Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 07:00:22 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đặc khu Rừng Sác  (Đọc 114684 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #80 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2010, 06:39:10 pm »

Đền thờ liệt sĩ và tượng đài đặc công Rừng Sác xây dựng năm nào, ở đâu xin cho biết ý nghĩa của trang đài này?

Với tất cả lòng biết ơn các chiến sĩ đã hy sinh thân mình cho Tổ quốc trong các cuộc chiến tranh giải phóng, một đền thờ liệt sĩ bề thế, uy nghiêm được dựng lên trên vùng Nhơn Trạch, Đồng Nai. Địa điểm chính tại Long Thọ giáp ranh với Phước An là 2 xã anh hùng. Đây cũng là địa bàn cửa ngõ bước vào chiến khu Rừng Sác năm xưa, mà Bà Bông từng một thời mệnh danh là "thủ đô giải phóng" đối diện với Nhà Bè, nơi đứng chân của Đoàn 10 Rừng Sác điều nghiên và tấn công vào kho tàng, sào huyệt giặc...
Đền Nhơn Trạch là một công trình kiến trúc hoành tráng (tựa như đền Bến Dược - Củ Chi) tọa lạc trên 20.000m2, khánh thành ngày 1-9-1999. Từ cổng tam quan vào có nhà bia khắc chữ vàng. Bên phải là tượng đài đặc công Rừng Sác cao 9m trên hồ nước rộng 825m2.


Trong chính điện khắc tên 80 bà mẹ Việt Nam anh hùng của huyện Nhơn Trạch và hơn 2000 liệt sĩ của 30 tỉnh, thành phố, trong đó có 800 liệt sĩ Rừng Sác. Ngày 31-8-1999, đông đảo cán bộ lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, huyện Nhơn Trạch, Trung đoàn 10 và đồng bào trong vùng đã làm lễ rước vong linh liệt sĩ Rừng Sác về đền Nhơn Trạch.

Tượng đài "Đặc công Rừng Sác là ý tưởng của nhóm tác giả trong Hội Văn học - nghệ thuật tỉnh Đồng Nai gồm: Thanh Thanh, Lê Bá Ước, Sĩ Nguyên.

Trên mặt nước, một cuộn sóng cao nói lên sự khắc nghiệt của thiên nhiên Rừng Sác. Nó còn là ngọn sóng thần kỳ bất khuất tiều biểu khí phách kiên cường của quân và dân Rừng Sác và các chiến sĩ đặc công quả cảm. Trên ngọn sóng là hai chiến sĩ đặc công ôm mìn lao vào tàu giặc, vung nắm tay với quyết tâm cảm tử và niềm tin chiến thắng, mang dáng dấp hiên ngang của Quang Trung Nguyễn Huệ từng nhận chìm hàng trăm tàu giặc ở cửa biển Đông... của Yết Kiêu trên Bạch Đằng Giang.


Bị nhận chìm dưới "chân ngọn sóng" là hình chiếc tàu của bọn xâm lược (chỉ còn nhô lên phần mũi cùng chiếc mỏ neo) song song với đầu con cá sấu đang nhe hai hàm răng hung dữ...
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #81 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2010, 06:39:59 pm »

Đoàn 10 đặc công Rừng Sác hiện nay còn tồn tại không?

Đoàn 10 Rừng Sác được thành lập từ đầu năm 1966 cho đến ngày 30-4-1975 coi như đã hoàn thành sứ mạng chiến đấu giữ vững vùng căn cứ Rừng Sác, bàn đạp trọng yếu phía nam Sài Gòn.


Tuy nhiên, sau hòa bình lập lại trong điều kiện nhiều phức tạp về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, Đoàn 10 vẫn đứng nguyên vị trí bảo vệ vùng cửa ngõ phía đông nam thành phố.


Tháng 4-1976, Trung đoàn 10 đặc công được tách khỏi Đoàn 27 đặc công của Miền về sát nhập trực thuộc Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh. Đơn vị có nhiệm vụ chiến đấu trên sông và ven biển, đảm nhiệm các địa bàn Cần Giờ, Nhà Bè, sông Lòng Tàu, Đồng Tranh, Soài Rạp...; biên chế gồm 3 tiểu đoàn với quân số trên 700 cán bộ, chiến sĩ, trang bị 33 tàu, xuồng (nhưng 67% đã hư hỏng).


Năm 1979, 1 đại đội pháo của Trung đoàn 10 tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia.

Phát huy truyền thống đơn vị anh hùng, cán bộ chiến sĩ trung Đoàn 10 lập nhiều thành tích trong xây dựng và sẵn sàng chiến đấu, đặc biệt đã bắt được nhiều toán vượt biên trái phép, phát hiện và phối hợp với đơn vị bạn và địa phương bắt nhiều tổ chức nhen nhóm phản động chống phá cách mạng, thu nhiều vũ khí, tiền bạc, hiện vật có giá trị...


Từ khi thực hiện đổi mới công tác quân sự trong công cuộc đổi mới chung của đất nước, Trung đoàn 10 chuyển sang làm nhiệm vụ quản lý quân dự bị động viên. Tuy quân số ít (chỉ có bộ khung chỉ huy và cơ quan) nhưng trung đoàn vẫn cố gắng nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ, xây dựng lực lượng tại chỗ, củng cố khu vực phòng thủ trên địa bàn trọng yếu, góp phần giữ vững ổn định một thành phố lớn có tầm chiến lược quan trọng đối với cả nước và khu vực trên bước đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #82 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2010, 06:40:24 pm »

Xin cho biết mức độ tàn phá của chiến tranh đối với Rừng Sác, do Mỹ, ngụy gây nên?

Như ta đã biết Rừng Sác - Cần Giờ là căn cứ cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, là bàn đạp của lực lượng vũ trang nhân dân tiến công các mục tiêu quân sự của địch sát trung tâm đầu não chiến tranh của chúng và khống chế đường thủy của giặc từ cửa Cần Giờ vào Sài Gòn. Do đó khu ngập mặn Rừng Sác - Cần Giờ phải hứng chịu sự đánh phá, hủy diệt của kẻ thù, chủ yếu là bom đạn và chất độc hóa học.


Cho đến tháng 4-1975, rừng ngập mặn Cần Giờ bị hủy diệt hoàn toàn. Theo tài liệu tổng kết chiến tranh, vùng Rừng Sác - Cần Giờ từ năm 1962 đến năm 1971, Mỹ rải 4.000.000 lít chất độc hóa học khai quang, bình quân mỗi ha rừng 56 lít, 42.000 ha rừng bị phá hủy gần 100%. Đến năm 1977, Rừng Sác vẫn còn trơ trụi, thảm thực vật, động vật dưới tán rừng, các loài thủy sinh biến mất; hệ sinh thái môi trưởng bị biến đổi nghiêm trọng. Mặt khác, do sức ép về dân số và kinh tế sau chiến tranh, tài nguyên rừng càng thêm cạn kiệt... dăn đến diện tích đất thoái hóa ngày càng tăng, nước mặn lấn sâu vào nội địa; nhiều nguồn giống loài thủy sản, thú rừng, chim muông... mất nơi sinh sống. Hiện tượng xói lở bờ biển, bớ sông diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh. Đời sống dân nghèo vùng biển càng thêm khó khăn.


Sau chiến tranh, huyện Cần Giờ có 8.651 hộ với 52.491 người thì có 2512 hộ nạn nhân chiến tranh với 12.479 người. Ở thành phố Hồ Chí Minh, nếu như sự hủy diệt về bom Củ Chi đứng hàng đầu thì Cần Giờ đứng thứ nhất về chất độc hóa học khai quang.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #83 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2010, 06:40:54 pm »

Huyện Cần Giờ được tuyên dương Anh hùng lúc nào? Trong huyện có mấy xã được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang. Có bao nhiêu bà mẹ Việt Nam anh hùng?

Vốn mang nặng lòng yêu nước, trong cuộc cách mạng Tháng 8 lịch sử, nhân dân Cần Giờ đã vùng lên hưởng ứng thới cơ khởi nghĩa, giành lấy chính quyền. Trong 9 năm chống thực dân Pháp (1945-1954) quân và dân Cần Giở ra sức xây dựng lực lượng, đóng góp sức người sức của, chịu đựng gian khổ bảo vệ vùng giải phóng và tiến công tiêu hao, tiêu diệt địch trên đất liền và dưới nước.


Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) đầy thử thách gian lao, ác liệt, hi sinh to lớn, lực lượng vũ trang khống chế một trong những tuyến đường thủy quan trọng của Mỹ - ngụy ở miền Nam, đánh phá nhiều căn cứ, kho tàng chiến lược của địch, góp phần vào thắng lợi vẻ vang giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.


Đã tiêu diệt và làm bị thương 7000 tên địch, đánh chìm và cháy trên 80 tàu thuyền các loại, trong đó có gần 300 tàu trọng tải 7 ngàn tấn đến 15 ngàn tấn, bắn rơi và bị thương gần 100 máy bay, thiêu hủy 250 triệu lít xăng dầu...


Với những thành tích nổi bật, lực lượng vũ trang và nhân dân Cần Giờ đã được tặng thưởng 10 huân chương các loại. Ngày 28-4-2000, được Đảng và Nhà nước tuyên dương đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Hai xã được tuyên dương anh hùng là Lý Nhơn (20-12-1994), Cần Thạnh (30-8-1995). Toàn huyện được tuyên dương 28 bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #84 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2010, 06:41:13 pm »

Xin cho biết về một bà mẹ Việt Nam anh hùng tiêu biểu của huyện Cần Giờ?

Trong 30 năm kháng chiến chống xâm lược, giải phóng đất nước, biết bao bà mẹ ở Cần Giờ đã thầm lặng hiến dâng chồng con cho Tổ quốc. Trong số những bà mẹ Việt Nam anh hùng được Đảng và Nhà nước tuyên dương, có cụ Phan Thị Lâu và má Đoàn Thị Thê là hai mẹ con của một gia đình 6 liệt sĩ Đây là một trường hợp khá đặc biệt ở Thành phố Hồ Chí Minh.


Má Đoàn Thị Thê quê ở Cần Thạnh là con thứ hai một gia đình có 15 anh em, cha mẹ đều tham gia kháng chiến và đã qua đời. Riêng cụ Phan Thị lâu (bà mẹ Việt Nam anh hùng) mất cách đây hơn một chục năm. Trong nhà trên bàn thờ có 6 liệt sĩ: Đoàn Văn Quang, Đoàn Văn Lực, Đoàn Thị Hồng Vân, hy sinh các năm 1968, 1970, 1971, Lê Văn Trung (chồng má) và hai con: Lê Văn Vinh và Lê Thị Lọt hi sinh các năm 1962, 1973.


Nỗi đau chồng chất lên cuộc đời người mẹ, nhưng má Đoàn Thị Thê vẫn sống và cưu mang cách mạng như biểu tượng của lòng nhân nghĩa, đức hi sinh của những bà má Rừng Sác anh hùng.  
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #85 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2010, 06:42:36 pm »

Cần Giờ có một thời gian mang tên Duyên Hải, sau được đổi lại như cũ. Hiện tại Cần Giờ có bao nhiêu xã? Đặc điểm địa lý có gì khác truớc?

Trước ngày gỉai phóng (4-1975) Cần Giờ thuộc tỉnh Biên Hòa (lúc này chưa có tỉnh Đồng Nai) gồm 12 xã: Thạnh An, Tân Thạnh, Cần Thạnh, Long Thạnh, Đồng Hòa, Lý Nhơn, An Thới Đông, Bình Khánh, Tam Thôn . Hiệp, Phú Hữu, Phước Khánh và Long Sơn.


Tháng 2-1978, Cần Giờ chuyển từ tỉnh Đồng Nai (lúc này hợp 4 tỉnh lại: Biên Hòa, Long Khánh, Bà Rịa, Vũng Tàu) về Thành phố Hồ Chí Minh và mang tên mới: Duyên Hải. Đến ngày 18-12-1991, trở về tên cũ Cần Giờ như hiện nay, với tổng diện tích 70.415.595 ha, dân số 59.676 người, gồm 7 xã - 33 ấp:

1 - Xã Cần Thạnh

2- Xã Long Hòa

3- Xã Thạnh An

4- Xã Tam Thôn Hiệp

5- Xã An Thới Đông

6- Xã Bình Khánh

7- Xã Lý Nhơn

Như vậy so với trước năm 1975, Cần Giờ hiện nay bớt đi 5 xã do chuyển về các địa phương Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Từ khi Cần Giờ chuyển về Thành phố Hồ Chí Minh, được sự quan tâm của lãnh đạo thành phố và Trung ương, đã đổi mới toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng. Cần Giờ trở thành một địa bàn quan trọng của thành phố nên được đầu tư ngày càng nhiều, cuộc sống của nhân dân được cải thiện ngày càng cao.


Đáng kể nhất là hoàn thành con đường bộ từ bến phà Bình Khánh đến ngã ba Long Hòa dài 36 km, vào năm 1985. Đến năm 2000, làm xong cầu Dần Xây là cầu lớn và khó khăn nhất trên tuyến đường này. Từ khi có đường bộ nối liền thành phố với vùng cửa biển, đã rút ngắn hành trình đường thủy (sông Lòng Tàu) từ 6 giờ đi tàu thủy còn 2 giờ đi xe.


Ngoài ra những công trình lớn khác như đường dây điện cao thế vượt sông Nhà Bè đưa điện về Cần Giờ, khánh thành ngày 23-9-1990; cải tạo môi trường sinh thái kết hợp phát triển du lịch, tu bổ "buồng phổi" thiên nhiên của thành phố ngày 21-1-2001, UNESCO đã ký quyết định công nhận rừng ngập mặn Cần Giờ là khu dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên ở Việt Nam, chính thức gia nhập mạng lưới 368 khu dự trữ sinh quyển của 91 nước trên thế giới.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #86 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2010, 06:43:11 pm »

Trên đà đổi mới chung, thế mạnh của Cần Giờ thể hiện ở những mặt nào?

Có thể nói khái quát thế mạnh của Cần Giờ hiện nay là "phát triển kinh tế biển", bao gồm trên các mặt sau đây:

- Khai thác biển: tại đây có 5 bãi cá, 4 bãi tôm, 3 bãi mực tốt nhất Việt Nam. Về tôm có 35 loài, giá trị xuất khẩu 50%. Mực có 3 họ có giá trị lớn: mực nang, mực ống, mực sim.

- Nuôi trồng thủy sản: có 5.454 ha diện tích với 10 lồng nuôi thủy sản. Tôm chiếm 69% tổng diện tích nuôi trồng. Ngoài ra là nghêu, sò hàu... Tổng sản lượng khai thác thủy sản khoảng 32.700 tấn tương đương 101 triệu đồng.

- Chế biến thủy sản: chế biến th ủy sản đông lạnh và dạng cổ truyền như nước mắm, cá khô các loại...

- Cảng và bến cá: Có 14 bến cá tập trung, tổng chiều dài 118m, sâu 2m đến 5m.

Thế mạnh thứ ba: Phát triển khu du lịch sinh thái: Khai thác các điểm du lịch như lăng Cá ông, bãi biển 30-4, khu nhà vườn cây trái, nuôi trồng thủy sản, triển vọng nhất là khu lâm viên Cần Giờ thuộc Tổng công ty du lịch Sài Gòn.

- Về rừng: lâm viên có 1700 ha rừng trồng và rừng tự nhiên, độ che phủ đạt 80% với hệ thực vật đặc trưng của rừng ngập mặn.

- Về động vật rừng ngập mặn nhưcác loài thú, chim, bò sát, lưỡng thể. Trong đó có những loài quý hiếm như cá sấu, rái cá lông mượt, bồ nông xám, mèo cá...

Ngoài ra lâm viên còn khoanh nuôi nhiều đàn khỉ, tổng số 400 con.

Hoàn chỉnh hệ thống nhà nghỉ trong rừng, nhà ăn uống, nhà hàng bán đặc sản, khu nuôi thú tự nhiên, các đường cầu an toàn để ngắm nhìn động vật hoang dã, khu giải trí, nhà truyền thống, phòng trưng bày hiện vật khảo cổ học...


Lâm viên Cần Giờ được coi là một bảo tàng hệ sinh thái rừng ngập mặn độc đáo nhất Việt Nam.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #87 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2010, 06:43:40 pm »

Những lợi thế của Cần Giờ để thành lập khu kinh tế mở?

Theo quy định đã được công bố, trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, Thành phố Hồ Chi Minh sẽ phát triển dần ra biển Đông theo hướng Nhà Bè - Cần Giờ, tạo thành hành lang kết nối kinh tế khu vực với bên ngoài.

Huyện Cần Giờ có nhiều đặc điểm thuận lợi về địa lý, môi trường... để lựa chọn thành lập khu kinh tế mở.

- Có điều kiện thuận lợi về giao thông quốc tế.

- Có chỗ dựa ban đầu để hình thành khu kinh tế mở... do nằm trong khu “hạt nhân" của địa bàn kinh tế trọng điểm phía nam.

- Địa bàn đông nam thành phố tương đối bằng phẳng, mật độ dân cư thấp, nhà cửa phần lớn kiến trúc tạm thời, thuận tiện cho việc qui hoạch, xây dựng mới ngay từ đầu.

- Cần Giờ và nam Nhà Bè có quy mô diện tích đủ rộng để phát triển đồng bộ... và trở thành một khu kinh tế mở tầm cỡ khu vực và quốc tế.

- Địa bàn khu kinh tế mở có khả năng truyền lan tỏa thúc đẩy phát triển kinh tế chung.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #88 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2010, 06:44:09 pm »

Cần Giờ có lễ hộ  Nghinh Ông Thủy Tướng?

Cũng như nhiều vùng biển khác ở nước ta, ngư dân Cần Giờ thường có tục thờ Thần Nam Hải tức cá voi để tỏ lòng biết ơn, đồng thời nhờ oai linh của thần mà ngư dân có được những mùa cá bội thu. Do số dân ngư nghiệp khá đông (khoảng 10.500 người, bằng 1/6 dân số toàn huyện), nên tục thở cá voi có ảnh hưởng sâu sắc hơn cả trong đời sống tín ngưỡng của nhân dân, thể hiện bằng lễ hội hàng năm, gọi là hội "Nghinh Ông Thủy Tướng".


Lễ hội dân gian này bao gồm các nghi lễ cổ truyền, giải trí dân gian; ngày nay có thêm những hoạt động văn hóa thể thao hiện đại Lễ hội được tổ chức vào dịp thời tiết thuận hòa, trời yên biển lặng. Lăng ông Thủy Tướng ở xã Cần Thạnh (thị trấn Cần Giở) là nơi lễ hội diễn ra linh đình náo nhiệt nhất.


Chương trình lễ hội như sau: Lễ tại Chánh điện, rước kiệu từ làng ra biển, lễ Nghinh Ông Cá voi) trên biển. Đây là nghi thức sôi động nhất của toàn bộ lễ hội, cho nên nhân dân thường gọi là hội Nghinh Ông. Các tàu thuyền được trang hoàng cờ hoa rực rỡ và bàn thờ với nhiều lễ vật. Các tàu thuyền cùng xuất phát một lúc, lao nhanh ra bờ biển với ý tưởng đi tìm cá voi để cúng. Hành trình chỉ một vài dặm, các tàu thuyền dừng lại làm lễ rồi rải tất cả thức ăn, đồ cúng lên mặt biển, trước khi quay về.

Các trò chơi giải trí khác cũng đồng thời diễn ra như bơi lội, đua thuyền, đi cà kheo, kéo co, múa lân, đấu võ, bóng đá, bóng chuyền đua xe đạp...


Lễ hội Nghinh Ông trở thành nét truyền thống văn hóa đặc sắc của Cần Giờ, thu hút sự tham gia đông đảo của nhân dân địa phương và các vùng lân cận, cũng như khách du lịch trong và ngoài nước.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #89 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2010, 06:44:45 pm »

Cần Giờ là cửa ngõ phía đông thành phố tiếp giáp với biển. Xin cho biết vài nét về thế trận phòng thủ ở đây?

Cần Giờ được xác định là vị trí quan trọng trong sự nghiệp quốc phòng an ninh của Thành phố, là địa bàn chiến lược phía nam và cả nước. Do đó được thành phố và Quân khu 7 đầu tư xây dựng kế hoạch phòng thủ nhằm bảo vệ vững chắc cửa ngõ đông nam thành phố.


Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của địa bàn, Đảng bộ, lực lượng vũ trang và nhân dân Cần Giờ không ngừng xây dựng củng cố thế trận chiến tranh nhân dân. Các đơn vị bộ đội, dân quân tự vệ được phối hợp thường xuyên, cùng với các cơ quan ban ngành đoàn thể diễn tập phòng thủ xử lý các tình huống, nâng cao trình độ và khả năng sẵn sàng chiến đấu.


Trên địa bàn Cần Giờ, các cụm chiến đấu phía trước và phía sau hình thành theo thế liên hoàn, vừa chống địch đổ bộ đường biển và đường không vừa hỗ trợ tác chiến lẫn nhau... Đối với hải phận, việc bố trí tổ chức xây dựng lực lượng bảo vệ được điều hành theo đặc thù riêng của huyện kinh tế biển... Có sự phối hợp, hiệp đồng chiến đấu với các địa phương tiếp giáp.


Dưới sự chỉ đạo của Ban chỉ huy quân sự thống nhất, công tác hợp huyện, phối hợp hoạt động giữa các lực lượng: quân sự, công an, biên phòng, hải đội tự vệ cơ quan, xí nghiệp, lâm trường... tiến hành đồng bộ đạt kết quả tốt.


Với thế trận quốc phòng - an ninh vững chắc, Cần Giờ trở thành pháo đài canh giữ cửa ngõ phía đông trong thế trận phòng thủ chung của Thành phố Hồ Chí Minh.



Rừng Sác ngày nay được đặt tên cho một con đường. Vậy đường Rừng Sác ở đâu?

Đường Rừng Sác nằm trên địa bàn huyện Cần Giờ, từ ngã ba Bình Khánh đến ngã ba Long Hòa, dài 36.500m, lộ giới 60-120m. Đây vốn là trục đường thành phố đi Cần Giờ, lúc mới xây dựng gọi là đường Nhà Bè - Duyên Hải, là kết quả của quyết tâm và công sức của lãnh đạo thành phố, nhân dân Cần Giờ, bộ đội Đoàn 10, Trung đoàn Gia Định và nhiều đơn vị cơ quan... Con đường vượt qua nhiều sông rạch, sình lầy, hoàn thành năm 1985 như một kỳ tích nối tiếp những chiến công lẫy lừng của đặc công Rừng Sác và được đặt tên Rừng Sác ngày 7-4-2000.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM