ảo tưởng nào nữa. Trong thời gian ở Pháp, người ta không muốn động đến hắn vì sợ ảnh hưởng đến công việc đang tiến triển của Gestapo. Việc rút bỏ khỏi nước Pháp khiến cho hắn không còn lợi thế. Và kẻ thù của hắn đã lợi dụng điều đó để tấn công Knochen. Khi về tới Berlin, Kaltenbrunner cho biết hắn đã bị hạ cấp chuyển về đội Waffen S.S làm lính trơn.

Nhưng Knochen được Adolf Hitler chiếu cố cho đến trại giáo dưỡng ở Benechau, thuộc Nam Tư để theo học khóa chiến đấu chống xe tăng. Khi học xong Knochen được gọi về Berlin và chuyển đến đơn vị chiến đấu. Một lần nữa Knochen lại được Himmler gia ân giao cho phụ trách một đơn vị của R.S.H.A. Ngày 15-1, Knochen lại được giao tiến hành một số công việc mới của một số đội S.D thay thế cho công việc cũ của tình báo quân đội. Sự sụp đổ của nước Đức đã làm cho hắn không có thời gian để hoàn thành nhiệm vụ.

Ở Vittel tên Suhr nguyên chỉ huy sở Gestapo Toulouse thay thế chỗ của Knochen. Himmler đã ra lệnh tái thành lập tổ chức Gestapo ở mảnh đất nhỏ hẹp này của nước Pháp vẫn còn bị quân Đức chiếm đóng, làm căn cứ để đưa các tên gián điệp vào nước Pháp đã được giải phóng. Những tên gián điệp được tuyển mộ trong số những người Pháp lẩn trốn ở Đức từ trước.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #213 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2010, 11:06:48 pm »


Tháng 9, Himmler đến Gérardmer thăm tướng Blaskovitz, trước đây là chỉ huy đội quân G. nay chuyển sang phụ trách đội quân H. Nhưng đó chỉ là cớ để Himmler giám sát người của hắn. Đây là chuyến đi cuối cùng của Himmler sang Pháp.

Ít lâu sau, Oberg đang đóng ở Plainfaing gần Saint-Dié, đã tiếp đón Darnand và người phụ tá Knippinh. Họ yêu cầu hắn giúp đỡ, tăng cường thường xuyên hơn những phương tiện vật chất, trong đó có việc cử dân quân đến đóng ở trại tập trung Schimek, đang chờ đưa về Đức.

Ở Plainfaing, tên Oberg đã ra mệnh lệnh cuối cùng. Ngày 8-11, nhân dân thành phố Saint-Dié nhận lệnh phải sơ tán ngay khỏi thành phố. Lệnh này được Oberg ký vào ngày 7-11 với lý do: “Quân đội Đức muốn sơ tán nhân dân để tránh thiệt hại về người và đau khổ cho nhân dân.”

Từ ngày 9 đến 14-11, thành phố bị bỏ ngỏ cho sự cướp bóc, phá phách. Các nhà máy kho tàng, dụng cụ, máy móc đều bị tháo dỡ hết để chở về Đức. Sau đó tất cả các công trình, nhà ở không thể tháo dỡ được thì bị nổ mìn phá sập, rồi chúng đốt tất cả các ngôi nhà của dân, gây ra đám cháy kéo dài ba ngày trong toàn thành phố. Có 10 người định vào nhà cứu đồ đạc, bị chúng bắn chết ngay tại chỗ. Chúng bắt đàn ông từ 16 đến 45 tuổi phải tham gia vào lực lượng phòng thủ. Thực tế 943 người dân ở thành phố này đã bị chúng đưa đi đày đến các trại tập trung.

Ngày 18-11, Oberg cùng với ban tham mưu của hắn rời bỏ Plainfaing để lui về Rougemont, gần Belfort. Chỉ sau vài ngày nữa Guebwiller và Ensisheim cũng rút lui theo Oberg. Ngày 1-12, Oberg, Suhr và toàn bộ các đơn vị của chúng đã vượt qua sông Rhin, đến tối thì tới Fribourg; ngày 3, toán của Oberg đã đến Zwickau gần biên giới Tiệp Khắc và theo lệnh của Himmler, chúng trụ lại ở đây để lập lại các tổ chức.

Ít lâu sau Oberg nhận lệnh chỉ huy một đội quân Wiechsel, dưới quyền trực tiếp của Himmler, lúc này đã là tổng tư lệnh quân đội. Oberg chính thức kết thúc sự nghiệp cảnh sát để trở về hàng ngũ chiến đấu của S.S. Các đơn vị Gestapo còn đóng ở nước Pháp nhiều tháng sau nữa. Tên tiến sĩ Kaiser đã mở trường đào tạo bọn phá hoại và do thám ở Fribourg và ở Stetten, gần Sigmaringen, ngoài ra còn có nhiều chi nhánh phụ ở các nơi khác.

Tên Skorzeny cũng tổ chức ở Friedenthal một trung tâm huấn luyện do thám và phá hoại. Trung tâm này tuyển mộ các điệp viên là người cũ thuộc lực lượng P.P.F; của R.N.P; và nhất là thuộc dân binh và đảng bịt mặt, một đảng phản động ở Pháp hoạt động từ những năm 1930 -1940, rồi đưa bọn này về Đức để huấn luyện. Tên Darnand đề nghị với tên chỉ huy cao cấp Detering, chuyên trách về việc tuyển mộ người ở Sigmaringen, giới thiệu người của hắn vào các công việc do thám và phá hoại. Chính tên Detering đã là chỉ huy đội đặc công Con cáo (Fuchs) đưa người vào nước Pháp trước đây.

Sau đó, Darnand còn được phép lập một trường chuyên trách đào tạo cảnh binh. Trường này do các cảnh binh Pháp quản lý và chỉ huy, được các giảng viên của S.D và Gestapo giúp đỡ đào tạo. Cơ sở “tự trị” này hoạt động dưới quyền chỉ huy của cảnh binh Degans và viên phó của hắn là Filliol, một tên giết người của đảng bịt mặt, và đã trở thành một trong những tên tra tấn của cảnh binh. Cuối cùng Darnand cũng đạt được ý định lập vùng “chiến khu trắng” ở ngay trên đất Pháp.

Nhưng những ổ gián điệp nói trên cũng chỉ đưa được vài chục tên do thám và phá hoại vào nước Pháp. Có vài tên bí mật qua đường Thụy Sĩ vượt qua sự kiểm soát của đồn biên phòng ở Lörrach, gần Bâle. Nhiều tên bị cảnh sát Thụy Sĩ bắt giữ. Có vài tên lọt được vào nước Pháp, thực hiện xong nhiệm vụ lại trở về Đức. Nhưng phần lớn chúng đều bị bắt ngay. Có một số tên ẩn trong những thùng hàng rồi được thả dù xuống đất Pháp. Những việc thả dù theo kiểu này thường diễn ra ở Corrèze. Nhưng những tên gián điệp ấy vừa đặt chân xuống đất đã bị bắt, trước khi chúng thực hiện được nhiệm vụ. Có một số tên bị bắt đã cắn ống đựng thuốc độc do bọn chỉ huy cung cấp để tự tử.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #214 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2010, 11:08:33 pm »


Âm mưu hoạt động do thám phía sau mặt trận quân Đồng minh bị thất bại gần như hoàn toàn. Và từ đầu năm 1945, hoàn cảnh quân sự của Đức đã trở nên tuyệt vọng. Chế độ Quốc xã sinh ra trong bạo lực, gây ra vô vàn tội ác khủng khiếp trong 12 năm, đang sụp đổ trong hoang tàn và máu, kéo theo sự hấp hối của dân tộc Đức. Trong sự hỗn loạn tan vỡ, những kẻ trung thành với chế độ Quốc xã, những tên chính cống và tàn bạo, những tên chỉ huy cao cấp, những tên cầm đầu nước Đức quốc xã, lại định chơi một con bài cuối cùng. Chúng cố lập công với người chiến thắng để mong được tha mạng. Hitler ẩn nấp trong hầm ngầm, hoảng sợ thấy quyền lực giả tạo của hắn đang tan hoang khắp nơi1. Hắn hiểu rằng, những tên vừa lượn quanh hắn ngay hôm qua làm những điều hèn hạ xấu xa nhất chỉ mong được hắn khen một tiếng, thì lúc này đang tìm cách ruồng bỏ hắn. Nhưng Hitler, như các Pharaons Ai Cập cổ đại, không muốn chết một mình. Những kẻ đã vinh quang theo hắn giờ đây cũng phải chết theo hắn. Hắn đưa mắt điên dại nhìn kỹ lưỡng nét mặt những tên thân cận đang cố tỏ ra nghiêm nghị, cố phát hiện ra một dấu hiệu phản bội. Hắn thấy thỏa mãn là không có kẻ nào thoát khỏi số phận cùng với hắn.

Hitler thích cách khuyến khích đám đông, những tên đầu sỏ chiến tranh, những tên quen dẫn dắt người khác, lúc này giống một gã ốm yếu bệnh tật, gập mình trước sức nặng của việc thất trận. Cái nhìn rực lửa của con vật bị vây dồn đã toát ra ánh sáng mờ đục, trên khuôn mặt tái xanh thể hiện dấu hiệu của cái chết. Không ai vào được đại bản doanh của Hitler mà không qua kiểm soát của bọn S.S đứng gác khắp nơi. Từ ngày đội cận vệ S.S được thành lập chúng chuyên việc bảo vệ Hitler. Hầu như chỉ còn có chúng là được Hitler tin cậy. Và chỉ có bọn cận vệ này mới là những người thân thiết như gia đình, là thành viên của cái triều đại nhỏ bé đang chia sẻ mọi nỗi lo âu của chủ nhân trong chốn ẩn nấp nhỏ bé. Bormann sống dưới bóng Hitler, đã chiến thắng các địch thủ bằng cách bôi nhọ thanh danh của họ; Himmler đã đạt đến đỉnh cao vinh quang, đã nắm tuyệt đối các quyền hành, lúc này cũng muốn gạt bỏ chính Hitler.

Vào tháng 8-1944, Himmler là kẻ có sức mạnh nhất trong Đảng Quốc xã. Những địch thủ cuối cùng đã bị hắn thanh trừng trong vụ mưu sát thất bại ngày 20-7. Hắn đã tập trung mọi chức vụ và quyền hành vào trong tay. Một mình hắn là bộ trưởng Bộ nội vụ, bộ trưởng Bộ y tế, chỉ huy tối cao các lực lượng cảnh sát, các cơ quan do thám, cơ quan mật thám, cơ quan thu thập thông tin về dân sự và quân sự, là chỉ huy tối cao của S.S; Himmler nắm trong tay một đội quân thực sự gồm 4 quân đoàn, 10 tiểu đoàn bộ binh, 10 đội đặc công tham mưu và 35 toán và đội độc lập. Những đội quân đó đều rất dữ tợn và cuồng tín. Cuối cùng Himmler còn kiểm soát nhiều tổ chức của Đảng Quốc xã của các tổ chức nhà nước với các chi nhánh tay chân rải ra ở khắp nơi. Khi trở thành tổng tư lệnh quân đội, hắn đã dùng mọi cách để thu hết quyền lực quân sự.

Đối thủ chính trị của hắn là Goering đã bị loại trừ, trở nên thất vọng, lao vào ma túy, trở thành “tên buôn lậu rượu sâm banh cò con, bấu thỉu.” Ribbentrop cũng đã mất hết uy tín. Tài “ngoại giao” của tên này liên tục gặp thất bại. Còn tên Goering đã bị bỏ rơi trong những ngày cuối cùng, còn tự xưng là “Bismarck mới.”

Goebbels vẫn còn là sức mạnh; nhưng Bormann còn hơn thế nữa. Tên cuồng tín này biết dùng các quyết định khắt khe để gạt dần các địch thủ như Reichsleiter, chánh văn phòng của Hess, đại diện của Hitler và là chủ tịch Đảng Quốc xã sau khi Hess bỏ trốn. Hắn có toàn quyền điều khiển ban chấp hành của đảng. Ngày 12-4-1943 hắn có thêm chức vụ mới, là thư ký riêng của Hitler.

Bormann không quên rằng Himmler là đối thủ nguy hiểm nhất, và biết ngay những mục đích của Himmler. Bormann hiểu rằng Himmler không có một tư cách nào để trở thành người đứng đầu quân đội. Bormann đã xúi bẩy Fegelein dùng y như “một con tốt” trong ván cờ ấy. Fegelein là đại diện thường trực của Himmler ở đại bản doanh Hitler và là cận vệ cho tên thủ lĩnh Quốc xã. Tên coi ngựa cũ Fegelein mang hàm cấp tướng, giữ việc liên lạc giữa bộ chỉ huy Himmler đặt ở Bade, sau này chuyển đến Prenzlau, với Hitler. Nhưng Fegelein lấy Gretel Braun, chị của Éva, là anh rể không chính thức của Hitler, mối quan hệ ấy khiến Fegelein trở nên thân thiết với Hitler.

Bormann luôn xoay quanh Fegelein, nhưng tỏ ra không có sự liên minh nào với tên này.
____________________________________
1. Hitler rời khỏi Rastenburg và đặt đại bản doanh ở Berlin vào cuối tháng 11-1944.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #215 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2010, 11:09:24 pm »


Himmler đã có nhiều sai lầm lớn trong chỉ huy quân đội nên thất bại càng nặng nề, sự bất lực của hắn càng lộ rõ. Tháng 3, sau khi Poméranie thất thủ, Himmler đã tỏ ra không có khả năng để chỉ huy quân đội. Tình hình chiến sự ở Hungari càng thảm hại hơn. Các cuộc phản công của những sư đoàn thiện chiến S.S do Sepp Dietrich, một cựu binh của chế độ Quốc xã, chỉ huy, cũng không cứu nổi tình thế thảm bại, và Bormann nhìn thấy có cơ hội cho Himmler một đòn quyết định. Những sư đoàn S.S ở Hungari đã bị cấm không được đeo phù hiệu S.S. Tên Sepp Dietrich cùng với toàn bộ các sĩ quan và binh lính của hắn đều phải chịu hình phạt đó, mặc dù những sư đoàn đó chính là niềm tự hào của chế độ Quốc xã và là sự kiêu hãnh của Himmler.

Những sư đoàn kỳ cựu nhất của S.S là Leibstandarte Adof HitlerDas Reich, và sư đoàn Thanh niên Hitzer, có đầy những chiến công, cũng không được mang phù hiệu S.S. Sự tước bỏ danh hiệu tập thể ấy là dấu hiệu sụp đổ của sự nghiệp Himmler. Hắn không được chỉ huy quân đội, không được nắm những công việc quan trọng của cảnh sát trong nhiều tháng. Bormann và cả Hitler lại vẫn giữ thói quen cũ là ra mệnh lệnh trực tiếp cho Kaltenbrunner, trong khi Himmler thực tế đã bị gạt ra khỏi vị trí và hắn không còn được nhận lệnh của Hitler.

“Quốc xã của ngàn năm” như một nhà tiên tri của chế độ Quốc xã đã nói, nay đang sống những giờ phút cuối cùng. Vương quốc của “nòi giống chúa tể” nay chỉ còn là một dải đất nhỏ bé, chật hẹp, mà hàng giờ đang teo dần vào cuối tháng 4-1945.

Sự chiến thắng của Đảng Quốc xã đối với mọi kẻ thù, cũng như Gestapo đã chiến thắng các địch thủ, đã trở thành vô nghĩa. Giữa những đống đổ nát của một thủ đô hùng mạnh, những làn đạn pháo của quân đội Nga trút xuống khu vực nhỏ hẹp trước kia từng kiêu hãnh Unter den Linden.

Ở dưới hầm sâu trong boong-ke, Hitler vẫn tiếp tục ra các mệnh lệnh, nhưng nó không hề đến được các đơn vị đang chiến đấu trong tuyệt vọng. Và thường thì những đơn vị ấy đã bị tiêu diệt hết, không còn tồn tại.

Ngày 10-4, Hitler phải nhượng bộ những lời khẩn thiết của thuộc hạ, cho di chuyển đại bản doanh về cái “ổ đại bàng” (Berghof) và ngôi nhà quân sự của hắn cũng được dời về Berchtesgaden.

Ngày 12, bom rơi trúng phần còn lại của tòa nhà Quốc hội, gây nên một đám cháy lớn.

Ngày 16, Hồng quân Liên Xô chọc thủng phòng tuyến trên sông Oder và ở vùng Lausitz để tiến về Berlin.

Hitler định ngày 20 sẽ rời chuyển bản doanh nhưng rồi hắn lại không đi. Vì đấy là ngày kỷ niệm 56 năm ngày sinh của hắn. Hồng quân Liên Xô đã đến được Lubben, cách Berlin 70 cây số về phía Nam và tiến vào thành phố qua ngả Spreewald. Phía Bắc, quân đội Liên Xô cũng đã đến Orianenburg và chỉ còn cách Berlin 30 cây số.

Trong đêm 20 rạng ngày 21-4, Ribbentrop, Goering và Himmler được sự đồng ý của Hitler, đã rời bỏ đại bản doanh trở về nhiệm sở của chúng. Hitler lần nữa nêu vấn đề chuyển về Berchtesgaden. Lúc này ý đồ bảo vệ “mảnh đất nhỏ hẹp xứ Bavière” đã không thể thực hiện được. Tối ngày 20, buổi tối kỷ niệm ngày sinh, Hitler nói lời cuối cùng qua máy phát tin dự trữ, trong tiếng bom nổ không dứt.

Goering run sợ nghe những lời đó của Hitler khi hắn đang dự sinh nhật Hitler, cùng những chiến hữu kỳ cựu của Quốc xã còn sống cũng đang có mặt ở Berlin: Himmler, Goebbels, Ribbentrop và cả Bormann. Nhưng Goering không có ý định muốn chết. Cái kết cục bi thảm dưới hầm sâu không làm cho hắn quan tâm. Hắn đã chuẩn bị mọi thứ để rời khỏi thành phố. Thời gian gấp lắm rồi. Goering bò ra khỏi boong-ke và trong đêm tối hắn lần về hang ổ nơi đoàn xe chở đồ đạc đang chờ hắn.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #216 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2010, 11:11:38 pm »


Ngay từ đầu tháng 4, Goering đã cho di chuyển đến nơi an toàn những kiệt tác nghệ thuật mà hắn chiếm đoạt ở khắp nơi trên đất Châu Âu. Hai chuyến tàu đặc biệt chở các vật phẩm cướp bóc khổng lồ về Berchtesgaden. Đấy là nơi người vợ thứ hai, diễn viên Emmy Sonnemann và con gái hắn đang ẩn náu. Vài chiếc xe tải chở những hòm xiểng cuối cùng và một chiếc xe chở ban tham mưu đi theo sau chiếc xe của Goering, chạy trốn về phía Nam. Theo đường hành lang nhỏ hẹp giữa hai lực lượng Đồng minh và Liên Xô, đoàn xe của “bọn trung thành nhất với Hitler” cũng đến được Berchtesgaden an toàn trong đêm 21-4. Goering không biết là vào giờ ấy, Himmler cũng đã chạy trốn như hắn, sau Ribbentrop một lúc. Hai tên này cũng như Goering, đã quyết định chơi ván bài cuối cùng. Goering đã coi mình là người kế nghiệp xứng đáng của Hitler. Sau khi thành lập Gestapo, hắn được sự nâng đỡ tận tình của Hitler. Đạo luật ngày 29-6 năm 1941 đã chỉ định rõ Goering là lãnh tụ không chỉ trong trường hợp Hitler chết, mà có thể trong trường hợp nào đấy đã ngăn cản Hitler không thực hành được công việc “ngay cả là tạm thời.”

Tin vào văn bản ấy, tên Goering cảm thấy ngày 23 tháng 4, mọi điều kiện để hắn kế tục sự nghiệp của Hitler đã đầy đủ. Hắn tuyên bố với Keitel và Jodi là khi có cuộc đối thoại hòa bình, thì người xứng đáng nhất để ngồi ở ghế quốc trưởng chính là Goering.

Tướng không quân Keller đến Berchtesgeden ngày 23-4, đã mang những thông tin ấy cho người có liên quan: Goering cho rằng ít ra người ta cũng có thể nói “thời cơ đã đến.” Quân đội Mỹ và Nga đã gặp nhau trên sông Elbe, và Hồng quân đã bố trí xong vòng vây Berlin. Giờ bước lên bậc quyền hành tối cao đã điểm. Mặc dù những hoàn cảnh xung quanh đang diễn ra bi đát, hắn vẫn cảm thấy niềm kiêu hãnh lớn lao dâng tràn.

Hắn triệu tập những tên Quốc xã đang ở Berchtesgaden: tiến sĩ Lammers, bộ trưởng Bộ tư pháp; Philip Bouhler, chánh văn phòng riêng của Hitler; tướng Koller; đại tá Von Brauchitsch, con trai thống chế Hindenburg và là cận vệ thứ nhất của Goering. Tất cả bọn này đều thấy sai lầm của Hitler khi quyết định ở lại Berlin, để giờ đây không còn thực hiện được quyền chỉ huy tối cao. Được sự tán đồng của mọi người, Goering đã gửi cho Hitler bức điện, yêu cầu Hitler giao quyền cai quản toàn bộ chính phủ Quốc xã, với “mọi tự do hành động trong việc đối nội và đối ngoại” cho hắn. Đến 22 giờ, không có sự trả lời nào của Hitler, Goering bèn tuyên bố sẽ “hành động vì toàn bộ lợi ích của đất nước...”

Lúc 22 giờ ngày 23-4-1945, Goering tự cho mình có quyền xứng đáng để thương lượng hòa bình với những người đối thoại, nhưng trái với sự chờ đợi ấy, bức điện phát trên làn sóng đã đến được chỗ Hitler. Bormann nhận bức điện đã trình cho Hitler. Hạn trả lời cho Goering, mà theo Bormann nói, là tối hậu thư. Cũng theo Bormann: khi nhận được bức điện của Goering, Hitler như con thú, giận dữ điên cuồng, chửi rủa Goering là “đồ mạt hạng, tên buôn lậu thối nát.”

Trước 22 giờ một chút, Goering nhận được bức điện ngắn của Hitler cấm không cho hắn có một hành động nào. Đồng thời một đơn vị S.S do tên Frank chỉ huy đã đến nhà Goering để bắt hắn. Đây là hành động cuối cùng của Bormann để loại trừ kẻ thù cũ. Từ chỗ Hitler, Bormann đã gửi bức điện ra lệnh cho đơn vị S.S ở Berchtesgaden bắt ngay lập tức tên thống chế của Quốc xã1, vì tội phản bội.

Vào lúc tên Goering tưởng đạt được đỉnh cao quyền lực, thì vừa lúc hắn thấy rõ cái chết.

Sáng ngày 24-4, khi Goering tưởng phút cuối cùng của cuộc đời hắn đã đến thì tên Kaltenbrunner đưa mắt nhìn những kẻ bị bắt, rồi bỏ đi không nói lời nào. (Những tên cận vệ của Goering đều cùng bị bắt với hắn). Sau đó tên Eigruber cho biết những kẻ chống lại Hitler sẽ bị xử bắn ngay tại chỗ.

Tướng Koller được tự do, đã chọc trời, khuấy nước để cứu Goering. Nhưng đến ngày 29 thì chính Koller cũng bị bắt đưa đến quản thúc trong một lâu đài gần đấy.
____________________________________
1. Để đưa Goering lên vị trí cao hơn các thống chế, Hitler đã phong cho hắn danh hiệu đặc biệt “Thống chế của đại đế Đức Quốc xã”.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #217 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2010, 11:12:44 pm »


Ngày 1-5, sau khi Hitler tự tử vào lúc sáng sớm, Bormann đã gửi tên chỉ huy S.S bức điện, lệnh canh giữ chặt chẽ “những kẻ bị bắt không để cho chúng trốn thoát.” Đó là bản án tử hình dành cho những kẻ bị bắt. Nhưng chiến sự đang thay đổi từng giờ. Quân đội Mỹ có thể đến bất cứ lúc nào và tên chỉ huy đội canh gác S.S cũng không thể canh giữ những tên phản bội để chờ tên thống chế Quốc xã xử tử.

Ngày 5-5, đám lính S.S vui sướng trao những tù nhân vướng cẳng này cho một đơn vị nhỏ S.S khác. Goering được tự do. Hắn đề nghị với Doenitz, kẻ thay Hitler, ý tưởng thương lượng với Eisenhower. Theo bức thư do hắn thảo, hắn không nghi ngờ gì việc tiến tới một “cuộc trao đổi giữa các ông thống chế” (Goering và Eisenhower).

Ngày 6-5 hiệp ước đình chiến được chính thức ký kết vẫn không làm cho hắn tỉnh ngộ. Ngày 8-5 hắn bị bắt khi quân đội Mỹ tiến vào chiếm giữ Brechtesgaden. Tên Goering yêu cầu có một cuộc tiếp xúc với tướng Eisenhower thảo luận về nội dung bức thư của hắn. Và hắn đã hết sức ngạc nhiên khi được tin sẽ bị đưa ra xét xử trước tòa án quốc tế, cùng với những tên chỉ huy đầu sỏ của Quốc xã, bởi tội ác chiến tranh.

Himmler kẻ thay Goering đứng đầu Gestapo, cũng rời Berlin vào tối ngày 21-4. Trong khi Goering chạy về phía Nam với đoàn xe chất đầy các kiệt tác, thì tên Himmler lại chạy về phía biên giới Đan Mạch. Hắn không mong được phép của Hitler, là thử thương lượng với Đồng minh để khôn khéo thoát ra khỏi tình thế khó khăn này. Hắn đã không làm việc đó theo cách ngẫu hứng. Đã từ lâu, Schellenberg sáng suốt hiểu rằng lối thoát của cuộc chiến tranh là không có và số phận nước Đức (nhất là những tên lãnh đạo Quốc xã) chỉ có thể được nhẹ bớt bằng cuộc thương lượng với những người chiến thắng. Từ tháng 8-1944, Schellenberg quản lý tất cả các cơ quan do thám của Đức đã nhận được hàng đống tài liệu từ khắp các nước Châu Âu. Những điệp viên hắn cài ở các nước trung lập biết rõ những phương sách và dự định của quân Đồng minh. Rõ ràng tương lai nước Đức là ảm đạm đối với những người như Schellenberg. Nhưng những điệp viên của hắn lại đã có thể có vài cuộc tiếp xúc, đặt mối liên lạc và tiến hành các cuộc trao đổi qua những người thương lượng bí mật. Schellenberg quyết định cứu lấy mạng sống của mình và để được che chở, đã quyết định lôi kéo Himmler vào “cuộc chơi.” Nhưng Kaltenbrunner nhút nhát đã làm như không biết gì về những hoạt động của Schellenberg.

Trong suốt mùa hè năm 1944, Schellenberg đã đến một khách sạn ở Stockholm để gặp nhà ngoại giao Mỹ Hewitt và qua người này hắn đưa ra một khả năng thương lượng. Dự định đầu tiên ấy diễn ra ngắn ngủi, nhưng Schellenberg đã cho Himmler biết nội dung. Ban đầu Himmler tỏ ra tức giận vô cùng, nhưng sau đó hắn tin rằng những cuộc thương lượng bí mật đó có thể có ích. Schellenberg bắt đầu dùng thủ đoạn xảo trá bên cạnh Himmler. Cuối cùng Schellenberg được phép của Himmler thông qua vài thỏa thuận mà hắn thấy đấy là những đảm bảo chắc chắn cho số phận hắn.

Đầu năm 1945, một điệp viên của Schellenberg, tiến sĩ Höttl, đại diện cho Cục VI ở Vienne theo lệnh của Schellenberg tiếp xúc với tướng Mỹ Donovan ở Berne. Mục đích của những cuộc vận động là đạt được hòa bình riêng với Mỹ và liên minh chống lại Xô Viết. Cuộc liên minh ấy phải được thể hiện trong cuộc chiến tranh ở Đông Âu và nói chung Schellenberg nhằm mục đích tìm kiếm việc che chở, cứu cho đội quân của Rendulic bằng cách cho Mỹ sử dụng chống lại người Nga. Bọn Quốc xã đã có cái nhìn chính xác về thời cuộc và chúng đã liên tục lao vào con đường đó. Mặc dầu Höttl nhiều lần đến Berne nhưng những lời đề nghị của chúng vẫn không được trả lời.

Người ta không biết có phải Schellenberg đã báo cho Himmler biết những cuộc vận động ấy hay chỉ là đưa ra đòn thăm dò.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #218 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2010, 11:15:28 pm »


Cuối năm 1944, người ta đã gợi ý cho Bộ tổng tham mưu Quốc xã khả năng có thể chiếm “phòng ngừa” lấy Thụy Sĩ. Schellenberg khẩn khoản đưa ra những ý kiến về sự bất lợi của nước Đức hiện nay và đề nghị chiếm ngay lấy Thụy Sĩ. Nhưng dự định của Schellenberg bị bác bỏ. Schellenberg liên tiếp có những cuộc “mặc cả quan trọng” ở Thụy Sĩ. Một tên điệp viên của hắn là tiến sĩ Langbehn đã có cuộc tiếp xúc với Đồng minh. Nhưng Müller và Kaltenbrunner thấy những cuộc “mặc cả” ấy là hão huyền nên đã cho mở cuộc điều tra, làm cho Schellenberg phải rút lui khỏi cuộc.

Ngược lại, những người thương lượng tiếp xúc với ông Jean - Marie Musy, nguyên chủ tịch của liên đoàn Thụy Sĩ, lại có được một kết quả khả quan. Trung thành với truyền thống tương trợ của Thụy Sĩ, ông Musy đã cố gắng đạt được việc cho số lớn người Do Thái bị giam giữ ở các trại tập trung được hồi hương. Số phận những người này được định đoạt từ trước: khi quân đội Đồng minh tiến vào nước Đức, họ sẽ bị tàn sát. Tên Himmler đồng ý gặp ông Musy vào lần đầu hồi cuối năm 1944, rồi lần thứ hai vào ngày 12-1-1945 ở Wiesbaden. Hắn chấp nhận trao một số người Do Thái cho phía Thụy Sĩ, coi đấy là địa điểm chuyển giao số người Do Thái “được phép di cư”. Nhưng đổi lại, những tổ chức quốc tế của người Do Thái, đặc biệt ở Mỹ, phải trả số tiền chuộc đáng kể. Cuối cùng, hắn đồng ý trao 1.200 người Do Thái cho Mỹ trong thời hạn hai tuần lễ. Số này là quá ít so với con số hàng ngàn người Do Thái khốn khổ đang chờ chết ở các trại tập trung Đức Quốc xã, có vài trăm người trong số họ đã bị đưa vào phòng hơi ngạt. Đầu tháng 2-1945 chuyến tàu đầu tiên chở người Do Thái đến Thụy Sĩ và các tổ chức quốc tế của người Do Thái phải trả 5 triệu đồng Francs Thụy Sĩ cho Đức, dưới sự giám sát của ông Musy. Báo chí đã lên tiếng về việc này. Có vài tờ báo nước ngoài còn đi xa hơn bằng cách chống lại Thụy Sĩ là đã cho một số những tên thủ lĩnh Quốc xã ẩn náu sau khi chiến tranh kết thúc. Hitler nổi cơn giận dữ khủng khiếp và cấm mọi hành động thả người tù.

Ông Musy mặc dầu tuổi tác đã già (ông hơn 70 tuổi) vẫn cố gắng không mệt mỏi để có thêm những đoàn tàu chở người Do Thái tới Thụy Sĩ. Ông đã bất chấp bom đạn và những mối nguy hiểm khác, vẫn đi lại sang Đức nhiều lần. Cuối cùng ông thỏa thuận được với Himmler là thôi không chuyển người tù Do Thái sang Thụy Sĩ nữa, nhưng phải đảm bảo an toàn tính mạng cho họ khi quân Đồng minh tiến vào nước Đức. Nhưng cũng trong lúc đó những người tù Do Thái bị ném lên các đoàn xe tơi tả hay lèn chặt vào các toa tàu có cặp chì bên ngoài đi qua nước Đức đến các trại tập trung mới. Trong vài trại trung tâm, chúng vẫn ra lệnh thủ tiêu hết những người tù, không chịu để cho họ rơi vào tay quân Đồng minh. Trong khi những người tù khốn khổ này vừa sợ hãi, vừa hy vọng khi nghe tiếng súng chiến đấu đang đến gần họ.

Cũng còn có những sự cố gắng khác của ông Hillel Storch, đại biểu của Hội nghị quốc tế về vấn đề Do Thái, của tiến sĩ Burckhardt, chủ tịch hội Hồng thập tự quốc tế, và của bá tước Thụy Điển là Folke Bernadotte. Những người này đã bí mật thương lượng với Himmler là tên có vai trò hàng đầu để đi đến một kết luận thỏa thuận mang tính quốc tế.

Himmler đã hai lần gặp bá tước Folke Bernadotte vào tháng 2 và đầu tháng 4-1945. Hắn cũng có lời hứa giống như với ông Musy: không cho chuyển các trại tập trung.

Lúc ấy hắn đã chần chừ khá lâu trước khi quyết định đi một bước quá xa. Theo thói quen từ trước hắn vẫn hoàn toàn tuân mệnh lệnh của Hitler, và hắn sợ chơi con bài hai mặt này sẽ bị trừng phạt nặng, khi bị phát giác. Nhưng vào tháng 4-1945, Himmler bị thất sủng, những tên S.S vệ sĩ của hắn đều bị hạ cấp bậc. Hitler chỉ thỉnh thoảng mới tiếp hắn. Những hoàn cảnh đó buộc hắn phải tìm cách tự thoát ra.

Ngày 19-4, Himmler có cuộc nói chuyện rất lâu với bộ trưởng bộ tài chính Schwering Von Krosigk, trong khi đó Schellenberg đang quở mắng bộ trưởng Bộ lao động Seldte. Cuối cùng chúng đi đến thỏa thuận: Hitler phải nhường ngôi vị hoặc phải “biến mất”, và Himmler sẽ thay thế hắn để tiến tới nhanh chóng “một sự hòa bình danh dự”! Những kẻ âm mưu vào giờ cuối cùng đã không thực tế như những tên đi trước. Himmler tưởng rằng có thể thành công, khi bá tước Bernadotte gợi ý trong lần gặp trước đó là nên thay thế vai trò của Hitler vì có tin công khai Hitler đang bị bệnh nặng không thể điều hành đất nước. Sau đó Himmler sẽ ra lệnh giải tán Đảng Quốc xã. Himmler chuẩn bị sẵn sàng cho đòn vũ lực này nhưng hắn vẫn muốn tin rằng quân Đồng minh sẽ chấp nhận thương lượng.

Ngày 21-4, khi rời bỏ bản doanh của Hitler, hắn đến gặp Schellenberg đang chờ để cùng đi đến nhà thương Hohenlychen, vùng ngoại ô Berlin, nơi hẹn gặp bá tước Bernadotte. Himmler hứa sẽ cấm việc di chuyển trại tập trung ở Neuengamme, gần Hambourg, sau đó đề nghị Bernadotte chuyển những ý kiến của hắn cho tướng Eisenhower, và Bernadotte sẽ điều đình để có cuộc gặp gỡ giữa Himmler và Eisenhower.

Bernadotte cố gắng thuyết phục hắn từ bỏ ảo tưởng giữ vai trò chính trị trong nước Đức tương lai. Cuộc tiếp xúc giữa Benadotte với Himmler không có một diễn biến nào tiếp theo. Nhưng Himmler vẫn quyết định bám vào tấm ván cứu mệnh đó. Bernadotte lại đi đến Thụy Sĩ qua Lubeck trước khi đến Hohenlychen.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #219 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2010, 11:18:12 pm »


Himmler dự định cũng sẽ đến gặp họ ở Hohenlychen để trực tiếp đưa ra những dự kiến về việc ngừng các cuộc chiến thù địch một khi hắn loại trừ được Hitler. Schellenberg đến Lubeck để thăm dò tình hình. Nhưng khi Schellenberg đến Lubeck hắn được tin Bernadotte đã qua biên giới Đan Mạch, đến Apenrode ở phía Bắc Flensbourg. Hắn vội gọi dây nói cho Bernadotte và họ hẹn gặp nhau ở Flensbourg, biên giới Đức-Đan Mạch. Ở đây Schellenberg trổ tài ngoại giao thuyết phục bá tước Bernadotte cùng với hắn quay lại Lubeck là nơi mà Himmler cũng sẽ đến. Bernadotte tin rằng chuyến đi về Lubeck chẳng có ích lợi gì, nhưng cũng đã nhận lời Schellenberg. Ngày 23-4 vào lúc 11 giờ tối, cuộc gặp lần cuối đã diễn ra ở tầng hầm của tòa lãnh sự Thụy Điển, dưới ánh sáng của những ngọn nến mờ tỏ, vì Lubeck luôn chịu đựng các cuộc ném bom liên tục của Đồng minh. Tại đây, Himmler đã viết bức thư gửi cho ông bộ trưởng Bộ ngoại giao Thụy Điển Christian Günther, yêu cầu ông này can thiệp với người Mỹ.

Ngày hôm sau, tổng thống Truman chính thức bác bỏ mọi cuộc thương thuyết lẻ tẻ của nước Đức, đập tan mọi hy vọng của Himmler.

Ngày 22-4, hắn được tin Hitler ra lệnh hành hình bác sĩ Brandt, người chuyên chăm sóc sức khỏe cho hắn chỉ vì ông này đã cho vợ đến ở nhờ nhà những người Mỹ. Brandt đã bị bắt giữ ở Thuringe. Đây cũng là nguyên nhân từ đáy hầm boong-ke của Hitler làm cho hắn không còn dám chống lại Hitler.

Dù sao, tên bạo chúa điên rồ, đã gần như bị chôn vùi trong hầm mộ, cũng hiểu rằng mọi hy vọng đã tắt. Ngày 22-4, Hitler đã nói với bọn tay chân: “Cuộc chiến đã thất bại... Tôi sẽ tự tử...” Ngày hôm sau tin tức về sự phản bội của Goering càng làm cho Hitler cương quyết. Được Bormann thúc đẩy, Hitler nổi cơn sấm sét với bọn phản bội và ra lệnh trừng phạt ngay bọn này. Ngày 24-4, quân Đồng minh đã bố trí bao vây xong Berlin. Nhưng tên Hitler vẫn hy vọng vào đội quân Wenck đến phá vỡ vòng vây. Đội quân Wenck chỉ là đội quân “ma” và ngày 27-4 nó không bao giờ còn đến được Berlin.

Sáng sớm, thêm một tai họa nữa làm tăng thêm sự điên dại của Hitler. Tên “anh rể hờ” Fegelein cũng đã bỏ rơi hắn, chuồn khỏi boong-ke. Khi được tin Fegelein đã trốn thoát, Hitler tung mấy tên lính S.S đi truy lùng. Bọn này nhanh chóng tìm ra Fegelein, dẫn hắn về boong-ke như một tù nhân. Ngày 28-4 radio ở hầm sâu vẫn hoạt động, phát đi bản tin của đài B.B.C theo đó thông tín viên của hãng Reuter từ Stockholm đã cho biết về cuộc tiếp xúc của Himmler với bá tước Bernadotte và những dự định đầu hàng của hắn.

Cuộc phản bội của Himmler càng làm cho Hitler nổi con giận dữ, và thúc đẩy hắn đưa ra quyết định cuối cùng. Quân đội Nga đã tiến đến gần quảng trường Potsdamerplatz và chắc chắn sẽ có cuộc tổng tấn công cuối cùng. Để trút hết con điên giận, Hitler đã bắn chết ngay Fegelein trong sân boong-ke, sau đó vội vàng cho gọi một sĩ quan hành chính đến gặp. Trong đêm ấy, hắn làm lễ kết hôn với Eva Braun, vốn đã là người tình của hắn trong nhiều năm; sau đó hắn đọc cho một trong số các nữ thư ký của hắn chép bản di chúc.

Goering và Himmler đã bị gạt bỏ, Hitler viết: “Theo tôi thì Goering và Himmler thiếu trung thực hoàn toàn. Chúng đã làm điều xấu xa đối với dân tộc và Tổ quốc Đức là thương lượng bí mật với kẻ thù qua mặt tôi và không hề được phép của tôi. Chúng còn muốn chiếm đoạt bất hợp pháp mọi quyền hành của nhà nước.” Hai tên này đều bị đuổi ra khỏi đảng, bị tước bỏ mọi cấp bậc, nhiệm vụ và danh dự. Đô đốc Doenitz được chỉ định là người kế tục Hitler với danh nghĩa là chủ tịch Đảng Quốc xã và tổng tư lệnh các lực lượng quân đội Đức.

Trong bản di chúc thứ hai, Hitler đã chỉ định Bormann là người thi hành các điều khoản trong di chúc, giám sát việc thực hiện bản di chúc thứ nhất viết ngày 2-5-1938 là trao toàn bộ tài sản cá nhân cho Đảng Quốc xã, trả một số tiền cho gia đình, người ăn ở và vài bạn bè.

Câu cuối cùng trong bản di chúc thứ hai nói rõ quyết định tự tử: “Bản thân tôi và vợ tôi quyết định chọn cái chết để tránh nỗi nhục của sự đầu hàng hay bị bắt. Mong muốn của chúng tôi là thể xác được thiêu ngay nơi mà tôi đã làm việc hàng ngày trong 12 năm phục vụ dân tộc tôi.”

Vào lúc 5 giờ 30 ngày 30-4, Hitler là Eva Braun cùng nhau tự tử. Hitler bắn một phát đạn vào miệng, Eva Braun uống thuốc độc Cyanure. Theo mong muốn của Hitler, người ta đã khiêng hai xác chết ra giữa sân, đổ xăng và châm lửa. Hitler chết. Goebblels và vợ hắn cũng làm theo Hitler. Theo yêu cầu của hai vợ chồng tên này, một thầy thuốc trong số những người có mặt ở boong-ke đã tiêm thuốc độc cho cả 6 đứa con hắn cùng chết, sau đó Goebbels và vợ hắn yêu cầu một tên lính S.S bắn phát đạn vào sau gáy chúng. Bọn S.S sẵn sàng làm việc này, sau đó cả 8 xác chết được đưa ra vườn, tưới xăng đốt. Lúc ấy vào quãng 21 giờ đêm. Sau đó chúng còn đốt nhiều nơi trong tòa nhà này. Những tên sống sót cuối cùng định lợi dụng đêm tối, vượt qua vòng vây của quân đội Nga. Bormann cũng ở trong số những người này. Hắn đã đánh bức điện tín cuối cùng gửi cho đô đốc Doenitz báo cho biết là hắn đã thoát vòng vây, đến được nơi ẩn trốn, hy vọng sẽ có một chức vụ trong chính phủ mới! Đó là theo hai nhân chứng đã trực tiếp mục kích thấy Bormann muốn tìm cái chết bằng cách vượt qua phòng tuyến của quân đội Nga. Nhưng hai người này đã lui lại. Theo Érick Kempka, cựu lái xe của Hitler nói thì Bormann đã bị quả đạn pháo của quân đội Nga, nổ trúng hàng ngũ bọn chạy trốn, giết chết ngay tên này. Theo tên Arthur Axmann phụ trách đoàn Thanh niên Hitler thì Bormann đã uống thuốc độc cyanure để tự tử, sau khi định vượt qua phòng tuyến quân đội Nga. Cả hai nhân chứng này đều không thể tin được một cách chính xác về cái chết của Bormann. Tòa án quốc tế ở Nuremberg không chấp nhận việc Bormann tự tử và vẫn kết tội hắn. Từ đó, ở mọi xó xỉnh của toàn cầu người ta đã thường xuyên báo về sự có mặt tên Bormann. Năm 1947 người ta lại báo hắn đang có mặt ở miền Bắc nước Ý, ẩn nấp trong một ngôi đền. Một tên S.S đã sống lẩn trốn hai năm ở Lombardie, khẳng định là Bormann đã chết trong ngôi đền ấy và còn chỉ rõ nơi chôn hài cốt của hắn. Cuộc điều tra được tiến hành ngay, nhưng không có kết quả. Nhưng hình như đúng là Bormann đã trốn sang Ý, tìm được nơi ẩn náu, ở đấy một thời gian rồi chuyển sang Nam Mỹ. Sau nhiều năm ở Achentina, hắn chuyển đến Chilê và chết vì bệnh ung thư.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM