Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 12:27:36 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đặc khu Rừng Sác  (Đọc 114851 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #10 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2010, 10:09:47 pm »

Cần Giờ là pháo đài thép trấn giữ phía đông thành phố. Xin cho biết lịch sử những pháo đài ở cửa Cần Giờ?

Ở cửa biển Cần Giờ và ngã ba sông Lòng Tàu, ngày nay những người đánh cá, đôi khi vẫn kéo lên được những mũi giáo đồng. Phải chăng đầy là dấu tích binh khí của quân Tây Sơn ngày ấy Trên sông Lòng Tàu còn một tảng đá mà đêm đêm ở tây người ta thường nghe tiếng nước reo như mưa gào gió thét. Có truyền thuyết cho rằng đá hàn là công trình do ông cha làm để ngăn cản tàu Pháp, nhưng cũng có truyền thuyết cho rằng đá hàn là một vật cản mà Nguyễn Ánh bắt dân ta lâm để ngăn quân Tây Sơn.


Năm 1847, khi quân Pháp muốn gây hấn chiếm nước ta, vua Thiệu Trị đã nói: "Gia Định là cửa lớn nhất của Nam Kỳ, cửa Cần Giờ lại rất trọng yếu..."


Lịch sử ghi lại rằng: 10 giờ sáng ngày 10-2-1859 (thời Tự Đức) tàu Pháp và Tây Ban Nha đánh vào pháo đài phòng thủ Vũng Tàu. Đến 5 giờ chiều thì pháo đài này thất thủ. Tiếp theo, ngày 11-2, quân Pháp chuyển sang tấn công cửa Cần Giờ để thọc sâu vào nước ta. Lúc đó, tại đây quân ta thiết lập nhiều pháo đài và vật cản để chặn tàu giặc.


Với vũ khí tối tân hơn, quân Pháp pháo kích suốt dọc tuyến phòng thủ của ta trên bờ biển Cần Giờ gây thiệt hại nặng nề. Tuy vậy ta cũng bắn trả rất quyết liệt, các đội chiến thuyền gồm hàng trăm xuồng ghe cũng tỏa ra biển để tấn công tàu địch. Nhưng do súng ống của ta bắn không được xa, đạn bay tản mát nên không gây thiệt hại cho tàu giặc; ngược lại các thuyền của ta lần lượt bị đạn giặc bắn chìm, các pháo đài của ta hầu hết bị đạn đại bác Pháp làm vỡ tung và bốc cháy. Vị chỉ huy mặt trận này tử trận. Quân ta chết hàng ngàn người. Trận địa của ta trên bộ, dưới sông bị chọc thủng hoàn toàn. Thế nhưng quân Pháp không dám đổ bộ, có lẽ vì rừng rú âm u, nhiều con sông nhỏ và sình lầy cản trở, chúng chỉ cố sức phá banh các vật cản để chuẩn bị vượt sông vào Sài Gòn...


Ba ngày đêm của năm 1858 ấy, những trận đánh ác liệt đã diễn ra trên sông rạch, đất đai Rừng Sác tạo nên những trang sử bi hùng còn lại đến ngày nay.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #11 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2010, 10:10:22 pm »

Giồng Cháy có phải là một sự tích trong các trận đánh của pháo đài Cần Giờ?

Những sự tích về cuộc chiến đấu trên các pháo đài phòng thủ Cần Giờ cho đến ngày nay vẫn còn lưu truyền trong dân gian. Và Giồng Cháy là một trong những trận đánh ác liệt nhất giữa quân ta và quân Pháp. Phương tiện chiến đấu của quân ta lúc ấy kém hẳn so với quân Pháp. Các nghĩa binh của ta chỉ có trái tim và lòng trung thành quả cảm cộng với súng ống thô sơ, giáo mác, gậy gộc... nhưng vẫn cương quyết tử thủ tại một gò đất cao. Đánh mãi không chiếm được, giặc Pháp tức tối tập trung pháo nã vào. Khói lửa ngút trời; tất cả quan binh tử thủ oanh liệt hy sinh. Vì thế gò đất ấy sau được gọi tên là Giồng Cháy.


Ngày nay có những vị thần được thờ cúng ở các đình chùa miếu mạo rải rác khắp Rừng Sác. Đó chính là những vị chỉ huy, những chiến sĩ đã trải mật phơi gan, lăn xả vào quân thù, một mất một còn với bọn giặc xâm lược trên mặt trận phòng thủ Cần Giờ năm 1858.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #12 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2010, 10:10:54 pm »

Cư dân Rừng Sác có từ bao giờ?

Tuy chưa được xác định thật rõ ràng, nhưng những tồn nghi cho thấy Rừng Sác đã có người ở từ thời bộ lạc. Ở gần ngã ba Thiềng Liệng giữa một vùng phù sa bùn lầy lá mục, lại có hàng trăm gò đất màu vàng cháy và những gò đất đỏ bazan. Đào thử một số gò, năm 1980, ở gò Cái Trăm,người ta khai quật được 4 bộ xương người, nhiều vỏ ốc, sò, các tảng đá dài; trên đầu bộ xương có hoa tai bằng đồng... ở xã Long Hòa người ta cũng đào được 10 bộ xương, qua xét nghiệm nhận định đây có thể là xương người ở thế kỷ XVIII.


Dân cư của Rừng Sác không phải là người chính gốc ở đây. Họ là người tứ xứ đến Rừng Sác làm ăn, sinh cơ lập nghiệp, phần lớn là những người lánh né chính quyền và mưu đồ "đại sự"... Với họ, coi như trên đầu không có kẻ quyền lực, dưới chân là đất thiêng một cõi, chim trời cá nước không thuộc của ai. Vì vậy, Rừng Sác có một đời sống xã hội dữ dội hơn thiên hạ.


Cùng bởi nơi đây tụ tập "anh hùng hảo hớn", "hào kiệt phi nhân" nên dưới thời cai trị của thực dân Pháp, chúng hầu như bất lực. Vì lẽ đó, bộ máy hành chính của xứ này cũng chỉ là tượng trưng cho lấy có. Khi thì Rừng Sác thuộc tỉnh Gia Định, lúc thì nằm trong tỉnh Chợ Lớn, có thời lại dính với Biên Hòa, Bà Rịa... Nói chung Rừng Sác là một vùng đất trôi qua dạt lại trong sự cai quản hành chính qua các thời kỳ, nhưng dân Rừng Sác bao giờ cũng vẫn là dân Làng Sác.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #13 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2010, 10:11:19 pm »

Rừng Sác là "thánh địa” của cá sấu. Người dân Rừng Sác săn chúng như thế nào?

Quả Rừng Sác là giang sơn của cá sấu nhất là ở các con sông, rạch, lớn. Nó có hàm răng sắc và "lực dập" rất mạnh, có thể ví như kềm cộng lực, khi đã xiết vào thì con mồi dường như khó bề thoát nổi. Cá sấu được mệnh danh là "chúa nước", là hiểm họa đối với con người nhưng chúng vẫn bị con người khuất phục.


Ở Rừng Sác có một kiểu săn cá sấu nguy hiểm không kém săn hổ. Dùng đèn và chĩa thịt chỉ bắt được những con "tí hon" 5 đến 10kg. Nếu câu bằng chó, vịt thì không đánh lừa nổi những con sấu nặng cả tạ. Muốn bắt được thứ sấu khổng lồ này người ta phải lấy thân mình làm mồi. "Người mồi" trước hết phải có gan và phải lão luyện, và chính đó là người thợ săn cá sấu. Đầu tiên, thợ săn thả thử "con mồi thử” với lưỡi câu là hai thanh sắt nhọn hàn hình chữ nhật (nó không móc họng mà chống ngang mang cá sấu). Cá sấu chỉ lởn vởn mà không đến thì đó là con mồi lớn. Lúc đó "người mồi" xung trận. "Người mồi" trên mình có vẽ những đường rằn ri dữ lợn, trước ngực và sau lưng là bó phao tre, tay cầm một thanh lao bằng gỗ mun đầu bịt sắt, buộc một sợi dây dẫn hàng trăm mét. “Người mồi" lao ra giữa sông, xung quanh, các xuồng ghe đã phục kích sẵn sàng tiếp ứng. "Người mồi" đập nước rầm rầm cho cá sấu nghe mà tới... Khi nó xuất hiện thì đã ở sát bên "người mồi". Và cuộc giao chiến bắt đầu. Sấu nhào tời táp, cổ họng hả ra. Lập tức nước tràn thành sóng. Nước dạt ra, "người mồi" càng xáp tới. Sấu không chịu thua, người lừa thế đâm vào mang, thả dây rồi bơi vào bờ. Cá sấu bị trọng thương tìm về hang, rúc vào bùn. Số xuồng ghe phục kích lao ra theo sợi dây lần đến nơi, cặp hai bên lườn cá sấu, kè về bến.


Những thợ săn cá sấu hợp thành từng "gánh" hoạt động trong Rừng Sác, cho đến hết thời kháng chiến chống Pháp vẫn còn những gánh săn sấu như gánh ông Tư Xe ở vùng Lý Nhơn, họ thường chỉ lấy da, còn thịt cho bộ đội.
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Năm, 2010, 06:41:41 am gửi bởi macbupda » Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #14 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2010, 10:11:55 pm »

Xin cho biết sự tích "Thần Không Đầu" ở Lý Nhơn?

Ở xã Lý Nhơn ngày nay vẫn còn một ngôi đình thở vị thần có tên là "Thần Không Đầu”. Theo ông Lê Văn Kiên (Năm Kiên) là ông từ của đình và các vị bô lão trong xã Lý Nhơn kể lại thì ông Thần Không Đầu lúc còn sống tên là Dương Văn Hạnh (Sáu Hạnh). Xã Lý Nhơn xưa là một khu rừng hoang vu chưa có tên. Theo truyền thuyết, có một người họ Lý tên Nhơn đến đây khai phá, quy tụ cư dân. Ông Lý Nhơn đến lúc chết vẫn không có con nên dân lấy tên ông đặt tên làng để tưởng nhớ "người khai thiên lập địa". Lúc ông Trương Định rút quân về chiến khu Lý Nhơn thì ở đây đã có nhiều dân cư, có chính quyền tự quản do ông Dương Thường làm xã trướng, ông Dương Văn Hạnh là phó xã trường, ông Cả Hành đứng ra cáng đáng việc chung của xã. Ông Hạnh trở thành "đệ tử” của nguyên soái Trương Định, chuyên lo việc hậu cần trong thời gian ngài còn ở đây.


Giặc Pháp tràn tới, cả ba ông đều bị bắt vì có liên quan đến nghĩa quân. Về sau ông Cả Hành bị dẫn ra Côn Đảo, ông Dương Thế Đường mất tích. Còn ông Dương Văn Hạnh, bọn Pháp đưa về Sài Gòn một thời gian ngắn, hứa phong quan tiến chức nếu ông chịu chỉ chỗ Trương Định ẩn nấp. Ông Sáu Hạnh quyết không khai. Hai câu trả lởi đầy khí phếch của ông còn truyền lại trong dân gian là:

- Ta thà chết chứ không để giặc bắt ông Định.

- Sinh vi quân, tử vi thần.

Thuyết phục mãi không được, giặc Pháp đưa ông Sáu về Lý Nhơn, tập trung dân ra bờ sông. Chúng dùng thân tre chẻ đôi kẹp vào cổ ông Sáu rồi chém đứt đầu, quăng xác xuống sông. Dân tìm vớt xác ông đem chôn tại khoảng đất phía trong nơi ông bị chém và xây mộ bằng đá, cử người trông coi mồ mả, nhang đèn tử tế.


Sau khi dập tắt cuộc khởi nghĩa của Trương Định, giặc Pháp rút đi, người già tìm thầy xem đất. Một thầy địa lý không hiểu vì mê tín hay cảm thương người vì nước quên thân, đã phán rằng: "Đất Lý Nhơn đã có chủ, nhưng hiện nay chưa ổn định, vì người chủ mất đầu còn đi lang thang, chưa có nơi yên nghỉ. Người già cần xây đình để thờ ông Sáu Hạnh". Nhân dân Lý Nhơn góp tiền xây đền thờ, phải dấu tên ông Sáu Hạnh mà gọi là "ông Thần Không Đầu”. Ngôi đình lúc đầu xây ngay chỗ ông Sáu bị chém, nên gọi là bến Đình. Lâu ngày đất lở, đình có nguy cơ bị đổ nên phải dời đi nơi khác nhưng tên gọi bến Đình vẫn không thay đổi. Thời đánh Mỹ, ngôi đình này chính là nơi cách mạng hội họp nên bị giặc đánh phá tan nát. Một lần nữa ngôi đình lại phải dời đến vị trí nay là khu vực trụ sở xã Lý Nhơn.


Noi gương Thần Không Đầu, từ bao nhiêu cuộc khởi nghĩa xưa kia cho đến thời đánh Pháp, đánh Mỹ, người dân xã Lý Nhơn luôn luôn là những "người lính hậu cần" của chiến khu đừng Sác. Nay toàn xã có hơn 400 hộ, trong đó 82% là gia đình liệt sĩ.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #15 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2010, 10:12:35 pm »

Ở Rừng Sác có Đạo ông Trần?

Giang sơn "Đạo ông Trần" chỉ gói gọn trong một cù lao, ở giữa có núi lượn hình rồng xanh nên nó từng mang tên Sơn Long, làng Núi Nứa, từ năm 1962 đổi là xã Long Sơn.
Đạo ông Trần là một hiện tượng xã hội vừa mang "sắc thái Rừng Sác" vừa có dáng dấp của những vùng đạo giáo Bảy Núi, Hòa Hảo, đất chùa Tây An... ở vùng Long Xuyên, Châu Đốc (An Giang).


Rừng Long Sơn xưa có nhiều cọp dữ. Cuối thế kỷ XIX đã có hai người đến đây lập hội múa lân để chiêu mộ người đến khai hoang, nhưng đều chịu không nổi, phải bỏ đi. Tuy nhiên có một người bám trụ lại là Bà Trao. Sau đó có một người nữa tên là Lê Văn Mưu đi một chiếc xuồng cùng đứa con trai và cái "túi đựng trời đất" đến xin "lập lân" (lập hội múa lân). Họ cùng nhau chiêu mộ người khắp bốn phương đến lập "giang sơn" Đạo Ông Trần.


Số là ông Mưu sinh năm 1856 ở tỉnh Hà Tiên (nay là An Giang) đi học thầy đạo và được thầy giao cho một cái "túi đựng trời đất" để đi về phía đông lập "giang sơn đạo pháp". Ra đi, ngoài cái "túi đựng trời đất" với những câu sấm, vè bí hiểm, ông có nghề bốc thuốc. Đặc biệt, ông là người biết tổ chức công việc và làm việc hết mình. ông tự xưng là "bề trên" nhưng cách xử sự khiêm nhường, nhân danh là "Tướng Điều' do trời sai xuống và giải thích cái tật chân trái ngắn hơn chân phải của mình là do bị tội trên thiên đình. Từ đó, ông ở lại trần gian, có đặc tính là không bao giờ tắm nên người ta gọi ông là "ông Trần". Ông Trần chỉ ăn bốn thứ là đậu xanh, cua, tôm, ốc.


Năm Giáp Thìn (1904) dân bị thiên tai bão lụt, ông Trần xuất bảy thiên lúa (7 ngàn giạ) cho người thân tín ở Gò Công, Cái Bè, Cai Lây... đón người bị nạn lên Long Sơn cấp tiền, gạo, dao, cuốc cho họ dựng chòi, khai hoang. Tiếng lành đồn xa về một người Trời được phái xuống cứu khổ đang ở Long Sơn, lan ra lục tỉnh. Dân tứ xứ quy tụ về ngày càng đông. Ông Trần khoanh đất khai hoang cho bất cứ ai đến đảo, không phân biệt giàu nghèo, giang hồ hảo hớn, miễn chịu theo những điều ông đặt ra.


Đất khai phá ngày càng rộng, kéo dài từ đồng Bà Cúc, xóm Đất sét phía bắc xuống xóm Gò Xu, xóm Chín Mẫu. Riêng phần đất ông Trần đứng tên trong sổ địa bạ Bà Rịa cũ là 56 mâu, 99 sào, 98 cao (?!) Ông còn cho xây "ngũ hồ" chứa nước ngọt, đào kênh, đắp đập ngăn mặn, xây chợ, dựng nhà máy xay.


Từ 1910 đến 1928, Long Sơn xây đền gồm lầu Trời, lầu tiên, lầu Phật, lầu Thánh, lầu cầu, nhà dài, nhà hội, thờ cả ông Trần lẫn Khổng Tử... Tuy bị cướp sạch vào năm 1931, nhưng đến nay bề thế đền đài vẫn vượt quá tầm cỡ của một đạo chỉ gói gọn trong một cù lao, khiến ai đến xem cũng phải ngạc nhiên.


Dân làng Long Sơn tăng nhanh, đến năm 2000 đã lên tới trên 10.000 dân, gần 4/5 theo đạo ông Trần, đa số làm ăn phát đạt nhờ biển hơn nhớ đất. Đây cũng là điều làm cho người ta càng tin vào sự che chớ của "người Trời".


Long Sơn là nơi gặp gỡ của vùng giải phóng chiến khu Rừng Sác với vùng giải phóng Bà Rịa - vũng Tàu trong chiến tranh. Từ năm 1945 đến năm 1959, Long Sơn đã có ba chi bộ, gần 100 đảng viên (dân số lúc đó 3000 người). Du kích xã Long Sơn từng tiêu diệt một trung đội Pháp (1947) tại thôn Hai Cầu Đá. Thời đánh Mỹ, chi bộ Long Sơn vẫn đứng vững trong lòng dân dù địch đánh phá chà đi xát lại rất ác liệt. Đội du kích Long Sơn là một đội du kích mạnh của Đặc khu Rừng Sác. Long Sơn trở thành "điểm hậu cần" của đặc công Rừng Sác.


Ngày nay, đến xã Long Sơn, ta vẫn gặp nhiều ông già tóc bới "củ hành" nhưng lại là đảng viên cộng sản, trong đó có công Chín Gần là người đảng viên đầu tiên của dân "Đạo ông Trần".


Long Sơn ngày nay không còn là đảo nữa. Một cây cầu xinh xắn đã bắc từ đất liền ra đảo, biến nơi đây thành một vùng dân cư trù phú đông vui.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #16 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2010, 10:13:41 pm »

Những lực lượng kháng chiến chống Pháp nào có mặt đầu tiên ở Rừng Sác?

Những biến cố đầu tiên tại Sài Gòn khi quân Pháp trờ lại Việt Nam đã biến Rừng Sác thành một trong 5 lõm du kích vùng ven đầu tiên: Gò Vấp, Hóc Môn, Thủ Đức, Rừng Sác, Bến Cát.


Tháng 10 năm 1945, theo hội nghị Chợ Đệm, Sài Gòn - Chợ Lớn được chia thành 5 mặt trận. Lúc đó ở phía nam, lực lượng Dương Văn Dương và các đơn vị Tân Thuận, Tân Quy, Nhà Bè đã rải từ nam Thủ Đức vắt ngang Nhà Bè vào tận cầu Hiệp Ân...


Theo quyết định của Uỷ ban kháng chiến Nam bộ, đồng chí Nguyễn Văn Trân (Nguyên bí thư tỉnh ủy Chợ Lớn) là Chính ủy; Dương Văn Dương (lúc đó là Trưởng ban sưu tầm vũ khí miền Đông Nam bộ) làm Tư lệnh mặt trận số 4, bao gồm cả các đơn vị Nhà Bè, Tân Thuận, Tân Quy đã được hợp nhất giữa lực lượng Dương Văn Dương, lực lượng Mai Văn Vĩnh (nhân danh lực lượng bộ đội số 2 Độc lập được lập lên tại làng Chánh Hưng sau 23-9-1945) và lực lượng Nguyễn Văn Hoạch đóng ở Cần Giuộc (Nguyễn Văn Hoạch là một giang hồ đã được cách mạng thu phục).


Dương Văn Dương lập tổng hành dinh tại Rạch Đỉa, lần đầu tiên trương cờ "Hải quân Bình Xuyên" trên chiếc tàu võ trang chạy dọc mặt trận số 4, kiểm soát từ Rạch Đỉa đến bến đò Thủ Thiêm. Lực lượng Dương Văn Dương đứng hàng đầu về trang bị lúc bấy giờ: có đủ các loại trung liên, hốc-kiss brem, "bầu dầu”, hơn nửa chục trọng liên 13.2 ly, đại bác 24 ly (do mua sắm, lấy của giặc, trục vớt tháo gỡ trên máy bay của Nhật và của đồng minh...)


Tháng 11 năm 1945 , từ mặt trận số 4, lực lượng Dương Văn Dương lui về xã Phước An (ven Rừng Sác thuộc huyện Long Thành). Từ đây đem quân chi viện mặt trận Biên Hòa rốt trở lạc thành lập chi đội 2 và 3 theo quyết định của Khu bộ trưởng Nguyễn Bình. Dương Văn Dương nhận chức Khu bộ phó Khu 7, lập tổng hành dinh Rạch Xu đề tên “Tư lệnh vệ quốc đoàn liên khu Bình Xuyên, Chi đội 2, 3, Khu bộ phó". Lúc này mặt trận Cần Giuộc đã thất thủ, bộ đội cách mạng Cần Giuộc do đồng chí Trương Văn Bang (nguyên Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ từ năm 1933 đến năm 1936) chỉ huy lui về Giồng Nổi, Rạch Dột...


Cuối năm 1945 đầu năm 1946, Dương Văn Dương đích thân chọn 5 địa điểm xây dựng căn cứ ở Rạch Xu, Vàm Tượng, Rạch Lá và chỉ thị cho cấp dưới việc xây dựng cơ sở đánh lâu dài. Vùng căn cứ Rừng Sác hình thành cùng lúc với chiến khu Đ. Sau đó là các chiến khu Tân Long, Khu 5 (Hóc Môn), Rừng Nhúm, Dộng Dinh, Đồng Tháp... ra đời.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #17 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2010, 10:15:23 pm »

Trên địa hình sình lầy phức tạp như vậy, làm sao tổng hành dinh các lực lượng và cơ quan, đơn vị "đứng chân” được?

Không phải ngẫu nhiên mà một bãi triều ngập mặn hoang vu trở thành nơi hội tụ của gần một trăm cơ quan kháng chiến1 (Theo thống kê của đồng chí Đỗ Tầm Chương, một cán bộ quân đội đã chiến đấu ở Rừng Sác). Chỉ nhỏ hơn 1/10 của Đồng Tháp , nhưng vị trí của Rừng Sác vượt hẳn về bề rộng, bởi Rừng Sác vốn là một "trận đồ bát quái" chặn ngang "cổ họng" quân thù. Từ nơi đây "bước một bước" là đụng vào sào huyệt của chúng.


Đối với thực dân Pháp hồi đó, những con đường độc đạo dẫn đến những cù lao âm u có thể coi là bất khả xâm phạm. Có những gò chìm hẳn khi nước lớn, nhưng cũng có những cù lao cao hơn mặt thủy triều có thể đứng chào cờ cả đại đội Dưới những vòm cây rán mênh mông, có thể phóng tầm mắt ra xa hàng trăm mét để quan sát, nhưng đứng trước những chùm rễ chồng chất, những "hang động" chà là bít bùng thì chỉ cách nhau vài mét đã không thấy nhau. Tất cả những yếu tố nhân hòa địa lợi đó đã giúp cho các chiến sĩ Rừng Sác chế ngự lại sự khắc nghiệt của thiên nhiên, để trụ bám vững chắc trên sông nước sình lầy.


Các chiến sĩ Rừng Sác đã sáng tạo ra những cách đánh phù hợp vời địa hình: "đánh giặc theo tiếng chim bìm bịp", "đánh một ngày, gỡ hai ba ngày".... Tiếng chim bìm bịp vốn có quan hệ đến con nước (bìm bịp kêu con nước lớn ròng). Đánh giặc, hành quân ở Rừng Sác mà không quan tâm đến con nước thì có thể bất ngờ bị sa lầy, không gỡ được.


Trong căn cứ Rừng Sác những ngồi nhà kháng chiến nối nhau qua cầu khỉ, những đường cầu chà là dài dằng dặc lao qua những "đám lá tối trời", nối từ gò nổi này sang cù lao kia, tựa như những "lối mòn" trong chiến khu Đ, Dương Minh Châu...


Cùng với sự hình thành các tổng hành dinh, các cơ sở quân nhu lần lượt có mặt tại Rừng Sác từ cấp khu đến cấp xã thoát ly. Nơi đây còn có cả hậu cứ của các cơ quan lãnh đạo Gò Công, Chợ Lớn, Bà Rịa, Vũng Tàu, các cơ quan kháng chiến ở Sài Gòn như: Liên hiệp công đoàn, đặc công biệt động, công an xung phong..., các cơ quan dân chính đảng của các quận Nhà Bè, Cần Giuộc, Cần Đước, Hòa Tân (Gò Công), các xã đất liền ven tây sông Soài Rạp... Những cơ quan này theo cách gọi hồi đó thường đứng "hai chân" một ở Rừng Sác, một duỗi vào đất liền. Từ năm 1947, các đơn vị quân giải phóng miền Đông tiếp tục tăng cường xuống Rừng Sác như Trung đoàn 300 Dương Văn Dương, trường lý luận Mác - Lênin của Khu ủy, các khóa huấn tuyền Phan Đăng Lưu của Khu 7, lực lượng liên huyện Nhà Bè - Cần Giuộc.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #18 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2010, 11:57:16 am »

Bình Xuyên là một lực lượng nổi tiếng ơ Rừng Sác. Thực chất lực lượng này như thế nào?

Lịch sử đã đi qua cái thời xưng hùng xưng bá của những giang hồ hảo hớn, những con người bị chế độ thực dân dồn đến chân tường, sống ngoài vòng pháp luật, muốn đứng lên đạp đổ tất cả. Nhưng nói đến sự hình thành của chiến khu Rừng Sác không thể không nói đến lực lượng Bình Xuyên, người chủ đầu tiên ở Rừng Sác. Lực lượng này từng chiếm 7 trong 25 chi đội ở Miền Đông lúc bấy giờ.


Dòng xoáy cách mạng mùa Thu 1945 đã cuốn hút lực lượng Bình Xuyên giang hồ cát cứ vốn mang dòng máu chống cường quyền áp bức, chống thực dân để chuyển hóa, phát triển thành những đơn vị quân đội nhân dân Việt Nam. Nhưng không phải tự nhiên mà thành, đó là một quá trình, một cuộc đấu tranh gian khổ hi sinh của những chiến sĩ cách mạng trước âm mưu của thực dân Pháp: muốn bằng chiến tranh gián điệp để chiếm lực lượng Bình Xuyên mà không tốn một viên đạn và biến Rừng Sác thành "chiến khu ma".


Vốn là người dân nghèo mang dòng máu Thiên địa hội của cha, một giang hồ có bản lĩnh, hào hiệp, Dương Văn Dương sớm nắm bắt được chủ trương cách mạng. Ông đứng ra thành lập lực lượng lấy tên là Bình Xuyên, vốn là tên một ấp của làng Chánh Hưng (Quận Cool, bao gồm tất cả các nhóm võ giang hồ trong vùng. Thanh thế của lực lượng này vang dội từ Sài Gòn, Chợ Lớn lan ra lục tỉnh. Tháng 8-1945, Sài Gòn cướp chính quyền, lực lượng Bình Xuyên rất hăm hở, tự hào đứng vào đội ngũ Mặt trận Việt Minh. Mỗi thủ lĩnh Bình Xuyên được cách mạng giao cho một cương vị chỉ huy.


Dương Văn Dương kêu gọi binh sĩ Bình Xuyên "hãy tỏ ra mình là chiến sĩ cách mạng". Ông tuyên bố tước khí giới của những nhóm nào chưa chịu từ bỏ giang hồ và cướp bóc, bắt trói những "đệ tử lưu linh" rượu chè la cà hàng quán, đặt hình phạt nặng nề, không loại trừ tử hình tại chỗ về tội ức hiếp dân chúng.


Khi giặc Pháp tỏ rõ thái độ ngang ngược muốn gây hấn trở lại, chiến sĩ Bình Xuyên đã thề:

"Quyết tử đồng sinh quyết tử thù
Chí khí giang hồ không chịu lụy"

(Thơ trong lực lượng Bình Xuyên)



Từ cuối năm 1946, lực lượng Bình Xuyên được biên chế thành 7 chi đội (theo biên chế thống nhất của Vệ quốc đoàn). Hệ thống chính trị viên và tổ chức Đảng lần lượt hình thành từ các đại đội. Các đồng chí Bảy Trân, Ba Bang, Tám Mạnh, Từ Văn Ri, Nguyễn Văn Tư, Huỳnh Đình Hai... là những người đặt viên đá đầu tiên của tổ chức Đảng trong lực lượng Bình Xuyên.


Cùng với quá trình chuyển hóa, phát triển, nhiều cán bộ, chiến sĩ Bình Xuyên lần lượt đứng vào hàng ngũ của Đảng và có những người đã trở thành cán bộ cao cấp của quân đội nhân dân Việt Nam như Huỳnh Văn Trí, Dương Văn Hà, Mai Văn Vĩnh...


Dương Văn Dương, người thủ lĩnh có uy tín của Bình Xuyên đã có ý xây dựng một lực lượng giang hồ đi theo cách mạng và chiến đấu anh dũng ngay từ khi quân Pháp trở lại Sài Gòn. Sau khi hi sinh trong cuộc hành quân về Bến Tre (với cương vị Khu bộ phó Khu 7, chỉ huy trưởng cuộc hành quân) Dương Văn Dương được Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa truy phong quân hàm thiếu tướng.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #19 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2010, 11:58:05 am »

Ngoài lực lượng Bình Xuyên, có những lực lượng nào quan trọng ở Rừng Sác?

Cùng với lực lượng Bình Xuyên, có nhiều đơn vị cách mạng địa phương và vệ quốc đoàn gắn liền với lịch sử Đặc khu Rừng Sác suốt cả thời kỳ chống Pháp - Trước hết là lực lượng Cần Giuộc.


Lực lượng này thành lập từ tháng 8-1945 do đồng chí Trương Văn Bang (nguyên Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ từ 1933-1936, tỉnh ủy viên Chợ Lớn, Thường vụ huyện ủy Cần Giuộc) chỉ huy. Đồng chí Lưu Quang Tuyến làm Chính trị viên. Cuối năm 1946 đặt phiên hiệu là tiểu đoàn Nguyễn An Ninh, có đủ 3 đại đội bộ binh và các bộ phận trinh sát, quân báo. Tiểu đoàn hoạt động quân sự kết hợp với công tác tuyên truyền và có các cơ sở quân nhu tập trung ở Lý Nhơn. Người ta gọi đây là "bộ đội đỏ vì lực lượng do Đảng tổ chức.


Đầu năm 1947, theo chỉ thị tăng cường lực lượng cho Nam bộ và công tác Bình Xuyên của Trung ương, một tiểu đoàn Nam tiến mang tên Dương Văn Dương lên đường. Tới Đồng Tháp Mười tiểu đoàn Dương Văn Dương cùng chi đội 13, trung đội Giồng Dinh Giồng Dứa thành lập Trung đoàn 300. Trung đoàn giã từ xứ "muỗi kêu như sáo thổi" về Rừng Sác với nhiệm vụ quân sự đặc biệt là đánh giao thông địch ở vùng nam đông nam Sài Gòn và phát triển phong trào cách mạng địa phương...


Ngày 21-2-1948,chính thức lễ thành lập Trung đoàn 300 Dương Văn Dương ở ấp Gia Thuận xã Lý Nhơn. Đây là trung đoàn đầu tiên của miền Đông Nam bộ, Ban chỉ huy gồm các đồng chí Mười Thìn trung đoàn trưởng, Tư Việt Hồng chính trị viên kiêm bí thư đảng ủy trung đoàn. Hai đơn vị tác chiến: Tiểu đoàn Lý Chính Thắng do hai đồng chí Võ Văn Thạnh1 (Đồng chí Võ Văn Thạnh về sau được phong quân hàm thiếu tướng, rồi chuyển sang làm Tổng cục Phó Tổng cục cao su và đã từ trần năm 1992) và Trần Sơn Triệu chỉ huy. Tiểu đoàn Lê Hồng Phong do hai đồng chí Trán Sơn Tiêu và Tư Thiện chỉ huy.


Các đơn vị của Trung đoàn 300 hoạt động ở các vùng Nhà bè, Cần Giuộc dài xuống Đông Hòa, Cần Thạnh (Cần Giờ). Đến năm 1948, "chân duỗi" của trung đoàn lên đất liền đã bám được cơ sở nội thành, "chân sau” cắm chắc khắp Rừng Sác. Cũng trong năm này, tiểu đoàn Nguyễn An Ninh (Cần Giuộc) sát nhập với chi đội 15 Trung đoàn 308, hoạt động ở vùng cận Rừng Sác, Cần Giuộc, Cần Đước... mở rộng sang nam Chợ Lớn, Nhà Bè, Bà Rịa, Long Thành, Đất Đỏ...


Qua tổ chức củng cố các đơn vị phân khu miền Duyên Hải, Trung đoàn 300 Dương Văn Dương, Trung đoàn 309 và các lực lượng địa phương hình thành thế quân sự vững chắc của chiến khu Rừng Sác. Vùng tranh chấp địch - ta đã áp Sài Gòn - Chợ Lớn.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM