Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:19:57 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đặc khu Rừng Sác  (Đọc 114667 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« vào lúc: 02 Tháng Năm, 2010, 03:16:10 pm »



Tác giả: Hồ Sĩ Thành
Nhà xuất bản: Trẻ
Năm xuất bản: 2002
Số hoá: ptlinh, chienvit


LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Rừng Sác là tên gọi rừng cây ngập mặn thuộc huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây là căn cứ kháng chiến của quân và dân ta chống lại các thế lực ngoại bang xâm lược đất nước và bè lũ tay sai của chúng.


Với vị trí án ngự vùng cửa biển và địa hình sông nước rừng rậm hiểm yếu, Rừng Sác trở thành "trận đồ bát quái" đối với quân giặc. Đặc biệt trong kháng chiến chống Mỹ, Rừng Sác là nơi xuất phát những trận đánh thần kỳ của Đoàn 10 đặc công vào tàu chiến, kho tàng và sào huyệt địch tại trung tâm đầu não Sài Gòn.


Với tầm vóc và ý nghĩa của cuộc chiến đấu, năm 1966 Quân ủy Trung ương quyết đinh thành lập Đặc khu quân sự Rừng Sác.

Đặc khu Rừng Sác ra đời đã phát huy hiệu quả chiến đấu của quân và dân Rừng Sác, góp phần xứng đáng vào thắng lợi hoàn toàn cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (4-1975).


Trên vùng sình lầy nước mặn, người dân Rừng Sác vốn mang đậm tính cách cần cù lam lũ "khoét rừng vớt nước”, thích tự do phóng khoáng, yêu nước và căm thù giặc sâu sắc. Do đặc điểm về địa lý, Rừng Sác trở thành nơi đọ sức quyết liệt giữa ta với quân thù. Trải qua biến động lớn lao trong lịch sử, Rừng Sác như người lính tiền tiêu canh giữ một vùng trời đất, son sắt, thủy chung, bất khuất kiên cường.


Rừng Sác trở thành miền đất huyền thoại, thu hút sự chú ý của mọi người đặc biệt là đối với các nhà nghiên cứu địa lý, lịch sử thiên nhiên và giới văn học nghệ thuật.
Thượng tá Hồ Sĩ Thành (nhà thơ Lam Giang) là cán bộ nghiên cứu lịch sử quân sự, qua nhiều lần khảo sát, tìm hiểu về vùng Rừng Sác và Trung đoàn 10 đặc công cũng như thu thập tài liệu qua sách báo, đã biên soạn tập sách "Đặc khu Rừng Sác" dưới dạng hói đáp, nhằm cung cấp cho bạn đọc những tư liệu đặc trưng nhất về Rừng Sác, chủ yếu là những sự kiện từ năm 1975 trở về trước.


Theo thời gian, Rừng Sác đã có những biến đổi, việc sưu tầm cái cũ, cập nhật cái mới không dễ dàng, nên tập sách không thể tránh khỏi những sơ sót. Hy vọng "Đặc khu Rừng Sác" đem lại cho bạn đọc nhiều bổ ích, nhất là góp phần giáo dục truyền thống yêu nước đối với các thế hệ trẻ Việt Nam.


NHÀ XUẤT BẢN TRẺ
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Chín, 2020, 08:35:58 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #1 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2010, 03:17:13 pm »

Xin cho biết vị trí địa lý của Rừng Sác?

Rừng Sác là rừng nguyên sinh ngập mặn thuộc huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh, nằm ở hướng đông nam, cách trung tâm thành phố 8km (đường chim bay). Phía bắc giáp huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Phía đông giáp Phước Tuy, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Phía tây giáp huyện Nhà Bè. Phía tây nam giáp Long An, Tiền Giang. Phía đông nam giáp biển Đông.


Năm 1698, Rừng Sác - Cần Giờ là một làng thuộc tổng Bình Dương của huyện Tân Bình, nằm trong dinh Phiên Trấn, phủ Gia Định.

Năm 1832, triều đình nhà Nguyễn đổi trấn Phiên An thành tỉnh Phiên An và đến 1836, tỉnh Phiên An được đổi thành tỉnh Gia Định. Năm 1871, Cần Giờ được chia ra 2 tổng trực thuộc tỉnh Gia Định gồm tổng An Thít và tổng Cần Giờ. Năm 1920, Cần Giờ thuộc huyện Nhà Bè tỉnh Gia Định. Năm 1947, Pháp tách vùng Rừng Sác Cần Giờ (gồm cả tổng An Thít và tổng Cần Giờ) từ tỉnh Gia Định sang thị xã Ô Cấp (Vũng Tàu) để thiết lập một tỉnh mới là Cáp Saint - Jacques. Như vậy suốt thời gian chống Pháp, Cần Giờ nằm trong tỉnh Vũng Tàu.


Sau hiệp định Genève năm 1954, chính quyền Ngô Đình Diệm chia cắt và phân bố lại ranh giới hành chính gây ra nhiều xáo trộn. Hai tổng An Thít và Cần Giờ hợp thành quận Cần Giờ nằm trong tỉnh Phước Tuy (gom lại từ 2 tỉnh Vũng Tàu và tỉnh Bà Rịa). Năm 1959, từ quận Cần Giờ lập thành quận Quảng Xuyên. Đến năm 1965, chính quyền ngụy chuyển hai quận Cần Giờ và Quảng Xuyên từ tỉnh Phước Tuy sang tỉnh Biên Hòa. Năm 1970 Cần Giờ, Quảng Xuyên lại chuyển về tỉnh Gia Định như cũ. Quận Cần Giờ gồm 5 xã: Cấn Thạnh, Long Thạnh, Đồng Hòa, Tân Thạnh, Thạnh An. Quận Quảng Xuyên có 4 xã: An Thới Đông, Bình Khánh, Lý Nhơn, Tam Thôn Hiệp. Trong kháng chiến chống Mỹ, để thuận tiện cho chỉ đạo và hoạt động, ta vẫn coi hai quận Cần Giờ - Quảng Xuyên thuộc tỉnh Biên Hòa (nay là Đồng Nai) cho đến ngày giải phóng 30-4-1975.


Tháng 2-1978, huyện Cần Giờ (gồm cả Quảng Xuyên) nhập về thành phố Hồ Chí Minh và đổi tên thành huyện Duyên Hải. Đến cuối năm 1991 theo quyết định của Chính phủ, Cần Giờ trở lại tên cũ như hiện nay.


Rừng Sác có diện tích khoảng 710km, giới hạn bởi sông Soài Rạp và đường 15, trải từ Nhơn Trạch, Nhà Bè ra biển. Rừng Sác - Cần Giờ là cửa biển quan trọng của thành phố Hồ Chí Minh.

Vị trí địa lý: từ 106° đến 167° kinh độ đông, từ 100° đến 107° vĩ độ bắc.

Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về

Đứng ở chỗ dòng nước chia hai đó, nơi gặp nhau của ba con sông Nhà Bè, Lòng Tàu, Soài Rạp, nhìn lên hướng đông bắc là xứ "cọp Biên Hòa"; nhìn xuống phía đông nam là xứ "ma Rừng Sác”. Có ai ngờ rằng ở ngay ven "Hòn ngọc Viễn Đông" Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh lại có một khu rừng mà trước khi quân xâm lược đặt chân lên đất Việt Nam, người ta còn liệt vào loại rừng chưa khai phá trên thế giới. "Cọp Biên Hòa" đã một thời vang bóng "Ma Rừng Sác" là đề tài hấp dẫn trên những trang báo Sài Gòn xưa.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #2 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2010, 03:18:23 pm »

Tại sao lại gọi là Rừng Sác?

Địa danh Rừng Sác từ lâu đã quen thuộc với mọi người, nhưng dường như có cái gì đó chưa ổn, nói cách khác là cách dùng chưa thống nhất: "Sác" hay "Sát". Nhiều sách vở ghi là Rừng Sác. "Sác" là tiếng Nôm chỉ rừng nước mặn trên bãi biển sình lầy. Nhưng cũng có sách ghi là Rừng Sát, hàm ý là rừng cây thấp sát mặt nước, hay rừng lấn ra sát biển. Chính một số anh em Trung đoàn 10, những chiến sĩ đặc công bám trụ đánh giặc cả chục năm trời trong Rừng Sác cũng nói và viết là "Rừng Sát".


Có người lại cho rằng sở dĩ có hai tiếng Rừng Sác là bắt nguồn từ chữ "rừng sắc" mà ra. Ý nói rừng ở đây có nhiều sắc, lá có nhiều màu. Tuy nhiên số đông cho rằng sở dĩ gọi là Rừng Sác, là vì ở vùng rừng nước mặn này loài cây sác hay còn gọi là cây mắm mọc thành rừng thành bãi, đi đâu cũng gặp. Giống cây này thuộc dòng họ với cây sú, vẹt, đước... thân không cứng lắm, cây không cao, nhưng có bộ rễ rất khỏe cắm chắc xuống sình lầy nước mặn. Chúng chỉ quen sống ở đất mặn, có sức chịu đựng bền bỉ với thổ nhưỡng khắc nghiệt và sóng gió của biển.


Cũng có người lập luận rằng: gọi sai từ "sác" là do cách phát âm của người miền Nam không phân biệt chữ i và c. Vì thế gọi "sác“, ra "sát", giống như gọi "Các Lái" ra "Cát Lái"1 (Có ý kiến cho rằng địa danh Cát Lái hiện tại chính là "Các Lái" vì ngày trước "các lái buôn" thường tụ tập ở ngã ba sông để buôn bán, về sau người ta bỏ chữ buôn đi cho gọn là "các lái”, đọc theo âm miền Nam là Cát Lái, gọi mãi thành danh ngã ba "Cát Lái"). Tóm lại Rừng Sác đã tồn tại hàng trăm năm từ thuở Bến Nghé - Đồng Nai, nhưng đến đầu thế kỷ XX này thì cái tên Rừng Sác vẫn chưa phải hoàn toàn thống nhất. Mặc dù vậy, địa danh Rừng Sác với ý nghĩa lịch sử và tính chất địa lý thiên nhiên đặc thù của nó, đã đi vào sử sách và lòng người như một kỳ tích anh hùng và một môi trường sinh thái có một không hai ở Việt Nam.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #3 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2010, 03:19:05 pm »

Xin cho biết những nét đặc trưng của Rừng Sác?

Có thể tóm tắt những nét đặc trưng của Rừng Sác như sau: Từ Sài Gòn đi về hướng đông nam mặt đất tự nhiên thấp dần. Khi nước lớn, ở đây chỉ còn lại những gò nổi giữa vòng vây trùng điệp của lá dừa nước. Đó là nơi Rừng Sác "đặt chân" lên đất liền. Càng đi sâu về hướng nam, đông nam, địa hình càng sình lầy, sông rạch càng nhiều. Nếu từ trên máy bay nhìn xuống sẽ thấy cả một tập hợp cù lao mà người ta gọi là những "đảo triều”, chi chít đảo lớn nhỏ chen giữa đường 15 (phía Đông) và sông Soài Rạp (phía tây), được tạo nên bằng những dòng sông và hàng ngàn nhánh rẽ.


Cả Rừng Sác là một thảm thực vật bạt ngàn, nhưng chỉ gồm những loài cây rễ bám được vào đất bở, chịu đựng trước những thay đổi xoay chiều của trời đất: ngập nước - cạn khô - nước ngọt - nước mặn - nước chua - kiềm - nóng... Tất cả phần sinh vật sống phối hợp với phần "không sống": đất khoáng, nước - thành một hệ sinh thái ở thế quân bình luôn luôn trẻ, nhờ chuyển động nhịp nhàng với thủy triều.


Đất Rừng Sác có cao trình từ 2,5m đến 3,7m so với độ 0 hải đồ. Sát biển Cần Giờ nổi lên những giồng cát như giồng Ao, giồng Cháy...

Có thể nói đây là một vùng hội tụ của sông rạch, không phải hàng trăm, mà hàng ngàn, chằng chịt như một "trận đồ bát quái". Diện tích bề mặt sông rạch chiếm tới 1/4 diện tích Rừng Sác.


Rừng Sác có Vũng Gấm (Long Thành - Đồng Nai) là một vũng nước xanh trong mặt nước sóng sánh như gấm. Đó là thắng cảnh mà Trịnh Hoài Đức đã xếp ngang với những thắng cảnh Nhà Bè, gò Cây Mai, rừng Trảng Bàng, sông Mỹ Tho, bến cá Biên Hòa xưa...


Trong tổ hợp thảo mộc nhiệt đới gần 60 loài thì cây đước đứng hàng đầu về cả số lượng và chất lượng gỗ trong các loài cây ở Rừng Sác.

Chim muông Rừng Sác có nhiều dạng, có giống xuất hiện theo mùa, có giống lấy nơi đây làm quê hương như: bồ nông, cò quắm, sếu diệc, ó, hải âu, ưng, vẹt, chàng bè, bìm bịp, cú quạ, hồng hộc, le le...


Rừng Sác có nhiều giống cá, tôm, cua, ốc... đặc biệt có cá sấu là loại "chúa nước" đã từng tác oai tác quái gây nhiều khó khăn cho lực lượng của ta ở khu rừng ngập mặn này.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #4 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2010, 03:19:36 pm »

Rừng Sác hình thành trong điều kiện nào?

Về sự hình thành của Rừng Sác thì chính hình dáng "bàn tay xoè" của sông rạch trên bản đồ miền Đông đã phần nào giải thích. Sông Vàm Cỏ Tây, sông Vàm Cỏ Đông, sông Sài Gòn, sông Đồng Nai... là những ngón tay xòe từ lòng "bàn tay Rừng Sác", vươn dài tận biên giới Việt Nam - Campuchia. Bốn con sông lớn châu về một hướng với tốc độ giảm dần đã tạo nên sự hội tụ phù sa vùng cửa biển. Trong khi đó dòng thủy triều lại bồi cát thành gò cao ven biển chặn các luồng lạch tạo thành vùng sình lầy ứ nước bên trong. Quá trình vận động này đã diễn ra trong khung cảnh của miền khí hậu nhiệt đới. Đó là những yếu tố để cho một thảm thực vật nảy sinh.


Tài liệu của Pháp, của Mỹ và của ta ngày nay cho thấy đất đai Rừng Sác mỗi năm đều có thay đổi, tạo ra sự thay đổi không thể xem thường được giữa thực địa và bản đồ từng năm. Theo các nhà nghiên cứu, vào khoảng cuối thế kỷ thứ III đầu thế kỷ thứ IV thuộc tân sinh đại của lịch sử vỏ trái đất, thì đại bộ phận đất đai Campuchia và Nam bộ ngày nay còn là một cái vịnh ăn thông với đại dương. Sóng biển Đông còn vỗ tới chân núi Đăng Rếch. Từ ấy các địa tầng đã trải qua nhiều cuộc biến dạng, các lớp trên vỏ trái đất bồi thêm lấp lại và lở mất do các đại dương chuyển động. Đất Rừng Sác là đất đã dừng lại qua các quá trình biến dạng đó. Nếu như không có sự chịu đựng của những vùng đất như vậy thì mảng bên trong lục địa còn có thể bị biển cả nhận chìm hoặc bị phủi sạch chưa biết đến tận đâu.


Sự vận động của các địa tầng trong nhiều thế kỷ đã để lại một Rừng Sác với địa hình mang tính đặc thù của miền Đông Nam bộ, như một sự ưu đãi của thiên nhiên.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #5 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2010, 03:20:45 pm »

Xin cho biết những bí ẩn thiên nhiên cua Rùng Sác?

Trong "trận đồ bát quái" của Rừng Sác, thiên nhiên đã "vẽ" ra những dáng vẻ độc đáo kỳ lạ mà đi sâu nghiên cứu ta càng thấy nhiều điều thú vị.

Chỉ trên một đoạn bờ biển dài độ 20km đã có 4 cửa sông rạch lớn của các dòng sông: Soài Rạp, Đồng Tranh, Ngã Bảy, rạch Ta chen. Sông rạch cắt ngang, cắt dọc bãi triều lớn thành các đảo triều. Những con sông đều có những bãi bùn lan xa ra cửa biển, nên dòng sông thường bị cạn, nhất là ở mạn doi Gành Rái. Cửa Cần Giở có bãi cát kéo dài đến 3km. Cửa sông Soài Rạp rộng nhất trong các cửa sông ở Rừng Sác mở ra từ 5 đến 8km đường chim bay. Cắt xuôi theo dòng nước ra cửa biển về phía Thừa Đức (hướng nam - đông nam) cửa sông rộng từ 15 đến 20km.


Các sông lạch ở Rừng Sác như sông Cái Giáp, sông Thị Vải, sông Gò Gia có độ sâu từ 15 đến 20m. Riêng sông Ngã Bảy nối liền với sông Lòng Tàu là sâu nhất. Đoạn vịnh Gành Rái có chỗ sâu 29m. Nhờ thế mà tàu có trọng tải hàng chục tấn có thể vào cảng được.


Bãi triều hoang vu ngập mặn Rừng Sác đối với các nho sĩ Gia Định xưa là chốn rừng xanh nước biếc đầy nguy hiểm dành cho những du khách hiếu kỳ: "Vũng nước sâu và có nhiều lạch lớn đổ vào khi ánh mặt trời sớm chiều với bóng mây rọi xuống lẫn vào bóng cây xanh mát, sóng nước lao xao, thì từ xa thìn đến quả là cảnh tượng tươi thắm... Trong vùng nước này có nhiều cá sấu nương náu thường rình bắt người…1 (Theo sách Gia Định Thành Thông Chí)


Đứng trên sông Ngã Bảy nổi sóng giữa Rừng Sác mà nhìn, thấy núi giăng ba mặt: bắc, đông, đông nam. "Trông về phương bắc thấy núi Dinh ở chân trời thì lòng người dân Việt cảm thông với công lao dựng nước và giữ nước của tổ tiên hơn ở đâu hết"2 (Bến Nghé xưa - Sơn Nam).


Trong Rừng Sác có những "bãi chà" mắm san sát trên mặt nước, những "ống đũa" đước mượt mà từ muôn ngàn "chiếc nơm" vọt lên cao, những "rừng gươm" dừa nước trùng trùng điệp điệp... Bên những dòng sông bao la xa tít chân trời và tràn đầy ánh nắng lại có những hang động chà là bịt bùng thế riêng một cõi, tầng cây rán che phủ như những "mái nhà" mênh mông chỉ có đất mà không có trời...


Trước khi chưa bị chiến tranh tàn phá, hầu hết các loài thú rừng nhiệt đới đều có mặt ở Rừng Sác như heo rừng, khỉ đen, khỉ đột, rái nước, trăn, kỳ đà, sóc bông, nai, tê tê, chồn hương, chồn đất, beo, mèo rừng, dơi quạ... dĩ nhiên không loại trừ "chúa nước" cá sấu và "chúa rừng" là cọp.


Xưa kia, đêm đêm dân chài lưới thường nghe cọp gầm văng vẳng ở phía sông Tiền, Rạch Lá, Thiềng Liềng, giồng Chùa, rạch Su… Dấu vết rùng rợn của cọp còn để lại một cái tên "Xóm ăn Thịt". Đó là một xóm của xã Tam Thôn Hiệp (ba thôn hiệp lại), một cù lao hình tam giác. Hồi xưa vùng này nổi tiếng "sâu rạch lá, hạm ăn thịt"1 (Dân Rừng Sác gọi hổ là con hạm). Nơi đây có một lần hạm nhảy xuống ghe tát chết người chồng rồi lôi người vợ lên bờ xé xác ăn thịt, chỉ để lại đầu, bộ lòng và xương. Nhưng nguy hại nhất chính là con beo. Beo Rừng Sác trước kia thường phục kích trên các chàng cây tại các khúc quanh âm u. Khi xuồng ghe đến, nó bất thần nhào xuống móc họng làm chết người tại chỗ.


Rừng Sác còn có con nưa chín mũi, có người gọi là trăn nước, là một con vật có thật. Thời kháng chiến chống Pháp, các chiến sĩ ta được chứng kiến những đêm giao chiến ác liệt giữa heo rừng với trăn nước. Con vật hiếm hoi này chỉ xuất hiện từng cặp vào những ngày dâng lũ, nước ngập lâu ngày. Các trận đánh giữa heo rừng và trăn nước thường xảy ra vào ban đêm trên các gò cao. Sáng ra, trên bãi chiến trường cây cối tơi tả, xác heo rừng hoặc con nưa nằm lăn lóc…


Họ hàng đông đúc ở Rừng Sác còn có rái nước, mỗi năm đều có những ngày hội của rái nước mà nhân dân ở đây gọi là "ngày giỗ rái". Ngày này, hàng trăm con rái tụ tập sắp hàng trên các gò nổi.


Dưới lớp nước Rừng Sác, người ta tìm thấy loài đất sét có thể làm gạch hay hóa chất công nghiệp, chất vôi lấy từ vỏ hào, nghêu sò, phốt phát và thạch cao có thể kết tủa.

Đối với thành phố công nghiệp đông dân, Rừng Sác trở nên một cái máy điều hòa khổng lồ được gió biển phát huy sức mạnh. Gió chuyên chở các nguồn dưỡng khí tươi mát trong lành của biển cả, rừng xanh đi vào thành phố. Cho nên vào những ngày hè nắng gắt, đi trên đường phố bụi và khói của Sài Gòn, người ta vẫn thấy hơi mát từ phương nam thổi về. Đó là nguồn dưỡng khí quý giá không gì đánh đổi được.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #6 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2010, 03:21:41 pm »

Những loài thảo mộc nào tạo nên khu rừng ngập mặn này?

Rừng Sác là loại rừng ngập mặn vừa có cái âm u của rừng xứ nóng với những đám lá tối trời dây leo chằng chịt, nhưng cũng có dáng dấp của rừng xứ lạnh với những tập đoàn cây riêng lẻ mọc trên những lớp đất khác nhau về độ mặn.


Theo các nhà khoa học Rừng Sác là tổ hợp thảo mộc nhiệt đới rất đặc biệt gồm 60 loài. Cây ở đây không cao bằng cây ở Năm Căn (Cà Mau) nhưng "thịt" chắc và bền hơn. Có thể nói "người chiến sĩ tiên phong" trong cuộc chiến tranh với biển và đất là cây mắm. Với bộ rễ "vĩ đại" chiếm 80% toàn phần của cây, mắm đứng ngay đầu sóng sẵn sàng thách thức với biển cả. Đứng sau cây mắm là loài cây bần có bộ rễ đương đầu nổi với gió xoáy như bão lốc của Rừng Sác. Sau cây mắm, cây bần, các loại cây: đước, dà dá, chà là, rán... lần tượt xuất hiện theo độ mặn. Đước chỉ cho phép dà, hồi, chỉ cùng song song tồn tại. Trong đó chà là "độc quyền" từng khoảng đất. Sau cùng, nơi Rừng sác "đặt chân" lên đất liền là cây dừa nước. Dừa nước mọc dày đặc theo bờ sông, bờ rạch như những bức tưởng thành che khuất rất thuận lợi cho chiến thuật du kích, là mối hiểm họa đối với tàu địch trên sông.


Các cây dà, cây đước, cây sú và những cây tạp cành lá giao nhau tạo thành rừng cây xanh rậm che kín mặt trời. Đây là một lợi thế "thiên phú” cho các chiến sĩ Rừng Sác bám trụ và chiến đấu năm này qua năm khác. Mỗi loại cây ở Rừng Sác chiếm một vị trí quan trọng trong cuộc chiến với biển, trong đó cây đước giữ vai trò củng cố trận địa, nó giữ lại những gì cần thiết mà nước đã đem lại cho đất. Trên 42.700ha Rừng Sác, cây đước đã đi hàng đầu về số lượng và là "chủ lực màu xanh" làm nên lá phổi thiên nhiên quý giá cho Thành phố Hồ Chí Minh.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #7 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2010, 03:22:16 pm »

Có một con sông làm cho chiến khu Rừng Sác nổi tiếng, là "nghĩa địa" của tàu chiến giặc. Xin cho biết cụ thể về con sông này?

Trong tất cả các con sông của Rừng Sác, sông Lòng Tàu nổi bật hẳn lên về độ sâu và hoạt động ổn định của nước, của đất quanh năm không có sương mù. Nó lại có chiều rộng (không có chỗ nào hẹp dưới 300m). Tất cả những điều kiện đó bảo đảm cho sông Lòng Tàu trở thành một đường giao thông quan trọng không chỉ trong nước mà còn là cửa ngõ thông ra quốc tế. Lòng Tàu là tên gộp của nhiều đoạn sông, dài 45km. Tự vị Huỳnh Tịnh Của định nghĩa Lòng Tàu: "chính đường tàu chạy giữa sông". Tàu từ đại dương đi vào Sài Gòn phải qua vịnh Gành Rái bên sông Ngã Bảy ngang qua Mũi nước vận, ngược lên một đoạn dài - đoạn sông Lòng Tàu - qua khỏi ngã ba Đồng Tranh thì đi vào sông Nhà Bè để lên cảng Sài Gòn.


Với độ sâu từ 9 đến 12m, có nơi từ 20 đến 29m, sông Lòng Tàu cho phép những tàu nặng hàng chục ngàn tấn đi qua. Trước đây Mỹ, ngụy định chuyển con đường tàu bè nước ngoài vào cảng Sài Gòn bằng đường sông Soài Rạp vì có mấy cái lợi: sông ngắn, rộng, ít quanh co, quân giải phóng khó tấn công các tàu hàng quân sự. Thế nhưng lòng sông Soài Rạp cạn và tốc độ lấp cạn của dòng sông khá nhanh, khiến Mỹ phải bó tay dù phương tiện nạo vét của Mỹ thời đỏ đã rất hiện đại. Mỹ ngụy buộc phải sử dụng lại đường sông Lòng Tàu, phó mặc may rủi giữa "mê hồn trận" của du kích chiến tranh nhân dân.


Thông thường tàu trên 20.000 tấn đều có thể vào sông Lòng Tàu.  Năm 1964, chiếc tàu chở máy bay mang nhãn hiệu US CARD (ta thường gọi là "tàu Cạc" trọng tải 16.500 tấn1 (Theo tài liệu củ a Mỹ thì tàu US CARD là chiến hạm lớn nhất của Mỹ hồi chiến tranh thế giới thứ hai) đã qua đây. Nhưng đó là chuyến đi có vào mà không có ra. Ngày 2-5-1964, tại cảng Sài Gòn, nhóm biệt động Lâm Sơn Náo đã dùng thuốc nổ đánh chìm, kéo xuống đáy sông 21 máy bay lên thẳng, 2 máy bay trinh sát L19, 1 máy bay khu trục AD6 và 50 thủy thủ Mỹ. Từ đó không thấy tàu Mỹ trên 15.000 tấn dẫn xác vào Sài Gòn. Sau giải phóng vào năm 1980, hoa tiêu Việt Nam đã dẫn một tàu lớn nhất của Liên Xô 50.000 tấn từ biển Cần Giờ qua sông Lòng Tàu vào cảng Sài Gòn. Trên lộ trình sông Lòng Tàu, vào những năm đầu thập niên 80 đã xuất hiện một anh hùng lao động Tôn Thọ Thương, vốn là một nhân viên hoa tiêu chế độ cũ. Ông đã dũng cảm, tài trí, dẫn dắt hàng chục con tàu của các nước vào cảng Sài Gòn an toàn.


Nét đặc biệt nhất của sông Lòng Tàu là gắn liền với những chiến công bất hủ của Trung đoàn 10 đặc công Rừng Sác anh hùng. Nơi đây, cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 10 đã đánh chìm và cháy hàng trăm tàu giặc, trong đó có nhiều tàu vận tải quân sự lớn, trọng tải hàng chục ngàn tấn như tàu Victory, tàu LCM, tàu Aridonna, tàu Patnik...
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #8 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2010, 03:22:53 pm »

Nói đến Rừng Sác ta nghĩ ngay đó là miền sông nước, giao thông đi lại rất khó khăn, chủ yêu là đường thuỷ. Vậy Rừng Sác có đường bộ không?

Đường sá ở Cần Giở nói chung , Rừng Sác nói riêng quả là ít ỏi, có thể đếm được trên đầu ngón tay, bởi gần như tất cả đã nhường cho sông rạch, đầm lầy... Nếu tính rộng ra, trong chiến tranh có lộ 15 chạy từ Sài Gòn qua Quận 4, Nhà Bè ra bến sông. Đường 19, 325, 327 chạy cặp triền đồi bao quanh Thành Tuy Hạ vòng qua khu lòng chảo Nhơn Trạch đến các xã Vũng Gấm, Soài Minh, ông Kèo. Dọc theo ven biển có một đoạn đường ngắn 13km nối liền thị trấn Cần Giờ với xã Đồng Hòa.


Với tình hình đường bộ như vậy việc giao thông rất khó khăn, tốn kém thời gian. Nếu đi Cần Giờ bằng đường thủy xuất phát từ bến Bạch Đằng (Quận 1) phải mất 6 tiếng mới tới nơi. Đi về các xã xa như Lý Nhơn, Thạnh An mất cả ngày.


Sau giải phóng, do yêu cầu bức xúc về giao thông và xây dựng kinh tế, quốc phòng, thành phố mở tuyến đường bộ Nhà Bè - Duyên Hải (1985) dài gần 37km, trở thành đường chính "huyết mạch" của huyện Cần Giờ và lối ra cửa biển của thành phố.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #9 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2010, 10:09:13 pm »

Rừng Sác có vai trò như thế nào trong phòng thủ vùng cửa biển thành phố?

Với địa hình sông nước rất đặc trưng của Rừng Sác, từ lâu việc phòng thủ đất nước ở cửa ngõ đại dương đã có những lợi thế rõ rệt.

Rừng Sác đủ sâu để bao trùm cả sông Lòng Tàu và đủ rộng để làm "gạch nối" giữa sông Soài Rạp với đường 15. Thiên nhiên không chỉ cho ta một cánh rừng như mọi cánh rừng khác mà là một trận đồ thiên la địa võng của "mạng nhện" những luồng lạch, một pháo đài tự nhiên của trùng điệp đảo triều.


Hàng trăm đảo triều dàn thế trận bao vây quân thù xâm lăng từ cửa ngõ đại dương cộng với "thế trận lòng dân" và sản vật sắn có từ lòng nước, Rừng Sác đủ điều kiện trở thành một căn cứ kháng chiến lâu dài. Đó là điều giải thích cho sự hình thành và tồn tại chiến khu Rừng Sác trong cuộc kháng chiến trưởng kỳ dài 30 năm; một chiến khu ở sát sào huyệt giặc và trong vòng vây của quân thù, vẫn đứng vững suốt hai cuộc khảng chiến; một trận địa mà chính tướng Wesmoreland phải ngạc nhiên cho rằng những tên lính Mỹ đã gặp phải "một cuộc chiến đấu kỳ lạ trong một cuộc chiến tranh kỳ lạ"1 ("Tường trình người lính" của Wes-moreland - NXB Trẻ, 1988) có thể nói: nếu Sài Gòn là dạ dày thì sông Lòng Tàu là cổ họng, sông Soài Rạp và sông Thị Vải là hai mạch chủ; nếu Vũng Tàu, Cần Giờ, Đồng Hòa, Vàm Láng là bốn con mắt nhìn ra đại dương thì Rừng Sác là tay chân. Nói cách khác: Rừng Sác là pháo đài giáp chiến quân thù từ phát súng xâm lăng đầu tiên trên cửa biển này.


Tầm nhìn chiến lược của các nhà quân sự Việt Nam về sông Lòng Tàu đã thể hiện ngay từ khi Nguyễn Huệ kéo đoàn chiến thuyền vòng xuống biển Nam rồi ngược sông Lòng Tàu để chiếm thành Gia Định của Nguyễn Ánh. Rừng Sác nghiễm nhiên trở thành nhân chứng lịch sử.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM