Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:28:22 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đặc khu Rừng Sác  (Đọc 114679 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #70 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2010, 06:32:15 pm »

Những chuyện về ông Năm mạt cưa, Bảy dùa khô là có thật?

Có thể nói mỗi người dân Rừng Sác đi theo cách mạng là một chiến sĩ trên mặt trận hậu cần, trong nhiều trường hợp trở thành những người lính chiến đấu dũng cảm. Có những người dân không rõ tên tuổi, nhưng khi nhắc đến những "biệt danh" của họ, anh em Đoàn 10 hình dung ra là những chiến sĩ trên trận địa hơn là những người dân bình thường. Đó là bà Hai Trầu, ông Năm mạt cưa, ông Năm đầu tóc, Bảy dừa khô, Tư mập v.v...


Ông Năm mạt cưa là một nông dân chất phác, không biết chữ nhưng lại có năng lực nhiều mặt như có trí nhớ "mật hiệu”, am hiểu địch, xử lý tình huống linh hoạt. Ngoài những việc làm ruộng, ông còn có nghề bán mạt cưa ở quán chim đường 15. Còn anh Bảy sở dĩ có tên Bảy dừa khô là do anh làm nghề bán dừa khô. Cả hai đều là những cơ sở chí cốt của Đoàn 10. Mỗi khi cần đến ông Năm mạt cưa, cán bộ Đoàn 10 thường dù ng chữ "xuất tướng" tức là chuẩn bị hậu cần cho những trận đánh lớn như kho xăng Nhà Bè, kho bom Thành Tuy Hạ.


Trong lúc địch phong tỏa kinh tế gắt gao, Đoàn 10 cần 20 tấn gạo "dằn kho", anh Bảy dừa khô tức tốc lên đường. Anh về tận Bến Tre móc nối cơ sở xay xát để mua gạo. Khi tàu anh Bảy đang rẽ sóng ra khơi, thì ở Rừng Sác, các chiến sĩ đặc công đánh thủy lôi, điện đài; các tổ hỏa lực B41 đã chiếm lĩnh trận địa, bám sát địch trên sông. Các tổ chiến đấu sẵn sàng đánh tàu, xuồng giặc để bảo vệ tàu gạo của Bảy dừa khô trót lọt về căn cứ.


Trên tàu gạo 12 tấn của anh còn có cả những "hàng quốc cấm" không kém phần nguy hiểm như thuốc kháng sinh, máu khô, thuốc tê, băng gạc... trên phủ một lớp dừa nước để che mắt địch và những buồng dừa tươi dằn lên rất nặng. Tên ác ôn ở Bình Đại thấy tàu khẳm, nhảy lên dùng chĩa xăm, nhưng không phát hiện được gì Gặp tàu hải quân ở cửa biển, anh phải hối lộ 20 ngàn mới qua được Khi về đến Lý Nhơn (Rừng Sác) lại càng rắc rối: bọn lính xuống đòi khám tàu. Để tránh tình huống xấu nhất, anh Bảy bày rượu và khô mực ra làm chúng "quên hết sự đời". Bót Đồng Hòa là chặng gay go hơn cả, anh Bảy vẫn vượt qua được sau, khi "ngã giá" với xếp bót tới 50 ngàn đồng... Cuộc hành trình của người chiến sĩ hậu cần nhân dân tuy không có tiếng nổ mà dữ dội biết chừng nào. Nhưng đổi lại là niềm vui khi những hạt gạo xương máu đã vào kho an toàn.


Sau chuyến đi này, Bảy dừa khô còn nhận nhiệm vụ của đoàn trướng Bảy ước nâng trọng tải gạo lên 15 tấn, đồng thời lo 500 lố pin, 200m vải nilong, 500 đôi giày ba ta mắt cua, 200 ngàn đồng thuốc tây và nhất là dịch truyền, máu khô, kháng sinh... Những khó khăn chết người này, anh Bảy đều cố gắng hoàn thành.


Ở Rừng Sác, những chiến sĩ hậu cần từ em bé đến ông già hết lòng cưu mang chiến sĩ Đoàn 10. Chính họ góp phần làm nên những biển lửa Nhà Bè, Thành Tuy hạ, sông Lòng Tàu và huyền thoại đặc công Rừng Sác.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #71 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2010, 06:32:53 pm »

Xin cho biết huyền thoại về má Hai Trầu?

Chiến sĩ Rừng Sác không ai không biết tới má Hai Trầu. Có lẽ người chiến sĩ hậu cần cao tuổi nhất, từng vào sinh ra tử, nếm trải nhiều đau thương chính là bà Hai Trầu. Bà tên thật là Đỗ Thị Trị, quê ở Phước Thọ, Long Thành, người đã vào chiến khu phục vụ cho kháng chiến từ thuở đừng Sác còn dùng đồng bạc Cụ Hồ. Má Hai Trầu đã nhiều lần đối mặt với bọn giặc.


Vào một ngày cuối năm 1968, má Hai bị địch bắt vì chở "hàng quốc cấm" vào Rừng Sác. Tên thiếu tá an ninh quắc mắt hỏi:

- Bà vô rừng Rừng Sác làm gì?

Không hề tỏ ra lo sợ, má bình thản trả lời hắn:

- Tui vô thăm con tui ở Đoàn 10.

- Đoàn 10 ở đâu?

- Trong Rừng Sác!

Cứ như thế, má "chày cối" và chửi lại chúng thậm tệ, khiến bọn giặc nản lòng thua cuộc.

Đúng như lời "khai báo" của má Hai trước bọn giặc, má có hai con là chiến sĩ Đoàn 10, và thực chất thì cái tên má Hai Trầu đã trở thành thân thiết với cán bộ chiến sĩ Rừng Sác từ lâu. Trong thời kỳ đánh Mỹ, má từng là chiến sĩ quân báo vừa là chiến sĩ hậu cần. Những chuyến hàng bí mật từ Sài Gòn vào Rừng Sác không còn có con đường nào hơn lộ trình Sài Gòn - Vũng Tàu, Sài Gòn - Nhà Bè - sông Lòng Tàu. Má Hai đã lập nên một mạng lưới sơ sở cho mình với đủ phương tiện: xe lam, xe be, xe đò, canô. Mỗi chuyến đi coi như một trận đánh với đủ sắc lính: Mỹ, ngụy, Úc, Thái Lan... có những chuyến thắng lớn, nhưng cũng có những chuyến đổ vỡ phải vào tù. Tính ra má bị địch bắt tất cả 6 lần. Thấy công việc nguy hiểm, có lần Đoàn 10 định cung cấp súng cho má Hai, nhưng má nói: "Tụi bay đánh giặc bằng súng, còn má có cái lưỡi". Một lần bọn ngụy đưa má ra tòa vì tội vẽ sơ đồ sân bay Biên Hòa và tuyên án 5 năm tù. Má chẳng sợ, còn hăm dọa:

- Năm năm tù, tui ở một năm, còn bốn năm dành cho các ông!

Bọn quan tòa ngụy hết sức ngạc nhiên, nhưng đúng là năm 1975 đã cáo chung chế độ tay sai Sài Gòn.

Trong lần vẽ sơ đồ lần 2, má Hai cầm đầu cuộc đấu tranh, bị địch bắn bị thương phải vào điều trị ở nhà thương trong căn cứ Nước Trong. Lợi dụng tính hợp pháp má "điều nghiên" rất tỉ mỉ, dùng nước trầu vẽ căn cứ địch lên tấm giấy, gửi ra cho đơn vị trong một khúc ruột heo.


Sáu lần bị bắt, má phải nếm đủ đòn thù qua các nhà lao Thủ Đức Biên Hòa, Côn Đảo. Có lần chúng dắt má ra một cái hố đào sẵn đầy phân người, nổ súng ngang tai rồi đạp nhào xuống hố... Kể cả "đi tàu ngầm", dùng trùn hổ, chích điện... vẫn không khuất phục được má.


Nhưng trận ác liệt nhất là trận cuối cùng vào khoảng năm 1972, trong một chuyến đi "chở hàng" cho bộ đội Rừng Sác, má Hai Trầu lại bị bắt. Cô Tiến 19 tuổi con gái của má đi thay cũng bị bắt, và oái ăm thay hai mẹ con má Hai lại gặp nhau trong nhà tù. Đó là điều quân địch mong muốn để khuất phục má. Cô Tiến bị tra tấn cực hình dã man khi gặp mẹ thân thể tàn tạ. Địch ra điều kiện, má phải ký vào bản ly khai thì cho mẹ con được đoàn tụ. Sức khỏe Tiến tồi tệ và đang trong tình trạng nguy hiểm nằm mê man... Mọi người khuyên má tạm ký để cứu lấy con, nhưng má Hai Trầu không thể bỏ cách mạng, bỏ Đoàn 10...


Đến ngày giải phóng, hai mẹ con má Hai gặp lại nhau khi thoát khỏi nhà lao Côn Đảo và Tân Hiệp, nhưng cô Tiến đã hoàn toàn vô thức, không còn nhận ra đồng đội cũng như mẹ mình. Sau ngày "sum họp" ngắn ngủi, người con gái dũng cảm của người mẹ huyền thoại đã vĩnh viễn ra đi.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #72 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2010, 06:33:28 pm »

Ở Rừng Sác, có một gia đình cả nhà đi bộ đội?

Không chịu nổi ách kìm kẹp của Mỹ, ngụy, ông Năm Hổ cùng ba con trai từ giã quê hương Cần Thạnh đi vào chiến khu vào một đếm tối trời. Họ bỏ tất cả: nhà cửa, đồ đạc gia sản, lên ghe bơi vào sông Tiều, Cá Nhám. Vậy là Đoàn 10 được bổ sung 4 tân binh của địa phương tại chỗ. Suốt nhiều năm liền, với cây súng bá đỏ, tay chèo tay chống, cha con ông Năm lặn lội khắp sông rạch cùng anh em chiến đấu săn tàu, chống càn, đột nhập chi khu Quảng Xuyên...


Nhưng rồi trong cuộc chiến đấu tự cứu lấy mình và cứu nước, trong tổn thất chung có những mất mát riêng khó lòng tránh khỏi. Một trận đánh trên sông Lòng Tàu, tiểu đội trưởng Hùng, con trai đầu của ông Năm trúng đạn hi sinh, lúc đó anh mới gần 30 tuổi. Thi hài của Hùng bọc trong nilông đưa về bắc Rừng Sác. Ông Năm đến xem không nhận ra con mình. Lần đầu, ông lau nước mắt tiễn người con thân yêu về nơi an nghỉ cuối cùng, để lao vào trận chiến mới.


Nhưng đau thương còn bám đuổi người cha gan vàng dạ sắt. Một năm sau, trong lần Đội 3 ĐKZ phục kích bắn chìm 3 tàu giặc trên sông Đồng Tranh, trung đội phó Phước đã ngã xuống dưới gốc chà là. Anh em Đoàn 10 đưa về chôn cất ở gò Bà Bông. Lần này đơn vị chưa dám báo tin dừ cho ông Năm, nhưng dần dần ông cũng biết. Nỗi thương tiếc con khiến lòng người cha đau quặn nhưng ông lại nguôi ngoại khi nghĩ không chỉ có hai con mình hi sinh mà còn có hàng trăm con em hậu phương miền Bắc, vượt Trường Sơn vào đổ máu xuống Rừng Sác.


Ban chỉ huy Đoàn 10 có ý giữ tiểu đội trường Hiệp, người con trai còn lại duy nhất của ông Năm, bằng cách điều anh từ đơn vị chiến đấu về làm trinh sát, bảo vệ hạn chế đi công tác xa, để hai cha con ông Năm gần nhau hơn.


Nhưng rồi chiến trường ác liệt hơn sau Mậu Thân đã đưa đến cái tang thứ ba đau đớn cho ông Năm. Trong trận tuyến cách địch không đầy 100m, A trưởng Hiệp vác mìn ĐH10 đi bám địch, diệt được nhiều tên tại Bờ Tràm nhưng lại vấp phải trái mìn Clâymo của Mỹ, hi sinh trên đồi cát mênh mông...


Ông Năm trở nên trầm lặng, nếp nhăn hằn sâu hơn trên gương mặt sắp tuổi thất tuần. Tuy nhiên từ đó ông Năm càng gắn bó với Đoàn 10 như gia đình và cán bộ, chiến sĩ trung đoàn cũng kính trọng chăm sóc ông như người cha ruột, làm ông khuây khỏa chuyện riêng tư. Trong bom đạn vang rền, trong tiếng gầm rú ì ầm của máy bay, tàu chiến giặc, ông Năm lặng lẽ làm một chiến sĩ hậu cần trung thành của đoàn 10 Rừng Sác. Tháng ngày ông vui với điếu thuốc rê, nhâm nhi chén rượu, con khô bên chiếc radio nghe tin tức...


Sau ngày giải phóng ông Năm được "xuất ngũ” với cấp bậc thượng sĩ Sau nảy ông có thêm một căn "nhà tình nghĩa". Ở đó ông sống với người con gái út năm nay đã 51 tuổi và có 9 người con. Đó là nơi để anh em Đoàn 10 ghé tới thăm hỏi đồng chí thượng sĩ, ba Năm Hổ của mình.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #73 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2010, 06:33:57 pm »

Bến Gò Dầu có gì đặc biệt?

Từ hạ lưu sông Thị Vải ngược nước rẽ về vàm Phước Thái là đến bến Gò Dầu xã Thái Thiện, trong chiến tranh là khu vực trống trải do sự tàn phá của bom đạn và chất độc hóa học Mỹ.


Qua các cuộc chiến tranh giải phóng, địa điểm này trở thành quen thuộc với mọi người. Bọn phát xít Nhật từng có mặt ở đây, lập sân bay Phước Biên, cũng là nơi chúng rút chạy khi thua đồng minh. Chín năm kháng chiến, giặc Pháp thua trận, cũng xuống tàu tại đây Lực lượng Việt minh từ Gò Dầu qua Ô Cấp tập kết ra Bắc theo hiệp định Genève. Đáng nói là bọn xâm lược Mỹ tưởng ăn tươi nuốt sống miền Nam, khi thua trận, những tên tuổi sừng sỏ như: "Anh cả đỏ", “Tia chớp nhiệt đới", “Kỵ binh bay" cũng tại đây xuống tàu ra biển cút về nước.


Cũng chính nơi đây là "cửa khẩu”, bà con cô bác, chiến sĩ hậu cần Rừng Sác cung cấp "vật tư” tôn, sắt, dây thép gai cho Đoàn 10 luyện tập đánh kho tàng giặc.

Sở chỉ huy Đoàn 10 đã từng trú đóng không xa Gò Dầu, cách nhà thờ khu giáo dân Phú Hà vài trăm thước, có thể bị hủy diệt bất cứ lúc nào, nhưng vẫn yên ổn trong vòng tay che chở đùm bọc của nhân dân.


Đối với những cán bộ chỉ huy Đoàn 10, bến Gò Dầu để lại biết bao kỷ niệm trong những năm tháng chiến đấu ở Rừng Sác.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #74 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2010, 06:34:24 pm »

Có một nữ quân y hi sinh anh dũng trong Rừng Sác?

Năm 1967 "R" bổ sung cho Đoàn 10 một quân y sĩ tên là Nguyễn Kim Mến. Đó là một phụ nữ tầm thước, tóc ngắn ngang vai, một "tân binh C" từ hậu phương lớn miền Bắc, vai còn đeo ba lô "con cóc". Chị từ chối đi học bác sĩ để trở về Nam chiến đấu. Kim Mến sung sướng gặp người chồng yêu thương là đoàn trưởng Lê Bá Ước nhưng lại đeo đẳng nỗi nhớ thương hai con nhỏ nơi ngàn trùng xa cách, để lại trên đất Bắc. Vừa đến Rừng Sác, mang theo cả sốt rét rừng Trường Sơn, người nữ quân y đã vào cuộc, cứu sống một chiến sĩ bằng ca mổ lấy ra chiếc đầu đạn AR15 găm trong cổ hết sức hiểm nghèo. Người chiến sĩ này đã qua 25 ngày đêm đi lạc đơn vị sau một trận đánh trên sông Lòng Tàu, sống bằng đọt chà là và vọp sống, mình đầy thương tích. Chỉ với lưỡi dao lam và chai thuốc đỏ, Kim Mến đã hoàn thành ca phẫu thuật có một không hai.


Kim Mến đã bám trụ cùng anh em trong những tháng ngày gian khổ, ác liệt nhất của chiến trường Rừng Sác. Nhiều đêm trắng "đội bom pháo", kéo cá, đột ấp tải gạo nuôi thương binh. Trong những ngày này, chị sinh cháu trai trong căn cứ, sau 15 ngày đã phải gửi vào ấp chiến lược Phước Thái, nhờ cơ sở nuôi dưỡng.

Ba tháng sau ngày gửi con, Kim Mến vĩnh viễn ra đi...

Hôm đó tại căn cứ quân y ở tắc Kỳ Quang trên bờ sông Thị Vải, chiếc OH6 của Mỹ phát hiện được đơn vị. Thấy tình hình nguy hiểm, đội phó Kim Mến bàn với đơn vị nhanh chóng đưa thương binh ra khỏi căn cứ, còn mình nán lại thu dọn dụng cụ thuốc men.Chỉ vài phút sau bọn "cá lẹp" tới phóng hỏa tiễn ào ạt xuống khu rừng. Cây cối, hầm hố tanh bành trong bùn sình tung tóe. Người nữ y sĩ nằm úp mặt sóng soài, một chân gãy nát, vai còn nặng trĩu túi cứu thương, ba lô rách toác văng ra chiếc áo gối chị may cho con chưa kíp gửi.


Từ lòng chảo Nhơn Trạch, chỉ huy Bảy Ước nhận được tin sét đánh, anh lặng người đi trong nỗi đau thương quá lớn. Những giọt nước mắt thương nhớ người vợ hiền thân yêu vừa gặp lại chưa lâu, thấm xuống lòng địa đạo.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #75 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2010, 06:36:02 pm »

Đại tá Lê Bá Ước là một trong những cán bộ chỉ huy Đoàn 10 đặc công từng lặn lội trên chiến trường Rừng Sác nhiều năm, đồng thời ông là một nhà văn nghiệp dư. Xin cho biết sơ qua về người chỉ huy "gạo cội" này và một vài tác phẩm của ông?

Đại tá Lê Bá Ước sinh năm 1931, quê ở Gò Quào, Rạch Giá (nay là tỉnh Kiên Giang), nhập ngũ năm 1945, tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp. Sau hiệp định Genève, ông tập kết ra miền Bắc, học tập xây dựng quân đội chính quy rốt lại trở về miền Nam chiến đấu trên chiến trường Rừng Sác, với cương vị chính ủy và trung đoàn trưởng Trung đoàn 10 đặc công. Với bản lĩnh của một cán bộ đặc công dũng cảm và giàu kinh nghiệm chiến đấu, bám trụ, ông đã góp nhiều tâm sức xây dựng Đoàn 10 thành đơn vị anh hùng, lập nhiều thành tích, chiến công vang dội trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.


Sau khi rời Đoàn 10, ông giữ chức Phó chỉ huy trưởng tỉnh đội Đồng Nai và nghỉ hưu năm 1994 với cấp bậc đại tá.

Mặc dù là "con nhà binh chính thống" nhưng đại tá Lê Bá Ước rất yêu văn học, nghệ thuật. Ông đã sáng tác nhiều thơ ca, truyện ký, tham gia sáng tác tượng đài chiến sĩ Rừng Sác ở đền thờ liệt sĩ Nhơn Trạch và là cố vấn của một số phim về Rừng Sác.
Hiện nay ông là hội viên Hội văn học - nghệ thuật tỉnh Đồng Nai, tác giả của tập truyện "Một thời Rừng Sác". Xin trích giới thiệu bài thơ "Thương nhớ” in ở cuối tập sách này.


THƯƠNG NHỚ

Trở lại Rừng Sác quê tôi
Mênh mông sông nước bồi hồi nhớ thương
Bao nhiêu bom đạn chiến trường
Bấy nhiêu kỷ niệm tình thương mặn nồng
Lặn sâu xuống sông Lòng Tàu
Đồng đội ngày xưa có thấy đâu
Hỏi ốc, ốc nằm im chẳng nói
Hỏi cua, cua bảo sấu ăn rồi.
Xương trắng nở hoa tận đáy sông
Mênh mông Rừng Sác nhuốm màu hồng.
Năm trăm hài cốt chưa tìm được
Rừng đước bạt ngàn những chiến công

1996
Lê Bá Ước
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #76 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2010, 06:36:26 pm »

Rừng Sác có hội "Anh chiến sĩ"?

Trong chiến tranh thường có hội "mẹ chiến sĩ” là tổ chức mang ý nghĩa tình quân dân cá nước để giúp đỡ, động viên bộ đội. Nhưng ở Rừng Sác lại có hội "Anh chiến sĩ”, mới lạ. Chính tổ chức này hình thành khi chiến trường Rừng Sác trải qua những tháng ngày khốc liệt nhất. Đầu tiên là một hội "ăn thề" của nhưng người nông dân trong ấp chiến lược An Thít, ra làm ăn hàng ngày ở chiến khu, có nguyện vọng được nhận việc của cách mạng.


Tại một gốc cây xã Bà Bông trong một buổi tề tựu có chính ủy Đoàn 10 Lê Bá Ước, ông Bảy Cóc, anh Hai Trâm và những người nông dân ở xã An Thít đã "ăn thề": "Ai gia nhập hội mà phản bội sẽ bị cách mạng trừng trị". Tôn chỉ mục đích của Hội có thể tóm tắt ngắn gọn: "Chống Mỹ, cứu nước, sẵn sàng gia nhập và hoàn thành nhiệm vụ cách mạng giao phó". Ông Bảy Cóc và anh Hai Trâm đứng ra cáng đáng việc điều hành, hội họp. Trong đó ông Bảy Cóc là chủ tịch Hội. Khi có mật hiệu truyền đi trong các ấp chiến lược, trong vòng một con nước có thể vài tạ gạo đã tới tay chiến sĩ Rừng Sác. Hội “Anh chiến sĩ” hoạt động rất có hiệu quả, chỉ một thời gian từ An Thít lan ra Thạnh An, Lý Nhơn và lập được nhiều chiến công trên mặt trận hậu cần trong thời điểm Đặc khu Rừng Sác bị địch bao vây phong tỏa quyết liệt nhất.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #77 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2010, 06:36:51 pm »

Trong chiến dịch Hồ Chí Minh tháng 4-1975, Đoàn 10 Rừng Sác và lực lượng cách mạng Cần Giờ đã sôi nổi tham gia tiến công và nối dậy. Toàn huyện được giải phóng ngày nào?

Từ 17 giở ngày 26-4-1975, chiến dịch Hồ Chí Minh bước vào giai đoạn cuối. Vòng vây của quân ta đã khép chặt Sài Gòn. Ở hướng đông và đông nam thành phố, đường 15, sông Lòng Tàu, sân bay Biên Hòa bị khống chế, chặn đường rút lui của quân địch về phía biển. Mặt trận cánh đông đã bao vây cô lập Sài Gòn, đánh phá trận địa pháo Nhơn Trạch, tạo thế tiến công cho toàn mặt trận. Đoàn 325 đã chiếm được Long Thành, phát triển theo lộ 25 về hướng Nhơn Trạch. Trung đoàn 116 đã chiếm được xa lộ và cầu Rạch Chiếc.


Trên sông Lòng Tàu từ ngày 27-4, Đoàn 10 đã khống chế đoạn sông từ Phước Khánh đến ngã ba Đồng Tranh. Lực lượng của Đoàn 10 còn lại ở Rừng Sác, một mũi tiến công Hải quân công xưởng và phà Cát Lái, một mũi phối hợp quân dân tiến công chi khu Cần Giờ và Quảng Xuyên. Sáng 30-4 đã bao vây chặt hai chi khu, phát loa kêu gọi binh sĩ ngụy đầu hàng. Tuyệt vọng hoàn toàn, đại úy Mùi, quận phó Cần Giờ cùng toàn bộ sĩ quan và binh lính kéo cớ trắng đầu hàng. 12 giờ, ta chiếm lĩnh chi khu Cần Giờ. Ở Quảng Xuyên, trung tá quận trưởng Nguyễn Hữu Nghĩa bỏ trốn, bọn còn lại xin hàng. Đến 18 giờ 30 ngày 30-4, các xã ở Cần Giờ và Quảng Xuyên hoàn toàn giải phóng.


Tại cửa sông Lòng Tàu, đội 12 Đoàn 10 làm nhiệm vụ chốt chặn, bắn chìm 20 tàu thuyền của địch trên đường chạy trốn ra biển. Quân và dân Cần Giờ cùng với Đoàn 10 Rừng Sác đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiến dịch, góp phần giải phóng Sài Gòn trong giờ khắc lịch sử ngày 30-4-1975.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #78 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2010, 06:37:40 pm »

Đoàn 10 đặc công là đơn vị bám trụ Rừng Sác trong thời kỳ ác liệt nhất và lập nên những kỳ tích chiến công trên mặt trận sông nước sát hang ổ quân thù. Xin cho biết thành tích của tập thể anh hùng này?

Kể từ khi vào làm nhiệm vụ chiến đấu trên chiến trường đừng Sác, qua 9 năm đương đầu với Mỹ, ngụy, cán bộ, chiến sĩ Đoàn 10 đã vượt qua vô vàn gian khổ, hi sinh và lập nên một bảng vàng chiến công rực rỡ, tô thắm thêm lịch sử binh chủng Đặc công - Biệt động Sài Gòn - Gia Định anh hùng:

- Chiến đấu 595 trận, diệt 6200 quân địch (trong đó diệt gọn 2 đại đội Mỹ, 1 đại đội bảo an ngụy).

- Đánh chìm và cháy 365 tàu, thuyền chiến đấu.

- Đánh đắm 133 tàu vận tải từ 800 đến 13 ngàn tấn và cháy 145 tàu vận tải khác.

- Bắn rơi 29 máy bay trực thăng.

- Đột nhập kho bom Thành Tuy Hạ hai lần, phá hủy trên 110 ngàn tấn bom đạn; phá hủy 200 triệu lít xăng và khí đốt butaga tại tổng kho xăng dầu Nhà Bè.

- Pháo kích 70 trận làm cháy hàng triệu lít xăng dầu.

- Phá hủy 1 trận địa pháo 2 khẩu 105 ly; 10 đồn bót cấp đại đội và nhiều tua chốt dã ngoại, đánh sập và hỏng 4 cầu, 3 khu chỉ huy cơ sở của quân ngụy.


Được khen thưởng:

- Toàn Trung đoàn được tuyên dương anh hùng (23-9-1973).

- Đội 5 của Trung đoàn được tuyên dương đơn vị anh hùng hai lần (20-12-1972) và (12-9-1975).

- Đội 5 và Đội 2 được tặng danh hiệu "Thành đồng quyết thắng" 2 năm 1968-1969.

- Toàn Trung đoàn được tặng thưởng 1 huân chương thành đồng hạng nhất, 15 huân chương quân công hạng hai và ba, 24 huân chương chiến công hạng nhất, nhì, ba.

- 6 đồng chí được tuyên dương anh hùng:

+ Trịnh Xuân Bảng

+ Nguyễn Hồng Thế

+ Nguyễn Chất Xê

+ Trần Văn Dần

+ Hà Quang Vóc

+ Lương Văn Mướt

- Các đơn vị của Đoàn được tặng 4 huân chương quân công, 90 huân chương chiến công...

- Cán bộ chiến sĩ Trung đoàn 10 được tặng 6 huân chương quân công, 154 huân chương chiến công, 1841 bằng khen, 1740 giấy khen, 16 chiến sĩ thi đua cấp phân khu, 268 chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, 155 dũng sĩ các cấp.

Riêng Đội 5 với những chiến công xuất sắc đánh kho xăng Nhà Bè, kho bom Thành Tuy Hạ và nhiều tàu lớn trên sông Lòng Tàu, được Đảng và Nhà nước 2 lần tuyên dương anh hùng và 6 cá nhân anh hùng. Đây là đơn vị cấp đại đội có nhiều anh hùng nhất trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #79 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2010, 06:38:32 pm »

Có thể cho biết những tổn thất của Đoàn 10 và các lực lượng trong Đặc khu Rừng Sác qua hai cuộc chiến tranh? Những con em của địa phương nào trong cả nước đã hi sinh ở Rừng Sác?

Trung đoàn 10 đặc công anh hùng lập được những chiến công làm nức lòng nhân dân cả nước trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, là nỗi kinh hoàng của bọn xâm lược và tay sai. Lịch sử Đoàn 10 gắn với chiến khu Rừng Sác và những con người làm nên kỳ tích lẫy lừng đã đi vào huyền thoại của thế kỷ 20.


Giá của lịch sử Đoàn 10 đã phải trả bằng máu lớp lớp cán bộ, chiến sĩ của nhiều miền đất nước hội tụ về đây. Họ chấp nhận hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc và vĩnh viễn hóa thân vào sông nước Rừng Sác mênh mông.


Theo thống kê đến năm 2000, ở chiến trường Rừng Sác có 800 người hi sinh. Trong đó có 600 chiến sĩ, cán bộ của Trung đoàn 10 anh hùng. Do điều kiện đặc thù của chiến trường sông nước, sình lầy rừng rậm, cá sấu, bom đạn... nên đến nay khoảng 2/3 số liệt sĩ không tìm được hài cốt.


Số liệt sĩ của Trung đoàn 10 đặc công (1965-1975) là 621 đồng chí.


Phía Bắc: 319

- Hà Nội: 18

- Hà Tây: 9

- Vĩnh - Phú: 33

- Thái Bình: 38

- Quảng Bình: 9

- Thanh Hóa: 50

- Nghệ - Tĩnh: 59

- Hải Phòng: 16

- Quảng Ninh: 9

- Hà - Nam - Ninh: 33

- Hải - Hưng: 36

- Lạng Sơn: 1


Phía Nam: 302

- Long An: 115

- Tp.Hồ Chí Minh: 69

- Tiền Giang: 33

- Bến Tre: 32

- Bà Rịa - Vũng Tàu: 14

- Đồng Nai: 10

- Cần Thơ: 4

- Sóc Trăng: 4

- Trà Vinh: 4

- Bạc Liêu: 4

- Tây Ninh: 4

- Vĩnh Long: 3

- Bình Dương: 2

- Quảng Nam: 2

- Rạch Giá: 1

- Sa Đéc: 1
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM