Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 03:02:56 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Biên giới Tây Nam - Phần 2  (Đọc 446453 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #530 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2008, 05:31:22 pm »

@ taxang: Tôi chưa nghe tên đơn vị này! Bác nào biết thông báo cho taxang với ! Phú lợi hình như tên một nhà tù thời Diệm thì phải?
Bao tử nhím mà lộn ra làm kỹ thì chỉ có vất đi, sươngvedem ạ! Cây sâm rừng bác dongminhkh nói đến thân mộc hay thân thảo? Cây sâm rừng thân mộc tôi đã gặp trong sư 339. Cây này ở Trường sơn - Tây nguyên mình cũng có. Cánh lính cũ lớp trước truyền khẩu cho đàn em cây thuốc này cứ thế mà sử dụng.

Hành xử bằng súng kiểu Lục vân Tiên như Ha anh, hay như Thịnh đen trung đội tôi thì có nước bị giam gô cổ rồi tống về lao sớm! Còn đấu chưởng tay đôi quân tử với nhau thì cũng thường xuyên. Quyến khợp - dân Quảng ninh, trước là A trưởng đại liên đại 1. Cha lính cũ nầy cậy có chút võ nghệ, giở máu đại bàng không coi ai ra gì. Anh em đang thiếu người, một đêm mỗi thằng gác 2 ca, mỗi ca tiếng rưỡi. Còn hắn ra điều kiện cứ sao Mai lên thì nó mới gác. Lúc đó thì gác xách cái gì? Sáng miẹ nó rồi! Thằng Lễ, thằng Nhạ với bọn đại liên không chịu được kiểu đó lao vào đập hội đồng. Câu chuyện mất đoàn kết đầu đuôi đến tai anh Sơn d trưởng. Anh ấy gọi Quyến khợp lên thách đấu tay đôi. Cả tiểu đoàn bộ đứng xem. Được ba hiệp vờn múa sàng sê thì Quyến khợp bị dính cước hộc máu mũi. Từ đó ngoan ngoãn gác như mọi người cho đến khi ra quân.
Không cứ cán bộ quân sự hay chính trị, anh nào sống có tình, dám chơi dám chịu thì lính nó rất quý. Còn chà đạp miếng ăn hay xúc phạm riêng tư thì có ngày toi lúc nào không biết.

Hỏi thêm bác baoleo một câu nữa. Thế lúc bắt quả tang b2 đang vi phạm kỷ luật chiến trường (nấu cháo gà), hành xử đúng mực thì phải gô cổ cả trung đội đưa lên tiểu đoàn à? he he he! Không được rồi! Bốc cát ném vào nồi? Khốn nạn quá! Vậy thì đúng mực nhất là ngồi xuống, nhỡ rồi thì chúng mày phần tao một chén tộ! Đúng không ạ? Làm chính trị mà không thấu bản chất chiến tranh, không đặt vị thế mình cũng là người lính chiến thì cái chính trị ấy trở nên khô cứng và sáo rỗng. Đã chẳng động viên được ai, đôi khi phản tác dụng như thế đấy!
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Sáu, 2008, 06:00:00 pm gửi bởi Trungsy1 » Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #531 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2008, 06:06:54 pm »

Tụi em hồi bên đó đóng địa bàn thường xuyên làm món này để dành, có phải uống thứ này nhiều bổ sức hay không, nhưng mấy thằng chuyên môn đi tán gái K để .....xả Grin
------------

AAAAA, em nhớ ra rồi, bác Hà Anh lại còn thêm 1 tội nữa là chưa nói về công dụng của đạn AK mà các cô bạn gái K của bác hay uống  Tongue Tongue Tongue
hehe em xin đính chính đó không phải là bạn gái em . Đấy là các nữ doanh nhân chuyên lấy lỗ làm lời . Lính ta có cái gì họ cũng mua tất : cục xà bông , muỗng mì chính , bịch ruốc cá , nylon đi mưa ...Nhiều khi bị tai nạn nghề nghiệp các chị ấy xin đạn AK để lấy thuốc súng uống . EM là em rất ghét loại này vì nó tiếp tay với địch để tiêu hao sinh lực ta . Vừa mới hùn tiền mua 1 kg mì chính quay qua quay lại thì hết đến nỗi sau đó mình phải ôm khư khư vì sơ hở tí là tụi nó rinh đi hết . Cơm ăn với nước muối mà thiếu mì chính thì nuốt hổng dô .
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #532 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2008, 06:08:05 pm »

Các chú, các bác cho cháu hỏi, thời đánh K quân mình có đơn vị nào tên Phú Lợi 1, Phú Lợi 2 không?

Tiểu đoàn 1 Phú Lợi: http://www.baobinhduong.org.vn/detail.aspx?Item=22861

Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #533 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2008, 06:28:30 pm »

Nhớ năm 87 và 88 tụi em nhận lính mới toàn dân giang hồ như Mã lạng , Đồng tiến . Các chú này gây án xong rồi xin đi lính . Về đơn vị các chú vẫn ngang tàng như ở nhà đánh chửi nhau kinh lắm . Em không dám nói nặng chỉ nói anh em qua đến đây rồi thì phải biết đoàn kết thương yêu nhau , muốn xử nhau như ở nhà thì xin mời xách súng ra trảng mà giải quyết ân oán . Chả chú nào dám nhưng vẫn gầm gừ nhau và kênh cả em . Đến khi đụng trận các chú khóc như cha chết cứ gào lên em núp ở đâu anh ơi ? Lúc đó phải túm cổ từng chú một lôi vào vị trí và dặn phải nằm im không được nhúc nhích . Đơn vị vận động lên chổ các chú nằm hứng toàn đạn cuối tầm . Đạn cuối tầm lính cũ còn ngáng huống hồ gì lính mới ...sau trận đầu tiên là các chú tự động ngoan ngoãn như cừu mà còn khen mình tốt bụng thương lính  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #534 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2008, 08:22:00 pm »

VĂN HOÁ ĐỌC - NGƯỜI TA BẮN B.40 NHƯ THẾ NÀO?

Tôi là thằng cũng chịu khó đọc linh tinh. Thượng vàng hạ cám gì cũng đọc tuốt. Thời nhỏ trước khi đi bộ đội, những cuốn sách cho thiếu nhi như chuyện tranh “Sát thát” với minh hoạ của Nguyễn Bích, “Cuộc truy tầm kho vũ khí” của Đoàn giỏi mà các bác hỏi hay yêu cẩu trên diễn đàn. “Timua và đồng đội” của Gaiđa, “Trong rừng thẳm và trên sa mạc” của Sienkiewicz.… tôi may mắn cũng có đọc. Phải nói là thời bao cấp đó kham khổ về đời sống vật chất. Nhưng sách cho thiếu nhi có nhiều cuốn truyện hay. Không có những “Thuỷ thủ mặt trăng”, “Đô rê mon”… với những “Bu.. ù..m!”, “Oặc..!” nổ hoa cà hoa cải. Con trai thì mồm ngoác đến mang tai. Con gái phơi rốn dài đến nửa trang như sách thiếu nhi bây giờ. Kỳ công lục tủ sách, lấy ra những cuốn in trên giấy đen sì, có khi còn dính lẫn sợi rơm của một thời khốn khó. Hít hà cảm động xoa bìa, như gặp một người bạn cũ. Mang ra bảo con thử đọc cuốn này xem sao? Chúng nó ậm ừ, xem chiếu lệ vài trang rồi nhảy vào “Bùm! Bùm!” trên máy tính. Cuốn sách thì lẳng vào gầm bàn. Thu nhận cuộc sống từ mắt, trực tuyến thẳng xuống tay trên bàn phím không cần qua não, như phản xạ không điều kiện. Đúng là mỗi thế hệ một công nghệ khác! Cung phản xạ quá ngắn,! Thời gian đâu mà đọc? Nói gì đến xúc cảm.
Tiếp chuyện đọc không có lại lạc đề. Đến khi đi bộ đội, không còn cơ hội đọc nhiều thì tôi đọc báo Quân đội Nhân dân, Văn nghệ quân đội…Thời đó ở nhà, báo Quân đội Nhân dân và các tờ báo khác thường có giá năm xu. Dân mình thích đọc báo Quân đội vì có nhiều tin chiến sự. Đến nỗi cô bưu điện phố Đồng Xuân bắt người mua báo Quân đội phải mua kèm thêm tờ Nhân Dân. Khi ông cậu tôi (vốn dân hoạ sĩ) phát bực, dứt khoát không chịu mua kiểu bia kèm lạc đó thì cô ấy mắng sa sả:” Thái độ? Anh không đọc báo Đảng à?” Bố này tức quá vặn lại:” Thế báo Quân đội Nhân dân là của Đảng nào?” thì cô bưu điện mới chịu im. Bây giờ trong quân ngũ, báo và tạp chí không phải mua. Hết báo mới thì đọc lại báo cũ. Hết báo cũ thì đọc báo cũ nữa, đọc nghị quyết hay bản nháp biên bản họp quân chính viết tay xin của Bình cò. Kể cả khi đi toilet trên cây me tôi cũng thử đọc mảnh giấy cầm tay xem nó viết cái gì? Nạp vào đầu một thứ, song song với việc tống ra một thứ ở đầu đằng kia. Đồng hoá dị hoá cùng lúc. Có bác nào hay làm như thế không? Khoái phết! Cuối cùng, cả đạo lẫn đời đều rơi tõm xuống nước hay để gió cuốn đi.
 Trong tiểu đoàn tôi, tạp chí Văn nghệ Quân đội được lính ta rất trân trọng. Căn bản nhất là vì nó dày và gọn, giấy lại mỏng, đọc xong làm giấy quấn thuốc rê thì tuyệt, hơn hẳn mấy tờ báo giấy dày, khói đắng. Thứ nữa là các tác giả truyện ngắn. thơ ca trong đó thường cũng xuất thân từ lính, thông cảm với lính nên dễ được đón nhận. Trong đó cũng có nhiều bài thơ, truyện ngắn cũng hay. Nhưng tôi nhớ hồi đó Tạp chí có đăng một câu chuyện về tấm gương một xạ thủ B.40 trên mặt trận Tây nam. Anh ấy tên là Lê Phương Liên gì đó! Có đôi mắt nhung như nước hồ thu đẹp thôi rồi! (Tả lính như thế thì chết mẹ người ta). Khi bị thương vào mắt phải, địch vẫn xông lên. Anh ấy chuyển súng sang vai trái nhằm bắn. Bất kể lỗ chích khí trên thân súng B.40 sẽ làm mù nốt con mắt còn lại. Chuyện này về sau còn được cải biên thành câu chuyện truyền thanh sáng Chủ nhật, phát trên đài cho lính nghe. Âm nhạc vĩ cầm da diết lắm, chêm giữa các đoạn hồi tưởng phục hiện. Chắc các bác cựu binh ở đây có nghe rồi…Thú thật tôi đếch tin chuyện này! Nghe cứ tức anh ách! Nó gần như xúi người ta hy sinh vô nghĩa mà không dạy cách người ta chiến thắng. Như thế không phải là người lính chân chính! Anh Nhương nghe chuyện, gãi sồn sột rồi bình phẩm:”Mẹ cái thằng ngu gì đâu!”
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Sáu, 2008, 10:00:16 pm gửi bởi Trungsy1 » Logged
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #535 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2008, 09:11:25 pm »

May cho anh có anh Nhương chia sẽ, còn tôi ở ngay Ban chính trị E, một ổ lúc nhúc tòan những chính ủy! Tôi thường xuyên bị "chỉnh huấn" vì phản đối cái lối "tuyên truyền phản tuyên truyền" rẻ tiền kiểu đó. Nhưng bù lại tôi có sách báo đọc thoải mái, đọc trước thiên hạ, không chỉ 3 tờ "truyền thống" mà còn có Sài Gòn Giải phóng, Phụ nữ TP HCM. Sướng! Có điều, không hiểu sao, cứ nói tới tờ VNQĐ, tôi lại nhớ nhà thơ Vương Trọng, dù giờ tôi không nhớ một câu thơ nào của ông, nhưng quả ông đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng tốt đẹp về một nhà thơ mặc áo lính
Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #536 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2008, 09:17:47 pm »

Có điều, không hiểu sao, cứ nói tới tờ VNQĐ, tôi lại nhớ nhà thơ Vương Trọng, dù giờ tôi không nhớ một câu thơ nào của ông, nhưng quả ông đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng tốt đẹp về một nhà thơ mặc áo lính
------------------------------------------------------------
        
Nằm võng không có gối, vẫn êm
Không trở mình, suốt đêm không mỏi
Nằm ngoài trời mà nắng sương không tới
Bởi cây rừng biết chiều ý ta.
Nằm võng nhiều khi đỡ phải đi
Lúc trú quân, ném chia nhau điếu thuốc
Đạp chân vào cây, võng chao ra mấy thước
Châm thuốc rồi, khói theo võng đung đưa.
...

 Grin
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #537 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2008, 09:21:59 pm »

Tại sao không giơ lên đầu hoặc kẹp nách mà bắn nhỉ ? Đánh đấm thế thì còn thua mấy con Pốt vén xà rông bắn B liên thanh . Máy móc quá chỉ tổ thiệt thân . Thằng bạn chung quân trường của em khi đụng trận đầu tiên thấy 1 thằng địch vác B40 xông lên , nó rất bình tĩnh làm đúng các yếu lĩnh kề vai áp má nín thở và ...thằng địch bóp cò trước tiễn nó về 7E luôn  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
DucAnh
Thành viên
*
Bài viết: 78


« Trả lời #538 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2008, 09:50:26 pm »

cho tôi hỏi một chút ,các sư đoàn của Pôn PỐt lúc bấy giờ có bao nhiêu người,có phải là khoảng 7-8000 quân ko. Các cố vấn TQ tại CPC trong tình thế bị tiến công chẳng lẽ lại ko đưa ra sáng kiến gì hay sao mà chúng ta thắng oanh liệt vậy,bác nào cho tôi biết về các kế hoạch,chiến thuật mà cố vấn TQ giúp PônPốt với.
Logged
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #539 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2008, 09:59:07 pm »

Tại sao không giơ lên đầu hoặc kẹp nách mà bắn nhỉ ? Đánh đấm thế thì còn thua mấy con Pốt vén xà rông bắn B liên thanh . Máy móc quá chỉ tổ thiệt thân . Thằng bạn chung quân trường của em khi đụng trận đầu tiên thấy 1 thằng địch vác B40 xông lên , nó rất bình tĩnh làm đúng các yếu lĩnh kề vai áp má nín thở và ...thằng địch bóp cò trước tiễn nó về 7E luôn  Grin
Uầy...! Cái nút chính là đôi mắt đẹp tác giả đã tả kỹ ở đoạn đầu câu chuyện về anh ấy đấy ông ạ! Kẹp nách hoặc giơ lên đầu bắn như ông thì làm sao có cơ hội hiến dâng nốt con mắt còn lại? Còn hai con mắt thương người một con. Nhà văn ép sống ép sượng người ta vào cái tình thế hiến mắt để diễn đạt tình yêu đất nước ấy mà! Mặc dù nó thậm vô lý! Ông cứ théc méc chuyện này thì đúng là hai lúa cưa lựu đạn. Thích lắm! Đét phải "nhà văn" rùi!
Ha anh đang viết chân thành cuốn hút và đậm duyên như thế thì nhớ đừng có phịa nhé! Không lại khối thằng mù dở! He he he
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Sáu, 2008, 10:01:43 pm gửi bởi Trungsy1 » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM