Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:01:35 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đặc khu Rừng Sác  (Đọc 114680 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #20 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2010, 11:58:43 am »

Số phận hai chiến hạm đầu tiên của Mỹ đi qua Rừng Sác vào Sài Gòn như thế nào?

Năm 1950, trước tình hình khốn quẫn trong cuộc chiến Đông Dương, thực dân Pháp phải quy lụy đế quốc Mỹ xin viện trợ. Đế quốc Mỹ vốn đã có âm mưu lâu dài về Đông Dương, quyết định mở màn cho sự có mặt của Mỹ ở đây, bằng cuộc phô trương sức mạnh. Ngày 17-3-1950, chúng cho hai chiến hạm diệt ngư lôi Stikken và Anderson cặp bến Sài Gòn và theo kế hoạch thì có 70 máy bay chiến đấu từ chiếc hàng không mẫu hạm ngoài khơi sẽ mở cuộc thao diễn lớn trên tuyến sông Lòng Tàu và vùng trời Sài Gòn.


Quần chúng Sài Gòn sục sôi trước sự có mặt của tên xâm lược mới. Đặc khu ủy Sài Gòn - Gia Định quyết định đánh phủ đầu bọn giặc láo xược bằng một đòn chính trị có quân sự phối hợp. Đồng chí Nguyễn Văn Bứa1 (Đồng chí Nguyễn Văn Bứa còn có tên là Nguyễn Hồng Lâm, sau này là thiếu tướng Phó Tư lệnh Quân Khu 7. Lúc đó được trên điều về thay thế đồng chí Mười Thìn làm trung đoàn trưởng Trung đoàn 300) được đặc khu ủy phổ biến chủ trương huy động lực lượng biệt động và một số khẩu pháo của trung đoàn 300 đánh chiến hạm Mỹ, nổ phát súng đầu tiên của Việt Nam vào tên đế quốc đầu sỏ. Trận đánh sử dụng cối 82 ly tự chế của xưởng công binh 312, loại cối không dùng cò chết mà dùng cò giật, mỗi lần bắn phải giật cò.


Tại xóm Triều Rừng Sác, các chiến sĩ căn bản đồ, căng dây đo cự ly bắn thử. Ba khẩu đội trợ chiến thuộc Trung đoàn 300 xuất trận, có hai đội biệt động yểm trợ. Đồng chí Trần Sơn Tiêu đã tổ chức trinh sát và lập trận địa pháo tại Thủ Thiêm. Đúng như phương án đề ra, 10 giờ đêm ngày 18 tháng 3 năm 1950, 3 khẩu cối đồng loạt nổ 20 phát. Hai chiến hạm Mỹ và thành Thủy quân Francis Garnier (Bạch Đằng) bị trúng đạn. Theo tin của quân báo: 10 tên Mỹ trên hai hạm ngư lôi và 1 sĩ quan Pháp trong thành Thủy quân chết. Phối hợp nhịp nhàng với các khẩu đội cối các đội biệt động tập kích nhiều bót ở nội thành và đồn cảnh sát quận 4.


Ngày 19-3-1950, bùng nổ cuộc mít tinh lớn tại Sài Gòn, trên 30 ngàn đồng bào rầm rộ xuống đường với khẩu hiệu: "Đả đảo thực dân Pháp và bè lũ tay sai", "Đế quốc Mỹ cút đi". Cờ Pháp, cờ Mỹ và cờ "ba que" của ngụy bị hạ xuống, xé nát, nhiều xe nhà binh bị đốt; nhiều binh lính Mỹ bị giật mũ, lột quân hiệu ném xuống đường. Chúng hoảng hốt chạy tán loạn. Bị đòn cảnh cáo nảy lửa, chương trình "không diễn" của Mỹ phải cấp tốc hủy bỏ. Ngay tối 19-3, hai chiến hạm Mỹ nhục nhã tháo chạy khỏi Sài Gòn.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #21 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2010, 11:59:21 am »

Có phải những đội biệt động đứng chân ở Rừng Sác được hình thành từ Trung đoàn 300?

Tháng 9-1950, Trung ương Cục chủ trương giải thể các trung đoàn địa phương, thành lập các trung đoàn chủ lực và củng cố các đơn vị độc lập hoạt động ở các địa phương. Đồng chí Trần Văn Trà, Tư lệnh Đặc khu Sài Gòn Chợ Lớn, trực tiếp giao nhiệm vụ cho Trung đoàn 300. Và theo chủ trương mới, một bộ phận của Trung đoàn 300 chia thành 3 đại đội hoạt động ở ba khu vực: đại đội 2696 ở khu vực Cần Đước, Cần Giuộc; đại đội 2697 ở khu vực Tân Quy, Phước Long, Nhà Bè; đại đội 2694 cơ động vừa chi viện đất liền vừa bảo vệ căn cứ An Thới Đông, Bình Khánh, Lý Nhơn, Đồng Hòa, Long Thạnh...


Cũng từ Trung Đoàn 300 hình thành 3 đội biệt động: Biệt đội 1 có nhiệm vụ công tác quần chúng ở kho xăng Soconi (Esso sau này), Shell, Texaco và hoạt động tuyên truyền võ trang trên đất liền Nhà Bè; Biệt đội 2 hoạt động võ trang tuyên truyền ở khu vực Chánh Hưng (Quận 8 ), Khánh Hội, xóm Chiếu (Quận 4), cảng Sài Gòn và cả bên kia Thủ Thiêm; Biệt đội 3 hoạt động ở Bình Đông (quận 6) và một phần quận 8.


Phần lớn lực lượng còn lại của Trung đoàn 300 được tổ chức thành Tiểu đoàn 300, do đồng chí Nguyễn Văn Bứa tỉnh đội phó tỉnh Bà Rịa - Chợ Lớn, làm tiểu đoàn trưởng, đồng chí Đặng Quang Long1 (Đồng chí Đặng Quang Long, sau này là thiếu tướng Phó Tư lệnh Quân Khu 7) chính trị viên, các đồng chí Trần Kim Ba, Bùi Xuân Cương tiểu đoàn phó. Tiểu đoàn 300 hoạt động từ vùng Đất Đỏ (Bà Rịa) sang vùng sông Soài Rạp và từ Nhà Bè xuống Cần Giờ. Các đội biệt động có hai chân đứng, một chân ở Rừng Sác, một chân là cơ sở nhân dân đất liền từ khu vực kho tàng Nhà Bè đến những đường phố nam Sài Gòn, Chợ Lớn vòng lên Thủ Thiêm. Các chiến sĩ biệt động dũng cảm, táo bạo, được đồng bào tặng danh hiệu “cảm tử quân". Dạo ấy có tên Tây lai Francois phòng nhì (tình báo) chỉ huy lưới điệp báo hãng Texaco được biệt động "tính sổ". Các chiến sĩ biệt động hóa trang thành lính Cao Đài mang súng, xách gà đi đón tên ác ôn cáo già tại ngã ba hãng Shell. Y vừa trờ tới trên chiếc mô tô đã bị "ăn" hai loạt đạn, đổ kềnh xuống đất.


Tên Móc cánh tay đắc lực của cò Phú Xuân vốn là một cán bộ kháng chiến phản bội chuyên nhìn mặt chỉ điểm cho giặc bắt cán bộ ta, đã bị biệt đội 1 bắn chết ngay trước chợ gần cầu Phú Xuân (Nhà Bè).
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #22 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2010, 12:00:02 pm »

Có một ổ gián điệp nguy hiểm của giặc Pháp ở Rừng Sác bị xử tội?

Trước ngày giải thể, Trung đoàn 300 nhận được tin quân báo là có một ổ gián điệp của giặc Pháp nằm trong nội bộ của Trung đoàn. Bọn này từ lâu đã "chui sâu leo cao" lên được tới trung đoàn bộ, đầu mối của chúng có cơ sở cả ở tham mưu, chính trị, quân nhu (như tên Sơn trưởng văn phòng Trung đoàn, tên Lá - trường đài VTĐ, tên Paul - trưởng ban quân y, tên Hai Điều ở ban quân nhu, Bảy Nghiệp và một tên nữa ở tổ quân báo và địch vận).


Nhờ nắm phương tiện thông tin VTĐ nên địch biết được tin tức trong nội bộ của ta. Chúng đã lập kế hoạch để đánh một cú quyết định nhằm tiêu diệt toàn bộ Ban chỉ huy trung đoàn cùng với trung đoàn bộ và 3 cơ quan huyện đội, đồng thời nắm lại lực lượng Bình Xuyên. Nhưng "vỏ quít dày có móng tay nhọn", ta đã điều tra nắm rõ âm mưu của chúng và bắt toàn bộ bọn gián điệp trước khi chúng hành động.


Trước tòa án quân sự mở tại Long Thành, bọn này phải cúi đầu nhận tội và chịu xử án tội phản quốc. Đây là vụ án gián điệp lớn nhất trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp ở Rừng Sác.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #23 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2010, 12:00:26 pm »

Có phải đối tượng số một của biệt động Rừng Sác là kho xăng Nhà Bè và tàu địch trên sông?

Vâng, đây là những mặt trận chính của đặc công biệt động trong những năm đánh Pháp và cả 21 năm chống Mỹ sau này. Bởi kho tàng nhiên liệu là dạ dày chiến tranh, sông ngòi là huyết mạch vận chuyển của chúng. Đánh vào hai đối tượng này là chặt đứt hậu cần của bọn xâm lược, có thể nói đó là những "tử huyệt của chúng".


Đối tượng hàng đầu của biệt đội 1 là khu vực kho tàng ở Nhà Bè, nằm gần mé sông. Trong đó kho xăng Nhà Bè có quy mô lớn nhất, gần các kho Soconi, Shell, Texaco với hàng ngàn công nhân. Địch ở đây có 3 đại đội, trong đó có đại đội Âu - Phi đóng ở kho Shell, xung quanh có 5 lớp rào thép gai, ban đêm đèn pha sáng rực, cứ 15 phút có một toán lính tuần tra. Quá trình chuẩn bị cho trận đánh kho xăng công phu, gian khổ. Đêm đêm anh em bò vào nằm sát địch để nghiên cứu mục tiêu, ban ngày phải ém xuống hầm bí mật ở các nhà cơ sở quanh khu kho. Chuyện rủi ro đã xảy ra. Địch phát hiện được một hầm bí mật, khui lên bắt được hai người. Trong lúc bị di chuyển, hai chiến sĩ tìm cách trốn, nhưng địch phát hiện bắn theo làm một chiến sĩ hy sinh. Tuy vậy phương án tác chiến (đánh từ đất liền ra) vẫn không thay đổi. Để khắc phục rào cản, anh em đem theo kéo và mã tấu để cắt rào và đào ngách khi qua những hàng rào mà kéo không cắt được. Khối nổ dùng để phá hủy mục tiêu là loại mìn điện do xưởng quân giới Nam bộ sản xuất.


Gần 11 giờ đêm, các chiến sĩ đã tiềm nhập đem mìn áp sát 2 bồn xăng máy bay và lùi ra vị trí an toàn, bấm công tắc điện. Hai bồn xăng bốc cháy rực trời. Bọn giặc hoảng hốt vãi đạn ra như mưa. Anh em nằm bên cạnh hàng rào, chờ cho ngớt đạn địch mới bò ra khỏi khu vực trận địa. Lúc này xe nhà binh, xe chữa cháy chạy ầm trên đường 15 để ứng cứu, nhưng xăng vẫn cháy đến 4 giờ chiều hôm sau, mới dập tắt được.


Cuộc chiến đấu của các chiến sĩ biệt động là những trận đánh cảm tử. Chỉ riêng biệt đội 1 quân số lúc đầu là 40 đồng chí, qua thay thế bổ sung nhiều lớp trong vòng mấy năm, đã có hơn 100 cán bộ, chiến sĩ hy sinh.


Trên mặt trận đường sông, các chiến sĩ biệt động Rừng Sác đánh giặc theo cách của mình. Từ lâu, đơn vị đã phát hiện và theo dõi chiếc tàu Klataken chở lương thực, máy móc, xe đạp... thường kéo theo cả một đoàn ghe dài trên sông Soài Rạp, đi Phnôm Pênh. Biệt đội 1 và biệt đội 2 góp người thành lập một "tiểu đội xung kích" trên mặt nước luôn ở tư thế sẵn sàng hành động. Một hôm “con cá sấu sắt” Klataken đến gần Rạch Lá, các chiến sĩ xung kích ôm súng lặn ra, bất thần nhảy lên tàu dí súng vào lưng bọn giặc và bắt tài công phải lái tàu vào Rạch Lá. Hôm đó Rừng Sác được một kho bột mì lớn, lại có cả máy phay, gò tiện, nguội và hàng trăm xe đạp là những thứ mà lực lượng ta cần nó như súng đạn. Rạch Lá đèn đuốc sáng đêm mừng thắng lợi bắt sống tàu giặc.


Trên sông Lòng Tàu ngày 26-5-1951, các biệt động đội và Tiểu đoàn 300 đã đánh chìm tàu Saint Loubenbier trọng tải 7000 tấn bằng hai quả mìn Curassier của Nhật tại Vàm Bà Nghĩa. Chiếc tàu hàng quân sự này trở thành chiếc tàu lớn nhất bị đánh chìm trên sông Lòng Tàu trong thời kỳ chống Pháp (1945 - 1954).
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #24 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2010, 12:00:59 pm »

Xin cho biết trận đánh tiêu diệt chi khu Cần Giờ?

Chi khu Cần Giờ là căn cứ quan trọng bậc nhất ở vùng này của giặc Pháp, án ngự mũi Cần Thạnh và khống chế một vùng cửa biển rộng lớn. Vì thế nó là mục tiêu tấn công của ta.


Căn cứ này do đại đội Partisan đóng giữ, tên quan hai (trung úy) Pháp, quận trưởng Cần Giờ chỉ huy. Căn cứ này không chỉ là nơi khống chế kìm kẹp nhân dân địa phương mà còn là một chốt phòng thủ chủ yếu của địch trong hệ thống phòng thủ cửa biển và con đường vận chuyển quốc tế huyết mạch của chúng.


Tổng chỉ huy trận đánh Chi khu Cần Giờ là đồng chí Nguyễn Văn Bứa. Lực lượng tham gia chiến đấu gồm hai đại đội chủ công thuộc Tiểu đoàn 300, lực lượng cản hậu do đại đội Nhà Bè đảm trách, đồng chí Trần Minh Tâm chỉ huy. Lễ xuất quân được tổ chức tại căn cứ Phú Mỹ có đại biểu các cơ quan dân chính và đồng bào đến dự.


Sau hai ngày đêm băng rừng lội rạch, vượt lộ 15 và băng sông... đoàn quân đã về đến xã Long Thạnh, Đồng Hòa, nơi Trung đoàn 300 từng đóng quân những ngày đầu ở Rừng Sác. Các má, các chị, các em tíu tít đón mừng bộ đội. Đồng bào trong hai xã lũ lượt đem gạo, cá, mắm, nước ngọt... cho bộ đội chuẩn bị bước vào trận đánh. Các đội nữ dân quân ngày đêm canh gác, đặc công bám sát chi khu... Trinh sát nhân dân xã Long Thạnh, Đồng Hòa, Cần Thạnh theo dõi nắm tình hình hoạt động ra vào chi khu của địch, phục vụ cho các đơn vị chiến đấu.


Đêm 30 tết Nhâm Thìn (1952), vào lúc 11 giờ, ta bất ngờ đột kích từ phía biển. Có nội ứng mở cửa, các xung kích liền thọc sâu phát triển nhanh. Bọn địch trong chi khu bị bất ngờ không kịp chống trả và bị tiêu diệt gọn hai đại đội Pantisan. Ta làm chủ huyện ly ngay trong đêm đó. Tiếng loa vang lên kêu gọi binh sĩ địch đầu hàng. Đây là trận tiêu diệt căn cứ địch cấp quận đầu tiên của miền Đông Nam bộ sau ngày "Nam bộ kháng chiến" (23-9-1945).
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #25 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2010, 12:01:32 pm »

Nhân dân đã giúp bộ đội thoát hiểm sau trận đánh chi khu như thế nào?

Chiến trường thu dọn xong lúc trời chưa sáng, nhưng địch đã khẩn cấp tập trung lực lượng cứu nguy. 30 tàu chiến lớn nhỏ ập tới trong khi các phân đội chiến đấu của ta đang vật lộn với dòng nước ngược sông Đồng Tranh đang chảy xiết ra biển. Địch phát hiện và bủa vây tất cả các sông rạch. Mũi chủ công do đồng chí Hai Bứa chỉ huy ẩn lại phía Rừng Vũ theo đúng phương án. Một số chiến sĩ phía sau bị địch chặn ngang, nhưng họ rất giỏi sông nước, mỗi người tự nhắm hướng thoát đi. Còn lại 2 cánh quân của ta bị địch bao vây là cánh của đồng chí Ngô Quang Phiến, Đặng Văn Thêu và cánh quân "cản hậu” của đồng chí Trần Minh Tâm. Mười ngày đêm ròng rã không một giọt nước, không một hạt cơm, cánh quân của đồng chí Phiến, Thêu nhờ cua sống, bần chua, mà vượt qua những cơn đói khát hoành hành. Nhưng ngày càng nguy ngập vì trung đoàn có 6 chiến thương; tuy quyết tâm "gặp giặc là đánh" nhưng thực sự đã rơi vào cảnh "tiến thoái lưỡng nan".


Đang trong tình thế ngặt nghèo, bỗng xuất hiện hai cha con ông bán dưa hấu với chiếc ghe chở đầy dưa từ bên sông Đồng Tranh sang cũng lâm vào cảnh ngộ nằm trong vòng vây của giặc. Ông già và cô gái trẻ gặp bộ đội mừng rỡ và cho hết cả ghe dưa. Hỏi ra mới biết gia đình ông cũng đi theo kháng chiến. Nhờ có dưa hấu, nhiều chiến sĩ kiệt sức, hôn mê đã tỉnh dậy.


Ông già xin gặp đồng chí chỉ huy để hiến kế cho bộ đội thoát vây ông nói: "Tôi ở vùng này đã mấy năm làm rập cua, bắt ốc, nên thuộc sông rạch như bàn tay. Hiện tại các con rạch chúng đã chặn hết rồi, nhưng còn một ngả chắc chắn nó bỏ sót, vì ngả đó không có đường vô, đó là chỗ hở... mình cho xuồng xuống nước nhỏ giọt, từng tốp sang sông".


Theo cách đã bàn, cô gái ôm bập dừa bơi sang bên kia sông Đồng Tranh báo cho đồng bào lo liệu việc đón bộ đội.

Trời vừa tối, xuồng xuống nước cách địch không đầy 500 mét. Chúng liên tục chiếu đèn pha và tàu tuần chạy lên xuống 15 phút một lần. Chờ cho tàu tuấn vừa "vuốt đuôi”, xuồng bộ đội lao ra... Cứ như vậy, từ đầu hôm đến sáng, đơn vị qua sông hết người cuối cùng. Đồng bào chôn rộn suốt đêm nấu cơm, làm bánh, đun nước... gặp được bộ đội chiến thắng trở về lòng vui sướng cảm động rơi nước mắt. Cánh quân "cản hậu” của đồng chí Năm Tâm chạm súng quyết liệt với địch ở sông Lò Vôi, nhưng chúng quá đông, phải phá vòng vây thoát ra biển. Đại đội 150 người lâm vào cảnh lạc rừng giữa bốn bề nước mặn xã Đồng Hòa. Các chiến sĩ bắt sò đập vào báng súng vắt nước uống, cua sống thì bẻ càng nhai nuốt, ăn cả đọt chà là. Đến ngày thứ chín, sau khi coi trời coi nước, đoàn quân long1 (Long là bơi dọc theo sông rạch) sông về hướng bắc để tìm dân, được một ông già cho 20 lít nước ngọt, 150 người, mỗi người uống một ly, tỉnh lại sau cơn mệt mỏi mê man. Nhờ ông già chỉ đường đoàn quân đã về được căn cứ có dân đón tiếp ân cần. Kế hoạch bao vây đơn vị đánh chiếm Cần Giờ của giặc Pháp hoàn toàn thất bại.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #26 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2010, 12:02:06 pm »

Thuỷ lôi Rừng Sác đã đánh chìm chiếc tàu lớn nhất của giặc Pháp trên sông Lòng Tàu?

Trên sông Lòng Tàu, thủy lôi ra trận vào tháng 4-1951. Đội thủy lôi do đồng chí Hai Bứa và Sơn Tiêu phụ trách. Thủy lôi được đưa ra trận địa bằng cách quay tời cáp. Hì hục mất một đêm, trái thủy lôi Curassier của Nhật nặng 80kg do quân giới Nam bộ lấy được trên một hạm ngư lôi, mới "đứng" được trên vàm Bà Nghĩa. Nhưng sáng ra tàu rà của giặc chạy trên mé sông cắt đứt dây cáp làm thủy lôi nổi lên. Địch nhốn nháo xả súng bắn nhưng chỉ trúng phần nổi không có thuốc. Trái thủy lôi này phải đem về xưởng công binh để "vá” lại.


Phương án dùng dây tời bị loại bỏ thay vào phương án "con cóc": Dùng một khối sắt đá và mỏ neo để giữ thủy lôi với độ chìm theo ý muốn. Còn lại "cái đuôi dài" là dây điện, muốn tránh được tàu rà phải rải dây vào lúc tàu rà vừa qua, tàu chiến chưa tới. Khoảng cách thời gian này chỉ độ 15 phút.


Ròng rã một tuần lễ, đêm nào ghe xuồng cũng ra sông thao tác thử để rút kinh nghiệm.

Trận địa phục kích thủy lôi chuyển về Rạch Lá, nhưng một lần nữa bị thất bại do sơ suất của tổ cảnh giới, tàu địch phát hiện được, ghe thủy lôi phải vội "tháo thân" vào bờ.

Sau lần thất bại này, Tiểu đoàn 300 tăng cường lực lượng cho đội thủy lôi, củng cố đội trinh sát quân báo, rút kinh nghiệm về cấu tạo trái, quyết tâm đánh một trận lớn trên sông để kỷ niệm sinh nhật Bác Hồ. Trận địa thủy lôi trở lại vàm Bà Nghĩa. Ngày 26-5-1951, nơi bờ sông có đủ mặt các đồng chí chỉ huy. Năm phút sau khi tàu rà vừa quét qua, 2 trái mìn Nhật (được cải tiến thành mìn đánh chập điện trực tiếp) đã nằm trên lạch tàu theo đúng yêu cầu kỹ thuật. ở phía cửa Cần Giờ, một chiếc tàu chiến lớn lù lù xuất hiện. Mấy phút sau, các chiến sĩ thủy lôi đọc được dòng chữ trên thân tàu: Saint Louberbier. Tham mưu trưởng Trần Sơn Tiêu đứng sau bụi lá mắt không rời mục tiêu. Khi ước lượng khoang chứa hàng và hầm máy ngang với thủy lôi, ông hô lớn:

- Ngàn nóp!

Đó là tín hiệu bấm nút điện. Một tiếng nổ vang rền trên sông. Chiếc tàu dạt về phía bên kia, mũi cắm phập vào bờ.

Sau này, theo các thợ lặn báo lại đó là chiếc tàu 7000 tấn, bị thương một lỗ có đường kính 8 mét, giặc Pháp phải kéo về Philippin đại tu.

Từ đó, trên sông này có hẳn một đại đội đánh thủy lôi do đồng chí Đức chỉ huy. Kỹ thuật thả neo phát triển. Thủy lôi trên dưới 10kg đánh được tàu đổ bộ trên sông rạch Rừng Sác. Ta làm chủ khu vực sông Thị Vải. Từ tháng 6-1951 đến tháng 7-1954, trên sông rạch Rừng Sác có 32 tàu địch bị đánh chìm, 8 trung đội, 13 tiểu đội, 16 sĩ quan Pháp từ thiếu úy đến trung úy bị chết.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #27 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2010, 12:02:29 pm »

Trong Rừng Sác cũng có công binh xương sản xuất vũ khí?

Ngay những ngày đầu, khi tổ chức lực lượng hậu cần cho Rừng Sác, người ta nghĩ ngay đến những công binh xưởng sản xuất các loại vũ khí thô sơ để đánh giặc. Súng đạn cối với chiến si Rừng Sác cũng cần như cơm ăn, khí trời vậy Không còn phương cách nào là phải tự lực cánh sinh mà trường kỳ kháng chiến. Vì thế có rất nhiều xưởng quân giới của các đơn vị, cơ quan, và tuổi hình thành của nó cùng với tuổi của chiến khu trên mặt nước này. Xây dựng xưởng quân giới mạnh trở thành một đặc điểm của các đơn vị trong chiến khu Rừng Sác. Lực lượng Bình xuyên, bộ đội Cần Giuộc, Trung đoàn 300... đều có công binh xướng chế tạo vũ khí đa dạng, tinh xảo phục vụ chiến đấu tại chỗ. Tiểu đoàn 105 Gò Công xây dựng xưởng quân giới ở chi đội 7 Mai Văn Vĩnh, thu góp gầy dựng được một công binh xường đủ lệ bộ trên một chiếc ghe lớn.

 
Bên cạnh xướng quân giới còn có đội sưu tầm nguyên vật liệu có "chân duỗi" tận nội thành lại có đội mò vớt trên sông thu lượm súng đạn, vật dụng của địch bị chìm tàu. Có lần một đội sưu tầm của Trung đoàn 300 mò được một trái lựu đạn lớn, dài hơn 1 mét đem về xưởng, cưa lấy thuốc nổ bên trong. Lưỡi cưa vừa "ăn" hết phần sắt (vỏ trái đạn) thì một làn khói xanh bốc lên, anh em vội vàng xô trái đạn xuống nước; thấy hết khói, vớt lên, lại có khói... thế là trái đạn buộc phải cưa dưới nước. Mọi thao tác phức tạp đều làm trong nước thật nguy hiểm nhưng anh em vẫn quyết tâm làm để có thuốc nổ làm trái mìn tiêu diệt quân giặc. Kết quả là một trái Tromblon ém chặt thuốc nổ từ trái đạn cưa ra, đã bắn cháy bót Bà Nghĩa. Phần thuốc nổ còn lại, anh em cho vào chai (dưới thuốc trên nước), khi cần chỉ đập chai là nổ. Đó là thứ vũ khí đã sử dụng một trong những trận đánh kho xăng Nhà Bè, thiêu hủy các bồn xăng của giặc. Sau này anh em mới biết đó là phốt pho trắng, một chất hóa học cháy trong không khí.


Sau nà y đoàn 10 còn có xưởng quân giới mang phiên hiệu đại đội 8. Từ một tổ sửa chữa vũ khí với một số thương binh không còn đủ sức ra phía trước và một vài người biết kỹ thuật, đã trở thành một xưởng quân giới có kỹ sư và 20 công nhân, do đồng chí Tư Tiên làm xưởng trưởng. Quá trình phát triển của xưởng gắn liền với yêu cầu chiến đấu trên mặt nước. Từ những trái thủy lôi, mìn đánh tàu tự tạo, các loại kíp nổ điện đã truyền lại từ những xưởng quân giới kháng chiến, xưởng Đoàn 10 đã chế tạo ra được bệ phóng B72, đồng hồ hẹn giờ đơn giản và tiện lợi bằng hóa chất, cải tiến mìn ĐH10, K69, đầu đạn ĐKP, H12, B41... Trái ĐH10 tăng lượng thuốc nổ đã có sức công phá tàu trên sông nhỏ. Súng B41 tầm bắn chính xác trên 150m trở thành súng bắn tỉa trên sông Lòng Tàu rộng cả ngàn mét. Trái ĐKP bắn chỉ thủng tàu mà không chìm, nhưng khi bỏ đầu đạn, thay vào khối nổ 100kg trở thành trái "bom bay” hạ gục chiếc tàu 7000 tấn đến 10.000 tấn trên sông Lòng Tàu.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #28 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2010, 12:03:57 pm »

Sống trong Rừng Sác rất gian khổ và dường như bị cô lập bởi sông nước và sự bao vây của giặc, vậy hậu cần của bộ đội ở đâu?

Hồi đầu kháng chiến, nhiều bờ sông trong Rừng Sác san sát nhà cửa của dân đi làm củi, làm cá, có quán xá, chợ búa tấp nập... Nhưng rồi dân làng tản mát theo cường độ ác liệt của chiến tranh. Tuy nhiên họ không chạy mà luồn lách, vừa lo kiếm sống vừa hoạt động cách mạng. Nhiều gia đình có bốn năm người đi kháng chiến; cha mẹ, vợ con cũng xuống ghe đi luôn vào rừng. Bộ đội, cơ quan ở đâu, họ cắm sào, dựng chòi ở đó. Họ chắt chịu từng đồng bạc, chia đôi, nửa nuôi thân, nửa nuôi kháng chiến. Má Tám ở An Thới Đông có nhà trong rừng bên cạnh căn cứ bộ đội, ngày ngày đốn lá dừa nước lên bán trên đất liền, mua hàng về cho đơn vị. Ông Năm Phân và bà Bông có đàn chó săn tinh khôn, săn được con gì, lại nhắn anh em vào lấy. Những người dân trong rừng đều chí tình với bộ đội. Họ là đội quân hậu cần nhân dân rộng lớn của các chiến sĩ Rừng Sác.


Hồi ấy ghe xuồng vào Rừng Sác nhiều. Hoạt động thám báo, gián điệp, tâm lý chiến của cả hai bên cùng theo dòng nước trôi chảy. Về phía ta, qua đó mà nắm được tình hình địch một cách nhanh chóng, chính xác, biết trước những trận càn của chúng nên tránh được nhiều tổn thất. Dân tình chạy giặc sống tạm bợ, có khi nghèo đến không còn một đôi đũa ăn cơm, nhưng sống chết họ không rời kháng chiến. Dân có ăn thì bộ đội cũng có ăn... Bộ đội, cơ quan và dân cùng ăn củ mì, rau rừng, cua ốc ròng rã tháng này qua tháng khác, để kháng chiến trong những năm đầu thập niên 50.


Chỉ riêng việc mua bán, người dân Rừng Sác phải chịu một hy sinh to lớn. Với con cua con cá kiếm được, họ bán tại chỗ lấy đồng bạc Cụ Hồ. Tiền này chỉ lưu hành được trong vùng giải phóng. Lại có bà con chuyên đưa cua, cá mua bằng tiền Cụ Hồ ra thành bán lấy "tiền xanh"1 (Tiền Đông Dương ngân hàng thời bấy giờ) rồi mua hàng về cho kháng chiến...


Chiến khu Rừng Sác ăn gạo từ nhiều nơi: Bến Tre, Gò Công, Tân An, Mỹ Tho, Chợ Lớn. Địch kiểm soát gắt gao, nhưng gạo vẫn từ người dân đến với bộ đội. Họ chỉ nhận biên lai mà không có tiền mặt. Chỉ riêng xã Bình Khánh trong 2 năm 1947 - 1948, số "gạo biên lai" cho chi đội 2, 3 và Trung đoàn 300 Dương Văn Dương đã lên tới 27 ngàn giạ (1 giạ 40 lít). Những tấm biên lai như vậy, hai chục ba chục năm sau vẫn còn nguyên đó, đủ biết người dân Rừng Sác gánh chịu hy sinh đến mức nào.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #29 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2010, 12:04:22 pm »

Các chiến sĩ Rừng Sác đã tự lực hậu cần ra sao để sống và chiến đấu?

Các chiến sĩ vệ quốc quân khi mới về Rừng Sác chưa biết kiếm ăn. Ngoài những thứ dân cho thì quanh đi quẩn lại chỉ có "mắm đuôi”, "mắm quệt", chổi quét1 (Cách nói lái, nói vui của anh em hồi đó: "mắm đuôi" là muối đâm, mắm quệt là nước mắm cô trên mẻ sành, “chổi quét" là đọt rán, một thứ cây làm chổi), ăn riết phát ngán... Còn "thực phẩm" dùng cho bữa ăn coi như đã chấm dứt "chế độ cung cấp" từ năm 1947.
Sau đó, người dân Rừng các đã chỉ vẽ cho các chiến sĩ cách "khoét rừng vớt nước" mà sống! Trên mặt nước mặn, từ đọt rán, họ phân ra các thứ khác như đọt chà là, rau đắng, rau chiếc, cọng mái dầm, bần ổi, bần sẻ, bần nếp... Rán và đọt chà là trở thành món rau chủ lực, chẳng khác nào rau tàu bay và măng tre ở đất liền miền Đông.


"Kho tàng bí mật" dưới mặt nước cũng không đòi hỏi quá nhiều công sức mới "khai thác" được. Vào những ngày nước ươn, trên những bãi đầy cỏ lác, những con cua vừa thay vỏ to kềnh mập mạp, mềm nhũn nằm la liệt, chỉ cần đưa tay lượm là có ăn. Khi con cua đã cứng cáp, xuống nước bò vào hang sẽ gặp cái rập, cài cù nèo lôi ra. Thế là cua nướng, cua kho, cua xào dấm, cua nấu canh với bần chín và cọng mái dầm... dần dần thay thế "mắm đuôi”, "mắm quệt".


Quả là thiên nhiên Rừng Sác "ưu đãi thịnh tình" nhưng bằng lao động và khéo léo, lính ta đi tát bưng, xúc tôm, thả trúm... đem về cho bữa ăn những của ngon vật lạ, "đặc sản" như tôm bạc, tôm kéc, tôm thẻ, cá nâu, cá mang rỗ, cá bống cát, cá bống dừa, cá ngác, cá lăn, cá lù đù v.v... Một mẻ lưới chặn ngang rạch lúc nước đứng, kín từ mặt bùn đến mặt nước cho đến khi nước ròng có thể hứng được từ hai ba chục ki lô đến một tạ cá đối cá chém, tôm thẻ đuôi xanh... Vào lúc trời mưa lớn, trong các luồng lạch cá đối từng bầy ngược nước, ngước đầu "ăn nước ngọt". Lính ta đắp đập kín trên dòng, chặn lưới ở dưới, dùng chà cây lùa từ trên xuống dồn cá vào lưới có khi bắt được năm sáu thùng (loại 20 lít).


Rừng Sác có một món ăn đặc biệt là món đuông chà là. Đuông chà là chỉ lớn xấp xỉ đuông dừa nhưng hương vị thì đuông dừa không thể nào so sánh được. Một con đuông chà là ở chợ có thể ngang giá với vài ki lô gạo.


Sự dẫn giải trên đây chỉ nói về chiến sĩ Rừng Sác tự lực thức ăn. Còn rất nhiều thứ phải tự lực khác do nhu cầu của cuộc sống để tồn tại và hoạt động cách mạng.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM