Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:04:25 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Biên giới Tây Nam - Phần 2  (Đọc 446009 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #220 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2008, 06:15:40 pm »

Ngày 30/12/80
Năm giờ sáng dậy. Vệ sinh cá nhân và ăn sáng gói gọn trong nửa tiếng. 5h30 đến lán kho mở ba lô trút gạo vào, buộc chặt và lên đường. Đội hình hàng một, hai thằng một súng, cứ bám nhau mà đi. Bắt đầu leo núi. Núi ở đây không dốc như U Răng nhưng rừng trên núi rất dày. Con đường tải gạo là con đường lính F339 mở ra đi từ trung đoàn bộ (Khu 5 Nhà) xuống các tiểu đoàn. Một con đường quả là đặc biệt. Nó giống như một đường hầm bí mật chui ngoằn ngoèo giữa tán rừng nguyên sinh tối thẫm. Những cành cây nhỏ xoè ngang chắn lối chúng nó không chặt mà uốn vào rất khéo để nguỵ trang, tránh địch phát hiện. Lòng đường chỉ rộng 70 cm, đi không khéo thì túi cóc ba lô mắc cây bên cạnh ngay. Con đường đóng lại ban đêm và mở ra ban ngày. Nói thế vì cứ đêm xuống là tổ chốt khoá đường lại bằng các quả mìn dày đặc gài cả hai đầu đường. Sáng hôm sau, có đoàn đi thì bọn nó lại ra gỡ. Chúng nó nói địch cũng có những con đường riêng như thế. Hai bên rình rập lần mò tìm dấu vết những con đường của nhau. Đã phát hiện thì tổ chức phục kích, cài mìn là ăn chắc. Vậy nên yếu tố bí mật được đặt lên hàng đầu. Một trung đội sư bạn trang bị đầy đủ đi đầu gỡ mìn và dẫn đường, mở đường. Một trung đội đi sau rốt chặn hậu. Còn “ lừa ngựa và các nhà bác học đi vào giữa!” (Bonaparte). Leo được chừng 2h đồng hồ thì dừng lại nghỉ. Phải hạ ba lô nghỉ ngay trên mặt đường cũng theo hàng dọc. Đi lại lộn xộn tràn qua vệ là có thể ăn mìn ngay. Tôi ngồi sau, xin anh Ky ngồi trước cách mấy hàng hơi thuốc rê. Chuyền qua mấy ông trung gian, đến mình chỉ còn cái tóp cũng phải ngậm cười, không dám chen lên để lục bồng. Một quãng nữa lại bắt đầu leo xuống. Đi giữa lòng suối cạn đầy đá mồ côi, to như con heo màu trắng. Nước lạnh buốt trong vắt chảy riu riu qua các khe đá. Hai bờ thành suối dựng đứng, cao khoảng dăm chục mét và cách nhau bằng nửa chừng đó khoảng cách. Thành ra, đi giữa lòng suối nhìn lên trông cực kỳ ngợp mắt. Giống như những nứt gãy đoạn tầng địa chất hùng vĩ bang Colorado Mỹ quốc mà chúng ta xem trên TV. Mấy cái lán chốt lính mình dựng ngay trên bờ thành, nhỏ xíu như những tổ chim. Không chốt ở đó, nó chỉ lăn đá xuống không thôi cũng chết ráo. Đoạn lòng suối cạn nguy hiểm đó dài khoảng 1 km, ai cũng cố đi thật nhanh. Lên khỏi lòng suối là đến kho trung gian. Chúng tôi trút gạo tại đó, ăn cơm vắt xong là vội vã trở về.
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Năm, 2008, 06:24:19 pm gửi bởi Trungsy1 » Logged
hoaimai
Thành viên
*
Bài viết: 31



« Trả lời #221 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2008, 06:39:02 pm »

Bác trungsy1 viết hay lắm! Cám ơn bác!
Logged

GIÓ SÁNG
liua
Thành viên
*
Bài viết: 93


« Trả lời #222 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2008, 06:43:32 pm »

Cảm ơn TS1 và các CCB.ngày nghỉ các bác phải đi thăm hỏi họ hàng,dẫn vợ con đi chơi hoặc đi nhậu nhẹt thư giãn với bạn bè mà vẫn dành thời gian viết hồi ức cho các em,các cháu.
 Mong các bác CCB chiến trường tây nam tham gia 4rum này,từ bắc vào nam có dịp gặp nhau.Hàn huyên,tới bến và nhớ lại thời trai trẻ và những người bạn,vẫn còn hoặc đã mất.
Logged
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #223 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2008, 10:33:55 pm »

Hoaimai với liua !
Tôi vẫn nhớ như in bài học thuộc lòng trong sách Tập Đọc, thời đi sơ tán xa Hà nội vì bom Mỹ:

Em theo cha về đây
Không cửa chớp nhà xây
Lớp học ngôi đình cũ
Gió đồng thoảng hương bay.
Thầy bạn chưa hề quen
nhìn ai cũng hiền hiền
Nụ cười trên môi nở
Tình thương vỗ về em.
Em biết nhiều điều mới
Xuân về thơm hoa bưởi
Ngô vẫy gió phất cờ
Ruộng bậc thang trên dưới.
Em kể chuyện thủ đô
Tả dinh của Bác Hồ
Nhà máy cao khói toả
Bạn nghe mắt say sưa.
Mái đình vang tiếng học
Lúa đồng thơm bát ngát
Chống Mỹ xa Thủ đô
Em vẫn cười vẫn hát.


Ở đất nước xa lạ ấy, trong thời gian ác liệt ấy, tôi hay nhớ về tuổi thơ của mình, về Hà Nội hay nơi sơ tán. Còn bây giờ, tôi lại hay nhớ về đời lính ấy, miền rừng ấy...Hình như  bao giờ tôi cũng vừa đi vừa ngoái lại đằng sau nên hiện tại thường hay bị vấp. Hề gì! Khai quật tâm hồn, cụ thể nôm na hơn là tim đen, bản ngã cũng là một tìm hiểu nhọc nhằn phết! Anh có thể hoàn toàn khoả thân thể xác giữa đám đông? Khó! Nhưng có thể! Còn khoả hồn? Chắc cố gắng lắm cũng chỉ được một phần mà thôi. Một phần do sợ hãi, hoặc lo lắng? Đúng! Vì phần hồn mong manh và dễ bị tổn thương hơn phần xác. Nhưng phần lớn là do đã hiểu hết mình đâu mà khoả? Cái đáng cởi thì lại không mở. Cái đáng cất thì lại phơi bày. Nhìn về đằng trước chưa thấy, nhưng ngoái lại đằng sau thì ít nhất thấy vết chân mình. Tìm mình "hơi bị" khó thì phải ? Chắc chục năm nữa, tôi sẽ lại nhớ về ngày Chủ Nhật này!
Một ngày Chủ nhật, không có ai, không thư giãn...và ngoái lại! Cái tôi bây giờ nhìn cái tôi trong quá khứ, không hề phân tâm...
"Ngày Chúa nhật buồn. Nằm trong căn gác quạnh hiu..."
Viu viu viu...! Oành...! Grin
Mai lại đi! Chậm bài hai hôm vậy. Cảm ơn các bạn đã chia sẻ!

Logged
KingGattuso
Thành viên
*
Bài viết: 35


« Trả lời #224 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2008, 11:55:55 pm »

@Trungsy1:
Muốn hỏi bác mấy chuyện nhỏ, nhờ bác giải thích giúp nhé. Thời đánh Pốt, lính mình có mặc quân phục lúc đánh trận không?( Em đọc một vài tư liệu thấy hồi đánh Mĩ bộ đội ta thường mặc quần đùi, áo thường cho dễ ngụy trang và cơ động). Lính Pốt thì hay mặc đồ gì hả bác? Những năm 88~90 thanh niên Hà Nội hay mặc bộ kaki xanh lét bo gấu, vải láng thường gọi là bộ xi Polpot, ko biết lính Pốt nó có mặc cái bộ xanh kiểu đó không?
Cả quá trình đánh Pốt bên K, chắc nhiều lần bắt được tù binh người Miên, có khi nào tóm được tù binh là cố vấn ... không hả bác ?
Em có đọc trên này có thấy đồng đội của bác bị tèo bởi không quân Pốt, em thắc mắc là không quân Pốt vẫn tồn tại ở K hay phải dạt sang bên Thái Lan ạ ?
Sau 79, có khi nào Pốt tổ chức những chiến dịch phản công có quy mô lớn phối hợp Tăng + pháo+ không quân vào quân ta ko ạ ?
Cảm ơn bác
-----------------------------------------------------------
 Nhắc nhở lần 1 về cách gọi tên các quốc gia, vùng lãnh thổ,...
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Năm, 2008, 07:06:38 pm gửi bởi dongadoan » Logged
hoaimai
Thành viên
*
Bài viết: 31



« Trả lời #225 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2008, 12:13:29 am »

Bác trungsy1,lethaitho,danngoc,tran479,phuni56...!
Bọn em ra ngoài có được người ta biết tới cũng bởi vì Tổ quốc của chúng em có Hồ Chí Minh,Võ Nguyên Giáp,có Bộ đội cụ Hồ...
Đáng sợ nhất là chiến tranh,đau thương nhất là cái chết,và sự hi sinh lớn nhất là hi sinh cho đất nước mình,nhân dân mình.Dù muốn hay ko,các bác-những người lính chiến đã luôn luôn ở nơi tuyến đầu của chiến tranh,cái chết và sự hi sinh đó.Em đọc được điều này trong hồi kí của các bác.Đó là lí do em bảo em trai,em gái em đọc hồi kí cùng em.Đọc để học cách làm người mạnh mẽ từ trong tâm hồn mình,để lại có cái cảm xúc hay hay gọi là lòng tự hào dân tộc,và học về sự hi sinh.
Khai quật tâm hồn mình,nơi vốn đã phải chứa một thời kì dữ dội của bom đạn chắc ko phải là việc dễ dàng cho các bác!Bộ đội cụ Hồ mà,có bao giờ chọn lựa những công việc dể dàng cho riêng mình đâu. Smiley Smiley
 
Logged

GIÓ SÁNG
hoaimai
Thành viên
*
Bài viết: 31



« Trả lời #226 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2008, 12:36:37 am »

Bác trungsy1! Người cầm bút viết( bi giờ là bấm computer rùi nhỉ) có khi viết ra rồi mà vẫn chưa thoải mái vì cảm thấy mình ko nói được thứ mình muốn nói.Em thử mạn phép mách bác thế này:lúc ấy bác hãy chậm rãi đọc lại những điều bác vừa viết,có lẽ bác sẽ cảm thấy hài lòng hơn đấy.Bởi vì bác thật sự viết rất tuyệt.

Em cũng nghĩ là khỏa thân thể xác dễ hơn là khai quật tâm hồn.Bởi vì cơ thể bác có phì nhiêu mấy thì cũng chỉ có từng ấy cân nặng thôi Grin Grin Grin,nhìn cái biết liền Shocked Shocked Shocked.Còn tâm hồn thì rộng lắm,đi từ Việt sang K,từ người còn đến người đã ngã xuống,từ thời chiến đến thời bình...nên khó mà khỏa hết được.Thế mới hay bác ạ.Khỏa hết liền thì lấy đâu ra hồi kí cho anh em đọc bây giờ.Bác cứ gợi mở dần dần,hết cái hồi kí này thì đến cái khác bác nhá! Grin Grin Grin.Mong bác lắm lắm.
Logged

GIÓ SÁNG
liua
Thành viên
*
Bài viết: 93


« Trả lời #227 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2008, 01:10:19 am »

Anh Tùng ơi.Hoài cổ nhiều là dễ buồn lắm nhé.Chịu khó ra phố nhậu nhẹt với bác Thọ,ngắm phố phường một chút nhé.Khi nào về Hn em xin các anh cho em 1 chân điếu đóm,bưng bia. Grin
 Anh nói đến sơ tán làm em nhớ đến bà già.Ngày xưa 1972,ông già sơ tán Sơn Tây.Một mình bà già theo cơ quan về sơ tán Thạch thất,Hà tây đèo theo 2 ông con trai 7t và 3t trên xe đạp.Kèm theo nồi niêu,xong chảo,gạo mắm...dọc đường còn chạy máy bay.Lúc nó đánh mạnh nhất thì lại đang ở Hn..hê hê.
 Đừng buồn anh nhé.
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #228 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2008, 09:02:39 am »

Em theo cha về đây
Không cửa chớp nhà xây
Lớp học ngôi đình cũ
Gió đồng thoảng hương bay.
Thầy bạn chưa hề quen
nhìn ai cũng hiền hiền
Nụ cười trên môi nở
Tình thương vỗ về em.
Em biết nhiều điều mới
Xuân về thơm hoa bưởi
Ngô vẫy gió phất cờ
Ruộng bậc thang trên dưới.
Em kể chuyện thủ đô
Tả dinh của Bác Hồ
Nhà máy cao khói toả
Bạn nghe mắt say sưa.
Mái đình vang tiếng học
Lúa đồng thơm bát ngát
Chống Mỹ xa Thủ đô
Em vẫn cười vẫn hát.

Hê hê, cám ơn bác trungsy1!

(Đình làng Cự Đà 68-69)

PS: Bác có vẻ triết nhỉ! Hôm nào bác kiếm cuốn "Thế giới của Sophia" đọc xem, em đọc chả hiểu mấy!
Logged
songvedem
Thành viên
*
Bài viết: 129



« Trả lời #229 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2008, 04:45:17 pm »


@Trungsy1:
Muốn hỏi bác mấy chuyện nhỏ, nhờ bác giải thích giúp nhé. Thời đánh Pốt, lính mình có mặc quân phục lúc đánh trận không?( Em đọc một vài tư liệu thấy hồi đánh Mĩ bộ đội ta thường mặc quần đùi, áo thường cho dễ ngụy trang và cơ động). Lính Pốt thì hay mặc đồ gì hả bác? Những năm 88~90 thanh niên Hà Nội hay mặc bộ kaki xanh lét bo gấu, vải láng thường gọi là bộ xi Polpot, ko biết lính Pốt nó có mặc cái bộ xanh kiểu đó không?
-------------------

Hôm trước em cũng hỏi bác Trung Sy rồi nhưng bác ấy nói không biết. Hà Nội thời sau bộ Xi giấy Polpot còn có mốt mặc cái áo phông mầu đen cộc tay không cổ có chữ UNTAC mầu trắng (UNTAC là lực lượng liên hợp quốc đóng tại K để bảo vệ và tổ chức bầu cử sau khi VN rút về).
Áo xi giấy Polpot có đặc điểm là cái đai rút áo ở 2 bên không phải cài khuy hay buộc mà có 2 vòng sắt mạ để rút đai áo.
Tiện thể, các bác có nhớ thời sau đó có mốt quần bom và đi hải xảo (giầy tầu) ở Hà Nội không. Buồn cười 1 cái là hồi sang Nhật em thấy cái quần bom đó là của hội móc cống (và những công việc bẩn thỉu khác) và kéo xe tay (du lịch)
Logged

Bỏ lại sau lưng nước mắt nhạt nhòa dĩ vãng
Bỏ lại sau lưng nỗi đau làm tim ta tan nát
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM