Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:42:03 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đặc khu Rừng Sác  (Đọc 114681 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #30 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2010, 12:04:58 pm »

Làm sao chiến sĩ Rừng Sác có nước ngọt để ăn uống sinh hoạt giữa rừng ngập mặn quanh năm?

Rừng Sác là một biển nước mênh mông, nhưng con người ở đây lúc nào cũng 'khát nước", Sự “bạc đãi" duy nhất của thiên nhiên, chính là "cúp" nước ngọt trên "quần đảo”, kỳ lạ này. Đây chính là vấn đề gay gắt hàng đầu ở Rừng Sác thời chiến tranh. Bên cạnh "lon gạo" thì "nước ngọt" là cuộc vật lộn giữa con người với trời đất, giữa ta và địch, là nỗi đau đầu của lãnh đạo và chỉ huy.


Ở vùng này, người ta có thể tìm được vài mội nước ngọt phun lên giữa dòng nước mặn của sông Thị Vải, Rạch Gầm hoặc những vũng nước mưa đọng trên bãi cát ven biển. Nước mặn ở Rừng Sác không chỉ từ biển tràn vào mà còn dâng lên từ dưới những lớp lá rụng. Muốn có nước ngọt giữa lòng nước mặn thì phải đợi nước ròng, chụp một cái ống lên mội rồi chờ nước ngọt dâng trong ống mà múc.


Giữa vòng vây của nước mặn, nguồn nước ăn chủ yếu của chiến khu là nước mưa, nước giếng ven đất liền, nước ròng của sông Đồng Nai. Một bộ phận lớn của chiến khu đổ về Vũng Gấm, Bà Bông để chở nước ngọt, nơi gần phải đi từ 5 đến 7km. Vùng An Thới Đông, Tam Thới Hiệp phải đi xa vài chục kilômét, vượt sông Lòng Tàu, Đồng Tranh mới có nước ngọt. Những chuyến đi lấy nước trở thành những trận đánh sinh tử. Vì thế đi lấy nước phải có trinh sát, bộ đội, du kích mang theo vũ khí sẵn sàng chiến đấu.


Hàng năm bắt đầu mùa nắng, địch đổ bộ lên xóm ấp, đập phá lu hũ, bồn chứa, triệt nguồn nước ngọt dự trữ từ mùa mưa. Nhiều đơn vị tổ chức những "trận lấy nước" ban đêm. Địch cho tàu vào, tắt máy, thả trôi để phục kích ta. Thế là những cuộc chạm súng diễn ra quyết liệt... "Cuộc chiến tranh nước" ở Rừng Sác đã cướp đi hàng trăm sinh mạng. Chiến sĩ ghi dòng chữ trên các bồn nước: "Giọt nước là giọt máu”. Có bao nhiêu câu chuyện về "nước" đã đi vào lịch sử Rừng Sác không phải chỉ là những bát nước tình nghĩa quân dân, mà là vấn đề sống chết của những người bám trụ chiến đấu giữa vòng vây quân giặc và nước mặn.


Trong hoàn cảnh khắc nghiệt đó, chiến sĩ Rừng Sác đã tìm cách sống hòa hợp với thực tế: Hốt bùn non gội đầu, hái bần chín giặt áo, xả nước mặn, tuy chưa sạch bằng xà bông giặt nước ngọt nhưng cũng đủ tẩy mồ hôi.


Cuối năm 1947, binh công xướng thuộc khu 7 nằm giữa sông Lòng Tàu và Đồng Tranh đã phát minh ra một cách chế nước ngọt tại chỗ: đắp lò đất, đặt thùng phuy cất nước mặn như cất rượu, hơi nước đọng chảy ra vòi thành một thứ nước tinh khiết. Ba người canh nước, một người quơ củi, trong một ngày có thể cất được 250 lít nước ngọt. Sáng kiến này truyền nhanh ra các đơn vị, cơ quan. Từ đó thùng đựng đạn, xoong nồi.. đều có thể trở thành "đồ nghề" cất nước. Bộ đội địa phương Nhà Bè, Cần Giuộc có cả kho chứa nước ngọt bằng thùng ván cây dầu dấu trong rừng, có người canh gác cẩn thận. Quả là cái khó không bó được cái khôn của chiến sĩ Rừng Sác. Ngay trong "cuộc chiến tranh nước" họ đã chiến thắng.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #31 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2010, 12:05:33 pm »

Ngoài sự ăn uống kham khổ, các chiến sĩ còn phải chịu đựng những khắc nghiệt gì?
 
Sự chịu đựng kham khổ của người chiến sĩ Rừng Sác kể không hết, chỉ nêu một vài chuyện như ăn mặc, ngủ đêm, đã hết sức gay go.


Những ngày mới rời mái ấm gia đình, rời Sài Gòn hoa lệ ra đi kháng chiến, chiến sĩ Rừng Sác còn giàu một chút, có đủ áo tay dài, quần dài. Dần dần ống tay, ống quần ngắn dần đến cùi chỏ, đầu gối, và cuối cùng chỉ còn độc một chiếc "quần xà lỏn", một áo ngắn mất tay. Có lẽ như thế hợp hơn với cuộc sống sình lầy sông nước nhưng không chịu thấu cái lạnh về đêm và dễ làm mồi cho muỗi mòng tiêm chích, cỏ lá cào xước chân tay.


Ở đây người chiến sĩ trong cái nghèo chung của đoàn quân vệ quốc, nhưng sức chịu đựng thật phi phàm. Hết muỗi rừng bám từng cục, chộp tay cũng bắt được cả nắm, lại đến loài bù mắt nhỏ li ti rộ lên lúc nước lớn, bâu vào người hút máu đến căng bụng mới buông. Bận quần áo cộc coi như trần mình chịu trận.


Sự chịu đựng "siêu phàm" nhất, phải kể đến chị em phụ nữ. Có người chỉ có quần tây ngắn và áo cộc tay, nhưng phải bước ra một bước là bùn và nước. Đó là chưa kể những ngày đến kỳ kinh nguyệt. Việc sinh hoạt cũng phức tạp hơn nam giới rất nhiều. Tất nhiên, giới mày râu lúc nào cũng "ra tay" giúp đỡ "phái yếu” nên chị em trong chiến khu cũng cảm thấy dễ chịu.


Khoảng giữa năm 1946, mỗi cán bộ chiến sĩ Rừng Sác được cấp một chiếc nóp thay cho mùng mền. Mùa nắng nóp khô, muỗi và bù mắt vẫn lách vào được. Anh em phải ngâm nóp ướt cho cọng bàng nở ra, mới chui vô nằm. Giữa năm 1947, trên lại cấp cho cán bộ đại đội trở lên mỗi người một bộ đồ vải đen: quần đùi, áo dài tay; còn từ cấp trung đội trở xuống mỗi người được một bộ đồ ngắn. Đó là hai lần cấp quân trang duy nhất. Ngoài ra, anh em còn đi xin và mua sắm áo quần bằng tiền lao động mò cua, bắt ốc trong rừng. Kham khổ như vậy, nhưng các chiến sĩ rất lạc quan. Đêm đêm Rừng Sác lại vang lên tiếng hát từ những chiếc nóp lăn trên nệm rán: "Mùa thu rồi ngày hăm ba, ta ra đi... Nói với giáo mang ngang vai nhưng thân trai nào kém oai hùng..." Những dòng thơ, lời hát của chiến sĩ miền Đông "chảy ra từ mạch máu”: "Anh em ơi, chúng ta người chiến sĩ miền Đông, chiến đấu đã từng, thêm lòng kiên quyết chống đói, chống rét, chống thú rừng, chống giặc ngoại xâm, biết bao hờn căm trong bao nhiêu năm..."1 (Lời hát của các chiến sĩ đêm lửa trại)
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #32 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2010, 08:38:32 pm »

Có phải Rừng Sác là một nhánh rẽ của "đường mòn trên biển”?

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi vào tháng 7-1954. Hòa bình được lập lại trên miền Bắc, nhưng miền Nam tạm thời nằm dưới sự kiểm soát của Mỹ - ngụy. Từ đây, bắt đầu cuộc chiến đấu mới của nhân dân miền Nam hết sức quyết liệt, gian khổ, cần có sự chi viện to lớn của miền Bắc.


Lúc này, vùng biển thuộc Đông Nam bộ có 2 khu vực cửa biển trọng yếu: Xuyên Mộc và Rừng Sác. Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng về việc tiếp nhận vũ khí từ miền Bắc chuyển vào bằng đường biển, đầu năm 1962, Trung ương Cục miền Nam và Ban quân sự miền quyết định thành lập đơn vị tiếp nhận mang phiên hiệu Đoàn 555, do đồng chí Dương Quang Đông phụ trách. Tháng 10-1963, đồng chí Phạm Văn Bính được Bộ chỉ huy Miền điều về Rừng Sác triển khai khu vực tiếp nhận mới, tổ chức lực lượng đứng chân ở sông Đồng Tranh, lập một "đầu cầu' đón nhận hàng từ Bến Tre (qua đoàn 702), làm kho cất giấu, từ đây vận chuyển đường sông lên bờ sông Thị Vải giao cho đơn vị của đồng chí Lê Minh Thịnh tiếp chuyển...


Trước khi nổ ra đồng khởi năm 1960, quân và dân Rừng Sác đã chuẩn bị tư thế cùng cả nước bước vào trận đụng đầu lịch sử với đế quốc Mỹ. Rừng Sác trở thành một nhánh rẽ của con "đường mòn trên biển", đồng thời là nơi đứng chân của hàng trăm đảng viên và các lực lượng địa phương Cần Giờ, cần Giuộc, Cần Đước, Nhà Bè, Thủ Đức, Nhơn Trạch, Long Thành... Một con đường bí mật qua rừng đất liền, xuyên qua đường 15; một con đường từ đồng bằng xuyên qua sông Soài Rạp và nhánh rẽ của "đường mòn trên biển" được tiếp nhận của các đơn vị đầu mối mang phiên hiệu Đoàn 60B thuộc Đoàn 84 và Đội 702 của Đoàn 962. Địch đã phát hiện được "hành lang" bí mật này và đánh hơi thấy các kho vũ khí của ta trên vùng biển Cần Giờ cung cấp cho các lực lượng cách mạng ở phía nam và đông nam Sài Gòn.


Chúng đã tìm mọi cách để ngăn chặn nhưng các chiến sĩ Rừng Sác lúc ấy đã củng cố được lực lượng, chuỗi rễ đã ăn sâu vào phong trào đấu tranh chính trị với các cuộc diệt ác trừ gian, phá thế kìm kẹp của giặc để làm chủ rừng, làm chủ sông nước. Và những cửa sông Rừng Sác vẫn bí mật tiếp nhận vũ khí từ "đường mòn trên biển" về chiến khu Rừng Sác, Sài Gòn và miền Đông Nam bộ.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #33 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2010, 08:39:05 pm »

Bước sang thời kỳ chống Mỹ, những đơn vị nào có mặt đầu tiên ở chiến khu Rừng Sác?

Đơn vị võ trang mang phiên hiệu "Tiểu đoàn 508" hình thành ở rạch Hốc Quê. Đây chính là một trong hai đơn vị võ trang tập trung của Long An có trước đồng khởi. Quân số đơn vị ban đầu có 60 người. Mang danh là tiểu đoàn nhưng thực sự quân số không đầy đủ, mỗi trung đội chỉ có 20 người. Trong số người vượt ngục Biên Hòa về xây dựng đơn vị có đồng chí Tám Chùa (Nguyễn Văn Tiến) nguyên là phó chính trị viên của liên huyện Cần Giuộc - Cần Đước - Nhà Bè thời đánh Pháp, nay trở thành người chỉ huy đầu tiên của Tiểu đoàn 508.


Về trang bị, lúc đầu tiểu đoàn chỉ có 1 trung liên "mát" và một số sú ng trường "mát". Năm 1958, tiểu đoàn ra quân đánh một đồn ngụy ở Rừng Sác, lấy thêm được 12 khẩu súng, sau đó được cấp thêm các loại súng chiến đấu từ năm 1954, vừa được moi từ những nơi cất giấu lên. Cuối năm 1958, Tiểu đoàn 508 thu thêm tân binh từ số thanh niên cơ sở của hai huyện Cần Đước - Cần Giuộc, xây dựng đầy đủ 3 trung đội, mỗi trung đội 35 người, trong đó 1 trung đội cơ động, 2 trung đội phân tán đi xây dựng cơ sở ở các xã. Cuối năm 1959 từ Rừng Sác, đơn vị xuất quân đánh đồn Hưng Lâm, đồn ngã tư Đông Thạnh (Cần Giuộc). Sang năm 1960, tiểu đoàn tăng quân số lên 108 người vừa phòng ngự chống càn vừa tiến công địch, sau đó hành quân về Đồng Tháp cùng với đơn vị bạn thành lập Tiểu đoàn Long An.


Cùng với việc thành lập Tiểu đoàn 508, năm 1956, tại Rạch Rào, Rạch Sóc thuộc Rừng Sác, một tổ quân y được thành lập do đồng chí Ba Lai phụ trách, về sau phát triển thành hai trung đội quân y có cả y sĩ chữa trị, nuôi dưỡng hàng trăm thương, bệnh binh trên sạp chà là, dưới mái dừa nước.


Năm 1957, cũng tại đây, một xưởng quân giới được thành lập, từ cơ ngơi chỉ là một tổ sửa súng, thụt nòng những khẩu súng gỉ sét từ dưới đất moi lên. Bước vào cuộc chiến đấu chống Mỹ, tổ quân khí trở thành "công trường" quân giới sản xuất vũ khí thô sơ phục vụ bộ đội du kích chiến đấu.


Nhìn bao quát ta thấy những lực lượng đầu tiên xuất hiện ở Rừng Sác thời đánh Mỹ có đủ bộ binh chiến đấu và hậu cần phía sau như quân y, quân giới là những đơn vị luôn đi sát bảo đảm cho hoạt động vũ trang.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #34 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2010, 08:39:34 pm »

Có phải đặc công Rừng Sác bắt đầu từ đội công binh và đặc công nước?

Trong suốt giai đoạn "chiến tranh đặc biệt" của Mỹ - ngụy và tận đến sau này, Rừng Sác luôn là vùng căn cứ kho tàng, vận chuyển và ém quân. Lực lượng chủ lực của ta xuất hiện ở đây từ chiến dịch Bình Giã. Hạt nhân đầu tiên là tiểu đội đặc công nước đánh thủy lôi do Cục Tham mưu B2 (miền Đông Nam Bộ) cử về hoạt động hưởng ứng chiến dịch Bình Giã. Tiểu đội này do đồng chí Cù Văn Điển chỉ huy hoạt động từ Cần Giờ lên Tam Thôn Hiệp. Tiếp theo, đồng chí Cao Thanh Tao (sáu Tao) được Cục Tham mưu B2 giao nhiệm vụ về Rừng Sác xây dựng một đại đội công binh chuyên trách đánh tàu địch trên sông Lòng Tàu. Tháng 10-1964, một đại đội hỏa lực có huấn luyện đặc công của Bộ tổng Tham mưu, vượt Trường Sơn vào tăng cường cho Rừng Sác.Tiểu đội công binh cùng với hỏa lực đặc công thành lập đại đội đặc công nước thứ hai, do đồng chí Sáu Tao chỉ huy. Tháng 5-1965, Bộ Tư lệnh Hải quân lại chi viện cho Rừng Sác 2 trung đội công binh. Cuối năm 1 965 Rừng Sác thành lập tiểu đoàn đặc công thủy mang số hiệu 125 do đồng chí Nguyễn Văn Bảo (từ miền Bắc trở về) làm tiểu đoàn trường. Tiểu đoàn này lấy tên công khai là Đoàn 5001.


Đoàn 5001 "xuất đầu lộ diện", dần dần trở thành đối tượng chủ yếu của địch, nên đổi tên là Đoàn 43 do đồng chí Nguyễn Văn Mây (Chỉn Mây) phụ trách1 (Đồng chí Nguyễn Văn Mây sau này là Đại tá chỉ huy phó Bộ chỉ huy quân sự Thành phố Hồ Chí Minh, rồi chỉ huy trưởng BCH Quân sự tỉnh Sông Bé (Bình Phước - Bình Dương hiện nay)).


Trên đây là những đơn vị đặc công đầu tiên của Rừng Sác trong thời kỳ chống Mỹ, là nền móng tiền thân của Đoàn 10 đặc công Rừng Sác lừng danh sau này.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #35 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2010, 08:40:43 pm »

Rừng Sác có địa đạo không?

Thực ra thì địa hình sông nước Rừng Sác không thể đào địa đạo được, nhưng vùng đất thuộc chiến khu Rừng Sác là cửa ngõ, bàn đạp, vì thế anh em có cấu trúc hệ thống địa đạo đơn giản để bám trụ hoạt động, chiến đấu giữ địa bàn và làm "cầu nối" giữa đất liền với vùng sông nước sình lầy.


Ở vùng lòng chảo Phước An của huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai có một địa đạo như thế. Hệ thống đường hầm này được xây dựng từ giữa năm 1962, nhằm tránh địch càn quét và làm nơi đứng chân cho huyện ủy Nhơn Trạch và một số lực lượng của Đặc khu.


Địa đạo này gồm có đường "xương sống" và nhiều đường nhánh ăn thông nhau, độ sâu cách mặt đất từ 3-5m, rộng từ 60-80cm, cao lừ 1,5-1,8m, có thể đi lại, sinh hoạt bình thường trong lòng đất. Trong lòng địa đạo có cấu trúc những công trình thiết yếu như phòng họp, trạm xá, bếp ăn... nối với hệ thống giao thông hào và các ụ chiến đấu.


Từ địa đạo này, quân và dân Nhơn Trạch đã anh hùng chống trả, bẻ gãy nhiều cuộc càn của địch, đồng thời là nơi xuất phát tấn công san bằng 5 đồn: Phước Thọ, Phú Hột, Phước Khánh, Phước Lý, ông Kèo. Bọn dân vệ, bình định, bảo vệ 7 ấp chiến lược bao quanh các đồn bót này hoang mang bỏ chạy. Nhân dân nổi dậy phá tan toàn bộ ấp chiến lược, trở về đất cũ làm ăn.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #36 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2010, 08:42:05 pm »

Vì sao chính quyền ngụy Sài Gòn thành lập "Biệt khu Rừng Sác"?

Ngay từ những năm đầu cuộc "chiến tranh đặc biệt" (1960-1965) địch đã nhận thức tầm quan trọng của những cánh rừng ngập mặn mênh mông. Chúng đánh hơi "Việt cộng nằm vùng" ở đó và sự xâm nhập của đối phương qua đường biển. Để đối phó với những nguy cơ có thật, một tổ chức quân sự ngụy gọi là "Biệt khu Rừng Sác" trực thuộc khu 31 chiến thuật được thành lập để đương đầu với cuộc chiến sẽ diễn ra ngày càng quyết liệt ở đây.


Năm 1963, để tăng cường sức mạnh cho vùng này, Bộ tổng tham mưu ngụy cho đổi "Biệt khu Rừng Sác" thành "Đặc khu Rừng Sác”, đặt dưới sự chỉ huy của tư lệnh Quân khu 3 về mặt lãnh thổ và trực thuộc chỉ huy của Bộ tư lệnh hải quân về mặt hành quân và tác chiến. Bộ chỉ huy đặc khu có căn cứ quy mô theo hình thức một căn cứ hải quân nằm ngay sát quân cảng Nhà Bè do trung tá Nguyễn Việt Thanh, một tên ác ôn khét tiếng đã được lĩnh thưởng gần 20 huân chương, làm chỉ huy trướng. Thiếu tá Lương Văn Bé làm chỉ huy phó. Lực lượng đặc khu tương đương một trung đoàn chủ lực hợp thành từ các binh chủng hải quân, pháo binh, được tăng cường một phi đội máy bay lên thẳng võ trang và được trang bị tàu bo bo, tàu tuần, tàu "há mồm" đổ bộ LCM và tàu quét mìn. Về pháo binh, có trận địa pháo 105 ly và 155 ly đặt tại các căn cứ Nhà Bè, Phước Khánh, An Thít1 (Địa danh "ăn thịt" nói tránh đi). Lính đặc khu mang phù hiệu con cá sấu hung hãn màu xám đang chồm lên cái nền xanh Rừng Sác, nhe răng nhọn hoắt...


Cùng với đặc khu Rừng Sác, đặc khu Vũng Tàu, 5 tiểu khu Gò Công, Long An, Gia Định, Biên Hòa, Phước Tuy; các chi khu: Lý Nhơn, An Thít, Cần Giờ, Quảng Xuyên, Nhơn Trạch và các đơn vị bảo an địa phương hình thành thế bao vây, chia cắt Rừng Sác một cách chặt chẽ, quy mô. Cũng từ tính toán vị thế sông Lòng Tàu và Rừng Sác, Mỹ đã điều động cho đặc khu lữ đoàn thủy quân lục chiến 199, đồng thời ưu tiên cho mọi chi viện, không loại trừ quy mô huy động nào để tiêu diệt hoặc ít nhất phải trục xuất đối phương ra khỏi Rừng Sác, kể cả sử dụng không quân chiến lược B52, hải quân Mỹ, trong đó có cả pháo Hạm đội 7.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #37 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2010, 08:42:38 pm »

Ta thành lập "Đặc khu Rừng Sác" từ lúc nào?

Những hoạt động đầy nỗ lực và tham vọng của Mỹ làm cho tầm vóc, ý nghĩa của sông Lòng Tàu và Rừng Sác trở lên hết sức đặc biệt, đòi hỏi cấp thiết một sự thay đổi về quy mô, về tổ chức và hoạt động của các lực lượng cách mạng ở đây.


Đầu năm 1966, đồng chí Phan Hàm, phái viên của Bộ tổng tham mưu quân đội nhân dân Việt Nam mang ý định của Quân ủy Trung ương về việc thành lập một đặc khu quân sự ở phía đông nam Sài Gòn để khống chế sông Lòng Tàu đã vào tới Quân ủy và Bộ Tư lệnh Miền (B2). Theo ý định trên, tại chiến khu Đ, một dự án về tổ chức và nhiệm vụ cụ thể của Đặc khu Rừng Sác được hình thành. Trong một buổi gặp đặc biệt, đồng chí Lương Văn Nho (Hai Nhã)1 (Về sau được đề bạt Thiếu tướng, Phó tư lệnh Quân khu 7. Ông đã từ trần 10-8-1984) lúc ấy là Tham mưu trưởng Sư đoàn 5, đã được đồng chí Trần Văn Trà, Tư lệnh B2 và đồng chí Trần Độ phó chính ủy trực tiếp giao nhiệm vụ phụ trách việc thành lập đặc khu.


Quyết định ngày 15-4-1966 quy định Đặc khu Rừng Sác là một khu quân sự đặc biệt gồm một khu vực rộng 60.000 ha, phía đông giáp đường 15, phía tây giáp sông Soài Rạp, phía bắc giáp đường 19, phía nam giáp biển. Đặc khu gồm 10 xã thuộc nhiều tỉnh khác nhau: Phú Hữu, Phước Khánh (quận Nhơn Trạch, Biên Hòa), Long Sơn - Bà Trao, núi Nứa (quận Châu Đức, Bà Lịa), Lý Nhơn, Bình An, (quận Nhà Bè), Đồng Hòa, Cần Thạnh, Tân Thạnh, Thạnh An, Tam Thôn Hiệp (quận Cần Giờ).
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #38 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2010, 08:43:10 pm »

Xin cho biết những nhiệm vụ chính của Đặc khu?

Với tính chất quan trọng của Đặc khu Rừng Sác, trên quy định những nhiệm vụ cụ thể về xây dựng và nhiệm vụ tác chiến:

- Xây dựng một khu căn cứ bàn đạp vững chắc ngày càng củng cố, bảo đảm cho các lực lượng vũ trang của khu đứng vững tại chỗ, luôn luôn tấn công địch trong mọi tình huống.

- Chiến đấu bằng mọi cách trên các dòng sông, chủ yếu là đánh địch trên sông Lòng Tàu, kiên quyết tiêu diệt và phá hủy thật nhiều sinh lực và phương tiện chiến tranh của chúng.

- Kết hợp chặt chẽ với các tổ chức Đảng, dân chính, tiến hành công tác; tranh thủ nhân dân để xây dựng cơ sở, phát động mạnh mẽ chiến tranh du kích trong toàn đặc khu.

- Bảo vệ an toàn hành lang vận chuyển của ta.


Quyết định số 149/TGK ngày 14-8-1966 của Bộ Tư lệnh Miền giao nhiệm vụ công tác bảo quản, bảo vệ và vận chuyển hàng chiến lược của Miền trong phạm vi đặc khu, quản lý về mọi mặt cơ sở của Đoàn 84 ở phía tây đường 15 và Đội 702 của Đoàn 962.


Do những biến đổi nhanh chóng của chiến trường là khu vực vừa áp sát địch vừa là cửa ngõ quốc tế sống còn của chúng, nhiệm vụ của Đặc khu luôn được điều chỉnh, bổ sung theo yêu cầu của toàn chiến trường và sự phát triển của lực lượng. Các nhiệm vụ về sau được xác định lại:

- Đảm nhiệm một hướng tấn công vào cơ quan đầu não, sào huyệt cuối cùng của địch.

- Tấn công liên tục vào các mục tiêu bến cảng. Đánh chìm tàu chở hàng quân sự ở các cảng Nhà Bè, Rạch Dừa, Cát Lái, Thành Tuy Hạ. Phá hủy nhiều dụ ng cụ phương tiện chiến tranh. Đánh trúng tàu chở bom đạn, xăng dầu.

- Đánh phá các kho tàng có tính chất chiến lược như: Thành Tuy Hạ, Nhà Bè, Cát Lái.
- Cùng với các đơn vị hỏa lực, các đơn vị đặc công thủy dùng nhiều phương thức đánh chìm và cháy nhiều tàu vận tải hàng quân sự trên sông Lòng Tàu... nhằm ngăn chặn, cản trở gián đoạn giao thông của địch trong từng thời gian nhất định.

- Tích cực hoạt động hỗ trợ phong trào cách mạng địa phương: diệt ác phá kềm, phát động quần chúng nổi dậy và xây dựng lực lượng bán võ trang ở xã ấp.

Trong các nhiệm vụ trên đây, thì nhiệm vụ đánh chìm tàu tại cảng và đánh kho tàng lớn của địch là chính.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #39 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2010, 08:44:09 pm »

Chỉ huy Đặc khu Rừng Sác gồm những ai?

Quân ủy Miền xác định tính chất Đặc khu Rừng Sác là một khu quân sự chứ không phải là một quân khu, phụ trách luôn cả công tác quân - chính và phong trào cách mạng địa phương.


Tên ngụy trang của Đặc khu Rừng Sác là T10 về sau đổi thành Đoàn 10 để khỏi trùng với một tổ chức mới của Trung ương Cục miền Nam.

Theo quyết định của Bộ Tư lệnh Miền, cơ quan chỉ huy đầu tiên của Đặc khu Rừng Sác gồm có các đồng chí:

- Lương Văn Nho - Đặc khu trướng kiêm Chính ủy.

- Nguyễn Văn Mây, Sáu Tâm, Mười Thà - Chỉ huy phó.

- Trần Mân - Tham mưu trường.

- Nguyễn Văn Quảng1 (Đồng chí Nguyễn Văn Quảng, sau này được phong quân hàm thiếu tướng và chuyển ngành làm thứ trưởng Bộ Thương binh và Xã hội) chủ nhiệm chính trị.

Do yêu cầu của chiến trường, Đặc khu bổ nhiệm các đồng chí:

- Cao Thanh Tao chỉ huy khu B (phía tây sông Lòng Tàu).

- Trần Thành Lập1 (Đồng chí Trần Thành Lập về sau là thiếu tướng, Chỉ huy phó chính trị BCHQS thành phố Hồ Chí Minh) chính trị viên khu A (phía đông sông Lòng Tàu).


Nếu như đồng chí Lê Bá Ước là người đứng mũi chịu sào qua những tháng năm ác liệt nhất sau này thì đồng chí Cao Thanh Tao là người giữ chức đoàn trường đặc công Rừng Sác cuối cùng trước ngày giải phóng miền Nam.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM