Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 09:28:21 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đặc khu Rừng Sác  (Đọc 114835 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #50 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2010, 07:23:53 am »

Đội 2 đặc công Rừng Sác là đơn vị thiện chiến đánh pháo. Xin cho biết những chiến công xuất sắc của đơn vị này?

Đêm 30 rạng 31-1-1968, cuộc tống tiến công và nổi dậy của quân và dân miền Nam diễn ra vô cùng sôi động hào hùng. Tuy nhiên lúc lệnh tổng tấn công phát đi, hỏa lực trong tay Đoàn 10 còn có 14 trái đạn B.41, 12 trái ĐKZ. Các trận đánh pháo phải bắt đầu bằng việc vận chuyển từ bên kia đường 15. Thật vô cùng bức xúc, nan giải đối với đơn vị.


Trong khí thế hừng hực của mùa xuân lịch sử, pháo Rừng Sác vừa vận chuyển vừa đánh thọc sâu Các quân cảng, kho tàng quân sự Nhà Bè, Cát Lái, Thành Tuy Hạ lần lượt trúng đòn. Ngày 23-1-1968, tổng kho xăng dầu Nhà Bè bị cháy lớn. Ngày 14-2, chiếc tàu Roasis 10 ngàn tấn bị bắn cháy trên sông Lòng Tàu. Đêm 17-2, pháo đặc công Đại đội 2 áp sát 3 chiếc tàu hàng quân sự đang đậu tại cảng Cát Lái. Pháo thủ mục kích rõ trên thân tàu các dòng chữ Efflo, Touris, Anava US. Cả ba con sấu sắt bị trúng đạn bốc cháy. Ngày 26-7, đơn vị pháo kích vào quận 8 làm cháy kho xăng Esso thiêu hủy 40 ngàn lít.


Đại đội 2 pháo đặc công nổi tiếng và trở thành mối hiểm họa của giặc Mỹ ở Rừng Sác và trên bờ. Địch ra công tìm tòi và phát hiện một sở chỉ huy của Đặc khu trên sông ông Kèo và âm mưu đánh tiêu diệt. Ba chiếc tàu LCM xuất hiện vào lúc 9 giờ đêm, địch định bất thần đánh úp khi nước lớn. Tại sở chỉ huy, đồng chí Lê Bá ước Phó Chính ủy Đoàn 10 quyết định hành động trước, tranh thủ thời cơ con nước còn thấp để đánh tàu. ĐK áp sát bắn chính xác. Đoàn tàu vừa cháy vừa chìm mất dạng xuống lòng sông. Gần một đại đội Mỹ chầu hà bá khi chưa kịp ra tay.


Vào ngày 19-5-1968, kỷ niệm lần thứ 78 sinh nhật Hồ Chủ tịch, diễn ra trận đánh lịch sử trên sông Lòng Tàu (đoạn giữa Độ Hòa và Rạch Bàng dài 3km). Trong vòng 30 phút chiến đấu, đại đội 2 bắn cháy 1 tàu chớ dầu 10 ngàn tấn và bắn chìm một tàu hàng quân sự 7 ngàn tấn. Bốn trái ĐKP được thay đầu đạn bằng khối thuốc nổ 100kg lần đầu xuất hiện trên sông đã lập công. Loại hỏa tiễn cõng thuốc nổ này về sau đã hạ thêm một đoàn tàu LCM và một tàu chở dầu 7 ngàn tấn trên đoạn sông ngã ba Đồng Tranh - Phước Khánh.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #51 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2010, 07:24:25 am »

Sau Mậu Thân, địch phản kích ác liệt, đặc công Rừng Sác đã đối mặt với Mỹ, ngụy ra sao?

Sau đợt 2 Mậu Thân (tháng 6-1968), địch bắt đầu phản kích quyết liệt đẩy dần cường độ chiến tranh ở vùng ven Sài Gòn lên mức cao chưa từng có. Đặc công Rừng Sác đối mặt với quân Mỹ và ngụy ngay ở hậu cứ sông nước. Sau trận đánh trên sông Lòng Tàu nhận chìm tàu chở dầu và tàu hàng quân sự (19-5), địch bắt đầu mở trận càn lớn vào sông ông Kèo do lữ đoàn 199 lính thủy đánh bộ Mỹ chủ công.


Đây là trận càn có thể nói là lớn nhất vào Rừng Sác và là một điển hình về sự huy động sức mạnh theo kiểu Mỹ trên một địa bàn không lớn. Địch khoác lác: dùng B52 bừa nát, sau đó cho một bộ phận bộ binh hỗn hợp Việt - Mỹ không mang theo vũ khí, chỉ mang sổ vào sông Ông kèo để ghi thành tích". Nhưng trận đánh không kết thúc sớm như mong đợi của chúng, mà kéo dài suốt 40 ngày liền với 4 đợt tấn công lớn mở rộng ra cả vùng đông bắc Rừng Sác. Ngày 24-6-1 969, từ 4 giờ sáng, một cuộc "dọn bãi" khốc liệt của "pháo đài bay" khổng lồ B52 và pháo binh Mỹ kéo dài hơn một giờ liền như băm vằm vùng sông ông Kèo và rải rác khắp Rừng Sác.


Trước sự điên cuồng của giặc, các chiến sĩ đặc công Đoàn 10 không hề nao núng. Trong lúc pháo địch đang nổ, các phân đội đã nhanh chóng chiếm lĩnh vị trí chiến đấu theo hợp đồng, đón địch từ sông Lòng Tàu dẫn xác vào. Bọn giặc vào đúng như dự đoán của đơn vị. Phía bắc, một tiểu đoàn ngụy tràn qua ấp Soài Minh tiến về sông ông Kèo. Phía nam, 2 tiểu đoàn lính thủy đánh bộ Mỹ trên 12 chiếc tàu lá mồm LCM từ sông Lòng Tàu lần lượt rẽ vào sông Ông Kèo. Chờ chiếc tàu thứ 12 lọt vào trận địa, chiến sĩ An bấm công tắc điện nổ hai quả mìn cùng một lúc. Hai chiếc tàu đi cuối bốc cháy chìm dần xuống sông. Mười chiếc đi trước không quay đầu lại được, chỉ còn cách sống chết lao tới, dấn sâu vào "tử địa". Đã đúng thời cơ, trận địa mìn của đồng chí Năm Thạch bùng lên một lưới lửa kinh người vây chặt 10 chiếc tàu. Cả lũ "há mồm" lần lượt về nơi "thủy tận".


Trong lúc đó, trận địa phục kích của đại đội 2, quân ngụy đông gấp đôi nên tràn qua được. Trận "huyết chiến" kéo dài từ 12 đến 15 giờ. Đơn vị bị tổn thất khá nặng nhưng vẫn bám chặt trận địa. Một tổ hỏa lực B41 có AK yểm trợ đã xuất kích vượt qua lưới lửa của máy bay trực thăng và bộ binh địch tiến ra cửa sông. Lựa lúc chiếc trực thăng hạ càng xuống boong tàu, các chiến sĩ bóp cò. Chiếc trực thăng trúng đạn lật nghiêng, cánh quạt đập vào đài chỉ huy bung ra từng mảng. Bọn Mỹ trên máy bay và trên tàu hầu hết toi mạng. Tướng hai sao Đêvít lữ trưởng lữ đoàn 199, bị bắn gãy cột sống. Trận đánh chấm dứt vào lúc 18 giờ.


Sau hơn 40 ngày đánh vào sông Ông Kèo, lữ đoàn 199 thủy quân lục chiến Mỹ bị trả giá đích đáng với 30 tàu bị bắn chìm và cháy, gần 100 tên chết1 (Số phận đen đủi còn đeo đuổi lữ đoàn 199 Mỹ. Sau vụ Đêvít gãy cột sống ở Rừng Sác, ngày 20-4-1970, trung tướng Uyliam Bon thay Đêvít bị quân giải phóng bắn chết tại Bình Tuy)
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #52 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2010, 07:24:49 am »

Hoả tiễn ĐKP của đặc công Rừng Sác đã giáng những đòn sấm sét xuống đầu Mỹ, nguỵ?

Tháng 8-1968, theo chỉ thị của Bộ tư lệnh B2, Rừng Sác phải giáng những đòn chí mạng vào những mục tiêu trọng yếu của Mỹ ngụy. Lần này ĐKP lãnh sứ mệnh đánh vào đầu não: dinh Độc Lập và Đại sứ Mỹ ở Sài Gòn. Phó chính ủy Lê Bá ước trực tiếp chỉ huy trận đánh. 14 chuyến xuồng ĐKP với sức kéo của chiến sĩ đội 5 ngược dòng nước xiết, hướng về Sài Gòn. Trận địa pháo thiết lập ở Phước Lương và Đập Đất xã Phước Khánh, cách dinh Độc Lập trên 10km. Cùng lúc đó, đồng chí Sáu Tao chỉ huy hai đại đội ĐKZ sẵn sàng kiềm chế pháo ở Nhà Bè và máy bay lên thẳng trong căn cứ của địch.


Sau những ngày đêm vật lộn với nước ngược, tàu tuần và pháo của địch từ nhiều hướng, ĐKP đã đến trận địa để tác chiến theo kế hoạch.

24 giờ đêm 21-8-1968, sấm chớp bùng nổ trên căn cứ Long Bình và sân bay Tân Sơn Nhất. Lập tức những quả đạn 122 ly lao vút vào dinh Độc Lập và Sứ quán Mỹ. Trong khi những hang ổ đầu não của địch bì giáng đòn thì 5 tàu quân sự trọng tải từ 7 đến 10 ngàn tấn trên sông Lòng Tàu bị đặc công Rừng Sác đánh cháy. Địch phải đổ một tiểu đoàn Mỹ xuống khu vực này và bị giam chân ròng rã một tháng trời.


Tiếp theo, tại cảng Nhà Bè, 2 tàu 13 ngàn tấn tương đương 30 triệu lít xăng dầu vừa cập bến hãng Caltex đã bị các chiến sĩ Đoàn 10 áp chất nổ đánh chìm.

Sau Mậu Thân 1968, toàn bộ Rừng Sác biến thành trận địa. Các chiến sĩ phải vượt qua những thử thách gay go nhất để tồn tại và chiến thắng kẻ thù. Trong hoàn cảnh đó, đại đội 5 giành danh hiệu "Thành đồng quyết thắng" và về sau trở thành đơn vị anh hùng với chiến công đứng hàng đầu: đánh chìm 5 tàu từ 10 đến 13 ngàn tấn và 12 sà lan bằng kỹ thuật binh chủng trong các quân cảng. Đội 1 chiếm hàng đầu về đánh tàu trên sông: làm chìm, cháy và trọng thương 67 tàu, trong đó có 10 tàu từ 7 đến 10 ngàn tấn. Đại đội 2 chiếm kỷ lục hạ tàu địch bằng pháo, đạt danh hiệu "Thành đồng quyết thắng" với thành tích đánh chìm, cháy và trọng thương 53 tàu, trong đó có 17 tàu từ 6 đến 13 ngàn tấn, diệt 1 đại đội Mỹ. Đại đội 3 vác pháo luồn sâu áp sát mục tiêu đất liền, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh và sinh lực địch. Đại đột 6 tuy điều kiện bám trụ hết sức ác liệt vẫn đánh chìm và cháy 26 tàu, trong đó có 3 tàu từ 5 đến 12 ngàn tấn.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #53 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2010, 07:25:13 am »

Trong quá trình chiến đâu Đoàn 10 Rừng Sác xuất hiện nhiều anh hùng. Cho biết ai là người anh hùng được tuyên dương đầu tiên của Đoàn 10?

Vâng, trong điều kiện tương quan lực lượng và địa hình khó khăn như Rừng Sác, việc xuất hiện những tập thể và cá nhân anh hùng là điều đương nhiên. Và những chiến công của họ cũng rất đặc biệt so với các chiến trường trên bộ. Có thể nói những hành động của họ dường như ở đỉnh cao của chủ nghĩa anh hùng.


Từ sau trận đột phá vào quân cảng Nhà Bè đêm 25-12-1967, 2 quân cảng Nhà Bè và Cát Lái trở thành mục tiêu ráo riết tấn công của các “chiến sĩ người nhái". Khi kẻ địch bắt đầu phản công quyết liệt, dài ngày, Rừng Sác xuất hiện người anh hùng đầu tiên: Trịnh Xuân Bảng. Sau trận Nhà Bè, anh đương đầu với một thử thách gay go hơn: đánh một tàu Mỹ cỡ lớn chở vũ khí trên sông Đồng Nai.


Chiếc tàu này được canh phòng nghiêm ngặt, xung quanh có một hàng rào xuồng và sà lan, đèn pha; dưới nước có dây thép gai và mìn chống đặc công; trên không trực thăng xoay quần rọi đèn suốt đêm. Để diệt được tàu này, Trịnh Xuân Bảng phải ngâm mình dưới nước 6 giờ liền, không ăn, không uống, đột qua các "hàng rào sống" nòi trên, dùng kỹ thuật đặc công áp chất nổ vào mạn tàu...


Bằng sức chịu đựng gian khổ và lòng dũng cảm phi thường, Bảng cùng tổ chiến đấu đánh chìm 3 tàu hàng quân sự của Mỹ, trọng tải từ 7 đến 19 ngàn tấn. Chiến công này xác nhận khả năng hiệp đồng tiếng nổ không cần tới một mũi tấn công lớn mà chỉ cần một vài chiến sĩ đặc công điêu luyện. Trước hệ thống phòng thủ không ngừng tăng cường và đổi mới của địch ở các quân cảng hai đầu sông Lòng Tàu, hình ảnh Trịnh Xuân Bảng có sức cổ vũ gây niềm tin chiến thắng đối với những chiến sĩ ôm mìn trong lòng sông nước Rừng Sác.


Trịnh Xuân Bảng sinh năm 1945 tại xã Quảng Hưng, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Anh nhập ngũ tháng 5-1965, được tặng 2 huân chương chiến công giải phóng và được tuyên dương anh hùng ngày 20-12-1969. Lúc đó anh là trung đội trường Đội 5, Đoàn 10 đặc công Rừng Sác.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #54 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2010, 07:25:46 am »

Rừng Sác còn có một dũng sĩ nổi tiếng "xuất quỷ nhập thần"?

Đó là Lê Công Nghĩa trung đội trưởng Đội 5 nhiều lần đương đầu với cả 3 đối tượng trên sông Lòng Tàu: Kẻ thù, sóng to, cá sấu. Một lần cùng đồng đội kéo vũ khí qua sông Lòng Tàu, trên đường về lúc 3 giờ sáng, anh đụng đầu đoàn tàu kéo của giặc. Chúng thả lưới kéo Nghĩa đi hàng cây số. Tàu vừa cập bến, Nghĩa cũng vừa gỡ lưới chui ra được. Từ mê hồn trận, Nghĩa phát hiện ra được một dịp “làm ăn". Thấy bọn giặc trên tàu kéo hết lên bờ, vào đồn chơi, chỉ còn một tên gác lơ đãng ở cuối tàu Nghĩa trèo lên cướp khẩu tiểu liên cực nhanh AR15, đập chết tên lính gác. Bọn ở tàu bên cạnh trông thấy hô lên cùng bọn trên đồn xuống bắt sống "đặc công Việt Cộng". Nghĩa nhằm vào cụm giặc đông nhất xả hết đạn rồi cầm khẩu AR15 nhảy xuống sông biến đi mất dạng.


Trong một chuyến đi trinh sát trận địa, Nghĩa và một cán bộ chỉ huy bị tàu địch bao vây trong khi đang lênh đênh giữa dòng sông lớn. Vốn là con người của sông nước, anh nhanh chóng luồn vào bờ, rút dao găm đâm chết hai tên giặc, thoát vòng vây.
Trong chuyến đi điều nghiên cảng Nhà Bè, thấy một toán lính bình định đang ngủ mê mệt trong ấp Nghĩa vác luôn khẩu đại liên Mã Lai và khẩu cạc-bin của chúng, bơi ra sông...


Trong trận đánh cuối cùng, con người "xuất quỷ nhập thần" ấy gặp một đối thủ nguy hiểm đã nhiều lần chạm trán với chiến sĩ ta trên sông. Đó là một con cá sấu hung hãn có tiếng. Hôm ấy, Nghĩa, Mướt1 (Lương Văn Mướt về sau cong được tuyên dương Anh hùng) và Bạch trên đường đi công tác phải qua một đoạn sông gần ngã ba Đồng Tranh. Chỗ này rất nguy hiểm, nhưng không còn lối đi khác để qua bên kia sông Lòng Tàu. Ba người dàn hàng ngang để sẵn sàng ứng cứu nhau. Ra giữa dòng, họ phát hiện một con cá sấu lởn vởn trước mặt... Cả ba người lùi lại, vòng sang trái, bơi được một quãng thì cá sấu đuổi theo. Chưa ai kịp hành động, con cá sấu đã nhào tới "gắp" Nghĩa ngay trên mặt nước... Ba tháng sau, chiếc bồng con và dây lưng của nghĩa dạt lên bờ, trong bồng còn nguyên 130 ngàn đồng tiền ăn của đơn vị.

Trung đội trướng Lê Công Nghĩa được truy phong hành động anh hùng.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #55 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2010, 07:26:19 am »

Quân Mỹ đã dùng những biện pháp nào để trục xuất Đoàn 10 ra khỏi Rừng Sác?

Mỹ có kế hoạch trục đối phương ra khỏi Rừng Sác từ những cuộc chạm trán nhớ đời đầu tiên, không phải chỉ ở dưới đầm lầy sông nước mà cả trên bộ. Bởi thế nên mục tiêu trục xuất Đoàn 10 đặc công và các lực lượng của ta ở Rừng Sác là rất bức xúc đối với chúng. Có thể kể ra một số thủ đoạn khốc liệt sau đây.


Trong các hồ sơ mật của Bộ tổng tham mưu ngụy để lại, có công văn tuyệt mật mang số 1821/TTM/P3 ngày 20-2-1964, các biên bản về chiến dịch rải chất độc mang ký hiệu "hành quân DTTCC-1" và "DTCC-61" do một viên tướng của MAAG trình bày tại Bộ tổng tham mưu ngày 3-1-1962, xác nhận Rừng Sác là nơi thí nghiệm chất độc hóa học màu da cam từ tháng 11 và tháng 12-1961, sau đó là chiến dịch rải ồ ạt chất này xuống Rừng Sác, Long Thành năm 1962... Những vùng rải chất độc đều được hoạch định trên không ảnh và do máy bay trinh sát L19 dẫn đường chỉ điểm cho các máy bay C123 lắp trang bị ép hơi phản lực phun chất độc hóa học.


Từ sau trận tàu Victory bị đánh ngày 23-8-1966, các hoạt động trục xuất Đoàn 10 ra khỏi Rừng Sác để tiêu diệt ngày càng ráo riết. Một trận "mưa" chất độc đã trút xuống đây ròng rã 15 ngày. Tiếp theo là "pháo đài bay" khổng lồ B52 và "pháo bầy" mặt đất, Hạm đội 7... những trận "ruồi xe", "ong ruồi", súng phun lửa và chất độc triền miên dội xuống, dần mòn giết chết khu rừng nổi tiếng âm u tĩnh mịch và bí hiểm. Về kỹ thuật tàn phá, Mỹ có đầy kinh nghiệm như Wes đã mô tả cảnh khai quang vùng ven Sài Gòn một cách tự hào trong cuốn Tường trình người lính: "Cây cối và bụi rậm đều bị đốt cháy trụi, khiến cho du kích Việt Cộng không còn nơi ẩn nấp...". Sau giải phóng (4-1975) tài liệu ta thu được của địch trong căn cứ Đặc khu Rừng Sác, cho thấy, để hủy diệt một mục tiêu, địch có thể huy động sức mạnh bằng bất cứ giá nào. Các cù lao Ba Doi, Rạch Tràm, gò Chà Là, sông Ông Kèo, Rạch Lá... ghi dấu những trận đổ quân của hàng sáu bảy chục lượt máy thay lên thẳng hoặc của 80 đến 100 tàu thủy.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #56 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2010, 07:26:49 am »

Phèn chua đã trở thành vũ khí lợi hại như một chuyện thần kỳ, xin cho biết cụ thể về loại "axít" đặc biệt này?

Trong quân giới có lắm chuyện thần kỳ. Từ ý nghĩ "phèn chua tan trong nước rất giống kim loại bị ăn mòn trong axít”, cuối năm 1968, đồng chí Mười Thiện và Tư Tiên thí nghiệm mìn định giờ 3kg, ngòi bằng phèn chua. Trái mìn nổ đúng theo tính toán.


Dạo đó, có một chiến sĩ của Đại đội 5, từ ngoài Bắc bổ sung vào đơn vị, cất trong ba lô từ trường của một trái bom từ trường Mỹ bị lép. Từ trường này đưa vào xưởng được khống chế bằng ngòi phèn chua trở thành kíp định giờ có hiệu lực của từ trường. Một trái thủy lôi ngòi phèn chua khống chế từ trường được 4 giờ, đã ra đời cuối năm 1968 tại Chà Là và đi vào trận hiệp đồng đánh vào sân bay Tân Sơn Nhất và kho Long Bình. Trong trận này, chiếc tàu địch 10.000 tấn, thủy lôi đón đánh hụt tại khúc sông Đỗ Hòa và Đồng Tranh, nhưng chiếc tàu "thập ác" (loại đổ bộ) đi trước bị thủy lôi 1 tấn ngòi phèn chua húc tan xác không còn để lại một dấu vết nào trên mặt sông. Từ đó, những trái thủy lôi ngòi phèn chua lần lượt ra đời trong Rừng Sác.


Về sau công binh xưởng Đoàn 10 còn cải tiến mìn K69 của Liên Xô bằng ngòi phèn chua, nó hơn hẳn mìn K69 định giờ ở chỗ áp vào mạn tàu xong mới điểm hỏa, giờ giấc có thể chế tạo theo ý muốn, nên tránh được thương vong đáng tiếc cho chiến đấu viên. Các anh hùng Trịnh Xuân Bảng, Nguyễn Chất Xê, Trần Văn Dần... và các chiến sĩ đặc công Rừng Sác đều ưa thích ngòi phèn chua hơn các ngòi khác. Mìn ngòi phèn chua đã đi vào các trận đánh vang dội tại quân cảng Nhà Bè, Cát Lái, Thành Tuy Hạ, Rạch Dừa nhận chìm nhiều tàu giặc trọng tải từ 6 đến 12 ngàn tấn và đã gây một nỗi kinh hoàng nhớ đời đối với công binh Mỹ tại Đặc khu Rừng Sác.


Dạo đó, tháng 8-1969, trên đường hành quân đánh kho Shell Nhà Bè, 3 chiến sĩ của Đội 5 đặc công đã bị địch phát hiện bao vây ở đoạn sông ngay xã Phước Khánh.Trong tình huống khẩn cấp trước khi thoát vòng vây, 3 chiến sĩ đã để lại quả mìn 100kg ngòi phèn chua, sau khi đã tháo chốt bảo hiểm. Địch lấy được quả mìn lạ, kéo về cảng hải quân. Bộ chỉ huy công binh Mỹ phái xuống 1 đại tá và 11 sĩ quan kỹ thuật công binh. Viên đại tá Mỹ chủ trì cuộc khảo sát quả mìn lạ của cộng sản trước gần 100 tên lính, sĩ quan công binh và hải quân ngồi vòng quanh. Tên kỹ sư công binh rút chốt an toàn phía dưới và tưởng là còn chốt an toàn nằm trên. Không ngờ lượng phèn chua cách điện đã tan hết từ trước, chốt vừa ra khỏi trái, mạch điện được nối lại Quả mìn nổ. Gần 100 tên Mỹ toi mạng. Riêng viên đại tá chỉ còn hai chân. Chiếc xe con cóc vỡ tung và chiếc máy bay lên thẳng chở bọn công binh tới, lật nhào xuống sông Nhà Bè.


Cuối năm 1969, từ một trái bom lép 750 cân Anh, các chiến sĩ Đoàn 10 đã chế lại kéo từ Rạch Lá vào cảng Nhà Bè xa hàng chục cây số, đánh chìm tàu 10.000 tấn.

Sau những trận đánh mìn tự tạo cán bộ chiến sĩ Đoàn 10 được đồng chí Trần Văn Trà và Hoàng Văn Thái trong Bộ tư lệnh Miền gởi điện khen: "R rất thông cảm với hoàn cảnh về ăn ở, vũ khí của các đồng chỉ. Địch phản kích ác liệt, nhưng Đoàn 10 bằng mòi giá đã bám chặt Rừng Sác, đánh liên tục trên sông Lòng Tàu, bến cảng phối hợp tốt với chiến trường toàn Miền đang tiến công".
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #57 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2010, 07:27:17 am »

Trong sự bao vây phong tỏa cực kỳ khốc liệt của quân thù, chiến sĩ Rừng Sác đã trụ lại bằng cách nào?

Nếu như đánh giặc ở Rừng Sác là một nhiệm vụ đã rất khó khăn thì bám trụ để tồn tại và chiến đấu là những bài học đắt giá, mà chỉ những con người dạn dày sông nước mới có thể vượt qua. Chỉ nói riêng về tự lực để sống được trong hoàn cảnh khắc nghiệt của chiến trường Rừng Sác đã là chuyện phi thường.


Trong thời đánh Mỹ, rau kềm là món quà tặng đặc biệt của thiên nhiên với Đặc khu Rừng Sác. Đó là một thứ dây leo của rừng cây nước mặn. Sau những trận mưa dầm chất độc hóa học, nó lại leo lan tràn khắp chốn cung cấp thức ăn cho bộ đội. Qua hai mùa kháng chiến, lá rau kềm đã đi vào lịch sử Rừng Sác, như củ mài, củ chụp, lá bướm của miền Đông, lá bép, môn rừng của Trường Sơn.


Gia tài của người chiến sĩ Rừng Sác thật giản dị: dao găm, bình toong, khăn đùm cơm vắt, tấm nilông, cái xoong. Vậy là có thể đương đầu với bốn mùa giặc giã, gian truân. Tấm nilông là chiếc xuồng trên mặt nước cái bình toong là phần nước ngọt sống chết cuối cùng trong vòng vây của nước mặn và quân thù; cái khăn đùm cơm, đó là phần gạo mà nhân dân Rừng Sác tảo tần chắt chiu bằng cả mồ hôi và máu; con dao và cái xoong là vật để con người tồn tại giữa cánh rừng hoang vu không cơm không nước. Ở rừng đất liền, người ta có thể ôm cái xoong mà chết đói, nhưng ở Rừng Sác thì cái xoong giúp người lính cầm cự được với cuộc sống ngày này qua ngày khác.


Để bám trụ và chiến đấu thắng lợi nghị quyết đầu tiên của Ban cán sự Rừng Sác là: "Công tác hậu cần lấy việc xây dựng cơ sở vật chất, lương thực, nước ngọt và vũ khí làm trọng tâm". Văn kiện số 10/BC ngày 26-2-1967 ghi: "Vấn đề gạo, muối, nước ngọt phải khắc phục trong mọi hoàn cảnh và tiền chỉ để lo dự trữ gạo, nước ngọt từ 20 đến 30 ngày". Chiến sĩ Rừng Sác gọi những năm 1969, 1970, 1971 là thời kỳ "bắt cá, mò cua, mua gạo", "thời cháo rau kềm".


Hàng ngày từ 4 giờ sáng việc nấu nướng cho một ngày phải hoàn tất, toàn bộ những phương tiện không cần cho chiến đấu gói vào nilông đạp xuống bùn, xóa dấu vết, chuẩn bị chống càn... Khi mặt trời sắp tắt mỗi người đem về "tổ ấm" một rổ rau kềm, một gánh cua, một thùng cá... Cua, cá, tôm, sò, vọp, đông chà là... không chỉ là bữa ăn mà là tất cả cơm áo gạo tiền, nồi niêu xoong chảo và cả quần áo, thuốc men... Cua, cá từ Rừng Sác ra Sài Gòn, Nhà Bè, Vũng Tàu và trở lại bằng vải, gạo, thuốc men... Sự "buôn bán" trao đổi này nhiều khi nguy hiểm, nhưng đồng bào đã lĩnh phần này cho bộ đội.


Mùa khô, ở nơi cất nước, trung bình mỗi ngày một chiến sĩ được 3 lon nước, phải phân chia tỷ mỉ: nước ăn, nước để dành, nước ra trận, nước chống càn... Nước ngọt quá hiếm hoi, các chiến sĩ vệ quốc năm xưa "phát minh" ra bần chín giặt áo, bùn non gội đầu... là kinh nghiệm quý giá với quân giải phóng sau này. Hơn 40 chị em bộ đội Rừng Sác về mùa khô thường tắm giặt như vậy. Hi hữu lắm mới có xà bông thơm thì các chị chiết ra một phần nước ngọt để gội đầu.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #58 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2010, 07:27:40 am »

Ở Rừng Sác cũng có những trận chiến "không đổ máu" nhưng không kém phần ác liệt?

Ở Rừng Sác, những ai bị lạc rừng đều được coi là bước vào một trận chiến thực sự, nếu không tìm được đường về thì cầm chắc hy sinh dù là "không đổ máu”. Đây là những câu chuyện có thật đã xảy ra nghe như những cổ tích, huyền thoại. Có những tình huống đặt ra dù không đổ máu nhưng không có "gan vàng dạ sắt" của người chiến sĩ thì không thể vượt qua. Ai từng lọt vào "trận đồ bát quái" của Rừng Sác với những hang động chà là bịt bùng, những "mái nhà rán" mênh mông có đất mà không có trời với vòng vây trùng điệp của muỗi mòng, nước mặn, gai góc... mới hiểu được những trận đánh tay không của các chiến sĩ lạc rừng. Có khi suốt mấy ngày trời chỉ có cua sống bẻ càng nhai nuốt; Sò, vọp đập vào báng súng, thân cây cho nước ngọt chảy ra, ngửa cổ mà hứng... Đọt chà là ăn được, nhưng phải có sức giật tuột bẹ mới lấy được. Cho nên với những chiến sĩ kiệt sức chỉ nhìn đọt chà là mà chịu đói.


Trong một trận đánh, chiến sĩ Chu Văn Khi mới bổ sung về đại đội 1, Đoàn 10, bất ngờ bị địch tấn công lúc đang ngồi trên xuồng... Trong tình huống hiểm nghèo đó, Khi chỉ kịp chộp được chiếc máy ngắm súng B41 rồi bươn vào rừng. Từ giây phút ấy, cuộc sống của anh trở nên hoang dã. Một mình vật lộn với cái đói, cái khát mỗi lúc thêm quyết liệt. Đêm trèo lên ngọn cây nghe tiếng chân của heo rừng, ngày xuống đất làm bạn với muỗi mòng... Đọt chà là ban đầu còn bứt được, sau chỉ nằm gốc cây mà nhìn... Tranh chấp giữa cái sống và cái chết từng ngày, cho đến ngày thứ 24, Khi gặp lại đơn vị trong tình trạng kiệt sức trầm trọng. Chiếc máy ngắm B41 vẫn còn nguyên vẹn đã nói lên nghị lực phi thường của người chiến sĩ.


Trong một trường hợp khác, chiến sĩ Hoàng Lâm rơi vào tình huống lạc rừng sau một trận đụng đầu với địch, bị sa vào vòng vây của trực thăng. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt đó, anh phát hiện một đồng chí bị địch bắn gãy chân. Hoàng Lâm xốc người bạn lên lưng băng qua lưới lửa của địch từ trên không bủa xuống. Khi thoát khỏi vòng vây của trực thăng thì vòng vây cuối cùng là rừng hoang và nước mặn. Hai chiến sĩ vật lộn với đói khát và vết thương nhiễm trùng suốt ba ngày đêm, bằng rau kềm và cua sống.


Trường hợp của chiến sĩ Hiệp đại đội 7 Đoàn 10 cũng không kém gay go. Trong khi đang lạc rừng không cơm không nước lại sa vào trận địa phục kích của địch. Chúng vừa bắn rát vừa gọi hàng. Hiệp thoát được nhờ tài lặn dưới nước nhưng lại gặp bất ngờ khác: phía trước có 4 chiến sĩ hy sinh nằm giữa rừng, do địch bắn chết vài ngày, đã có mùi. Mặc dù sức đã kiệt, Hiệp vẫn nuốt rau kềm để lấy thêm sức rồi dùng tay moi đất chôn bốn đồng đội, sau đó mới tiếp tục cuộc hành trình đầy gian nan để tìm về đơn vị.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #59 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2010, 07:28:23 am »

Trong những năm 1970 - 1971, Đặc khu Rùng Sác bị hoàn toàn cô lập?

Từ giữa năm 1970 đến cuối năm 1971, Đoàn 10 lâm vào cảnh cực kỳ khó khăn do địch đánh phá vô cùng ác liệt. Không chỉ cơm áo gạo tiền bị cắt đứt mà súng đạn cũng không đến được Rừng Sác. Đến giữa năm 1970, súng chống tăng B41 chỉ còn 4 trái đạn, thuốc nổ còn hai trái bom lép đủ cho 2 trái CK2.


Không chịu bó tay để địch đánh mình, Đảng ủy Đoàn 10 ra lời kêu gọi: "Quần chúng, đảng viên, chiến sĩ, cán bộ hãy tự làm vũ khí, tự kiếm vũ khí để đánh địch, đánh địch để kiếm vũ khí". Nguồn "cung cấp" bom pháo lép dưới sình lầy Rừng Sác cũng dần dần vơi cạn. Địch phát hiện các chiến sĩ ở đây cưa bom pháo để lấy thuốc nổ, chúng cho máy bay trực thăng lùng sục phát hiện để hủy diệt. Nhiều chiến sĩ hy sinh trong khi đi lượm và cưa bom pháo lép, nhưng phong trào tự tạo vũ khí vẫn rầm rộ khắp nơi, gây cho địch nhiều thương vong, góp phần bảo vệ vùng căn cứ kháng chiến. Đây là một trong những điểm nổi bật về tinh thần tự lực tự cường của chiến sĩ Rừng Sác.


Trong thời gian này, tuyến tải hàng và đường dây giao liên bị kẻ thù ngăn chặn ráo riết, đồng lõa với chúng là sóng to, cá sấu cản đường. Địch kiểm soát dày đặc, đường về chiến khu Đ qua sông Thị Vải và bốn con đường chiến lược số 15, số 1, số 20, số 22 phải mất hàng tháng trời mới "dùi” qua được. Đường về miền Tây phải qua sông Soài Rạp, sông Bạc Đầu mênh mông trống trải. Sông Lòng Tàu chia đôi Rừng Sác, chia đôi Đoàn 10. Mỗi chuyến hàng qua sông như một trận đặc công nước. Những lúc như thế này, vai trò của người dân ven Rừng Sác vô cùng quan trọng. Có những gia đình đã trở thành "điểm chốt" trên hành lang của Đoàn 10 như nhà ông Năm ở quán chim đường 15, mà anh em Rừng Sác thường gọi bằng cái tên dân dã là "Ông Năm mạt cưa", đã góp nhiều công sức giúp đỡ cưu mang đơn vị.


Tình hình ngày càng ác liệt thêm. Giữa năm 1970, các chiến sĩ "dùi" về chiến khu Đ đều hy sinh. Đến giữa năm 1971, đội vận tải "chạy gạo" cho Đoàn 10, hi sinh trên 1/3 quân số. Nhiều chiến sĩ đã tỏ rõ hành động dũng cảm trên mặt trận sống còn này. Bên cạnh câu chuyện hi sinh của chiến sĩ đặc công “xuất quỉ nhập thần" Lê Công Nghĩa đã bị cá sấu cướp đi, là cái chết của Huấn và Liêm. Huấn đã từng đánh tàu Mỹ ở quân cảng Nhà Bè. Một đêm vào Phước Khánh lấy gạo, ra về đến bờ sông không may trượt ngã. Nghe động, chó sủa, bọn dân vệ đốt đuốc vây lùng. Thím Tám kéo Huấn vào hầm bí mật, nhưng sợ liên lụy đến cô bác, anh chọn con đường hi sinh. Anh bình tĩnh hạ hai tên giặc, trước khi ngã xuống. Còn Liêm, trong một chuyến đi thư hỏa tốc cùng với hai đồng đội qua lộ 15 (quãng Long Thành) bị lọt vào ổ phục kích của địch. Hai chiến sĩ hi sinh từ đầu, Liến bị thương nặng. Biết không thể thoát được, anh xé nát thư trước khi xả những viên đạn chống trả cuối cùng...


Hơn ba năm từ 1969-1971, 324 chiến sĩ, cán bộ Đoàn 10 lần lượt ngã xuống mảnh đất Rừng Sác chiếm gần 1/2 số liệt sĩ Rừng Sác trong 8 năm (1966-1975). Ở phía đông và tây sông Lòng Tàu, đơn vị tổn thất 2/3 quân số. Đội 5 sau một trận chống càn, hi sinh tới phân nửa, toàn bộ còn 9 tay súng, mỗi chốt trụ lại chỉ còn 2 đến 3 chiến sĩ.


Tuy nhiên ác liệt hi sinh không làm lung lay ý chí các chiến sĩ đặc công đặt Tổ quốc trên hết, coi cái chết "nhẹ tựa lông hồng". Ở phía đông sông, Ban chỉ huy Đoàn 10 nhận được từ những chuyến liên lạc "quyết tử” những lá thư "quyết tử bám trụ” ở phía tây sông Lòng Tàu. Lá thư viết bằng máu của đại đội 6: "Chúng tôi một tấc không đi, một ly không rời khi chưa có lệnh, còn người còn chiến đấu, còn người còn trận địa?'. Đây là những ngày tháng mà chiến sĩ Rừng Sác "đánh giặc theo xã luận trên đài phát thanh giải phóng và đài tiếng nói Việt Nam".


Nhưng chính trong thời kỳ đầy gian khổ, ác liệt và hi sinh này là lúc Rừng Sác nở rộ anh hùng và huân chương.

Nghị quyết đại hội Đảng bộ Đoàn 10 lần thứ 3 đặt nhiệm vụ và quyết tâm chiến đấu lên hàng đầu và trở thành bài ca đầy tính lạc quan chiến đấu phổ biến rộng rãi trong toàn đơn vị đứng chân trên Rừng Sác mênh mông:

"Rừng Sác là nhà
Sông Lòng Tàu là trận địa
Bến cảng, kho tàng, tàu địch là quyết chiến điểm
Có lệnh là đi, hoàn cảnh nào cũng đánh đánh là thắng”



Đại đội 5, đơn vị "Thành đồng quyết thắng" (về sau được tuyên dương anh hùng) chiếm kỷ lục về huân chương từ năm 1969. Đơn vị nổi tiếng đánh chìm tàu lớn này, cũng có bài ca:

"Sông Lòng Tàu là trận địa
Quân cảng Nhà Bè là quyết chiến điểm
Từ trận địa cháo rau kềm... lương khô
Cơm nắm, gạo rang lên đường...
Nhận chìm tàu vạn tấn trên sông..."
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM