Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:16:03 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đặc khu Rừng Sác  (Đọc 114678 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #40 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2010, 08:44:53 pm »

Cố thiếu tướng Lương Văn Nho là người chỉ huy có định hướng sâu sắc nhất với chiến khu Rừng Sác. Xin cho biết về vị tướng của miền sông nước này?

Đồng chí Lương Văn Nho (thường gọi là Hai Nhã) quê ở xã Tân Ba, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, nhập ngũ năm 1946.

Trong kháng chiến chống Pháp, ông trưởng thành từ một chiến sĩ lên tỉnh đội trưởng tỉnh Bà Rịa.

Từ năm 1964, hoạt động ở chiến trường miền Đông Nam bộ, một chiến trường trọng điểm rất gian lao và ác liệt, ông ngày càng dày dạn và lần lượt giữ các chức vụ quan trọng: Phó chủ nhiệm pháo binh Miền, Phó sư đoàn trưởng Sư đoàn 5, Tư lệnh kiêm Chính ủy Đặc khu Rừng Sác, Chỉ huy trưởng Quân khu 7, Chỉ huy trưởng căn cứ 20, rồi 50.


Tháng 1-1973, ông được đề đạt giữ chức Phó tham mưu Quân giải phóng miền Nam. Sau ngày giải phóng miền Nam, từ năm 1976 đến năm 1984, là Phó Tư lệnh Quân Khu 7. Năm 1980 ông lược phong hàm thiếu tướng.

Năm 1966, đồng chí Lương Văn Nho được trên cử về phụ trách đặc khu Rừng Sác, là thời điểm Rừng Sác bước vào giai đoạn quyết liệt.

Tháng 4-1966 ông cùng đồng chí Năm Mân1 (Đồng chí Năm Mân (Trần Văn Phú, Trần Mân) sau này là thiếu tướng Chỉ huy trướng BCHQS thành phố Hồ Chí Minh) và 4 chiến sĩ trinh sát rời Sư đoàn 5, suối Tầm Bó với số tiền vốn để thành lập Đặc khu là 500.000 đồng (tiền ngụy).


Căn cứ chỉ huy của Đoàn 43 lúc bấy giở ở Rạch Tràm. Từ suối Tầm Bó, đoàn công tác của ông phải băng qua trận địa Bình Giã, qua Suối Cả, vượt đường 15 vào "lòng chảo" Long Thành. Từ đây, đoàn móc nối với Đoàn 43 để vào Rừng Sác. Từ vị trí này đồng chí Lương Văn Nho đã có nhiều đóng góp to lớn trong lãnh đạo, chỉ huy xây dựng lực lượng đặc công Rừng Sác và tác chiến giành thắng lợi vang dội trên mặt trận đường sông và các cảng tàu, kho tàng của địch ở cửa ngõ đông nam thành phố.


Trong giai đoạn từ năm 1975 đến 1984, đồng chí Lương Văn Nho hết sức quan tâm chỉ đạo tổng kết và biên soạn nhiều công trình lịch sử quân sự Quân khu 7. Đặc biệt ông đã trực tiếp chỉ đạo hoàn thành biên soạn tập sách "Chiến khu Rừng Sác" do Nhà xuất bản Đồng Nai ấn hành năm 1980. Ông đã qua đời năm 1984 tại thành phố Hồ Chí Minh.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #41 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2010, 08:45:15 pm »

Tổ chức đặc khu có hiệu lực từ khi nào?

Tháng 6-1966, số cán bộ thuộc Đặc khu mới về đủ, cùng thời gian này, 125 chiến sĩ công binh thuộc đoàn 126 hải quân đang trên đường vượt Trường Sơn về Rừng Sác.
Đến đầu tháng 1-1966, tổ chức Đặc khu mới chính thức hình thành và có hiệu lực với quân số đầu tiên trên 600 cán bộ, chiến sĩ, gồm 7 cơ quan, 6 đơn vị cấp đại đội, 2 đội công binh nước đánh thủy lôi dây, một đội cối 82 và ĐK57, một đơn vị bộ binh, một đơn vị trinh sát và một đơn vị vận chuyển hàng chiến lược. Cuối năm 1967, Đặc khu được bổ sung thêm một đại đội công binh nước. Sau năm 1968, 200 cán bộ, chiến sĩ ở Rừng Sác được về đất liền. Thời kỳ 1970-1971, hơn nửa quân số còn lại đã ngã xuống trong cuộc chiến đấu vô cùng ác liệt. Năm 1970, mỗi đại đội còn 10 đến 15 người, quân số bổ sung không vượt qua được hành lang ngăn chặn của bọn Mỹ, Úc, Thái Lan và quân ngụy dọc đường 15. Từ cuối năm 1971, hành lang này của địch bị chọc thủng, Rừng Sác tiếp nhận được sự chi viện của cấp trên. Quân số dần dần tăng lên gấp đôi ban đầu và được biên chế vào 13 cơ quan, 14 đại đội. Từ hai cụm quân ở phía nam ngã ba Chàng Hảng và sông Ông Kèo, Đoàn 10 đặc công Rừng Sác rải quân trên dưới 50km từ Vũng Tàu lên hai bờ sông Lòng Tàu đến Nhà Bè sang đường 15 lên Thành Tuy Hạ và hai đơn vị trụ ở phía đông đường 15.


Như vậy, Đặc khu Rừng Sác đã hình thành từ khi "chiến tranh cục bộ" của Mỹ diễn ra ác liệt ở miền Nam Việt Nam. Một lực lượng tương đương một trung đoàn hoàn chỉnh về tổ chức (nhưng không đủ về quân số) đứng chân sát đầu não và trên cửa ngõ sống còn của địch, đã đương đầu với những thử thách vô cùng khắc nghiệt, không ngừng chiến đấu, trưởng thành và tung những đòn hiểm vào bọn xâm lược và tay sai.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #42 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2010, 08:46:05 pm »

Trước những âm mưu của địch chuẩn bị cho cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ hai (1966 - 1967), đặc công Rừng Sác đã có những đối pháp gì?

Tháng 7-1966, Ban chỉ huy Đặc khu nhận được điện của Bộ Tư lệnh Miền giao nhiệm vụ đột xuất đầu tiên cho Đoàn 10: Khắc phục mọi khó khăn đánh mạnh vào giao thông và hậu cứ địch, phối hợp với chiến trưởng toàn Miền, làm cho địch đã thất bại càng thất bại nặng nề hơn.


Chấp hành mệnh lệnh của trên, Đoàn 10 mở hội nghị cán bộ, thống nhất hạ quyết tâm: lợi dụng sơ hở của địch, tập trung khả năng của Đặc khu tạo thành một quả đấm bất ngờ, đánh một cú thật đau. Trận đầu đảnh tập trung phối hợp các khả năng của Đặc khu trên sông Lòng Tàu, đoạn từ Phước Khánh đến Ngã Bảy (35km). Sau trận đầu, phân tán từng tổ, đội, liên tục tấn công trên sông Lòng Tàu 7 ngày.


Tư lệnh quân Mỹ ở miền Nam Việt Nam Wesmoreland đã chuẩn bị cho mùa khô phản công chiến lược "đánh gãy xương sống Việt cộng" gần một năm trời. Mùa mưa 1966, đứng bất cứ nơi nào trên miền Đông Nam bộ đều có thể nghe mặt đất rung chuyển bới những loạt bom từ "pháo đài bay" B52. Cũng chính lúc này, các con tàu quân sự của Mỹ lần lượt nối đuôi nhau vượt trùng dương hướng về vùng biển nước ta. Trên sông Lòng Tàu, các chiến sĩ Rừng Sác đếm được 30 chiếc tàu trọng tải từ năm, sáu đến 13 ngàn tấn lừng lững vào Sài Gòn. Chiến sĩ đoàn 10 sôi sục muốn chặn ngay "yết hầu” quân địch. Hàng chục cách đánh được đề nghị lên trên, nhiều lá đơn tình nguyện xin cho khối thuốc nổ ém sẵn, khi tàu giặc đến sẽ bí mật kéo ra, áp vào mạn tàu, sẵn sàng lấy thân mình đánh đổi tàu vạn tấn. Trong khi thủy lôi đường dây chưa vượt nổi mạng lưới tàu rà trên sông lớn, còn ĐK, B40, B41, không đủ sức hạ tàu lớn trên lòng sông rộng cả ngàn mét, thì đây là một đề nghị đáng chú ý. Nhưng Đảng ủy và Ban chỉ huy Đặc khu không nhất trí: Chiếc tàu vạn tấn có cả bầy máy bay lên thẳng và tàu hộ tống đi theo, liệu người chiến sĩ cảm tử có đến được mục tiêu hay đã hy sinh trước khi hành động? Cần hy sinh cho chiến thắng, nhưng chiến thắng mà tổn thất ít nhất, để tiếp tục cuộc chiến đấu còn đầy thử thách hy sinh...


Sau nhiều đắn đo, Ban chỉ huy Đặc khu nhất trí đã đến lúc đưa “hàng dự trữ" ra trận. Đó là hai trong số bốn trái thủy lôi sừng chạm K5 có duy nhất trong tay, là thứ "hàng tối mật" do nước bạn giúp, được Đoàn vận tải đặc biệt 759 chuyển theo đường biển qua hàng ngàn kilômét xuống miền Tây Nam bộ rồi vòng trở lại Rừng Sác. Chưa có dấu hiệu nào chứng tỏ kẻ thù đã đánh hơi thấy, nhưng từ đó, 4 quả thủy lôi hiện đại cũng phải theo dấu chân các chiến sĩ Rừng Sác vượt qua hàng chục trận càn và trận bom địch.


Ban chỉ huy trận đánh thủy lôi được thành lập gồm các đồng chí:

- Lương Văn Nho chỉ huy trưởng.

- Nguyễn Hồng Sơn chỉ huy phó kiêm tham mưu trưởng.

- Cao Thanh Tao chỉ huy phó.

- Hồ Xuân Cảnh phụ trách trinh sát - kỹ thuật.

Để thực hiện trận đánh đầy khó khăn trên dòng sông quá rộng và sâu tới 30m, chống được tàu quét mìn của địch, chủ nhiệm trinh sát Hồ Xuân Cảnh và tổ trinh sát đặc công đến bờ sông Lòng Tàu đào hầm bí mật. Cuộc tập trận trên sông kéo dài ròng rã một tháng. Cùng thời gian này, má Đỗ Thị Trị (còn gọi là má Hai Vũng Tàu) vào Sài Gòn sắm vai người đi buôn, đưa 4 chuyến dây cáp qua nhiều đồn bót và ổ phục kích của địch, về Vũng Tàu. Trên sông Lòng Tàu gần ngã ba Vàm Cống, đêm đêm các chiến sĩ trinh sát lao ra giữa dòng, lặn xuống để thăm dò và đo lạch tàu dưới lòng nước... Những vấn đề "hắc búa" của trận đánh dần dần được giải quyết, nhưng đưa thủy lôi ra sông bằng cách nào là điều chưa "hóa giải" được. Với ý định dùng sà lan có đường ray, đồng chí Ngô Hồng Thắng được phái đi Long An với số tiền 1,3 triệu đồng (tiền ngụy lúc đó) để đặt hàng. Sau một thời gian, mọi việc chuẩn bị đã hoàn tất anh em chỉ còn chờ giặc tới là liêu diệt.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #43 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2010, 08:49:13 pm »

Có phải tàu Victory là con mồi đầu tiên của Đặc công Đoàn 10?

Trận địa thủy lôi được chọn để hạ tàu lớn của địch là một khúc quanh ở vàm Ngã Bảy gần ngã ba Vàm Cống. Một bộ phận chốt hành lang rải ra 10km từ Rạch Tràm qua Dần Xây, Mống Nam, Ăn Chè ra Vàm Cống. Nữ chiến sĩ Bảy Nga làm giao liên trinh sát trên sông Lòng Tàu, cung cấp tin thường xuyên cho Đoàn 10.


Đơn vị bố trí 2 khẩu ĐKZ75 phía nam sông Dần Xây và phía bắc đồn Đèn Xanh để chặn địch ở ngã ba sông Lồi Giang, ngả Nhà Bè xuống và 1 khẩu 12ly 7 gần trận địa chính để đánh địch trên không.


Đêm 21-8-1966, Đặc khu nhận được tin có 3 chiếc tàu hàng quân sự của Mỹ chuẩn bị vào bến Ô Cấp (Vũng Tàu), sau đó sẽ vào sông Lòng Tàu. Trên chỉ thị đánh chiếc đi sau cùng mang tên Victory. Anh em cho rằng tại khúc sông Ngã Bảy chỉ cần 2 trái thủy lôi bố trí cách nhau 45m ở hai bên lạch tàu và ở một độ sâu thích hợp thì không một chiếc tàu cỡ lớn nào trên dưới 10 ngàn tấn có thể thoát được.


Đơn vị ra trận vào đêm hạ tuần, đoàn xuồng ra đi trước giờ trăng sáng. Thủy lôi, pháo, súng, cơm vắt, gạo rang, nước ngọt hành quân cùng chiến sĩ qua những luồng lạch khúc khuỷu quanh co.


0 giờ ngày 23-8, 2 trái K5 đã vào vị trí, 2 khẩu ĐK cũng đã đến trận địa. Đến 3 giờ, tất cả đã sẵn sàng. 7 giở, 2 chiếc trực thăng từ Nhà Bè bay lên sà thấp gần mặt sông, xả súng vào các đám lục bình và những khúc cây trôi nổi. Một lát sau, chúng bay ngược dòng sông dắt theo 4 tàu quét mìn quét cặp hai bờ. Từ phía xa xuất hiện lá cờ Mỹ chót vót trên cột tàu.


Hai chiếc đầu lướt qua vòng cua một cách êm xuôi. Anh em thất vọng không thấy chiếc thứ ba. Bỗng một chấm đen xuất hiện rồi lớn dằn, thoáng chốc con thủy quái khổng lồ hiện nguyên hình. Đến vòng cua nó đột ngột dừng lại. Mọi người vừa đọc được dòng chữ trắng trên thân tàu Baton Rugiơ Victory thì hai tiếng nổ vang lên làm rung chuyển cả dòng sông. Lập tức hai bức tường nước trắng xóa dựng lên như cái hàm thủy thần nuốt chửng con tàu đang bị phủ một luồng lửa lớn. Bức tường nước từ từ choãi xuống, rồi mặt sông sóng sánh chỉ còn trơ lại cái đài chỉ huy trống toang và lá cờ 50 ngôi sao ngậm nước ủ rũ. Lúc đó là 8 giờ 15 phút ngày 23-8-1966.


Trong chốc lát, 16 tầu tuần tiễu từ hai phía lao tới ồ ạt vãi đạn, rồi 16 lượt trực thăng đổ quân xuống hai bờ sông... Trận đánh kéo dài 7 ngày đêm quyết liệt trên trận địa dài 30km. 8 chiếc tàu lớn nhỏ của giặc bị trúng đạn. Trên ngã ba sông Lôi Giang, 1 tàu 8 ngàn tấn lọt vào trận địa C2, bị trúng đạn ĐKZ bốc cháy, lửa khói ngùn ngụt suốt hai ngày đêm.


Về sau qua tài liệu của Mỹ, đơn vị mới biết vì sao cấp trên chỉ thị đánh mục tiêu thứ ba, bởi đây là tàu chở hậu cần của sư đoàn 4 Mỹ, trên đó có 45 thủy thủ, gần 100 xe thiết giáp M113, 3 máy bay phản lực và một khối lượng lớn lương thực, thực phẩm đủ cho một sư đoàn ăn trong chiến dịch mùa khô.


Vài tháng sau, với kỹ thuật trục vớt hiện đại, Mỹ đã đưa cái "quan tài thép rỉ" lên mặt nước để cho vào một lò tái sinh ở Nhật Bản. Đây là một cú đấm chí mạng đầu tiên với tàu vận tải quân sự cỡ bự trên sông Lòng Tàu, báo hiệu những thảm hại của bọn xâm lược dưới ngọn chùy sấm sét của đạc công Đoàn 10 Rừng Sác.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #44 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2010, 08:50:17 pm »

Sau trận đánh chìm tàu Victory, địch đã đối phó với thuỷ lôi của ta ra sao?

Sau trận đánh tàu Baton Rugiơ Victory, Mỹ đưa tiếp vào sông Lòng Tàu 15 tàu quét mìn. Cùng với sự có mặt của một lữ đoàn lính thủy đánh bộ Mỹ, một chương trình khống chế mặt nước mang tên Garne Warden đã lấy Rừng Sác làm nơi thí điểm và sau đó làm trọng điểm lâu dài. Theo tướng Wes, chương trình Garne Warden gồm 120 tàu tuần giang của Mỹ hàng ngày khám xét trên 2000 xuồng ghe trên các đường sông chằng chịt của Việt Nam... Một tàu LTS được cải tiến dùng làm tàu mẹ cho các tàu tuần tra và một đội trực thăng võ trang của lục quân Mỹ, sẽ được điều động đi cứu mỗi khi các tàu tuần tra bị đánh. Ở Rừng Sác, tàu tuần tra hoạt động theo chương trình này thường xuyên theo nhóm nhỏ gồm tàu biệt kích của hải quân Mỹ và hải quân ngụy gọi là đội SEAL (trên biển, trên bộ, trên không) có thể vào tận các luồng lạch... Vì thế vào những ngày cao điểm có đến hàng trăm tàu xuồng lớn nhỏ bâu vào một khúc sông chưa đầy 50km, đủ thấy sự phòng vệ dày đặc của giặc.


Sau ngày tàu Victory bị đánh, địch cho tàu rà, tàu tuần tiễu ngày đêm săn lùng "vũ khí mới" của ta. Trái thủy lôi chạm sừng thứ ba được đưa ra cửa sông Lòng Tàu và bị tàu quét mìn phát hiện. Địch phán đoán "đây chính là bí mật của trận đánh kinh hoàng Baton Rugiơ Victory". Chúng dùng một tàu nhỏ đưa 7 nhân viên kỹ thuật đến để vớt "vũ khí bí mật”, nhưng do vô ý, cái sừng chạm bị gãy khi chiếc tàu vừa lao tời Cả bọn tan xác theo tàu.


Trái K5 thứ tư lại được đưa ra sông lớn nhưng nó đã dạt vào quân cảng Nhà Bè. Địch lấy được và làm một cuộc triển lãm ầm ĩ "vũ khí mới bắt được của đặc công Rừng Sác".

Trong khi thủy lôi đường dây trên sông Lòng Tàu chưa tìm ra lối thoát thì đầu năm 1967 tại sông Lôi Giang, trong một trận đánh chống càn, hạ sĩ Bạch C2 đã dùng trái thủy lôi 30kg nhận chìm một tàu há mồm chở một đại đội Mỹ... Thủy lôi tự tạo tiếp tục "đứng vững" trên sông Lòng Tàu cùng với thủy lôi giả, tạo điều kiện cho pháo mang vác và những họng súng bắn tỉa phát huy sức mạnh.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #45 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2010, 08:50:43 pm »

Pháo Rừng Sác là nỗi ám ánh tử thần trên sông Lòng Tàu đối với Mỹ, ngụy?

Pháo Rừng Sác thời đánh Mỹ bắt đầu từ những khẩu B50 năm 1966, đã xuất hiện cùng những khẩu súng trường "bá đỏ" (K44) ở khu vực Dần Xây, Chàng Hãng... Hơn 8 năm sau, pháo Rừng Sác vẫn chưa vượt khỏi những khẩu ĐKZ75, cối 81, sự hiện đại không có gì hơn những trái ĐKP, H121 (Hai loại hỏa tiễn của Liên Xô có mặt ở chiến trường miền Đông Nam Bộ từ năm 1967, đường kính 122 ly và 106 ly còn gọi là hỏa tiễn Cachiusa) trong điều kiện ta phải đắn đo từng viên một, từng mục tiêu một.


Trận đánh pháo dài ngày diễn ra đầu tiên trên sông Bà Nghĩa, Dần Xây, Chàng Hãng ngay sau khi Đặc khu Rừng Sác hình thành. Những khẩu ĐKZ75, B50, trường "bá đỏ" đã bám trụ được bờ sông lớn ròng rã suốt nửa tháng chống chọi với cả giặc dưới nước, trên bộ và trên không, dưới sự chỉ huy của đồng chí Sáu Tao, Mười Thà.


Trên thực tế lòng sông rộng trên dưới 1000m, các loại súng này khó làm nên những đám cháy lớn có hiệu quả tiêu diệt đối với tàu chở xăng dầu, trong khi chúng là đối tượng hàng đầu của các chiến sĩ Rừng Sác. Trong quá trình tìm tòi cách phát huy sức mạnh có hạn của loại hỏa lực này, các chiến sĩ Rừng Sác đã sáng tạo ra cách phối hợp giữa pháo và thủy lôi đường dây. Tư lệnh đặc khu Lương Văn Nho còn có sáng kiến áp dụng thủy lôi giả. Những trận địa thủy lôi khi thật khi giả xen kẽ gây cản trở địch, tạo điều kiện cho pháo "bắn tỉa" ngắm vào các mục tiêu là hoa tiêu, lái tàu, thùng xăng máy... những nơi "cốt tử, của tàu địch. Với cách đánh biến hóa như vậy, pháo Rừng Sác đã trở thành "tử thần" đối với tàu giặc trên sông Lòng Tàu.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #46 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2010, 08:51:45 pm »

Pháo của đặc công Rừng Sác đã tham gia trận đánh "để đời" vào lễ quốc khánh ngụy2 (Về trận pháo kích vào lễ quốc khánh ngụy xin xem thêm trong tập "Biệt động những chiến công bất tử", ở đây chúng tôi chỉ đi sâu vào việc bố trí trận địa và rút ra an toàn của các chiến sĩ đặc công Rừng Sác), xin cho biết về trận pháo kích vang dội này?

Hàng năm, vào ngày 4-11, chính quyền Sài Gòn thường tổ chức lễ quốc khánh rất rầm rộ. Năm 1966 chúng định làm "lớn chưa từng thấy" để phô diễn lực lượng hùng hậu về vũ khí tối tân nhằm nâng cao uy thế.


Nhận được lệnh tác chiến trận đánh quan trọng, Đoàn 10 Rừng Sác đã điều một khẩu pháo ĐKZ75 tới trận địa Thủ Đức cách mục tiêu 5387m. Khẩu đội pháo do đồng chí Nguyễn Văn Nga phụ trách; đồng chí Nguyễn Văn Tăng (anh hùng biệt động) phụ trách chung khu vực trận địa có cả biệt động và du kích địa phương hỗ trợ và bảo vệ trận địa pháo. Trước đó, nhân dân đã chở đến 3 ghe cát vô sẵn trong 1000 cái bao, để cấu trúc bệ pháo, vì đất ở đây sình lầy không đủ độ cứng. Trận địa nằm giữa những lùm cây trâm bầu, bình bát và bở kênh bạt ngàn dừa nước. Đây chính là điều quá bất ngờ đối với địch. ở phía nam thành phố, trận địa pháo của Tiểu đoàn 6 Bình Tân tại Nhà Bè cũng được chuẩn bị hết sức công phu và bí mật tới giờ nổ súng, cho dù một số anh em bị hy sinh do địch đánh bom.


Theo hợp đồng, trận địa Nhà Bè nổ súng trước, vào lúc địch khai mạc cuộc lễ, trận địa Thủ Đức nổ súng vào lúc chúng duyệt binh.

Trên khán đài cuộc lễ không vắng mặt tên đầu sỏ nào từ đại sứ Cabologe, Wesmoreland đến Thiệu, Kỳ, Hương...

Đúng 7 giờ 5 phút, Phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ đọc diễn văn, trận địa pháo ở Nhà Bè bắn liền 12 quả đạn vào mục tiêu. Quan quân nháo nhào tan tác. Cuộc lễ bị gián đoạn. Sau đó địch cố gắng vãn hồi trật tự để tiến hành duyệt binh. 7 giờ 20 phút đài phát thanh Sài Gòn lại lên tiếng, trung tướng Vĩnh Lộc bắt đầu điều khiển diễu binh. Lập tức khẩu đội ĐKZ của Đoàn 10 bắn cấp tập vào cuộc lễ. Trong vòng 5 phút, 12 quả đạn ĐKZ lao vút về phía Sài Gòn, trong tiếng nổ của 6 trận địa bộc phá nghi binh. Địch phản pháo dồn dập xuống vùng Bưng Sáu xã. Trong cảnh hoảng loạn, bọn bảo an và biệt động quân nã súng vào nhau, một số tên bị thương vong Lễ quốc khánh phải giải tán.


Bị thất bại cuộc lễ trọng đại nhất, địch phản ứng dữ dội. Sân bay Tân Sơn Nhất được lệnh khẩn cấp. Máy bay phản lực, trinh sát L19, trực trăng võ trang... bay loạn xạ trên bầu trời Sài Gòn. Dưới đất, bọn cảnh sát mật vụ sục sạo từng nhà, trèo lên cả nóc chuông nhà thờ Đức Bà. Trên quân cảng, các tàu xuồng chiến đấu được lệnh xuất kích. Chúng tập trung về hướng Thủ Đức, Nhơn Trạch, Nhà Bè.


Mười hai chiến sĩ biệt động Thủ Đức bảo vệ khẩu pháo cảm tử nhanh chóng thay quần áo của những người đi bắt cua, lấy củi ở Rừng Sác. Họ xuống 3 chiếc xuồng cùng lao về điểm hẹn. Đồng chí Nam Bình gặp lại 8 pháo thủ Rừng Sác trong một đám dừa nước.


Ngày 2-11, một ngày sau trận đánh, trực thăng mới đổ quân xuống khu vực trận địa pháo Đoàn 10. Một cánh quân khác gốm 2 tiểu đoàn đổ xuống ấp Gốc Tre và ấp Lò Lu xã Phong Phú, quận Thủ Đức chặn đứng đường rút lui của chiến sĩ ta. Các chiến sĩ khiêng xuồng qua ấp Gốc Tre Bé, xong việc thì trời đã tối. Trăng mở, xuồng thả trôi qua cầu sắt rẽ vào Nước Trong rồi ghé bến Phú Hội. Tối hôm đó cả khẩu đội luồn về nhà má Tư ấp Phú Hội, quận Nhơn Trạch, sáng hôm sau tiếp tục hành quân...


Đường về Rạch Tràm còn xa. Rời nhà má Tư một ngày đêm rồi mà cuộc truy lùng của địch vẫn còn ráo riết, các anh phải ẩn lại. Bất ngờ, một chiếc xuồng máy của hai vợ chồng thuyền chài chạy qua, người chồng bị thương do pháo địch nên phải tấp vào bờ để băng bó. Tình cờ gặp các chiến sĩ Đoàn 10 đang ẩn náu, nhận ra là các chiến sĩ giải phóng, hai vợ chồng chở các anh về Rạch Tràm.


Sau 9 ngày đêm gian nan, khẩu đội pháo Đoàn 10 đã về sum họp với đơn vị trong niềm vui sướng tràn đầy xúc động. Người vui mừng nhất là Tư lệnh Hai Nhã. Ông nghe trận đánh pháo Đoàn 10 của Đặc khu Rừng Sác trên đài phát thành tỏa đi khắp thế giới.


Với các chiến công xuất sắc này, hai khẩu đội pháo cảm tử của Tiểu đoàn 6 Bình Tân và Đoàn 10 đặc công Rừng Sác được thưởng huân chương chiến công hạng nhất, mỗi pháo thủ được thưởng một huân chương chiến công hạng.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #47 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2010, 07:22:13 am »

Xin cho biết trận đánh cảm tử của Đặc công Rừng Sác trên cù lao Lôi Giang?

Trên sông Lòng Tàu, đánh pháo từ chiến thuật phục kích dưới hầm bí mật đến vận động theo thời cơ là một trong những thủ đoạn, sở trường của Đoàn 10. Hầm bí mật được phủ bằng những cây lá vớt trên sông, các chiến sĩ tốc lên bám vào tàu giặc, lập tức họ trở thành mục tiêu của tàu hộ tống, trực thăng và cả những cuộc bao vây của bộ binh địch.


Năm 1966, xảy ra một tổn thất cũng là bài học xương máu ghi lại trong lịch sử Rừng Sác: trên 30 chiến sĩ đại đội 3 hy sinh trên cù lao sông Lôi Giang.

Tại đây, một tàu giặc bị bắn cháy, nhưng trận địa của ta là một cù lao hoàn toàn bị cô lập. Sau tiếng nổ, địch gọi hàng chục máy bay đến vây chặt cù lao suốt một giờ liền. Tiếp đó là cuộc đổ bộ đường không ào ạt từ sau lưng các chiến sĩ. Do lực lượng không cân sức, các chiến sĩ thương vong nặng, rơi vào tình huống quyết tử với kẻ thù. Khi địch "dọn trắng" bờ sông, những trận đánh tàu càng gay go ác liệt hơn. Mỗi lần nổ súng, các chiến sĩ không còn vật gì che đỡ ngoài sự nhanh nhẹn và chính xác. Nhưng khi bị giặc bao vây cả ba bề: pháo binh, không quân, bộ binh trên một cù lao trơ trụi giữa thanh thiên bạch nhật thì sự tổn thất là điều khó tránh khỏi. Cả 30 chiến sĩ đặc công tinh nhuệ đều hy sinh. Từ đó ta nghĩ đến vấn đề "đặc công hóa pháo thủ và pháo thủ hóa đặc công" là một yêu cầu để tồn tại và làm nên sức mạnh của pháo mang vác đứng chân trên chiến khu sông nước.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #48 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2010, 07:22:38 am »

Ta thường nghe nói "đòn đánh sau lưng" ở Đặc khu Rừng Sác. Thực chất ra sao?

Trong cuộc chiến đấu ở Rừng Sác lực lượng ta ở ngay phía sau, sát đầu não đối phương, vừa trong vòng vây, vừa cài răng lược với chúng. Địch có khả năng sau một tiếng nổ, tổ chức ngay một cuộc bao vây bằng trực thăng, tàu chiến... Một đối thủ nguy hiểm như vậy phải có đòn đánh sau lưng để đối phó có hiệu quả với chúng.


Quá trình chiến đấu cho thấy thủy lôi tự tạo bị hạn chế nhiều mặt. Pháo đặc công là mũi tấn công lợi hại nhưng không giải quyết được yêu cầu lớn của chiến trường. Lịch sử đã chứng kiến trận đánh tàu US Card của biệt động Sài Gòn (tháng 5-1964), trong khi đó Rừng Sác đang trong quá trình "đặc công hóa" toàn diện và đang đứng trước những quân cảng, kho tàng lớn nhất của đối phương. Lịch sử và hoàn cảnh đặt ra những bước đi mới của đặc khu Rừng Sác.


Lúc này 7 cảng quân sự ở sông Sài Gòn đã thực sự thay thế cảng Sài Gòn về mặt tiếp nhận hàng quân sự. Quân cảng và kho Nhà Bè trở thành nơi tiếp nhận và tàng trữ xăng dầu lớn nhất ở miền Nam. Ở đây có thể cùng một lúc có từ 6 đến 8 tàu trên dưới 10 ngàn tấn neo đậu tại cảng. Cảng và kho Thành Tuy Hạ, Cát Lái là nơi nhận và tàng trữ một khối lượng khổng lồ phương tiện chiến tranh. Phía nam sông Lòng Tàu lại có cảng và kho Rạch Dừa là nơi tiếp nhận và tàng trữ hàng quân sự. Mục tiêu hàng đầu của những trận đánh ở Rừng Sác này không chỉ là tàu bè địch trên sông Lòng Tàu mà còn là kho tàng, quân cảng. Đó là những "đòn đánh sau lưng" có ý nghĩa đặc biệt với miền Đông Nam bộ và cả miền Nam. Đặc công Rừng Sác lãnh trọng trách này. 
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #49 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2010, 07:23:28 am »

Đội 5 đặc công anh hùng xuất hiện ở Rừng Sác vào thời gian nào?

Tháng 6-1967, một đơn vị đặc công nước gồm 59 cán bộ, chiến sĩ do đại đội trưởng Bùi Hữu Loan chỉ huy đã đến Rừng Sác sau 7 tháng trời gian khổ vượt Trường Sơn. Đó là Đại đội 5 đặc công. Đây chính là đơn vị gốc của Đại đội 5, Trung đoàn 10 đặc công được Đảng và Nhà nước tuyên dương anh hùng hai lần.


Trước ngày vào cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, các chiến sĩ Đại đội 5 vẫn còn dai dẳng cơn sồi rét rừng mang từ đại ngàn xuống đồng bằng sát Sài Gòn. Mặc dù vậy, anh em đều viết đơn tình nguyện xin được ôm chất nổ vào quân cảng áp mạn tàu giặc, góp lửa chiến công cho mùa xuân lịch sử. Một "bài ca ra trận" của đội 5 cảm tử ra đởi trên Rừng Sác:

"Lương khô, cơm nắm, gạo rang lên đường.
Lòng căm thù giặc nước, quyết nhận chìm tàu vạn tấn trên đường sông A
1 (sông A, tên ngụy trang của sông Lòng Tàu)

Ba người đầu tiên của Đội 5 được chọn đi đột phá quân cảng Nhà Bè là đội trưởng Bùi Hữu Loan, Trịnh Xuân Bảng và Nguyễn Văn Hưởng.

Quân cảng Nhà Bè của địch đang nằm trong tình trạng "báo động đỏ" sau trận đánh của đơn vị bạn và những hoạt động liên tục của ta. Ngoài hải quân ngụy, quân cảng vừa được tăng cường hải quân Mỹ.


Đêm 25-12-1967, sau ba ngày đêm vật lộn với sông nước, 3 chiến sĩ của Đội 5 Đoàn 10 đã lọt được vào quân cảng, áp khối thuốc nổ vào mạn của một chiếc tàu có trọng tải 10 ngàn tấn. Khối thuốc nổ 100kg đã làm nứt đôi thân tàu và nhận chìm tàu xuống sông Nhà Bè.


Tiếng nổ vang trời đêm cuối năm 1967 đã mở màn "chiến dịch Card" ở Rừng Sác. Đại đội 5 ra quân lần đầu lập công và trở thành đơn vị đột phá quân cảng của Đoàn 10 đặc công Rừng Sác. Trận đánh đã làm xuất hiện một chiến sĩ có bản lĩnh chiến đấu ngoan cường, táo bạo, bắt đầu quá trình trở thành người anh hùng đầu tiên của Đoàn 10: Trịnh Xuân Bảng.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM